1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần petec bình định

80 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần PETEC Bình Định
Tác giả Đặng Thành Nam
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Hường
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Đề án Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 6,09 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu (13)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết (13)
      • 1.1.1. Khái niệm động lực làm việc (13)
      • 1.1.2. Khái niệm tạo động lực làm việc (15)
      • 1.1.3. Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc (16)
      • 1.1.4. Các lý thuyết về tạo động lực làm việc (17)
      • 1.1.5. Lý thuyết sử dụng trong đề án (23)
    • 1.2. Mô hình nghiên cứu (24)
    • 1.3. Thiết kế nghiên cứu (25)
      • 1.3.1. Các giai đoạn của nghiên cứu (25)
      • 1.3.2. Xây dựng bảng hỏi và các thang đo (26)
  • Chương 2: Phân tích thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định (28)
    • 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Petec Bình Định (28)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (28)
      • 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ (29)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy (30)
      • 2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh (33)
        • 2.1.4.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh (0)
        • 2.1.4.2. Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế (38)
    • 2.2. Phân tích thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định (43)
      • 2.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính (43)
      • 2.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng (44)
        • 2.2.2.1. Thống kê mô tả nghiên cứu (0)
        • 2.2.2.2. Thống kê mô tả các yếu tố tác động đến động lực làm việc (0)
  • Chương 3: Các biện pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định (55)
    • 3.1. Định hướng phát triển của công ty (55)
      • 3.1.1. Các mục tiêu chủ yếu của công ty (55)
      • 3.1.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn (55)
      • 3.1.3. Dự phòng rủi ro (56)
    • 3.2. Các biện pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công (0)
      • 3.2.1. Giải pháp 1: Cải thiện về điều kiện làm việc (56)
        • 3.2.1.1. Căn cứ thực hiện giải pháp (56)
        • 3.2.1.2. Nội dung giải pháp (58)
        • 3.2.1.3. Kết quả dự kiến (59)
      • 3.2.2. Giải pháp 2: Thay đổi phương pháp tính lương thưởng (60)
        • 3.2.2.1. Căn cứ thực hiện giải pháp (60)
        • 3.2.2.2. Nội dung giải pháp (61)
        • 3.2.2.3. Kết quả dự kiến (62)
      • 3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng chính sách đào tạo –thăng tiến (63)
      • 3.2.4. Một số đề xuất giải pháp khác (64)
  • KẾT LUẬN (66)
  • PHỤ LỤC (70)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ĐẶNG THÀNH NAM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Khái niệm động lực làm việc

Theo Stee & Porter (1983), động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức; là sự thôi thúc, sự kiên định và bền bỉ trong quá trình làm việc

Mitchell và các cộng sự (1997) cũng thống nhất với cách định nghĩa này và cho rằng động lực là quá trình cho thấy sức mạnh, sự kiên định và sự bền bỉ trong nỗ lực cá nhân nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu

Pinder (1998) đã chỉ ra rõ hơn và cho rằng động lực làm việc là một tập hợp của các yếu tố bên ngoài và bên trong dẫn tới các hành vi liên quan đến việc thiết lập, định hướng hình thức, thời gian và cường độ của hành động Định nghĩa này xác định ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (ví dụ, tính chất công việc, hệ thống khen thưởng của tổ chức) và các yếu tố bẩm sinh của một cá nhân (ví dụ, động cơ và nhu cầu của một người) đến các hành vi liên quan đến làm việc

Một người có “sức mạnh” trong hành động là người đó có thể vượt qua những khó khăn trong công việc bằng nghị lực và sự cố gắng của mình Đây là một thành phần quan trọng nhất khi nói đến động lực; “định hướng trong nỗ lực của cá nhân” cho thấy con người nỗ lực trong hành động vì một mục tiêu rõ ràng (mục tiêu cá nhân hay mục tiêu tổ chức); “sự bền bỉ trong nỗ lực cá nhân” giúp đo lường việc con người có thể duy trì sự nỗ lực trong công việc được bao nhiêu lâu Nghiên cứu cho thấy các cá nhân có động lực làm việc sẽ duy trì được sự bền bỉ này trong thời gian đủ để đạt được mục tiêu

Các nghiên cứu cho rằng, con người có sức mạnh trong công việc sẽ cố gắng làm việc với sự nỗ lực của mình Tuy nhiên, nhiều khi sự cố gắng lớn của cá nhân không mang lại kết quả công việc như mong đợi cho tổ chức nếu nó không gắn với mục tiêu của tổ chức Do vậy, các nhà quản lý luôn tìm kiếm câu trả lời làm sao để người lao động hướng những nỗ lực, sự cố gắng trong

7 công việc của họ vì mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm thế nào để duy trì được sự bền bỉ trong công việc của nhân viên

Các nhà nghiên cứu về tâm lí học cho rằng, động lực là một quá trình nội tại, giúp thúc đẩy, định hướng và duy trì hành động liên tục (Murphy & Alexander, 2000; Pintrich, 2003) Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động lực

Theo John (1993), biểu hiện của một người có động lực làm việc là người đó làm việc rất chăm chỉ, luôn dành mọi nỗ lực và cố gắng của mình trong công việc, có định hướng và hành động vì mục tiêu rõ ràng

Theo Chang (1996), Ray (2001), Gundry (2007), động lực làm việc của con người bao gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài Động lực từ bên trong (instrumental/intrinsic motivation) có thể được định nghĩa là sự khát khao làm việc, bởi công việc khiến cho người lao động chứng tỏ được năng lực, năng khiếu của mình Động lực bên trong này thúc đẩy sự khao khát tìm kiếm cái mới, thử nghiệm với những kế hoạch công việc mới, tìm kiếm những cơ hội cho việc phát triển chuyên môn (Leonard, Beauvais and Scholl, 1999) Động lực thúc đẩy bên trong trái ngược với động lực bên ngoài Động lực bên ngoài có thể giải thích cho sự khát khao làm việc của người lao động là do phần thưởng hữu hình hoặc vô hình mà họ sẽ nhận được (Leonard, Beauvais and Scholl, 1999)

Như vậy, qua các khái niệm trên có thể hiểu bản chất của động lực làm việc là: (1) Nó thể hiện hành động và thái độ cụ thể của người lao động trong công việc và đối với tổ chức Điều này có nghĩa là động lực làm việc mang tính cá nhân Mỗi người lao động đảm nhiệm những công việc khác nhau có thể có những động lực khác nhau để làm việc tích cực hơn Động lực làm việc được gắn liền với một công việc, một tổ chức và một môi trường làm việc cụ thể; (2) Động lực làm việc của mỗi người lao động chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau (yếu tố bên trong thuộc về bản thân mỗi cá nhân người lao động) và yếu tố bên ngoài (như môi trường làm việc, tính chất công việc ) Do vậy, động lực làm việc có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố khách quan trong công việc Tại thời điểm này một người lao động có thể có động lực làm việc

8 rất cao nhưng vào một thời điểm khác động lực làm việc của họ lại xuống thấp hoặc không có động lực làm việc, hoặc họ có thể bất mãn với công việc

Như vậy, tuy có những cách phát biểu khác nhau nhưng đa số các tác giả đều thống nhất theo quan điểm chung cho rằng động lực lao động mang yếu tố cá nhân, xuất phát từ bên trong và nó được thúc đẩy bởi các yếu tố cả bên trong và bên ngoài từ môi trường làm việc của người lao động Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa về động lực theo phát biểu của Stee & Porter (1983) Khái niệm này đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Mitchell và các cộng sự (1997); Wright (2004); Saleem và các cộng sự (2010)

1.1.2 Khái niệm tạo động lực làm việc

Tạo động lực làm việc luôn là nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất đối với các nhà quản lý trong bất kỳ một tổ chức nào Như đã phân tích ở trên động lực là yếu tố xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân người lao động Vì vậy, để xuất hiện được động lực cho người lao động làm việc thì phải tìm cách tạo ra được động lực đó Đã có rất nhiều quan điểm về tạo động lực được đưa ra:

Cụ thể hơn là tác giả Lê Thanh Hà, “tạo động lực là xây dựng và thực thi một hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản trị tác động đến người lao động khiến cho người lao động yêu thích và sáng tạo hơn trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất có thể đối với mỗi nhiệm vụ cụ thể được giao”

Trong khi đó tác giả Nguyễn Thị Phương Lan, “tạo động lực là quá trình sử dụng tổng hợp cách thức, biện pháp nhằm khuyến khích, động viên, khơi dậy niềm khát khao, tinh thần tự giác, tự nguyện của người lao động để họ nỗ lực, phấn đấu cho mục tiêu hoàn thành công việc được giao với kết quả tốt nhất, qua đó góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả, sự thành công của tổ chức”

Như vậy, tạo động lực làm việc là tất cả những hoạt động mà tổ chức có thể thực hiện đối với người lao động, tác động đến khả năng làm việc tinh thần thái độ làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao trong lao động Tạo động lực gắn

Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của con người, kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước và kết quả của nghiên cứu sơ bộ Mô hình này xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động theo các đặc điểm cá nhân Các đặc điểm cá nhân được xem xét là: giới tính, tuổi, vị trí, trình độ học vấn, thâm niêm làm việc Điểm khác biệt mà mô hình đưa ra đó là các yếu tố tác động đến động lực làm việc được xét trên 2 nhóm đối tượng khác nhau là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Từ các kết quả thu được khi nghiên cứu theo mô hình này, nghiên cứu có thể đề xuất giải pháp cụ thể cho từng đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực thúc đẩy người lao động trong Công ty Petec Bình Định làm việc tốt và gắn bó lâu dài với công ty

Thiết kế nghiên cứu

1.3.1 Các giai đoạn của nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, ngoài việc thu thập dữ liệu thứ cấp để làm nổi bật các khái niệm liên quan, hiểu rõ về các mô hình, các lý thuyết tạo động lực, tác giả còn tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp Quy trình nghiên cứu gồm các bước: Điều kiện làm việc

Thương hiệu - văn hoá công ty

Quan hệ cấp trên Đào tạo – Thăng tiến Động lực làm việc của người lao động

+ Bước 1 Nghiên cứu định tính: thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu các nhà quản lý và các nhân viên trong công ty để giúp tác giả xem xét lại các nhân tố tác động; điều chỉnh câu hỏi và từ ngữ trong phiếu khảo sát cho hợp lý

+ Bước 2 Nghiên cứu thống kê mô tả: tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu bằng phiếu điều tra Sau đó, dữ liệu được xử lý qua phần mềm excel Kết quả xử lý sẽ thể hiện được sự đánh giá của người lao động về từng yếu tố liên quan tới động lực làm việc của họ Đây sẽ là căn cứ đưa ra giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động trong chương 3

Bảng 1.1: Phương pháp nghiên cứu

STT Phương pháp Kỹ thuật Thời gian Đối tượng

Kiểm tra sự tương đồng giữa lý thuyết và thực tế về các nhân tố tác động tới động lực làm việc

Nhân viên 5 Điều tra về thái độ, động lực làm việc của người lao động; những suy nghĩ, quan điểm của họ về công việc hiện tại; những yếu tố họ cảm thấy hài lòng/không hài lòng trong công việc

Nghiên cứu thống kê mô tả Điều tra bằng bảng hỏi, xử lý bằng phần mềm Excel

Thu thập số liệu thông qua bảng hỏi; xử lý số liệu và tìm ra câu trả lời cho mục tiêu nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.3.2 Xây dựng bảng hỏi và các thang đo

Nội dung bảng hỏi: Bên cạnh phần mở đầu giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, lời cam kết giữ bí mật và lời cảm ơn, bảng câu hỏi gồm phần khảo sát chính và phần thông tin cá nhân của đáp viên

Thang đo được sử dụng là thang đo Likert với 5 cấp độ Đây là thang đo được tin tưởng và sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu kinh tế, xã hội Năm cấp độ từ 1 – “Hoàn toàn không đồng ý”; 2 – “Không đồng ý”; 3 – “Bình thường”; 4 – “Đồng ý” đến 5 – “Hoàn toàn đồng ý” Nội dung bảng hỏi được thể hiện trong phụ lục 2

Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu: Các thang đo được kế thừa từ những nghiên cứu trước và được thể hiện trong phụ lục 1

Mẫu nghiên cứu: Số lượng người lao động trong công ty là 112 người Để đảm bảo tính tin cậy, tác giả sẽ phát ra 112 phiếu Tác giả sẽ đến trực tiếp các phòng ban, kho xi măng, cửa hàng xăng dầu của Công ty để phát cho 112 cán bộ công nhân viên trong Công ty

Phân tích thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định

Khái quát về Công ty Cổ phần Petec Bình Định

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên thành lập : CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH

- Tên giao dịch : Petec Binh Dinh Joint Stock Company

- Tên viết tắt : PETEC BIDICO

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 35 03 000014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp (lần thứ sáu) ngày 24/5/2007

- Mã ch/khoán (OTC) : PTB

- Trụ sở chính : 389 Trần Hưng Đạo - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định

- Website : www.petecbidico.com.vn

- Email : info@petecbidico.com.vn a) Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng

- Tiền thân của Công ty Cổ phần Petec Bình Định là công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Bình Định Thực hiện theo Nghị định số 338/CP của Chính Phủ về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, được sự đồng ý của Bộ Thương Mại: công ty Thương nghiệp Tổng hợp Bình Định được thành lập ngày 21/03/1991 theo Quyết định số 290/QĐ–UB của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh Bình Định trên cơ sở hợp nhất giữa hai Công ty: Công ty Công nghệ phẩm Bình Định và công ty Vật liệu xây dựng Chất đốt Bình Định dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở Thương Mại và Du Lịch Bình Định

- Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh, đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của Công ty,

22 ngày 14/5/2001, UBND Tỉnh Bình Định ra quyết định số 35/2001/QĐ-UB về việc chuyển công ty Thương nghiệp Tổng hợp Bình Định thành Công ty Cổ phần Thương mại Bình Định, với vốn điều lệ là: 7.319.400.000 đồng

- Ngày 08/9/2006, Đại hội hội đồng cổ đông bất thường đã nhất trí thống nhất phương án tăng vốn điều lệ, theo đó vốn điều lệ của Công ty tăng từ 7.319.400.000 đồng lên thành 15.000.000.000 đồng (tức tăng 104,93%), tương đương 1.500.000 cổ phần

- Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2007 (ngày 14/4/2007), đã thông qua và thống nhất đổi tên từ Cổ phần Thương mại Bình Định (viết tắt là BITRACO) thành Công ty Cổ phần Petec Bình Định (tên viết tắt là PETEC BIDICO), đồng thời tăng vốn điều lệ từ 15.000.000.000 đồng lên thành 30.600.000.000 đồng (tức tăng 104%), tương đương 3.060.000 cổ phần b) Quy mô hiện tại của công ty

Quy mô hiện tại của Công ty là lớn Công ty có 2 chi nhánh và 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu:

- Chi nhánh Công ty Cổ phần Petec Bình Định tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Trung tâm kinh doanh Ôtô PETEC BIDICO tại Bình Định

- Cửa hàng xăng dầu Trung Hậu – Đường Đào Tấn – TP Quy Nhơn

- Cửa hàng xăng dầu Trung Hậu – Đường Hùng Vương – TP Quy Nhơn

- Cửa hàng Xăng dầu Phước Lộc - Tuy Phước – Bình Định

- Cửa hàng Xăng dầu Phù Mỹ - Phù Mỹ - Bình Định

- Cửa hàng Xăng dầu Hoài Hảo - Hoài Nhơn - Bình Định

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

- Kinh doanh xăng, dầu, mỡ và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỡ

- Kinh doanh các mặt hàng công nghệ, thực phẩm công nghệ, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng

- Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ hộp, lâm sản, thủy hải sản

- Dịch vụ vận tải xăng dầu và các loại hình dịch vụ khác

* Nhiệm vụ của Công ty

Với một số chức năng trên thì Công ty có những nhiệm vụ sau :

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và từng bước đáp ứng thõa mãn nhu cầu xã hội, quản lý tài sản, tiền vốn, sử dụng vốn, bảo tồn vốn và phát triển vốn đem lại hiệu quả cho Công ty

- Công ty kinh doanh đa dạng hóa, hoạt động trên cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại, mở rộng thị trường, ổn định giá cả, lưu thông hàng hóa đúng phẩm chất đảm bỏa chất lượng phục vụ nhu cầu của thị trường

- Mục tiêu cuối cùng và thiết thực nhất là có trách nhiệm, nghĩa vụ đầy đủ với Nhà nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy ỉ Đặc điểm tổ chức quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ 24 ĐÔNG

Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng kinh doanh tổng hợp

Tr.tâm phân phối hàng tiêu dùng

Tr.tâm phân phối điện máy

Xí nghiệp chế biến thực phẩm

Phó TGĐ (Tài chính - CNTT)

Phòng Tài chính kế toán

Phòng kế hoạch đầu tư

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

Chú thích: Quan hệ giám sát

Quan hệ chỉ đạo ỉ Tổ chức bộ mỏy quản lý của Cụng ty:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng ô Hội đồng quản trị ( HĐQT ):

Là cơ quan quản lý công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ ) HĐQT có trách nhiệm quản trị công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết của ĐHĐCĐ, chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quản trị gây thiệt hại cho công ty, chỉ đạo giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết của các cổ đông và các cổ đông và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo luật định ô Ban giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm gồm 1 tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty trực tiếp chịu trách nhiệm trực trước HĐQT về công tác tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của công ty và thi hành các quyết định của HĐQT theo nhiệm vụ và quyền được giao ô Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điềuhành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ô Phòng kinh doanh tổng hợp (PKDTH):

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc tham mưu trong hoạt động SXKD, trong hoạt động xây dựng cơ bản và sữa chữa lớn (nếu có) Đến kỳ (tuần, tháng, quý , năm) phòng có nhiệm vụ tổng hợp các kết quả cụ thể thông qua phòng kế toán gửi lên giám đốc nhằm có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp ô Phòng kinh doanh xăng dầu:

Chức năng giống PKDTH nhưng ở phạm vi hẹp hơn đó là lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Phòng này trực tiếp điều hành các trạm xăng dầu, cửa hàng xăng dầu mà công ty kinh doanh ô Phòng kế toán:

Quản lý tiền vốn của công ty, cùng với ban giám đốc và các phòng ban thực hiện đúng những văn bản của Nhà nước ban hành đúng luật pháp Nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty, phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm phát hiện những sai trái, nguyên nhân trong công tác kinh doanh có hiệu quả hay không có hiệu quả để có biện pháp khắc phục kịp thời để thông tin chính xác cho HĐQT và BGĐ đề ra những quyết định ngày càng tốt hơn cho công ty ô Phòng tổ chức hành chính:

Quản lý về nhân sự con người, tổ chức tham mưu cho lãnh đạo trong công tác tổ chức sử dụng lao động một cách hợp lý và hiệu quả mang lại cao hơn trong kinh doanh tuyển chọn công nhân, đào tạo trình độ chuyên môn cho CBCNV, thực hiện tốt các chế độ cho người lao động, khen thưởng kịp thời động viên người lao động ô Phòng kế hoạch đầu tư

Xây dựng lên những kế hoạch phương hướng trong tương lai và kết quả năm hiện tại của Công ty Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc kinh doanh của Công ty Kế hoạch đầu tư tài chính, vật chất khác phục vụ cho Công ty Kế hoạch phòng kinh doanh các mặt hàng công nghệ ô Chi nhánh Công ty tại TP HCM và XN chế biến thực phẩm Quy Nhơn:

Cũng là đơn vị trực thuộc, hạch toán báo sổ Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu mì ăn liền, bột canh, đồ hộp….trong tương lai sẽ kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp

2.1.4 Khái quát kết quả kinh doanh

Công ty Cổ phần Petec Bình Định được đánh giá là một trong những thương hiệu mạnh, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, bảo tồn được vốn của chủ đầu tư, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và thực hiện kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2018-2022

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch (%)

B Nguồn vốn chủ sở hữu 64.240.284.714 64.502.628.220 61.385.371.960 64.622.622.996 71.843.174.517 0% -5% 5% 11%

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 – 2022

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 3.405.687.199 1.418.136.886 819.359.799 362.795.484 7.198.668.988 -58% -42% -56% 1884%

Trong đó: Chi phí lãi vay 3.572.485.725 2.299.910.810 1.263.317.674 156.020.222 6.589.045.803 -36% -45% -88% 4123%

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.823.270.621 6.800.899.686 5.599.707.347 6.023.442.075 7.573.707.812 0% -18% 8% 26%

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận trước thuế

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

Phân tích thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định

Cổ phần Petec Bình Định

2.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho đề án, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc và sự đúng đắn khi nghiên cứu về vấn đề này trong Công ty Petec Bình Định

Về các yếu tố ảnh hưởng và câu hỏi trong phiếu khảo sát, các đáp viên đều có sự đồng tình và thống nhất

Về nhận thức về tầm quan trọng của động lực làm việc, cả hai cán bộ quản lý và các nhân viên đều khẳng định động lực làm việc là rất quan trọng

Nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công việc và sự phát triển của cả người lao động và doanh nghiệp

Khi nói về yếu tố kích thích, khiến bản thân người lao động hăng say, có động lực làm việc, các câu trả lời đưa ra rất nhiều các lý do khiến họ tăng động lực làm việc và nó thuộc trong cả nhóm các nhân tố duy trì (tiền lương, điều kiện làm việc…) và nhóm các nhân tố thúc đẩy (sự thành đạt, bản thân công việc…) của Herzberg (1959) Một số nhân viên có xu hướng nhấn mạnh đến vai trò của tiền lương và thu nhập trong việc tạo ra động lực làm việc trong khi đó nó lại là yếu tố thuộc nhóm duy trì trong lý thuyết của Herzberg (1959) Tuy nhiên, đối với một số người được hỏi, lương bổng chỉ là một phần thúc đẩy họ Điều quan trọng hơn với họ là môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội được phát triển

Khi được hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của mình trong doanh nghiệp Một số nhân viên cho rằng công ty chưa có chính sách đãi ngộ tốt, đặt biệt là chế độ tiền lương cố định, không tạo sự kích thích và phân biệt được năng lực làm việc giữa các nhân viên

Khi tiến hành phỏng vấn nhân viên công ty ở kho xi măng và tại các trạm xăng dầu thì nhận thấy vấn đề bảo hộ lao động chưa được công ty chú trọng, nhân viên chỉ được trang bị khẩu trang tiện lợi chứ không phải đồ bảo hộ đặc thù bảo vệ sức khoẻ tốt hơn Ngoài ra, công ty cũng chưa có chế độ khám sức khoẻ hàng năm cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là các cán bộ nhân viên ở kho xi măng và trạm xăng dầu, thường xuyên tiếp xúc với bụi và bay hơi của xăng dầu độc hại Đặc biệt đối với Công ty Cổ phần Petec Bình Định trong giai đoạn này, cơ cấu nhân sự cấp cao có sự thay đổi Đây là giai đoạn chuyển giao nên một số người lao động cũng cảm thấy lo lắng và bất an Điều này cũng ảnh hưởng rõ rệt tới động lực làm việc của họ

2.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng

2.2.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Với số lượng phiếu phát ra là 112 phiếu, tác giả thu về được 104 phiếu (92,9 %) Dữ liệu thu về sau khi được làm sạch và sàng lọc, tác giả giữ lại 102 phiếu hợp lệ (91%) 02 phiếu không hợp lệ là do trả lời thiếu thông tin, câu trả lời mâu thuẫn

Bảng 2.4: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Chức danh Cán bộ quản lý 28 27

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Mô tả mẫu theo giới tính: số lượng người trả lời nam là 62 người, chiếm

61%, trong khi nữ là 40 người, chiếm 39% Điều này cho thấy tỉ lệ trả lời là nam nhiều hơn nữ, số lượng ứng viên nam nhiều hơn nữ 21 người

Mô tả mẫu theo độ tuổi: độ tuổi của đáp viên trả lời phỏng vấn chủ yếu nằm trong khoảng từ 25 – 45 tuổi Trong đó, 20 người dưới 25 tuổi (chiếm 20%); 29 người từ 25 tuổi - dưới 35 tuổi (chiếm 29%); 34 người có tuổi từ 35

- dưới 45 tuổi (chiếm 34%); 17 người 45 tuổi trở lên (chiếm 17%) Tỷ lệ độ tuổi ứng viên tham gia khảo sát cũng phù hợp với thực tế về cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Công ty

Mô tả mẫu theo chức danh: số lượng cán bộ quản lý là 28 người, chiếm 27%; số lượng nhân viên là 74 người, chiếm 73% Tỷ lệ này cũng phù hợp với thực tế về tỷ lệ nhà quản lý – nhân viên trong Công ty

2.2.2.2 Thống kê mô tả các yếu tố tác động tới động lực làm việc

Bảng 2.5: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các biến

STT Tên biến N Giá trị nhỏ nhất

5 Quan hệ với cấp trên 102 1 5 3,9

6 Quan hệ với đồng nghiệp 102 2 5 4,5

7 Thương hiệu – văn hoá công ty 102 2 5 4,4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo bảng trên, giá trị của các câu trả lời dao động từ 1 đến 5 Giá trị trung bình của các biến quan sát đều trên mức trung bình và dao động từ 3,2 tới 4,5 Trong đó, giá trị trung bình của nhân tố quan hệ với đồng nghiệp là cao nhất đạt 4,5 và nhân tố chế độ lương thưởng là thấp nhất đạt 3,2 Cụ thể như sau:

39 ỉ Yếu tố điều kiện làm việc

Hình 2.2: Kết quả tổng hợp yếu tố điều kiện làm việc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Điều kiện làm việc được đánh giá ở mức trung bình thấp 3,3 điểm Điều này thể hiện cán bộ công nhân viên chưa đánh giá cao việc công ty đầu tư nâng cấp đổi mới phòng làm việc, thiết bị phục vụ cho công tác kinh doanh bán hàng, thiết bị an toàn lao động, chế độ khám sức khoẻ hàng năm cho cán bộ công nhân viên…

Trong đó, biến quan sát “thời gian làm việc là hợp lý” là biến được cán bộ công nhân viên đánh giá cao nhất, công ty đảm bảo thời gian làm việc 8 tiếng/ngày, không tăng ca và cán bộ công nhân viên tại văn phòng được nghỉ thứ 7 và chủ nhật hàng tuần

Ngoài ra, biến quan sát “được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết phụ vụ công việc” là biến được cán bộ công nhân viên trong công ty đánh giá thấp nhất Theo tìm hiểu của học viên thì các ngành hàng kinh doanh của công ty là xăng dầu và xi măng là các mặt hàng có độ ô nhiễm, bụi cao Vì vậy, việc trang bị các đồ bảo hộ đặc thù cho công việc cần được ưu tiên cao Tuy nhiên, hiện

40 nay công nhân viên của công ty tại kho xi măng và cửa hàng chỉ được trang bị khẩu trang tiện lợi, chưa đảm bảo về an toàn và sức khoẻ Ngoài ra, công ty chưa có chế độ khám sức khoẻ hàng năm cho cán bộ công nhân viên mặc dù công việc thường xuyên tiếp xúc với bụi, ô nhiễm không khí ỉ Yếu tụ chế độ lương thưởng

Hình 2.3: Kết quả tổng hợp yếu tố chế độ lương thưởng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Chế độ lương thưởng được đánh giá thấp nhất trong các yếu tố với mức điểm trung bình là 3,2 điểm Điều này phù hợp với thực tế tại công ty và chia sẻ của người lao động trong công ty Hiện nay, Công ty Petec Bình Định còn sử dụng phương pháp tính lương theo hệ số lương cho cả tất cả phòng ban, đặc biệt là phòng kinh doanh Vì vậy, khi so sánh với các công ty đối thủ cạnh tranh đã áp dụng phương pháp tính lương theo doanh thu thì mức lương hiện tại cho cán bộ nhân viên trong công ty là rất thấp và chưa taọ động lực cho cán bộ nhân viên trong công ty (đặc biệt là phòng kinh doanh)

Hiện nay, công thức tính lương theo lương cứng tại Công ty Petec Bình Định được quy định như sau:

Mức lương hưởng = Mức lương cơ bản + Phụ cấp

+ Mức lương cơ bản theo quy định của công ty là 5.000.000 VNĐ + Phụ cấp được tính theo quy định của công ty

Các biện pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định

Định hướng phát triển của công ty

3.1.1 Các mục tiêu chủ yếu của công ty

- Phát triển ổn định và phát triển thị trường kinh doanh thông qua chất lượng dịch vụ ổn định trong cung ứng hàng hoá, uy tín chất lượng hàng hoá trong phân phối hệ thống khách hàng

- Nghiên cứu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh thương mại khác, định hướng khai thác điểm mạnh của khu vực miền Trung – Tây Nguyên như: cảng nước sâu, vùng nguyên liệu có sẵn…

- Quản lý chặt chẽ giảm thiểu rủi ro công nợ phải thu Mở rộng quan hệ tín dụng với các ngân hàng trên địa bàn để khai thác tối đa nguồn lực huy động

- Tiếp tục tăng doanh số bán hàng của các mặt hàng chính của công ty như: xi măng, xăng dầu…

- Tiếp tục tăng lợi nhuận sau thuế của công ty trong các năm tới

Bảng 3.1: Kế hoạch năm 2023 của Công ty Petec Bình Định

Chỉ têu Kế hoạch năm 2023

(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2023)

3.1.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn

- Tăng vốn điều lệ, qua đó tăng năng lực kinh doanh, phạm vi hoạt động

- Đầu tư, phát triển quỹ đất làm kho chứa xăng dầu không chỉ tại Bình Định mà còn tại tỉnh thành khác trên khắp cả nước

- Đối với mảng kinh doanh xăng dầu và xi măng phải tăng số lượng hệ thống đại lý và cửa hàng trực thuộc ,tạo tiền đề để thực hiện nhiệm vụ

Các biện pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công

lớn trong công tác phát triển hệ thống khi phương án tăng vốn được thông qua

- Tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, M&A để mở rộng hoạt động đầu tư

- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu các ngành thuộc thế mạnh khai thác của Công ty cũng như của vùng miền

3.1.3 Dự phòng rủi ro Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam, việc xung đột Nga – Ukraine và bất đồng địa chính trị giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã làm cho giá xăng dầu tăng bất thường với tốc độ cao Với việc khối OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng theo kế hoạch kể từ tháng 5/2022 sẽ càng khiến giá dầu nhiều khả năng chạm ngưỡng 100 USD/thùng Những điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong nước nếu không đáp ứng được diễn biến của thế giới sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh xang8 dầu nói chung cũng như của các Thương nhân phân phối nói riêng

Mảng kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung và ngành xi măng có rủi ro lớn do việc giải ngân vốn nhà nước chưa đạt được theo dự kiến, chi phí giá than và giá điện chiếm 40-45% giá thành sản xuất Clinker (thành phần chiếm hơn 60% chi phí nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng) Bên cạnh đó yếu tố đầu vào của sản xuất xi măng cùng chi phí vận chuyển biến động sẽ ảnh hưởng đến giá thành đầu ra

3.2 Các giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty Petec Bình Định

3.2.1 Giải pháp 1: Cải thiện về điều kiện làm việc

3.2.1.1 Căn cứ thực hiện giải pháp

Theo kết quả nghiên cứu định tính và kết quả nghiên cứu thống kê mô tả, nhiều nhân viên làm việc trực tiếp tại khu vực kho xi măng, cửa hàng xăng dầu và nhiều cán bộ, nhân viên phòng kinh doanh phải thường xuyên tiếp xúc với bụi xi măng, hơi xăng dầu… là những chất độc hại, ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Tuy nhiên, hiện nay, việc trang bị đồ bảo hộ đặc thù cho cán bộ công nhân viên cho công ty còn chưa quan tâm nhiều, cán bộ công nhân viên chỉ được trang bị khẩu trang y tế, khẩu trang vải Vì vậy, nhiều cán bộ công nhân viên rất quan ngại đến sức khoẻ của mình sau thời gian làm việc tại

50 công ty Cho nên, việc gắng bó lâu dài với công ty là việc gây cho cán bộ công nhân viên nhiều suy nghĩ và ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên tại Công ty Petec Bình Định

Theo các nghiên cứu, bụi xi măng là loại bụi có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ Chúng dễ dàng bay trong không khí và gây ra sự ô nhiễm môi trường Từ đó chúng tiếp xúc với con người và gây ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn tới sức khoẻ Bụi xi măng có thể gây hại cho sức khỏe khi tiếp xúc với da, tiếp xúc với mắt, tiếp xúc với mũi và khi hít phải chúng đi sâu vào trong cơ thể Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nồng độ và khối lượng bụi xi măng khi tiếp xúc với từng cá nhân:

+ Tiếp xúc với da: Bụi xi măng khi tiếp xúc với da có thể gây ra bít tắc lỗ chân lông, viêm da cho các công nhân trong quá trình làm việc, thường xuyên phải tiếp xúc với xi măng và bụi xi măng Tiếp xúc với xi măng ướt còn có thể gây ra ăn mòn da nghiêm trọng Bụi xi măng có thể phản ứng với mồ hôi hoặc quần áo ướt để tạo thành dung dịch ăn mòn Nếu như tiếp xúc với xi măng ướt trong một thời gian ngắn và rửa sạch ngay sau đó thì ít gây ra kích ứng Nhưng nếu tiếp xúc liên tục với xi măng ướt có thể gây đốt cháy da do các hợp chất kiềm xâm nhập qua da con người Thậm chí khi tiếp xúc với bê tông ướt gây nên các tình trạng bỏng da theo từng cấp độ Ngoài ra, bụi xi măng có thể gây ra các dị ứng da do các chất như crom, crom hexavalent…

+ Tiếp xúc với mắt: Tiếp xúc với bụi xi măng có thể gây ra kích ứng mắt ngay lập tức Mức độ đau mắt phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và các tác động đến mắt con người Khi tiếp xúc với bụi xi măng, mắt con người có thể ngay lập tức bị đỏ mắt Nếu tiếp xúc với một lượng bụi quá lớn có thể gây ra bỏng mắt và ảnh hưởng tới thị lực của người lao động

+ Đi vào cơ thể con người: Hít phải bụi xi măng có thể gây ra kích ứng cho mũi và cổ họng Người công nhân khi hít phải một lượng bụi xi măng vừa đủ có thể gây ra ngứa cổ, ho, gây khó thở và nghẹt thở Các hạt bụi xi măng nhỏ có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể con người Khi tiếp xúc lâu dài với bụi xi măng, có thể dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm cho phổi như bệnh bụi phổi silic, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính Khi bụi xi măng đi vào bên trong phổi, sẽ rất khó để đào thải chúng ra ngoài Một số nghiên cứu cũng chỉ ra các mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với silica tinh thể và bệnh ung thư phổi

51 Đối với hơi xăng dầu, theo một số nghiên cứu khác, hít nhiều hơi xăng dầu sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khoẻ

+ Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: Theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa, việc thường xuyên ngửi mùi xăng dầu là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nhiều cặp vợ chồng Trong đó, kim loại chì - thành phần chính trong xăng dầu gây tổn hại lớn đến hệ thần kinh con người và khả năng sinh sản Ngoài ra, benzen có trong xăng dầu cũng là một chất độc hại, có thể làm suy yếu tinh trùng, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng Đối với nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản, việc hít mùi xăng dầu nhiều có thể gây nguy cơ nhiễm chì, vô sinh Nếu mang thai cũng dễ bị sảy thai, thai lưu, sinh non, thiếu cân, con dễ bị dị tật

+ Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiềm ẩn nguy cơ tử vong: Theo cơ quan thống kê bệnh và chất độc hại của Mỹ (ATSDR), trong xăng dầu có tới hơn 150 hóa chất trộn lẫn Trong đó hàm lượng chì, benzen, dung môi hữu cơ vô cùng nguy hiểm và độc hại Khi ngửi mùi xăng nhẹ, có thể gây nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn là mất nhận thức, tử vong.Một số nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc với hơi xăng dầu có thể gây ra tác động tiêu cực đến tâm trí và sự tập trung Điều này có thể gây ra vấn đề về sức khỏe tinh thần và hiệu suất làm việc

+ Nguy cơ nhiễm độc, ung thư: Xăng dầu khi hít vào có thể dễ dàng xâm nhập vào máu Các hóa chất bên trong xăng dầu như benzen, chì tác động lên tủy xương, phá hủy các nhân tế bào khiến bạch cầu tăng cao Khi tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, co giật, suy giảm chức năng thần kinh, tổn hại cơ quan nội tạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nặng hơn còn gây ra bệnh ung thư và làm giảm tuổi thọ của con người

+ Gây ra các vấn đề về tim mạch: Các hợp chất hóa học trong xăng cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và gây ra vấn đề về tim mạch

Vì vậy, việc đầu tư đồ bảo hộ lao động đặc thù trong đó đặc biệt là khẩu trang, mặt nạ phòng độc là việc làm cần thiết để nâng cao động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên tại Công ty Petec Bình Định

Tiến hành trang bị mặt nạ phòng độc đặc thù nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng của bụi xi măng và hơi xăng dầu đến sức khoẻ cán bộ công nhân viên trực tiếp tiếp xúc tại kho xi măng, cửa hàng xăng dầu và nhân viên

52 phòng kinh doanh khi tham gia công việc tại kho xi măng, cửa hàng xăng dầu, kiểm tra hàng xuất nhập tại cảng… Đối với ngành khẩu trang, mặt nạ phòng độc đặc thù thì thương hiệu 3M là một trong những thương hiệu nổi tiếng thế giới về bảo hộ lao động với chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu Trong đó sản phẩm Mặt nạ phòng độc 3M

6100 (bao gồm cả phin lọc 6001) là một trong những sản phẩm tốt của Công ty

Ngày đăng: 27/03/2024, 09:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w