1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn quản trị kho hàng chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin trong kho hàng

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng công nghệ thông tin trong kho hàng
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh, Nguyễn Đoàn Mai Ry, Nguyễn Tuấn Khoa, Phùng Minh Thư, Mai Thị Tú Nhi, Vũ Phương Duyên, Nguyễn Lê Gia Hân, Phan Trần Khánh Văn, Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị kho hàng
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Ứng dụng công nghệ AIDC trong nhà kho giúp cung cấp các thông tin cụ thể vềsản phẩm lưu trữ và vị trí của nó trong kho.Ứng dụng AIDC trong kho mang lại một số lợi ích sau:- Cải thiện độ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI MÔN: QUẢN TRỊ KHO HÀNG CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KHO HÀNG Lớp học phần: 2411101128601 2121002151 2121008234 Danh sách thành viên nhóm: 2121011079 2121002122 1 Nguyễn Thị Thanh Thanh 2121002093 2 Nguyễn Đoàn Mai Ry 2121008042 3 Nguyễn Tuấn Khoa 2121008312 4 Phùng Minh Thư 2121008029 5 Mai Thị Tú Nhi 2121013212 6 Vũ Phương Duyên 7 Nguyễn Lê Gia Hân 8 Phan Trần Khánh Văn 9 Nguyễn Thị Quỳnh Như TP Hồ Chí Minh, ngày 30/1/20224 MỤC LỤC 1 Công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động (AIDC).1 1.1 Barcode – Công nghệ mã vạch 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Phân loại 1 1.1.3 Ứng dụng 3 1.1.4 Ưu và nhược điểm 4 1.1.5 Ví dụ: 5 1.2 RFID (Radio Frequency Identification) 6 1.2.1 Khái niệm 6 1.2.2 Thành phần 7 1.2.3 Cách vận hành: 9 1.2.4 Ưu và nhược điểm của RFID 10 1.2.5 Ứng dụng của nhận dạng tần số vô tuyến trong hoạt động kho 12 1.2.6 Các ví dụ thực tiễn 12 1.3 So sánh RFID với mã vạch 13 2 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) .14 2.1 Khái niệm .14 2.2 Tiêu chuẩn 15 2.3 Phân loại giao dịch EDI (Electronic data interchange) dành cho 3PL 15 2.3.1 Giao dịch nhận (Receiving Transactions) .17 2.3.2 Giao dịch đặt hàng (Order Transactions) 19 2.3.3 Giao dịch hàng tồn kho (Inventory Transactions) 22 2.4 Ví dụ .22 Trang 1 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KHO HÀNG 1 Công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động (AIDC) AIDC (Automatic Identification and Data Capture) là các loại công nghệ giúp tự động nhận diện và thu nạp dữ liệu mà không cần sự tham gia của con người Có hai loại công nghệ AIDC phổ biến trong kho là công nghệ mã vạch (barcode) và công nghệ RFID Ứng dụng công nghệ AIDC trong nhà kho giúp cung cấp các thông tin cụ thể về sản phẩm lưu trữ và vị trí của nó trong kho Ứng dụng AIDC trong kho mang lại một số lợi ích sau: - Cải thiện độ chính xác của hàng tồn kho thông qua việc loại bỏ nhập dữ liệu thủ công - Cải thiện độ chính xác của lô hang trong kho thông qua việc hạn chế kiểm kê thủ công - Cải thiện hiệu quả hoạt động của nhà kho 1.1 Barcode – Công nghệ mã vạch 1.1.1 Khái niệm Mã vạch là một chuỗi các sọc đen và trắng xen kẽ theo chiều dọc, có độ rộng thay đổi tạo thành một mã có thể đọc được bởi máy Thông tin trên mã vạch có thể được đọc bằng máy quét quang học, nơi ánh sáng laser được phản xạ từ biểu tượng mã vạch và được đọc bởi máy quét Nó được sử dụng rộng rãi ngày nay và gần như tất cả các sản phẩm đến kho đều có định dạng mã vạch 1.1.2 Phân loại Gồm 2 loại cơ bản: mã vạch chỉ gồm ký tự số và mã vạch gồm ký tự số,chữ cái, ký tự đặc biệt Trang 2 Mã vạch số Đặc điểm ITF ( Interleaved 2 of 5 ) - Chỉ gồm ký tự số 0-9 - Dùng để dán lên các thùng chứa , bìa đựng có mã UPC hoặc EAN riêng bên trong - Có thể xử lý dung sai cao UPC (UPC-A, UPC-E) - Dùng cho các loại hàng tiêu dùng, được dùng phổ biến ở Bắc Mỹ (Canada, Mỹ) - Dùng để xác định xuất xứ, màu sắc, kích thước của sản phẩm - UPC-A gồm 12 chữ số, UPC-E gồm 8 chữ số phù hợp với hàng kích thước nhỏ EAN ( EAN-13, EAN-8) - EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC - Được dùng rộng rãi trên toàn cầu - Xác định xuất xứ, màu sắc, kích thước của nhiều ngành hàng  EAN-13: Gồm 13 số, có thể chuyển đổi từ UPC-A sang EAN-13, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều loại máy quét, được sử dụng rộng rãi, có tính chính xác cao  EAN-8: Gồm 8 số ( không có mã doanh nghiệp), mã vạch ngắn, phù Trang 3 Mã vạch số, chữ cái, ký tự đặc hợp với hàng hóa kích thước nhỏ biệt Đặc điểm Code 39 - Mã hóa được 39 ký tự gồm số, chữ cái, ký Code 128 tự đặc biệt - Dùng trong vài ngành hàng: thiết bị điện tử, ô tô, quốc phòng -Mật độ dữ liệu thấp, có thể quét mã không chính xác - Mật độ mã vạch thưa (độ nén thấp) nên không thể dùng để in mã vạch cho những sản phẩm và tài sản có kích thước nhỏ - Mã hóa được đa dạng các kiểu ký tự trong bộ ký tự ASCII 128, gồm chữ cái, chữ số và ký tự đặc biệt - Mã vạch có kích thước nhỏ gọn - Dùng trong nhiều ngành hàng: bán lẻ, sản xuất, vận tải container, 1.1.3 Ứng dụng 1.1.3.1 Nhập hàng - Quét mã vạch để ghi nhận/kiểm tra biên lai: Thay vì nhập thủ công thông tin sản phẩm, mã vạch trên sản phẩm sẽ được quét để tự động ghi nhận thông tin vào hệ thống Điều này giúp giảm thiểu lỗi nhập liệu và đảm bảo tính chính xác của dữ liệu - Thùng carton được nhận diện trên pallet thay vì nhập thủ công để xếp kho: Thùng carton trên pallet sẽ được quét mã vạch để nhận diện Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình xếp kho 1.1.3.2 Xếp kho - Quét mã vạch pallet tại vị trí lưu trữ sẽ tự động cập nhật vị trí, không cần cập nhật thủ công: Khi pallet được di chuyển đến vị trí lưu trữ, mã vạch của pallet sẽ được Trang 4 quét để cập nhật vị trí của pallet Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình cập nhật vị trí pallet - Hệ thống có thể hướng dẫn nhân viên đến vị trí phù hợp để xếp pallet: Hệ thống có thể sử dụng mã vạch nhằm xác định vị trí phù hợp để xếp pallet Điều này giúp đảm bảo pallet được xếp đúng vị trí và tiết kiệm thời gian cho nhân viên 1.1.3.3 Quản lý kho Có thể di chuyển pallet đến vị trí mới và quét mã vạch mà không cần cập nhật thủ công: Mã vạch trên pallet sẽ được quét để cập nhật vị trí của pallet Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình di chuyển pallet 1.1.3.4 Kiểm kho và đóng gói - Sản phẩm được xác nhận trong quá trình kiểm kho và đóng gói: Mã vạch trên sản phẩm sẽ được quét để xác nhận số lượng và tình trạng của sản phẩm Điều này giúp đảm bảo kiểm kho được chính xác và tiết kiệm thời gian - Kiểm kho có thể được hướng dẫn bởi hệ thống thay vì dựa trên giấy: Hệ thống có thể sử dụng mã vạch để hướng dẫn nhân viên kiểm kho Điều này giúp đảm bảo kiểm kho được chính xác và tiết kiệm thời gian - Sản phẩm được lấy từ một vị trí sẽ được tự động cập nhật thay vì nhập thủ công: Mã vạch trên sản phẩm sẽ được quét để cập nhật vị trí của sản phẩm Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình kiểm kho 1.1.3.5 Xuất hàng Quét mã vạch pallet trong quá trình xuất hàng sẽ ghi nhận việc xác nhận giao hàng Điều này giúp đảm bảo hàng hóa được giao đúng và đủ 1.1.3.6 Kiểm kê theo chu kỳ - Kiểm kê theo chu kỳ có thể được hệ thống hướng dẫn - Khi quét mã vạch sản phẩm tại các vị trí, hệ thống sẽ xác nhận và cập nhật số lượng Trang 5 1.1.4 Ưu và nhược điểm 1.1.4.1 Ưu điểm - Giảm thiểu lỗi thủ công: Nhập dữ liệu bằng tay dễ bị sai sót, trong khi quét mã vạch mang lại độ chính xác cao hơn Ví dụ, trong quá trình nhận hàng, thay vì nhập thủ công thông tin sản phẩm, mã vạch trên sản phẩm sẽ được quét để tự động ghi nhận thông tin vào hệ thống - Tăng hiệu suất: Mã vạch giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong các quy trình kho Ví dụ, trong quá trình xếp kho, thùng carton trên pallet sẽ được quét mã vạch để nhận diện - Cải thiện khả năng theo dõi: Hệ thống có thể theo dõi vị trí và tình trạng của sản phẩm theo thời gian thực Ví dụ, trong quá trình kiểm kho, mã vạch trên sản phẩm sẽ được quét để xác nhận số lượng và tình trạng của sản phẩm - Kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn: Hệ thống có thể cung cấp thông tin chính xác về số lượng hàng tồn kho, giúp việc ra quyết định dễ dàng hơn Ví dụ, trong quá trình kiểm kê theo chu kỳ, mã vạch trên sản phẩm sẽ được quét để xác nhận và cập nhật số lượng - Giảm chi phí hoạt động: Hiệu quả cao hơn dẫn đến chi phí vận hành tổng thể thấp hơn Ví dụ, việc sử dụng mã vạch có thể giúp giảm chi phí nhập liệu, chi phí kiểm kho, và chi phí quản lý hàng tồn kho - Tiết kiệm nhân lực: nhờ sự tối ưu hoá trong hoạt động kiểm kê số lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nguồn nhân lực đáng kể cho các hoạt động của kho 1.1.4.2 Nhược điểm: - Chi phí đầu tư: Doanh nghiêp sẽ phải tốn một khoản chi phí đầu tư ban đầu khá lớn cho hệ thống mã vạch bao gồm: chi phí thiết bị đọc mã vạch, phần mềm quản lý kho, và đào tạo nhân viên… - Tính phức tạp: Hệ thống mã vạch có thể phức tạp và khó sử dụng đối với một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc quy trình kho đơn giản - Tính nhạy cảm môi trường: Mã vạch có thể bị mờ hoặc rách nếu tiếp xúc với môi trường ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao - Khoảng cách đọc gần Trang 6 - Mã vạch được quét riêng lẻ và có độ bảo mật kém 1.1.5 Ví dụ: - Thương hiệu mỹ phẩm Hada Labo Nhật Bản sử dụng mã vạch EAN-13 để quản lý hàng hóa - Công ty Unilever thường sử dụng mã vạch UPC/EAN cho các sản phẩm hàng tiêu dùng của mình 1.2 RFID (Radio Frequency Identification) 1.2.1 Khái niệm RFID hay nhận dạng tần số vô tuyến, là một công nghệ truyền tải thông tin không dây sử dụng sóng vô tuyến để nhận dạng duy nhất vật được gắn thẻ Trang 7 Trong thực tế, RFID không phải là công nghệ mới Công nghệ này đã được sử dụng lần đầu trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 khi người Anh triển khai công nghệ này để nhận dạng máy bay của họ Trong nhiều năm, công nghệ này vẫn còn khá mơ hồ, ít được biết đến và chỉ được ứng dụng trong những lĩnh vực cụ thể, như để kiểm soát và giới hạn khả năng tiếp cận nơi làm việc, bởi vì giá thành công nghệ này lúc bấy giờ quá đắt đỏ Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến chỉ được chú ý đến trong ngành chuỗi cung ứng sau sự khởi xướng đến từ “gã khổng lồ” bán lẻ Wal-Mart và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào năm 2003 đã đưa ra yêu cầu rằng tất cả các nhà cung cấp của họ phải đặt thẻ nhận dạng tần số vô tuyến trên tất cả container hàng của họ bắt đầu từ tháng 1 năm 2005 Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến hiện đang ở điểm chuyển đổi quan trọng khi chi phí đã giảm đáng kể cho phép ứng dụng vào quy mô lớn 1.2.2 Thành phần 1.2.2.1 Thẻ RFID Mục đích của thẻ là chứa đựng các thông tin về đối tượng mà thẻ được đính kèm Trong thẻ RFID có chứa một con chip bán dẫn, một ăng-ten và đôi khi một cục pin được đóng gói trong một túi Có hai loại thẻ RFID: - Thẻ thụ động (Passive tag) Thẻ thụ động không có nguồn điện tích hợp và nó lấy nguồn điện để truyền thông tin từ đầu đọc RFID Nó thường là thẻ chỉ đọc (RO) chỉ có thể được lập trình một lần với dữ liệu hạn chế, chẳng hạn như số bộ phận và số sê-ri Như vậy, thẻ thụ động có kích thước nhỏ, chỉ có thể truyền phát thông tin trong phạm vi ngắn và có giá thành rẻ hơn Thẻ thụ động thường hoạt động ở dải tần số thấp (LF và HF) Ngoài ra, một số thẻ thụ động có pin tích hợp Tuy nhiên, những loại pin này không được sử dụng để truyền dữ liệu mà để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử được tích hợp trên thẻ, chẳng hạn như cảm biến nhiệt độ - Thẻ chủ động (Active tag) Thẻ RFID chủ động có nguồn năng lượng từ pin tích hợp để truyền thông tin đến đầu đọc Nó còn được gọi là thẻ "thông minh" chính bởi khả năng đọc/ghi của nó Thẻ RFID chủ động có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn (lên tới 128 kilobyte), so với thẻ Trang 8 1.2.3 Cách vận hành: Quá trình hoạt động của hệ thống RFID có thể được giải thích như sau: - Thiết bị đầu đọc RFID sẽ truyền tín hiệu RF (tần số vô tuyến) để kích hoạt thẻ RFID thụ động và điều khiển tần số vô tuyến, được truyền và nhận bởi ăng ten - Ăng ten trên thẻ RFID nhận tín hiệu RF - Thẻ RF được làm từ một con chíp siêu nhỏ và truyền thông tin thông qua ăng ten - Thiết bị đầu đọc RFID nhận tín hiệu được mã hóa từ thẻ và sau đó giải mã dữ liệu trong thẻ - Thiết bị đầu đọc RFID truyền thông tin đến máy chủ (host) Sau đó, máy chủ (host) truyền thông tin đến phần mềm quản lí kho qua một phần mềm trung gian bằng cáp hoặc mạng cục bộ không dây Hệ thống RFID có thể hoạt động trên các dải tần số khác nhau Ở tần số thấp, phạm vi nhận tín hiệu không quá 2 feet, trong khi ở tần số cao, phạm vi nhận tín hiệu có thể từ 10-30 feet Trang 11 1.2.4 Ưu và nhược điểm của RFID 1.2.4.1 Ưu điểm - Loại bỏ được các lỗi trong quá trình cập nhật thông tin vị trí, cải thiện độ chính xác của vị trí và tăng năng suất của người vận hành kho Thông qua các đầu đọc tần số vô tuyến, các thẻ RFID trên các pallet được đọc tự động và vị trí của từng pallet được cập nhật tự động lên phần mềm quản lí kho - Loại bỏ sự khó khăn của việc xác định vị trí pallet và giúp cải thiện độ chính xác của kho Do vị trí của từng pallet được theo dõi và định vị theo thời gian thực mọi lúc - Cải thiện hơn nữa độ chính xác và năng suất kho nếu hàng hóa của khách hàng được gắn thẻ RFID bởi:  Loại bỏ hoàn toàn việc kiểm đếm và cập nhật thông tin một cách thủ công Do thẻ RFID của thùng Carton và của pallet sẽ đọc tự động bởi đầu đọc khi các thùng carton được xếp lên các pallet trong quá trình nhận hàng và lưu kho  Độ chính xác và năng suất lấy hàng được cải thiện Tương tự quá trình lưu kho, trong quá trình lấy hàng, các thẻ RFID của thùng carton hay Trang 12 của vị trí sẽ được đọc bởi đầu đọc RFID và thông tin sẽ được chuyền và cập nhật lên phần mềm quản lý kho qua đó người vận hành kho biết chính xác vị trí của hàng hóa  Năng suất tổng thể sẽ được cải thiện vì tổng tích lũy giờ công của người vận hành kho có thể giảm từ 1/3 đến 2/3 Do việc lấy hàng và đếm hàng theo chu kỳ không còn cần thiết vì tồn kho thực tế sẽ luôn luôn bằng tồn kho trên hệ thống 1.2.4.2 Nhược điểm Vấn đề chi phí Chi phí vẫn là rào cản lớn nhất Không chỉ tính chi phí của các thẻ RFID riêng Chi phí của việc ứng dụng phải bao gồm toàn bộ hệ thống RFID, gồm đầu đọc, bộ điều khiển (máy chủ) và phần mềm trung gian, thứ có thể đòi hỏi việc tùy chỉnh để có thể tương thích với phần mềm quản lí kho Vấn đề vận hành - Những chất lỏng hoặc những bề mặt ướt hấp thụ những tín hiệu vô tuyến tần số cao dẫn đến tình trạng đầu đọc không đọc được thẻ khiến hiệu quả của hệ thống RFID giảm sút - Kim loại, có khả năng phản xạ sóng vô tuyến, cản trở việc truyền thông tin giữa thẻ và đầu đọc - Dễ bị cản trở bởi các hệ thống vô tuyến khác - Các Anten/đầu đọc phải được định đúng hướng, nếu không sẽ có những điểm mù mà ở đó các thẻ RFID là vô hình đối với đầu đọc Vấn đề quá trình ứng dụng Giống như việc ứng dụng một hệ thống bất kỳ, quá trình ứng dụng phải được xem xét kĩ lưỡng Ví dụ, một thẻ RFID cho 1 thùng carton chỉ có thể nhận dạng 1 đơn vị SKU duy nhất do đó việc quản lí 1 thùng carton chứa nhiều sản phẩm khác nhau sẽ là 1 vấn đề Công nghệ mã vạch và RFID cung cấp công cụ để thu thập thông tin để cải thiện mức độ hiệu quả của nhà kho Tuy nhiên, dữ liệu cần được xử lí chính xác để cung cấp thông tin có ý nghĩa cho người quản lí kho Trang 13 1.2.5 Ứng dụng của nhận dạng tần số vô tuyến trong hoạt động kho Việc nhà cung cấp dịch vụ 3PL cố gắng kiểm soát từng đơn vị hàng riêng lẻ của khách hàng là không cần thiết và không mang tính hiệu quả về kinh tế cho các 3PL khi phải kiểm tra xem từng đơn vị hàng đã gắn thẻ RFID hay chưa hoặc khi phải gắn thẻ RFID mới cho tất cả sản phẩm được đưa vào kho Thay vào đó, các 3PL nên tập trung vào việc chuẩn bị các cơ sở hạ tầng kho cơ bản để thiết lập và vận hành hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến Ở khía cạnh này, các 3PL có thể ứng dụng hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến như sau: - Thay thế mã vị trí IDs (bao gồm cả khu vực tạm trữ để tải hàng) bằng thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID tags) - Thay thế mã của pallet bằng bằng thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID tags) 1.2.6 Các ví dụ thực tiễn - Thương hiệu thời trang H&M đã hoàn toàn tự động hóa kho hàng của mình, thông qua việc sử dụng thẻ RFID, H&M có thể theo dõi và quản lý hàng tồn kho của mình trong thời gian thực Bằng cách áp dụng AI vào dữ liệu do thẻ RFID tạo ra, cùng với các nguồn dữ liệu khác, H&M cũng có thể đưa ra các dự đoán về cung và cầu chính xác hơn Các thuật toán học máy này không chỉ giúp công ty tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ góc độ tài chính mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường - BJC HealthCare là một trong những tổ chức chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận lớn nhất Hoa Kỳ Nhận thấy quy trình sắp xếp lại thuốc trong nhà kho một cách thủ công có thể dẫn đến lượng hàng tồn kho dư thừa, họ áp dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến để theo dõi thời gian thực về từng loại thuốc và vị trí, ngày hết hạn RFID giúp BJC HealthCare tự động lên danh sách đặt hàng thuốc khi lượng thuốc dự trữ gần hết 1.3 So sánh RFID với mã vạch Hệ thống mã vạch được áp dụng rộng rãi vì đây là công nghệ nhận dạng giá rẻ đã phục vụ tốt cho chuỗi cung ứng trong nhiều năm Tuy nhiên, công nghệ mã vạch kém hơn so với RFID về những tính năng và khả năng mang lại những cải tiến trong việc theo dõi hàng tồn kho, độ chính xác trong xác định số lượng hàng trong kho và trong vận chuyển cũng như năng suất của kho Trở ngại lớn nhất trong việc áp dụng RFID, đặc biệt là trong kho, vẫn là giá cả Mặc dù nó đã giảm đáng kể trong vài năm Trang 14 qua, nhưng có lẽ RFID vẫn chưa đạt đến có thể thậm chí chưa gần đến điểm mấu chốt để được áp dụng rộng rãi Bảng sau đây tóm tắt sự so sánh giữa hai hệ thống nhận dạng: Tính năng RFID Mã vạch Đọc/Viết Thẻ thông minh có bộ nhớ Không thể sửa đổi một (Phương thức đọc) lưu trữ có thể viết, nơi mà khi đã được in ra thông tin có thể được cập Đường ngắm nhật mọi lúc Cần có đường ngắm trực Không yêu cầu đường tiếp để đọc mã vạch và do Khoảng cách đọc ngắm giữa thẻ và đầu đọc đó phải được đặt bên Bộ nhớ/ Lưu trữ dữ liệu Do đó, có thể đặt được ngoài bao bì Tần suất đọc trong bao bì Phạm vi đọc thông thường Phạm vi đọc phụ thuộc chỉ là vài inch Tính bảo mật vào tần số và loại thẻ được sử dụng Nó có thể lên tới Chỉ có thể chứa một Tính nhạy cảm với môi vài feet lượng dữ liệu hạn chế trường Đa dạng từ vài byte đến Chỉ có thể đọc một mã Độ tin cậy 128 kilobyte thông tin vạch tại một thời điểm Có thể đọc/ghi nhiều thẻ Không an toàn cùng một lúc Có thể hạn chế quyền truy Không bền và không thể cập trái phép vào hệ thống đọc được nếu bị bao phủ và cho phép mã hóa dữ bởi bụi bẩn, dầu mỡ hoặc liệu nhạy cảm Công nghệ trong trường hợp bị rách RFID phức tạp hơn và hoặc móp cũng khó sao chép hơn Độ chính xác ở lần đọc Bền bỉ hơn và ít bị ảnh đầu thấp hưởng bởi bụi bẩn, dầu mỡ,…trong môi trường nhà kho Có độ đọc chính xác cao ngay từ lần đầu tiên Trang 15 Chi phí Khoảng 0.2USD – 1.2 Dưới 0.02 USD cho mỗi USD cho mỗi thẻ nhãn 2 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) 2.1 Khái niệm Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) đề cập đến việc chuyển dữ liệu có cấu trúc, theo các tiêu chuẩn thông điệp đã được thống nhất, từ hệ thống máy tính này sang hệ thống máy tính khác mà không cần sự can thiệp của con người Trên bức tranh toàn cảnh, đây là một trong những ứng dụng mạnh mẽ nhất đạt được sự tích hợp chuỗi cung ứng giữa các thực thể kinh doanh khác nhau tham gia vào chuỗi cung ứng 2.2 Tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn EDI phổ biến đang được sử dụng bao gồm: -Tiêu chuẩn EDIFACT (Electronic Data Interchange for Administration Commerce and Transport) - Trao đổi dữ liệu điện tử trong quản lý hành chính, thương mại và vận tải là tiêu chuẩn được Liên Hợp Quốc khuyến nghị áp dụng rộng rãi bên ngoài Bắc Mỹ - Tiêu chuẩn ANSI ASC X12 là một ủy ban điều lệ vào năm 1979 bởi ANSI để tạo ra và duy trì các tiêu chuẩn được sử dụng trong (B2B) giao dịch điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp, là tiêu chuẩn của Hoa Kỳ Trang 16 Hầu hết các thông điệp EDI được truyền qua Value-Added Networks (VANs) - Mạng giá trị gia tăng là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba đóng vai trò trung gian cho các giao dịch EDI VANs nhận tài liệu EDI từ một đối tác thương mại, xác thực và xử lý chúng, sau đó chuyển chúng đến người nhận dự kiến VANs cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu, dịch thuật, theo dõi tài liệu và định tuyến tin nhắn an toàn Tuy nhiên, nhiều người đang hướng tới giao thức truyền thông Internet sử dụng XML (eXtensible Markup Language - Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các hệ thống máy tính như trang web, cơ sở dữ liệu và ứng dụng của bên thứ ba, là một ngôn ngữ đánh dấu linh hoạt và mạnh mẽ có thể được sử dụng cho nhiều loại ứng dụng) 2.3 Phân loại giao dịch EDI (Electronic data interchange) dành cho 3PL 3PL EDI (Trao đổi dữ liệu điện tử hậu cần của bên thứ ba) là việc trao đổi các tài liệu kinh doanh điện tử giữa các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL) và khách hàng hoặc nhà bán lẻ của họ Điều này có thể bao gồm đơn đặt hàng, hóa đơn, thông báo vận Trang 17 chuyển và các tài liệu quan trọng khác được sử dụng trong chuỗi cung ứng Đối với các công ty 3PL, các tài liệu phổ biến nhất được truyền kỹ thuật số bằng EDI bao gồm các giao dịch phổ biến như các giao dịch đặc trưng trong chuỗi xử lý đơn hàng EDI: đơn đặt hàng, hóa đơn và thông báo vận chuyển nâng cao Trang 18

Ngày đăng: 27/03/2024, 06:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w