1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài tại việt nam

27 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài tại Việt Nam
Tác giả Cao Lê Yến Vy
Người hướng dẫn Trần Huỳnh Thanh Nghị
Trường học Đại học UEH Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 360,17 KB

Nội dung

chứcTổ phiên họp giải quyết tranh chấp và phán quyết trọng tài 17 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THÔNG QUA TRỌNG TÀI VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 20 Trang 4 tài 203.1.2.

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN LUẬT THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG

MẠI THÔNG QUA TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

Họ và tên: Cao Lê Yến Vy

Lớp: LA002

MSSV: 31201024362

Giảng viên hướng dẫn: Trần Huỳnh Thanh Nghị

Trang 3

MỤC LỤC

Đặt

vấn đề 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG

MẠI THÔNG QUA TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 4

1.1.Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp thương mại 4

1.1.1.Khái niệm về tranh chấp thương mại 4

1.1.2.Đặc điểm của tranh chấp thương mại 5

1.2.Khái quát về Trọng tài thương mại 6

1.2.1.Khái niệm về Trọng tài thương mại 6

1.2.2.Đặc điểm của Trọng tài thương mại 6

1.2.3 Các hình thức Trọng tài thương mại 7

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

THƯƠNG MẠI THÔNG QUA TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 10

2.1Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài 10

2.1.1Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài 10

2.1.2Nguyên tắc Trọng tài viên độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy

định của pháp luật 11

2.1.3Nguyên tắc Trọng tài viên căn cứ vào pháp luật 12

2.1.4Nguyên tắc Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa

thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội 12

2.1.5Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm 12

2.3Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài 16

2.3.1Đơn kiện và thụ lý đơn kiện 16

2.3.2Bản tự bảo vệ của bị đơn 16

2.3.3Thành lập Hội đồng trọng tài 16

2.3.4.Chuẩn bị giải quyết vụ việc 17

2.3.5.Hòa giải 17

2.3.6 chứcTổ phiên họp giải quyết tranh chấp và phán quyết trọng tài 17

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

THÔNG QUA TRỌNG TÀI VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 20

3.1.Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài 20 3.1.1 Hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng

Trang 4

tài 203.1.2.Những bất cập trong việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài 21 3.2.Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài 23 3.2.1.Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về Trọng tài 23 3.2.2.Hoàn thiện các quy định pháp luật về Trọng tài 23

Kết

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, tình hình kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ Song song

đó là nhu cầu giao dịch giữa các chủ thể trong thương mại ngày càng phổ biến và đadạng hơn bao giờ hết Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việcxảy ra các tranh chấp giữa các bên trong quan hệ thương mại khi cán cân cân bằnggiữa lợi ích của các bên bị mất cân đối do sự xâm phạm vô ý hoặc cố ý của một trongcác bên Vì vậy, việc các bên dự trù các phương án giải quyết tranh chấp phát sinh từhoạt động thương mại là vô cùng cần thiết Bên cạnh phương thức giải quyết tranhchấp tại Tòa án, các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án đangđược các bên trong tranh chấp thương mại ưa chuộng Một trong những phương thứcgiải quyết tranh chấp ngoài Tòa án khá thông dụng và phổ biến trong quốc tế làphương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Tuy nhiên, tại Việt Nam,phương thức này không được ưu tiên sử dụng khi các tranh chấp thương mại xảy ra.Nguyên nhân có thể là vì các thương nhân Việt Nam chưa có thói quen sử dụng cácphương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án như Trọng tài cũng như việc Chínhphủ Việt Nam chưa chú trọng phổ biến và phát triển phương thức này tại Việt Nam.Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về phương thức này và đưa ra những bất cập trong thực tiễncủa việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài tại Việt Nam, từ đóđưa ra một số khuyến nghị để phát triển phương thức đầy tiềm năng này

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG

MẠI THÔNG QUA TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp thương mại

1.1.1 Khái niệm về tranh chấp thương mại

Hiện tại, các văn bản pháp luật tại Việt Nam chưa đưa ra định nghĩa thống nhất về

khái niệm “tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại” hay “tranh chấp thương

mại” (sau đây gọi là “tranh chấp thương mại”) Mỗi văn bản pháp luật có sự giải

thích khác nhau đối với thuật ngữ này nhưng nhìn chung đều tiếp cận dưới góc độ liệt

kê các tranh chấp Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thuật ngữ “tranh chấp thương mại” được liệt kê dưới dạng “những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc

thẩm quyền giải quyết của Tòa án” bao gồm: “(i) Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, (ii) Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận,

(iii) Các tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch

về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty, (iv) Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản

lý trong Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty và (v) Các tranh chấp

không được đưa ra khái niệm cụ thể, nhưng có các quy định liên quan đến việc giảiquyết các tranh chấp trong thương mại và một trong những hình thức giải quyết cáctranh chấp đó là thông qua Trọng tài Thủ tục giải quyết các tranh chấp trong thương

mại tại Trọng tài được quy định trong Luật Trọng tài thương mại 2010 Theo đó, thẩm

quyền của Trọng tài là giải quyết các tranh chấp mà pháp luật có quy định giải quyếtbằng Trọng tài khi có thỏa thuận chọn Trọng tài hợp pháp của các bên trong tranhchấp, trong đó có các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại Mà khái niệm về

“hoạt động thương mại” được định nghĩa trong Luật thương mại 2005 rất rộng, mang

tính bao trùm tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi Điều này dẫn đến việc cáctranh chấp trong thương mại không nhất thiết là các tranh chấp có thể đưa ra Trọng tài

giải quyết như quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010 mà nó còn được hiểu theo nghĩa mở rộng ra là “các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực

1 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trang 7

hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể thực hiện các hoạt động đó” 2.

1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Nhìn chung, những tranh chấp thương mại được liệt kê trong văn bản pháp luật ViệtNam đều có chung các đặc điểm sau:

Thứ nhất, nguồn gốc phát sinh các tranh chấp thường phát sinh từ các hoạt động thương mại Căn cứ phát sinh tranh chấp này là các hành vi vi phạm hợp đồng hoặc

trái pháp luật của các bên có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thương mại Tuy nhiên,trong một số trường hợp, mặc dù một bên có hành vi xâm phạm đến quyền và nghĩa

vụ của bên còn lại nhưng không dẫn đến tranh chấp giữa các bên Ngoài ra, vì phátsinh từ các hoạt động thương mại nên các tranh chấp này chịu ảnh hưởng bởi một sốyếu tố chi phối các hoạt động này

Thứ hai, các tranh chấp này thường phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh mà đại đa

số là các tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau Ngoài ra, các tranh

chấp mà có ít nhất một bên tham gia hoạt động thương mại thì cũng được xem là tranhchấp thương mại và các tranh chấp này có thể giải quyết thông qua con đường Trọng

tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010 Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có

đề cập đến một trường hợp cũng được xem như là tranh chấp thương mại, đó là

“tranh chấp trong nội bộ công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty” Việc pháp luật Việt Nam xem việc tranh chấp trong nội bộ công ty

là tranh chấp thương mại bởi vì định nghĩa về hoạt động thương mại rất rộng, mangtính bao trùm cao (trong đó bao gồm hoạt động đầu tư) Vì vậy, tranh chấp trong nội

bộ của công ty sẽ được xem là tranh chấp thương mại nếu nó có liên quan đến hoạtđộng đầu tư

Thứ ba, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau, bao gồm giải quyết thông qua Tòa án và giải quyết bằng các con đường khác ngoài Tòa án Tại Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định

ngoài việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án, các chủ thể còn có thể giải quyếtthông qua hoà giải, thương lượng hoặc Trọng tài Việc lựa chọn Trọng tài để giải

quyết tranh chấp tại Việt Nam sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại

2010 Tuy nhiên phương thức này chưa được sử dụng phổ biến Hầu hết các bên khi

xảy ra tranh chấp thường chọn giải quyết thông qua Tòa hơn Mặc dù, so với Tòa,phương thức Trọng tài mang tính bảo mật cao hơn và tiết kiệm hơn nhưng có thể do

2 Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, Trường Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

Trang 8

xuất phát từ thói quen cũng như việc Luật Trọng tài thương mại Việt Nam chưa có

nhiều đổi mới để phù hợp với sự phát triển của xã hội dẫn đến các bên trong tranhchấp e ngại khi phải lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp

1.2 Khái quát về Trọng tài thương mại

1.2.1 Khái niệm về Trọng tài thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài là được xem làphương thức ngày một phổ biến trong cộng đồng thương nhân quốc tế hiện nay Hiệnnay, trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc đưa ra định nghĩa vềkhái niệm Trọng tài thương mại nhưng nhìn chung đều tiếp cận khái niệm này dướidạng một phương thức giải quyết tranh chấp:

Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp

bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và

họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.

Từ điển Black’s Law định nghĩa: “Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp theo đó bên thứ ba trung lập (Trọng tài viên) ra phán quyết sau khi tất cả các bên tranh chấp

đã trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vụ việc Trong trường hợp trọng tài tự nguyện, các bên tranh chấp là người chọn lựa Trọng tài viên và Trọng tài viên này là người có quyền ra phán quyết Phán quyết có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp.”

Tại Việt Nam, theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm

2010: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”

Tóm lại, hiện nay, pháp luật của đại đa số quốc gia trên thế giới đều nhìn nhận về khái

niệm Trọng tài thương mại theo hai phương diện: (i) Trọng tài thương mại là một cơ

quan giải quyết tranh chấp và (ii) Trọng tài thương mại là một phương pháp giải quyết tranh chấp.

1.2.2 Đặc điểm của Trọng tài thương mại

Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại chỉ xuất hiện trong một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọn Trọng tài để giải quyết Nghĩa là, nếu một bên trong các bên không đồng ý phương thức giải

quyết này thì Trọng tài thương mại sẽ không có thẩm quyền giải quyết Tuy nhiên, nếu

Trang 9

các bên đã có thỏa thuận hợp pháp từ trước rằng sẽ lựa chọn Trọng tài làm phươngthức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh thì việc áp dụng Trọng tài để giải quyết lại

là yêu cầu bắt buộc Lúc này, Tòa án sẽ không có thẩm quyền để giải quyết tranh chấpđó

Thứ hai, Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ

ba khách quan để giúp các bên giải quyết tranh chấp Khác với hòa giải và tương tự

như Tòa án, các tổ chức (hoặc cá nhân) là bên thứ ba tham gia vào quá trình giải quyếttranh chấp của các bên có quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp có tính chấtràng buộc các bên Quyết định này của Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài làchung thẩm và có tính chất pháp lý ràng buộc các bên trong tranh chấp

Thứ ba, Trọng tài là phương thức giải quyết không có sự can thiệp của Chính phủ.

Tuy nhiên, vì quyết định của Trọng tài là chung thẩm và mang tính pháp lý ràng buộcnên phương thức này vẫn phải được chịu điều chỉnh bởi các quy định pháp luật cụ thểbởi các quốc gia sở tại

Thứ tư, tố tụng trọng tài được đánh giá là linh hoạt, mềm dẻo hơn so với tố tụng tại Tòa Các bên tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài quyền, được quyền lựa chọn

ngôn ngữ, địa điểm và thời gian diễn ra xét xử

1.2.3 Các hình thức Trọng tài thương mại

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, Trọng tài thương mại tồn tại dưới dạng hai hình

thức: Trọng tài quy chế (Trọng tài thường trực; Trọng tài thường xuyên) và Trọng tài tài vụ việc (Trọng tài ad-hoc).

1.2.3.1 Trọng tài quy chế

Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài hoạt động thường xuyên dưới dạng các Trung

tâm trọng tài như Tòa án trọng tài quốc tế (IAC), Hiệp hội trọng tài Mỹ (AAA), Trọng

tài quốc tế Singapore, Trọng tài quốc tế Hồng Kông, Trọng tài quốc tế Việt Nam – VIAC, Các Trung tâm trọng tài được thành lập và tổ chức hoạt động tuân thủ các quy

định pháp luật của quốc gia mà nó thành lập và hoạt động Nó có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân và hoạt động độc lập với nhau.

Giữa các Trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phân cách hành chính theo cảchiều ngang và chiều dọc

Thứ hai, Trung tâm trọng tài chỉ chịu sự quản lý của nhà nước và phải tự chủ về kinh phí Nó được hình thành bởi các Trọng tài viên và được nhà nước cấp phép cho hoạt

động Các trung tâm này phải tự trang trải các kinh phí hoạt động thông qua nguồn thu

từ việc giải quyết tranh chấp Nhà nước không hỗ trợ kinh phí cho các Trung tâmtrọng tài mà chỉ quản lý nó bằng việc tạo ra những hành lang pháp lý cho việc tổ chức

Trang 10

và hoạt động của Trung tâm trọng tài như cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giấy

phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài,

Thứ ba, Trung tâm trọng tài có mô hình bộ máy đơn giản bao gồm chủ tịch, một hoặc

các Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài và Tổng thư ký Trung tâm trọng tài do Chủ tịchcủa Trung tâm đề cử

Thứ tư, Trung tâm trọng tài được tự quyết định về hiệu lực và quy tắc tố tụng riêng.

Các trung tâm này sẽ dựa trên một số bản quy tắc về trọng tài hoặc một số công ước

có liên quan để xây dựng nên quy tắc tố tụng riêng của mình Ngoài ra, bởi vì Trungtâm trọng tài có tư cách pháp nhân nên khi giải quyết tranh chấp các Trọng tài viênphải tuân thủ điều lệ riêng, quy tắc tố tụng và không vi phạm pháp luật hiện hành, đạođức xã hội Bên cạnh đó các Trung tâm có quyền chọn một lĩnh vực hoạt động dựatrên thế mạnh của các Trọng tài viên của Trung tâm và có quyền thay đổi khi có nhucầu

Cuối cùng, các Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài là chủ thể tiến hành quá trình giải quyết tranh chấp Các bên trong quan hệ tranh chấp khi lựa chọn phương thức

giải quyết bằng Trọng tài tại một Trung tâm trọng tài có quyền được tự quyết địnhTrọng tài viên nhưng chỉ trong khuôn khổ các Trọng tài viên của trung tâm đó

Dựa trên các đặc điểm trên, có thể nhận thấy ưu điểm lớn nhất khi lựa chọn hình thứcTrọng tài này là tính chất thường xuyên, ổn định trong hoạt động, có quy tắc tố tụngriêng với danh sách các Trọng tài viên cố định Tuy nhiên, nhược điểm của hình thứcnày là phí trọng tài thường cao do phải chi trả cho việc duy trì hoạt động của trungtâm và thời gian có thể kéo dài hơn trọng tài do các bên tự thành lập do phải tuân thủtheo quy chế tố tụng riêng của mình

Tại Việt Nam, theo khoản 6 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, Trọng tài quy chế “là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của

Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó” Chương IV của Luật này

quy định về chức năng, điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài và cácquyền và nghĩa vụ cơ bản khác của Trọng tài quy chế

1.2.3.2 Trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc (Trọng tài ad-hoc): là hình thức trọng tài không có cơ quan thường

trực, do các bên tranh chấp lập ra để giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên này 3 Hình thức này có một số đặc điểm sau:

3 Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, Trường Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

Trang 11

Thứ nhất, trong hình thức này, Trọng tài chỉ được các bên thỏa thuận thành lập khi có tranh chấp xảy ra và tự giải thể khi xong việc.

Thứ hai, hình thức này không có cơ quan thường trực hay nói cách khác là không có

bộ máy điều hành chính thức nên không có danh sách Trọng tài viên và trụ sở chính thức Các Trọng tài viên tham gia thực hiện quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp

sẽ do các bên tự thỏa thuận lựa chọn từ các Trung tâm trọng tài

Thứ ba, hình thức này không có quy tắc tố tụng của riêng mình mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tranh chấp Các bên đó có thể lựa chọn những quy trình giải

quyết tranh chấp của những tổ chức uy tín trong nước hoặc trên thế giới để Trọng tài

vụ việc áp dụng và đưa ra phán quyết Vậy nên, mặc dù không có quy tắc tố tụng nào

để lệ thuộc vào nhưng Trọng tài viên vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc chung nhưkhách quan, không trái luật và đạo đức xã hội khi tiến hành xét xử

Tại Việt Nam, theo khoản 7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài vụ

việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục

do các bên thỏa thuận” So với hình thức trọng tài quy chế, hình thức này có một số

ưu điểm nổi bật hơn như: (i) Quyền tự quyết định của các bên sẽ được mở rộng hơn

do các bên tranh chấp phải tự thỏa thuận lựa chọn một bộ quy tắc tố tụng riêng từ các trung tâm trọng tài hoặc tự xây dựng bộ quy tắc tố tụng riêng của mình, (ii) Chi phí sẽ thấp hơn do không phải chi trả cho các hoạt động duy trì bộ máy hoạt động, (iii) Thời gian giải quyết tranh chấp sẽ được rút gọn hơn do các bên trong tranh chấp

có thể tự thỏa thuận lựa chọn linh hoạt quy tắc tố tụng riêng cho vụ việc tranh chấp của họ.

Tuy nhiên, hình thức trọng tài này cũng tồn tại một số khuyết điểm như: (i) Vì không

có quy tắc tố tụng riêng từ trước, nếu một trong hai bên thiếu thiện chí khi có tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết tranh chấp sẽ gặp khó khăn, (ii) Các bên sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn và chỉ định Trọng tài viên khi không sẵn có các danh sách Trọng tài viên, hoặc khi một bên trong tranh chấp không hợp tác hoặc không tán thành Trọng tài viên do bên kia lựa chọn và (iii) Việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài vụ việc ở nước ngoài sẽ có thể gặp khó khăn vì Tòa án trong thực tiễn thường dễ dàng công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài quy chế đến

từ các Trung tâm trọng tài uy tín Vì những lý do này mà hình thức Trọng tài ad-hoc

chỉ phù hợp để giải quyết các tranh chấp nhỏ thay vì các tranh chấp lớn mang tínhquốc tế

Trang 12

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

THƯƠNG MẠI THÔNG QUA TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại ngày càngđược lựa chọn phổ biến, kèm theo đó các Trọng tài viên phải luôn tuân thủ các nguyêntắc khi thụ lý và giải quyết các tranh chấp Trường hợp nếu vi phạm nguyên tắc này,việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài sẽ trái với pháp luật, khôngđược nhà nước bảo hộ và không có hiệu lực đối với các chủ thể tham gia

Công bằng, đúng pháp luật và nhanh chóng, kịp thời, tránh kéo dài ảnh hưởng nhiềuđến các hoạt động sản xuất kinh doanh là những yêu cầu hàng đầu đối với giải quyếttranh chấp thương mại Để đáp ứng được những yêu cầu này, việc giải quyết tranhchấp thông qua Trọng tài thương mại phải được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắcnhất định

2.1.1 Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài

Sự đồng thuận là điều “không thể thiếu trong tất cả các loại hình giải quyết tranh

tài là sự thỏa thuận thống nhất giữa các bên về việc lựa chọn Trọng tài làm cơ quan có

thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong quan hệ kinh doanh thương mại “có thể

thuận trọng tài được thể hiện bằng các điều khoản hợp đồng thương mại hoặc thỏathuận riêng giữa các bên tranh chấp và phải được lập thành văn bản Từ những cơ sở

đó, cơ quan trọng tài mới có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp và phán quyếtmới có hiệu lực Khi một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực sẽ thể hiện nguyện vọng, ýchí và quyền tự do của các bên trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại phátsinh

Khi thỏa thuận về việc lựa chọn Trọng tài của các bên được lập thành văn bản, hoặcmột số hình thức khác có giá trị tương đương văn bản thì được gọi là thỏa thuận trọng

tài Những quy định này không chỉ được công nhận trong Luật Trọng tài thương mại

năm 2010 của Việt Nam (khoản 2 Điều 16), mà còn được công nhận trong Luật Trọng

tài của các nước (Điều 7(2) Luật mẫu; Điều 5 Luật Trọng tài Anh năm 1996; Điều

1443 Luật Trọng tài Pháp; Điều 178 Luật Trọng tài Thụy Sỹ; Điều 1031 Luật Trọng

4

Nigel Blackbaby, Constantine Partasides, Alan Redfern, Martin Hunter, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - Trọng tài Quốc tế (ấn bản lần thứ 6), International Finance Corporation, World Bank Group, Oxford.

5

ThS Nguyễn Thị Khế (2008), Giáo trình Luật Thương mại tập II, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.

Công an Nhân dân, tr.471.

Trang 13

tài Đức) Nếu thỏa thuận trọng tài được thực hiện trước khi tranh chấp phát sinh, nó

có thể là một điều khoản được quy định trong hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, chấm

dứt hay hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm

Điều 7 Luật Trọng tài Anh năm 1996; Điều 178(3) Luật Trọng tài Thụy Sĩ), trừ khi sự

vô hiệu của hợp đồng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu trong thỏa thuận trọng tài Vì điều khoản trọng tài là điều khoản về tố tụng, do vậy mang tính độc lập với hợp

đồng nên đây được xem là một trường hợp được quy định khá đặc biệt Nếu thỏathuận được thực hiện sau khi tranh chấp phát sinh, nó sẽ được đưa ra như là một thỏathuận riêng, thông thường là văn bản phụ lục hợp đồng, đính kèm và phát sinh hiệulực cùng với giá trị của hợp đồng chính Như vậy, dù được thực hiện trước hoặc saukhi phát sinh tranh chấp xảy ra thì thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực và giá trị traoquyền giải quyết tranh chấp giữa các bên cho trọng tài, đồng thời trọng tài phải tôntrọng thỏa thuận mà các bên đã lựa chọn

2.1.2 Nguyên tắc Trọng tài viên độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật

Cơ quan trọng tài hoạt động như một bên thứ ba để phân xử và đưa ra phán quyết Đểđảm bảo tính công bằng của một phán quyết, sự độc lập của Trọng tài viên đối với cácbên trong tranh chấp là một tiêu chí quan trọng hàng đầu Khi giải quyết tranh chấp,Trọng tài viên không được có bất kỳ lợi ích nào liên quan đến vụ việc, có nghĩa vụhành động một cách vô tư, khách quan và thông báo kịp thời về bất kỳ sự việc nào cóthể ảnh hưởng đến sự vô tư và khách quan của mình Với nguyên tắc này, các điềukiện về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức, Trọng tài viên phải đápứng được

Những nguyên tắc này được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 (khoản 2 Điều 103),

Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 (khoản 1 Điều 9), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 12): “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Đây là nguyên tắc

đảm bảo tính khách quan, vô tư, đúng pháp luật của phán quyết trọng tài; đồng thời là

cơ sở quan trọng cho việc lập những phán quyết, bản án, quyết định bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của các bên liên quan Điều này không chỉ được ghi nhận ở Luật

Trọng tài thương mại năm 2010 hiện hành, mà đã được ghi nhận từ những văn bản

pháp luật trước đây về Trọng tài (Điều 6 Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 của

Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế; Điều 9 Điều lệ tổ chức Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 204/TTg ngày

6

Điều 19 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Điều 7 Luật Trọng tài Anh năm 1996; Điều 178(3) Luật Trọng tài Thụy Sĩ

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w