Triển khai các nghiệp vụ địa chính trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất phi nông nghiệp .... ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGÔ ĐỨC MẠO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đà Nẵng – Năm 2022
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGÔ ĐỨC MẠO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 834 0410
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Bá Thanh
Đà Nẵng – Năm 2022
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Bố cục đề tài 7
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 11
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 11
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm đất phi nông nghiệp 11
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 11
1.1.3 Các nguyên tắc quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 12
1.1.4 Vai trò, tầm quan trọng về công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 14
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 15
1.2.1 Xây dựng, ban hành và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 15
1.2.2 Tuyên truyền, phổ biến quy hoạch, kế hoạch cho người dân 16
1.2.3 Triển khai các nghiệp vụ địa chính trong công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 17
1.2.4 Thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 21
Trang 51.2.5 Xử lý khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về đất phi nông nghiệp 21
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 22
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên 22
1.3.2 Đặc điểm kinh tế 23
1.3.3 Đặc điểm xã hội 24
1.3.4 Tình hình sử dụng đất 25
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC 25
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý đất phi nông nghiệp của thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai 25
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý đất phi nông nghiệp của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 28
1.4.3 Một số bài học rút ra cho huyện Krông Pa 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PA 34
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN KRÔNG PA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 34
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 34
2.1.2 Đặc điểm kinh tế 37
2.1.3 Đặc điểm xã hội 40
2.1.4 Đặc điểm sử dụng đất trên địa bàn huyện Krông Pa 43
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PA 50
Trang 62.2.1 Thực trạng xây dựng, ban hành lập và quản lý quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 50
2.2.2 Thực trạng tuyên truyền, phổ biến quy hoạch, kế hoạch đất phi nông nghiệp cho người dân 53
2.2.3 Triển khai các nghiệp vụ địa chính trong công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 58
2.2.4 Thực trạng thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 71
2.2.5 Thực trạng khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 75
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PA 79
2.3.1 Kết quả đạt được 79
2.3.2 Hạn chế 80
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PA 85
3.1 CĂN CỨ ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP 85
3.1.1 Cơ sở pháp lý 85
3.1.2 Dự báo nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2030 86
3.1.3 Phương hướng quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa 87
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PA 90
Trang 73.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành lập và quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 90
3.2.2 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy hoạch, kế hoạch đất phi nông nghiệp cho người dân 91
3.2.3 Hoàn thiện các nghiệp vụ địa chính trong công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 93
3.2.4 Tăng cường thanh tra, kiểm tra sử dụng đất phi nông nghiệp 97
3.2.5 Hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 98
3.3 KIẾN NGHỊ 99
3.3.1 Kiến nghị với Tỉnh 99
3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103
KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chính của huyện Krông Pa giai đoạn
2016-2020 37Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu xã hội chính của huyện Krông Pa giai đoạn 2016-
2020 40Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông
Pa giai đoạn 2016-2020 43Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Krông Pa năm 2020
47Bảng 2.5: Kết quả khảo sát người dân về công tác xây dựng, ban hành lập và
quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 52Bảng 2.6: Kết quả khảo sát cán bộ về công tác xây dựng, ban hành lập và
quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 52Bảng 2.7: Kết quả tuyên truyền, phổ biến quy hoạch, kế hoạch đất phi nông
nghiệp giai đoạn năm 2016-2020 54Bảng 2.8: Kết quả khảo sát người dân về công tuyên truyền, phổ biến quy
hoạch, kế hoạch đất phi nông nghiệp 55Bảng 2.9: Kết quả khảo sát cán bộ về công tuyên truyền, phổ biến quy hoạch,
kế hoạch đất phi nông nghiệp 56Bảng 2.10: Tình hình giao đất, cho thuê phi nông nghiệp trên địa huyện
Krông Pa từ 2016-2020 58Bảng 2.11: Tình hình cấp GCN QSDĐ (lần đầu) cho hộ gia đình, cá nhân trên
địa bàn huyện Krông Pa năm 2020 65Bảng 2.12: Kết quả khảo sát người dân về các nghiệp vụ địa chính trong công
tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 68
Trang 10Bảng 2.13: Kết quả khảo sát cán bộ về các nghiệp vụ địa chính trong công tác
quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 70Bảng 2.14: Số lượng kiểm tra về tình hình sử dụng và quản lý đất phi nông
nghiệp tại huyện Krông Pa giai đoạn 2016-2020 71Bảng 2.15: Kết quả khảo sát người dân về công tác thanh tra, kiểm tra đối với
công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 72Bảng 2.16: Kết quả khảo sát cán bộ về công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng
đất phi nông nghiệp 73Bảng 2.17: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất phi nông
nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa giai đoạn 2016-2020 75Bảng 2.18: Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất phi nông nghiệp trên
địa bàn huyện Krông Pa giai đoạn 2016-2020 76Bảng 2.19: Kết quả khảo sát người dân về công tác khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 76Bảng 2.20: Kết quả khảo sát cán bộ về công tác khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp 78
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ địa giới huyện Krông Pa 34Hình 2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Krông Pa năm 2020 43
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là cơ sở phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế xã hội Là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian Do
đó, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững
Huyện Krông Pa là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã có nhiều chính sách, biện pháp trong quản lý đất đai như xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quản lý kinh doanh đất, chính sách khai thác quỹ đất, chính sách tái định cư,… để khai thác nguồn tài nguyên đất, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội Quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Krông Pa sẽ góp phần đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của huyện Krông Pa, cung cấp tầm nhìn tổng quan, tạo ra sự phối hợp đồng bộ của địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai Đồng thời, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ phân bổ quỹ đất và điều chỉnh quỹ đất cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp, cũng như nhu cầu sử dụng đất ở của nhân dân; đáp ứng nhu cầu đất đai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện; giải quyết nhu cầu đất đai kịp thời và phục vụ yêu cầu phát triển xây dựng các khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch, dịch vụ, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng phát triển
hạ tầng trung tâm hành chính của huyện Là cơ sở quan trọng để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và khai thác tiềm năng đất đai đưa vào
sử dụng một cách có hiệu quả Tuy nhiên, trong quá trình quản lý đất đai nói chung và đất phi nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Krông Pa vẫn còn
Trang 13một số vấn đề tồn tại như: Việc quy hoạch tổng thể chưa đồng bộ, còn chồng
chéo chưa hiệu quả, việc quản lý sử dụng đất còn lãng phí, bất hợp lý, hiệu quả
chưa cao, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái vẫn còn thường xuyên; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai nói chung và đất phi nông nghiệp nói riêng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng,… Tình trạng chưa tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc giao đất, cho thuê đất thông qua phương thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất vẫn còn xảy ra Thất thoát nguồn thu từ
sử dụng đất vẫn còn phổ biến, nguồn thu chưa bảo đảm bền vững, Các dự án chậm hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai vẫn còn Việc ban hành và áp dụng các phương pháp xác định giá đất cụ thể còn bất cập, chưa kịp thời làm thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước Khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai vẫn diễn biến phức tạp, còn nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, kéo dài Việc xử lý các vi phạm trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị còn chậm, một số trường hợp chưa nghiêm minh Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát và việc đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán chưa thường xuyên, một số nội dung chưa được xử lý triệt để… Từ năm 2016 đến 2020, huyện Krông Pa đã xử lý 90 vụ sử dụng đất phi nông nghiệp sai mục đích sử dụng Việc cấp sổ đỏ cho người dân trên địa bàn huyện mới chỉ chiếm 85%, một tỷ lệ khá cao nhưng vẫn còn hạn chế Nhiều sai phạm trong việc xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thời gian qua (cụ thể, giai đoạn 2016-2020, huyện đã xử lý 487 vụ, trong đó có tới 90 vụ mua bán, sang nhượng đất bất hợp pháp Cả 90 vụ đều bị xử phạt hành chính và không có vụ nào bị đưa ra pháp luật xử phạt hình sự) Như vậy, có thể thấy còn khá nhiều sai phạm trong quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành huyện Krông Pa trong thời gian qua
Trang 14Để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển và áp lực gia tăng dân số, nhu cầu
mở rộng diện tích đất cho một số mục đích sử dụng như sản xuất dịch vụ, cơ sở
hạ tầng Quản lý, sử dụng đất Phi nông nghiệp của huyện Krông Pa sẽ góp phần đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của huyện Krông Pa, cung cấp tầm nhìn tổng quan, tạo ra sự phối hợp đồng bộ của địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai Đồng thời, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
sẽ phân bổ quỹ đất và điều chỉnh quỹ đất cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp, cũng như nhu cầu sử dụng đất ở của nhân dân; đáp ứng nhu cầu đất đai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện; giải quyết nhu cầu đất đai kịp thời và phục vụ yêu cầu phát triển xây dựng các khu dân
cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch, dịch vụ, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng trung tâm hành chính của huyện Là cơ sở quan trọng để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và khai thác tiềm năng đất đai đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả
Vì vậy, để làm sáng tỏ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp t i huyện Krông Pa t nh Gia Lai” để làm đề
tài tốt nghiệp cao học của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Xác lập các tiền đề lý luận thực tiễn làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong công tác QLNN về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận về QLNN trong lĩnh vực đất đai
+ Làm rõ thực trạng trong công tác QLNN về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa
Trang 15+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động QLNN về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
+ Về nội dung: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa và đề ra các giải pháp cho công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập các số liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất của huyện Krông Pa; tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa; số lượng cuộc tuyên truyền, phổ biến quy hoạch, kế hoạch đất phi nông nghiệp; tình hình giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp; tình hình cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Krông Pa; số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa
và kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo này như số tiền phạt, thu hồi đất, số lượng giấy chứng nhận bị thu hồi Tất cả các số liệu này được thu thập từ
Trang 16Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Krông Pa
Dữ liệu thứ cấp còn là các tài liệu, luận văn, luận án, bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành khảo sát người dân/tổ chức và cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Pa Số lượng cụ thể như sau:
+ 200 người dân/tổ chức trên địa bàn huyện Krông Pa Mục đích hỏi người dân/tổ chức là để khảo sát xem đánh giá của người dân và tổ chức về công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông
Pa như thế nào, từ đó có căn cứ để đánh giá Sau 01 tháng khảo sát, tác giả thu về 182 phiếu, tất cả các phiếu hợp lệ
+ 07 cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Pa Sau
01 tháng phát phiếu khảo sát, tác giả thu được toàn bộ 07 phiếu và cả 07 phiếu này đều hợp lệ
Phương pháp khảo sát: phát phiếu khảo sát trực tiếp
Phát phiếu điều tra, bao gồm 2 mẫu phiếu, mẫu phiếu giành cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và mẫu phiếu giành cho cán bộ công chức phòng Tài nguyên môi trường huyện Mỗi mẫu phiếu có 2 phần, phần thứ nhất dạng câu hỏi trắc nghiệm trả lời dạng có hoặc không, phần thứ hai chọn đáp án theo dạng đồng ý, hoàn toàn đồng ý, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý và trung lập, với các nội dung câu hỏi liên quan đến 5 nội dung về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tuyên truyền phổ biến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Triển khai và thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp; Thanh tra, kiểm tra
sử dụng đất phi nông nghiệp; Xử lý khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp
Trang 17Thời gian: 01 tháng, từ 30/10/2021 – 30/11/2021
Mục đích của khảo sát là để hiểu sâu hơn về công tác quản lý nhà nước
về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa và có những đánh giá khách quan nhất
- Phương pháp sao chép, tổng hợp, phân tích dữ liệu được sử dụng để xử
lý các dữ liệu thứ cấp thu thập được
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Tác giả, sử dụng phương pháp phân tích chỉ số, tỷ lệ, số trung bình; phương pháp so sánh trong một giai đoạn, liên hệ một số địa phương trong tỉnh; phương pháp tổng hợp dữ liệu từ các nguồn định tính khác nhau; phương pháp khái quát hóa thông qua các mô hình dự báo, mô hình nhân – quả,… Số liệu được thu thập gồm dữ liệu thứ cấp (số lượng cuộc tuyên truyền, phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp; tình hình giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp; tình hình cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Krông Pa; số lượng khiếu nại, tố cáo về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa và kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo này như số tiền phạt, thu hồi đất, số lượng giấy chứng nhận bị thu hồi) và dữ liệu
sơ cấp (đánh giá của đối tượng khảo sát) được xử lý trên phần mềm Excel, tính số người hoàn toàn đồng ý, đồng ý, trung lập, không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý, từ đó tính ra số liệu trung bình
Với quy ước hoàn toàn đồng ý = 5 điểm; Đồng ý = 4 điểm; trung lập = 3 điểm; Không đồng ý = 2 điểm và Hoàn toàn không đồng ý = 1 điểm, công thức tính điểm trung bình như sau:
Điểm trung bình = (Số người Hoàn toàn không đồng ý * 1 + Số người Không đồng ý * 2 + Số người trung lập * 3 = Số người Đồng ý * 4 + Số người Hoàn toàn đồng ý * 5)/Tổng số phiếu khảo sát hợp lệ
Trang 185 Bố cục đề tài
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các tài liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài bao gồm:
Lê Bảo (2020) Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế (Lưu hành nội bộ) [22]; Tác giả làm rõ tổng quan, nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế Cung cấp những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ thống của một môn khoa học về việc Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân của Nhà nước Nội dung giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên, học viên nghiên cứu những kiến thức cơ bản, hiện đại, Việt Nam trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế
Vũ Sỹ Cường, Ngô Văn Hiền (2014) Giáo trình Quy ho ch và quản lý
đất đai Cuốn sách này đã bổ sung, hoàn thiện lại nhiều nội dung so với cuốn
Bài giảng gốc Quản lý và Quy hoạch đất đai Giáo trình đã cập nhật những nội dung mới nhất về quản lý nhà nước về đất, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý và quy hoạch đất đai Giáo trình được chia thành 8 chương đề cập đến các vấn đề liên quan đến đất đai, quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch đất đai trong thể chế nhà nước hiện hành
Phạm Lan Hương (2020), “Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai”,
Trang 19Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Cuốn sách bài giảng cho những kiến thức cơ bản nhất của QLNN về đất đai, về nguyên tắc, phương pháp quản lý của Nhà nước; về cơ sở QLĐĐ; về bộ máy, tổ chức QLĐĐ; về hệ thống pháp luật và chính sách QLĐĐ của Nhà nước; về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; về giá đất, tài chính đất đai và QLNN về các giao dịch đất đai trong thị trường [7]
Nguyễn Quý - Nguyễn Đức (2019), “Quy định chi tiết thi hành Luật Đất Đai” Nhà xuất bản Lao động Nội dung cuốn sách có các phần chính về Luật,
các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về thi hành Luật Đất đai, một số KHSDĐ
và cuối cùng là cách lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà đầu
có dự án kéo dài gây khó khăn trong việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân; (4) Việc xử lý đối với các dự án treo chưa hiệu quả Để khắc phục các hạn chế trên, tác giả chủ trương: (1) đảm bảo chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đồng bộ, thống nhất, khách quan ; (2) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần xem xét bồi thường với tư cách là tư liệu sản
xuất; (3) Tuân thủ nguyên tắc Phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư được phê duyệt khi đ t được ít nhất 70% ý kiến đồng ý của những người tham gia ý
Trang 20kiến từ cộng đồng dân cư địa phương; (4) Phải đảm bảo hài hòa hóa lợi ích
giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân [7]
Nguyễn Quốc Ngữ (2013), Tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai thời kỳ đẩy m nh công nghiệp hóa hiện đ i hóa đất nước, bài nghiên cứu
trao đổi, Tạp chí cộng sản điện tử Thông qua việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm Thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành
và phát triển tương đối nhanh Kết quả đó khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai được nêu trong Nghị quyết cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu kém, khuyết điểm; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất đai chưa nghiêm; tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả còn xảy ra ở nhiều nơi; chính sách, pháp luật ban hành nhiều nhưng hiệu quả thấp; việc phân công, phân cấp trong quản lý đất đai còn chưa hợp lý; năng lực quản lý, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng được yêu cầu, [15]
Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012-2020, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái nguyên Luận án đã luận giải nguyên nhân của thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, đã xây dựng được Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp đề xuất được một hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại một tỉnh miền núi
Trang 21trong bối cảnh nền nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức
Đinh Hoàng Sơn (2017), “Nghiên cứu thực tr ng giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế t i huyện Bố Tr ch, t nh Quảng Bình” - Luận
văn Thạc sỹ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông lâm Huế Luận văn đã làm rõ được việc giao đất, cho thuê đất là một trong những nội dung quan trọng của QLNN về đất đai, là tiền đề cho việc khai thác, sử dụng đất để phát triển KT-XH và đưa ra những hạn chế về mặt cơ chế chính sách và trong quá trình thực hiện như việc điều chỉnh quy hoạch, KHSDĐ sai mục đích, kém hiệu quả, chất lượng QHSDĐ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, đặc biệt là chưa có tầm nhìn xa trong dự báo tình hình, nhu cầu sử dụng đất
Võ Phi Hùng (2018), Hoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn t nh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Đà
Nẵng Luận văn hệ thống hóa lý luận quản lý nhà nước về đất đai vận dùng vào điều kiện cụ thể của một địa phương; Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong tương lai [9]
Như vậy, các nghiên cứu đều cung cấp nhiều cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp nói riêng Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp chưa nhiều Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp trên địa bàn
huyện Krông Pa Do đó, công trình nghiên cứu Quản lý nhà nước về đất phi nôngtrên địa bàn huyện Krông Pa là một công trình độc lập, không trùng lặp
với các công trình nghiên cứu đã công bố.”
Trang 22CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI
NÔNG NGHIỆP 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh [10, tr 21]
Đất phi nông nghiệp chủ yếu được sử dụng để xây dựng nhà ở, xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
Như vậy, có thể thấy đất phi nông nghiệp có những đặc điểm như sau:
- Rất đa dạng, nhiều loại khác nhau, nhiều mục đích khác nhau
- Thay đổi, biến động rất nhanh về giá trị và về tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp liên quan đến quy hoạch của nhà nước
- Dễ dàng trong việc thay đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống nên việc quản lý đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng Quản lý nhà nước đối với đất đai là sự dễ dàng tiếp
Trang 23cận thông tin đáng tin cậy, cập nhật về quyền sử dụng, mục đích sử dụng và giá đất Quản lý nhà nước về đất đai cũng có thể được hiểu là một khái niệm liên quan đến những nỗ lực của Chính phủ để quản lý tài nguyên đất
Từ khái niệm quản lý nhà nước về đất đai, ta có thể hiểu QLNN về đất phi nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại vốn đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất [23]
1.1.3 Các nguyên tắc quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp
Quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp nói riêng phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc chủ đạo đó là Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, khai thác hợp lý [18, tr.32] Cụ thể như sau:
- Nguyên tắc thống nhất quản lý: Đất đai là sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, chính quyền thực hiện quyền đại diện sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn theo quy định của pháp luật Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền nhằm thực hiện việc nhà nước giao đất, cho thuế đất đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị kinh tế, hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định, lâu dài Nhà nước tạo điều kiện cho người sử dụng đất có thể phát huy tối đa cá quyền đối với đất đai Có như vậy, người dân mới yên tâm
sử dụng, chủ động đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn vào việc bảo vệ, cải tạo cho đất; khai hoang, phục hóa, đưa diện tích đất trồng, đồi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng và phát triển cơ sở hạ tầng để tăng giá trị đất
- Nguyên tắc phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đảm hoàn thành
Trang 24nhiệm vụ: Cơ quan chính quyền địa phương và trung ương (cấp huyện, tỉnh) chịu trách nhiệm trước Chính phủ và cơ quan chính quyền cùng cấp (UBND huyện, tỉnh) trong quản lý nhà nước về đất đai Chính quyền cấp tỉnh thực hiện giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức; có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của cấp huyện; chính quyền cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chính quyền cấp xã (phường, thị trấn) và thực hiện quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Quản lý nhà nước về đất đai phải tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai, tạo điều kiện cho người dân có thể tham gia giám sát hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền qua tổ chức Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành, địa phương và vùng lãnh thổ: Chính quyền các cấp thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai theo địa giới hành chính, tạo sự hài hòa giữa quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo chuyên ngành và ngay cả các cơ quan trung ương hoạt động và có quyền kiểm tra, giám sát các cơ quan này trong việc thực hiện pháp luật về đất đai, cũng như các quy định khác của Nhà nước, có quyền xử lý hoặc kiến nghị xử lý nếu vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành
- Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử [18]: Quản lý nhà nước của chính quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của pháp luật của Nhà nước trước đây cũng như tính lịch sử trong quản lý đất đai qua các thời kỳ của cách mạng Điều này thể hiện ở việc Nhà nước khẳng định lập trường trước sau như một với đất đai Tuy nhiên, trong lịch sử, nếu có những vấn đề quản
lý đất đai yếu kém, cần được tháo gỡ kịp thời một cách khoa học
Trang 251.1.4 Vai trò, tầm quan trọng về công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp
Theo giáo trình “Quản lý nhà nước về đất đai” của Nguyễn Khắc Thái Sơn (2008), quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp có vai trò như sau:
- Đảm bảo đất phi nông nghiệp được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả [18] Đất đai được sử dụng vào tất cả mọi hoạt động của con người nên tuy có hạn chế về mặt diện tích nhưng nó sẽ trở thành vô hạn nếu con người
sử dụng hợp lý Bằng các chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước điều tiết các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch để thực hiện mục tiêu chiến lược dài hạn
- Nhà nước nắm được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất, từ đó có những biện pháp thích hợp để sử dụng đất phi nông nghiệp một cách hiệu quả nhất [18]
- Ban hành các chính sách, quy định nội dung còn thiếu, chưa phù hợp với thực tế sử dụng đất đai để tạo ra hành lang pháp lý cho sử dụng đất phi nông nghiệp, đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và cũng đảm bảo lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất
- Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất,
từ đó phát hiện ra được các mặt tích cực để phát huy và điều chỉnh, giải quyết các sai phạm
Quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp còn giúp Nhà nước ban hành các chính sách, quy định, thể chế, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội dung còn thiếu, không phù hợp với thực tế và góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống
Trang 261.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai có nội dung rất rộng, theo quy định tại Điều 22, Luật Đất đai 2013 có nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 15 nội dung Tuy nhiên, như đã trình bày trong Mở đầu, do khuôn khổ của một luận văn, tác giả chỉ đề cập 5nội dung sau:
1.2.1 Xây dựng, ban hành và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinhtế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khíhậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảngthời gian xác định [17]
Theo đó, kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất và việc lập quy hoạch
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là tiền đề để tiến hành thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý đất phi nông nghiệp trong phạm vi địa phương
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy định của pháp luật; phù hợp với phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phong, an ninh của quốc gia và địa phương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của địa phương và Nhà nước và
có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường [22]
Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trong thời hạn 30 ngày, Ủy ban nhân dân
Trang 27cấp tỉnh phải có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Tiêu chí đánh giá:
- Tiêu chí về định lượng: Quy hoạch hàng năm của địa phương, xem mức độ thực hiện thực tế so với quy hoạch, bao nhiêu diện tích đất bị sai quy hoạch Chỉ số hoàn thành càng cao chứng tỏ quy hoạch càng có hiệu quả
- Tiêu chí về định tính: Mức độ hài lòng của người dân và cán bộ Phòng TN&MT huyện Krông Pa
1.2.2 Tuyên truyền, phổ biến quy hoạch, kế hoạch cho người dân
Tuyên truyền, phổ biến quy hoạch, kế hoạch là một phần trong QLNN nói chung, trong đó có QLNN đối với đất phi nông nghiệp Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác quản lý đất phi nông nghiệp [17] Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về QLNN đối với đất phi nông nghiệp là việc mà các cơ quan QLNN phải thực hiện để mọi thành phần trong xã hội đều có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực QLNN đối đất phi nông nghiệp Một số hình thức được sử dụng trong tuyên truyền thường được sử dụng như tuyên truyền trực tiếp tại các điểm dân cư tập trung; thông qua hội nghị, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, tập huấn chuyên sâu, lồng ghép trong giao ban, hội họp, sinh hoạt Đảng, đoàn thể; họp thôn, buôn; chuyên trang, chuyên mục, đưa tin, trên đài truyền thanh các quy định về đất đai; biên soạn, phát hành thành các tờ rơi, đĩa DVD, xe loa lưu động, pa nô, áp phích, tranh cổ động trực quan; thông qua những người có uy tín, có tiếng nói như già làng, trưởng buôn, các Ban quản lý rừng; nói chuyện, các buổi học ngoại khóa, trải nghiệm thực tế,
Trang 28hệ thống dịch vụ tư vấn giá đất và hệ thống hội đồng hoặc cơ quan định giá đất thẩm định, quyết định giá đất [17]
a Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Giao đất, cho thuê đất là hình thức nhà nước giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất Giao đất, cho thuê đất cũng được hiểu là việc nhà nước giao quyền sử dụng đất bằng hình thức quyết định hành chính và hợp đồng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần sử dụng đất theo quy định [18] Việc giao quyền sử dụng đất được đi kèm với một số công cụ quản lý khác, đó là hạn mức đất và thời hạn sử dụng đối với từng loại đất và từng nhóm chủ thể
sử dụng đất” “Về bản chất giao đất và cho thuê đất không có gì khác biệt Hiện nay nhà nước ta đang áp dụng hình thức giao đất có và không thu tiền sử dụng đất Trong giao đất có thu tiền sử dụng đất lại có thể thông qua hình thức thu theo giá nhà nước quy định hoặc thông qua đấu giá đất (giá sàn
Trang 29không thấp hơn giá nhà nước quy định) Đối với hình thức thuê đất thì có thể thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê một lần cho toàn bộ thời gian thuê
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu hồi lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, cá nhân khi hết thời hạn thuế hoặc thu hồi nhằm mục đích phát triển của từng địa phương [18] Quy trình thu hồi đất như sau:
- Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát,
đo đạc, kiểm đếm
- Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương
b Chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Phải đảm bảo nguyên tắc, dân chủ, khách quan, công bằng, kịp thời, công khai, đúng pháp luật trong quá trình thực hiện có một ý nghĩa đặc biệt quan trong sau đây: Công khai, minh bạch và dân chủ trong việc bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư sẽ giúp cho người dân được tham gia trực tiếp bàn bạc những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình khi nhà nước thu hồi đất; Việc thực hiện công khai minh bạch và dân chủ là một trong những giải pháp quan trọng đề phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nói chung và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nói riêng; Thông qua việc công khai, minh bạch, dân chủ người dân không
Trang 30chỉ nắm được các quyền và nghĩa vụ của mình khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế mà còn có điều kiện để bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của mình tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
c Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan quản lý đất đai tiến hành các quy trình, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Đối với trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng, quy trình quản lý như sau: Trường hợp người
sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho, Văn phòng đăng
ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi [13]
+ Đối với trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận, thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định Văn phòng đăng kí đất đai xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã kí hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Người được thừa kế
có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải
Trang 31thực hiện theo quy định của pháp luật [13]
+ Đối với trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê thì người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự, nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai nơi
có đất Trường hợp mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với một phần thửa đất thuê thì phải làm thủ tục tách thửa đất trước khi làm thủ tục thuê đất [13]
d Công tác thống kê và kiểm kê đất phi nông nghiệp
Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến độngđất đai giữa hai lần thống kê [10]
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểmkiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê
+ Mục đích của thống kê, kiểm kê đất đai:
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạthiệu quả
Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất
Làm cơ sở đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai
Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhàvnước và xã hội
Tiêu chí đánh giá:
- Tiêu chí định lượng: Diện tích đất được giao, cho thuê, thu hồi hàng
Trang 32năm Số lượng dự án được chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư Số lượng giấy CN QSDĐ được cấp Diện tích đất được thống kê và kiểm kê hàng năm
- Tiêu chí định tính: Mức độ hài lòng của người dân và cán bộ Phòng TN&MT huyện Krông Pa
1.2.4 Thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp
Thanh tra, kiểm tra sử dụng đất phi nông nghiệp là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản
lý thuộc lĩnh vực đất đai [10]
+ Nội dung thanh tra, kiểm tra sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của UBND các cấp
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ tronglĩnh vực đất đai
Tiêu chí đánh giá:
- Tiêu chí về định lượng: Số lượng các cuộc kiểm tra hằng năm Tỷ lệ tăng của các cuộc thanh tra, điều tra qua các năm Số tiền thu hồi được sau thanh tra, kiểm tra và tỷ lệ vi phạm trên tổng số thanh tra, kiểm tra
- Tiêu chí về định tính: Mức độ hài lòng của người dân và cán bộ Phòng
TN&MT huyện Krông Pa
1.2.5 Xử lý khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc các cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức trong trường hợp không chấp
Trang 33thuận quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước hoặc tố cáo những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp [8]
Giải quyết tranh chấp về đất đai là biện pháp giải quyết của cơ quan nhà nước khi có hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đấtphi nông nghiệp Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở Nếu không giải quyết được bằng hòa giải, các bên có quyền gửi đơn đến UBND cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm thụ lý và giải quyết
Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất,mức
độ vi phạm mà bị xư lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật [8]
Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại [8]
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên tạo ra vì vậy việc QLNN
về đất đai sẽ bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên
Trang 34Điều kiện tự nhiên ở đây chủ yếu là xét đến các thành phần như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí, khoáng sản dưới lòng đất, Điều này nó ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá chất lượng đất Công tác đánh giá, đo đạc, khảo sát chất lượng đất được thực hiện trên hiện trường, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nó sẽ được tiến hành nhanh chóng, chính xác Mỗi vùng miền lại có một đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy khi tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc đất đai cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đưa ra phương án thực hiện có hiệu quả nhất
Các yếu tố về khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
và đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp Nhiệt độ bình quân, cường độ ánh sáng, lượng mưa, độ bốc hơi phù hợp thì độ ẩm của đất, chất lượng của đất bảo đảm và ngược lại Đặc biệt, khi chịu tác động của mưa bão, lũ lụt, đất đai
sẽ bị xói mòn, rửa trôi khiến cho chất lượng và quỹ đất giảm
Địa hình cũng là yếu tố có tác động đến việc sử dụng đất của các ngành nghề kinh tế Mỗi địa phương đều có sự khác nhau về địa hình giữa độ dốc, hướng dốc và độ cao, từ đó cũng có sự khác nhau về độ xói mòn của đất và địa chất đất Ngoài ra, sự sai khác về địa hình cũng ảnh hướng đến hoạt động, phương thức sản xuất kinh doanh của từng địa phương, nơi địa hình đồng bằng thì hợp với cây nông nghiệp, trong khi đó vùng núi đồi, vùng đất đỏ thì thích hợp trồng cây công nghiệp từ đó đã hình thành nên sự khác nhau trong sản xuất kinh doanh
1.3.2 Đặc điểm kinh tế
Điều kiện KT - XH có tác động đến quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp của chính quyền địa phương trên các phương diện: kinh phí cung cấp cho hoạt động quản lý nhà nước đối với đất phi nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu đất phi nông nghiệp; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phi
Trang 35nông nghiệp; đào tạo cán bộ; tập huấn, tuyên truyền pháp luật về đất đai… Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, nhất là thủy lợi, giao thông; thị trường đất đai; quá trình đô thị hóa; sự phát triển công nghiệp, dịch vụ; trình độ dân trí; vốn đầu tư; tập quán sản xuất và đời sống của người dân… đều ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện
Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, nhất là giao thông thuận lợi, sẽ khuyến khích các tổ chức sản xuất kinh doanh đầu tư mở rộng sản xuất, khuyến khích
sự phát triển của đô thị hóa, ngành công nghiệp, dịch vụ… Những điều kiện
đó sẽ là căn cứ để chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nhanh…; Việc tuyên truyền và hiệu quả thực hiện pháp luật đất đai phụ thuộc rất lớn vào trình độ dân trí của địa phương…
1.3.3 Đặc điểm xã hội
Các đặc điểm về dân số, mật độ dân cư, tình hình dân tộc, tôn giáo, sự ổn định về chính trị, trật tự xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước đối với đất phi nông nghiệp của mỗi địa phương Các huyện có dân số đông đồng bào dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn do hồ sơ đất phi nông nghiệp của hộ gia đình không đầy đủ, người dân tộc thiểu số còn giữ tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí thấp Những đặc điểm này gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cũng như có nhiều nguy cơ xung đột về đất đai khó xử lý do thiếu căn cứ pháp lý… Tốc độ gia tăng dân số ở nhất là tăng dân
số do di cư tự do khiến áp lực đảm bảo đất phi nông nghiệp cho người dân ngày càng tăng lên Tuy nhiên, những địa phương có người dân có trình độ nhận thức cao, họ sẽ ứng xử, hành động theo đúng pháp luật Các hoạt động thuê đất cũng sôi nổi hơn và công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng thuận tiện hơn
Trang 36Những sai sót, nhầm lẫn do các yếu tố chủ quan và khác quan trong quá trình chuyển đổi, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho người sử dụng trong quá khứ cũng để lại những hậu quả kéo dài, khó giải quyết dứt điểm như tranh chấp đất đai, khiếu kiện…
Nói cách khác quản lý nhà nước đối với đất phi nông nghiệp phải xử lý
cả những di sản tốt và không tốt do lịch sử để lại Nếu không có chính sách giải quyết hợp lý các khúc mắc đó thì hoạt động QLNN về đất đai sẽ gặp khó khăn
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý đất phi nông nghiệp của thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
Về quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp: Thị xã Ayun Pa đã quan tâm chỉ đạo thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có đất phi nông nghiệp, tạo căn cứ pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp
Trang 37Phòng TN&MT của thị xã thường xuyên tổ chức các hội thảo lấy ý kiến điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo định kỳ, hiện nay là quy hoạch đến năm 2020; xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, hướng dẫn các tổ chức, các nhân đăng ký nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp phù hợp đã tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại và phát triển hạ tầng chủ lực trên địa bàn thị xã
Để thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là đối với đất phi nông nghiệp, thời gian qua, phòng TN&MT thị xã Ayun Pa chú trọng tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Luật Đất đai năm 2013 đến tận cơ sở
Trong lĩnh vực giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phi nông nghiệp, thị xã Ayun Pa đã thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục Trung ương quy định, theo đúng với quy hoạch - kế hoạch được duyệt và đúng với thẩm quyền quy định Nhờ đó ít phát sinh các khiếu kiện mới trong lĩnh vực này Đa phần hồ sơ và trình tự giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phi nông nghiệp được lập theo đúng quy định của pháp luật, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định
UBND thị xã Ayun Pa đã kiên quyết thu hồi lại diện tích đất phi nông nghiệp của các chủ thể đã vi phạm pháp luật về đất phi nông nghiệp Việc triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đất đai đã đảm bảo công tác quản lý đất đai chặt chẽ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất phi nông nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong lĩnh vực quản lý đất phi nông nghiệp Các cơ quan chuyên môn đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyền truyền sâu rộng trong nhân dân về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai, qua đó người dân nắm được những chính sách, quy định cơ bản của pháp luật để
Trang 38chấp hành và ủng hộ cơ quan chuyên môn thực thi nhiệm vụ Công tác đối thoại, giải đáp thắc mắc cho người dân và doanh nghiệp được cơ quan chuyên môn quan tâm và thực hiện thường xuyên theo tinh thần phục vụ nhân dân Việc đo đạc, đăng ký đất phi nông nghiệp, lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính đã được Phòng TN&MT trên địa bàn thị xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đến nay tất cả các xã, phường của thị xã cơ bản đã được đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2.000 khu vực đất nông nghiệp, đất ở đô thị
và đất ở khu dân cư cho từng xã, phường, công tác quản lý đất đai từng bước
đi vào nề nếp và đạt được hiệu quả
Kết quả cấp GCN lần đầu từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2020 trên địa bàn thị xã Ayun Pa: Đã cấp được 1.296 GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với tổng diện tích: 172,85 ha, trong đó: Đất ở: 13,84 ha; đất nông nghiệp: 159,01ha; đất kinh doanh, thương mại: 0 ha; đất khác: 0 ha Tổng số tiền thuế phải nộp thông qua cấp GCN: 42.724.435.826 đồng, trong
đó, đã thực hiện 37.509.450.940 đồng, chưa thực hiện là 5.232.984.886 đồng,
lý do: Chủ yếu là người sử dụng đất ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định
Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: thị xã đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai để chủ động ngăn ngừa những sai phạm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai Duy trì thường xuyên các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành
vi vi phạm góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội Qua các cuộc thanh, kiểm tra đã xử lý nhiều hành vi vi phạm các đơn vị, thu hồi nhiều diện tích đất không sử dụng, để bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích
Trang 39đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, góp phần vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý đất phi nông nghiệp của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
Chư Sê là huyện nằm về phía Nam của tỉnh Gia Lai với diện tích tự nhiên 642,96 km², cách thành phố Pleiku 40 km theo đường quốc lộ 14 Công tác quản lý nhà nước về đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện những năm qua như sau:
Về quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp: Huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ, trong đó có đất phi nông nghiệp, tạo căn cứ pháp lý cho việc QLNN đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp
Phòng TN&MT của huyện thường xuyên tham mưu lấy ý kiến điều chỉnh quy hoạch SDĐ theo định kỳ, hiện nay là quy hoạch đến năm 2025 Sở TN&MT cũng quan tâm hướng dẫn các huyện, thị xã điều chỉnh quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ hàng năm; hướng dẫn các công ty lâm nghiệp lập phương án SDĐ… Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp phù hợp đã tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích phát triển nông nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện
Huyện Chư Sê cũng đã ban hành các chính sách, quy chế sử dụng đất phi nông nghiệp đồng bộ, hiệu quả, hạn chế sự chồng chéo trong quy hoạch, quản
lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp phi pháp, nhất là tình trạng sử dụng sai mục đích, làm giảm sút diện tích đất phi nông nghiệp
Trong lĩnh vực giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu
Trang 40hồi đất phi nông nghiệp: Huyện Chư Sê đã thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục Trung ương quy định,theo đúng với quy hoạch - kế hoạch được duyệt và đúng với thẩm quyền quy định Nhờ đó ít phát sinh các khiếu kiện mới trong lĩnh vực này
Đa phần hồ sơ và trình tự giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ, thuhồi đất phi nông nghiệp được lập theo đúng quy định của pháp luật, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định UBND huyện Chư Sê đã kiên quyết thu hồi lại diện tích đất phi nông nghiệp của các chủ thể đã vi phạm pháp luật về đất phi nông nghiệp
Việc đo đạc, đăng ký đất phi nông nghiệp, lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính đã được UBND huyện Chư Sê chỉ đạo Phòng TN&MT, các xã, thị trấn trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thực hiện Bản đồ địa chính của tỉnh được lập trên hệ tọa độ VN2000 Đến nay, đo đạc địa chính đã được thực hiện trên 15 đơn vị hành chính cấp xã, với khối lượng 3.628,75 km2
Thực hiện Điều 95 của Luật Đất đai, UBND tỉnh đã chi đạo các địa phương hướng dẫn các tô chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện đăng ký đất đai đôi với một sô thửa chưa đăng ký Đến nay, hầu hết tất cả các thửa đất đã được đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định
Tình hình đo đạc, lập bán đô, hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai Hệ thông hỗ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện Chư Sê đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại hạng mục như:
Số cấp giấy chứng nhận, số địa chính, bản đồ sau đăng ký
Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác găn liền với đất, nêu rõ số lượng Giấy chứng nhận đã cấp cho từng loại đất và từng đối tượng sử dụng đất