1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của covid 19 đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam niêm yết trên sàn chứng khoán hose

135 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Covid-19 Đối Với Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hose
Tác giả Trần Thị Diệu Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS Trương Hồng Trình
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 16,08 MB

Nội dung

Trang 1 TRẦN THỊ DIỆU HIỀN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HOSE LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Trang 1

TRẦN THỊ DIỆU HIỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN

SÀN CHỨNG KHOÁN HOSE

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ DIỆU HIỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục (dự kiến) của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN 1.1 HÀNG 8

1.1.1 Khái niệm và vai trò của hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng 8

1.1.2 Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 9

1.1.3 Khả năng sinh lời và đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng 10

1.1.4 Giá trị thị trường của ngân hàng và đo lường 12

ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH NGÂN 1.2 HÀNG 16

1.2.1 Khái quát về đại dịch Covid-19 16

1.2.2 Tác động của đại dịch covid đối-19 với ngành ngân hàng 16

1.2.3 Một số nghiên cứu về tác động của covid đến khả năng sinh lời và giá trị thị trường ngành ngân hàng 17

TỔNG QUÁT MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 19

1.3 1.3.1 Lý thuyết cú sốc kinh tế 19

1.3.2 Lý thuyết rủi ro tín dụng 20

1.3.3 Lý thuyết Chi phí đại diện 21

RÀ SOÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT 1.4 ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM 22

Trang 5

1.4.1 Mối quan hệ giữa lạm phát và hiệu quả hoạt động ngân hàng 22

1.4.2 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động ngân hàng 22

1.4.3 Mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động ngân hàng 23

1.4.4 Mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và hiệu quả hoạt động ngân hàng 24

1.4.5 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng 24

1.4.6 Mối quan hệ giữa tỉ lệ vốn và hiệu quả hoạt động ngân hàng 25

1.4.7 Mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ xấu và hiệu quả hoạt động ngân hàng 25

TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 26

1.5 1.5.1 Nghiên cứu trong nước 26

1.5.2 Nghiên cứu Quốc tế 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 38

2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM TỪ 2013 ĐẾN 2019 38

2.2 TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 39

2.3 TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 42

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 43

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: 43

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: 43

Trang 6

3.1.3 Các phần mềm sử dụng: 43

3.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 44

3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 46

3.4 CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG 46

3.4.1 Biến phụ thuộc – Hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 46

3.4.2 Biến độc lập- Đại dịch Covid-19 48

3.4.3 Các biến kiểm soát của mô hình 48

3.5 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 54

3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU 55

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2022 57

4.1.1 Giá trị thị trường và lợi nhuận 57

4.1.2 Quy mô tài sản và năng lực quản trị chi phí (CIR) 58

4.1.3 Tỷ lệ vốn và tỷ lệ thanh khoản (LDR) 59

4.1.4 Tỷ lệ nợ xấu 60

4.1.5 GDP và lạm phát 62

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN 65

4.3 TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 66

4.4 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY THEO PHƯƠNG PHÁP POOLED (OLS) 69

4.4.1 Kết quả hồi quy Pooled (OLS) 69

4.4.2 Kiểm định phương sai thay đổi 70

4.4.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 70

4.5 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY THEO PHƯƠNG PHÁP GMM 71

4.5.1 Kết quả hồi quy GMM 71

Trang 7

4.5.2 Kiểm định mô hình ước lượng 73

4.5.3 Phân tích kết quả hồi quy 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 83

CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 84

5.1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 84

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 85

5.3 HẠN CHẾ 89

5.4 Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 93

PHẦN KẾT LUẬN 94

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT COVID19 : Bệnh virus corona 2019

CPHĐ : Chi phí hoạt động

GTTT : Giá trị thị trường

HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

LNST : Lợi nhuận sau thuế

NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TC-NH : Tài chính- ngân hàng

TTCK : Thị trường chứng khoán

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về tác động của covid lên

1.2 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây 30 2.1 Tổng hợp các biến trong mô hình và cách đo lường 53

4.5 Kết quả hồi quy dữ liệu 2 bước theo phương pháp GMM 72

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

4.2 Tăng trưởng lợi nhuận một số ngân hàng (Q4.2022) 58 4.3 Tổng tài sản của các ngân hàng giai đoạn 2010 – 2021 59

4.4 Tổng tài sản các ngân hàng tính đến cuối 2022 và tăng

4.5 Vốn điều lệ của các ngân hàng tính đến 06/2022 ( tỷ

4.6 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng qua các năm 61 4.7 Tăng trưởng GDP cả nước giai đoạn 2011 2022 63

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra một cú sốc kinh tế toàn cầu đáng kể, tạo nên cuộc suy thoái kinh tế quốc tế sâu sắc nhất trong hơn một thế kỷ vừa qua

(The Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD, 2020) Dù nền kinh tế thế giới đang dần trên đà hồi phục, dự kiến sự phục hồi

này sẽ là không đồng đều giữa các quốc gia với mức tăng trưởng mạnh mẽ tại các nền kinh tế lớn, trong khi nhiều nền kinh tế đang phát triển vẫn đang phải

đối mặt với sự tụt lại (World Bank, 2021) Như vậy, có thể khẳng định rằng,

đề tài này mang tính cấp bách trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, tài chính trong ngữ cảnh mà đại dịch COVID-19 đã và đang tạo ra hậu quả to lớn cho toàn nhân loại

1.1 Tính cấp thiết về lý luận

Đầu tiên, đại dịch COVID-19 đã tạo ra tác động sâu rộng đối với hầu hết mọi khía cạnh của nền kinh tế thế giới Việc nghiên cứu tác động cụ thể của đại dịch này lên các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là cần thiết để hiểu

rõ cách mà nó đã thay đổi cách ngân hàng hoạt động và tương tác với thị trường và khách hàng Thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể phân tích

cụ thể tác động của đại dịch lên các chỉ số quan trọng như lợi nhuận và giá trị thị trường, từ đó giúp cung cấp căn cứ lý luận cho các biện pháp chính sách

và điều hành của các ngân hàng trong thời kỳ khó khăn này

1.2 Tính cấp thiết về thực tiễn

Dịch bệnh toàn cầu COVID-19 đã tạo ra tác động đáng kể đến nền kinh

tế của nhiều quốc gia trên khắp thế giới Trong tình hình này, các tổ chức NHTM đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc giảm thu nhập đến tăng cường rủi ro tín dụng Ngành ngân hàng có vai trò quan trọng tại Việt Nam và đóng góp sâu rộng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia Do đó, việc khám

Trang 12

phá tác động của COVID-19 lên hoạt động của các tổ chức NHTM sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan hiểu rõ hơn về tình hình tài chính kinh tế tại Việt Nam

Ngoài ra, sự hiểu biết về tác động của COVID-19 lên hoạt động của các tổ chức NHTM tại Việt Nam sẽ giúp các quản lý đầu tư áp dụng những biện pháp hợp lý để đối phó với hàng loạt thách thức Điều này giúp giảm thiểu khó khăn

và tổn thất trong bối cảnh ảnh hưởng từ yếu tố dịch bệnh môi trường, đồng thời tăng cường khả năng ứng phó với rủi ro kinh tế trong tương lai

Ở một góc nhìn khác, các nhà đầu tư trên TTCK cũng đang rất quan tâm đến tác động của COVID-19 lên các tổ chức NHTM niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE Vì vậy, nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư thông minh của mình

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động đại dịch COVID-19 đến HĐKD của các NHTM tại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và đề ra các biện pháp nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động của họ trong bối cảnh đại dịch vẫn còn nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế

2.2 Các nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống các cơ sở lý thuyết cơ bản về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

- Vận dụng mô hình đã xây dựng để nhận diện, phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố và đánh giá ảnh hưởng của Covid đến khả năng sinh lời (ROE) và giá trị thị trường (Tobin Q) của các NHTM tại Việt Nam có niêm

Trang 13

yết trên sàn HOSE

- Dựa trên kết quả thu được, cung cấp các hàm ý, khuyến nghị về giải pháp cải thiện hoạt động của NHTM trong bối cảnh đại dịch đến các cơ quan quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng và các bên hữu quan

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tác động của đại dịch COVID-19 đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam có niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trên 15

NHTM tại Việt Nam có niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong 4 tháng,

từ tháng 04/2023 đến tháng 08/2023 Các số liệu thứ cấp thu thập chủ yếu

trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

- Xây dựng các giả thiết và mô hình nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết nền tảng và khung nghiên cứu trước đó về các nhân tố có thể ảnh hưởng đến HĐKD của ngân hàng trong bối cảnh tác động của Covid-19

- Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính kiểm toán của ngân hàng trong giai đoạn cần nghiên cứu, xử lý dữ liệu để có được các biến như mong muốn

- Phân tích dữ liệu hồi quy và từ kết quả rút ra các hàm ý, kết luận

- Dưới đây là các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết này:

4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:

Phương pháp nghiên cứu định tính thường áp dụng trong khoa học để

Trang 14

thu thập và phân tích dữ liệu dựa trên đặc điểm chất lượng và tính chất của biến định tính Nó tập trung vào việc mô tả và giải thích mối quan hệ giữa các biến định tính trong nghiên cứu Creswell và đồng nghiệp (2018) đã nhấn mạnh tính quan trọng của phương pháp này để thu thập thông tin về các biến trong nghiên cứu

Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để chọn biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát trong nghiên cứu Biến phụ thuộc là chỉ số hiệu quả tài chính của ngân hàng, biến độc lập là COVID-

19, và các biến kiểm soát được lựa chọn dựa trên tác động và mối quan hệ với HQHĐ của ngân hàng

4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định lượng là một phương pháp quan trọng trong việc xác định mối quan hệ giữa các biến trong kinh tế học (Rajan, R G., & Zingales, L.-1998).Trong phân tích đa biến, hồi quy là một trong những phương pháp quan trọng nhất để xác định mối quan hệ giữa các biến Trong các nghiên cứu kinh tế, phương pháp hồi quy thường được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

a Phương pháp nghiên cứu mô tả

Thống kê mô tả đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học Phương pháp này tóm tắt và trình bày thông tin quan trọng về các biến đo lường trong một mẫu dữ liệu, giúp dễ dàng hiểu và phân tích dữ liệu Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong phân tích dữ liệu, cung cấp thông tin

về đặc tính như trung bình, độ lệch chuẩn, phân vị và phân bố Ưu điểm của phương pháp bao gồm việc tóm tắt thông tin quan trọng về biến đo lường, so sánh dữ liệu và nhận ra sự khác biệt, cũng như cung cấp thông tin đáng tin cậy về biến đổi của biến đo lường, từ đó hỗ trợ quyết định chính xác

Như vậy, bài viết này sử dụng phép thống kê mô tả để có cái nhìn tổng

Trang 15

quát các đặc điểm của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu thông qua kết quả thống kê mẫu nghiên cứu

b Phương pháp hồi quy dữ liệu

Phương pháp pool OLS (Ordinary Least Squares) là một phương pháp phổ biến trong việc xây dựng mô hình và phân tích dữ liệu bảng Phương pháp này giúp ước tính các hệ số hồi quy dựa trên cách tổng quát hóa của hàm bình phương nhỏ nhất Phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) là một phương pháp mạnh mẽ hơn cho việc xây dựng mô hình định lượng khi nó ước tính tham số mô hình bằng cách tối ưu hóa độ lệch giữa giá trị quan sát và dự báo, xử lý sai số và biến ẩn Sự lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào loại dữ liệu và mục tiêu nghiên cứu

Tóm lại, việc áp dụng nghiên cứu định lượng vào phân tích dữ liệu là vô cùng cần thiết vì nó đóng vai trò quan trọng trong kinh tế học, giúp nghiên cứu đo lường và phân tích mối quan hệ giữa các biến, từ đó đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu số liệu kết quả

c Các công cụ phân tích dữ liệu

- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tổng hợp, tính toán dữ liệu

- Phần mềm STATA để xử lý và phân tích hồi quy dữ liệu

- Microsoft Word 2010 để soạn thảo luận văn

5 Bố cục (dự kiến) của luận văn

Ngoài phần mở đầu, bố cục của luận văn gồm bốn chương:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu

- Chương 2: Tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu

- Chương 5: Hàm ý và chính sách

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN 1.1

HÀNG

1.1.1 Khái niệm và vai trò của hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng

Các ngân hàng đóng góp một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính,

nó cung cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính khác cho các tổ chức, cá nhân,

hộ gia đình và chính phủ Do đó, hiệu quả của các ngân hàng là rất quan trọng đối với sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như đối với nền kinh tế nói chung Trên cơ sở đó, HQHĐ của ngân hàng cũng là một trong những chủ đề được quan tâm rộng rãi trong việc nghiên cứu kinh tế học

Sự HQHĐ của một ngân hàng được định nghĩa là khả năng của ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ các HĐKD tài chính trong khoảng thời gian cụ thể, như được nêu bởi Keser, Aydemir, & Balcilar (2017) Tương tự, Chakraborty

& Ray (2015) đã làm rõ rằng hiệu quả tài chính của một ngân hàng được đặc trưng bởi khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động tài chính trong bối cảnh xem xét các rủi ro tài chính

Trong bối cảnh Việt Nam, "Hiệu quả tài chính của ngân hàng được hiểu

là mức độ đạt được lợi nhuận so với tình trạng tài chính và rủi ro trong quá trình hoạt động" (Trần Thị Hạnh, 2018) Hơn nữa, "HQHĐ của ngân hàng đo lường khả năng của ngân hàng tạo ra lợi nhuận trong mối quan hệ giữa nguồn tiền vào và nguồn tiền ra" (Phan Ngọc Duy và Đỗ Thị Hồng Nhung, 2021) Một nghiên cứu khác của Nghĩa, Nguyen, & Le (2021) đã định nghĩa "HQHĐ của ngân hàng là mức độ đạt được của lợi nhuận hoặc GTTT."

Tổng quan lại, khái niệm “hiệu quả hoạt động” đã được hiểu theo nhiều khía cạnh về phạm trù hiệu quả tài chính trong lĩnh vực ngân hàng và vai trò

Trang 17

của nó đối với ngành ngân hàng nói riêng, nền kinh tế tài chính nói chung Dựa trên những quan điểm đó, tác giả đồng thuận với cách tiếp cận của các tác giả Nghĩa, P T., Nguyen, M P., & Le, T T (2021)

Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề xuất khái niệm HQHĐ của ngân hàng có thể được hiểu là mức độ đạt được của lợi nhuận hoặc GTTT của ngân hàng

1.1.2 Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Hiệu quả HĐKD của ngân hàng luôn là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Để đánh giá hiệu suất này, nhiều yếu tố đã được xem xét trong các tài liệu Các chỉ số hiệu quả bao gồm lợi nhuận, thanh khoản, khả năng thanh toán và GTTT

Dựa trên nghiên cứu tổng hợp các yếu tố đo lường hiệu suất tài chính của ngân hàng, tác giả tập trung vào hai yếu tố chính: khả năng sinh lời (ROA, ROE, NIM) và giá trị thị trường (P/E, P/B, TOBINQ) Khả năng sinh lời

(profitability) và giá trị thị trường (market value) là hai chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng Khả năng sinh lời cho biết ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận bền vững hay không, trong khi giá trị thị trường cho thấy cách thị trường định giá giá trị của ngân hàng Sự thay đổi trong hai chỉ tiêu này có thể phản ánh tác động to lớn của COVID-19 lên ngân hàng Ngoài ra, khả năng sinh lời và giá trị thị trường thường phản ánh sự thay đổi nhanh chóng trong tình hình kinh doanh và tài chính của ngân hàng Khi có tác động từ một biến như đại dịch, những chỉ tiêu này thường thể hiện sự thay đổi trước hết, làm cho chúng trở thành công cụ phân tích cụ thể để đo lường tác động sớm của COVID-19 Các chỉ số này đã được sử dụng trong nghiên cứu trước đó, như nghiên cứu của Johannes Tsoku (2019) ở Nam Phi Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và giá trị thị trường đã được nhiều

Trang 18

nghiên cứu liên quan đến hiệu suất tài chính của ngân hàng tìm hiểu để làm sáng tỏ các yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng

Tóm lại, đã có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến HQHĐ của ngân hàng thường cố gắng tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và GTTT,

và làm rõ các yếu tố quyết định sự khác biệt trong hiệu quả giữa các ngân hàng khác nhau Các mô hình và phương pháp sử dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của nghiên cứu và ngữ cảnh nghiên cứu

1.1.3 Khả năng sinh lời và đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng

Theo Montagnoli, A., Moro, M., & Wright, R E (2018), khả năng sinh

lời là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động bền vững của ngân hàng, đáp ứng lợi ích cho cổ đông, duy trì khách hàng và cạnh tranh trên thị trường biến đổi nhanh Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về khả năng sinh lời của ngân hàng và cách đo lường nó

Phân tích chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng cùng với việc

sử dụng các chỉ số tài chính là một phương pháp quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Điều này hỗ trợ cho quyết định đầu tư của nhà quản lý và nhà đầu tư Trong đó, hai chỉ số chính là ROA và ROE đã và đang được sử dụng rộng rãi, sử dụng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng Cả hai chỉ số này đều giúp đánh giá

khả năng tạo ra lợi nhuận và mang tới giá trị cho các cổ đông (Ana Kundid

Novokmet và Aleksandra Anić Vučinić, 2016)

Một số nhóm chỉ tiêu phổ biến trong phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng được trình bày dưới đây:

a Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE (Return on Equity)

Tỷ suất ROE (Return on Equity) của một ngân hàng là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng số VCSH của ngân hàng Nó cho biết khả năng của ngân hàng trong việc sinh lời từ VCSH của mình Tỷ suất ROE thường được

Trang 19

xem là một trong những chỉ số cần thiết để đánh giá HQHĐ kinh doanh của ngân hàng

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Vốn chủ sở hữu bình quân

trong kỳ

Trong đó:

LNST là số tiền mà ngân hàng kiếm được sau khi trừ đi tất cả các khoản

chi phí và thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế ngân hàng

VCSH là tổng số tiền mà chủ sở hữu đầu tư vào ngân hàng bao gồm cả

vốn điều lệ và quỹ dự phòng

b Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản ROA (Return on Asset)

Tỷ suất ROA (Return on Assets) của một ngân hàng là tỷ lệ giữa LNST

và tổng số tài sản của ngân hàng Tỷ suất ROA cho biết khả năng của ngân hàng trong việc sinh lời từ tài sản của mình

Tỷ suất lợi nhuận sau

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Tổng tài sản bình quân

Trong đó:

LNST là số tiền mà ngân hàng kiếm được sau khi trừ đi tất cả các khoản

chi phí và thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế ngân hàng

Tổng số tài sản của ngân hàng bao gồm tất cả các khoản tài sản mà ngân

hàng sở hữu như tiền gửi khách hàng, các khoản cho vay, các khoản đầu tư, tài sản cố định và các khoản tài sản khác

ROA thường được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý tài sản và HĐKD của ngân hàng Một ROA cao hơn cho thấy rằng ngân hàng có khả năng thu lờitừ các tài sản của mình và quản lý rủi ro cũng tốt hơn

c Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)

Một nghiên cứu khác cũng đề cập đến chỉ số đánh giá khả năng sinh lời

Trang 20

khác của ngân hàng đó là tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) Theo Al Mamun, A.,

& Kamarudin, K A (2016), "Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là một chỉ số sinh lời quan trọng được sử dụng trong ngành ngân hàng Nó đo lường sự khác biệt giữa thu nhập lãi do tài sản của ngân hàng tạo ra và chi phí lãi phải trả cho các khoản nợ của ngân hàng NIM là một công cụ hữu ích để đánh giá khả năng của một ngân hàng để tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động cho vay và đi vay cốt lõi của mình."

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net Interest Margin - NIM) của ngân hàng là tỷ

lệ giữa thu nhập lãi thuần và tổng số dư tiền gửi và cho vay của ngân hàng

x100 Trong đó:

- Thu nhập lãi thuần là tổng số tiền thu được từ lãi suất cho vay, trừ

đi số tiền phải trả cho lãi suất tiền gửi

- Tổng số dư tiền gửi và cho vay là tổng số tiền khách hàng gửi tiền

và số tiền ngân hàng cho vay

NIM là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua hoạt động lãi suất Mức lãi ròng lớn hơn sẽ cho thấy ngân hàng có khả năng sinh lời cao từ hoạt động vay và thu lãi Tuy nhiên, NIM cũng chịu tác động từ một số yếu tố khác nhau như rủi ro tín dụng, lãi suất biến đổi và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

1.1.4 Giá trị thị trường của ngân hàng và đo lường

GTTT của một ngân hàng đề cập đến tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng đó Giá trị này được xác định bởi TTCK và thể hiện nhận thức

về khả năng sinh lời và triển vọng về tăng trưởng trong tương lai của ngân hàng Các nghiên cứu đương thời đã cho thấy rằng có một mối tương quan mạnh mẽ giữa hiệu quả ngân hàng và GTTT Các ngân hàng mà hoạt động

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần

Thu nhập lãi thuần Tổng số dư tiền gửi và cho vay

Trang 21

hiệu quả hơn sẽ có xu hướng sinh lãi nhiều hơn và đạt được lợi nhuận cao hơn, dẫn đến GTTT tăng Mối quan hệ này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ kinh tế căng thẳng, chẳng hạn như đại dịch COVID-19, khi các ngân hàng hoạt động hiệu quả có khả năng chống chọi tốt hơn với các cú sốc tài chính và duy trì GTTT của chúng

Nguyễn Văn Thoại và đồng nghiệp (2018) đã chỉ ra rằng yếu tố ảnh hưởng đến GTTT của ngân hàng bao gồm kích thước của ngân hàng, lợi nhuận

và rủi ro tín dụng Pasiouras và Kosmidou (2007) cũng đã tìm thấy một sự liên quan tiêu cực giữa mức độ đòn bẩy tài chính cao và GTTT của ngân hàng Tổng thể, tóm lược của nhiều nghiên cứu cho thấy GTTT của ngân hàng

bị tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, vốn hóa, cấu trúc vốn, khả năng tạo lợi nhuận, rủi ro và hiệu quả Sự hiểu biết về các yếu tố này và tác động của chúng đối với GTTT là cần thiết để đánh giá sức khỏe tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng Các chỉ số P/B, P/E và Tobin Q là một số phương pháp để đo lường GTTT của ngân hàng

a Chỉ số P/B (Price-to-Book Ratio)

Chỉ số P/B (Price to Book Value Ratio) là một trong những chỉ số được

sử dụng để đo lường GTTT của một ngân hàng Chỉ số này thể hiện mức độ định giá của một ngân hàng trên thị trường so với giá trị tài sản sổ sách của nó Công thức tính chỉ số P/B như sau:

Giá trị tài sản sổ sách của ngân hàng

Ngân hàng thường tính giá trị tài sản sổ sách bằng cách trừ tổng giá trị nợ

và các khoản phải trả khác khỏi tổng giá trị tài sản Chỉ số P/B thường dùng để

so sánh giá trị của ngân hàng với giá trị sổ sách Giá trị P/B cao cho thấy ngân hàng có thể được ước tính cao hơn trên thị trường so với giá trị sổ sách, trong khi P/B thấp hơn cho thấy ngân hàng có thể được ước tính thấp hơn so với giá

Trang 22

trị sổ sách

Jain và đồng nghiệp (2013) đã khảo sát mối liên hệ giữa chỉ số P/B và hiệu suất kinh doanh của ngân hàng Kết quả cho thấy ngân hàng có P/B cao thường hoạt động hiệu quả hơn và đạt lợi nhuận cao hơn so với ngân hàng có P/B thấp hơn Tác giả cũng nhận thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ P/B và hiệu quả tài chính của ngân hàng mạnh hơn ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển

b Chỉ số P/E (Price-to-Earnings Ratio)

Chỉ số P/E là một trong những công cụ quan trọng để đo lường GTTT của ngân hàng Claessens và Laeven (2003) đã chỉ ra rằng P/E là một trong những chỉ số phổ biến nhất được dùng để đánh giá GTTT của ngân hàng

Bencivenga và Khanna (2012) đã khảo sát mối quan hệ giữa P/E và các yếu tố khác như kích thước ngân hàng, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính và rủi ro tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng có P/E cao thường có lợi nhuận cao, và cũng tốc độ tăng trưởng nhanh hơn là ngân hàng có P/E thấp Tuy nhiên, nghiên cứu của Vu, T M (2018) đã chỉ ra rằng P/E có thể bị tác động bởi các nhân tố khác, như kế hoạch đầu tư và tiền lãi cổ phiếu Do đó, việc sử dụng P/E để đánh giá GTTT của ngân hàng cần cẩn trọng và đặt trong mối quan hệ với các chỉ số khác để có cái nhìn tổng thể hơn về GTTT của ngân hàng

c Chỉ số Tobin Q

Chỉ số Tobin Q là một công cụ quan trọng để đánh giá GTTT của ngân hàng Được sáng tạo bởi nhà kinh tế học James Tobin vào những năm 1960, chỉ số này đã trở thành một công cụ quý giá cho việc đánh giá GTTT của các doanh nghiệp, bao gồm cả ngân hàng Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên

hệ chặt chẽ giữa chỉ số Tobin Q và hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của ngân hàng

Trang 23

Công thức tính chỉ số Tobin Q như sau:

Trong quá trình này, giá trị tài sản thực tế của ngân hàng thường được xác định bằng cách trừ đi giá trị nợ và các khoản phải trả khác Chỉ số Tobin Q được dùng để so sánh giá trị thị trường của ngân hàng với giá trị tài sản thực tế của nó

Kết luận: Mỗi chỉ số tài chính có những ưu điểm và hạn chế riêng, và việc

sử dụng một chỉ số nào tốt hơn tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh sử dụng Việc lựa chọn ROE so với các chỉ tiêu khác dựa trên 1 số lý do: ROE phản ánh

cả khả năng tạo ra lợi nhuận và quản lý rủi ro Nó cho biết không chỉ việc tạo

ra lợi nhuận mà còn làm thế nào ngân hàng quản lý vốn chủ và tài sản để đạt được lợi nhuận đó ROA và NIM, mặc dù quan trọng, không cung cấp thông tin về khả năng quản lý rủi ro và tạo ra giá trị cho cổ đông một cách tổng quan như ROE Thêm vào đó, ROE thường được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau Điều này giúp nhà đầu tư, quản lý ngân hàng, và các cơ quan quản lý tài chính đánh giá cách ngân hàng thích ứng và cạnh tranh trên thị trường

Tương tự, Chỉ số Tobin Q được cho là tốt hơn P/B và P/E khi đo lường GTTT của ngân hàng Tobin Q tính toán GTTT của ngân hàng dựa trên giá cổ phiếu thị trường và giá trị sổ sách tài sản hiện tại, cho phép đánh giá chính xác giá trị thực của ngân hàng Ngoài ra, chỉ số này còn phản ánh khả năng tăng trưởng và sinh lợi của ngân hàng trong tương lai, vì vậy Tobin Q là một chỉ số quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu về ngân hàng và tài chính

Tóm lại, sử dụng ROE kết hợp với Tobin's Q giúp đánh giá hiệu suất của ngân hàng từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm khả năng sinh lời từ VCSH,

Giá trị sổ sách tài sản của ngân hàng

Trang 24

tạo ra giá trị gia tăng, hiệu quả trong sử dụng tài sản và vốn, tăng trưởng và GTTT So với ROA và NIM, việc kết hợp ROE và Tobin's Q cung cấp cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về hiệu suất và giá trị của ngân hàng Ngoài ra, ROE và Tobin Q là những chỉ tiêu được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng chúng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, làm cho việc so sánh và đối chiếu dữ liệu trở nên dễ dàng và có tính thống nhất hơn Dựa trên các chỉ số được liệt kê, tác giả lựa chọn ROE và Tobin Q để đo lường HQHĐ của ngân hàng trong phạm

vi nghiên cứu này

ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH NGÂN 1.2

HÀNG

1.2.1 Khái quát về đại dịch Covid-19

Đại dịch COVID-19 là một dịch bệnh toàn cầu gây ra bởi virus CoV-2, bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 Dịch bệnh này

SARS-đã lan rộng tới nhiều quốc gia và lục địa, tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng thấy và có tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế tổng thể nói chung, đặc biệt là ngành ngân hàng nói riêng

1.2.2 Tác động của đại dịch covid đối-19 với ngành ngân hàng

- Đối với nền kinh tế chung : Đại dịch COVID-19 đã tạo ra tác động

tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu Một loạt các hạn chế di chuyển, giới nghiêm và phong tỏa xã hội đã làm giảm mạnh HĐKD và sản xuất, dẫn đến suy thoái kinh tế McKibbin và Fernando (2020) đã ước tính rằng đại dịch COVID-19 sẽ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu và dẫn đến mất trung bình khoảng 4,5% GDP toàn cầu trong năm 2020 Nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề, như du lịch, hàng không, và giải trí Các chuỗi cung ứng quốc tế bị đảo lộn, dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa và tăng giá cả Hơn nữa, tăng

số lượng thất nghiệp và giảm thu nhập đe dọa sự ổn định kinh tế và đời sống

Trang 25

của nhiều người Nghiên cứu của Shanmugam và Basu (2020) đã đánh giá tác động của đại dịch COVID19 đối với các nền kinh tế trên thế giới và chỉ ra rằng các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đều có nền kinh tế dựa vào du lịch

và ngành dịch vụ

- Đối với ngành ngân hàng: Ngành ngân hàng cũng nhiều ảnh hưởng

mạnh mẽ từ đại dịch COVID19 Đại dịch đã gây tác động đáng kể đến sự tin tưởng và hành vi tài chính của người dân, dẫn đến sự giảm thiểu các hoạt động giao dịch và vay mượn trong ngành ngân hàng (Lusardi và Mitchell,2020) Bên cạnh đó, Fornari, Jiménez và Moral-Benito (2020) đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của đại dịch lên ngành ngân hàng thường kéo dài hơn so với các ngành kinh tế khác, và có thể kéo dài đến năm 2023, khi mà khối lượng nợ xấu vẫn đang gia tăng (Gerard et al., 2020)

Tuy nhiên, đại dịch đã thúc đẩy sự số hóa và đổi mới trong ngành ngân hàng Với việc giới hạn giao dịch trực tiếp, các ngân hàng đã nhanh chóng thích nghi bằng việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến và từ xa Sự số hóa trong ngành ngân hàng có thể tăng cường khả năng chống chịu của ngân hàng và cải thiện trải nghiệm của khách hàng (Sibilkov et al., 2021)

Tóm lại, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế toàn cầu và ngành ngân hàng Hiệp hội kinh tế suy thoái, sự thúc đẩy số hóa và thay đổi trong mô hình kinh doanh là những yếu tố quan trọng cần được xem xét khi đánh giá tác động của đại dịch này Ngân hàng cần tăng cường khả năng chịu đựng và thích nghi với những biến đổi không thể dự đoán trước để đảm bảo bền vững và phát triển trong thời kỳ khó khăn này

1.2.3 Một số nghiên cứu về tác động của covid đến khả năng sinh lời và giá trị thị trường ngành ngân hàng

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một loạt dư chấn đối với ngành ngân hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận và GTTT của các tổ chức này Các nghiên cứu đã đi

Trang 26

sâu vào các yếu tố quan trọng gây tác động đến HQHĐ của ngân hàng trong bối cảnh đại dịch, từ đó cung cấp cái nhìn sâu rộng về tình hình

Nghiên cứu của Huang, Y., Shen, Y., & Zhang, Y (2020) về các ngân hàng ở Trung Quốc đã phân tích các ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến lợi nhuận của ngân hàng Kết quả cho thấy, trong thời gian dịch bệnh, lợi

nhuận của các ngân hàng đã giảm do tăng số lượng nợ xấu và rủi ro tín dụng

Một nghiên cứu khác của Horváth, R., Kolar, M., & Wagner, C (2020) đã tập trung vào tác động của sự dao động giá cổ phiếu đến GTTT của các ngân hàng

ở các nước Châu Âu Kết quả cho thấy, trong thời gian đại dịch, giá trị cổ phiếu của ngân hàng đã giảm mạnh, làm giảm GTTT của họ Ở Việt Nam, Hoàng, L T., Đỗ, L H., & Nguyễn, T M (2021) đã đi sâu vào phân tích tác động của sự thay đổi giá cổ phiếu đến GTTT của các ngân hàng Kết quả cho thấy, trong thời gian đại dịch, cổ phiếu ngân hàng sụt giảm giá , làm giảm GTTT của họ

Ở một quan điểm khác, Nghiên cứu của Lee, Y., & Park, Y (2021) đã xem xét tác động của sự số hóa và đổi mới trong ngành ngân hàng lên khả năng sinh lời và GTTT của các ngân hàng tại Hàn Quốc Từ kết quả thu được, các ngân hàng đã cho thấy việc thúc đẩy sự số hóa và đổi mới trong HĐKD,

từ đó cải thiện lợi nhuận của họ trong hoàn cảnh đại dịch

Tóm lại, các nghiên cứu đa phần trên đã kết luận rằng đại dịch COVID19

đã tạo ra những tác động rất tiêu cực đến khả năng sinh lời và GTTT của các ngân hàng Mặt khác, sự số hóa và đổi mới trong ngành cũng được xem là một phương tiện hiệu quả để cải thiện khả năng sinh lời và GTTT của các ngân hàng trong thời gian khó khăn này

Trang 27

Bảng 1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về tác động của Covid lên ngành

ngân hàng

Năm nghiên cứu

Biến phụ thuộc Kết quả

tác động Quốc gia

1 Huang, Y., Shen, Y.,

& Zhang, Y 2020

lợi nhuận và khả năng sinh lời Tiêu cực

Trung Quốc

2 Horváth, R., Kolar,

M., & Wagner, C 2020 giá trị thị trường Tiêu cực Châu Âu

3 Hoàng, L T., Đỗ, L

H., & Nguyễn, T M 2021 giá trị thị trường Tiêu cực Việt Nam

4 Lee, Y., & Park, Y 2021 khả năng sinh lời và

giá trị thị trường Tích cực Hàn Quốc

TỔNG QUÁT MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN

1.3

1.3.1 Lý thuyết cú sốc kinh tế

Lý thuyết cú sốc kinh tế là một khía cạnh trong lĩnh vực kinh tế học được

sử dụng để lý giải sự biến đổi đột ngột trong sản xuất và hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc vùng Nghiên cứu của Fisher vào năm 1933 về lý thuyết này đã tiến xa và trở thành một thành phần quan trọng của lý thuyết kinh tế hiện đại Thuyết này thể hiện rằng khi có một sự kiện gây ra cú sốc kinh tế, nó

có khả năng lan rộng và ảnh hưởng đa diện đến nhiều lĩnh vực kinh tế, có thể thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời kỳ ngắn hạn

Trên thực tế, cú sốc kinh tế đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới và ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống của mọi người trên toàn cầu Ví dụ, các cú sốc như tăng giá dầu thập kỷ 1970, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008,

cú sốc sau trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 và gần đây là đại

Trang 28

dịch COVID-19 Những sự kiện này đã gây ra sự giảm sút trong nền kinh tế và tác động đến sản xuất, tiêu dùng và hoạt động kinh tế trên toàn cầu

Tóm lại, lý thuyết cú sốc kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tác động của các biến cố bất thường đối với nền kinh tế và cách mà các biện pháp kinh tế có thể tác động để ổn định tình hình kinh tế trong bối cảnh như vậy

1.3.2 Lý thuyết rủi ro tín dụng

Tài chính là một lĩnh vực đầy rủi ro, và rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro được quan tâm nhất Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các bên vay không thể hoàn trả khoản nợ của họ cho các bên cho vay, dẫn đến các khoản nợ trở thành khối lượng nợ không trả được (nợ xấu)

Lý thuyết rủi ro tín dụng (Credit Risk Theory) là một lĩnh vực quan trọng trong kinh tế học tài chính Nó tập trung vào việc đánh giá và quản lý những rủi ro liên quan đến các khoản nợ và các khoản tín dụng trong các hệ thống tài chính Merton (1974) dựa trên lý thuyết tài sản giá trị, xác định rủi ro tín dụng

là sự chênh lệch giữa giá trị thực tế của tài sản và giá trị thực tế của khoản nợ được bảo đảm bởi tài sản đó

Theo Eichner và Kühn (2019), lý thuyết rủi ro tín dụng được áp dụng để nhận định rủi ro trong các hệ thống tài chính Các tác giả đã giới thiệu một khung lý thuyết rủi ro tín dụng đầy đủ, cho phép phân tích rủi ro trong các khoản nợ và khoản tín dụng, cũng như rủi ro liên quan đến các bên liên quan

và rủi ro liên quan đến hệ thống tài chính khác

Như vậy, việc áp dụng lý thuyết rủi ro tín dụng trong thực tế, giúp các nhà quản lý rủi ro, nhà đầu tư và các bộ phận quản lý tài chính nắm bắt rõ hơn

về các yếu tố rủi ro có quan hệ đến các khoản nợ và khoản tín dụng trong hệ thống tài chính Thông qua đó, các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng giúp các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý tài chính đưa ra các quyết định đầu tư an

Trang 29

toàn và bảo vệ các hệ thống tài chính trước những nguy cơ tiềm ẩn

1.3.3 Lý thuyết Chi phí đại diện

Lý thuyết chi phí đại diện (Transaction Cost Economics - TCE) là một lý thuyết kinh tế được đề ra bởi nhà kinh tế học Oliver E Williamson vào những năm 1970 Lý thuyết này nhấn mạnh vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của các chi phí giao dịch và tồn tại chi phí trong quá trình tạo lập và duy trì các mối quan hệ kinh doanh giữa các bên trong môi trường không hoàn hảo Lý thuyết chi phí đại diện đã được áp dụng để hiểu và giải thích cơ cấu tài chính của các ngân hàng Titman and Wessels, 1988 đã chỉ ra rằng "Lý thuyết chi phí đại diện giúp phân tích cơ chế lựa chọn cấu trúc tài chính của ngân hàng dựa trên việc so sánh chi phí của các nguồn tài chính khác nhau, bao gồm vốn tự có và vốn vay."

Năm 1984, Myers và Majluf đã sử dụng lý thuyết chi phí đại diện để khảo sát ảnh hưởng của việc sắp xếp lại cơ cấu tài chính đối với hiệu suất kinh doanh của ngân hàng Họ cho rằng "Tính chất không hoàn hảo của thị trường tài chính dẫn đến sự xuất hiện của chi phí giao dịch và tác động của cơ cấu tài chính đến hiệu quả kinh doanh."

Ngoài ra, lý thuyết này còn được sử dụng để giải thích quyết định về hợp đồng và cách tổ chức trong các ngân hàng tài chính Trong nghiên cứu của (Allen và Santomero, 1998), cấu trúc tổ chức của các ngân hàng đã được khảo sát và họ đã đề xuất rằng "Lý thuyết chi phí đại diện có thể giúp ta hiểu quyết định về việc huy động vốn thông qua các kênh khác nhau và cách sắp xếp các hoạt động kinh doanh để giảm thiểu chi phí giao dịch."

Như vậy, Lý thuyết chi phí đại diện đã chứng minh vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu tài chính Nó đã được áp dụng để hiểu và giải thích cấu trúc tài chính của các ngân hàng, tối ưu hóa tổ chức kinh doanh cũng như quản lý nguy cơ tài chính Sử dụng lý thuyết chi phí đại diện để nghiên cứu tác

Trang 30

động của COVID-19 lên cấu trúc tài chính của ngân hàng, nhằm đánh giá chi phí và hậu quả của đại dịch đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh sự ứng dụng tích cực của lý thuyết chi phí đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu tài chính

RÀ SOÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT 1.4

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM

1.4.1 Mối quan hệ giữa lạm phát và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Mối liên hệ giữa lạm phát và hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế Lạm phát được định nghĩa là tình trạng tăng giá cả đồng thời với sự giảm giá trị của tiền tệ Đồng thời, hiệu quả hoạt động của ngân hàng liên quan đến khả năng tạo lợi nhuận

và duy trì sự tăng trưởng bền vững trong thời gian dài

Trên phạm vi toàn cầu, tác động của lạm phát đến hoạt động của các ngân hàng ở nhiều quốc gia là đáng kể, và để giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng có thể tăng cường hệ thống quản lý rủi ro và đa dạng hóa danh mục nợ của mình (Rajan và Zingales, 1998)

Ở Việt Nam, lạm phát được xem là gây tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng và đồng thời tăng rủi ro tín dụng Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng có thể giảm tác động của lạm phát bằng cách tăng cường hoạt động quản lý rủi ro đi đôi với nâng cao năng lực đàm phán với khách hàng để giảm rủi ro tín dụng (Nguyễn, T., 2015)

1.4.2 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng Nó ảnh hưởng đến việc tăng cấp tín dụng và lợi nhuận ngân hàng ở Brazil (Guedes và đồng nghiệp, 2018) Tương tự, ở châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng liên quan đến hoạt động cho vay và lợi nhuận ngân hàng

Trang 31

(Claessens và đồng nghiệp, 2001)

Các nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trong nghiên cứu của Berger et al (2004), tác giả chỉ ra rằng việc tăng trưởng nhanh quá có thể làm giảm hiệu suất hoạt động

và tăng rủi ro tài chính Ngược lại, Beck, Demirgüç-Kunt và Levine (2000) đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng cấp tín dụng của ngân hàng ở các nước phát triển Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, doanh nghiệp và cá nhân thường cần vay vốn để mở rộng sản xuất và kinh doanh, dẫn đến việc tăng cấp tín dụng cho ngân hàng

Những nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tác động của tốc

độ tăng trưởng kinh tế lên hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định quản lý hoạt động của ngân hàng cần phải căn cứ vào từng tình huống cụ thể

1.4.3 Mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Mối liên hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của ngân hàng

là một chủ đề quan tâm trong lĩnh vực kinh tế và tài chính.Thực tế cho thấy quy mô của một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến HQHĐ của nó

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô lớn thường có HQHĐ thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ hơn (Berger và cộng sự, 2000) Trong nước, cũng đã có nhiều nghiên cứu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa quy mô và HQHĐ của các ngân hàng Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tài (2019) cho thấy quy mô có tác động đến HQHĐ của các ngân hàng, với xu hướng ngân hàng lớn thường có HQHĐ thấp hơn so với ngân hàng nhỏ

Tóm lại, mối liên hệ giữa quy mô và HQHĐ của ngân hàng có thể có tính tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nghiên cứu và quy mô tài sản của ngân hàng Các yếu tố khác như cơ cấu tài chính, quản lý

Trang 32

rủi ro và chiến lược kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng trong mối quan

Tổng quan, những nghiên cứu này rõ ràng cho thấy sự tương quan tiêu cực giữa CPHĐ và HQHĐ của các ngân hàng, với xu hướng rằng CPHĐ thấp thường đi kèm với HQHĐ cao và khả năng sinh lời tốt hơn

1.4.5 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Tỷ suất cho vay so với hoạt động (loan-to-deposit ratio) là một trong những chỉ số thường được dùng để đánh giá mức rủi ro về thanh khoản trong ngành ngân hàng Chỉ số này thể hiện mối liên hệ giữa số tiền ngân hàng cho vay và số tiền khách hàng gửi

Samad và đồng nghiệp (2020) tại Bangladesh chỉ ra rằng tính thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đối với HQHĐ của ngân hàng Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ đúng cho các ngân hàng có quy mô nhỏ và trung bình; đối với ngân hàng lớn, tính thanh khoản không gây ảnh hưởng đáng kể tới HQHĐ Một nghiên cứu khác của Athanasoglou, Brissimis và Delis (2008) đã phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất cho vay và HQHĐ của ngân hàng tại Hy Lạp Các tác giả phát hiện rằng tỷ suất cho vay cao thường liên quan tích cực với khả năng sinh lời của ngân hàng, do nó thúc đẩy tăng cường khối lượng

Trang 33

vay và thu nhập lãi Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng việc vay quá mức có thể gây ra thanh khoản thấp và nguy cơ nợ nần tăng lên

1.4.6 Mối quan hệ giữa tỉ lệ vốn và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Cơ cấu vốn của ngân hàng là tỷ lệ giữa tổng vốn cổ phần và tổng tài sản, một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình tài chính và độ bền của ngân hàng Một nghiên cứu mới của Berger và đồng nghiệp (2004) cũng đã phân tích mối quan hệ tích cực giữa cơ cấu vốn và HQHĐ của ngân hàng Cụ thể, ngân hàng với cơ cấu vốn cao thường có khả năng tăng cường hoạt động tín dụng và cải thiện HQHĐ Nghiên cứu của Martinez-Solano và đồng nghiệp (2016) trên ngân hàng Tây Ban Nha cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa cơ cấu vốn và HQHĐ

Tuy nhiên, một số nghiên cứu như của Calem và đồng nghiệp (2004) trên ngân hàng Mỹ lại cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa cơ cấu vốn và HQHĐ Theo nghiên cứu này, ngân hàng với tỷ lệ vốn cổ phần cao thường có chi phí vốn tăng, gây ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của ngân hàng

Như vậy mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và HQHĐ của ngân hàng có thể tích cực hoặc tiêu cực, phụ thuộc vào ngữ cảnh và điều kiện cụ thể của từng ngân hàng

1.4.7 Mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ xấu và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Sự quản lý hiệu quả của tỉ lệ nợ xấu sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro

và cải thiện khả năng sinh lời

Trong một nghiên cứu tại Việt Nam do Tran, V H., Nguyen, T L H., & Nguyen, T N A (2017) thực hiện, mô hình Tobin's Q đã được áp dụng cho thấy tỉ lệ nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Thường thì, ngân hàng có tỉ lệ nợ nợ xấu sẽ có khả năng sinh lời thấp hơn so với những ngân hàng có tỉ lệ nợ nợ xấu thấp

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã đưa ra quan điểm khác biệt rằng mối

Trang 34

liên hệ giữa tỉ lệ nợ không trả và khả năng sinh lời của ngân hàng không luôn luôn tiêu cực Beck, Demirgüç-Kunt và Levine (2006) thực hiện dựa trên dữ liệu từ hơn 1.200 ngân hàng ở 74 quốc gia trong giai đoạn từ 1990 đến 2004,

đã chỉ ra rằng tỉ lệ nợ xấu có thể có tương quan dương đến hoạt động cho vay của ngân hàng Tỉ lệ nợ xấu cao có thể thúc đẩy ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu nợ không trả và tối ưu hóa quy trình duyệt vay Trong khi đó, Chen

và cộng sự (2017) tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng tác động của tỉ lệ nợ xấu đến khả năng sinh lời của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng

Tóm lại, mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng là một vấn đề phức tạp, và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

1.5

1.5.1 Nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu hiện tại về HQHĐ của ngân hàng trong nước đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, khi ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều thách thức mới Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các NHTM, đặc biệt là những ngân hàng lớn Lý do có thể là do nhà nghiên cứu quan tâm đến vai trò và tầm ảnh hưởng của những ngân hàng lớn trong nền kinh tế

Một nghiên cứu mang tên "Các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của NHTM tại Việt Nam" do tác giả Trần Đức Quân (2017) thực hiện, tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố lên HQHĐ của NHTM tại Việt Nam Trong nghiên cứu này, các yếu tố như quy mô, tỷ lệ vốn, nợ xấu, lạm phát, tăng trưởng và cơ cấu vốn đều có ảnh hưởng đến HQHĐ của ngân hàng Tuy nhiên, trong số đó, quy mô và tỷ lệ vốn có tác động tích cực lên HQHĐ, trong khi nợ xấu, lạm phát, tăng trưởng và cơ cấu vốn có tác động tiêu cực Tác giả cũng

Trang 35

nhận thấy rằng việc tối ưu hóa cơ cấu vốn và quản lý nợ xấu có thể giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và tăng HQHĐ

Vào năm 2018, tác giả Trần Văn Hoa đã thực hiện nghiên cứu "Các yếu

tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam" Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ, bao gồm kích thước, tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu vốn, CPHĐ và lãi suất Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích dữ liệu từ 20 NHTM lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016 Kết quả cho thấy kích thước ngân hàng, CPHĐ và tỷ lệ

nợ xấu có tác động tiêu cực lên HQHĐ Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ cấu vốn, và lãi suất có tác động tích cực lên HQHĐ Các ngân hàng với cơ cấu vốn tốt, CPHĐ thấp và lãi suất cạnh tranh có khả năng có HQHĐ cao hơn

Một nghiên cứu quan trọng về các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của ngân hàng được tiến hành bởi Đặng Hồng Vân, Nguyễn Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hồng Nhung (2019) đã đăng trên Tạp chí Kinh tế và Tài chính của Học viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và quản lý rủi ro với HQHĐ của NHTM tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn và quản lý rủi

ro đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường HQHĐ của ngân hàng Cụ thể, tỷ lệ vốn cao và tỷ lệ cho vay trên huy động cao đều có tác động tích cực đến HQHĐ của ngân hàng Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ tiền gửi tăng cao đều có tác động tiêu cực đến HQHĐ của ngân hàng

Trong tình hình đại dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, các ngân hàng đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì hoạt động và đảm bảo sự tăng trưởng Một chuỗi nghiên cứu đã khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của ngành ngân hàng trong bối cảnh đại dịch Covid Trong số này, nghiên cứu "Tác động của dịch Covid-19 lên hiệu suất hoàn thành nhiệm vụ của các NHTM tại Việt Nam," thực hiện

Trang 36

bởi Đặng Minh Hải và Nguyễn Thị Thanh Hương (2021), tập trung vào việc phân tích tác động của dịch Covid-19 đối với HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam Nghiên cứu này bao gồm 26 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ quý 1/2019 đến quý 2/2020 Các yếu tố nghiên cứu bao gồm lạm phát, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ cho vay so với tiền gửi, cơ cấu vốn và hiệu suất hoàn thành nhiệm vụ Kết quả cho thấy, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất hoàn thành nhiệm vụ của các ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt là trong quý 2/2020 khi dịch bùng phát mạnh Lạm phát và tốc độ tăng trưởng tác động tiêu cực đối với hoạt động của các ngân hàng, trong khi tỷ lệ cho vay so với tiền gửi, tỷ lệ vốn và hiệu suất hoàn thành nhiệm

vụ tác động tích cực đến hiệu suất

Gần đây, các ngân hàng trên khắp thế giới đối mặt với loạt thách thức mới, ảnh hưởng đến HQHĐ Nghiên cứu mới của Trần Đình Hoà và đồng nghiệp (2020) tại các NHTM hoạt động tại Việt Nam trong năm 2020 đã chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, HĐKD và tài chính Nghiên cứu cũng cho thấy, quy mô tài sản, tỷ lệ nợ xấu, CPHĐ và cơ cấu vốn là những yếu tố gây tác động tiêu cực lên hoạt động của ngân hàng Trong khi đó, lạm phát, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ cho vay so với tiền gửi không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các ngân hàng

Tóm lại, các nghiên cứu này cho thấy, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến HQHĐ của các ngân hàng tại Việt Nam và các yếu tố khác nhau có tác động riêng biệt trong giai đoạn này

1.5.2 Nghiên cứu Quốc tế

Không chỉ là một vấn đề nóng hổi trong nước, ở nước ngoài, những đề tài liên quan đến HQHĐ của ngân hàng đang được quan tâm và nghiên cứu khá nhiều, với phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các NHTM và đa quốc gia Các nghiên cứu này thường áp dụng cả phương pháp định lượng và định

Trang 37

tính để đánh giá HQHĐ, kết quả thu được cung cấp kinh nghiệm thực tế hữu ích cho người quản lý ngân hàng, giúp cải thiện HQHĐ và tăng cường sự cạnh tranh trong ngành

Ví dụ, nghiên cứu của De Nicolo, Laeven và Majnoni (2003) đã tập trung vào mối liên hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ vốn đối với HQHĐ của ngân hàng Kết quả thể hiện, việc tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có thể cải thiện HQHĐ, tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ vốn có thể ảnh hưởng đến HQHĐ

Vì vậy, việc quản lý tài chính một cách thông minh để đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ vốn là cần thiết

Thêm vào đó, Shahzad và đồng nghiệp (2020) tại Pakistan đã khảo sát ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với HQHĐ của ngân hàng Kết quả cho thấy, COVID19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động của các NHTM tại Pakistan, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay và hoàn trả nợ Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến HQHĐ của các ngân hàng, trong khi quy mô, tỷ lệ cho vay trên huy động

và cơ cấu vốn có ảnh hưởng tích cực Tuy nhiên, CPHĐ không có tác động đáng kể đối với HQHĐ của các ngân hàng trong bối cảnh đại dịch

Nghiên cứu của Ghosh và cộng sự (2020) tại Bangladesh cũng tìm hiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động của ngân hàng tại đây Kết quả cho thấy, đại dịch COVID-19 đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là về năng suất lao động và lợi nhuận Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực, trong khi quy mô và tỷ lệ cho vay trên huy động có tác động tích cực Cơ cấu vốn và CPHĐ không được xác định là có tác động đáng kể đối với HQHĐ trong bối cảnh đại dịch

Gần đây Niu và cộng sự (2021) tại Trung Quốc cũng cho thấy tác động tiêu cực của COVID19 đối với hoạt động của các NHTM Tỷ lệ dự phòng rủi

Trang 38

ro tín dụng trên tổng dư nợ cao hơn sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng Tuy nhiên, tại Pakistan Batool và cộng sự, 2020 nlại không thấy tác động đáng kể của tỷ lệ này trong bối cảnh đại dịch Nghiên cứu này cũng cho thấy lạm phát, tốc độ tăng trưởng và CPHĐ đều có tác động tiêu cực đối với hoạt động của ngân hàng

Bảng 1.2 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây

STT Tác giả

Khung thời gian nghiên cứu

Nhân tố Nghiên cứu

Kết quả tác động đến HQHĐ kinh doanh ngân hàng

tăng trưởng

Tác động tiêu cực (-)

Tác động tiêu cực (-)

Trang 39

STT Tác giả

Khung thời gian nghiên cứu

Nhân tố Nghiên cứu

Kết quả tác động đến HQHĐ kinh doanh ngân hàng

Tác động tích cực (+)

Tác động tích cực (+)

Tỷ lệ nợ xấu

Tác động tiêu cực (-)

Q1/2019-Lạm phát Tác động

tiêu cực (-) Tốc độ

tăng trưởng

Tác động tiêu cực (-)

Tỷ lệ cho Tác động

Trang 40

STT Tác giả

Khung thời gian nghiên cứu

Nhân tố Nghiên cứu

Kết quả tác động đến HQHĐ kinh doanh ngân hàng

Quốc gia

vay/ huy động

tích cực (+)

Tỉ lệ vốn Tác động

tích cực (+) Chi phí

hoạt động

Tác động tích cực (+)

Tác động tiêu cực (-)

Tỷ lệ nợ xấu

Tác động tiêu cực (-) Chi phí

hoạt động

Tác động tiêu cực (-)

Cơ cấu vốn

Tác động tiêu cực (-) Lạm phát

Tác động không đáng

kể

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w