35 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC .... Thực trạng tạo cơ hội phát triển ngh
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––
TRẦN VĂN HOÀN
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÒA AN,
TỈNH CAO BẰNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––
TRẦN VĂN HOÀN
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÒA AN,
TỈNH CAO BẰNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS MAI QUỐC KHÁNH
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu trích dẫn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác
Tác giả luận văn Trần Văn Hoàn
Trang 4Xin được cảm ơn cán bộ hướng dẫn TS Mai Quốc Khánh đã luôn động viên, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn
Xin được cảm ơn Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung học cơ sở đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện khảo sát, thu thập số liệu và khảo nghiệm
Xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn đồng hành, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2023
Tác giả Trần Văn Hoàn
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về giáo viên và giáo viên cốt cán 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên và giáo viên cốt cán 8
1.1.3 Đánh giá về các nghiên cứu đi trước và xác định nội dung nghiên cứu của luận văn 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản 13
1.3 Đổi mới giáo dục và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên cốt cán trường trung học co sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục 16
Trang 61.3.1 Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục phổ thông 16
1.3.2 Giáo viên cốt cán ở trường trung học cơ sở 19
1.3.3 Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên cốt cán trong bối cảnh đổi mới giáo dục 22
1.3.4 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên cốt cán trường trung học co sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục 25
1.4 Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 28
1.4.1 Sự cần thiết của việc phát triển giáo viên cốt cán trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 28
1.4.2 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 29
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 32
1.5.1 Các yếu tố thuộc về nhà trường và xã hội 32
1.5.2 Các yếu tố thuộc về giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở 33
Kết luận chương 1 35
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 36
2.1 Giới thiệu về huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 36
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 36
2.1.2 Hiện trạng Giáo dục và Đào tạo của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 38
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 42
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên cốt cán trường Trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 43
Trang 72.3.1 Thực trạng biểu hiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 43 2.3.2 Thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 45 2.3.3 Thực trạng năng lực xây dựng môi trường giáo dục của đội ngũ giáo viên cốt cán trường Trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 47 2.3.4 Thực trạng năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội của đội ngũ giáo viên cốt cán trường Trung học cơ sở huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng 48 2.3.5 Thực trạng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán trường Trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 49 2.4 Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 50 2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 50 2.4.2 Thực trạng lựa chọn giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 51 2.4.3 Thực trạng sử dụng giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 53 2.4.4 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 54 2.4.5 Thực trạng hoạt động đánh giá giáo viên cốt cán trường trung học cơ
sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 55 2.4.6 Thực trạng tạo môi trường làm việc cho giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 56
Trang 82.4.7 Thực trạng tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục 57
2.4.8 Đánh giá chung về thực trạng triển khai các hoạt động phát triển giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 59
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 60
2.5.1 Thực trạng các yếu tố thuộc về nhà trường và xã hội 60
2.5.2 Thực trạng các yếu tố thuộc về giáo viên cốt cán 62
Kết luận chương 2 64
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 65
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 65
3.2 Các biện pháp phát triển 66
3.2.1 Tổ chức, triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 66
3.2.2 Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 69
3.2.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 73 3.2.4 Chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên kết các trường trung học cơ sở trong phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 77
Trang 93.2.5 Tăng cường đảm bảo các điều kiện về môi trường làm việc và chế độ
chính sách cho đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở 78
3.2.6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 83
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 85
3.4 Khảo sát nhận thức về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp 3.4.1 Giới thiệu về quá trình khảo sát 87
3.4.2 Phân tích kết quả khảo sát 88
Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các trường THCS huyện Hòa An năm học 2022 - 2023 38 Bảng 2.2 Thống kê số lớp, số học sinh các trường THCS huyện Hòa An 39 Bảng 2.3 Thống kê số lượng CBQL, GV, NV các trường THCS huyện Hòa An 40 Bảng 2.4 Thống kê số lượng giáo viên cốt cán chuyên môn bậc THCS của
huyện Hòa An năn học 2022 - 2023 41 Bảng 2.5 Thống kê đối tượng khảo sát 42 Bảng 2.6 Cách cho điểm và thang đánh giá KQKS 43 Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV về phẩm chất nhà giáo của đội ngũ GVCC 44 Bảng 2.8 Đánh giá mức độ đạt được về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
GVCC trường THCS 45 Bảng 2.9 Đánh giá của CBQL, GV về năng lực xây dựng môi trường giáo
dục của GVCC 47 Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL, GV về năng lực phát triển mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội vủa GVCC 48 Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
GVCC trường THCS 49 Bảng 2.12 KQKS thực trạng lập KH phát triển đội ngũ GVCC trường
THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu ĐMGD 50 Bảng 2.13 KQ đánh giá thực trạng lựa chọn GVCC đáp ứng yêu cầu
ĐMGD 52 Bảng 2.14 Sử dụng đội ngũ GVCC trường THCS 53 Bảng 2.15 Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GVCC
trường THCS đáp ứng yêu cầu ĐMGD 54 Bảng 2.16 KQKS về thực trạng hoạt động đánh giá GVCC đáp ứng yêu
cầu ĐMGD 55
Trang 12Bảng 2.17 Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ GVCC
trường THCS 56
Bảng 2.18 KQ đánh giá thực trạng tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GVCC trường THCS 58
Bảng 2.19 Tổng hợp mức độ phát triển đội ngũ GVCC trường THCS 59
Bảng 2.20 KQ khảo sát về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhà trường và xã hội đến phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu ĐMGD 61
Bảng 2.21 Kết quả khảo sát về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về GVCC đến phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu ĐMGD 62
Bảng 3.1 Cách cho điểm và thang đánh giá 88
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về mức độ CT của các BP 88
Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm về mức độ KT của các BP 90
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục trung học cơ sở (THCS) có vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm “củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp” [28]
Tại mỗi trường THCS đội ngũ giáo viên luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của nhà trường, bởi lẽ chính
họ là người tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn, phát triển nhà trường Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15
tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư TW Đảng đã nêu rõ: “…xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo” [8]
Trong đội ngũ giáo viên THCS, đội ngũ giáo viên cốt cán (GVCC) có vai trò đặc biệt quan trọng Bởi lẽ, họ là những người đầu đàn về chuyên môn, giỏi
về nghiệp vụ của nhà trường; là những mẫu hình sư phạm cho các giáo viên khác và làm chủ môn học mà mình giảng dạy, đạt được những thành tích xuất sắc trong dạy học - giáo dục học sinh Đội ngũ GVCC là điểm tựa trong việc phát triển chuyên môn - nghiệp vụ cho nhà trường
Đội ngũ GVCC trong các trường THCS cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng nói riêng hiện nay còn bất cập về số lượng,
cơ cấu, năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn, chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu và đòi hỏi của nhà trường và yêu cầu đổi mới giáo dục Điều này đòi hỏi các cấp giáo dục cần quan tâm phát triển đội ngũ GVCC của các nhà trường
Trang 14Trong những năm qua, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng từng bước chú trọng triển khai công tác phát triển đội ngũ GVCC các trường THCS trên địa bàn huyện theo sự chỉ đạo của
Bộ, Sở GD&ĐT và đã đạt được một số kết quả nhất định, song những kết quả
đã đạt được trong công tác phát triển đội ngũ GVCC các trường THCS chưa thực sự tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của công tác này Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó, có thể kể đến một số nguyên nhân như: Các nhà quản lí chưa có được bộ tiêu chí cụ thể, thống nhất làm cơ
sở để đánh giá đội ngũ GVCC và định hướng cho hoạt động tự đánh giá của đội ngũ GVCC; công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVCC chưa thực sự chủ động, phù hợp và hiệu quả; các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động phát triển đội ngũ GVCC chưa thực sự được đảm bảo; các chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ GVCC chưa được hoàn thiện; chưa có môi trường tâm lí, xã hội thực sự thuận lợi cho phát triển đội ngũ GVCC… Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ GVCC các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cả ở phương diện lý luận, thực trạng và biện pháp là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển đội
ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để tiến hành nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận, thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường THCS huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường THCS nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVCC các trường THCS trên địa bàn huyện, từng bước đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
Trang 153.2 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
4 Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục còn có những bất cập làm hạn chế chất lượng đội ngũ giáo viên Đề xuất và áp dụng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục một cách hợp lí, khoa học sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ GVCC và chất lượng giáo dục của nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu xây dựng khung lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên cốt cán, phát triển đội ngũ giáo giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
5.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và tiến hành khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ GVCC các trường THCS huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bao gồm nhiều chủ thể tham gia, nhưng chủ thể chính của phát triển đội ngũ GVCC các trường THCS huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng là Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo
6.2 Về khách thể khảo sát
Nhóm 1 Cán bộ Phòng GD&ĐT; CBQL trường THCS
Trang 16Nhóm 2 Giáo viên trường THCS
6.3 Địa bàn khảo sát: Các trường THCS trên địa bàn huyện An Hòa, tỉnh
Cao Bằng
6.4 Về thời gian nghiên cứuTừ tháng 4 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để thu thập
và xử lý các tài liệu văn bản có liên quan đến giáo viên cốt cán, giáo viên cốt cán trường THCS, phát triển đội ngũ GVCC trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục để hoàn thiện khung lý luận của đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
PP điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với nội dung là các câu hỏi
có liên quan đến các nội dung khảo sát đã định như nhận thức về phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu ĐMGD, đánh giá về thực trạng phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu ĐMGD và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu ĐMGD để thu thập ý kiến của CBQL, GV các trường THCS tham gia KS
PP phỏng vấn: Sử dụng các công hỏi phỏng vấn đối với mộ số CBQL,
GV, GVCC để thu thập ý kiến bổ sung cho những nhận định, đánh giá về hoạt động phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu ĐMGD cũng như ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu ĐMGD
PP quan sát: Quan sát HĐ liên quan đến phát triển đội ngũ GVCC đáp
ứng yêu cầu ĐMGD nhằm thu thập thêm những thông tin phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu, đánh giá các sản phẩm
được tạo ra bởi chủ thể và đối tượng có liên quan đến phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu ĐMGD
Trang 177.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Dùng các công thức toán thống kê như: Công thức tính giá trị phần trăm, giá trị trung bình… để xử lý kết quả điều tra, định lượng kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn để rút ra các nhận xét khoa học khái quát về thực trạng đội ngũ GVCC, phát triển đội ngũ GVCC trường THCS huyện An Hòa, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện qua 03 chương:
Chương 1 Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường THCS Chương 2 Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chương 3 Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 18Chương 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về giáo viên và giáo viên cốt cán
Trong những năm gần đây trên thế giới xuất hiện không ít các công trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên
Hiện nay, hầu hết hệ thống giáo dục của các nước nói tiếng Anh đã và đang tài trợ cho các công trình nghiên cứu và đang có hàng loạt các dự định nghiên cứu về việc xác định và mô tả các yếu tố, điều kiện cần thiết cho sự thành công trong dạy học Các công trình nghiên cứu này dẫn dắt chúng ta quan tâm tìm hiểu rõ những yếu tố tạo ra chất lượng dạy học tốt Một trong những yếu tố cơ bản đã được các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra đó là vấn đề đào tạo giáo viên:
Tại Mỹ, những nghiên cứu về đào tạo GV được tiến hành sớm hơn so với các ngành nghề khác và sớm hơn nhiều so với ở các nước khác Những nghiên cứu đầu tiên dựa trên năng lực thực hiện theo tiếp cận hành vi được thực hiện
từ những năm 1950 Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, để trở thành một GV giỏi không thể đánh đồng GV với một người tốt, hay một người có đạo đức tốt hay biết cách nuôi dưỡng chăm sóc, mà GV phải là một người có giáo dục, có đào tạo chuyên môn (DM Campbell, Melenyzer, Nettles, & Wyman Jr, 2000) Tại Anh, nghiên cứu về đào tạo GV dựa trên năng lực thực hiện ngày càng được chính phủ chấp nhận và khuyến khích đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nghề từ cuối những năm 1980 Các kỹ năng trình độ chuyên môn quan trọng của GV nghề được tổ chức The Qualifications and Curriculum Authority (QCA) đưa ra vào năm 2000, bắt nguồn từ hai bộ tiêu chuẩn trước đó - bộ tiêu chuẩn đầu tiên được xuất bản vào năm 1992, và lần thứ hai được giới thiệu vào
Trang 19năm 1995 (Sử dụng chủ yếu trong xác nhận trình độ chuyên môn trong dạy nghề cấp quốc gia và chương trình cấp bằng dạy nghề quốc gia nói chung) Bên cạnh đó, một nghiên cứu tương tự trong công trình chung của các thành viên Tổ chức Hợp tác Phát triển Châu Âu (OECD) đã đề cập đến chất lượng giáo viên theo 5 tiêu chuẩn chính: Kiến thức phong phú về nội dung chương trình và nội dung bộ môn được giao giảng dạy; Kỹ năng sư phạm trong
đó có kho kiến thức về phương pháp dạy học, năng lực sử dụng những phương pháp đó; Có tư duy phản biện trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê, nét rất đặc trưng của nghề dạy học; Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác; Có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học Nhà giáo phải vừa là nhà chuyên môn, người lãnh đạo được nhấn mạnh trong chuẩn nhà giáo của Australia (theo dự thảo khung về tiêu chuẩn nhà giáo 6/2003, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác
Ở Việt Nam,, trong những năm qua, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về đội ngũ giáo viên
Nghiên cứu của các tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt; Phạm Viết Vượng; Trần Thị Tuyết Oanh và cộng sự… xác định những vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trò của giáo viên trong nhà trường phổ thông, cũng như xác định những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của người GV trong nhà trường
Nghiên cứu của tác giả Trần Bá Hành “Đào tạo giáo viên trước thềm thế kỉ XXI” [17], “Chất lượng giáo viên” [18] đã tập trung phân tích vai trò của GV
trong bối cảnh mới của xã hội trong nước và quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, kĩ thuật và công nghệ Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh “Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quất định chất lượng và hiệu quả giáo dục” [17] Bên cạnh đó, tác
giả xác định những phẩm chất và năng lực cần có của GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế, cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng GV
Trang 201.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên và giáo viên cốt cán
Trong những năm gần đây trên thế giới xuất hiện không ít các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên Trong đó đặc biệt chú trọng tới việc
đề cao khía cạnh phát triển bền vững và thích ứng nhanh của từng giáo viên và
cả đội ngũ trước tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Ta có
thể thấy một số các công trình nghiên cứu như:
Sách tham khảo Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, của tác
giả Gisell O Martin-Kniep (2013), nội dung cuốn sách bàn về những kinh nghiệm, kỹ thuật dạy học cụ thể mang tính gợi ý để GV vận dụng vào các lớp học giúp học sinh nhận thức nhanh hơn bài học, qua đó GV cũng trưởng thành
về chuyên môn
Cùng với quá trình phát triển KT-XH, các quốc gia luôn coi trọng phát triển nền giáo dục của nước mình nhằm đáp ứng ngày càng cao về nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực và nền giáo dục của các nước đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hoá hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới Bởi vì một nền giáo dục tốt và hiện đại sẽ tạo ra một nguồn nhân lực tốt, nâng cao vị thế quốc gia Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục Việc tạo mọi điều kiện để mọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với sự phát triển KT-XH là phương châm hành động của các cấp GD
Hiện nay, hầu hết hệ thống giáo dục của các nước nói tiếng Anh đã và đang tài trợ cho các công trình nghiên cứu và đang có hàng loạt các dự định nghiên cứu về việc xác định và mô tả các yếu tố, điều kiện cần thiết cho sự thành công trong dạy học Các công trình nghiên cứu này dẫn dắt chúng ta quan tâm tìm hiểu rõ những yếu tố tạo ra chất lượng dạy học tốt
Trang 21Một trong những yếu tố cơ bản đã được các nhà khoa học trên thế giới chỉ
ra đó là vấn đề đào tạo giáo viên và phát triển ĐNGV:
Tại Ấn độ, vào năm 1988 đã quyết định thành lập hàng loạt các trung tâm học tập trong cả nước nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người Việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực
Tại Philippin, công tác nâng cao chất lượng ĐNGV không tiến hành tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dưỡng thành từng khóa học trong thời gian nghỉ hè Hè thứ nhất bao gồm các nội dung môn học, nguyên tắc dạy học, tâm
lý học và đánh giá giáo dục; Hè thứ hai gồm các môn về quan hệ con người, triết học giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục; Hè thứ ba gồm nghiên cứu giáo dục, viết tài liệu trong giáo dục và Hè thứ tư gồm kiến thức nâng cao,
kỹ năng nhận xét, vấn đề lập kế hoạch giảng dạy, viết tài liệu giảng dạy, viết sách giáo khoa, viết sách tham khảo
Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho ĐNGV, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Tùy theo thực
tế của từng đơn vị, từng cá nhân mà cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định Cụ thể là mỗi cơ sở giáo dục cử từ 3 đến 5 GV được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học
Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng GV được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội
Khi nghiên cứu về phát triển ĐNGV, ngoài sự thống nhất về nội dung các nhiệm vụ với quản lý phát triển nguồn nhân lực, những nghiên cứu gần đây trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng của ĐNGV, đề cao việc phát triển bền vững và thích ứng nhanh của mỗi GV và cả đội ngũ với những thay đổi ngày càng nhanh chóng về giáo dục trên thế giới Nhất là việc xuất
Trang 22hiện các công nghệ dạy học mới đã dẫn đến nhu cầu thay đổi vai trò và phương pháp giảng dạy của người thầy càng trở nên cấp thiết; các hình thức bồi dưỡng
GV cũng trở nên đa dạng và phong phú, kèm theo đó là chính sách giảm giờ dạy trên lớp của GV, tăng giờ tự học của người học và coi trọng cơ cấu quan hệ
về chức danh giữa tỉ lệ giáo sư với trợ giảng và trợ lí
Daniel R.Beerens chủ trương tạo ra một “nền văn hoá” về sự thúc đẩy và
học hỏi trong đội ngũ (Creating a Culture of Motivation and Learning), coi đó
là giá trị mới của nhà giáo Daniel R.Beerens cho rằng, tính động trong tăng trưởngvàluôn luôn mới là tiêu chí trung tâm của đội ngũ nhà giáo ngày nay
Năm 1987, Ủy ban Quốc gia về các Tiêu chuẩn chuyên môn nhà giáo (NBPTS)
được thành lập sau Hội thảo Carnegie về nhà giáo cho thế kỷ 21 Sau khi thành
lập một thời gian, NBPTS đã phát hành một bản yêu cầu mang tính nguyên tắc
định hướng nghề nghiệp đầu tiên: Thầy giáo cần phải biết và có thể làm gì? (What teachers Should Know and Be Able to do?) với 5 vấn đề cốt lõi được hòa trộn là kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, thái độ và niềm tin
Các công trình nghiên cứu: “ICT in Teachers Training, UNESCO” viết năm 2004 của Fumiko Shinohara; “Information Technology Training Program for Student and Teachers” viết năm 2004 của Harry Kwa,… Việc xuất hiện các công nghệ dạy học mới dẫn đến những đòi hỏi mới, cao hơn đối với đội ngũ giáo viên trong phương pháp dạy học Việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho giáo viên trở nên đa dạng, phong phú; kèm theo các chính sách giảm giờ lên lớp, dạy theo kiểu gợi mở, khêu gợi trí tò mò, khám phá của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm Hội thảo Cambridge về giáo dục cho thế kỷ
21 đã kết luận và đưa ra 5 yêu cầu cốt lõi đối với nhà giáo là: Kiến thức, kỹ năng sư phạm, phẩm chất, thái độ và niềm tin Ở một số nước trên thế giới còn nhấn mạnh giáo viên không chỉ là nhà chuyên môn mà còn là người lãnh đạo (lãnh đạo hoạt động lớp học)
Trang 23Ở Việt Nam, Kể từ sau cách mạng tháng Tám thành công và các cuộc cải cách giáo dục năm 1950, 1956, 1979 và trong những năm đổi mới nhiều công trình nghiên cứu đã để lại những bài học quý giá về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên như: Nguyễn Thị Phương Hoa (2002, Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên); Đinh Quang Báo (2005, Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên); Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007; Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (Đổi mới nội dung đào tạo giáo viên THCS theo chương trình cao đẳng sư phạm mới); Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu (Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển ĐNGV) Các công trình này nghiên cứu phát triển đội ngũ theo 3 hướng: a) Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực; b) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và c) Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, các công trình kể trên hầu hết vẫn còn để lại khoảng trống nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về chính sách tuyển dụng, sử dụng và về vai trò, vị trí mới của đội ngũ giáo viên trong tiến trình phát triển nhà trường Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa [dẫn theo 15]
Sau hơn 25 năm đổi mới, nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi Đặc biệt từ khi có chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì một số dự án, công trình NCKH lớn liên quan đến đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học đã được thực hiện Thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư về “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005 - 2010”, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục đã nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ nhà
Trang 24giáo Việt Nam, làm căn cứ cho các quyết định có liên quan tới đội ngũ nhà
giáo Khi đề cập vấn đề GV trong GDĐH, “bản báo cáo khuyến nghị những khía cạnh cần được đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn cho cả ĐNGV: (a) Khả năng sử dụng ngoại ngữ để hỗ trợ cho hoạt động nghề nghiệp; (b) Khả năng gắn kết giảng dạy, NCKH với thực tiễn lao động sản xuất; (c) Khả năng biết và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; (d) Sự
am hiểu về các vấn đề văn hóa, xã hội” [8]
Sau khi Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành về phát triển KT - XH vùng ĐBSCL, các nhà nghiên cứu giáo dục và quản lý giáo dục
đã có những quan tâm nhằm phát triển nguồn nhân lực cho GD&ĐT trong thời
kỳ hội nhập của khu vực này Những nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí, như: “Tạo nguồn lực cho ĐBSCL” của nhóm phóng viên Ban khoa giáo, “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL” của Trần Kim Dung, “Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo” của Hoàng Xuân Quảng, “Đào tạo giáo viên trung học phổ thông ở vùng ĐBSCL - Vấn đề và giải pháp” của Nguyễn Văn
Đệ, “Kiểm định chất lượng đào tạo giáo viên, trước hết, cần kiểm định chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy” của Lê Phước Lộc đều nêu lên những khó khăn, những yếu kém, bất cập về GD&ĐT ở khu vực ĐBSCL; từ đó, các tác giả đề xuất sự cần thiết phải có một chiến lược phát triển NNL gắn với tính đặc thù, tính chuyên biệt, một sự hỗ trợ tổng lực các nguồn lực, hội tụ trí tuệ của đội ngũ trí thức cả nước
1.1.3 Đánh giá về các nghiên cứu đi trước và xác định nội dung nghiên cứu của luận văn
Nhìn chung, hầu hết các đề tài, công trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước đều xác định những năng lực và phẩm chất của người giáo viên; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên đối với chất lượng giáo dục của các nhà trường, cũng như vai trò của họ đối với quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
Trang 25- xã hội của đất nước Có thể nói rằng, việc tổng quan các đề tài, công trình nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực trong việc tiếp cận, tham khảo trên phương diện lý luận và thực tiễn để thực hiện luận văn này Các đề tài, công trình này đã tiếp cận và đạt ra những vấn đề nghiên cứu, giải quyết tương đối toàn diện, phong phú, trong đó, có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của GV, yêu cầu về năng lực và phẩm chất của GV… là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn xác định những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của đội ngũ GVCC trường THCS
Bên cạnh đó, các đề tài, nghiên cứu đã tập trung khai thác những khía cạnh của phát triển đội ngũ GV như mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện Đây là cơ sở lý luận khoa học quan trọng để tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển đội ngũ GVCC trường THCS
Đội ngũ GVCC có vai trò quan trọng trong các nhà trường, là điểm tựa trong việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà trường, song, vấn đề này lại chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, theo vốn hiểu biết của người nghiên cứu, cho đến nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài
“Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” Chính vì vậy, nghiên cứu
phát triển đội ngũ GVCC trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cả ở phương diện lý luận, thực trạng và biện pháp là khoảng trống mà tác giả luận văn tập trung triển khai nghiên cứu
1.2 Một số khái niệm cơ bản
* Giáo viên cốt cán và đội ngũ giáo viên cốt cán
Giáo viên cốt cán là những người đầu đàn về chuyên môn, giỏi về nghiệp
vụ của nhà trường Họ là những mẫu hình sư phạm cho các giáo viên khác và làm chủ môn học mà mình giảng dạy Họ đạt được những thành tích xuất sắc trong dạy học - giáo dục học sinh
Trang 26Giáo viên cốt cán là chức danh tôn vinh bởi hội đồng chuyên môn của nhà trường hàng năm, chứ không phải được bổ nhiệm của các cấp quản lý
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” [25]
Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi như: Đội ngũ tri thức, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giáo viên… Các khái niệm đó đều xuất phát theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ,
đó là gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng, hàng ngũ chỉnh tề
Tuy nhiên ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một
số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể
Như vậy, khái niệm về đội ngũ có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng đều thống nhất: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành một lực lượng để thực hiện mục đích nhất định Do đó, người giảng viên trong nhà trường phải xây dựng, gắn kết các thành viên tạo ra đội ngũ Trong đó mỗi người có thể có phong cách riêng, nhưng phải có sự thống nhất cao về mục tiêu cần đạt tới
Đội ngũ giáo viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy giáo dục ở các cơ sở giáo dục; Họ được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra cho các cơ sở giáo dục đó Đội ngũ giáo viên là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng, phát triển nhân tài cho đất nước Họ gắn bó với nhau thông qua lợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật và thể chế xã hội
Để tạo thành đội ngũ trước hết phải có một số lượng giáo viên nhất định, việc xác định số lượng giáo viên cần thiết không phải tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ nhiệm vụ dạy học và các quy định của cấp trên
Trang 27* Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán
Theo quan điểm duy vật biện chứng, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện;
là biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp Theo Từ điển Giáo dục, thuật ngữ phát triển được giải nghĩa là “Vận động tiến triển theo chiều hướng tăng lên” Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” Như vậy, phát triển là quá trình biến đổi theo chiều hướng từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từ chưa hoặc ít hiệu quả đến hiệu quả Theo tác giả Phạm Minh Hạc, con người phát triển một cách toàn diện đó là: hài hoà; cân đối và cân bằng; tích hợp; toàn vẹn và chỉnh thể; liên tục không gián đoạn; ổn định; bền vững; đầy đủ và hoàn toàn Sự phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế là phát triển về khả năng con người [dẫn theo 31]
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thì “phát triển” được hiểu như một chức năng cơ bản thông qua những tác động quản lý người người cán bộ giáo dục được phát triển về năng lực, phẩm chất trí tuệ, khả năng tự thích ứng nhanh với hoạt động thực tiễn Thông qua thực hiện chức trách nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn của mình mà từng giáo viên cốt cán phát triển phẩm chất, năng lực của chính mình Với quan niệm như vây thì phát triển được xem xét như sự tăng tiến của từng cá nhân trong tổ chức
Chúng tôi cho rằng: Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường THCS là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục nhà trường làm cho đội ngũ cán bộ có
sự tăng lên và phát triển cả về số lượng, chất lượng nhằm đáp ứng với yêu cầu giáo dục ở các trường THCS trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay
Trang 281.3 Đổi mới giáo dục và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên cốt cán trường trung học co sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục
1.3.1 Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục phổ thông
Những điếm côt lõi về đôi mới giáo dục phố thông được xác định trong Nghị quyết so 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ưcmg 8 kho á XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
* Quan điểm chỉ đạo
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù họp
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
* Mục tiêu đối mới giáo dục phô thông
Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thế chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Trang 29* Giải pháp đối với giáo dục phổ thông
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống
và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo
Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình
độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lí dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hoá dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài
Đa dạng hoá nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
Trang 30hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học
Tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách
Xây dựng và chuẩn hoá nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần
ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hồ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật
- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan
Việc thi, kiếm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyến sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
Đối mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo
Hoàn thiện hệ thống kiếm định chất lượng giáo dục Định kì kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai
Trang 31kết quả kiểm định Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục
và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố nước ngoài Xây dựng phương thức kiếm tra, đánh giá phù họp với các loại hình giáo dục cộng đồng + Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lí giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm
Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập
‘và nghiên cứu khoa học Bảo đảm bình đắng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước
1.3.2 Giáo viên cốt cán ở trường trung học cơ sở
- Vị trí của giáo viên cốt cán ở trường trung học cơ sở
Giáo viên cốt cán là điểm tựa trong việc phát triển chuyên môn - nghiệp
vụ cho nhà trường (bao gồm cả tổ trưởng bộ môn, ban giám hiệu nhà trường trong việc định hướng phát triển chuyên môn - nghiệp vụ cho nhà trường)
Là nhân tố trung tâm để thu hút các thành viên trong nhà trường về phưong diện chuyên môn - nghiệp vụ
Lãnh đạo chuyên môn thông qua tác động gây ảnh hưởng về chuyên môn - nghiệp vụ
- Vai trò của giáo viên cốt cán ở trường trung học cơ sở
Trang 32Giáo viên cốt cán ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu giáo dục và cải thiện chất lượng giáo dục của trường THCS Giáo viên cốt cán là những giáo viên biết rõ những gì đang xảy ra trong trường học của họ Họ ở một vị trí đủ tốt và khách quan bởi lễ họ không chỉ làm việc với đồng nghiệp, với học sinh, mà họ còn tiếp xúc nhiều với phụ huynh, cộng đồng
và những cơ quan, tố chức có liên quan trong công tác giáo dục học sinh Giáo viên cốt cán ở trường THCS là đội ngũ mà Hiệu trưởng và các cấp quản lí kì vọng họ sẽ tạo ra những đột phá và mang lại bầu không khí thân thiện, nhân văn, vì sự phát triển chuyên môn nghề nghiệp và vì sự tiến bộ của học sinh Chính vì vậy, mồi giáo viên cốt cán trong trường cần có ý thức và định hướng
rõ ràng cho sự phát triển của cá nhân mình, của cá nhân trong bối cảnh phát triển chung của trường và định hướng phát triển nhà trường Giáo viên cốt cán
là cầu nối, là người kết nối sức mạnh của các giáo viên và nhân viên khác trong trường đe lập kế hoạch giáo dục, thảo luận về mục tiêu phát triển nhà trường,
kế hoạch hành động cụ thế cho các mục tiêu đó Giáo viên cốt cán trong trường đồng thời cũng là những người gắn kết và thực hiện sứ mệnh của nhà trường từ
ý tưởng của lãnh đạo nhà trường dựa trên quy hoạch phát triển chung của trường nơi giáo viên đó làm việc, đồng thời là người chia sẻ những bài học kinh nghiệm của những bạn bè đồng nghiệp tại các cơ sở giáo dục khác
Giáo viên cốt cán còn là người truyền cảm hứng cho đồng nghiệp của mình trước những thay đổi hoặc những đổi mới giáo dục nhất là trong bối cảnh
xã hội hội nhập và phát triển như hiện nay
Giáo viên cốt cán là những người góp phần to lớn trong việc cải tiến trường học, thay đổi chính sách trong trường học Hơn ai hết, đội ngũ giáo viên cốt cán là người hiểu không chỉ về chương trình giáo dục, những quy định mang tính chất ràng buộc luật pháp của nghề nghiệp, mà họ còn là những người hiểu sâu sắc và thấu đáo những lợi ích mang lại từ những các tiếp cận mới trong giáo dục, họ là những người đại diện cho những giáo viên nhiệt huyết,
Trang 33chính vì vậy những đề nghị, ý kiến cũng như mong muốn chính đáng của họ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục học đường góp phần thay đổi chính sách đối với giáo viên, học sinh và những người làm công tác giáo dục trong cả cộng đồng
- Chức năng của GVCC ở trường trung học cơ sở
+ Định hướng cho sự phát triển chuyên môn - nghiệp vụ bền vững của nhà trường thông qua các ảnh hưởng có chủ đích và các hoạt động chuyên môn của bản thân và hoạt động truyền bá
+ Tham mưu cho các cấp lãnh đạo về chiến lược phát triển chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm của nhà trường
+ Chức năng lãnh đạo chuyên môn - nghiệp vụ thông qua tác động gây ảnh hưởng của bản thân
+ Chức năng phát triển chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhà trường
+ Tạo dựng giá trị, uy tín cho nhà trường
- Nhiệm vụ của GVCC ở trường trung học cơ sở
Nhiệm vụ của GVCC được quy định tại khoản 3, Điều 12, Thông tư Ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 [5]:
+ Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;
+ Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và
cơ quan quản lý;
+ Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế
Trang 34hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);
+ Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;
+ Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng)
1.3.3 Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên cốt cán trong bối cảnh đổi mới giáo dục
* Mục đích của hoạt động sư phạm
Mục đích của hoạt động sư phạm là mục đích của quá trình sư phạm tổng thể: giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hòa, chuẩn bị cho họ những phẩm chất và năng lực cần thiết để gia nhập một cách tích cực vào đời sống xã hội
Theo Luật Giáo dục 2019: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [28]
Mục đích của hoạt động sư phạm là góp phần sáng tạo ra con người, mang tính khai sáng cho con người, từng bước cải biến con người tự nhiên thành con người xã hội, tạo dựng nên con người đáp ứng yêu cầu của thời đại
Trang 35Đặc điểm này phải được giáo viên ý thức đầy đủ và sâu sắc để các hoạt động giáo dục được tiến hành một cách sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở tính hướng đích
* Đối tượng của hoạt động sư phạm
Đối tượng của hoạt động sư phạm là nhân cách học sinh đang hình thành và phát triển có trình độ nhất định về tri thức, phát triển trí tuệ, phẩm chất đạo đức
Người học sinh là đối tượng của hoạt động sư phạm có các đặc điểm sau:
- Nhân cách học sinh được hình thành do tác động của nhiều nhân tố di truyền, môi trường, giáo dục, hoạt động của cá nhân (đặt trong thể phức hợp biopsychosocial): Người học sinh phát triển theo những quy luật của sự hình thành con người, của tâm lí Người học sinh chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố như gia đình, nhà trường, xã hội Những nhân tố này có thể tác động lên việc hình thành nhân cách trên nhiều mặt và theo nhiều hướng khác nhau
Do đó hoạt động sư phạm phải điều chỉnh mọi tác động từ các nhân tố đến học sinh nhằm đạt hiệu quả tối ưu
- Trong quá trình sư phạm, người giáo viên là chủ thể, người học sinh là đối tượng, là khách thể Đồng thời, học sinh tồn tại như chủ thể giáo dục, có tính tích cực, chủ động trong việc tiếp nhận các tác động giáo dục của giáo viên Từ đặc điểm này, muốn đạt hiệu quả giáo dục cao giáo viên phải nghiên cứu
và nắm chắc đối tượng giáo dục của mình; phải biết thiết kế và thực hiện những tác động sư phạm phù hợp quy luật và hợp lí; phải tôn trọng và phát huy vai trò chủ thể giáo dục của học sinh trên cơ sở nắm vững vai trò chủ đạo của mình
* Về công cụ hoạt động sư phạm
Công cụ hoạt động sư phạm là những phương tiện giáo viên sử dụng trong hoạt động sư phạm để tác động đến học sinh nhằm thực hiện mục đích giáo dục
- Là hệ thống tri thức, kĩ năng kĩ xảo cần thiết để thực hiện chức năng giáo dục học sinh và những dạng hoạt động mà người giáo viên thu hút học sinh tham gia một cách tích cực
Trang 36- Nhân cách của người giáo viên với tất cả vẻ đẹp của tâm hồn, trí tuệ, đạo đức có ý nghĩa lớn và có tính quyết định trong giáo dục
- Các phương tiện tác động khác:
Đó là đồ dùng dạy học, thiết bị kĩ thuật và nhiều phương tiện dạy học mới được đưa vào nhà trường cùng với hai loại công cụ trên sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học
Tuy nhiên cần chú ý: những phương tiện vừa kể trên dù có tân tiến hiện đại bao nhiêu thì cũng không hạ thấp được vai trò của giáo viên Trái lại vai trò chủ đạo vẫn là ở người giáo viên và các phương tiện kĩ thuật dạy học chỉ góp phần giải phóng giáo viên khỏi những công việc không có tính sáng tạo, giảm nhẹ lao động của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ mang lại hiệu suất cao
* Về sản phẩm hoạt động sư phạm
Sản phẩm hoạt động sư phạm là trình độ phát triển nhân cách kết tinh trong mỗi cá nhân học sinh, biểu hiện cụ thể ở trình độ tích lũy tri thức, sự hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, trình độ phát triển trí tuệ và các phẩm chất đạo đức của con người mới
Khác với sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất, sản phẩm của hoạt động sư phạm là cái không biểu hiện cụ thể, không thể nhận biết được ngay mà
nó đòi hỏi phải trải qua thời gian lâu dài
Muốn “sản xuất” ra sản phẩm này đòi hỏi giáo viên phải tổ chức cho người được giáo dục hoạt động và giao lưu, tổ chức quá trình nhận thức độc đáo cho học sinh
Do đó, trong hoạt động sư phạm để mang lại hiệu quả của sản phẩm cần vận dụng quá trình sư phạm tổng thể để giáo dục học sinh, để cho các em tham gia vào giao lưu và hoạt động lâu dài để hình thành các phẩm chất nhân cách
* Thời gian và không gian của hoạt động sư phạm
Thời gian hoạt động sư phạm của giáo viên gồm có thời gian quy định và thời gian làm việc ngoài giờ quy định
Trang 37Thời gian quy định là thời gian được quy định về mặt pháp lý trong các văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quy định về số giờ giảng dạy và các công tác khác
Thời gian làm việc ngoài giờ quy định là thời gian ngoài quy định về mặt pháp lý gồm thời gian chuẩn bị bài giảng, chấm bài, tự bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia các công việc ngoài nhà trường và hoạt động xã hội
Không gian hoạt động sư phạm của giáo viên tiến hành ở hai phạm vi là
ở trong và ngoài nhà trường
Tóm lại: hoạt động sư phạm của GVCC trường THCS vừa mang những đặc điểm của hoạt động sư phạm nói chung, và có những nét đặc thù gắn với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của họ trong phát triển hoạt động chuyên môn, nghiệp
để trưởng thành
Trải qua thời gian tích lũy và rèn luyện, khi bước vào giai đoạn thứ hai trong sự thăng tiến nghề nghiệp (hạng II), giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng đã tiến tới vị trí của giáo viên cốt cán trong đội ngũ nhà giáo của cấp học
Trang 38Vì vậy, đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THCS cần phải thỏa mãn các điều kiện cần và đủ sau đây:
- Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
- Được xếp loại đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này phải đạt mức tốt;
- Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
- Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên
- Đạt hoặc vượt chuân trình độ đào tạo được quy định cho giáo viên THCS, có năng lực nghề nghiệp đáp ứng tối thiểu từ mức độ 3 (mức xuất sắc)
so với những quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
- Được xác nhận/ thừa nhận về uy tín trong tập thể sư phạm thông qua các vai trò:
+ Chuyên gia môn học (môn học đang giảng dạy/ đã giảng dạy) và nghiệp vụ sư phạm
+ Người khởi xướng các ý tưởng sáng tạo và say mê nghiên cứu khoa học; + Người có năng lực và tích cực hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và học sinh
+ Người có năng lực tự học và không ngừng phát triển nghề nghiệp một cách hiệu quả
Trang 39Các giáo viên cốt cán khi tập họp thành đội ngũ, đội ngũ đó sẽ có đầy đủ các đặc trưng của đội ngũ nói chung với các thành tố cấu trúc cơ bản như: số lượng, cơ cấu và chất lượng
Tóm lại, trong bối cảnh đổi mới giáo dục, giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
2) Năng lực phát triển chuyên môn nghiệp vụ:
- Phát triển chuyên môn bản thân
- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tư vấn và hỗ trợ học sinh
3) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục
- Xây dựng văn hóa nhà trường
- Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
4) Năng lực phát triển mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội
- Tạo dựng mối quan hệ hơp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Trang 405) Hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán
- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục
- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp các vấn đề về xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy, …
- Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lý trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, tham gia tổ chức báo cáo chuyên môn nghiệp vụ, …
- Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục
1.4 Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.4.1 Sự cần thiết của việc phát triển giáo viên cốt cán trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Giáo viên cốt cán ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu giáo dục và cải thiện chất lượng giáo dục của trường THCS Giáo viên cốt cán là những giáo viên biết rõ những gì đang xảy ra trong trường học của họ Họ ở một vị trí đủ tốt và khách quan bởi lễ họ không chỉ làm việc với đồng nghiệp, với học sinh, mà họ còn tiếp xúc nhiều với phụ huynh, cộng đồng
và những cơ quan, tố chức có liên quan trong công tác giáo dục học sinh Giáo viên cốt cán ở trường THCS là đội ngũ mà Hiệu trưởng và các cấp quản lí kì vọng họ sẽ tạo ra những đột phá và mang lại bầu không khí thân thiện, nhân văn, vì sự phát triển chuyên môn nghề nghiệp và vì sự tiến bộ của học sinh Chính vì vậy, mồi giáo viên cốt cán trong trường cần có ý thức và định hướng
rõ ràng cho sự phát triển của cá nhân mình, của cá nhân trong bối cảnh phát triển chung của trường và định hướng phát triển nhà trường Giáo viên cốt cán