Câu 1: Các hiện tượng ô nhiễm môi trường và hậu quả ô nhiễm môi trường 1. Định nghĩa Ô nhiễm môi trường là môi trường có thêm các yếu tố, hoặc chất lạ gây hại cho sự sống của con người và sinh vật do chính con người gây ra. 2. Các hiện tượng xảy ra khi ô nhiễm môi trường a. Sự tồn lưu độc chất : tùy thuộc vào số lượng, bản chất, vi khi hậu, thời tiết, khí hậu, môi trường b. Hiện tượng phát tán Theo lưu thông không khí: các chất khí độc hại, các loại vi sinh vật, các loại bụi. Theo nguồn nước: nước bề mặt, nước ngầm, nước không trung Theo con người và sinh vật
ÔN TẬP SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Câu 1: Các hiện tượng ô nhiễm môi trường và hậu quả ô nhiễm môi trường 1 Định nghĩa Ô nhiễm môi trường là môi trường có thêm các yếu tố, hoặc chất lạ gây hại cho sự sống của con người và sinh vật do chính con người gây ra 2 Các hiện tượng xảy ra khi ô nhiễm môi trường a Sự tồn lưu độc chất : tùy thuộc vào số lượng, bản chất, vi khi hậu, thời tiết, khí hậu, môi trường b Hiện tượng phát tán Theo lưu thông không khí: các chất khí độc hại, các loại vi sinh vật, các loại bụi Theo nguồn nước: nước bề mặt, nước ngầm, nước không trung Theo con người và sinh vật c Hiện tượng tích tụ sinh học Là hiện tượng độc chất gây ô nhiễm môi trường được cơ thể sinh vật hấp thu nhưng không làm chết ngay sinh vật mà tồn trữ và tăng dần lên trong cuộc sống của sinh vật Nguy hiểm hơn nữa là độc chất còn gây ô nhiễm cả chuỗi thực phẩm qua quá trình chuyển bậc năng lượng Ví dụ: thủy ngân (Hg) tích tụ trong rong với hàm lượng là 10 ppm Tôm tép ăn rong rêu thì hàm lượng thủy ngân tích tụ lên đến 102 ppm Cá nhỏ ăn tôm tép hàm lượng Hg là 103 ppm Cá lớn ăn cá bé thì hàm lượng thủy ngân là 105ppm Chim ăn tôm tép và cá nhỏ thì hàm lượng Hg là 107ppm Thú ăn cá ăn cá nhỏ và cá lớn thì hàm lượng Hg tích tụ là 107ppm Người ăn chim và thú ăn cá thì hàm lượng Hg sẽ rất cao 3 Hậu quả ô nhiễm môi trường a Tăng hiệu ứng nhà kính: Tăng sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, hoạt động sống, cháy rừng đồng thời giảm diện tích rừng, sinh khối biển Đều làm tăng CO2 tăng hiệu ứng nhà kính Hậu quả là: trái đất ấm dần lên, biến đổi khí hậu toàn cầu, dịch bệnh phát triển, tan băng ở hai cực b Thủng tầng ozon Nguyên nhân thủng tầng ozone là do trong công nghiệp, các dung môi hữu cơ, ga lạnh, dụng cụ gia dụng sử dụng dung dịch ferone Dung dịch CFC (freon) có thể bay hơi thành thể khí bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển trái đất và phá vỡ kết cấu tầng này làm giảm nồng độ khí ozone Phương trình phản ứng của CFC và ozone như sau: Tia tử ngoại Cl2F2C Cl0 + CF4 Cl0 + O3 ClO0 + O2 ClO0 + O Cl0 + O2 Cl0 …… c Mưa acide Nguyên nhân của mưa acid là do trong nước mưa có hoà tan những khí SO2,SO3, NO,NO2, N2O Các khí này hoà tan trong nước mưa tạo ra các acid tương ứng của chúng, tạo lên độ pH thấp gây ra mưa acid, các khí này có nguồn gốc từ tự nhiên trong các hoạt động của núi lửa,nhưng chủ yếu chúng được thải ra từ các hoạt động của con người, trong đó chủ yếu từ hoạt động của ngành công nghiệp, giao thông vận tải, đun nấu Hậu quả mưa acid: mùa màng thất bát, hư hại công trình xây dựng, bệnh tật người, gia súc gia tăng H2SO4 SO2 H2SO3 NOx HNO3 HNO2 Cl0 + CH4 HCl CO2 H2CO3 d Biến đổi sinh thái Biến đổi sinh thái đất: o Bạc màu o Sa mạc hóa: quá trình và hiện tượng đất trở thành khô cằn, cây cỏ tự nhiên không mọc lại được, cây trồng không trồng lại được Do đốt rừng, liên tiếp chăn thả quá mức, đất sử dụng không hợp lí và trong những điều kiện hạn hán kéo dài hằng năm nên đã trở thành hoang mạc o Laterit hóa (đá ong hoá): quá trình phong hoá ở vùng nhiệt đới ẩm làm biến đất đá thành đá ong LH về thực chất là sự tập trung oxit của nhôm và sắt trong đất Sự tập trung đó có thể là tương đối trong đất đá đã sẵn có oxit nhôm và sắt, chúng được làm giàu do các oxit khác (kể cả oxit silic) bị hoà tan trong nước giàu CO2 và rửa trôi đi, chỉ còn lại oxit của nhôm và sắt Sự tập trung có thể tuyệt đối: nước ngầm có chứa các dung dịch sắt và nhôm, đến mùa khô, được mao dẫn lên trên, gặp oxi ở đới thoáng khí sẽ kết tủa lại thành oxit sắt nhôm o Nhiễm phèn, nhiễm mặn Biến đổi hệ động thực vật o Giảm đa dạng sinh học o 50.000 loài đã biến mất trong tổng số 10 triệu loài o ½ loài sẽ biến mất trong thế kỉ tới Biến đổi hệ sinh thái biển o Sinh vật biển chết hàng loạt o Các chu trình CO2, O2 4 Phương pháp đánh giá ô nhiễm a Cảm quan b Đo trực tiếp c Phương pháp chỉ danh Chỉ danh hóa học o OD: lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực o BOD: (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật o COD: (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO) Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước o Sản phẩm phân rã hữu cơ: NH4, NH3, NO3, NO4, PO4, Clo dư Chỉ danh sinh học: Chỉ số E.Coli, Coli Form, Streptococcus Fecalis, Welchia Perfingen Câu 2 Hệ sinh thái: các biến trạng thái, các quy luật của hệ sinh thái, vai trò hệ sinh thái a Hệ sinh thái HST là tập hợp các quần thể sinh vật với môi trường sống đặc trưng của chúng b Biến trạng thái Trạng thái của hệ, hay còn gọi là biến trạng thái, là một điều kiện nhất định của các đối tượng sinh thái có các dạng vật chất đặc thù Các biến trạng thái o Biến ngoại sinh: Các yếu tố bên ngoài tác động đến biến trạng thái gọi là biến ngoại sinh o Biến điều khiển: Các yếu tố do con người đưa vào để điều khiển hệ hoặc các yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại của hệ gọi là biến điều khiển Trạng thái vững (hay trạng thái cân bằng): Trạng thái của hệ vẫn giữ nguyên khi thời gian thay đổi gọi là trạng thái vững c Các qui luật sinh thái Qui luật tác động đồng thời Quy luật tác động qua lại o Giữa sinh vật và yếu tố sinh thái o Hình thức tác động khác nhau thì phản ứng khác nhau o Yếu tố ngoại cánh tác động có xu thế quyết định Qui luật tối thiểu của Liebig(1840): Chất có hàm lượng tối thiểu điểu khiển năng suất,xác định khối lượng và tính ổn định của hệ sinh thái Qui luật chống chịu của Shelford (1913): Các sinh vật được giới hạn bởi tối thiểu và tối đa sinh thái, khoảng giữa 2 đại lượng này là khả năng chống chịu hay giới hạn sinh thái” Các hệ quả của qui luật Shelford o Các sinh vật có khả năng chống chịu hẹp với yếu tố này nhưng lại rộng hơn với yếu tố kia o Các sinh vật có khả năng chống chịu với nhiều yếu tố sinh thái thì phân bố rộng trên môi trường o Chống chịu của cá thể đang sinh sản,trứng,bào thai,ấu trùng hẹp hơn loài trưởng thành d Vai trò của hệ sinh thái Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người Cung cấp nước uống cho con người Cung cấp gỗ, hải sản để phát triển nông nghiệp Cung cấp các dịch vụ du lịch xanh Câu 3 Nước và đánh giá ô nhiễm nước a Vai trò của nước Nước là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (water for life): thiếu nước có thể làm xâm phạm đến quyền con người về nước uống thiếu nước có thể dẫn đến 2 triệu trẻ em bị chết, mất công bằng về giới và giảm sự giàu có của quốc gia Thiếu nước có thể dẫn đến hàng triệu người nghèo trên thế giới rơi vào vòng lẩn quẩn nghèo đói Nước là nhu cầu cấp thiết cho sinh kế (Water for livelihoods) : thiếu nước có thể đe dọa đến sự phát triển của con người thể hiện ở việc suy thoái hệ sinh thái, thúc đẩy các cuộc chiến tranh, xung đột về nước giữa các quốc gia b Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Nông nghiệp o Nước thải sinh hoạt o Rác thải sinh hoạt o Sản xuất nông nghiệp: Phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng o Khai thác nước ngầm Công nghiệp o Nước thải công nghiệp o Rác thải công nghiệp o Sự cố công nghiệp o Hóa chất sử dụng trong sản xuất Nguyên nhân khác o Ô nhiễm nước do nước mưa o Ô nhiễm do chất phóng xạ c Đánh giá ô nhiễm nước Sử dụng các chỉ số OD: lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực BOD: (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật Chỉ lấy BOD giới hạn trong năm ngày (BOD5: là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong vòng 5 ngày) BOD tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm COD: (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO) Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước Chỉ đo COD trong giới hạn 5 ngày (COD5) Chỉ danh ô nhiễm hữu cơ: NH4, NH3, NO3, NO4, PO4, Clo dư (lượng clo dư là báo hiệu nước an toàn Nước máy theo nguyên tắc có lượng Clo dư là an toàn) Chỉ danh ô nhiễm vi sinh: Chỉ số e.coli, coli form, streptococcus fecalis, welchia perfingen Câu 4 Ô nhiễm không khí, đánh giá Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí a Các chất gây ô nhiễm không khí Khói: Là các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1 µm được hình thành do đốt cháy, ngưng tụ, bốc hơi o Khói mù(fume) (Khói nặng): Sự bốc hơi hay ngưng tụ của một loại hóa chất mà bình thường nó ở trạng thái rắn o Khói đốt (smock) (Khói nhẹ): Sự hình thành do sự đốt cháy chất rắn có chứa carbon Mù: Là khí dung giọt lỏng lơ lửng trong không khí, mắt thường có thể nhận biết trạng thái mù, kích thước từ 0,1 µm -10 µm Khí dung: Là các hạt rắn hay giọt lỏng kích thước không đồng nhất ,vận tốc rơi rất nhỏ, bay lơ lửng trong không khí Khí dung hạt rắn được tạo ra các hạt rắn Khí dung giọt lỏng được tạo ra từ các giọt lỏng Bụi: là những hạt rắn xuất phát từ vật rắn hay giọt lỏng khô lại hoặc ngưng tụ của vật các rắn bốc hơi có kích thước từ 0.1-100 µm bay lơ lửng trong không khí Tiếng ồn: âm thanh phát ra không có nhịp điệu, o Cao (> 90 decibent), đột ngột o Cao, kéo dài o Siêu âm: ảnh hưởng nội dịch, chóng mặt, ù tai, điếc o Tiếng ồn làm giảm khả năng học tập, lao động, tăng tai nạn lao động b Đánh giá ô nhiễm không khí Chất khí: 6 chất quan trọng o Carbon Monoxide CO o Sulfur Dioxide SO2 o Nitrogen Dioxide NO2 o Ozone O3 o Chì Pb o Particulate Matter PM Vi sinh Vi nấm Tiếng ồn c Đánh giá chất lượng không khí Sử dụng AQI: Chỉ số đánh giá chất lượng không khí Chỉ số này cho biết không khí xung quanh chúng ta sạch hay ô nhiễm và các hệ quả sức khỏe có thể xảy ra đối với chúng ta khi hít phải không khí ô nhiễm trong vòng vài giờ hoặc vài ngày AQI được tính dựa trên 5 loại chất: Ozone, Sulfur Dioxide, Nitrogen Dioxide, Carbon Monoxide, Particulate Matter (PM) AQI có thang đo từ 0-500 AQI càng cao thì mức độ ô nhiễm không khí càng tăng và nguy cơ sức khỏe cũng tăng theo tương ứng ví dụ: AQI = 50 chứng tỏ chất lượng không khí tốt và ít nguy hiểm cho sức khỏe trong khi AQI = 300 thì có nguy cơ cao cho sức khỏe Nguyên tắc xếp hạng: o Theo dõi 8 hay 24 giờ o Trị số AQI được quyết định theo nguyên tắc Nồng độ cao nhất Chất có trị số AQI cao nhất AQI sẽ được thông báo trên phương tiện truyền thông để cảnh báo mức ảnh hưởng sức khỏe của con người từ đó đưa ra các hướng dẫn các vùng cần tránh và các hướng dẫn hoạt động phù hợp Câu 5 Cơ chế tác hại của bụi và bệnh bụi phổi a Khái niệm về Bụi Bụi: là những hạt rắn xuất phát từ vật rắn hay giọt lỏng khô lại hoặc ngưng tụ của các vật rắn bốc hơi có kích thước từ 0.1-100 µm bay lơ lửng trong không khí o Độc tính theo kích thước hạt bụi < 0,5 µm ít bị giữ lại ở phế nang >10 µm bị giữ ở đường hô hấp trên 0,5 µm - 10 bị giữ lại ở phế nang nhiều nhất Bụi 2 µm 100% lắng đọng tại phổi Những hạt bụi bị giữ lại nhiều nhất thì gây hại nhiều nhất Mang khẩu trang thông thường thì không ngăn cản những hạt bụi có kích thước