Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế trên địa bàn quận Thanh Khê vẫn còn nhiều khó khăn: tình trạng hộ kinh doanh hoạt động nhưng không kê khai thuế hoặc kê khai doanh thu không sát với
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LƯU THỊ ANH THƠ
QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LƯU THỊ ANH THƠ
QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ,
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 10
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 10
1.1.1 Khái niệm thuế 10
1.1.2 Khái niệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh 10
1.1.3 Mục tiêu của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh 13
1.1.4 Nguyên tắc của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh 14 1.1.5 Các sắc thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh 16
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 21
1.2.1 Lập dự toán thu thuế 21
1.2.2 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 23
1.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế hộ kinh doanh 26
1.2.4 Công tác kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế 29
1.2.5 Công tác quản lý – cưỡng chế nợ thuế 30
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 32
1.3.1 Nhân tố về cơ chế chính sách 32
Trang 51.3.2 Nhân tố thuộc về cơ quan thuế 34
1.3.3 Nhân tố hộ kinh doanh 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH TRẠNG KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 38
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẬN THANH KHÊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 38
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 38
2.1.2 Khái quát đặc điểm hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 46
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế 49
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 54
2.2.1 Công tác lập dự toán thu thuế 54
2.2.2 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 59
2.2.3 Công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế 63
2.2.4 Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế 72
2.2.5 Công tác quản lý – cưỡng chế nợ thuế 77
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 79
2.3.1 Những kết quả đạt được 79
2.3.2 Những hạn chế 81
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 85
Trang 6CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH
KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 86
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 86
3.1.1 Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 86
3.1.2 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê 87
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 89
3.2.1 Hoàn thiện công toán lập dự toán thu thuế đối với hộ kinh doanh
89
3.2.2 Nâng cao công tác tuyên truyền và hỗ trợ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế 90
3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế 92
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế 97
3.2.5 Tăng cường công tác thu nợ đọng thuế 99
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 102
3.3.1 Kiến nghị đối với Tổng cục Thuế 102
3.3.2 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 106
KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QLN&CCNT Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
1.1 Mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh 16
2.1 Sản lượng thủy sản phân theo phường trên địa bàn
quận Thanh Khê giai đoạn từ năm 2017-2021 40
2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn quận Thanh Khê
2.3 Một số chỉ tiêu xã hội trên địa bàn quận Thanh Khê
2.4
Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp và thủy sản phân theo ngành kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê giai đoạn 2017-2021
48
2.5 Thống kê số lượng công chức đội thuế liên phường giai đoạn 2017-2021 53
2.6 Dự toán thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn
2.7 Kết quả thực hiện thu ngân sách trên địa bàn quận
2.8 Dự toán thu 10 phường trên địa bàn quận Thanh Khê
Trang 92.11 Số hộ kinh doanh đã quản lý thuế trên địa bàn quận
2.12 Danh sách hộ đã cấp mã số thuế chƣa khai thuế ( tính
2.13
Tình hình nộp tờ khai báo cáo sử dụng hóa đơn của các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê giai đoạn 2017-2021
76
2.18 Tình hình nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 hằng
Trang 102.3 Biểu đồ thể hiện kết quả thu ngân sách của quận
2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Khu
Trang 11ở tăng cơ hội ngành nghề giải quyết công việc cho phần lớn lực lượng lao động mà còn tạo ra giá trị sản xuất cho xã hội Nguồn thu ngân sách nhà nước
từ khu vực hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản thu từ thuế, môn bài, phí, lệ phí và các nguồn thu khác
Chính vì tầm quan trọng cũng như sự mở rộng quy mô, số lượng hộ kinh doanh trong cả nước nói chung và địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng nói riêng (số hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê năm 2017 chỉ
có 3.989 hộ đến năm 2021 là 4.715 hộ, tăng 18% so với năm 2017) nên công tác quản lý thuế được quan tâm và cải thiện đáng kể Trong những năm qua, Chi cục Thuế Khu vực Thanh Khê – Liên Chiểu luôn hoàn thành dự toán thu
và đóng góp đáng kể vào kết quả thu ngân sách của toàn thành phố Đà nẵng
Số thu từ lĩnh vực hộ kinh doanh chiếm trên 10% tổng thu NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê, năm 2019 số thu từ lĩnh vực hộ kinh doanh đạt trên 72 tỷ
Trang 12
đổng, với tốc độ tăng so với cùng kỳ là 122%, đây là một trong những năm quận Thanh Khê ghi dấu vượt dự toán với số thu khá cao đạt 825 tỷ đồng Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế trên địa bàn quận Thanh Khê vẫn còn nhiều khó khăn: tình trạng hộ kinh doanh hoạt động nhưng không kê khai thuế hoặc kê khai doanh thu không sát với thực tế còn cao, không tuân thủ các quy định về pháp luật thuế, vi phạm chế độ sử dụng và quản lý hóa đơn, chây
ỳ, nợ đọng dây dưa….nhằm trốn thuế dẫn đến tình trạng thất thu cho ngân sách nhà nước, công tác phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế còn chưa chặt chẽ dẫn tới một số hộ kinh doanh cố tình không đi đăng ký thuế, việc kiểm soát hồ sơ của hộ kinh doanh trong ngừng, tạm ngừng kinh doanh còn lỏng lẻo, một số hộ kinh doanh xin ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh; Số lượng cán bộ thuế còn hạn chế, trong khi số lượng hộ kinh doanh ngày càng tăng nên khó bao quát số lượng
hộ kinh doanh thực tế hoạt động; Còn nhiều tồn tại trong công tác kiểm tra thuế, điều tra thực tế kinh doanh của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh Nhìn chung, công tác quản lý thuế hộ kinh doanh khá khó khăn, phức tạp và tốn nhiều công sức Điều đó đưa ra yêu cầu cần phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao kết quả của công tác quản lý thuế đối với
hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, đảm bảo công bằng trong nghĩa
vụ nộp thuế góp phần hoàn thành dự toán hằng năm Xuất phát từ những ý
nghĩa trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên
địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu để viết
luận văn tốt nghiệp cao học
2 Mụ t êu n ên ứu ủ đề tà
- Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để đề xuất các giải
Trang 13
pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh tại địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn thu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của quận Thanh Khê
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về hộ kinh doanh, quản lý thu thuế hộ kinh doanh, nội dung công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2021
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
3 Đố tượn và p ạm v n ên ứu ủ đề tà
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: Nghiên cứu vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Về mặt không gian: Địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
- Về mặt thời gian: Thực trạng công tác quản lý thuế hộ kinh doanh tại quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng được nghiên cứu trong giai đoạn 2017 -2021 Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm tới
4 P ươn p áp n ên ứu
Quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu
Trang 14
+ Số liệu thu thập từ các bộ phận chức năng trực thuộc Chi cục Thuế khu vực Thanh Khê - Liên Chiểu liên quan đến công tác quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể như: Đội Kê khai - Kế toán Thuế - Tin học, Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế, Đội tuyên truyền hộ trợ người nộp thuế + Các báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện thu NSNN của Chi cục Thuế quận Thanh Khê (cũ) và Chi cục Thuế khu vực Thanh Khê - Liên Chiểu giai đoạn 2016 - 2020: dự toán thu NSNN qua các năm, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự toán thu NSNN hàng năm, báo cáo thực hiện nhiệm
vụ thu NSNN qua các năm, báo cáo tạm nghỉ, nghỉ hẳn, báo cáo lập bộ hằng năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn…
+ Thu thập các thông tin khác từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan, thông tin từ website Tổng cục Thuế, website Cục thuế thành phố Đà Nẵng và các báo cáo khoa học đã được công bố, các luận văn liên quan
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu được tác giả sử dụng để phục vụ cho việc minh họa, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế đối
với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
5 Kết ấu ủ luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cầu gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh
doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
6 Tổn qu n tà l ệu n ên ứu
Sách, giáo trình
Trang 15kế toán thuế, thống kê thuế, thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế thuế; dự toán thu thuế Hơn thế nữa, giáo trình quản lý thuế này còn giới thiệu một nội dung khá quan trọng đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý thuế đồng thời đưa ra những góc nhìn, nhận xét khá mới mẻ về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.
- “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế”, của Tổng
cục Thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội (2019)
Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, cập nhật về Luật thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành, gồm các nội dung chính như sau: Luật thuế GTGT-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; Luật thuế TNDN- Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; Luật thuế TNCN-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; Các loại thuế và khoản thu Ngân sách Nhà nước khác Cuốn sách trình bày chi tiết kiến thức từng lĩnh vực thuế với những trích dẫn về luật kết hợp với thông tin kiến thức nghiệp vụ thực tế thực hành trên hệ thống thuế Cuốn sách là tài liệu đúc kết từ quá trình nghiên cứu các chính sách thuế cũng như thực tế công tác từ ngành thuế với những kiến thức hết sức quý báu
Bài đăng trên tạp chí:
- Bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể” của Ths Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), Tạp chí Tài chính kỳ II tháng
Trang 16
10/2016 Dựa trên cơ sở số liệu thực tế về thực trạng của công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế hộ kinh doanh: Tổ chức bộ máy quản lý cần kết hợp đan xen với nguyên tắc quản lý thuế theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế, Thực hiện một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Đa dạng hình thức kiểm tra, tập trung kiểm tra nhóm hộ kinh doanh có rủi ro về thuế cao, Đẩy mạnh tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Một số biện pháp đưa ra đã được áp dụng tuy nhiên các biện pháp còn mang tính chất chung chưa cụ thể được những công việc phải làm để thực hiện được giải pháp
.- Bài viết “Thực trạng quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh” của TS Nguyễn Thị Thủy – Đào Văn Đông (2016), Tạp chí Kế toán và Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) Bài viết nêu ra những bất cập trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh: chưa tìm ra những biện pháp hữu hiệu để chống thất thu thuế, việc điều chỉnh doanh thu còn chưa sát với thực tế còn mang nặng tính cảm tính, nên doanh số ấn định chưa sát đúng với các HKD, ý thức chấp hành việc nộp thuế còn hạn chế, còn chây lỳ trong việc nộp thuế… bên cạnh đó cũng đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ, Hoàn thiện hệ thống Luật, Thông tư, Nghị định về Thuế, Quản
lý kê khai, ấn định thuế đối với các HKD thuộc đối tượng thu theo phương pháp khoán và ổn định thuế, Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi
phạm về thuế
- Bài viết “Một số vấn đề pháp lý về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
ở Việt Nam hiện nay” của TS Ngô Thị Thu Hà (2017), Tạp chí Tài chính kỳ
1 tháng 3/2017 Bài viết đưa ra thực trạng pháp luật về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về
Trang 17
quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay: công khai thông tin
hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, tài liệu niêm yết công khai của hộ kinh doanh theo phương pháp khoán phải gửi tới HĐND, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn, tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh lớn nhằm tạo ra sự bình đẳng đối với các chủ thể kinh doanh có cùng quy mô và tạo ra sự tự nguyện trong tuân thủ pháp luật thuế…
- Bài viết ” Trao đổi về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh” của Ths Nguyễn Khánh Thu Hằng (2021), Tạp chí Tài chính kỳ
1 tháng 5/2021 Bài viết đưa ra quan điểm trao đổi về những quy mới trong
dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: đề xuất điều chỉnh mức thuế khoán xác định doanh thu tính thuế của hộ khoán có điểm mới so với hiện hành đó là trường hợp hộ khoán
có thay đổi doanh thu thì cơ quan thuế sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm theo thực
tế nếu doanh thu có thay đổi từ 20% trở lên, bổ sung phương pháp kê khai cho
hộ kinh doanh có quy mô lớn, quy định đối với cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập Trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số mà nhà cung cấp nền tảng số
ở nước ngoài có thỏa thuận đối tác tại Việt Nam thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân thông qua tổ chức đối tác tại Việt Nam thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm tổ chức đối tác tại Việt Nam thực nhận khoản chi trả cho cá nhân từ đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến nước ngoài không
có cơ sở thường trú tại Việt Nam… Bài viết tập trung vào các quy định mới
trong dự thảo Thông tư quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
• Đề tài luận văn:
- Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá
Trang 18
thể trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị
Xuyến ngành Kinh tế Phát triển năm 2014 Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận
và thực tiễn về công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Hòa Vnag, thành phố Đà Nẵng: công tác dự toán thu thuế, tuyên truyền
hỗ trợ người nộp thuế, kê khai kế toán thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý- cưỡng chế nự thuế Ngoài ra trong luận văn tác giả cũng học hỏi kinh nghiệm
từ những Chi cục Thuế khác để đề xuất những giải pháp hoàn thiện, định hướng công tác quản lý thu thuế với hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, các giải pháp này còn mang tính chung chung, chưa cụ thể được những vấn đề cẩn phải quan tâm để thực hiện được giải pháp Do thời gian thực hiện nghiên cứu đã lâu nên một số giải pháp không còn phù hợp
- Đề tài “Quản lý thuế hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Bích Ngọc ngành Quản lý Kinh tế năm
2017 Qua việc sử dụng phương pháp phân tích định tính, tác giả đã làm rõ
được thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2012-2016 qua các nội dung: công tác lập và phân bổ dự toán thu NSNN; công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ; công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế; công tác kiểm tra, giám sát quản lý thuế, công tác cưỡng chế nợ thuế Trên cơ sở những bất cập, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với
hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên
vì thời gian nghiên cứu đã lâu nên nhiều nội dung không còn phù hợp với chính sách thuế
Trong những năm qua, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề quản
lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng ở những góc độ, khía cạnh khác nhau Các đề tài nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế cũng như những thành tựu đạt được trong công tác quản lý thuế đối với hộ
Trang 19
kinh doanh, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý Nhà nước thuế đối với hộ kinh doanh Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu, phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế đối hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 đến nay Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê,
Thành phố Đà Nẵng” là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc góp phần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong những năm tiếp theo Các công trình khoa học trên
sẽ là nguồn tài liệu khoa học quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình viết luận văn để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra
Trang 20Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze, trong cuốn “Tài chính công” đã đưa
ra một định nghĩa cổ điển nhất về thuế Theo tác giả: “Thuế là một khoản
trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước”
Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đã được bổ sung, chỉnh sửa và
hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, có tính chất xác
định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”.[1]
1.1.2 K á n ệm quản lý thu t uế đố vớ ộ n o n
Theo Henrry Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng từ thời kỳ
cận hiện đại tới nay, cho rằng: “quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các
khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực
Trang 21
của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của
tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra”
Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Harold Koontz
cho rằng: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông
qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác”
Ở Việt Nam, tác giả Vũ Dũng trong cuốn “Giáo trình Tâm lý học”
(2006) cho rằng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế
hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”
Theo giáo trình “Tài chính công” (2005) của Khoa Tài chính Nhà nước trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thì: “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu NSNN thực hiện”…” “Đó
là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định”
Từ những khái niệm trên ta có thể thấy “quản lý là sự tác động của một chủ thể lên một đối tượng, một mục tiêu nhất định Từ đó ta hiểu quản lý thuế
là việc các chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý thuế sẽ tổ chức, phân công cho các bộ phận, nhân sự để thực thi các chính sách thuế như thu thuế từ các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, đảm bảo tiến độ của việc nộp thuế cũng như bảo quản, quản lý nguồn tiền sau khi thu thuế Đồng thời quản lý thuế cũng là việc Nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp sao cho quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế được bảo đảm và các cơ quan quản lý thuế hoạt động minh bạch, công tâm”
Quản lý thuế là tất cả hoạt động của Nhà Nước có liên quan đến thuế bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế; ban hành pháp luật thuế và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thuế.[1]
Trang 22
Quản lý thu thuế là việc Nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế, cơ quan thu thuế và các tổ chức
cá nhân có liên quan trong quá trình thu, nộp thuế
Trong giai đoạn hiện nay khi cải cách về thể chế quản lý thu thuế đang được đẩy mạnh, phương thức quản lý thu thuế đã được chuyển dần sang theo
cơ chế thi hành trước kiểm tra sau, quản lý dựa trên rủi ro và ngày càng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 2011-2020, tổng thời gian nộp thuế của Việt Nam đã giảm từ
650 giờ còn 237 giờ, như vậy đã giảm được 413 giờ, tương đương giảm 63,5% thời gian NNT nộp thuế trước đây, góp phần tăng mức độ thuận lợi về giao dịch trong lĩnh vực thuế của Việt Nam từ thứ hạng 147 lên 109, tăng 38 bậc; ngoài ra, tần suất kê khai nộp thuế của NNT cũng giảm từ 32 lần năm
2015 xuống còn 06 lần năm 2020.[11]
Việt Nam được đánh giá là một trong bốn quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự cải thiện vượt bậc về mức độ thuận lợi trong thực hiện nghĩa vụ thuế
Các quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế từng đang từng bước được tự động hóa nhờ sự ứng dụng CNTT, kể cả các quy trình có liên quan trực tiếp đến NNT, tiếp cận với yêu cầu quản lý thuế hiện đại Đến nay, cơ quan thuế
đã điện tử hóa các thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của NNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế ở tất cả các khâu: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế Hơn thế nữa, với ứng dụng rộng rãi của CNTT đã tạo nên liên thông điện tử tự động giữa Hệ thống thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế tạo thuận lợi cho cơ quan Thuế trong công tác quản lý thuế; Trên cơ sở ứng dụng CNTT và nguồn dữ liệu về NNT áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong công tác
Trang 23
kiểm tra hồ sơ khai thuế, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật thuế của NNT Ứng dụng CNTT để phân loại NNT nợ thuế và số thuế nợ đọng của NNT làm căn cứ xây dựng, áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế thích hợp, hiệu quả góp phần giảm tỷ lệ tổng nợ thuế so với tổng thu ngân sách.[9]
Ngành Thuế đang áp dụng mô hình tổ chức bộ máy ngành Thuế trên cơ
sở kết hợp giữa việc quản lý theo đối tượng và theo cả chức năng được phân
bổ từ trung ương đến địa phương nhằm mục đích tinh gọn đầu mối, tăng khả năng thực thi cũng như phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và thông lệ quốc tế
1.1.3 Mụ t êu ủ ôn tá quản lý thu t uế đố vớ ộ n o n
+ Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu: “Đây được coi là mục tiêu quan trọng nhất mà quản lý thuế hướng đến bởi nếu các chủ thể nộp thuế không đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách, đồng thời nếu nộp chậm thời gian thì quá trình hạch toán cũng sẽ ảnh hưởng, trì trệ Qua đó chức năng thực hiện nhiệm vụ công của Nhà nước không được đảm bảo”
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho NNT nộp đúng đủ, kịp thời tiền vào Ngân sách Nhà nước; Trong những năm gần đây, toàn ngành Thuế đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thuế, nâng cao chất lượng dịch
vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, HĐĐT Tổ chức bộ phận trực đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) thông suốt 24/7 để hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ NSNN, từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế đến hoàn thuế điện tử, giảm thời gian thực hiện các thủ tục tạo thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ với thu NSNN Phối hợp với các ngân hàng liên kết, ủy nhiệm thu
Trang 24+ Đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong quản lý thu thuế Nguyên tắc này được hiểu: Công bằng là sự hợp lý, không bất công mà mỗi cá nhân hay
tổ chức nhận được khi họ tham gia vào các quan hệ với tư cách ngang bằng nhau Như vậy, nguyên tắc công bằng trong thuế là việc mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế, mọi đối tượng có điều kiện liên quan đến thuế như nhau được đối xử về thuế như nhau
Để tạo ra sự công bằng trong xã hội, bình đẳng giữa những NNT với nhau pháp luật về thuế đã có những quy định về áp dụng mức thuế suất khác nhau cho từng đối tượng, hộ kinh doanh với các ngành nghề, mặt hàng khác nhau Ngoài ra, ở những trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… NNT có thể được giảm thuế, thậm chí là miễn thuế hoặc chịu thêm thuế suất tiêu thụ đặc biệt Nguyên tắc công bằng là nền tảng để xây dựng hệ thống pháp luật Có như vậy thì pháp luật về thuế mới thực hiện đúng chức năng của nó, tạo dựng niềm tin, động lực cho các hộ kinh doanh góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư, kinh doanh
1.1.4 N uyên tắ ủ ôn tá quản lý thu t uế đố vớ ộ n doanh
- Thứ nhất, “Nộp thuế là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức
Trang 25
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tích cực tham gia vào công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng; Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản
lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế”
- Thứ hai, “Việc quản thu lý thuế đối với hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ
sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế”.[5]
- Thứ ba, “Việc quản lý thu thuế đối với hộ kinh phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế; Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam Trong những năm gần đây, cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ
Trang 26
thuế điện tử như: khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử, nộp thuế online; bổ sung quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân với cơ quan thuế…để tăng cườn tính minh bạch, đảm bảo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc khai
và nộp thuế”.[5]
1.1.5 Cá sắ t uế áp ụn đố vớ ộ n o n
a Lệ phí Môn bài
Bậc lệ phí (thuế) môn bài của hộ kinh doanh cá thể
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm Cụ thể như sau:
Miễn lệ phí môn bài
Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt
thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường
xuyên, không có địa điểm cố định
Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020 Miễn lệ phí môn bài
năm đầu tiên
(Nguồn: Nghị định 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính Phủ)
Trang 27
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm mới ra kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
- Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản) là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm trước liền kề thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm sản xuất, kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài) nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.”
b Thuế Giá trị gia tăng và Thuế Thu nhập cá nhân
Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể phải nộp; mức thuế khoán do Cơ quan thuế quy định dựa trên những thông tin
kê khai/doanh thu hoạt động thực tế của hộ kinh doanh
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của hộ kinh doanh được tính theo phương pháp khoán
Cá tín t uế á trị tăn (GTGT) và t uế t u n ập á n ân (TNCN) ộ n o n á t ể
Trang 28 Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh
thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế
thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Trang 29
+ Trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì:
Do n t u tín t uế = Do n t u oán + Do n t u trên ó đơn
đơn của cơ quan thuế thì:
Do n t u tín t uế = Do n t u khoán Bản 1.2 Bản t uế suất n àn n ề đố vớ ộ n o n
N àn n ề n o n Tỷ lệ t uế GTGT Tỷ lệ t uế
TNCN
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu
(Nguồn: Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính)
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản
lý thuế
+ Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ
lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì chủ hộ thực hiện
Trang 30Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh tính thuế theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu là thời điểm bàn giao hàng hóa, hoặc hoàn thành dịch vụ hoặc nghiệm thu/bà giao công trình
c Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB) là loại thuế gián thu, đánh vào các loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng trong xã hội Nhằm mục đích tăng ngân sách cho nhà nước
và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh cho những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
- Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Bia; Bài lá; Rượu; Xăng; Thuốc lá, xì gà; Tàu bay, du thuyền; Vàng mã, hàng mã; Điều hòa có công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Xe mô tô 3 bánh, xe mô
tô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3; Xe ô tô vừa chở người, kể cả ô tô dưới 24 chỗ, vừa chở hàng trên 2 hàng ghế, có thiết kế vách ngăn giữa khoang chở người và khoang chở hàng
- Đối với dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Trang 31Kinh doanh trò chơi điện tử, sòng bài casino;
Kinh doanh golf bao gồm thẻ hội viên, vé chơi golf
Đối với hàng hóa tại khâu bán ra trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế
Giá bán chưa thuế GTGT - Thuế
1 + Thuế suất thuế TTĐB
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
1.2.1 Lập ự toán t u t uế
Hiện nay đối với việc thực hiện các hoạt động thu thuế của cơ quan thuế hằng năm công việc không thể thiếu và rất quan trọng đó phải kể tới việc lập dự tóa về thuế Lập dự toán thu thuế thực chất là việc tính toán xác định các chỉ tiêu tổng hợp từ đó nghiên cứu phân bổ chi tiết số thu thuế thành từng lĩnh vực, bộ phận, sắc thuế trong năm kế hoạch và đề xuất các biện pháp để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đó Dự toán thu thuế thực chất là việc xây dựng bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế trong một thời gian nhất định và gắn liền với dự toán thu NSNN Lập dự toán nhằm mục đích xây dựng kế hoạch
về huy động nguồn thu của địa bàn quận, thành phố ngoài ra dự toán còn là chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan thuế
Lập ự toán t uế p ả bảo đảm á yêu ầu s u
– Phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết theo từng sắc thuế; – Phải được lập đúng biểu mẫu, nội dung và thời hạn qui định;
Trang 32
– Phải k m theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán Để bảo đảm tính tiên tiến và hiện thực của các chỉ tiêu được xác lập trong dự toán thuế
Lập ự toán t uế p ả ự trên n ữn ăn ứ sau:
– Thứ nhất, phải dựa trên nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội chung
của đất nước và bảo đảm quốc phòng – an ninh quốc gia; các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch Có thể nói rằng: “Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của Nhà nước trong từng thời kì và trong năm
kế hoạch vừa là nền tảng cơ sở và vừa đặt ra mục tiêu cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nói chung và xây dựng dự toán thuế nói riêng.Các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm kế hoạch; đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
và của từng địa phương, tốc độ tăng trưởng của từng ngành và từng lĩnh vực kinh tế – xã hội là căn cứ vừa để xác định yêu cầu và vừa để xác định khả năng về nguồn thu thuế tập trung vào ngân sách nhà nước năm kế hoạch
- Thứ hai, các chính sách chế độ về thuế và thu ngân sách nhà nước như Luật ngân sách nhà nước, luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Các chính sách chế độ về thuế và thu ngân sách nhà nước hiện hành
là cơ sở pháp lí quan trọng, là nền tảng để tính toán xác định các chỉ tiêu của
dự toán thuế
– Thứ ba, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập dự toán ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân các cấp về quy trình lập dự toán ngân sách ở địa phương
– Thứ tư, số kiểm tra về dự toán thuế do cơ quan có thẩm quyền thông báo
– Thứ năm, căn cứ diễn biến thực hiện dự toán thu thuế của một số năm liền kề
Trang 33
Tiêu chí đánh giá công tác lập dự toán thu thuế
+ Thời gian hoàn thành công tác lập dự toán
+ Tỷ lệ giữa số thuế thực hiện dự toán với số thuế giao dự toán
1.2.2 Tuyên truyền ỗ trợ n ườ nộp t uế
Quản lý thu thuế là chức năng chủ yếu của cơ quan thuế Để thực hiện tốt chức năng của mình, cơ quan Thuế phải thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó, có nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật về thuế và hỗ trợ người nộp thuế Tuyên truyền pháp luật về thuế được hiểu đó là hoạt động nhằm phổ biến, truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của chính sách thuế, quản lý thuế đến người nộp thuế và cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức chung của xã hội về pháp luật thuế Tuyên truyền là việc nêu ra các thông tin (vấn đề) với mục đích cho nhiều người biết nhằm đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy
mà người nêu thông tin mong muốn Theo đó, mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng Trong hoạt động quản lý thu thuế, một bên là Nhà nước (thông qua cơ quan thuế), một bên là người nộp thuế (Người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Pháp luật thuế) phải
cố trách nhiệm hoàn thành trách nhiệm, nghĩ vụ của mình và phải bình đẳng trước pháp luật Tuy nhiên, vì các mục tiêu, lí do khác nhau mà muốn quản lý thu thuế đạt được như mong muốn của nhà nước- người đại diện cho quyền lực và lợi ích hợp pháp của đại đa số nhân dân, nhà nước (thông qua cơ quan thuế) phải làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về thuế Xuất phát từ nhiệm
vụ và mục đích cần đạt được của cơ quan thuế, tuyên truyền pháp luật về thuế được hiểu đó là hoạt động nhằm phổ biến, truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của chính sách thuế, quản lý thuế đến người nộp thuế
và cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức chung của xã hội về pháp luật
Trang 34Trong điều kiện thực hiện cải cách hoạt động quản lý thu thuế, người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế, thì việc tuyên truyền pháp thuế và hỗ trợ người nộp thuế có vai trò hết sức to lớn không chỉ đối với người nộp thuế
mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả các cơ quan quản lý thu thuế, mọi
Trang 35
người dân và các cơ quan trong toàn bộ hệ thống chính trị Vai trò đó thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
– Là kênh chính thống chuyển tải chính sách thuế đến người nộp thuế;
thông tin nhanh chóng, đầy đủ và phong phú về chính sách thuế, các sự kiện thời sự, các văn bản pháp luật thuế mới, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý và chấp hành pháp luật thuế; từ đó làm thay đổi thái độ và cách
cư xử của người nộp thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế
– Giáo dục cho mọi người dân nói chung, người nộp thuế nói riêng ý
thức được tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và phục vụ cho lợi ích chung của toàn dân; việc thực hiện pháp luật thuế đòi hỏi sự tự giác cao dựa trên ý thức pháp luật của mọi người dân, mọi người nộp thuế; trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết về chính sách thuế, quản lý thuế làm cơ sở, điều kiện cho việc hình thành quan điểm, lập trường, thái độ đúng đắn, tiến bộ và tích cực; huy động được lực lượng to lớn hợp sức đấu tranh, lên án, xử lý hành vi gian lận thuế ….; từ đó xây dựng và hoàn thiện một hệ ý thức xã hội tiến bộ, tích cực, tuân thủ pháp luật thuế
– Là một cách thức, một phương tiện cung ứng và vận hành các dòng
thông tin từ người nộp thuế, cộng đồng xã hội đến Nhà nước, cơ quan quản lý thuế và ngược lại Giám sát xã hội đối với hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế và công chức thuế; vừa phát hiện, răn đe, ngăn chặn những biểu hiện sai trái, không cho tác động tiêu cực vào xã hội; vừa chỉ ra, biểu dương, động viên những yếu tố tích cực, cổ vũ, tạo điều kiện cho những yếu tố đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng
– Thông qua hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật thuế của cộng đồng dân cư; nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế của toàn ngành Thuế; tạo lập mối quan hệ bình
Trang 36Tiêu chí đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
+ Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; + Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế hoặc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ;
- Người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông với hoạt động đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng
ký kinh doanh theo quy định pháp luật Trường hợp này, người nộp thuế bao gồm hầu hết các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, (trừ trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế)
Trang 37
- Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với
cơ quan thuế Người nộp thuế thuộc trường hợp là đối tượng khá đặc thù (về lĩnh vực kinh doanh hoặc cơ quan chủ quản, hoặc đặc thù về vốn, ) gồm 13 nhóm đối tượng được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 105/2020/TT-BTC
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế:
Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác
do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế
Cấu trúc mã số thuế được hướng dẫn tại Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:
Mã số thuế có cấu trúc:
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13 Trong đó:
+) Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế
+) Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999
+) Chữ số N10 là chữ số kiểm tra
+) Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999
+) Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối
Phân loại mã số thuế:
- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác
- Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc
và các đối tượng khác
Tiêu chí đánh giá công tác đăng ký thuế
+ Số lượng MST được cấp mới qua các năm
Trang 38
+ Tỷ lệ giữa số MST được cấp với số đăng ký cấp MST
+ Tỷ lệ giữa số MST trả kết quả đúng hạn với số MST được cấp
- Kê khai thuế, tính thuế
Là việc người nộp thuế tự kê khai và tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Người nộp thuế tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế phải kê khai một cách chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các tài liệu, hồ sơ, chứng từ được quy định trong hồ sơ khai thuế với
cơ quan quản lý thuế
Tiêu chí đánh giá công tác kê khai thuế
+ Tỷ lệ giữa số tờ khai đã nộp với số tờ khai phải nộp
+ Tỷ lệ giữa số tờ khai đã nộp đúng hạn với số tờ khai đã nộp
b Miễn, giảm thuế ( ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh)
Miễn, giảm thuế là trường hợp HKD vẫn phải chịu thuế nhưng vì lý do khách quan nào đó sẽ được miễn, giảm một phần thuế nào đó theo quy định của pháp luật Trường hợp NNT tự xác định thuộc trường hợp được miễn thuế, giảm thuế thì phải lập và gửi hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế theo quy định cho cơ quan thuế để được hướng dẫn thủ tục và giải quyết
Hộ kinh doanh cá thể có đơn tạm nghỉ hoạt động kinh doanh hoặc đơn xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì được giảm số thuế tương đương với số tháng trên đơn xin tạm nghỉ hoạt động kinh doanh hoặc miễn thuế kể từ thời điểm ngừng hoạt động kinh doanh
c Thu nộp thuế
Thu thuế: Đây là một trong những khâu quan trọng quyết định số thu NSNN đảm bảo thu thuế phải thu được lòng dân, vừa thu thuế vừa nuôi
Trang 39
dưỡng nguồn thu Thời hạn nộp thuế được quy định gắn với thời hạn khai thuế vừa đảm bảo phù hợp tinh chất từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải lm rải rác nhiều thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho NNT
Mô hình quản lý thu thuế hiện nay là các Đội thuế phường, liên phường
xã trực thuộc Chi cục thuế và các Uỷ nhiệm thu thuế bưu điện trực tiếp thực hiện việc quản lý thu thuế Ngoài ra, NNT còn có thể nộp thuế thông qua các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức dịch vụ khác theo quy định pháp luật Các bộ phận chuyên môn thuộc Chi cục thuế được phân công thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo, kiểm tra, giám sát và tham mưu về công tác thu thuế
Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nộp thuế
+ Tổng nguồn thu từ hộ kinh doanh đang quản lý
+ Tỷ lệ thu của HKD đang quản lý/ tổng thu NSNN
+ Tỷ lệ thu của HKD quản lý/ dự toán được giao đối với lĩnh vực HKD
1.2.4 Công tác kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm bảo ñảm pháp luật thuế ñược thực thi nghiêm chỉnh trong ñời sống kinh
Trang 40Tiêu chí đánh giá công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế
+ Các hình thức xử lý vi phạm
+ Tỷ lệ giữa số lượng NNT đã bị xử phạt với số lượng NNT vi phạm pháp luật về thuế
+ Số tiền thuế thu được thông qua xử lý vi phạm
1.2.5 Côn tá quản lý – ưỡn ế nợ t uế
Quản lý nợ thuế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý thuế nói chung góp phần đảm bảo ố tiền thuế phát sinh được thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước Trong quá trình quản lý thuế, việc nợ thuế là điều thường xuyên bắt gặp, thậm chí chây ì không nộp tiền thuế, pháp luật thuế cho phép NNT được nợ thuế trong thời hạn nhất định với các nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà NNT chưa nộp số thuế phải nộp trong thời gian quy định của pháp luật Theo Giáo trình Quản lý thuế, Học viện Tài chính (2015) thì: “QLNT là công việc theo dõi, nắm bắt trực tiếp thực trạng