Đặc điểm: Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông.Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này
Trang 1TÊN ĐỀ TÀI:
GIỚI THIỆU CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CỦA ĐỊA
PHƯƠNG
BÀI TIỂU LUẬN
Khoa Tài Nguyên Đất Và Môi Trường Nông Nghiệp
Trang 2NỘI DUNG BÁO CÁO
MỞ ĐẦU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH
GIỚI THIỆU CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CỦA ĐỊA
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
- Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu thỏa mãn về tinh thần như : vui chơi ,giải trí và du lịch, tìm hiểu về phong tục tập quán , di tích của quê hương đất nước mình nói riêng và các nước khác nói chung.
- Việc nghiên cứu, tìm hiểu và quảng bá về du lịch,quảng
bá hình ảnh di tích, văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế là một điều rất cần thiết trong việc phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và đất nước nói riêng Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn Nhanh chóng đưa di tích, văn hóa Thừa Thiên Huế phát triển đúng với tiềm năng của đất nước và nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế
giới.Vì vậy nhóm làm đề tài “ Quảng cáo thương hiệu du
lịch về di tích lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Trang 4PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Vị Trí Địa Lý
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung Việt
Nam,có tọa độ địa lý 16-16,8 độ vĩ
bắc và 107,8-108,2 độ kinh đông.
- Phía Đông giáp với Biển Đông
- Phía Tây giáp với nước Cộng Hòa
Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Phía Nam giáp với Thành phố Đà
Trang 5PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Dân số
Tính đến năm 2012, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.115.523
người (551.650 nam; 563.873 nữ) Về phân bố, có 538.791
người sinh sống ở thành thị và 576.732 người sinh sống ở
vùng nông thôn.
Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các
dân tộc: Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản
địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh Trải qua quá trình sinh
sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân
tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm
nên một tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 6PHẦN 3: GIỚI THIỆU VỀ QUẦN THỂ DI
TÍCH LỊCH SỬ HUẾ
• Đặc điểm: Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới (DSTG) từ ngày 6 đến
11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể Di tích Huế là tài sản văn hoá chung của nhân loại.
• Ngày 2/8/1994, lễ trao văn bản công nhận đã được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung Huế Một
sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Huế Trong biên bản phiên họp lần thứ 17, Uỷ ban Di sản Thế giới đã ghi về di sản Cố đô Huế như sau:
“Quần thể Di tích Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất được xây dựng vào đầu thế kỷ
19 Nó kết hợp triết lý Đông Phương và truyền thống Việt Nam Được hoà quyện vào môi
trường thiên nhiên, vẻ đẹp và sự phong phú đặc biệt của kiến trúc và trang trí ở các toà nhà là một phản ánh độc đáo của đế chế Việt Nam ngày xưa vào thời cực thịnh của nó”.
• Quần thể Di tích Huế trở thành Di sản Văn hoá Thế giới đã góp phần tích cực và xứng đáng trong việc đem lại vận hội mới cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung Sức hấp dẫn của một công trình dẫu được ca ngợi bằng bao ngôn từ đẹp đẽ cũng không thể thay thế cho một lần đến chiêm ngưỡng Bạn hãy một lần đến Huế để được tận mắt chứng kiến thành quả lao động của con người trên từng chi tiết chạm khắc hay những công trình đồ sộ đứng đó với thời gian hàng trăm năm
Trang 7QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ HUẾ
3 1 KINH THÀNH HUẾ
Vị trí: Kinh thành Huế nằm ở bờ bắc
sông Hương, thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Đặc điểm: Kinh thành Huế được xây
dựng theo kiến trúc của phương
Tây kết hợp một cách tài tình với
kiến trúc thành quách phương
Đông.Do vua Gia Long xây dựng
từ năm 1805 và sau này được vua
Minh Mạng tiếp tục hoàn thành
vào năm 1832 và tổng thể di tích
này đã công được UNESCO
nhận là di sản văn hoá thế giới
Trang 8MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KINH THÀNH HUẾ
Trang 93.1.1 HOÀNG THÀNH
Hoàng Thành là vòng thành thứ hai
bên trong Kinh thành Huế, có
chức năng bảo vệ các cung điện
quan trọng nhất của triều đình,
các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn
và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi
dành riêng cho vua và hoàng gia.
Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống
cung điện bên trong được bố trí
trên một trục đối xứng, trong đó
trục chính giữ được bố trí các
công trình chỉ dành cho vua Các
công trình ở hai bên được phân bố
chặt chẽ theo từng khu vực, tuân
thủ nguyên tắc (tính từ trong ra):
“tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”.
Trang 10CÁC DI TÍCH NẰM BÊN TRONG HOÀNG THÀNH
1 NGỌ MÔN
Vị trí: Ngọ Môn là cổng chính vào
Đại Nội trong kinh thành Huế,
Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đặc điểm: Ngọ Môn là một trong
những công trình kiến trúc cổ thời
Nguyễn tiêu biểu của miền núi
Ngự sông Hương.
Về mặt kiến trúc Ngọ Môn có dáng
dấp tương tự Ngọ môn ở Cố
cung Bắc Kinh nhưng vẫn thể
hiện rõ phong cách kiến trúc dân
tộc Việt Nam Ngọ Môn có hai
phần chính là: đài - cổng và lầu
Ngũ Phụng.
Trang 11NGỌ MÔN
Trang 122 ĐIỆN THÁI HOÀ VÀ SÂN ÐẠI
TRIỀU NGHI
Vị trí: Ðiện Thái Hoà và Sân Đại
Triều Nghi nằm ngay trên đường xuyên tâm Hoàng Thành nhìn thẳng ra cửa Ngọ Môn trong
kinh thành Huế, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đặc điểm: Điện Thái Hoà là trung
tâm quan trọng nhất của kinh thành, tại đây tổ chức các buổi lễ đại triều.
Sân Đại Triều Nghi hay Sân
Chầu là khoảng sân rộng
trước Điện Thái Hòa nơi các
quan đứng chầu trong các buổi đại thiết triều của triều đình nhà Nguyễn.
Trang 133 TRIỆU MIẾU , THÁI MIẾU, HƯNG MIẾU,THẾ MIẾU, ĐIỆN PHỤNG TIÊN,HIẾN LÂM CÁC
Vị trí: Nằm trong kinh thành Huế,
Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên -
Huế.
Đặc điểm: Đây là nơi thờ cúng các vua Nguyễn Đây là một trong những công trình to lớn bậc nhất so với các miếu, điện
ở Việt Nam.
Trang 154 CUNG DIÊN THỌ
Vị trí: Cung Diên Thọ nằm tại phía tây của Tử Cấm thành, phía bắc điện Phụng Tiên và phía nam cung Trường Sanh Đặc điểm: Là một hệ thống
kiến trúc cung điện
trong Hoàng thành Huế, nơi
ở của các Hoàng thái
hậu hoặc Thái hoàng thái
hậu triều Nguyễn
Trang 16Đặc Điểm: Lầu Tứ Phương Vô
Sự gồm hai tầng, được xây theo kiến trúc thuộc địa, sản phẩm giao thoa kiến trúc Á -
Âu ở Việt Nam đương thời Nền, tường, kĩ thuật xây dựng đều mang phong cách châu Âu
Trang 173.1.2 TỬ CẤM THÀNH
Tử Cấm thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt
hằng ngày của vua và hoàng gia triều Nguyễn Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) gọi
là Cung thành và các vua triều Nguyễn xây dựng thêm Đến
năm Minh Mạng thứ 3 (1822), vua đổi tên là Tử Cấm thành, nghĩa
là thành cấm màu tía Theo nghĩa hán tự, chữ Tử có nghĩa là màu tím,
lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là
con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành
cấm dân thường ra vào Trong Tử Cấm thành có khoảng 50 công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau được phân chia làm nhiều khu vực, tổng số công trình đó biến động qua các thời kỳ lịch sử.
Trang 18đây là nơi các quan chuẩn bị
nghi thức trước khi thiết triều,
nơi làm việc của cơ mật viện,
nơi tổ chức thi đình và yến
tiệc Tả Vu và Hữu Vu đều
được xây dựng vào đầu thế
kỷ 19, và cải tạo vào năm
1899 Hữu Vu được trùng tu
vào năm 1977, và Tả Vu vào
các năm 1986, 1987-1988
Trang 192 Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành
Điện Kiến Trung là một cung điện của nhà Nguyễn trong Tử
Cấm thành (Huế) được vua Khải Định cho xây vào năm
1921-1923 cùng thời gian với việc xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung
Điện Cần Chánh là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại
giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn,
Điện Càn Thành nằm sau điện Cần Chánh-nơi vua thiết triều, phía trước điện Khôn Thái-là chỗ ở của Hoàng Quý Phi Phía trước điện, bên phải có điện Trinh Minh là nơi ở của các bà phi, bên trái có điện Quang Minh là nơi ở của Đông cung
hoàng tử.
Trang 20MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Trang 213 THÁI BÌNH LÂU
Vị trí: Thái Bình Lâu nằm trong
Tử Cấm Thành, kinh thành Huế, Tp Huế, tỉnh Thừa
Thiên - Huế
Đặc điểm:Thái Bình Lâu - Thái Bình Ngự Lãm Thư Lâu là chỗ để vua nghỉ hoặc đọc
sách.
Trang 224 DUYỆT THỊ ÐƯỜNG
Vị trí: Duyệt Thị Ðường nằm về phía đông điện Quang Minh trong Tử Cấm Thành, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đặc điểm: Duyệt Thị Đường là nhà hát trong cung đình, được xây dựng năm 1826 thời Minh Mạng Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam Sân khấu chính làm nơi biểu diễn ở giữa nhà hát, vị trí tốt nhất dành cho vua ngồi là ở vị trí lầu hai, phía trước hai bên vòm có treo hai câu đối bằng chữ Hán của vua
Minh Mạng
Trang 233.1.3 CÁC DI TÍCH NẰM TRONG HOÀNG THÀNH
1 KỲ ÐÀI
Vị trí: Kỳ đài nằm ở chính giữa mặt trước
kinh thành Huế, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên -
Huế
Đặc điểm: Kỳ Ðài thường gọi là cột cờ, là
một công trình kiến trúc trong tổng thể các
công trình thuộc Kinh thành Huế
Kỳ Đài là kiến trúc tương đối lớn, gồm hai
phần: đài cờ và cột cờ
Ðài cờ xây bằng gạch, gồm 3 tầng như 3 hình
tháp cụt xếp chồng lên nhau với tổng chiều
cao là 17,5m Ðài được xây vào năm 1807
Trên mặt đài, trước đây có hai điếm canh
và 4 pháo xưởng để bố trí 4 khẩu đại bác
Cột cờ được dựng ở vị trí chính của mặt
bằng tầng cao nhất
Trang 242 QUỐC TỬ GIÁM (HUẾ)
Vị trí: Quốc Tử Giám nằm kế bên kinh thành Huế, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên
- Huế
Đặc điểm: Quốc Tử Giám ở Huế, nay
là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện ở số 1 đường 23 tháng 8,thành phố
Huế (Việt Nam) Đây là di tích
trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam, và là một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quốc Tử Giám cùng với hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới
Trang 25Ngày 31/01/1803, Gia Long hạ lệnh thu hết tất cả đồ dùng bằng đồng của triều đại Tây Sơn đúc thành 9 khẩu súng Ðến cuối tháng Giêng năm 1804 thì công việc đúc hoàn thành Người ta lấy tên bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông
và ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ để đặt tên cho 9 khẩu súng Tất cả chín khẩu đều được phong "Thần Oai
vô địch thượng tướng quân"
Trang 264 BẢO TÀNG MỸ THUẬT CUNG ĐÌNH HUẾ
Vị trí: Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế ở tại
số 3, đường Lê Trực, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đặc điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
là nơi trưng bày các bộ sưu tập đồ đồng, đồ sành, đồ sứ, đồ đá, đồ pháp lam, áo mão và
đồ ngự dụng của vua chúa đời nhà Nguyễn Tòa nhà này chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà
Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị
Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y
và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn, cho khách tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế
Trang 27Hình ảnh một số hiện vật
Lư trầm, pháp lam nội thất Huế Vạc đồng
Trang 28Hình ảnh một số hiện vật
Đĩa Pháp lam trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
Trang 295 ĐÀN XÃ TẮC
Vị trí: Nằm ở Phường Thuận Hòa,
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Đặc điểm: Đàn Xã Tắc được xây dựng vào tháng 3 năm Bính Dần, tức tháng
4 năm 1806
Đàn Xã Tắc được triều đình dùng để cúng tế thần Xã (thần Đất), thần Tắc (thần Lúa).Điều đặc biệt của Đàn Xã Tắc là khi xây dựng Đàn, vua Gia Long đã ban chiếu cho tất cả các
tỉnh, thành, dinh, trấn trên cả nước phải chuyên chở về Kinh đô một số đất sạch, chắc để đắp Đàn Đất để đắp Đàn Xã Tắc là đất của cả nước, tượng trưng cho máu thịt của toàn quốc, vì vậy, Đàn Xã Tắc càng trở nên thiêng liêng và quý giá hơn
Trang 306 HỒ TỊNH TÂM
Vị trí: Hồ Tịnh Tâm là một trong
những thắng cảnh nổi tiếng của đất Kinh thành, nằm phía Đông Bắc trong trong Thành Nội Huế, cách Đại Nội 700m, thuộc địa bàn
phường Thuận Thành, thành phố Huế
Đặc điểm: Hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, chu vi gần 1500m (354 trượng 6 thước) Trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng
và Doanh Châu Hồ Tịnh Tâm được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch Bốn mặt có bốn cửa gồm cửa Hạ Huân ở phía Nam, Đông Hy ở phía Bắc, Xuân Quang ở phía Đông và Thu Nguyệt ở phía Tây.
Trang 31Một số hình về Hồ Tịnh Tâm
Cầu Hồng Cừ dẫn đến đảo Bồng Lai ở
hồ Tịnh Tâm Đảo Bồng Lai
Trang 32Hoa sen được trồng xung quanh Hồ
Trang 333.2 CÁC DI TÍCH NẰM BÊN NGOÀI KINH THÀNH
1 PHU VĂN LÂU
Vị trí: Phu Văn Lâu nằm ngay
trước Kỳ Đài sát đường quốc lộ
1A chạy qua kinh thành Huế, Tp
Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đặc điểm: Phu Văn Lâu là nơi
niêm yết những chiếu thư của
Vua thời Nguyễn hay bảng kết
quả các cuộc thi Hội, thi Ðình.
Ðây là một cái lầu duyên dáng
quay mặt về hướng nam Ngay
trước mặt Phu Văn Lâu có một
sân rộng dẫn đến nhà Nghinh
Lương đứng trên bờ sông Hương.
Trang 34
2 NGHÊNH LƯƠNG ĐÌNH
Vị trí: Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ là một công trình
nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu
Đặc điểm: Được xây dựng dưới thời Nguyễn dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát Đây là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế.
Trang 353 ÐÀN NAM GIAO
Vị trí: Đàn Nam Giao thuộc xã Thủy
Xuân, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.Đặc điểm: Là đàn tế lộ thiên, mô thức kiến trúc mang ý nghĩa vừa tôn giáo vừa chính trị của nền quân chủ phương Đông
Ngay sau khi lên ngôi (1802), vua Gia Long cho lập đàn ở làng An Ninh vào năm 1803 Ðàn tế trời được khởi công xây dựng vào ngày 25/3/1806
Ðàn Nam Giao gắn với thuyết Thiên
mệnh của đạo Nho Cấu trúc đàn diễn tả quan niệm vũ trụ còn hạn chế của bao triều đại trước: Trời tròn, đất vuông Ðàn Nam Giao quay mặt về hướng
nam Vòng tường bằng đá chung quanh khuôn viên của đàn có trổ bốn cửa
trống rộng nhằm theo bốn hướng
Trang 364 VĂN MIẾU HUẾ
Vị trí: Văn Miếu quay về hướng nam, tọa lạc trên một ngọn đồi thấp, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An
Ninh,thuộc xã Hương Long, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đặc điểm: Văn Miếu được lập ra để tôn vinh các thánh hiền của đạo Nho,
đồng thời là nơi đào tạo nhân tài của đất nước.
Dưới triều nhà Nguyễn, Văn Miếu của
cả triều đại và chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia
Long Miếu được xây dựng uy nghi
đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương.Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn:
Trang 38phụng và ghi danh những
danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới triều Nguyễn, đây còn là nơi thờ một số danh
tướng Trung Quốc.
Trang 396 HỔ QUYỀN
Vị trí : Hổ Quyền tọa lạc tại thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên -Huế
Đặc điểm:Hổ Quyền là đấu trường được xây dựng để tổ chức
những trận đấu giữa voi và cọp cho vua, hoàng gia và các quan lại đến xem giải trí.
Hổ Quyển hay Hổ Khuyên: đây là một chuồng nuôi hổ và là một đấu
trường độc đáo mà có thể không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới
do vua Minh Mạng tạo nên Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên có dáng hình vành khăn Vòng thành trong cao 5,80m; vòng thành ngoài 4,75m Thành ngoài nghiêngkính lòng chảo là 44m Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng đông na tạo kiểu chân đế; chu vi tường ngoài là 140m, đường m của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí
xung quanh.
Trang 40Hình ảnh về đấu trường của hổ và voi