1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tống trà lĩnh châu thạch lâm tỉnh cao bằng nửa đầu thế kỉ xix

131 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Trà Lĩnh Châu Thạch Lâm Tỉnh Cao Bằng Nửa Đầu Thế Kỷ XIX
Tác giả Lục Mai Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Đàm Thị Uyên
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

Do đó, nghiên cứu lịch sử thị trấn Trà Lĩnh không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn, không những góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử về hoạt động kinh tế cũng như

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỤC MAI HẠNH

TỔNG TRÀ LĨNH CHÂU THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỤC MAI HẠNH

TỔNG TRÀ LĨNH CHÂU THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng……% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Lục Mai Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy/cô khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Trong thời gian đi thực tế luận văn tại các làng xã, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản, UBND huyện Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè

đã giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Do hạn chế về mặt thời gian, cũng như trình độ chuyên môn, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè, đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Lục Mai Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các biểu đồ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 7

7 Bố cục của luận văn 7

Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ TỔNG TRÀ LĨNH CHÂU THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG 9

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9

1.2 Lịch sử hành chính tổng Trà Lĩnh 15

1.3 Các thành phần dân tộc 19

Tiểu kết chương 1 24

Chương 2 TÌNH HÌNH KINH TẾ TỔNG TRÀ LĨNH NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 25

2.1 Tình hình ruộng đất 25

2.1.1 Tình hình ruộng đất của tổng Trà Lĩnh qua địa bạ Gia Long 4 (1805) 25

2.1.2 Tình hình ruộng đất tổng Trà Lĩnh qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 36

2.1.3 So sánh tình hình ruộng đất tổng Trà Lĩnh qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) 44

2.2 Nông nghiệp 56

2.2.1 Trồng trọt 56

2.2.2 Chăn nuôi 60

2.3 Kinh tế tự nhiên 61

2.4 Thủ công nghiệp 62

2.5 Thương nghiệp 67

Tiểu kết chương 2 69

Trang 6

Chương 3 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TỔNG TRÀ

LĨNH NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 70

3.1 Chính trị - xã hội 70

3.2 Văn hóa 75

3.2.1 Văn hóa vật chất 75

3.2.2 Văn hóa tinh thần 80

3.2.3 Tục lệ 90

Tiểu kết chương 3 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Cơ cấu dân số ở Trà Lĩnh (2019) 23Bảng 2.1: Thống kê các loại ruộng đất tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 26Bảng 2.2: Thống kê diện tích tư thổ của 08 xã theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 26Bảng 2.3: Bình quân sở hữu ruộng đất tư của một chủ ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 28Bảng 2.4: Thống kê quy mô sở hữu ruộng tư của chủ sở hữu ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 29Bảng 2.5: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 30Bảng 2.6: Thống kê tình hình ruộng đất của chủ nữ ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 31Bảng 2.7: Thống kê tình hình ruộng đất của chủ nam ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 31Bảng 2.8: Thống kê ruộng tư của chủ phụ canh ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 32Bảng 2.9: Sự phân bố ruộng tư theo nhóm họ của tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 34Bảng 2.10: Sự phân bố ruộng tư của chức sắc ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 35Bảng 2.11: Tình hình sở hữu ruộng tư của chức sắc ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 36Bảng 2.12: Thống kê các loại ruộng đất tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 37Bảng 2.13: Thống kê diện tích thổ trạch viên trì của tổng Trà Linh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 37Bảng 2.14: Bình quân sở hữu ruộng đất tư của một chủ ở tổng Trà Lĩnh theo địa

bạ Minh Mệnh 21 (1840) 38Bảng 2.15: Thống kê quy mô sở hữu ruộng tư ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 39Bảng 2.16: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 40Bảng 2.17: Thống kê tình hình ruộng đất của chủ nữ ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 40

Trang 9

Bảng 2.18: Thống kê ruộng tư của chủ phụ canh ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 41Bảng 2.19: Sự phân bố ruộng tư theo nhóm họ ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 42Bảng 2.20: Sự phân bố ruộng tư của chức sắc ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 43Bảng 2.21: Tình hình sở hữu ruộng tư của chức sắc ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 44Bảng 2.22: So sánh các loại ruộng đất tổng Trà Lĩnh qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) 46Bảng 2.23: So sánh thống kê loại ruộng đất tư tổng Trà Lĩnh qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) 47Bảng 2.24: So sánh quy mô sở hữu ruộng tư theo nhóm họ ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) 51Bảng 2.25: So sánh quy mô sở hữu ruộng tư của các chức sắc ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) 54

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu dân số huyện Trà Lĩnh năm 1998 19

Biểu đồ 2.1: Tình hình phụ canh ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 33

Biểu đồ 2.2: Tình hình phụ canh ở tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 41

Biểu đồ 2.3 So sánh quy mô sở hữu ruộng tư năm 1805 và 1840 của tổng Trà Lĩnh 48

Biểu đồ 2.4: So sánh sở hữu theo giới tính và phụ canh năm 1805 và 1840 49

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cao Bằng là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng Vào đầu thời trung đại, thế kỷ X - XI và XII, Cao Bằng đã từng là “phên dậu” của quốc gia Đại Việt Cao Bằng còn nổi tiếng là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa Trải qua từng thời kỳ lịch sử, chính sách quản lý của các vương triều đối với vùng đất này ít nhiều có sự khác biệt so với những nơi khác Chính vì vậy, Cao Bằng có nhiều nét đặc thù về kinh tế, xã hội so với diện mạo chung của cả nước

Từ thực tế đó, nghiên cứu về kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng và từng địa phương cụ thể ở khu vực này trong những giai đoạn cụ thể là một việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về đề tài này

Là một vùng đất miền núi của tỉnh Cao Bằng, trải qua nhiều thời kỳ xây dựng

và phát triển dưới các triều đại phong kiến, Trà Lĩnh đã trở thành nơi “quần cư” của nhiều dân tộc, cùng chung sống và phát triển kinh tế Đặc biệt, Trà Lĩnh lại là một vùng đất miền núi giáp với Trung Quốc nên từ rất sớm các nhà nước quân chủ Việt Nam đã có chính sách đoàn kết các dân tộc, củng cố sự thống nhất quốc gia, đẩy lùi các thế lực cát cứ và ngăn chặn âm mưu xâm lược của các thế lực bên ngoài

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ hội nhập của đất nước ta ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng đến sự phát triển kinh tế của tất

cả các vùng miền của đất nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi, các dân tộc thiểu số nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thu hẹp sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền trong cả nước Chính vì vậy thị trấn Trà Lĩnh đã luôn đón nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Do đó, nghiên cứu lịch sử thị trấn Trà Lĩnh không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn, không những góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử về hoạt động kinh tế cũng như đời sống văn hóa của các dân tộc nơi đây mà còn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta: Đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi tiến kịp về miền xuôi, xây dựng con người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất Trà Lĩnh

Vì thế, tác giả lựa chọn đề tài “Tổng Trà Lĩnh châu Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng

nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn của mình

Trang 12

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tỉnh Cao Bằng nói chung, vùng đất Trà Lĩnh nói riêng đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở những mức độ khác nhau

- Những công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỉ XIX

Có thể kể đến các công trình của các tác giả Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX; Trương Hữu Quýnh (1982, 1983), Chế độ ruộng đất Việt Nam, 2 tập; Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn do Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang (1997) Nguyễn Thế Anh (1971) với tác phẩm Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn đã đề cập đến kinh tế, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn Chuyên khảo về Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn của các tác giả Bùi Thị

Tân, Vũ Huy Phúc (1998) là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tình hình thủ công

nghiệp dưới triều Nguyễn Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam

của Đàm Thị Uyên (2007) đã làm rõ những nét riêng trong chính sách với miền núi phía Bắc, cũng như phác họa nguyên nhân đưa đến sự hình thành chính sách dân tộc của nhà Nguyễn thế kỷ XIX Nội dung những cuốn sách trên còn đề cập khá chi tiết

về tình hình sở hữu, chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước, thông qua khối lượng tư liệu địa bạ, văn bia, gia phả…Các công trình này đã có những đóng góp lớn về mặt tư liệu cũng như phương pháp nghiên cứu về sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp thời quân chủ

Liên quan đến vấn đề kinh tế nông nghiệp và tình hình sở hữu ruộng đất dưới

triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã liên tục đăng tải nhiều bài viết và thông

tin tư liệu đề cập đến vấn đề ruộng đất, kinh tế, tình hình xã hội và văn hóa trong làng

xã Việt Nam như của: Nguyễn Khắc Đạm (1964), Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng đất tư trong lịch sử Việt Nam và (1981), Vấn đề ruộng đất công và ruộng đất tư trong lịch sử Việt Nam; Phan Đại Doãn (1981), Về tính chất sở hữu ruộng đất công làng xã; Bùi Quý Lộ (1986) Thêm một số ý kiến về chế độ ruộng đất ở Tiền Hải nửa đầu thế

kỷ XIX; Vũ Văn Quân, Nguyễn Quang Ngọc (1994), Diễn biến sở hữu ruộng đất ở một số làng buôn tiêu biểu thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ (đầu thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) Giá trị khoa học và thực tiễn của những công trình, bài viết kể trên, là cơ sở

giúp chúng tôi tiếp cận, khai thác nguồn tư liệu lưu trữ liên quan đến Trà Lĩnh nhằm giải quyết các nội dung mà đề tài đặt ra Bên cạnh đó, còn giúp chúng tôi có những so

Trang 13

sánh, đối chiếu và đánh giá tổng quan về bức tranh kinh tế nông nghiệp nông thôn của một số tỉnh ở Việt Nam trong thế kỷ XIX có liên quan đến đề tài

Ngoài những chuyên khảo, công trình khoa học được in ấn xuất bản thành sách, đăng tải trên các tạp chí, hội thảo khoa học, còn có một số luận án Tiến sĩ nghiên cứu tình hình sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp được công bố, góp phần làm rõ thực trạng kinh tế nông nghiệp trên bình diện cả nước nói chung, một số địa

phương nói riêng dưới triều Nguyễn Tiêu biểu có tác giả Vũ Văn Quân (1991), Chế

độ ruộng đất - kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX; Phan Phương Thảo (2003), Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ Đáng chú ý, các công trình nghiên cứu của Trịnh Thị Thủy (2002), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) nửa đầu thế kỷ XIX; Thái Quang Trung (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX; Lê Hiến Chương (2012), Kinh tế, văn hóa huyện La Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) nửa đầu thế kỷ XIX; Mai Phương Ngọc (2014), Cơ cấu kinh tế - xã hội và văn hoá xã Hoằng Lộc (Hoằng Hoá, Thanh Hoá) thời kỳ trung đại Dựa trên nguồn tư liệu lưu trữ đáng

tin cậy, phương pháp nghiên cứu khách quan, các công trình này là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng giúp chúng tôi so sánh, đối chiếu nhằm lý giải những vấn đề khoa học liên quan đến đề tài

- Những công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX

Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào với đối tượng là tổng Trà Lĩnh vào thế kỷ XIX Tuy nhiên, các nguồn tài liệu ở những lĩnh vực và khía cạnh khác nhau cũng đã ít nhiều nhắc đến địa danh của này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Trong cuốn Cao Bằng thực lục của Nguyễn Hữu Cung viết năm Gia Long thứ

9 (1810) đã đề cập một vài nét về vị trí, địa lý, sông núi, tập quán; Các đền thờ thần ở Cao Bằng, như Khâu Sằm Bà Hoàng truyện (truyện nhà Nùng Trí Cao); truyện hai vị đại vương họ Trần (Trần Kiên, Trần Quý); Các sự việc như Hiến Giang sự lục, Tiên Giao sự lục, Khắc Thiệu cổ truyện; Lược sử cai trị, đóng giữ Cao Bằng từ Kinh Dương Vương đến Tây Sơn

Tác giả Phạm An Phủ viết Cao Bằng kí lược năm Thiệu Trị 4 (1845) đề cập sơ

lược về lịch sử, địa lí, nhân vật tỉnh Cao Bằng Đặc biệt công trình có viết về 3 bề tôi trung của triều Nguyễn: Phạm Đình Trạc, Bùi Tăng Huy, Phạm Văn Lưu hi sinh trong sự biến Nùng Văn Vân

Trang 14

Cao Bằng sự tích do Nguyễn Đức Nhã soạn năm Thành Thái 9 (1897) đã sơ lược

trình bày về lịch sử, địa thế, núi sông, thổ sản, nhân vật và phong tục tỉnh Cao Bằng Tác phẩm cung cấp tư liệu cho tác giả về đời sống của cư dân Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng

Cuốn Cao Bằng tạp chí nhật tập của Bế Huỳnh (1857-1930) là một trong ba

tập của Cao Bằng tạp chí Tác giả viết khá chi tiết về địa danh, sông núi, hang động, nguồn gốc, sắc tộc và phong tục của địa phương

Công trình Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng do Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh

Cao Bằng biên soạn và xuất bản năm 2000 Đây là tài liệu viết về vị trí địa lý, địa hình, lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế chủ yếu, phong tục tập quán của Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng với những nét khái quát nhất

Cuốn Lịch sử tỉnh Cao Bằng do Tỉnh ủy Cao Bằng phối hợp với Viện sử học

Việt Nam biên soạn và xuất bản năm 2009 Cuốn sách đã giành 40 trang trong tổng

số 1223 trang đề viết về Cao Bằng dưới triều Nguyễn Cuốn sách đã đề cập đến vấn

đề chính sách quản lý hành chính, kinh tế và xã hội Cao Bằng trong thế kỉ XIX

Cuốn sách “Non nước Cao Bằng” (2001) của các tác giả Nguyễn Thị An,

Hoàng Tuấn Nam đã giới thiệu cuộc sống của các thành phần dân tộc trong tỉnh Một vài nét về truyền thống xây dựng kinh tế của Cao Bằng Đặc biệt, cuốn sách đã giới thiệu lịch sử từ buổi khởi thủy đến khi hình thành tỉnh Cao Bằng cho đến ngày nay

Cuốn Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX

của tác giả Đàm Thị Uyên (2011) Công trình đã bước đầu nghiên cứu toàn diện một đơn vị hành chính cấp châu, huyện ở Cao Bằng, giúp tác giả luận văn có cái nhìn đối sánh khi nghiên cứu tổng Trà Lĩnh thời Nguyễn

Ngoài ra, nghiên cứu về lịch sử các vùng đất thuộc tỉnh Cao Bằng còn có các

công trình như: cuốn Lịch sử cổ trung đại tỉnh Cao Bằng đề cập đến những vấn đề

lịch sử tỉnh Cao Bằng thời kì cổ đại và trung đại; Trình Năng Chung (2012) với tác

phẩm Cao Bằng thời tiền sử và sơ sử nêu rõ được những đặc trưng cơ bản của văn

hóa tiền sử Cao Bằng: có những đặc điểm chung của văn hóa tiền sử khu vực miền núi phía Bắc, có những đặc điểm riêng chỉ Cao Bằng mới có, như là nơi gặp gỡ giao thoa của hai văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hà Giang và văn hóa

Mai Pha; Nông Trọng Trình (2015) với cuốn Tài liệu văn hóa địa phương tỉnh Cao Bằng đề cập khái lược lĩnh vực văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương; Ban Tuyên giáo và Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng (2022), Địa lý

- lịch sử tỉnh Cao Bằng trong đó có mục Khái quát địa lí, lịch sử các huyện, thành

Trang 15

phố tỉnh Cao Bằng và một số bài báo như tác giả Trương Thị Yến (2006), Giao tử

vụ - Một trong những chính sách tiền tệ của triều Nguyễn được thực thi ở Cao Bằng,

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 12, tr.69-71; Tác giả Đàm Thị Uyên (2006) với bài

“Tầng lớp Thổ ty của người Tày ở Cao Bằng đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr.35-45; Nguyễn Thị Hải (2010), “Vài nét về Châu Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 408 (tháng 04/2010), 45-59

Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tổng Trà Lĩnh nửa đầu thế kỷ XIX Bởi vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, luận văn này để góp phần làm sáng rõ như vị trí địa lý, nguồn gốc dân tộc, chế độ sở hữu ruộng đất, văn hóa - xã hội của tổng Trà Lĩnh thời Nguyễn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế,

chính trị - xã hội và văn hóa của tổng Trà Lĩnh thuộc châu Thạch Lâm (tỉnh Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã

hội tổng Trà Lĩnh nửa đầu thế kỉ XIX Về kinh tế: Luận văn tìm hiểu về kết cấu kinh

tế tổng Trà Lĩnh trên các phương diện: ruộng đất, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp Theo quan điểm truyền thống của các nhà sử học, ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thường gắn liền với nhau Tuy nhiên, ở phạm vi nghiên cứu của đề tài này, trên cơ sở khai thác triệt để nguồn tài liệu địa bạ, chúng tôi cấu trúc ruộng đất thành một mục riêng, xem đây là một trong những đóng góp quan trọng của luận văn

Về văn hóa - xã hội: Chúng tôi dựa trên quan niệm rộng của các nhà nghiên cứu về phần lịch sử xã hội hiện nay, cụ thể là bao gồm một số hoạt động liên quan đến đời sống của con người Dựa trên mức độ cho phép của nguồn tài liệu, tác giả tập trung khắc họa một số vấn đề về xã hội của tổng Trà Lĩnh như: tổ chức hành chính và bộ máy quản lý xã thôn, đời sống nhân dân, văn hóa vật chất và tinh thần

- Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nửa đầu thế kỉ XIX Tuy nhiên, để

đảm bảo tính lịch sử và tùy thuộc mức độ cho phép của nguồn tư liệu, một số nội dung luận văn trình bày trước thế kỉ XIX Với các vấn đề văn hóa, nhiều nội dung được mở rộng khung thời gian trình bày ngoài phạm vi thế kỉ XIX, đó là những vấn đề mang tính truyền thống, được bảo tồn qua thời gian, được truyền lưu qua nhiều thế hệ

Trang 16

- Về không gian: Tổng Trà Lĩnh thuộc châu Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thời

Nguyễn, gồm có 12 xã, thôn, phố: xã Trà Lĩnh, xã Hệ Lũng, xã Thạch Lại, xã Tráng Biên, xã Trà Sơn, xã Đoài Khôn, xã Tĩnh Lãng, xã Án Lại, xã Kỳ Xuyên, thôn Quang, thôn Cầu Lâm, 3 thôn Phja Mễ, Đà Tiên, Đà Hộc Riêng phần ruộng đất, do giới hạn về nguồn địa bạ, phạm vi khảo sát của luận văn tập trung vào địa bàn chủ yếu của 8 xã có địa bạ hiện được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I là: Thạch Lại, Tĩnh Lãng, Tráng Biên, Án Lại, Hệ Lũng, Trà Lĩnh, Đoài Khôn, Trà Sơn

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ hơn tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

của tổng Trà Lĩnh, châu Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Tìm hiểu tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp của tổng Trà Lĩnh Trong đó, chủ yếu làm rõ vấn đề ruộng đất qua tư liệu địa bạ nửa đầu thế kỷ XIX

+ Làm rõ hơn các vấn đề, chính trị, văn hóa - xã hội tổng Trà Lĩnh, châu Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX

+ Rút ra kết luận khoa học về vấn đề nghiên cứu trên cơ sở nội dung đã trình bày

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn tài liệu: Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các nguồn tài liệu sau:

+ Tài liệu chung: Luận văn khai thác, sử dụng nguồn tài liệu chính thống do Quốc Sử quán, Nội Các triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Hoàng Việt luật lệ Loại tài liệu này được khai thác, sử dụng triệt để trong quá trình nghiên cứu

+ Tài liệu địa bạ: Trong điều kiện cho phép, chúng tôi đã cố gắng khai thác 16 đơn vị địa bạ của tổng Trà Lĩnh trong đó có 8 đơn vị địa bạ niên đại Gia Long 4 được lập năm 1805 và 8 đơn vị địa bạ niên đại Minh Mạng 21 được lập năm 1840 Các địa

bạ nêu trên hiện đang lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia I - Hà Nội Đây là cơ sở

để làm rõ tình hình ruộng đất, tổ chức làng bản cũng như kết cấu kinh tế, xã hội của Trà Lĩnh trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX

+ Các công trình chuyên khảo về ruộng đất, kinh tế và xã hội của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng Ngoài ra, các công trình biên soạn lịch

sử địa phương như như Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Địa chí tỉnh Cao Bằng

Trang 17

+ Tài liệu điền dã: Điền dã tại địa phương, thu thập tài liệu do chính quyền địa phương cung cấp và các đợt điền dã tại xã, bản nơi cư trú các dân tộc Tày, Nùng

- Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng hai phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử, phương pháp logic Đồng thời, kết hợp với phương pháp khai thác tư liệu thành văn, phương pháp điền dã dân tộc học Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân

tích, thống kê, so sánh, phương pháp tổng hợp bằng hệ thống các bảng biểu

6 Đóng góp của luận văn

- Về mặt khoa học, luận văn khôi phục lại một cách cụ thể, hệ thống về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa tổng Trà Lĩnh nửa đầu thế kỉ XIX Đồng thời, luận văn góp phần làm rõ làm rõ hơn tình hình ruộng đất ở tổng Trà Lĩnh thời Nguyễn, hồi nửa đầu thế kỷ XIX

- Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần bổ sung nguồn tài liệu vào khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử vùng đất Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục (bảng thống kê, bản đồ, địa bạ, tranh ảnh ), luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát về tổng Trà Lĩnh châu Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng

Chương 2: Tình hình kinh tế tổng Trà Lĩnh nửa đầu thế kỉ XIX

Chương 3: Tình hình chính trị - xã hội và văn hóa tổng Trà Lĩnh nửa đầu thế kỉ XIX

Trang 19

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG TRÀ LĨNH CHÂU THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Địa bàn Trà Lĩnh hiện nay thuộc vùng cao biên giới nằm ở phía đông bắc của tỉnh Cao Bằng, có toạ độ địa lý từ 22o41’44” đến 22o54’14” vĩ bắc (từ Cốc Bó - Quốc Toản đến Lũng Chui - Cô Mười); từ 106o12’33” đến 106o27’10” kinh đông (từ Lũng Đận - Quang Vinh đến Lũng Ngùa - Quang Trung) Phía bắc giáp huyện Trịnh Tây (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) Phía đông giáp huyện Trùng Khánh Phía tây giáp huyện Hà Quảng Phía nam giáp huyện Hoà An và Quảng Hoà Trà Lĩnh có đường biên giới dài 32 km (từ mốc 87 xã Tri Phương đến mốc 97 xã Cô Mười) Có cửa khẩu Hùng Quốc thông sang Trung Quốc Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Cao Bằng

34 km Với vị trí địa lý này, Trà Lĩnh giữ vai trò là vùng đất hiểm yếu của tỉnh Cao Bằng Là căn cứ quân sự có tính chất công thủ toàn diện trong các cuộc kháng chiến của dân tộc Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa đồng bằng và miền núi

Do sự tác động của quá trình vận động địa chất đã quy định đặc điểm của địa

hình Trà Lĩnh là vùng núi Sách Đồng Khánh địa dư chí viết: “Một dãy từ ải Long Bang châu Quy Thuận nước Thanh chạy đến xã Hệ Lũng chia ra 2 nhánh (núi đá): Nhánh bên trái chạy liền đến núi xã Ngọc Quản huyện Quảng Uyên Nhánh bên phải chạy qua các xã Thạch Lại, Trà Lĩnh đến núi Mã Phục xã Án Lại” [39; tr.660]

Trà Lĩnh có độ cao trung bình so với mặt biển là 650m đến 1051m Ở Trà Lĩnh chủ yếu có hai dạng núi đá vôi và đồi núi đất Tại thị trấn Hùng Việt có núi Phja Đấy thuộc xóm Pò Khao - Dộc Đâu, núi Phja Khoác thuộc xóm Cốc Khoác, núi Phja Lũng

Mò thuộc xóm Nà Khoang, núi Phja Chiên thuộc xóm Bản Khun, núi Phja Lĩnh thuộc xóm Bản Lang Đồi Khưa Giảng thuộc xóm Bản Khun, đồi Dông Trang thuộc xóm Tổng Moòng, đồi Ram Thắn thuộc xóm Bán Lang - Nà Mương Đèo Kéo Sảo thuộc xóm Cốc Cáng Tại xã Cao Chương có đồi Khau Siển nằm ở phía đông của xã Cao Chương Đồi Khưa Giảng nằm ở phía đông bắc của xã Cao Chương Đồi Đông Riểng nằm ở phía tây bắc, án ngữ con đường từ Cao Chương đến thị trấn Trà Lĩnh Đồi An Mạ (Bản Pát), án ngữ trên đỉnh đèo Quang, sát con đường nối liền Trà Lĩnh với thành phố Cao Bằng [41] Xã Cô Mười có núi Lũng Giao là ngọn núi cao nhất trong toàn xã Xã

Trang 20

Lưu Ngọc có nhiều núi đá vôi, nổi tiếng là núi Lũng Hầu nằm ở phía tây giáp với xã Đức Xuân, Hoà An, thuộc xóm Đoóng Đeng Núi đá vôi Nặm Áng cách trung tâm xã

và xóm Lũng Pán khoảng 250m [41] Xã Quang Hán: có núi Phja Đầy độ cao 800 m Núi Phja Ngườm nằm ở xóm Đoảng Rỉ có độ cao 700 m so với mặt biển Núi Khau Vạc nằm ở xóm Roỏng Búa, có độ cao 806 m so với mặt biển, là núi đất cạnh núi Phja Ngườm Núi Dảo Quỷnh nằm ở xóm Khau Phải có độ cao 954m so với mặt biển [41] Núi Phja Tặng thuộc xóm Vững Bền độ cao trên 700 m so với mặt nước biển Cuối thời hậu Lê, nhà Lê định xây lăng ở phía đông quả núi này (hiện nay địa phương gọi khu vực này là Lăng Báu), sau đó động đất làm núi bị sập một phần, hiện nay còn hai vách đá dựng đứng Phần núi bị sập có hang gọi là Ngườm Luông, vết tích nay còn một tảng đá lớn có khắc bài thơ bằng chữ Hán Xã Quang Trung có núi Phja Hương, Cốc Phát, Pò Cô Lặp, Khau Lươi, Lũng Ro, Lạn Dưới Ngoài ra còn có rất nhiều đèo: Kéo Quang, Lũng Bá, Lũng Duốc, Keng Mạ Tác, Kéo Cô Muống, Kéo Lũng Khoen, Kéo Lũng Nặm, Kéo Gả, Kéo Hấu, Kéo Báng [41] Xã Quốc Toản có núi Rí Kiển nằm ở phía nam, trên đỉnh đèo Mã Phục, giáp với xã Nguyễn Huệ; múi Nhi Ca Nảng nằm ở phía đông, trước bản Cao Xuyên Đèo Mã Phục nằm ở phía nam của xã, có chiều dài 3,5 km Đèo Kéo Phựt giáp Bản Kỉnh xã Quốc Dân Đèo Kéo Quang nằm ở phía bắc đường vào Trà Lĩnh [41] Xã Tri Phương có núi Tháp Bút (núi

đá vôi), tiếng địa phương gọi là Phja Niền, độ cao khoảng 750m Đèo Keng Rung nằm cách xóm Lũng Láo khoảng 700 m, dài khoảng 1.000 m Đèo Kéo Mồi từ Nà Hán đi Lũng Nặm có độ đốc khoảng 30%, dài khoảng 800 m [41] Xã Xuân Nội, có núi Lũng Tháy, núi đá Lũng Hóc, độ cao 800 m Đồi Khau Ngân, giáp xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên Đồi Pò Đôn, giáp xã Cao Chương Đèo Lũng Riềm trên đường mòn từ Lũng Đâu vào xóm Lũng Riềm Đèo Lũng Khoang từ Bản Súm di Lũng Đèo Khau Huộc từ xóm Bản Mán di Cao Chương

Nhìn chung, địa hình chủ yếu của Trà Lĩnh là núi, đồi Xen kẽ giữa các đồi núi cao là các thung lũng hẹp với nhiều hình thái khác nhau Với địa thế núi non hiểm trở, Trà Lĩnh có vai trò quan trọng trong lĩnh vực quân sự Tuy nhiên, lại gây không ít khó khăn cho việc giao thông trên địa bàn

Trà Lĩnh có con đường độc đạo sang Trung Quốc Sách Hoàng Việt nhất thống

dư địa chí (do Lê Quang Định biên soạn năm 1806) cho biết: “1.090 tầm đi qua núi

Mã Phục đến ngả ba, hai bên đường đều là rừng núi, giữa khoảng đó có ruộng cấy

Trang 21

lúa, có con đường theo hướng tây bắc đi 7.969 tầm, qua Trà Lĩnh, đến ải Tẩu Quí, giáp đầu địa giới châu Quy Thuận của Trung Quốc Ở Trà Lĩnh có đặt tuần thu thuế

và cũng có đồn phân thủ để xét hỏi người qua lại” [15; tr.501] Nhìn chung, do sự chi

phối của địa hình nên hệ thống đường giao thông ở Trà Lĩnh khá khó khăn

Vùng đất Trà Lĩnh nhiều suối, ít sông Trên địa bàn tổng Trà Lĩnh nửa đầu thế kỷ

XIX theo ghi chép của sách Đại Nam nhất thống chí có con sông Cổn là lớn nhất chảy qua:“Cách huyện Thạch An 15 dặm về phía tây, nguồn từ của ải Tứ Bang thuộc châu Qui Thuận nước Thanh, chảy về phía đông nam qua các xã Châu Sơn, Tráng Biên, Tĩnh Lăng và Mãng Sơn thuộc huyện Thạch Lâm đến thôn Quang, xuyên qua hang đá chảy

ra, qua các xã Khâu An, Hàm An và Gia Cung thuộc huyện Thạch An, đến phía đông tỉnh thành đổ vào Mãng Giang” [29; tr.482] Sách Cao Bằng thực lục chép: “Sông này nhỏ hẹp, nước chảy chậm, nước trong mà ngọt hơn các sông khác, dùng để pha trà thì vị ngon, dùng để giải nhiệt trừ phiền thì rất tốt Nước sông Cổn nếu tự nhiên cạn thì năm

ấy ứng điềm mất mùa, đói kém nghiệm xét xưa nay đều có như thế” [8]

Hiện nay, Trà Lĩnh có các con sông như: Sông Phai Tao bắt nguồn từ xóm

Phai Can thuộc thị trấn Long Bang, Trung Quốc có chiều dài 6 km, chiều rộng khoảng 14 m, độ sâu trung bình 2m, tốc độ dòng chảy 50 m3/giây, cung cấp nước tưới

tiêu cho toàn bộ diện tích hoa màu Sông Tả Kéng bắt nguồn từ xã Quang Hán chảy

qua xóm Pò Khao, có chiều dài khoảng 2 km, có độ sâu trung bình khoảng 3 m, chiều rộng khoảng 11 m, tốc dộ dòng chảy khoảng 70m3/giây Sông này cung cấp nước cho

cánh đồng xóm Pò Khao và xóm Nà Thấu Sông Trà Lĩnh chảy qua địa phận thị trấn

Hùng Quốc vào xã Cao Chương từ Kéo Nạc đi qua các xóm Nà Ý, Đoóng Vựt, Pò Cọt, Vạc Gả, Vạc Niếng rồi chảy qua hang Rù Sặp, đổ ra địa phận xã Quốc Toản, chảy vào hồ Thang Hen với chiều dài khoảng 8 km, rộng từ 10 m - 12 m, sâu trung bình khoảng 2,5m Lưu lượng dòng chảy: mùa mưa 500 m3/s, mùa khô 0,6 m3/s Mùa

lũ nước dồn từ đầu nguồn và các khe, lạch nhỏ phía đông về làm cho dòng chảy dâng cao, tạo thành lũ đến hang Rù Sặp, nước không tiêu kịp Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, lưu lượng dòng chảy ít, thiếu nước tưới cho các vùng ven sông Tại xã Tri Phương có sông Bắc Vọng bắt nguồn từ huyện Trịnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc, đoạn chảy qua xã dài 6km, rộng trung bình 35m, chỗ hẹp nhất 15m, sâu nhất 10m [41]

Trang 22

Ngoài những con sông trên, Trà Lĩnh được ưu đãi với hệ thống những con suối Xã Cô Mười có một dòng suối chảy quanh năm bắt nguồn từ mỏ nước Rằng Pù

ở đầu xã, chảy qua các xóm Bó Hoạt, Cô Tó, Vạc Khoang, Cô Mười đến xóm Bản Tám ở cuối xã rồi qua địa phận xã Quang Hán Xã Lưu Ngọc có suối Nặm Áng, bắt nguồn từ khu rừng Nặm Áng, chảy dọc giữa hai cánh đồng xóm Lũng Pán đến Pác Ngàm sau đó đổ vào hang sâu, độ dài khoảng 500-600 m Xã Quang Trung có 14 suối (bó) gồm: Hung, Cô Muổng, Khỉ Bẻ, Rằng Khiêu, Luộc Vài, Lũng Giang, Pảng, Dán Dâu, Tốc Tát, Bản Chang, Diển, Roỏng Khuất, Rằng, Nà Thin Các suối nước trên có lưu lượng dòng chảy nhỏ, cung cấp trên 60% nước tưới cho sản xuất nông nghiệp Xã Quốc Toản có suối Cao Xuyên chảy từ Khau Rặc, Lũng Sặp xuống Cốc Phát, nơi có

mỏ nước chảy ra Mạch nước ngầm chảy ra Lũng Hán, Cao Xuyên, từ mỏ Phai Kiệt chảy xuống làng Cao Xuyên, qua khe núi ngầm từ đó đổ ra xóm Nhòm Nhèm, sau đó chảy ra Án Lại Suối có chiều dài 2,5 km, chiều rộng 3,5 m Xã Xuân Nội có suối Co

Po chảy qua Bản Khuổi, Bản Súm dài trên 3 km, rộng trung bình 3,5m, độ sâu từ

30-100 cm Suối Đông Đăm chảy qua xóm Mán Đâu - Rù Sặp ra Bán Mán - Làn Hoài - Tấu Kéo, xuống Bán Súm dài trên 3 km rộng trung bình 3,5m, độ sâu từ 50-100 cm

Bên cạnh đó, Trà Lĩnh còn có nhiều hồ tự nhiên Hồ Thang Hen là lớn nhất với diện tích là 55,2ha, độ sâu trên 150 m, có mạch nước chảy từ Trà Lĩnh, Cao Chương chảy xuống Hồ Tính (nằm giữa cánh đồng thuộc hai xóm Bản Pát và Đoóng Giài) xã Cao Chương Hồ Bó Thá (Bản Pát) diện tích 0,7 ha, với trữ lượng nước là 1.600 m3

Hồ Thôm Rìa có mặt nước rộng 2,6 ha vào mùa mưa

Dưới thời Nguyễn, những con sông, con suối và các hồ chảy qua các làng xã thuộc tổng Trà lĩnh đã bồi đắp phù sa cho đồng bằng nhỏ hẹp ven sông của tổng, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp Đồng thời cung cấp nguồn nước tưới dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đem lại nguồn thủy sản phong phú cho cư dân địa phương Tuy vậy, do chi phối của địa hình nên các sông, suối ngắn dốc gây ra tình trạng lũ lụt, ngập úng hàng năm vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của cư dân trong tổng

Về khí hậu, do chi phối bởi vị trí địa lý và địa hình, đặc trưng khí hậu Trà Lĩnh

là nhiệt đới gió mùa Trà Lĩnh là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc từ Trung Quốc tràn

sang vào mùa đông, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam Sách Đại Nam

Trang 23

nhất thống chí viết: “Mùa xuân còn rét, mùa hè mưa nhiều, mùa thu rất nóng, mùa đông rất lạnh” [29; tr.471] Sách Đồng Khánh địa dư chí cũng viết: “Đất liền vùng chân rừng, nhiều sương mù chướng khí, mặt trời lên cao 2, 3 trượng sương núi mới tan, từ thu đông đến mùa xuân đều như thế ” [39; tr.657]

Khí hậu Trà Lĩnh là khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng

nóng từ tháng 5 đến tháng 9: “Tháng 5, 6 nắng nóng, mưa nhiều, sông suối dâng tràn, sau mưa từ 3 đến 5 ngày mới rút hết Tháng 7, 8 lại nóng, đêm đến lạnh dần Tháng 9, 10 trời thường âm u Nông vụ tháng 5, 6 xuống cấy, tháng 9, 10 thu hoạch, đại khái cũng như ở trung châu" [39; tr.657] Gió mùa đông nam có chịu ảnh hưởng

một phần nhỏ của gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc, song không đáng kể Khí hậu thời tiết mùa này thường ẩm ướt, oi bức, nóng nực và thường có bão lớn mưa to gây lũ lụt Trên 70% lượng mưa trong năm ở Trà Lĩnh tập trung về mùa này, số còn lại tập trung vào lụt tiểu mãn (tháng 4 và tháng 5) Mùa rét từ tháng 10 đến tháng 4

năm sau:“Mùa xuân nhiều gió đông bắc, tháng 3 trời còn rét Tháng 4 thời tiết ấm dần Tháng 9, 10 trời thường âm u Tháng 11, 12 gió bắc, rét đậm, thỉnh thoảng có mưa tuyết” [39; tr.657] Mùa này khí hậu giá lạnh hay có sương mù, có nhiều năm một số vùng còn xuất hiện sương muối “Khí hậu rét nhiều, lam chướng độc hại Ba mùa từ thu, đông đến mùa xuân buổi sáng sương mù dày đặc, phải quá một, hai giờ thìn mới tan, trời thường âm, chỉ mùa hè mới được trời quang mây tạnh” [39; tr.654]

Gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến gây ra khô và rét Các tháng giá lạnh bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi đó nhiệt độ bình quân nhiều ngày giảm xuống dưới 10°C Vào mùa lạnh, gió mùa Đông Bắc tràn xuống bị các núi đồi cản lại làm cho chất khô hanh giảm xuống, độ ẩm lên cao

Nhiệt độ trung bình là 190C, cao nhất 360C, thấp nhất 3-5°C Độ ẩm trung bình năm: thấp nhất 75%, cao nhất 87% Lượng mưa ước tính từ 850-950 mm, tháng thấp nhất xuống 600mm

Đất đai của Trà Lĩnh theo điều tra có đất phù sa, đất nâu đỏ, đất xám, đất xám feralit trên đá cát, đất nâu vàng trên đá vôi, đất nâu trầm tích vôi Nhìn chung:

“Ruộng đất khô rắn xấu xa, chỉ cấy được vụ mùa, không có vụ chiêm” [29; tr.470 -

471] Duy chỉ có đất phù sa, trung bình ít chua, bị ảnh hưởng cácbonát, là loại đất tốt, thích hợp cho việc canh tác các loại cây nông nghiệp như lúa, ngô, đỗ các loại

Trang 24

Tài nguyên khoáng sản của Trà Lĩnh chủ yếu là quặng mănggan ở Cáp Ki, Lũng Rạng, Lũng Riển, Thôm Ngần, Khau Thuốt Thực dân Pháp, phát xít Nhật từng tiên hành khai thác quặng mănggan từ trước năm 1945 Năm 1965, Nhà nước đầu tư khai thác thành lập mỏ mănggan Tốc Tát Mỏ này còn tồn tại cho đến nay

Rừng núi Trà Lĩnh khá phong phú Đáng kể có rừng Khau Pục, Khuổi Mu, Đông Khun thuộc xóm Bản Khum Rừng Đông Phẳng, Lũng Ít, Đông Bố, Đông Phái thuộc xóm Cốc Cáng Rừng Đông Trang thuộc xóm Lông Moòng Trên rừng có

nhiều sản vật “Trên các núi đá có cây quang lang (lõi cây có thể giã làm bột), gỗ nghiến cũng có nơi có hươu, nai, xạ hương, sơn dương, gà rừng, mật ong trắng, củ mài v.v Trà Lĩnh có lê, đào ngon” [39; tr.654] Hiện nay, rừng của Trà Lĩnh có các

sản vật như hoa lan, kim ngân; cây dược liệu: huyết đằng, xuyên khung, ngải cứu, bạc

hà, vạn ác gỗ quý: nghiến, trai (mạy quỷ), dẻ Cây đặc biệt quý: dổi (mạy rào)

Về danh thắng, trong sách Đồng Khánh địa dư chí: Tổng Trà Lĩnh có “Động Thông Thiên núi Trà Lĩnh, phía đông bắc núi đá có 3 cái hang rộng 3-4 thước, các hang đều thông với nhau, dài 60 trượng Xung quanh là vách đá dựng đứng, ở giữa

có một cái giếng tròn, rộng 2 trượng 4 thước, sâu không đáy Nước giếng rất trong, quanh năm không cạn Phía trên giếng có một lỗ thông thiên, rộng 5-6 thước, mặt trời trăng sao rọi xuống, nước giếng sáng long lanh rất đẹp Tiếng Thổ (Tày) gọi là ang nẫm (quốc âm là chậu nước)” [39; tr.662] Hiện nay, trên địa bàn Trà Lĩnh danh

thắng nổi tiếng là hồ Thang Hen trên núi, ở độ cao khoảng 800 - 1000m so với mặt biển, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng Hồ nằm giữa vùng núi đá cao, quanh hồ cây cối sum suê, đua nhau vươn cao theo các tầng núi đá từ bờ hồ đến đỉnh núi tạo nên một màu xanh vừa mát mẻ, vừa trong lành Thang Hen không chỉ là một thắng cảnh, một tiềm năng du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp tôm, cá cho nhân dân trong vùng quanh hồ và nhân dân các địa phương khác ở Trà Lĩnh

Trà Lĩnh còn có hang Rù Sặp, nơi dòng sông Trà Lĩnh chảy qua xã Cao Chương và xuyên qua núi đá vôi sang Nặm Trá tạo thành hang động rộng nhiều ngõ ngách, có đường thông sang Nà Ma Hang Nà Chu, hang Hổ (Ngườm Khuổi Slưa) nằm ở phía đông của xã Cô Mười, hang động Lũng Tó nằm ở phía nam xóm Lũng

Tó, cách trung tâm xã Lưu Ngọc khoảng 4 km Hang động Pác Ngàm thuộc xóm Lũng Pán Đặc biệt xã Quang Trung có 21 hang (ngườm) gốm: Mạ, Phja Poóng,

Trang 25

Lũng Tẩy, Lũng Bá, Lũng Vài, Đăm, Nậm, Quảng Mạy, Sộc Boóng, Bản Gá, Bản Cáu (Hang Mỏ), Lủng Luông, Kéo Tắm, Nậm (Sác Thượng), Pai Quảng, Riêm, Lăng Rườn, Mu, Đăm (Kéo Háo), Lũng Rẫy, Lũng Luông Xã Tri Phương, có ngườm Dăm, ngườm Thoong Dán, ngườm Dào có nhiều ngõ ngách, có vũng nước trong veo rất thuận lợi cho phát triển du lịch

1.2 Lịch sử hành chính tổng Trà Lĩnh

Trà Lĩnh vốn là một vùng đất cổ có lịch sử hình thành từ rất lâu đời Tổng Trà Lĩnh trong lịch sử đã có nhiều thay đổi, với những tên gọi khác nhau, trực thuộc những đơn vị hành chính khác nhau

Thời nhà Lý (1009 - 1225), các cấp hành chính gồm lộ - phủ, huyện - hương - giáp và cuối cùng là thôn Tuy nhiên cách gọi lộ, phủ, châu không thống nhất do chính sách của triều đình đối với các vùng dân cư và địa lý khác nhau Ở các khu vực miền núi, xa trung tâm, được chia thành châu, trại hoặc cũng có nơi gọi là đạo Mỗi lộ, phủ, châu bao gồm một số huyện Vùng đất Trà Lĩnh thời điểm này thuộc đất châu Thái Nguyên Đến thời nhà Trần (1226 - 1400), Trà Lĩnh thuộc đất châu Thái Nguyên

Đến thời nhà Lê (1428 - 1527), cơ cấu tổ chức hành chính nước ta được chia thành đạo, phủ, trấn, lộ, huyện, châu, đơn vị hành chính cơ sở là xã Năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên Trà Lĩnh thuộc phủ Bắc Bình, thừa tuyên Thái Nguyên Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), đổi làm Ninh Sóc thừa tuyên Sang đời Hồng Đức lại đổi thành Thái Nguyên thừa tuyên Vùng đất Trà Lĩnh thuộc châu Thạch Lâm phủ Cao Bình, phiên thần họ Bế thế tập [29; tr.466]

Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu chép năm 1499 “đặt riêng ra làm trấn Cao Bình” Nhà Mạc chiếm đóng Cao Bằng gần 70 năm “đến năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt làm trấn Cao Bình Đặt trọng thần

để cai trị, trấn này có 1 phủ, 4 châu ” [38; tr.125] Vùng đất Trà Lĩnh thuộc châu

Thạch Lâm, trấn Cao Bình, chính quyền Lê - Trịnh tiếp tục để các thổ tù thế tập và duy trì quản trị địa phương cho đến đầu triều Nguyễn

Dưới thời Tây Sơn, sau khi đánh đuổi 29 vạn quân Thanh, vua Quang Trung

chấn chỉnh lại hệ thống hành chính, thay đổi tên gọi Để tránh tên húy của vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bình, các vùng đất có tên là Bình đều phải đổi tên, từ đó trấn

Trang 26

Cao Bình đổi thành Cao Bằng Vào đầu triều Nguyễn đặt lại tên cũ là Cao Bình,

Cũng có thời điểm gọi là Bắc Bình Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục

của Quốc sử quán triều Nguyễn (thế kỷ XIX) khi chú thích về địa danh Bắc Bình đã

căn cứ vào sách Thiên nam dư hạ tập, viết rằng Bắc Bình là tên phủ, nguyên trước

thuộc thừa tuyên Thái Nguyên, sau đổi là Cao Bằng Khoảng niên hiệu Vĩnh Trị (1676-1680) đổi làm trấn, nay là tỉnh

Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long cho thống kê toàn bộ các trấn, phủ, huyện trong cả nước “tất cả có 14 trấn, 47 phủ, 187 huyện, 40 châu” Theo sách

Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thì các đơn vị hành chính thuộc trấn Cao Bằng

gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động Tổng Trà Lĩnh thuộc châu Thạch Lâm có 12 xã, thôn, phố: Xã Trà Lĩnh, xã Hệ Lũng, xã Thạch Lại, xã Trang Biên, xã Trà Sơn, xã Đoài Khôn, xã Tĩnh Lãng, xã Án Lại, xã Kỳ Xuyên, thôn Quang, thôn Cầu Lâm, 3 thôn Phia Mễ, Đà Tiên, Đà Hộc [44; tr.93]

Năm Tân Mão (1831), vua Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính đổi các dinh, trấn thành tỉnh Theo đó, đổi trấn Cao Bằng làm tỉnh Cao Bằng, đặt hai ty bố chính và án sát thuộc tuần phủ Lạng - Bằng (Lạng Sơn và Cao Bằng) Bỏ thổ ty đặt thổ chi châu Tổng Trà Lĩnh thuộc châu Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) đổi châu làm huyện Tổng Trà Lĩnh thuộc huyện Thạch Lâm Năm Minh Mệnh 16 (1835) tách huyện Thạch Lâm thành 2 huyện Thạch Lâm và Thạch

An thuộc phủ Hoà An, bỏ chế độ thổ quan, đặt lưu quan Trà Lĩnh thuộc huyện Thạch Lâm, phủ Hòa An Năm 1850, bỏ phủ Hòa An, tổng Trà Lĩnh thuộc phủ Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng Năm Tự Đức 27 (1874) khi lập lại phủ Hòa An, Trà Lĩnh thuộc huyện

Thạch Lâm, phủ Hòa An Dưới thời vua Đồng Khánh (1885 - 1888), theo sách Đồng Khánh địa dư chí, tổng Trà Lĩnh thuộc huyện Thạch Lâm, phủ Hòa An Tổng có 13

xã, thôn, phố: Xã Trà Lĩnh, xã Ca Xuyên, xã Tráng Biên, phố Án Lại, xã Đoài Khôn,

xã Trà Sơn, xã Hệ Lũng, xã Mễ Sơn, xã Thạch Lại, Thôn Quang, xã Án Lại, xã Tĩnh Lãng, Phố Trà Lĩnh [39; tr.652]

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và năm 1886 xâm chiếm Cao Bằng, nhà Nguyễn vẫn duy trì bộ máy chính quyền để quản lý vùng biên Sau đó thực dân Pháp

đã thiết lập ách cai trị bằng chế độ quân sự Từ năm 1888, Cao Bằng là một quân khu

Trang 27

Tổng Trà Lĩnh được tổ chức có một đồn binh thuộc tiểu quân khu Cao bằng Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 20/8/1891 đã cho bãi bỏ các Quân khu

và cho thành lập ở Bắc Kỳ 4 Đạo quan binh Trà Lĩnh thuộc Tiểu quân khu Cao Bằng nằm trong Đạo quan binh 2 Lạng Sơn Về sau, khi Pháp chuyển Tiểu quân khu Cao Bằng thành Đạo quan binh 2 Cao Bằng thì tổng Trà Lĩnh thuộc Đạo quan binh 2 Từ ngày 1-1-1906, theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương các Đạo quan binh 2, 3

và 4 được đặt lại, về phương diện tài chính dưới quyền của Thống sứ Bắc Kỳ và được cai trị theo luật lệ hiện hành tại các tỉnh dân sự Việc cai trị các Đạo quan binh 2, 3 và

4 vẫn đặt dưới quyền một sĩ quan cao cấp cấp đại hoặc trung tá Mỗi đạo quan binh

được phân thành 2 hạt Việc chia thành khu vực bị bãi bỏ

Đồng thời thực dân Pháp cũng xúc tiến việc điều đình với triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) về đường biên giới Với các công ước về hoạch định biên giới ngày 20/6/1885 và 20/6/1887 đã hình thành địa giới chính thức Việt Nam - Trung Quốc Trên phần đất Cao Bằng giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có đường biên giới dài 311 km với 161 cột mốc Đi đối với việc hình thành đường biên giới là sự lần lượt ra đời các cửa khẩu, dưới thời thực dân Pháp, Trà Lĩnh có 1 cửa khẩu là Hùng Quốc, xã Hùng Quốc

Theo sách Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư, xuất bản tại Hà Nội năm 1926, “Cao Bằng là Đạo quan binh thứ nhì, gồm

1 phủ”: Hoà An (phủ lỵ ở Nước Hai); 7 châu: Hà Quảng, Thạch An (châu lỵ ở Đông Khê), Nguyên Bình, Phục Hoà (châu lỵ ở Tà Lùng), Quảng Uyên, Thượng Lang (châu

lỵ ở Trùng Khánh phủ) và Hạ Lang; 3 đại lý: Quảng Uyên, Nguyên Bình và Đông Khê; 31 tổng và 222 xã Tổng Trà Lĩnh thuộc châu Thượng Lang" [41]

Theo sách Danh mục các làng xã Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, xuất bản tại Hà Nội năm 1928, tỉnh Cao Bằng gồm: "1 phủ, 8 châu, 33 tổng, 230 xã Tổng Trà Lĩnh thuộc châu Thượng Lang gồm 7 xã là Đồn Cà, Đồng Quảng, Ngọc Quản, Quả Thoát, Tĩnh Lăng, Trà Lĩnh, Tráng Biên" [40]

Năm 1942, tổng Trà Lĩnh được tách ra để thành lập châu Trấn Biên, trực thuộc

phủ Trùng Khánh "Châu Trấn Biên gồm 4 tổng: tổng Ngọc Quảng, tổng Trà Lĩnh, tổng An Ninh và tổng Bắc Lục Sau năm 1945, với những thay đổi về chính trị, kinh

Trang 28

tế, xã hội, việc điều chỉnh địa giới hành chính từ xã, huyện đến tỉnh đã diễn ra Từ năm 1948, bãi bỏ cấp tổng và các phủ, đạo, châu Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh nhất loạt gọi là huyện Châu Trấn Biên đổi là huyện Trấn Biên Cao Bằng lúc đó gồm

11 huyện, thị: Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trấn Biên và thị xã Cao Bằng Ngày 20/3/1958, huyện Trấn Biên đổi tên thành huyện Trà Lĩnh theo Nghị định số 153-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lúc đó có 7 xã Ngày 5/4/1965, sáp nhập xã Quang Vinh thuộc huyện Hà Quảng vào huyện Trà Lĩnh" [41]

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất Trước yêu cầu của tình hình mới, Bộ Chính trị đã ra quyết định về việc hợp nhất các tỉnh nhỏ trong cả nước thành những tỉnh mới Đến ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá V kỳ họp thứ 2 quyết nghị bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính; hợp nhất tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Cao - Lạng Trà Lĩnh là một vùng đất của tỉnh Cao - Lạng

Ngày 29/12/1978, Nghị quyết Quốc hội khoá VI kỳ họp thứ 4 chia tỉnh Cao - Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn Tỉnh Cao Bằng lúc này gồm có 12 đơn vị hành chính cấp huyện Huyện Trà Lĩnh trở lại thuộc tỉnh Cao Bằng, gồm 8 xã: Cao Chương, Hùng Quốc, Lưu Ngọc, Quang Hán, Quang Trung, Quang Vinh, Tri Phương, Xuân Nội

Ngày 10/6/1981, chuyển xã Quốc Toản thuộc vùng đất Quảng Hòa và xã Cô Mười thuộc huyện Hà Quảng về huyện Trà Lĩnh quản lý

Ngày 6/1/1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 phê chuẩn việc tách 2 huyện Ngân Sơn và Ba Bể của tỉnh Cao Bằng về tỉnh Bắc Cạn Tỉnh Cao Bằng gồm: thị xã Cao Bằng và 10 huyện, 189 xã, phường, 113 thôn bản giáp biên Trà Lĩnh là 1 trong

số 10 huyện của tỉnh Cao Bằng Ngày 11/8/1999, chuyển xã Hùng Quốc thành thị trấn Hùng Quốc và là huyện lỵ huyện Trà Lĩnh

Ngày 10/1/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (có hiệu lực từ ngày 1/2/2020) Theo đó: Sáp nhập xã Lưu Ngọc vào

xã Quang Vinh; Sáp nhập xã Cô Mười vào xã Quang Hán Sau khi sắp xếp, huyện

Trang 29

Trà Lĩnh có 8 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hùng Quốc (huyện lỵ) và 7 xã: Cao Chương, Quang Hán, Quang Trung, Quang Vinh, Quốc Toản, Tri Phương, Xuân Nội

Ngày 11/2/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (có hiệu lực từ ngày 1/3/2020) Theo đó: Giải thể huyện Trà Lĩnh, sáp nhập xã Quốc Toản với hai huyện Quảng Uyên và Phục Hòa để tái lập huyện Quảng Hòa; Sáp nhập phần còn lại của huyện Trà Lĩnh vào huyện Trùng Khánh Đổi tên thị trấn Hùng Quốc thành thị trấn Trà Lĩnh

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu dân số huyện Trà Lĩnh năm 1998

Người Tày là cư dân bản địa ở Trà Lĩnh, có dân số đông nhất ở Trà Lĩnh nên

giữ vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của vùng đất này Ở Trà Lĩnh, người Tày chủ yếu gồm các bộ phận sau:

Thứ nhất, người Tày bản địa, họ là chủ nhân của nghề trồng lúa nước, các nhà khoa học cho rằng nghề nông trồng lúa nước đã ra đời ở vùng thung lũng từ Vân Nam

- Quý Châu đến Tây Bắc, Việt Bắc, “cái nôi” của các dân tộc nói tiếng Tày - Thái

Trang 30

Thứ hai, bộ phận người Tày gốc Kinh từ miền xuôi lên, theo kiểu “Kinh già hóa Thổ” quá trình đó diễn ra như sau: Những quan chức Việt được cử lên cai trị miền

núi hoặc quan lính lên chinh chiến, đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở miền núi sau phải lưu lại lâu dài…nên đã mang theo vợ con thân thuộc đi theo, chiêu dân lập ấp… sau

đã “Tày hóa” Một bộ phận có chức có quyền được cha truyền con nối cai trị từng địa phương, trở thành tầng lớp quý tộc địa phương Các nhóm họ Bế Nguyễn, Bế Kim, Hoàng Ích, Nùng Công, Nùng Ích, Nùng Trí, Nùng Hữu, Tống Đình, Lương Đình, Đàm Vũ đều được nhà Lê sơ phong làm phiên thần và điều lên trấn ải vùng biên cương, sau đó được phân phong thế tập cai quản địa phương, họ vốn có nguồn gốc từ miền xuôi lên về sau đã Tày hóa Ngoài ra, do tranh chấp giữa các thế lực phong kiến, một số thế lực người Việt đã dựa vào miền núi để xây dựng lực lượng cát cứ, về sau suy yếu, mai một…dư đảng nhiều khi phải thay tên đổi họ sống hòa vào nhân dân địa phương đồng hóa với cư dân địa phương như trường hợp dòng họ Mạc chẳng hạn Bên cạnh đó, dân miền xuôi do loạn lạc, hoặc đi sơ tán lên miền núi kiếm ăn, buôn bán, dạy học… lâu rồi trở thành một bộ phận của cư dân địa phương Theo khảo sát địa bạ tổng Trà Lĩnh, chúng tôi nhận thấy các họ như họ Nguyễn là một trong những dòng họ chiếm đa số ở nơi đây

Người Tày cư trú ở ven các thung lũng, triền đồi núi thấp có những cánh đồng nhỏ phì nhiêu, thuận lợi nguồn nước Người Tày có nền kinh tế nông nghiệp khá phát triển, kỹ thuật canh tác và nông cụ của người Tày tương đối cao và hoàn chỉnh, bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi người Tày ở Trà Lĩnh còn có một số nghề thủ công truyền thống như: đan lát, dệt vải, làm ngói, làm giấy… Cùng với sự phát triển phong phú trong đời sống vật chất người Tày còn có đời sống tinh thần rất đặc sắc, trong đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và con người cũng được người Tày duy trì khá bền vững Trong thực tế lịch sử, những người Tày đã góp phần sáng tạo nên nền văn hóa bản địa ở khắp các vùng trong vùng đất Chính vì thế, văn

hóa Tày đã ảnh hưởng, chi phối thậm chí “Tày hóa” không ít bộ phận tộc người

khác Và ngược lại, người Tày qua mối giao lưu kinh tế, văn hóa cũng hấp thụ những yếu tố văn hóa của các dân tộc láng giềng

Người Nùng xuất phát từ 2 nguồn gốc, loại gốc bản địa và phần lớn là từ

Quảng Tây (Trung Quốc) di cư tới trong khoảng thời gian từ 300 đến 400 năm:

Trang 31

“Giống người Nùng đều là người 12 thổ châu ở Tiểu Trấn Yên, Quy Thuận, Long Châu, Điền Châu, Phù Châu, Thái Bình, Lôi Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc làm nghề cày cấy, trồng trọt cùng chịu thuế khóa, dao dịch, mặc áo vằn vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có người trú ngụ đã đến vài ba đời, đổi theo tập tục người Nam, quan bản thổ thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu phần, bắt họ chịu binh xuất Các xứ Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này" [16;

tr.391] Nguyên nhân di cư là do bị áp bức, bóc lột của các thế lực phong kiến Hán,

họ đã bỏ quê hương ở các tỉnh biên giới phía Bắc rồi dần đi sâu vào nội địa Trà Lĩnh Cũng có người do giặc giã cướp bóc, dịch bệnh mà di cư đến vùng này, thậm chí người mới đến đây cư trú sau chiến tranh biên giới

Người Nùng có nhiều nhóm có tên gọi và có những nét khác biệt nhau Căn cứ theo đặc điểm trang phục, ở Trà Lĩnh có Nùng Hu Lài (người Nùng đội khăn có đốm trắng), Nùng Khen Lài (người Nùng mặc áo có ống tay đắp thêm những mảnh vải khác màu áo), Nùng Slử Tỉn (người Nùng mặc áo ngắn chấm mông) Sở dĩ, tộc Nùng

ở Trà Lĩnh mang nhiều tên gọi mang tính nhóm dân tộc học như vậy, do mấy nguyên

nhân sau: “Thứ nhất, từ nhiều địa phương khác nhau ở bên kia biên giới sang và vào những thời gian khác nhau, cư trú trong nhiều xã, thôn khác nhau thậm chí do xa cách không gian lâu dài làm cho mối thông tin tộc người mang tính chất đồng đại suy giảm hoặc tách biệt hoàn toàn trong nội bộ nhóm Thứ hai, do sự không nhận thức sâu sắc, không chính xác về tộc người Nùng và mối quan hệ của các nhóm Nùng của các tộc người khác trước đây, đã gán ghép cho một số nhóm Nùng, một số sắc thái văn hóa nhóm khi có sự tiếp xúc trao đổi thông tin văn hóa giữa các nhóm hoặc giữa các tộc người” [18; tr.82]

Các nhóm Nùng này đều có những nét văn hóa khác nhau mang đặc trưng riêng biệt của nhóm ngành Nhưng sau khi vào vùng đất Trà Lĩnh, nhiều nhóm Nùng

cư trú kề cận hay xen cài với nhau cho nên những sắc thái văn hóa riêng của nhóm ngành suy giảm và sắc thái văn hóa chung giữa các nhóm ngành được củng cố và phát triển Đặc biệt, trong tiến trình lịch sử, mối quan hệ giữa các nhóm ngành càng trở nên chặt chẽ đưa đến quá trình cố kết tộc người được đẩy mạnh Người Nùng cũng có quan hệ thân thuộc gần gũi với người Tày Nhà Nguyễn cũng thường xuyên quan tâm tới việc đoàn kết các dân tộc thiểu số Sử sách đương thời đã ghi: Năm

Trang 32

Minh Mạng thứ 16, hai dân tộc Thổ và Nùng cùng chung sống ở Cao Bằng Khi người Nùng đến đó ở thì người Thổ cho mượn đất để cày cấy, khi có chiến tranh thì người Nùng lại có công giúp triều đình đánh giặc nên được triều đình ban thưởng rất hậu Từ đó, kẻ có công, người có của Họ đều muốn gây ảnh hưởng lẫn nhau Để giải

quyết vấn đề này, Minh Mệnh truyền dụ: “Nay nên cùng nhau hoà thụận ( ) Người Thổ đừng cậy có đất mà lấn lướt; người Nùng không nên cậy có công mà khinh người; giàu nghèo giúp đỡ lẫn nhau, cùng cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, yên vui lâu dài, cùng làm lương dân thời thái bình” [30; tr.118]

Người Mông ở Trà Lĩnh có một bộ phận từ Hà Gang sang và một bộ phận từ

Trung Quốc Trong đó, theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn người Mông

ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân

Nam (Trung Quốc) sang vì “Việt Nam đất hoang nhiều, mầu mỡ, ít bị ràng buộc trong khai khẩn, nhưng chủ yếu là tránh sự áp bức, bóc lột hà khắc và tránh khủng

bố của triều đình phong kiến Trung Quốc sau mỗi lần khởi nghĩa” [18; tr.144]

Người Mông đến nước ta có thể bằng nhiều đợt quy mô lớn nhỏ có khác nhau, gần từ Vân Nam sang, xa từ Quý Châu qua Vân Nam hoặc Quảng Tây sang cư trú ở các vùng rẻo cao biên giới phía Bắc Đợt một có khả năng diễn ra cách đây khoảng trên dưới 300 năm, rất có thể có liên quan đến cuộc chinh phạt lực lượng Ngô Tam Quế ở Vân Nam của nhà Thanh vào những năm thuộc thập kỷ 80 của thế kỷ XVII Trong

cuốn Cao Bằng tạp chí nhật tập, tác giả Bế Huỳnh cho biết: “Vốn gốc ở các động thuộc ba tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây (Trung Quốc) Vào cuối thế kỷ XVII, Ngô Tam Quế (ở Trung Quốc) chống lại nhà Thanh, họ đã tránh loạn sang các tỉnh biên giới nước ta” [19; tr.4] Một cuộc đại thiên di lớn nữa có thể gắn với cuộc khởi

nghĩa Hàm Đông thất bại vào những thập kỷ 50 - 60 thế kỷ XIX Người Mông ở Trà Lĩnh sống ở sườn núi cao, phát nương làm rẫy trồng ngô, và vỡ các mảnh ruộng nhỏ bậc thang ở chân núi, sườn đồi, trình độ canh tác còn hạn chế, nhà ở đa số là nhà tạm, sống rải rác, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn Cuộc sống của họ thiếu thốn phải

du canh, du cư hoặc định cư du canh, nên quần cư mật tập của họ rất thưa thớt, đời sống quanh năm thiếu ăn, thiếu mặc, gặp khó khăn về mọi mặt

Người Kinh chủ yếu là từ dưới xuôi lên vùng Trà Lĩnh Dòng người Việt từ

dưới xuôi lên sinh sống và định cư ở Trà Lĩnh bắt đầu từ thế kỷ X - XI qua những biến động lịch sử như sự kiện Nùng Trí Cao, vua Lê Thái Tổ đưa quân lên đánh Bế

Trang 33

Khắc Thiệu (thế kỷ XV), nhưng đông nhất là vào thế kỷ XVI - XVII gắn liền với sự kiện nhà Mạc và việc triều Lê - Trịnh mang quân đẹp nhà Mạc Năm 1886 thực dân Pháp xâm lược và cai trị Cao Bằng, chúng đã đưa đồng bảo ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình lên lao động, sản xuất Một số khác lên đây để buôn bán, số ít làm công nhân đào mỏ lâu dần hòa nhập với người Tày và tự nhận là người Tày gốc Kinh

Người Dao ở Trà Lĩnh cư trú sống xen kẽ với các dân tộc anh em khác Về

nguồn gốc lịch sử, các nhà dân tộc học Việt Nam đều khẳng định người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, có quan hệ tộc người với các nhóm Dao hiện nay đang sinh sống ở Hoa Nam và họ có mặt ở nước ta từ sau thế kỷ XIII Người Dao di cư vào Việt Nam theo nhiều thời kỳ, nhiều đường, nhiều nhóm khác nhau và sớm hơn người Mông Trong khoảng thời gian này, cùng với quá trình thiên di vào các tỉnh khác, người Dao cũng đã di cư vào các tỉnh Cao Bằng trong đó có tổng Trà Lĩnh

Ở Trà Lĩnh, qua công tác điền dã, chúng tôi nhận thấy, dân tộc Dao thuộc một nhóm duy nhất là Dao Đỏ Ở Trà Lĩnh người Dao thường mang họ Triệu, Trịnh, Lý Trong quá trình sinh sống và phát triển, người Dao ở Trà Lĩnh đã tạo dựng cho mình những nét riêng về bản sắc văn hóa khá đa dạng và phong phú

Theo số liệu năm 2019, các địa phương thuộc tổng Trà Lĩnh trước đây có số dân 23.583 người Số liệu cụ thể như bảng 1.1:

Bảng 1.1 Cơ cấu dân số ở Trà Lĩnh (2019)

ĐVT: Người

STT

Cơ cấu dân số theo

địa phương Cơ cấu dân số theo dân tộc

Trang 34

Như vậy, cũng như các khu vực biên giới phía Bắc đã từ nhiều thế kỷ nay, trên vùng đất Trà Lĩnh đã có nhiều thành phần tộc người anh em, có tộc người là bản địa lâu đời có dân tộc từ nơi khác đến trong thời điểm sớm, muộn khác nhau, nhưng tất

cả đều sớm hoà nhập vào cộng đồng dân tộc, sống xen kẽ với nhau Ở mỗi địa phương mức độ xen kẽ cao thấp khác nhau Tuy vậy, vẫn hình thành những khu vực

cư trú riêng từng dân tộc Trong cộng đồng đó, người Tày và người Nùng với số dân chiếm tuyệt đại đa số Từ đời này qua đời khác, cộng đồng các dân tộc ở Trà Lĩnh lấy nghề trồng trọt lúa nước và lúa nương làm nghề sống chính của mình, mỗi năm hai vụ

“theo nước lên xuống mà làm”, thứ đến là các nghề chăn nuôi gia súc gia cầm, săn

bắn, săn bắt, đánh cá, thu nhặt lâm thổ sản và nghề thủ công cổ truyền của mỗi dân tộc để tăng phần cải thiện đời sống hàng ngày

Tiểu kết chương 1

Trà Lĩnh thời Nguyễn là một tổng ở miền núi nằm phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt Trà Lĩnh với điều kiện tự nhiên đa dạng, đầy đủ các loại địa hình từ núi đồi, sông, hồ ao, đồng bằng nhỏ hẹp ven sông Đây chính là yếu tố tác động đến các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và khai thác lâm sản

Với cấu tạo địa hình và một chế độ khí hậu vừa khắc nghiệt vừa hiền hòa, thuận lợi cho các luồng cư dân sớm đến đây khai phá Dân cư do nhiều bộ phận hợp thành trong đó người Tày, Nùng chiếm đa số Dù là dân bản địa hay là dân di cư

từ nơi khác đến, có nguồn gốc khác nhau, văn hóa khác nhau Nhưng họ cùng chung sống trên quê hương Trà Lĩnh, cần cù lao động, đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương và tạo thành bản sắc văn hoá đa dân tộc phong phú và sinh động trên mảnh đất này

Trang 35

Chương 2 TÌNH HÌNH KINH TẾ TỔNG TRÀ LĨNH NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

2.1 Tình hình ruộng đất

Đối với một nước nông nghiệp vấn đề ruộng đất bao giờ cũng có ý nghĩa hàng

đầu “Ở thế kỷ XIX,…Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp Nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu của hơn 90% cư dân và là nguồn thu nhập chính của Nhà nước và hệ thống quan lại của nó Vì vậy các vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều rất quan tâm đến nông nghiệp” [37; tr.125] Trong kinh tế nông nghiệp, nổi bật lên là vấn đề

ruộng đất Một trong những biện pháp quản lý ruộng đất được triều Nguyễn quan tâm

là lập địa bạ Ngay sau khi triều Nguyễn được thành lập, vua Gia Long đã cho tiến hành lập địa bạ trên cả nước để nắm được thực trạng ruộng đất nông nghiệp một cách

cụ thể và còn nhằm mục đích “vạch chỗ bờ cõi cho hết mối tranh giành” Tuy nhiên,

phải đến thời vua Minh Mệnh, về cơ bản nhà Nguyễn mới lập xong sổ địa bạ trên toàn quốc

Việc lập địa bạ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình ruộng đất thế kỷ XIX Để phục dựng lại bức tranh về tình hình ruộng đất của tổng Trà Lĩnh, tác giả đã sử dụng 16 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) Đó là địa bạ các xã: Thạch Lại, Tĩnh Lãng, Tráng Biên, Án Lại, Hệ Lũng, Trà Lĩnh, Đoài Khôn, Trà Sơn Các địa bạ hiện lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội)

2.1.1 Tình hình ruộng đất của tổng Trà Lĩnh qua địa bạ Gia Long 4 (1805)

- Về phân bố các loại ruộng đất

Dựa trên thống kê 8 địa bạ của tổng Trà Lĩnh được lập năm Gia Long 4 (1805), tổng diện tích ruộng đất của Trà Lĩnh là 1522 mẫu 8 sào 9 thước 1 tấc Trung bình 190 mẫu/xã thôn So với một số xã thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, quy mô xã thôn của Trà Lĩnh là tương đối nhỏ: huyện Thanh Trì (Hà Nội) là 275 mẫu/xã thôn; huyện Từ Liêm (Hà Nội) là 577 mẫu/xã thôn [28; tr.29]

Số liệu thống kê bảng 2.1 cho thấy, tư điền là 1429 mẫu 4 sào 10 thước 9 tấc (93,86%), tư thổ là 93 mẫu 3 sào 13 thước 2 tấc (6,14%)

Trang 36

Bảng 2.1: Thống kê các loại ruộng đất tổng Trà Lĩnh theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc(m.s.th.t)

STT Tên xã,

thôn

Tổng diện tích ruộng đất

Nguồn: Theo thống kê 08 địa bạ tổng Trà Lĩnh năm Gia Long 4 (1805)

Đặc biệt, ở Trà Lĩnh thời kỳ này ngoài tư điền và tư thổ, chúng tôi không thấy xuất hiện thêm diện tích loại đất nào khác, nhất là sự vắng bóng của công điền, công thổ Số liệu thống kê các loại đất cụ thể như bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Thống kê diện tích tư thổ của 08 xã theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc(m.s.th.t)

STT Tên xã, thôn Tổng diện tích ruộng đất

(m.s.th.t)

Diện tích tư thổ (m.s.th.t) Tỷ lệ %

Trang 37

Việc không có công điền có thể là do nhiều nguyên nhân: làng xã ẩn lậu ruộng công (không khai báo trong địa bạ) để trốn thuế, do tình trạng “biến công vi tư” đã trở nên phổ biến vào thời điểm này Nhưng, chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính là sở hữu tư ở Trà Lĩnh thời điểm này đã phát triển đỉnh cao Theo phản ánh của địa bạ, có thể thấy, mức độ tư hữu ruộng đất của tổng Trà Lĩnh ở thời điểm này là rất cao Nếu

so với các địa phương khác cùng ở Thạch Lâm thì tỉ lệ này cao hơn rất nhiều Ở tổng Thông Nông, mức độ tư hữu hóa cũng rất cao nhưng chỉ chiếm chiếm tới 89,08% tổng diện tích ruộng đất [42; tr.28] Ở tổng Trà Lĩnh sở hữu tư đã chiếm vị trí bao trùm, lấn át vị trí của các loại ruộng đất công làng xã ngay từ đầu thế kỷ XIX

Qua địa bạ Gia Long 4 (1805), chúng ta cũng biết được chất lượng ruộng đất

Ở Trà Lĩnh chỉ có ruộng loại 2 và ruộng loại 3, không có ruộng loại 1 Theo thống kê (Xem thêm phụ lục 1), ruộng loại 2 ở Trà Lĩnh là 618 mẫu 4 sào 7 thước 7 tấc chiếm 43% diện tích Ruộng loại 3 là 811 mẫu 3 thước 2 tấc, chiếm 57% diện tích Tỷ lệ ruộng hạng 2 và hạng 3 lớn như vậy chứng tỏ chất lượng đất đai của tổng Trà Lĩnh không màu mỡ Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng lúa tại các ruộng

này Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết thêm về điều này: “Ruộng đất khô rắn xấu xa, chỉ cấy được vụ mùa, không có vụ chiêm” [29; tr.470 - 471] Có những xã

diện tích đất loại 3 rất lớn như xã Tĩnh Lãng, xã Tráng Biên, xã Trà Lĩnh

Nhìn chung cũng giống như các tổng khác ở châu Thạch Lâm, tư thổ của tổng Trà Lĩnh không chia cho từng chủ mà do bản xã đồng cư

- Tình hình sở hữu đất tư (thổ trạch viên trì)

Tư thổ ở Trà Lĩnh chiếm 6,11% Xã có tỷ lệ đất tư thổ nhiều nhất là xã Tĩnh Lãng với diện tích thổ trạch viên trì là 27 mẫu 2 sào Còn xã có tỷ lệ thổ trạch viên trì thấp nhất là xã Trà Sơn với diện tích là 1 mẫu 5 sào

- Tình hình sở hữu ruộng tư

Về bình quân sở hữu của một chủ: Chúng tôi thống kê trong địa bạ có 356 chủ

sở hữu Tuy nhiên, số chủ phân bố không đều giữa các xã Xã Trà Lĩnh có số chủ sở hữu đông nhất với 112 chủ, tiếp đó là xã Tĩnh Lãng (77 chủ) và xã Trà Sơn (55 chủ)

Xã Hệ Lũng có số chủ ít nhất (8 chủ), tiếp đó là xã Thạch Lại (20 chủ) và xã Án Lại (25 chủ) (Xin xem bảng thống kê 2.3)

Trang 38

Bảng 2.3: Bình quân sở hữu ruộng đất tư của một chủ ở tổng Trà Lĩnh

theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Bình quân 1 chủ

Nguồn: Theo thống kê 08 địa bạ tổng Trà Lĩnh năm Gia Long 4 ( 1805)

Cùng với sự không đều về số chủ giữa các xã, bình quân sở hữu của một chủ cũng không đồng đều Xã Án Lại có bình quân sở hữu của một chủ lớn nhất với 11 mẫu 6 sào 6 tấc, cao gấp 6,4 lần so với xã thấp nhất là xã Hệ Lũng với mức sở hữu 1 mẫu 8 sào 14 thước 3 tấc

Bình quân sở hữu ruộng đất tư của một chủ sở hữu ở tổng Trà Lĩnh thời Gia Long 4 là 4 mẫu 2 thước 3 tấc, thấp hơn so với tổng Thông Nông (6 mẫu 4 sào 10 thước 2 tấc [42; tr.29]

Về quy mô sở hữu ruộng tư theo chủ và theo giới tính

Trên cơ sở phân tích cấu trúc bên trong của sự phân hóa ruộng đất, quy mô sở hữu của các chủ ruộng được thể hiện một cách cụ thể Ở đây, các chủ ruộng được chia thành 5 lớp sở hữu, số liệu kèm theo các lớp sở hữu được trình bày trong bảng thống kê 2.4:

Trang 39

Bảng 2.4: Thống kê quy mô sở hữu ruộng tư của chủ sở hữu ở tổng Trà Lĩnh

theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Nguồn: Theo thống kê 08 địa bạ tổng Trà Lĩnh năm Gia Long 4 ( 1805)

Từ bảng trên ta thấy, ở tổng Trà Lĩnh có đến 261 chủ có mức sở hữu dưới 5 mẫu, chiếm 73,4% tổng số chủ và chiếm 41% tổng diện tích ruộng đất tư Đây được coi là bộ phận nông dân tự canh đông đảo của tổng Trà Lĩnh So với tổng Thông Nông, thì ở Trà Lĩnh số nông dân tự canh này cao gấp 1,89 lần Theo thống kê địa bạ Gia Long 4 (1805), tổng Thông Nông có 24 chủ có mức sở hữu dưới 5 mẫu, chiếm 38,71% tổng số chủ và chiếm 17,86% tổng diện tích ruộng đất tư [42; tr.29]

Số chủ sở hữu từ 5-10 mẫu chiếm số lượng tương đối đông với 75 chủ sở hữu, chiếm 21% tổng số chủ với 599 mẫu 6 sào 4 tấc, chiếm 42,5% tổng diện tích Nếu lấy mức sở hữu là 5 mẫu làm giới hạn xác định chủ khá giá về ruộng đất thì tỷ lệ của Trà Lĩnh là ở mức khá (95 chủ với 59% diện tích đất) Chủ sở hữu cao nhất là ông Nông Cảnh Nghĩa ở xã Án lại (18 mẫu 9 sào 6 thước 2 tấc) và chủ sở nhỏ nhất là bà Hoàng Thị

Dư xã Hệ Lũng (8 sào 3 thước)

Thống kê cũng cho thấy, tổng Trà Lĩnh có 20 chủ sở hữu từ 10 - 20 mẫu và chiếm 5,6% diện tích tư điền Đây là một tỉ lệ rất thấp so với các tổng khác của Thạch Lâm Ví

dụ như cùng thời điểm này, ở tổng Thông Nông, châu Thạch Lâm có 11 chủ sở hữu từ

10 - 20 mẫu và chiếm 30,70% diện tích tư điền [42; tr.29] Trong khi đó, ở Trà Lĩnh không có chủ sở hữu trên 20 mẫu

Trang 40

Từ sự phân tích về tình hình sở hữu ruộng đất cũng như sự phân bố ruộng đất trong các lớp sở hữu có thể thấy, quá trình tư hữu hóa của tổng Trà Lĩnh những năm đầu thế kỉ XIX diễn ra nhanh Bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân đã có sự phân hóa nhất định nhưng không có hiện tượng tập trung vào trong tay những chủ sở hữu lớn Tình trạng sở hữu ruộng đất nhỏ, manh mún và dàn trải trên một số đông chủ sở hữu là phổ biến

Sở hữu của chủ nam, nữ: Khi khảo sát các địa bạ của tổng Trà Lĩnh, tình hình sở

hữu của chủ nam và nữ như thống kê ở bảng 2.5:

Bảng 2.5: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân ở tổng Trà Lĩnh

theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc(m.s.th.t)

Nguồn: Theo thống kê 08 địa bạ tổng Trà Lĩnh năm Gia Long 4 (1805)

Vào đầu thế kỷ XIX trong tổng số 356 chủ sở hữu có 33 chủ sở hữu là nữ chiếm 9,3% Trong khi số chủ sở hữu là nam là 323 chủ, chiếm 90,7% Xét về quy

mô trong từng lớp sở hữu, các chủ sở hữu là nữ chủ yếu ở mức dưới 5 mẫu (20 chủ chiếm 60,6% số chủ nữ) Không có chủ nữ nào sở hữu ruộng đất trên 10 mẫu

Bình quân sở hữu của một chủ nữ là 2 mẫu 1 sào 14 thước 1 tấc trên tổng số chủ Tuy vậy, diện tích sở hữu của chủ nữ không đều giữa các địa phương Xã Trà Lĩnh có bình quân sở hữu của chủ nữ cao nhất với 3 mẫu 6 sào 6 thước 2 tấc Đây cũng là xã có diện tích lớn nhất của tổng Trà Lĩnh Xã Thạch Lại có mức bình quân

sở hữu của chủ nữ thấp nhất (8 sào) Cá biệt có những xã không có chủ sở hữu là nữ như xã Án Lại, xã Hệ Lũng (Xin xem bảng thống kê 2.6)

Ngày đăng: 23/03/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w