1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch, trường hợp sinh viên xã hội học trường đại học cần thơ

95 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tác Động Của Vlog Du Lịch Đến Việc Lựa Chọn Địa Điểm Du Lịch, Trường Hợp Sinh Viên Xã Hội Học Trường Đại Học Cần Thơ
Tác giả Lư Phạm Thiện Duy, Bùi Quốc Khánh
Người hướng dẫn T.S Hứa Hồng Hiểu
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 641,61 KB

Cấu trúc

  • 1.2.1. Mục tiêu chung (13)
  • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
  • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (14)
    • 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu (14)
  • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (14)
  • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (15)
  • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (15)
    • 1.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (15)
  • 1.7. Phương pháp xử lý thông tin (17)
    • 1.7.1. Xử lý thông tin thứ cấp (17)
    • 1.7.2. Xử lý thông tin sơ cấp (17)
      • 1.7.2.1. Đối với dữ liệu định tính (17)
      • 1.7.2.2. Đối với dữ liệu định lượng (17)
  • 1.8. Hạn chế bài luận (20)
  • 1.9. Đóng góp của bài luận (20)
    • 1.9.1. Ý nghĩa khoa học (20)
    • 1.9.2. Ý nghĩa thực tiễn (20)
  • 1.10. Kết cấu của bài luận (21)
  • CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (23)
    • 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu (23)
      • 2.1.1. Trường Đại học Cần Thơ (23)
      • 2.1.2. Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn (24)
        • 2.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển (25)
        • 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ môn (25)
        • 2.1.3.3. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế (26)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết (26)
      • 2.2.1. Các khái niệm có liên quan (26)
        • 2.2.1.1. Khái niệm Vlog & Vlogger du lịch (26)
        • 2.2.1.2. Khái niệm “Phân tích tác động” (28)
        • 2.2.1.3. Khái niệm “Sự lựa chọn” (28)
      • 2.2.2. Một số lý thuyết áp dụng (28)
        • 2.2.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý (28)
        • 2.2.2.2. Lý thuyết Nhu cầu của Maslow (29)
    • 2.3. Tổng quan tài liệu (31)
      • 2.3.1. Tài liệu nước ngoài (31)
      • 2.3.2. Tài liệu trong nước (33)
    • 2.4. Khung lý thuyết (35)
  • CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (36)
    • 3.1. Thông tin chung của đáp viên (36)
      • 3.1.1 Giới tính của đáp viên (37)
      • 3.1.2. Khoá học của đáp viên (38)
      • 3.1.3 Nơi sinh sống của đáp viên (38)
      • 3.1.4. Mức thu nhập, chi tiêu và học bổng của đáp viên (39)
        • 3.1.4.1. Mức thu nhập của đáp viên (39)
        • 3.1.4.2. Mức chi tiêu của đáp viên (40)
    • 3.2. Thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ (41)
      • 3.2.1. Mạng xã hội mà đáp viên thường sử dụng (41)
      • 3.2.2. Mức độ sử dụng mạng xã hội (42)
      • 3.2.3. Thực trạng tiếp cận với Vlog du lịch của sinh viên (44)
        • 3.2.3.1. Nhu cầu đi du lịch của đáp viên (44)
        • 3.2.3.1. Thời gian đáp viên xem Vlog du lịch (44)
        • 3.2.3.2. Kênh thông tin để đáp viên biết đến Vlog du lịch (45)
        • 3.2.3.4. Những nội dung mà đáp viên thường quan tâm khi xem vlog du lịch (46)
        • 3.2.3.5. Tần suất xem vlog của đáp viên trước khi đi du lịch (47)
      • 3.2.4. Phân tích sự khác biệt về nhân khẩu học về nội dung vlog du lịch mà (48)
      • 3.2.5 Phân tích sự khác biệt về nhân khẩu học về nhu cầu du lịch của đáp viên (50)
        • 3.2.5.1. Về giới tính của sinh viên (50)
        • 3.2.5.2. Về nơi ở của đáp viên (51)
    • 3.3. Những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của (51)
      • 3.3.1. Mức độ ảnh hưởng của số lượt subcribe kênh đối với lòng tin của người sử dụng (51)
      • 3.3.2. Yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch (53)
        • 3.3.2.1. Đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch (53)
        • 3.3.2.2. Phân tích sự khác biệt về nhân khẩu học của các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch (55)
      • 3.3.3. Yếu tố tác động đến việc thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch (57)
        • 3.3.2.1. Đánh giá các yếu tố tác động đến việc thay đổi quyết định sau khi xem (57)
        • 3.3.2.2. Phân tích sự khác biệt về nhân khẩu học của các yếu tố tác động đến việc thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch (59)
      • 3.3.4. Mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch (61)
      • 3.3.5. Các tác động tích cực và tiêu cực của Vlog du lịch đến với người sử dụng (62)
        • 3.3.5.1. Tác động tích cực (63)
        • 3.3.5.2. Tác động tiêu cực (63)
    • 3.4. Đề xuất giải pháp (64)
      • 3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (64)
      • 3.4.2. Nội dung giải pháp (65)
    • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (67)
      • 4.1. Kết luận (67)
      • 4.2. Kiến nghị (68)
        • 4.2.1. Đối với các Vlogger (68)
        • 4.2.2. Đối với người xem (69)
        • 4.2.3. Đối với các cơ quan chính phủ (69)
        • 4.2.4. Đối với nhóm nghiên cứu tiếp theo (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

Cấu trúc nghiên cứu gồm 3 phần chính yếu. Phần 1 tác giả trình bày thực trạng tiếp cận với Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy sinh viên có nhận thức tốt về những tác động mà Vlog mang đến và sử dụng Vlog du lịch như một công cụ đắc lực phục vụ cho việc chuẩn bị trước chuyến đi du lịch. Tiếp đến, nghiên cứu phân tích những tác động mà Vlog du lịch mang lại cho người dùng (sinh viên) dựa trên một số các yếu tố và xác định được đa số sinh viên có sự thay đổi quyết định du lịch của mình sau khi xem xong các Vlog du lịch. Cuối cùng là các giải pháp được nhóm tác giả đề xuất nhằm để phát huy những tác động tích cực của Vlog du lịch, trong đó giải pháp liên quan đến việc các Vlogger cần nâng cao kiến thức của mình về các địa danh du lịch được nhóm tác giả đề cao hơn hết.

Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ Tiếp đến, đề tài tiến hành phân tích những tác động của Vlog du lịch đến với việc lựa chọn địa điểm du lịch của những sinh viên đó Từ cơ sở ấy, đề tài hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực tích cực trong hoạt động review của Vlog du lịch.

Mục tiêu cụ thể

Từ cơ sở của mục tiêu chung như trên, đề tài tập trung vào 03 mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Tìm hiểu thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ;

(2) Phân tích những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ;

(3) Đề xuất giải pháp để phát huy các tác động tích cực trong hoạt động review củaVlog du lịch.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung vào 03 câu hỏi nghiên cứu chính như sau:

(1) Thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ đang diễn ra như thế nào?

(2) Những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ là gì?

(3) Những giải pháp hữu hiệu để phát huy tác động tích cực trong hoạt động review của các Vlog du lịch là gì?

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả cho ra những giả thuyết nghiên cứu sau:

(1) Sinh viên tiếp cận đa dạng với các hoạt động review của Vlogger du lịch;

(2) Có sự khác biệt về nhân khẩu học (giới tính) liên quan đến nội dung Vlog du lịch mà sinh viên thường tiếp cận;

(3) Có sự khác biệt trong nhu cầu đi du lịch giữa sinh viên thành thị và sinh viên nông thôn;

(4) Sinh viên thường thay đổi quyết định sau khi xem xong Vlog du lịch.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Số liệu thức cấp là số liệu đã có sẵn được người viết tham khảo, tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước Trong phạm vi đề tài, phương pháp này giúp tác giả có thêm được các thông tin cần thiết trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo Các tài liệu mà nhóm tác giả đã tham khảo bao gồm:

[1] Một số luận văn của sinh viên cùng một số luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ có liên quan đến đề tài;

[2] Các sách báo, tạp chí khoa học liên quan (Xem Tài liệu tham khảo trang 59 – 60);

[3] Các nguồn tài liệu, tư liệu trên Internet có độ xác thực cao như dictionary.com.

Từ các ý tưởng đó, đề tài vận dụng khéo léo và sáng tạo nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc kiến nghị các giải pháp phù hợp.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Mixed- methods Approach) Phương pháp này kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong việc làm rõ vấn đề cần nghiên cứu Cơ sở lý thuyết cho việc chọn lựa này, tác giả Wilson (1982) đã lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai phương pháp này nên được sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại Thực hiện sự kết hợp nhằm phát huy thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của các thực tế xã hội Hiểu biết có được sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn cho nhà nghiên cứu và mở rộng của chủ đề, phạm vi của bài nghiên cứu (Wilson, 1982, trích dẫn trong Nguyễn Huy Hoàng và ctv, 2020).Trên cơ sở lý giải ấy, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp(Mixed-methods Approach) ứng dụng vào việc thu thập các số liệu nghiên cứu của đề tài

Phương pháp điều tra Xã hội học

Phương pháp này được tiến hành theo 02 giai đoạn: (1) Nghiên cứu thăm dò: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khảo sát thực địa, xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề, tham khảo ý kiến của khách thể (4 sinh viên ngành Xã hội học) Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu thứ cấp có liên quan cũng được tác giả sử dụng nhằm có cơ sở lý luận để thiết kế bảng hỏi; (2) Nghiên cứu phân tích: Sử dụng phương pháp định lượng (khảo sát bằng bảng hỏi) nhằm thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu Sau khi hiệu chỉnh và đưa ra bảng hỏi chính thức, tác giả sẽ tiến hành khảo sát với các tiêu chí và số mẫu được tính dựa theo công thức tính cỡ mẫu Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phương pháp thống kê trong Xã hội học.

Phương pháp xác định cỡ mẫu

Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu thì kích thước mẫu càng lớn càng tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Nếu quy mô mẫu quá nhỏ thì không có tính đại diện cho tổng thể. Trong các nghiên cứu định lượng quy mô mẫu tối thiểu phải là 30 quan sát thì mới có thể áp dụng các công cụ thống kê suy diễn hay kiểm định (Nguyễn Huy Hoàng và ctv,

2020) Vì vậy, số mẫu dự kiến cho đề tài là 153 sinh viên chuyên ngành Xã hội học các khóa 45, 46 và 47.

Công thức tính số mẫu: n= N

1+N e 2 n: Kích thước mẫu cần xác định N: Quy mô tổng thể e: Sai số cho phép (Ở đây nhóm thống nhất là 5%) Quy mô tổng thể được xác định là 247 mẫu, bao gồm hai Chi đoàn K45 (40 sinh viên và 46 sinh viên), hai Chi đoàn K46 (51 sinh viên và 49 sinh viên) và một Chi đoàn K47 (61 sinh viên). Áp dụng vào công thức ta có kết quả trung bình là ≈153 mẫu.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn Chọn mẫu theo phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành lựa chọn nhóm sinh viên dễ dàng tiếp cận và sẵn lòng trả lời và chọn ngẫu nhiên một bạn cho đến khi đủ số mẫu cần thiết Sau khi được sự đồng ý của đáp viên, một bảng câu hỏi được gửi đến sinh viên và đảm bảo số mẫu hợp lệ tối thiểu là 153 khảo sát.

Thiết kế bảng hỏi khảo sát

Nghiên cứu thiết kế phiếu phỏng vấn với các từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn xúc tích, hạn chế từ viết tắt, các từ mang nhiều nghĩa; không đề cập vấn đề các nhân riêng tư, nhạy cảm Cấu trúc phiếu điều tra gồm: Phần giới thiệu (giới thiệu về mục đích cuộc khảo sát và những cam kết bảo mật thông tin của khách thể) và phần nội dung câu hỏi dành cho đối tượng khảo sát (Bảng hỏi được đính kèm ở phụ lục).

Phương pháp phỏng vấn sâu

Nhằm diễn giải và phân tích sâu hơn các kết quả của nghiên cứu định lượng, đề tài còn áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn sâu được thiết kế với một số câu hỏi chính liên quan đến nhận thức của sinh viên về hoạt động review của các Vlog du lịch Đề tài tiến hành lựa chọn 05 mẫu ngẫu nhiên các đối tượng sinh viên ngành Xã hội học Nội dung chính sẽ tập trung vào mục tiêu 3: Những giải pháp hữu hiệu để phát huy tác động tích cực trong hoạt động review của các Vlog du lịch và được lồng ghép vào trong bảng hỏi khảo sát định lượng.

Phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin thứ cấp

Đọc, lược khảo và tiến hành phân tích những thông tin có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu, sau đó thu thập và tổng hợp vào bài báo cáo Kết hợp dữ liệu sơ cấp đã tổng hợp từ việc điều tra Xã hội học, nhóm tác giả sẽ đưa ra những nhận định có tính chặt chẽ và logic hơn về vấn đề nhận thức của sinh viên đối với hoạt động review củaVlogger du lịch Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tính tích cực củaVlogger.

Xử lý thông tin sơ cấp

1.7.2.1 Đối với dữ liệu định tính

Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu theo những mục tiêu nghiên cứu về những tác động của Vlog du lịch đến với việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp các câu trả lời của khách thể nghiên cứu đã được ghi chép lại trong nhật ký ghi chú, kết hợp với băng ghi âm nhằm kiểm tra lại một số nội dung còn sai sót trong quá trình ghi chép Tiếp đến, nhóm tác giả sẽ chọn lọc những nội dung trọng yếu, có tính chất thuyết phục và chân thực, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài để đưa vào trong báo cáo Cuối cùng, nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu bằng cách xây dựng bảng phân tích phỏng vấn, chọn từ khóa và các thông tin có liên quan làm cơ sở tăng tính chân thực cho bài viết báo cáo.

1.7.2.2 Đối với dữ liệu định lượng

Sau khi tiến hành thu thập đầy đủ các dữ liệu theo dự kiến từ nhóm khách thể bằng phiếu hỏi Số liệu sẽ được tiến hành làm sạch và xử lý bằng phần mền chuyên dụng

(SPSS 20) Đối với từng hạng mục của mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả của đề tài sẽ sử dụng những phương pháp phân tích xử lý khác nhau.

Trước tiên sử dụng thống kê mô tả tần số và phần trăm để mô tả một số thông tin cơ bản về mẫu nghiên cứu (Giới tính, năm sinh, khoá học, nơi sinh sống)

Mục tiêu 1: Nghiên cứu sử dụng thông kê mô tả để tìm hiểu, đo lường và trình bày thông tin dưới dạng bảng biểu hoặc sơ đồ các thông tin sẽ như: Mức thu nhập và chi tiêu hằng tháng của đáp viên, việc nhận học bổng trong học kỳ vừa qua, những nền tảng mạng xã hội đáp viên hay sử dụng cũng như những nội dung Vlog du lịch mà đáp viên thường tiếp cận đến.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ sử dụng thống kê trung bình (Mean) để biểu thị cho tần suất sử dụng mạng xã hội trong một ngày, thời gian sử dụng trong một lần, nhu cầu đi du lịch cũng như tần suất xem Vlog du lịch trước mỗi chuyên đi của đáp viên Trong đó giá trị khoảng cách = (Max – Min)/n = (5-1)/5 = 0.8

(Trong đó: Max: là giá trị lớn nhất, Min: là giá trị nhỏ nhất, n: là thang đo được sử dụng, bài báo cáo ứng dụng thang đo Likert 05 mức độ)

Bảng 1.1 Diễn giải ý nghĩa các giá trị trung bình

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1.00 – 1.80 Không ảnh hưởng/ Không bao giờ 1.81 – 2.60 Ít ảnh hưởng/ Ít khi

2.61 – 3.40 Trung lập/ Trung bình 3.41 – 4.20 Ảnh hưởng/ Thường xuyên 4.21 – 5.00 Rất ảnh hưởng/ Rất thường xuyên

(Nguồn: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Ngoài ra ở mục tiêu 1, nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả để đánh giá sự khác biệt của biến giới tính (nam & nữ) trong việc tiếp cận nội dung Vlog du lịch Nghiên cứu còn sử dụng kiểm định t (Independent Sample T-test) so sánh trung bình giữa 2 nhóm để kiểm tra mức độ tương quan của biến giới tính (nam & nữ) và biến nơi ở (nông thôn

- Đặt giả thuyết kiểm định trung bình giữa nhóm nam và nữ về nhu cầu đi du lịch của sinh viên, với mức ý nghĩa là 5%

+ H0: X1 = X2: Không có sự khác biệt trung bình giữa sinh viên nam và nữ về nhu cầu đi du lịch;

+ Ha: X1 ≠ X2: Có sự khác biệt trung bình giữa sinh viên nam và nữ về nhu cầu đi du lịch.

- Đặt giả thuyết kiểm định trung bình giữa nhóm thành thị và nông thôn về nhu cầu đi du lịch của sinh viên, với mức ý nghĩa là 95%

+ H0: X1 = X2: Không có sự khác biệt trung bình giữa sinh viên thành thị và nông thôn về nhu cầu đi du lịch;

+ Ha: X1 ≠ X2: Có sự khác biệt trung bình giữa sinh viên thành thị và nông thôn về nhu cầu đi du lịch.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả để biểu thị cho số lượng subcribe kênh ảnh hưởng đến lòng tin của đáp viên Cùng với đó, nghiên cứu tiếp tục sử dụng thống kê trung bình (Mean) để biểu thị tần suất cho các nội dung:, các mức độ ảnh hưởng đến việc tiếp cận, hoặc các mức độ ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định du lịch của đáp viên sau khi xem các Vlog về du lịch Trong đó, giá trị khoảng cách đã được nhóm tác giả trình bày ở mục tiêu 1.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng thông kê mô tả để tìm hiểu, đo lường và trình bày thông tin dưới dạng bảng biểu hoặc sơ đồ về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Vlogger đến với người sử dụng (sinh viên)

Ngoài ra ở mục tiêu 2, nghiên cứu còn sử dụng kiểm định t (Independent Sample T- test) so sánh trung bình giữa 2 nhóm để kiểm tra mức độ tương quan của các biến và kiểm định tương quan (Correlation) giữa hai nhóm nhằm tìm mối liên hệ giữa các biến Cụ thể

- Đặt giả thuyết kiểm định trung bình giữa nhóm nam và nữ về mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch, với mức ý nghĩa là 95%

+ H0: X1 = X2: Không có sự khác biệt trung bình giữa sinh viên nam và nữ về mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch;

+ Ha: X1 ≠ X2: Có sự khác biệt trung bình giữa sinh viên nam và nữ về mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch.

- Đặt giả thuyết kiểm định trung bình giữa nhóm thành thị và nông thôn về mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch, với mức ý nghĩa là 95%

+ H0: X1 = X2: Không có sự khác biệt trung bình giữa sinh viên thành thị và nông thôn về mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch;

+ Ha: X1 ≠ X2: Có sự khác biệt trung bình giữa sinh viên thành thị và nông thôn về mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch.

- Đặt giả thuyết kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch với mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog về du lịch của sinh viên

+ H0: Có mối liên hệ giữa các yếu tố thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch với mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog về du lịch của sinh viên;

+ Ha: Không có mối liên hệ giữa các yếu tố thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch với mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog về du lịch của sinh viên.

Mục tiêu 3: Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu tiến hành tổng hợp và đề xuất một số giải pháp phát huy các tác động tích cực trong các hoạt động review của Vlog du lịch.

Hạn chế bài luận

Đây là một nghiên cứu nhằm hoàn thành bài tập thuộc học phần Nghiên cứu khoa học xã hội ứng dụng (Mã số học phần XN210) trong chương trình đào tạo cử nhân Xã hội học (Trường Đại học Cần Thơ) và thời gian thực hiện nghiên cứu là 03 tháng Do vậy, nhóm tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu trong Bộ môn Xã hội học thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ Về số lượng khách thể mẫu quan sát là 153 các khóa 45, 46 và 47 tuy nhiên với số lượng khách thể này thì quá nhỏ so với số lượng toàn bộ sinh viên ngành Xã hội học thuộc khoa Khoa học Xã hội vàNhân văn trường Đại học Cần Thơ, do đó kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh một phần nào thực tế tại địa bàn nghiên cứu.

Đóng góp của bài luận

Ý nghĩa khoa học

Về ý nghĩa khoa học, bài viết cung cấp khái niệm liên quan đến đề tài như Vlog,Vlogger, truyền thông xã hội, Vlog du lịch Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp khung nghiên cứu về những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của người dùng Những cơ sở lý luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu mang tính khoa học kế tiếp liên quan đến chủ đề vềVlog du lịch.

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài góp phần làm sáng tỏ những thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên.

Từ đó, có những giải pháp để phát huy các tác động tích cực trong hoạt động review của Vlog du lịch Thực hiện nghiên cứu là cơ hội để sinh viên vận dụng những kiến thức về chuyên ngành, kỹ năng, phương pháp và công cụ nghiên cứu đã học vào thực tế, tạo điều kiện để sinh viên thực hành nghiên cứu.

Kết cấu của bài luận

Trong bài luận, ngoài phần mục lục, các danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng, hình, danh mục từ viết tắt, phần tóm tắt nghiên cứu và phụ lục thì bố cụ sẽ bao gồm 4 chương

Chương 1: MỞ ĐẦU Chương này tập trung làm cơ sở cho nghiên cứu, phân tích ở chương 2 của bài viết Nội dung chủ yếu thể hiện được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của đề tài, vì sao cần phải thực hiện đề tài Thể hiện mục tiêu, giả thuyết, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài Bên cạnh đó cũng nêu rõ những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Tiến hành lược khảo tài liệu nghiên cứu bằng cách tổng hợp các tài liệu nghiên cứu thứ cấp có liên quan để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài; Tổng quan địa bàn nghiên cứu; xây dựng cơ sở lý thuyết dựa vào các lý thuyết đã học để triển khai khung khái niệm cần phân tích thể hiện đúng nhiệm vụ và trình tự nội dung.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trình bày các kết quả phân tích và thảo luận về thực trạngtiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành

Xã hội học trường Đại học Cần Thơ Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phần này nghiên cứu nêu các kết luận chính được rút ra từ kết quả nghiên cứu dựa vào mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Từ đó, đưa ra những kiến nghị phát huy các tác động tích cực trong hoạt động review của Vlog du lịch.

Trong nội dung chương I, người viết đã xác định được những vấn đề cần nghiên cứu trong phạm vi của đề tài đó là thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên.

Từ đó, thể hiện hướng đi của nghiên cứu thông qua việc xác định mục tiêu nghiên cứu bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; đặt giả thuyết nghiên cứu để thực hiện các nội dung có liên quan; và phạm vi cũng như các phương pháp sử dụng để thực hiện đề tài Đây là chương làm cơ sở cho đề tài để phát triển phân tích ở những chương sau của luận văn.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Trường Đại học Cần Thơ Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích khoảng 4 triệu hecta đất tự nhiên với trên 17 triệu dân, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam Ngoài nguồn lương thực, ĐBSCL còn có nguồn lợi về cây ăn quả, thủy hải sản xuất khẩu với trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại Đây là vùng đất mới trù phú, cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm.

Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã tác động tích cực, làm đổi thay lớn về sản xuất và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL, mang lại sự thịnh vượng chung cho toàn vùng Bước vào thiên niên kỷ mới, với yêu cầu Công nghiêp hóa - Hiện đại hóa đất nước, nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, việc qui hoạch chiến lược phát triển của vùng đặt ra những câu hỏi bức bách cho các nhà khoa học và chính quyền các cấp tham gia nghiên cứu, lý giải nhằm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú, đa dạng của vùng.

Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của nước ta tại vùng ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực Hiện nay Trường đào tạo 109 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 8 chương trình đào tạo chất lượng cao), 48 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh), 19 chuyên ngành nghiên cứu sinh (Báo cáo thống kê định kỳ quý I năm 2021, Trường Đại học Cần Thơ)

Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. ĐHCT tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới Thông qua các chương trình hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.

Về tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lỗi, Trường Đại học Cần Thơ trở thành một trong những trường hàng đầu về chất lượng của Việt Nam và nằm trong nhóm các trường mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học được ghi nhận trong khu vực và thế giới Trường Đại học Cần Thơ với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ hàng đầu của quốc gia, có đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và phát triển khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của quốc gia Trường Đại học Cần Thơ là nhân tố động lực có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Giá trị cốt lõi mà trường hướng đến là “Đồng thuận - Tận tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo”

2.1.2 Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn

Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập tháng 9 năm 2009 trên cơ sở tách ra từ Khoa Sư phạm và Trung tâm Học liệu Khoa có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phục vụ cho sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Khi mới thành lập Khoa có 6 bộ môn, 6 chuyên ngành đào tạo Đại học gồm các ngành: Ngôn ngữ Anh, Biên - Phiên dịch tiếng Anh, Ngôn ngữ Pháp, Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch), Văn học, Thông tin học và một ngành cao học: Văn học Việt

Từ tháng 4 năm 2015 bộ môn Anh văn và Pháp văn tách qua khoa Ngoại ngữ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn còn lại 4 bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử - Địa lí – Du lịch, Thông tin Thư viện, Xã hội học 4 chuyên ngành đào tạo Đại học: Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch), Văn học, Thông tin học, Xã hội học và 1 ngành Cao học: Văn học Việt Nam Trong thời gian tới khoa dự định sẽ mở thêm ngành Báo chí và Văn hóa học.

Công tác nghiên cứu khoa học: Cán bộ và Sinh viên Khoa đã tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học với những kết quả đạt được là hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu cấp Trường, cấp Tỉnh Ngoài ra, cán bộ của Khoa còn tham gia các đề tài NCKH với Đại học Bạc Liêu, Viện Nghiên cứu phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hội KHXH & NV thành phố Cần Thơ và các đề tài hợp tác quốc tế, v.v

Hợp tác quốc tế: Khoa thường xuyên có các chương trình hợp tác với các trường Đại học, các tổ chức giáo dục quốc tế Tiếp nhận các chuyên gia, tình nguyện viên nước ngoài sang công tác, giảng dạy, xúc tiến các chương trình hợp tác trao đổi giáo viên, sinh viên với các trường (Cổng thông tin điện tử, trường Đại học Cần Thơ, 2021).

2.1.3 Bộ môn Xã hội học

2.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Song song với nhu cầu phát triển của xã hội và sự phát triển của nhà trường, trường Đại học Cần Thơ đã thông qua đề án thành lập Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn vào năm 2009 trên cơ sở tách ra từ Khoa Sư phạm và Trung tâm học liệu Cùng với thời điểm đó, Bộ môn Xã hội học trực thuộc Khoa cũng được khai sinh.

Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào đã cho phép Trường Đại học Cần Thơ, cụ thể là Bộ môn Xã hội học mở ngành cử nhân Xã hội học (Quyết định số 2415/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2015) Trong cùng năm, Bộ môn Xã hội học tuyển sinh đào tạo hệ chính quy cử nhân đầu tiên, đây sẽ là một trong những ngành học trọng điểm trong những năm tới khi mà nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng cao.

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ môn

Trong công tác đào tạo Bộ môn sẽ luôn chú ý cả 3 lĩnh vực: cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và kỹ năng giao tiếp cộng đồng Thông qua chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành toàn diện cũng như các nguyên lý, quy luật vận hành xã hội Với những kiến thức lý luận nghiên cứu và các kỹ năng thực hành nghiên cứu xã hội học, những cử nhân Xã hội học trong tương lai sẽ có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề xã hội thuộc chuyên ngành của mình.

So với các ngành đào tạo khác của Khoa, Trường, Bộ môn Xã hội học chỉ vừa mới được thành lập, vì vậy Bộ môn cũng gặp nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ giảng dạy còn mỏng, trẻ và bằng cấp chưa cao Tuy nhiên, lực lượng BM nhiệt tình và hầu hết được đào tạo chuyên ngành Xã hội học và Công tác xã hội Bên cạnh đó, dựa vào thế mạnh đa ngành của Trường Đại học Cần Thơ Bộ môn liên kết giảng dạy với các giảng viên từ các Khoa Viện trong trường, và kể cả chuyên gia mời giảng từ các Trường Đại học trong và ngoài nước để hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu .

Chính vì điều đó, Bộ môn đã có được đội ngũ cán bộ giảng viên rất hung hậu đảm bảo được công tác giảng dạy và chất lượng đầu ra cho sinh viên.

2.1.3.3 Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Các khái niệm có liên quan

2.2.1.1 Khái niệm Vlog & Vlogger du lịch

Theo Nguyễn Thị Quỳnh (2014), Vlog (Hay Video blog) là blog cá nhân dưới dạng video được người dùng xây dựng để chia sẻ những quan điểm cá nhân bằng những clip ngắn thay vì dùng hình ảnh và chữ viết theo lối truyền thống Với tính chất là những video, ở đó người chơi biểu đạt được hình ảnh, quan điểm cá nhân, ngôn ngữ hình thể và chấp nhận lộ diện “cái tôi” thay vì dấu mặt, ẩn danh như các Blog Bên cạnh việc chia sẻ cuộc sống hàng ngày, các bạn trẻ còn sử dụng Vlog như một phương tiện bày tỏ quan điểm cá nhân về những vấn đề xã hội Đặc biệt mạng xã hội đang phát triển rực rỡ như hiện nay thì những ứng dụng/ trải nghiệm và tối ưu hóa những chia sẻ trên trang mạng xã hội được những người đam mê công nghệ hết sức hào hứng và việc chế ra những vlog của riêng mình rất được giới trẻ quan tâm

Theo Wikipedia (2022), Vlog là một dạng của blog trong đó phương tiện truyền tải là qua video và là một dạng của truyền hình chiếu mạng Các vlog thường kết hợp video với các văn bản hình ảnh và dữ liệu khác hỗ trợ cùng Một tập vlog có thể được quay một lần hoặc cắt thành nhiều phần Vlog là thể loại phổ biến trên nền tảng chia sẻ video YouTube.

Còn theo Lundby (2008, trích dẫn bởi Mirag Hossain Sizan & ctv., 2022) thì Vlog có thể được phân loại là Digital Story Telling, là một hoạt động truyền thông do người dùng tạo được thực hiện bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên kỹ thuật số mới bởi những người nghiệp dư hoặc những cá nhân bình thường, những người chia sẻ câu chuyện của riêng họ.

Vì vậy, Vlog có thể hiểu đơn giản là một video có nội dung được xây dựng nhằm kể chuyện, chia sẻ thông tin hay trao đi một giá trị cụ thể Chẳng hạn mẹo cuộc sống, bài tập thể thao, kinh nghiệm du lịch, thay vì đăng tải một bài post hoặc sử dụng chữ viết truyền thống Hiện nay, vlog xuất hiện phổ biến trên nhiều nền tảng mạng xã hội như: Youtube, TikTok, Facebook,

Theo Từ điển (Dictionary.com) thì Vlogger là một người tạo và duy trì một blog bao gồm chủ yếu là video thay vì văn bản hoặc hình ảnh Có thể nói, từ Vlogger là từ ghép giữa video và blog Vlog được coi là phiên bản nâng cấp của blog, sự kết hợp giữa video và blog (Peralta, 2019) Ngày nay, nội dung mà các vlogger hướng đến thường rất đa dạng, phong phú chứ không chỉ gói gọn trong các lĩnh vực đời sống xã hội hay hướng đến một tệp người xem nhất định nào đó Nội dung của các vlog có thể trải dài từ các câu chuyện đời thường xoay quanh vlogger hay chuỗi các video về review sản phẩm, quán ăn,…

Khái niệm Vlog du lịch

Theo Yingying Chen và ctv (2021) thì Vlog du lịch là các video du lịch do khách du lịch tạo ra, ghi lại những câu chuyện thực tế mà họ đã trải qua thông qua điện thoại di động hoặc máy ảnh của họ, có thể đa dạng về hình thức sau khi xử lý nhất định.

Theo Trinh và Nguyen (2019) vlog du lịch là những vlog giới thiệu xung quanh một điểm đến và kể về những câu chuyện và trải nghiệm du lịch của họ Khác biệt với các video clip khác và giống với các blog truyền thống, vlog có tính nguyên bản và nhiều thông tin.

Bên cạnh đó, Vlog du lịch cũng định nghĩa là một dạng video do khách du lịch tạo, vlog du lịch có khả năng bổ sung những hạn chế của Video quảng cáo DMO Được quay bằng các thiết bị di động như điện thoại thông minh, ghi vlog du lịch trải nghiệm du lịch cá nhân theo trình tự thời gian bằng cách kể chuyện (Mohamed & Azzman, 2017; Raun, 2014; Munnukka, Maity, Reinikainen & Luoma-Aho, 2019)

Tóm lại, vlog du lịch là các video có nội dung chủ yếu xoay quanh các câu chuyện, trải nghiệm về du lịch mà chính những người làm Vlog chia sẻ Còn về Vlogger du lịch, họ chính là người chuyên làm vlog ở lĩnh vực du lịch, tuỳ vào đối tượng hướng đến và lượng kiến thức của vlogger mà họ có thể chọn xây dựng nội dung video theo hướng như thế nào Ví dụ với vlogger du lịch thiên về hướng nghỉ dưỡng đắt tiền như Khoa Pug sẽ có chuỗi các vlog review về nơi ăn uống, khách sạn và các dịch vụ thiên về nghỉ dưỡng, hoặc các vlogger thiên về du lịch văn hoá và trải nghiệm địa phương thì sẽ có ví dụ điển hình là vlogger Khoai Lang Thang với chuỗi các vlog về cuộc sống/ẩm thực địa phương cũng như văn hoá lịch sử của vùng đất mà anh đi đến.

2.2.1.2 Khái niệm “Phân tích tác động”

Phân tích tác động lần đầu tiên được mô tả vào năm 1996 bởi các kỹ sư phần mềm người Mỹ Robert S Arnold và Shawn A Bohner trong cuốn sách tên “Software Change Impact Analysis” (Tạm dịch: Phân tích tác động thay đổi phần mềm) Trong cuốn sách, Arnold và Bohner tuyên bố rằng phân tích tác động là về việc “xác định những hậu quả tiềm ẩn của một thay đổi hoặc ước tính những gì cần phải sửa đổi để thực hiện một thay đổi”.

Theo Trần Thanh Lâm (2004) thì “Phân tích tác động” là một thuật ngữ có ý nghĩa rất rộng nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả hay ảnh hưởng đến một lĩnh vực nào đó khi có quyết định trực tiếp hoặc liên quan đến nó.

Trong bài nghiên cứu, “Phân tích tác động” được hiểu là sự đánh giá, phân tích những ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên bộ môn Xã hội học, khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn thông qua những tác động của các Vlog du lịch.

2.2.1.3 Khái niệm “Sự lựa chọn”

Theo John Pratt “Sự lựa chọn” xuất phát từ hững hành động chấp nhận, thông qua, bổ nhiệm, ưu ái, lựa chọn, dàn xếp, thu lượm hoặc yêu thích.

Trong bài nghiên cứu, “Sự lựa chọn” được hiểu là sự chọn lựa giữa địa điểm du lịch này và địa điểm du lịch khác thông qua các nhân tố được cá nhân nhận định - đánh giá, đặc biệt là về những tác động vlogger du lịch ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân đó.

2.2.2 Một số lý thuyết áp dụng

2.2.2.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ 18-19 Luận điểm gốc của thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khang hiếm các nguồn lực (Lê Ngọc Hùng, 2011).

Thuyết lựa chọn hợp lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác Do tác động của nhiều yếu tố như vậy mà các hành vi lựa chọn hợp lý của các cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi của tập thể và của nhóm (Lê Ngọc Hùng, 2011)

Tổng quan tài liệu

Tác giả Johan Birch Jensen trong một nghiên cứu xuất bản năm 2020 có tên “Travel vloggers as a source of information about tourist destinations” (Tạm dịch: Các

Vlogger du lịch như một nguồn thông tin về địa điểm du lịch) đã nghiên cứu những tác động của Vlogger đến nhận thức của khách du lịch về quốc gia Georgia cũng như những gì mà họ muốn trải nghiệm khi đến thăm quốc gia này Nghiên cứu cũng dự định xem xét những nội dung trong các video của Vlogger về Georgia Tác giả đã tiến hành khảo sát trực tuyến trong 136 khách du lịch quốc tế đến với Georigia và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 80,6% khách du lịch cảm thấy an toàn hơn khi đến thăm Georgia sau khi xem các Vlog du lịch và có đến 6,6% người luôn luôn, 10,3% rất thường xuyên, 8,8% thường xuyên, 24,3% đôi khi và 25,7% số người không thường xuyên sử dụng Vlogger du lịch để lấy cảm hứng về các địa điểm mà họ muốn đến. Trong đó, nam giới sử dụng vlogger du lịch nhiều hơn nữ giới, với 29% nam giới cho biết họ sử dụng nó thường xuyên, rất thường xuyên hoặc luôn luôn so với 23% ở nữ giới Từ đó cho thấy, Vlog có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách du lịch cũng như những gì họ chuẩn bị cho chuyến đi của mình (phương tiện, chi phí, chỗ ở) và các Vlogger cũng khiến họ cảm thấy an tâm hơn trước chuyến đi của mình

Cũng trong một nghiên cứu khác tại Nga, tác giả Elizaveta Ofitserova (2021) với chủ đề “The Impact of Travel Content in Social Media on Customers’ Tourism Decisions in Russia” (Tạm dịch: Tác động của nội dung du lịch trên mạng xã hội đối với quyết định du lịch của khách hàng tại Nga) Luận án đã tiến hành phỏng vấn với

165 khách du lịch trong các chuyến đi gần đây nhằm xác định được vai trò của nội dung du lịch trên mạng xã hội đối với sự lựa chọn của khách du lịch trong 03 thành phần du lịch (điểm đến, khách sạn và hoạt động) Bằng việc kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ hiệu quả và mạnh mẽ có tác động trực tiếp đến mong muốn thử các dịch vụ du lịch của người xem Trong đó, tiếp thị bằng quảng cáo tới khách du lịch chiếm 23% nhưng tiếp thị bằng nội dung của người ảnh hưởng (Vlog/Blog) chiếm đến 80% số người trả lời và người dùng có xu hướng thích những hình ảnh trực quan, sinh động (nhất là các video ngắn) từ các Vlog/Blog Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có nhiều khách du lịch tham khảo nội dung của người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng như một phần trong quá trình lập kế hoạch của họ và có đến 49,7% khách du lịch khẳng định rằng sở thích và kế hoạch du lịch của họ bị thay đổi sau khi xem các nội dung du lịch của người nổi tiếng.

Bài nghiên cứu của tác giả Pantas H.Silaban (Đại học HKBP Nommensen, Indonesia) và các đồng sự trong một nghiên cứu “How Travel Vlogs on YouTube Influence Consumer Behavior: A Use and Gratification Perspective and Customer Engagement” (Tạm dịch: Cách thức để các Vlog du lịch trên YouTube ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng: Quan điểm về việc sử dụng, sự hài lòng cũng như sự tương tác của người dùng) xuất bản năm 2022 tiến hành phỏng vấn 300 đáp viên đã đi đến địa điểm du lịch sau khi xem các Vlogger giới thiệu Bằng phương pháp kết hợp lý thuyết sử dụng và hài lòng (U&G) và mô hình phương trình cấu trúc của phần mền Smart - PL3.0, nghiên cứu tìm hiểu tác động của những công nghệ mới nổi, chẳng hạn như Vlog du lịch trên YouTube đến với người xem Đề tài tìm hiểu mối quan hệ giữa 5 nhân tố xây dựng: tìm kiếm thông tin, giải trí, cảm xúc, sự hiện diện xã hội (Social presence), ý định ghé thăm và truyền miệng điện tử (eWOM) với thang đo 7 mức độ (Rất không đồng ý = 1, rất đồng ý = 7) Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy động cơ (mong muốn tìm kiếm thông tin và mong muốn giải trí) khi xem Vlog du lịch có tác động đáng kể đến mức độ tương tác (engagement) của người xem, cả về mặt cảm xúc và sự hiện diện xã hội (Social presence) Những người xem có sự gắn bó về mặt cảm xúc và có sự hiện diện xã hội (Social presence) cao thì ảnh hưởng đáng kể đến ý định ghé thăm và hành vi truyền miệng điện tử (eWOM) của họ.

Trong nghiên cứu có tên “Analysis on the Characteristics of Travel Vlog Video and Its Impact on Users' Travel Intention” (Tạm dịch: Phân tích các đặc điểm của video

Vlog du lịch và ảnh hưởng của nó đến với ý định du lịch của người xem) của Yingying

Chen (2021) đã nghiên cứu định lượng 193 mẫu khảo sát với mục đích tìm hiểu các đặc điểm của các video Vlog du lịch và khám phá các đặc điểm này ảnh hưởng đến hành vi dự định đi du lịch của người xem Vlog Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng 04 biến độc lập, bao gồm: mức độ hấp dẫn của Vlogger, cảm nhận tương tác, nhận thức giải trí và nhận thức hữu ích có tác động đến ý định đi du lịch của người dùng sau khi xem Vlog du lịch Dựa trên cơ sở này, một số đề xuất được đưa ra cho các vlogger để họ nâng cao khả năng thu hút và danh tiếng của chính mình, nâng cao tính tương tác của video, củng cố trải nghiệm giải trí và đào sâu các tầng ý nghĩa cho nội dung của video

Một nghiên cứu tiếp theo được thực hiện tại Philippines bởi Paul Anthony A. Angob (Trường Đại học De La Salle – Dasmarinas) và các đồng sự vào năm 2021 có tên “The Influence of Travel Vlogs on Millennials’ Decisions to Visit Local Travel Destinations” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của các Vlogs du lịch đến với quyết định đến thăm các địa điểm du lịch địa phương của thế hệ Millennials) Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn với 150 người thuộc thế hệ Millennials (Thế hệ Y), trong đó có 73 mẫu đáp ứng với mức độ tin cậy mong muốn là 95% và sai số ở mức 5% Mục tiêu nghiên cứu của đề tài hướng đến việc xác định ảnh hưởng của Vlog du lịch đến việc ra quyết định của thế hệ trẻ khi đi du lịch nội địa (vòng quanh Philippines Nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc và phân tích dữ liệu khám phá để thu thập và phân tích mối liên hệ giữa các biến số Theo kết quả của nghiên cứu, Vlog du lịch có tầm ảnh hưởng nhất định trong việc nâng cao uy tín và danh tiếng của một điểm đến Thêm vào đó, sức hấp dẫn và trải nghiệm đáng tin cậy của Vlogger là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định đi du lịch của nhóm Thế hệ Y này.

Trên đây là những công trình nghiên cứu ngoài nước về ảnh hưởng của Vlog du lịch đến với quyết định đi du lịch của người tiếp cận Những nghiên cứu đó là nền tảng tham khảo quý báu để tác giả vận dụng và phát triển vào trong đề tài của chính mình. Trong khi các công trình nghiên cứu tại nước ngoài tập trung vào những ảnh hưởng của Vlogger đối với người sử dụng thì đề tài của chúng tôi khai thác khía cạnh những tác động tích cực - tiêu cực của Vlog đối với người dùng Từ cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp để phát huy những tác động tích cực đó.

Khi tiến hành lược khảo các tài liệu trong nước có liên quan trực tiếp đến đề tài thì nhóm chúng tôi nhận thấy có rất ít các công trình nghiên cứu chính thức Đa số chỉ là các bài báo từ các trang web hoặc các trang mạng xã hội, cùng với đó là một số ít các công trình nghiên cứu khác có liên quan Một số tài liệu trong nước có liên quan được đề cập bên dưới đây

Trong nghiên cứu có tên “Sự tác động của Vlog tới giới trẻ Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Thị Quỳnh thực hiện đã tiến hành khảo sát với 110 đáp viên có độ tuổi từ 15 –

18 tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) và trường THPT Amsterdam (Hà Nội).Nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của Vlog, đồng thời chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của Vlog Từ cơ sở đó, đề tài tiến hành đề xuất giải pháp lành mạnh hóa trong việc tiếp cận với Vlog của giới trẻ hiện nay Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể thấy Vlog giúp thay đổi và làm phong phú thêm góc nhìn của giới trẻ, làm thay đổi điều kiện sống của nhiều Vlogger khác Tuy nhiên thì Vlog đã gián tiếp nô dịch hóa tư duy của giới trẻ hiện nay và làm ảnh hưởng nhiều đến tương lai của chúng Từ những cơ sở đó, tác giả đã đề xuất giải pháp khi xem các Vlog, giới trẻ cần chọn lọc kỹ các thông tin và cần quan sát toàn diện vấn đề trước khi đưa ra quan điểm cá nhân Đối với những Vlogger thì rất cần chọn lọc các thông tin để đăng tải, tránh những thông tin nhạy cảm và mang tính tiêu cực.

Trong một bài báo của tác giả Trung Sơn được đăng tải trên Báo Phụ nữ vào ngày 31/10/2021 với tiêu đề “Khi YouTuber và ngành du lịch bắt tay nhau” đã cho thấy sự phát triển của các Vlog hiện nay mang lại cơ hội phát triển rất nhiều cho những Vlogger nói riêng và cộng đồng nói chung Với việc quảng bá hình ảnh trải nghiệm thực tế của nhân vật công chúng, người xem cảm thấy thích thú và tin tưởng hơn với những nội dung được truyền tải “Hiệu quả của việc quảng bá có thể tính toán được chi tiết, nhờ những thông số tiếp cận công chúng Từ đó, địa phương có thể điều chỉnh nội dung, phương thức quảng bá, tiếp cận (nếu cần) Nhờ hiệu ứng lan tỏa mạnh, địa phương cũng dễ dàng hơn trong việc kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa để cùng tham gia quảng bá du lịch cho địa phương” Thông qua bài báo này, có thể thấy được tác động của các Vlogger đối với sự phát triển của du lịch tại địa phương và những hoạt động review có thể làm ảnh hưởng lớn đến quyết định đi đến một địa điểm của người xem

Trong một bài viết khác của Tiến Sĩ Bùi Thị Thanh Diệu (Trường Đại học Khánh Hòa) với đề tài “Xu hướng sử dụng video marketing trong tiếp thị sản phẩm và dịch vụ du lịch” Đề tài chủ yếu tập trung vào việc phân tích xu hướng tiếp thị bằng video (video marketing) trong tiếp thị các sản phẩm và du lịch Bên cạnh đó, bài viết còn chỉ ra các hình thức tiếp thị video, đồng thời cũng đề xuất các giải pháp để tăng cường phát triển xu hướng tiếp thị này trong tương lai Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, một video ngắn về việc checkin các địa điểm du lịch sau đó đăng lên mạng xã hội sẽ giúp người xem dễ dàng tiếp cận thông tin và tăng ham muốn được khám phá địa điểm trên các video của người đăng tải, ngay cả khi họ chưa có nhu cầu về du lịch. Việc tạo ra các video giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ du lịch còn giúp khách hàng chia sẻ thông tin một cách dễ dàng, sự quảng bá cho các điểm đến sẽ có sức lan toả mạnh hơn trong cộng đồng người dùng Internet.

Từ việc so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề Nhóm nghiên cứu nhận thấy vấn đề Vlog du lịch đã được nghiên cứu rất nhiều và rất rộng tại nước ngoài Trong khi đó, nó đang còn là một đề tài rất mới tại ViệtNam và rất ít các công trình nghiên cứu chính thức Từ cơ sở đó, chúng tôi đề xuất đề tài “Phân tích tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch, trường hợp sinh viên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ” nhằm đi nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề trên.

Khung lý thuyết

Hình 2.2 Khung nghiên cứu của đề tài

Trong chương 2, nghiên cứu đã khái quát về địa bàn nghiên cứu, lược khảo cơ sở lý thuyết của đề tài bao gồm một số khái niệm có liên quan và các lý thuyết áp dụng Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tổng hợp những tài liệu trong và ngoài nước đã từng được công bố cùng chủ đề với nghiên cứu này để làm cơ sở lập luận cho bài viết Cuối cùng, bài viết đưa ra khung nghiên cứu cho toàn bộ tiến trình nghiên cứu của đề tài.

GIẢI PHÁP LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH

- Chuyên môn thiết kế video

- Kiến thức và chuyên môn Vlogger

- Độ chân thật và chi tiết ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN

- Tiếp cận với các thiết bị và phương tiện truyền thông

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thông tin chung của đáp viên

Việc thu thập các thông tin của đáp viên sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu hiểu khái quát về thông tin cũng như nền tảng nhận thức của người làm khảo sát Từ cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đánh giá được thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ Tiếp đến, nghiên cứu sẽ phân tích được những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên và đề xuất giải pháp để phát huy các tác động tích cực trong hoạt động review của Vlog du lịch Thông tin chung của đáp viên bao gồm Giới tính, năm sinh, khóa và nơi sinh sống.

3.1.1 Giới tính của đáp viên

Giới tính của đáp viên được chia ra làm 2 nhóm là nam và nữ Cơ cấu về giới tính được thể hiện qua tần số và tỷ lệ phần trăm giữa 2 nhóm giới tính của người trả lời Cơ cấu giới tính là một phần quan trọng trong việc nghiên cứu tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ Vì vậy chênh lệch cơ cấu giới tính giữa 2 nhóm sẽ thể hiện được tính khách quan của cả bài nghiên cứu nói chung.

Hình 3.1 Giới tính của đáp viên

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

Kết quả khảo sát từ Hình 3.1 cho thấy tỷ lệ nam và nữ của nhóm đáp viên trong bài nghiên cứu có độ chênh lệch khá lớn với số mẫu là 153 sinh viên Trong đó nữ chiếm tỷ lệ đến 77,8% (119 sinh viên) và nam chỉ chiếm 22,2% (34 sinh viên) Do đặc điểm đào tạo của khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung và bộ môn Xã hội học nói riêng, sinh viên giới tính nữ thường chiếm đa số, nên sự chênh lệch này hoàn toàn hợp lí với thực tế tại địa bàn nghiên cứu và các thông tin, số liệu được cung cấp vẫn bảo đảm được tính khách quan cho việc phân tích kết quả Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan cho vấn đề nghiên cứu, trong quá trình khảo sát sinh viên, người viết đã cố gắng tiếp cận và nhờ sự giúp đỡ của các bạn nam giới nhằm giảm sự chênh lệch lớn giữa số lượng nam giới và nữ giới trong phạm vi đề tài.

3.1.2 Khoá học của đáp viên

Khóa học của đáp viên được thu thập và phân tích nhằm mục đích tìm ra sự khác biệt khi nghiên cứu tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ.

Bảng 3.1 Khoá học của sinh viên

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022) Ở Bảng 3.1 cho thấy trong 153 mẫu khảo sát sinh viên ngành Xã hội học thì ở Khóa

45, nghiên cứu thu thập được câu trả lời của 60 sinh viên, tương ứng với tỷ lệ 39,2% trong tổng thể Nhiều nhất trong tổng số mẫu là Khóa 46 với số lượng là 79 sinh viên, tương ứng tỷ lệ là 51,6% Cuối cùng là Khóa 47 có số lượng là 14 sinh viên, chiếm tỷ lệ 9,2% Việc lựa chọn sinh viên khóa 45, 46 và 47 bởi vì thuận tiện về khoảng cách giữa các khóa với nhau, cùng lứa tuổi và một phần quen biết trước sẽ dễ khảo sát, phỏng vấn Bên cạnh đó, cả 3 khóa tính đến nay đã là sinh viên năm 4, năm 3 và năm 2 cũng đã có những hiểu biết, tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều nên sẽ giúp thu được những thông tin đa dạng cho bài nghiên cứu.

3.1.3 Nơi sinh sống của đáp viên

Nơi sinh sống có ảnh hưởng đến nhận thức của đáp viên (sinh viên chuyên ngành

Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ) Bên cạnh đó, nơi sinh sống cũng ảnh hưởng đến mức thu nhập hoặc chi tiêu của sinh viên Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả phân chia nơi sinh sống của sinh viên như sau: (1) Thành Thị và (2) Nông thôn.

Hình 3.2 Nơi sinh sống của đáp viên

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

Thông qua kết quả ở Hình 3.2, đa phần sinh viên được khảo sát cho biết nơi sinh sống của họ là thành thị (tỷ lệ 69,9% cho 107 sinh viên) và một số ít cho biết nơi sinh sống của họ là nông thôn (tỷ lệ 30,1% cho 46 sinh viên) (Hình 3.2) Nơi sinh sống được nhóm nghiên cứu thu thập nhằm so sánh xem có sự khác biệt nào về độ tiếp cận các Vlog du lịch, nhu cầu du lịch giữa nhóm sinh viên sinh sống ở nông thôn và nhóm sinh viên sinh sống ở thành thị.

3.1.4 Mức thu nhập, chi tiêu và học bổng của đáp viên

3.1.4.1 Mức thu nhập của đáp viên

Thống kê mức thu nhập mà các bạn sinh viên nhận được từ gia đình, đi làm thêm hoặc nguồn thu nhập khác có thể phần nào phản ánh được mức sống của cá nhân sinh viên Vì vậy, ở nội dung của đề tài, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập mức thu nhập của đáp viên để đánh giá mức thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả được nhóm nghiên cứu trình bày ở Bảng 3.2 bên dưới

Bảng 3.2 Mức thu nhập của đáp viên

Mức thu nhập Số lượng

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

Kết quả khảo sát ở Bảng 3.2 cho thấy có tới 64,7% (99 sinh viên) có mức thu nhập từ 1 – 3 triệu đồng, tiếp theo đó là 25,5% (39 sinh viên) có mức thu nhập 4 – 6 triệu đồng, kế đến là 8,5% (13 sinh viên) có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng và cuối cùng là 1.3% (2 sinh viên) có mức thu nhập từ 7 – 9 triệu đồng Mức thu nhập ở đây được hiểu là tiền được phụ huynh/người giám hộ gửi cho hoặc tiền lương kiếm được từ việc làm thêm Theo GSO – Tổng cục thống kê, năm 202, thu nhập bình quân của người dân ở thành phố Cần Thơ năm 2021 dao động trong khoảng 4,8 triệu, cho nên việc thu nhập của đáp viên được thu thập là hoàn toàn hợp lí.

3.1.4.2 Mức chi tiêu của đáp viên

Việc thu thập thông tin về mức chi tiêu của sinh viên cũng giúp nhóm nghiên cứu đánh giá được những ảnh hưởng của chi tiêu đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ Kết quả được trình bày ở Bảng 3.3 bên dưới

Bảng 3.3 Mức chi tiêu của đáp viên

Mức thu nhập Số lượng

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

Thông qua dữ liệu thu thập được ở Bảng 3.3, ta có thể thấy mức độ chi tiêu của các bạn sinh viên lần lượt là 14,4% (22 sinh viên) ở mức dưới 1 triệu/tháng, 66% (101 sinh viên) ở mức từ 1 – 3 triệu/tháng và cuối cùng là 19,6% (30 sinh viên) ở mức từ 4 – 6

Có Không lý Nguyên nhân theo nhóm nghiên cứu nhận định có thể do các bạn sinh viên đã có nhận thức tốt về việc quản lý thu nhập, chi tiêu của bản thân mình.

Thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ

Việc nghiên cứu thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, trường Đại học Cần Thơ được tiến hành trên 153 sinh viên thuộc 3 khóa: Khóa 45, 46 và 47 Để tìm hiểu thực trạng tiếp cận với Vlog du lịch, trước hết nghiên cứu sẽ tiến hành tìm hiểu thực trạng việc tiếp cận với mạng xã hội của đáp viên, bao gồm những loại hình MXH mà đáp viên thường sử dụng, tần suất và mức độ sử dụng.

Từ cơ sở đó, bài viết tiếp tục nghiên cứu thực trạng tiếp cận Vlog du lịch của đáp viên (sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ), bao gồm: thời gian xem Vlog du lịch, nguồn tiếp cận với Vlog du lịch, nhu cầu đi du lịch của đáp viên, nội dung về Vlog du lịch mà đáp viên quan tâm và mức độ xem Vlog du lịch trước mỗi chuyến du lịch.

3.2.1 Mạng xã hội mà đáp viên thường sử dụng

Trong thời đại công nghệ 4.0 và tiệm cận 5.0, mạng xã hội (MXH) là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người, giúp chúng ta thông tin liên lạc, cập nhật cuộc sống hàng ngày cho bạn bè, người thân cũng như là giải trí hoặc các hoạt động buôn bán thông qua các sàn thương mại điện tử Trong việc nghiên cứu về tỷ lệ MXH mà đáp viên thường sử dụng, nghiên cứu thu được kết quả như sau

Hình 3.3 Mạng xã hội mà các đáp viên sử dụng

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022) Ở Bảng 3.3 có thể thấy rõ, tỷ lệ mà các đáp viên đang sử dụng MXH rất cao, những nền tảng thông dụng ở hiện tại thì không một nền tảng nào ở dưới mức 70% Nổi trội

Có Không nhất là nền tảng Facebook với tỷ lệ 100% đáp viên sử dụng Có thể nói ở thời điểm hiện tại, phần lớn chúng ta ai cũng sẽ có một tài khoản Facebook để thông tin liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp, gia đình,… Với độ thông dụng và cuốn hút của nhiều tính năng như Facebook Reels, Facebook Market,… thì Facebook trở thành một công cụ đắc lực để hỗ trợ cho rất nhiều các bạn trẻ sinh viên nói riêng.

Một nền tảng MXH mới và đang dần chiếm lĩnh thị trường và đi đầu xu hướng đó chính là TikTok (Chiếm tới 96,1% cho 147 sinh viên) với việc mở đường trong trào lưu “Lướt 1 phút”, các video trên nền tảng TikTok khởi điểm chỉ tóm gọn trong 1 phút (hiện tại đã được tăng giới hạn lên 3 phút) mà vẫn tương đối truyền đạt đầy đủ ý nghĩa mà tác giả muốn người xem hiểu, TikTok có đủ các thể loại clips mà người xem có thể tìm kiếm như: Kiến thức (Chức năng Learn on Tiktok), đời sống, du lịch, ẩm thực, giải trí,…

Bên cạnh đó, Youtube và Instagram cũng là hai nền tảng rất mạnh trong thời điểm hiện với tỷ lệ sử dụng lần lượt là 96,1% (147 sinh viên) và 79,7% (122 sinh viên) Một nền tảng là thuần về các dạng video với nhiều thể loại (Youtube) và một nền tảng thiên hướng về hình ảnh và chạy các chiến dịch quảng cáo thông qua các Hashtag (Instagram) Nhìn chung, các sinh viên hiện nay đều có tiếp cận rộng rãi với MXH, điều này làm tăng khả năng tiếp cận của sinh viên với các Vlog về du lịch Từ đó, làm cơ sở để nghiên cứu các tác động của Vlog du lịch đến với việc lựa chọn địa điểm của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, trường Đại học Cần Thơ

3.2.2 Mức độ sử dụng mạng xã hội

Qua việc nghiên cứu về những loại hình MXH mà sinh viên thường tiếp cận (Hình 3.3), nghiên cứu tiếp tục đánh giá về tần suất dụng MXH của người dùng Kết quả thu được từ nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.4 bên dưới

Bảng 3.4 Ý nghĩa trung bình về tần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên

MXH Giá trị trung bình (Mean) Ý nghĩa

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

Nhìn vào Bảng 3.4 ta có thể thấy, tần suất của các đáp viên khi sử dụng các mạng xã hội giữ ở mức 3.19 – 3.57 Có thể nói, tần suất sử dụng MXH của các đáp viên ở mức Trung bình – Thường xuyên Về tần suất sử dụng của từng mục, Facebook là nền tảng dẫn đầu với giá trị trung bình là 3.57, vượt xa so với 2 nền tảng còn lại là TikTok (3,32), Youtube (3,33) và Instagram (3,19), điều này có thể lí giải với lí do là Facebook hiện tại là nền tảng phổ biến và đa dụng nhất Đây là nên tảng có đủ những thế mạnh của nền tảng khác, tuy không mạnh mẽ về mức độ xử lí, nhưng lại có sự đa dạng về mặt chức năng góp một phần không nhỏ vào việc thu hút người sử dụng Nhìn chung, cả 4 nền tảng MXH: Facebook, TikTok, Youtube và Instagram đều những nền tảng MXH được các Vlogger lựa chọn đăng tải cac video của mình về lĩnh vực du lịch nói riêng và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội nói chung

Khi có những đánh giá tổng quan về tần suất sử dụng MXH của đáp viên (Bảng 3.4), nghiên cứu tiếp tục đánh giá về mức độ sử dụng hay nói cách khác là thời gian sử dụng các nền tảng MXH, bao gồm: Facebook, TikTok, Youtube và Instagram của đáp viên Kết quả thu được ở Bảng 3.5 bên dưới

Bảng 3.5 Ý nghĩa trung bình về mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên

MXH Giá trị trung bình (Mean) Ý nghĩa

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

(Chú thích: 1.00 – 1.80: Không bao giờ; 1.81 – 2.60: Dưới 10 phút; 2.61 – 3.40: 10 – 30 phút; 3.41 – 4.20: 30 – 60 phút; 4.21 – 5.00: Trên 60 phút)

Bảng 3.5 cho thấy, mức độ (thời gian) sử dụng Mạng xã hội Facebook được xem là cao nhất (Mean = 3,46), tương đương với khoảng thời gian là từ 30 – 60 phút trong một lần sử dụng Hai nền tảng MXH khác là Tiktok và Youtube có giá trị trung bình về mức độ (thời gian) sử dụng thấp hơn Facebook, nhưng vẫn trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút Nền tảng còn lại là Instagram có mức độ (thời gian) sử dụng thấp nhất, tương đương với 10 – 30 phút Có thể thấy được, mức độ (thời gian) sử dụng các nền tảng MXH hiện nay ở mức cao, một phần là do ảnh hưởng của thói quen và hành vi của người sử dụng Việc dành nhiều thời gian sử dụng MXH cũng góp phần tăng khả năng tiếp cận với các Vlog du lịch trên các nền tảng MXH đó

Thông qua kết quả nghiên cứu, việc tần suất và mức độ sử dụng các nền tảng MXH khá cao Việc sử dụng mạng xã hội quá mức có nhiều nguyên nhân mà phần lớn đến từ hội chứng FOMO (Fear of missing out), một hội chứng sợ bị bỏ lại phía sau mà ở đó,người bị mắc hội chứng này liên tục kiểm tra điện thoại, tin nhắn vì sỡ bỏ sót một sự kiện nào đó trong xã hội, họ thường xuyên kiểm tra điện thoại bất kể ngày đêm vì họ tin rằng, nếu họ online 24/7 thì sẽ luôn bắt kịp các dòng tin tức trên MXH Mặc dù đồng ý rằng, cập nhật nhanh những tin tức đối với các thông tin trên thế giới cũng là một điều tốt, nhưng việc các bạn lạm dụng MXH vào những mục đích giải trí cá nhân và vin nó vào cái cỡ là cập nhật tin tức thì không hợp lí Qua đó, những cá nhân cần phải biết tự điều chỉnh hành vi để giảm thiểu hội chứng này (Nguyễn Hồng Tú, 2022)

3.2.3 Thực trạng tiếp cận với Vlog du lịch của sinh viên

Sau khi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng tiếp cận với MXH của đáp viên, tiếp đến nhóm nghiên cứu sẽ tìm về thực trạng tiếp cận với Vlog du lịch trên các nền tảng MXH để từ đó đánh giá được tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ Để nghiên cứu được thực trạng tiếp cận với Vlog du lịch, trước hết cần nghiên cứu về Nhu cầu đi du lịch của đáp viên.

3.2.3.1 Nhu cầu đi du lịch của đáp viên

Khi cuộc sống phát triển thì nhu cầu du lịch của con người lại càng tăng cao như một công cụ để giải tỏa những căn thẳng và áp lực trong cuộc sống Trước một chuyến đi, đặc biệt là với các cá nhân du lịch tự túc thì việc tiếp cận với các thông tin du lịch trước mỗi chuyến đi là điều tất yếu xảy ra Việc nghiên cứu về nhu cầu đi du lịch của đáp viên sẽ góp phần tìm hiểu thực trạng tiếp cận với Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ.

Bảng 3.6 Trung bình về nhu cầu đi du lịch của đáp viên Đề mục Giá trị trung bình (Mean) Ý nghĩa

Nhu cầu đi du lịch 3.88 Thích đi

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

(Chú thích: 1.00 – 1.80: Rất không thích đi; 1.81 – 2.60: Không thích đi; 2.61 – 3.40: Trung bình; 3.41 – 4.20: Thích đi; 4.21 – 5.00: Rất thích đi)

Qua kết quả khảo sát từ Bảng 3.6 cho thấy, nhu cầu đi du lịch của đáp viên nằm ở ngưỡng khá cao (3.88 – Thích đi), lí do có thể vì sau những năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, du lịch bị cấm cửa tại Việt Nam nói chung và nhiều nơi trên thế giới nói riêng Cho nên sau khi mở cửa trở lại thì nhu cầu của các đáp viên tăng cao hơn ở mức bình thường Nhu cầu du lịch tăng cao, đồng nghĩa với việc khả năng sinh viên tiếp cận với Vlog du lịch cũng nhiều hơn.

3.2.3.1 Thời gian đáp viên xem Vlog du lịch

Những tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của

3.3.1 Mức độ ảnh hưởng của số lượt subcribe kênh đối với lòng tin của người sử dụng Ở nội dung nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của số lượng Subcribe kênh đến với lòng tin của người đang sử dụng (xem) các Vlog về du lịch Lòng tin, xét về mặt cấu trúc, như là một chỉnh thể được tạo thành từ thành tố các niềm tin (Falcone, Pezzulo and Castelfranchi, 2003) Lòng tin là khái niệm mang tính khái quát, tổng thể hơn, gắn với cả chủ thể, còn niềm tin gắn với những biểu hiện cụ thể của chủ thể Lòng tin xã hội được các nhà nghiên cứu xem xét từ nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ tương tác xã hội, theo Giddens (1996): “Có thể nói sự tin cậy là một phương tiện làm ổn định các mối quan hệ tương tác giữa con người với nhau Có thể tin cậy vào một người khác là có thể tin rằng người này sẽ có một loạt những phản ứng mà mình mong đợi” Lòng tin xã hội còn được xem xét từ cách tiếp cận nhận thức, lòng tin xã hội có thể được xem như một yếu tố tinh thần, thái độ và quan hệ xã hội (Castlfranchi and Falconecho, 1999) Lòng tin còn là yếu tố trung tâm của tất cả các giao dịch (Dasgupta, 2000) Thông qua lòng tin có thể chấp nhận hay từ chối xác lập các mối quan hệ và các giao dịch mua bán trên thị trường trong điều kiện sự cảm nhận và đánh giá về các bên thiếu những cơ sở, thông tin chắc chắn Hay lòng tin được củng cố và tăng cường thông qua các chế tài trừng phạt đối với những người vi phạm các chuẩn mực xã hội hay những người không thực hiện các trách nhiệm của họ theo cam kết (Pretty and Ward, 2001).

Nhằm xác định được mức độ ảnh hưởng của số lượng Subcribe kênh đến với lòng tin của người đang sử dụng (xem) các Vlog về du lịch, nghiên cứu sử dụng thang đo Linkert 5 mức độ: (1) Không ảnh hưởng, (2) Ít ảnh hưởng, (3) Trung bình, (4) Ảnh hưởng và (5) Rất ảnh hưởng Kết quả thu được như sau:

Hình 3.9 Mức độ ảnh hưởng của số lượt subcribe kênh với lòng tin của đáp viên

Chú thích: (1) Không ảnh hưởng, (2) Ít ảnh hưởng, (3) Trung bình, (4) Ảnh hưởng và (5) Rất ảnh hưởng

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

Qua Hình 3.9 ta có thể thấy, mức độ ảnh hưởng của số lượt Subcribe kênh Vlog du lịch đối với lòng tin của người sử dụng ở mức (4) Ảnh hưởng, chiếm tỷ lệ là 45,1%

(69 sinh viên) Kế đến, có 20,3% (chiếm đến 31 sinh viên) cho rằng số lượt Subcribe Rất ảnh hưởng (5) đến lòng tin đối với kênh Vlog du lịch Trong khi đó, số lượng các bạn sinh viên cho rằng kênh Vlog du lịch hoàn toàn không ảnh hưởng đến lòng tin của bản thân chiếm tỷ lệ đến 13,1% (20 sinh viên) và ít ảnh hưởng là ở mức 6,5% (10 sinh viên) Còn lại là trung bình (15% cho 23 sinh viên) Qua kết quả thống kê, có thể thấy hiện nay số lượt Subcribe kênh Vlog du lịch có ảnh hưởng đến lòng tin của sinh viên đối với kênh Vlog đó Điều này làm tăng khả năng tác động của Vlogger du lịch đến với việc thay đổi quyết định du lịch hay địa điểm du lịch của sinh viên chuyên ngành

Xã hội học, trường Đại học Cần Thơ Tiếp đến, nghiên cứu sẽ tìm hiểu về các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch của đáp viên.

3.3.2 Yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch

3.3.2.1 Đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch

Các yếu tố giúp người xem quyết định tiếp cận với Vlog du lịch hay nói cách khác, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xem hay không xem một kênh Vlog du lịch của các bạn sinh viên sẽ có tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ Để nghiên cứu được nhóm những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn xem hay không xem của khách thể (sinh viên), nhóm tiếp tục sử dụng thang đo 05 mức độ Linkert để đo lường, bao gồm:

(1) Không ảnh hưởng, (2) Ít ảnh hưởng, (3) Trung bình, (4) Ảnh hưởng và (5) Rất ảnh hưởng Kết quả thu được thể hiện ở Hình 3.10

Cảnh/Góc quay/Kỹ thuật quay Âm thanh Cách dẫn dắt của vlogger

Kỹ xảo edit video Nội dung vlogger Nhan sắc vlogger Mức độ dễ dàng tiếp cận Vlog

Hình 3.10 Các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch

Chú thích: (1) Không ảnh hưởng, (2) Ít ảnh hưởng, (3) Trung bình, (4) Ảnh hưởng và (5) Rất ảnh hưởng

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

Theo kết quả khảo sát từ Hình 3.10 có thể thấy, mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định tiếp cận kênh Vlog du lịch của sinh viên chỉ ở mức trung bình khá, giá trị nằm trong khoảng từ 2,99 – 4.14 Những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định tiếp cận xem các Vlog du lịch là: Nhan sắc Vlogger (Mean = 4,14), Cách dẫn dắt của Vlogger (Mean = 4,00) Cách dẫn dắt của Vlogger thu hút hoặc không thu hút sẽ dẫn đến việc người dùng có lựa chọn tiếp tục xem hay không Thêm vào đó, việcVlogger sở hữu nhan sắc hay ngoại hình ưa nhìn cũng sẽ làm tăng khả năng (lượt) tiếp cận của người dùng đối với Vlog đó Các yếu tố còn lại hầu như không có sự khác biệt quá lớn về mức độ ảnh hưởng, hầu hết đều nằm ở mức trung bình từ 2,99 đến 3,62.Nhìn chung, các yếu tố mà nhóm tác giả đề xuất đều có tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học, trường Đại học Cần Thơ

3.3.2.2 Phân tích sự khác biệt về nhân khẩu học của các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch Để tìm hiểu sự khác biệt ở mặt nhân khẩu học giữa các nhóm khách thể về các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch, nghiên cứu tiến hành kiểm định sự khác biệt (T-test) giữa biến giới tính (nam & nữ) và nơi sinh sống của sinh viên (thành thị & nông thôn) với các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch, bao gồm: (1) Thời lượng video, (2) Cảnh quay/Góc quay/Kỹ thuật quay, (3) Âm thanh, (4) Cách dẫn dắt của Vlogger, (5) Kỹ xảo edit Vlog, (6) Nội dung Vlogger, (7) Nhan sắc Vlogger và (8) Mức độ dễ dàng tiếp cận được với Vlog

* Về giới tính của sinh viên

Khi kiểm định sự khác biệt của mô hình giữa giới tính nam và nữ về các yếu tố (1) Thời lượng video, (2) Cảnh/Góc quay/Kỹ thuật quay, (3) Âm thanh và (4) Cách dẫn dắt của Vlogger thì nhóm tác giả nhận thấy rằng: kết quả kiểm định với 2 phương sai tổng thể thì Levene của các yếu tố lần lượt là 0,697; 0,284; 0,269; 0,407 > 0,05 Điều này có nghĩa là ta chấp nhận phương sai đồng nhất giữa hai tổng thể

Tiếp đến, kết quả nghiên cứu thu được từ việc kiểm định sự khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ cho các yếu tố (1), (2), (3) và (4) với mức ý nghĩa 95%, giá trị Sig lần lượt của các yếu tố là 0,253; 0,733; 0,742; 0,248 > 0,05 nên ta có thể kết luận chấp nhận H0 và bác bỏ Ha Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ về các yếu tố Thời lượng video, Cảnh/Góc quay/

Kỹ thuật quay, Âm thanh, Cách dẫn dắt của Vlogger khi các yếu tố này tác động đến việc tiếp cận video Vlog du lịch của sinh viên Về phần nội dung này, nhóm tác giả không trình bày bảng số liệu là do không tìm thấy sự khác biệt giữa nam và nữ về các yếu tố vừa đề cập (Xem phụ lục trang 75 - 76) Giải thích cho sự không khác biệt trên, có thể đề cập đến đặc điểm về tâm lý cũng như thị hiếu, mối quan tâm của các sinh viên nam và sinh viên nữ liên quan đến các yếu tố về Thời lượng video, Cảnh/Góc quay/Kỹ thuật quay, Âm thanh, Cách dẫn dắt của Vlogger không có sự khác biệt quá lớn.

Tuy nhiên, khi kiểm định sự khác biệt của sinh viên nam và sinh viên nữ về các yếu tố về (5) Kỹ xảo edit video, (6) Nội dung Vlogger, (7) Nhan sắc Vlogger và (8) Mức độ dễ dàng tiếp cận Vlog cho thấy: kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể Levene thì Sig lần lượt của các yếu tố là 0,362; 0,275; 0,185; 0,773 Qua đó cho thấy, phương sai đồng nhất giữa hai tổng thể được chấp nhận và kết quả tiếp tục được nhóm tác giả trình bày trong Bảng 3.11 bên dưới

Bảng 3.11 Tác động trung bình của yếu tố (5), (6), (7) và (8) đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch giữa hai nhóm sinh viên nam và nữ

Danh mục Sinh viên nam

Sinh viên nữ (n = 119) Giá trị t Mức độ khác biệt (giá trị Sig.)

Mức độ dễ dàng tiếp cận Vlog

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2022)

Trong Bảng 3.11 cho thấy trong kiểm định t với mức ý nghĩa là 95%, giá trị Sig của các yếu tố lần lượt là 0,027; 0,006; 0,006; 0,029 < 0,05 nên ta chấp nhận Ha và bác bỏ

H0 tức có sự khác biệt trung bình thống kê giữa nam và nữ của yếu tố Kỹ xảo edit video, Nội dung Vlogger, Nhan sắc Vlogger và Mức độ dễ dàng tiếp cận khi các yếu tố này tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch của sinh viên Các bạn sinh viên nam thường có xu hướng xem trọng các vấn đề về nội dung video hơn các bạn nữ. Trong khi đó, với các bạn sinh viên nữ lại quan tâm hơn đến vấn đề hình ảnh, cách edit video hoặc nhan sắc ngoại hình của các Vlogger Giải thích cho điều này, nam giới thường tư duy lý tính nhiều hơn so với nữ giới Chính vì thế, các yếu tố mà họ quan tâm sẽ có xu hướng liên quan đến nội dung video nhiều hơn Điều này có nghĩa, khi một nam giới tiếp cận đến Vlog thì họ luôn trông chờ về mặt nội dung sẽ truyền tải đến cho họ được điều gì hay, giúp họ có thêm được kiến thức hoặc những thông tin gì liên quan đến vấn đề họ cần hơn là nữ giới Trong khi đó, nữ giới lại tư duy thiên hướng về mặt cảm xúc nhiều và tâm lý phụ nữ cũng xem trọng các vấn đề về nhan sắc.

Vì vậy mà nữ giới lại xem trọng hai yếu tố bên ngoài: kỹ xảo edit video và nhan sắc Vlogger nhiều hơn là nam giới.

Như vậy, thông qua kiểm định t của cả 8 yếu tố, kết quả thu được có 04 yếu tố không khác biệt là (1) Thời lượng video, (2) Cảnh quay/Góc quay/Kỹ thuật quay, (3) Âm thanh, (4) Cách dẫn dắt của Vlogger và 04 yếu tố có sự khác là (5) Kỹ xảo edit Vlog, (6) Nội dung Vlogger, (7) Nhan sắc Vlogger, (8) Mức độ dễ dàng tiếp cận được với Vlog.

* Về nơi sinh sống của sinh viên

Qua kiểm định sự khác biệt của sinh viên nông thôn (n = 46) và thành thị (n = 107) về các yếu tố: (1) Thời lượng video, (2) Cảnh quay/Góc quay/Kỹ thuật quay, (3) Âm thanh, (4) Cách dẫn dắt của Vlogger, (5) Kỹ xảo edit Vlog, (6) Nội dung Vlogger, (7) Nhan sắc Vlogger và (8) Mức độ dễ dàng tiếp cận được với Vlog Nhóm nghiên cứu nhận thấy: kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể Levene thì Sig thì các yếu tố hầu hết đều có giá trị lớn hơn 0,05 (trừ yếu tố (2) là Cảnh/Góc quay/Kỹ thuật quay có Sig.của Levene = 0,049) Như vậy, nhóm nghiên cứu chấp nhận sự đồng nhất phương sai giữa hai tổng thể của các yếu tố (1), (3), (4), (5), (6), (7), (8) và chấp nhận sự khác biệt phương sai giữa hai tổng thể của yếu tố (2).

Đề xuất giải pháp

3.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp Để có được những giải pháp mang tính khoa học, nghiên cứu cần làm rõ các cơ sở trước khi đưa ra các đề xuất cụ thể Cơ sở nghiên cứu được lấy từ kết quả của mục tiêu thực trạng và mục tiêu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ quyết định thay đổi quyết định sau khi xem vlog du lịch Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát sinh viên về nhóm yếu tố tích cực và tiêu cực sinh viên đối với vlog du lịch trong quá trình khảo sát Từ đó góp phần hình thành cơ sở đề xuất giải pháp cho đề tài, giúp người viết có thể đề xuất những giải pháp phù hợp, thiết thực và mang tính hiệu quả cao.

Nhóm tiêu chí Giải pháp

Hỗ trợ thông tin, kiến thức cho người xem về địa điểm

Vlogger cần học hỏi nhiều hơn về lịch sử, địa lí, văn hoá cũng như ẩm thực của nơi mà mình sắp đến review, giúp cho người xem có thể cảm nhận được vấn đề mình muốn truyền tải.

Chi tiết giá tiền sản phẩm giúp người xem chi tiêu đúng đắn

Nắm bắt chính xác và thường xuyên cập nhật tình hình các địa danh mình từng review nếu có thể, bên cạnh đó cần nêu chính xác những cảm nhận mà bản thân đã trải qua khi sử dụng dịch vụ

Tạo trend “ý nghĩa” Tạo nên những xu hướng mang tính đóng góp cho cộng đồng

(Nguồn: Khảo sát sinh viên, 2022)

Từ những cơ sở đề xuất mà nhóm vừa đề cập, nhóm đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực mà Vlogger đã mang lại, những giải pháp đó bao gồm: (1) Nâng cao kiến thức của Vlogger du lịch, (2) Giới thiệu chân thật về địa điểm đang đến và (3) Tạo ra các trend ý nghĩa

 Nâng cao kiến thứ của Vlogger du lịch

Các vlogger cần nâng cao kiến thức của mình về các địa danh du lịch Các kiến thức về lịch sử, địa lí và văn hoá từng vùng miền là rất cần thiết để không chỉ giới thiệu về một địa điểm du lịch, mà Vlogger còn có thể truyền tải nhiều giá trị văn hoá – truyền thống đến cho người xem không chỉ trong nước mà còn ở ngoài quốc tế thông qua tính năng tự dịch thuật của Youtube hoặc các nền tảng mạng xã hội liên quan để giúp cho người nước ngoài hiểu hơn về một phần của dải đất hình chữ S của chúng ta.

Theo bạn T.Đ.T (Nam), khoá 45 chia sẻ: “Các video mà kiểu du lịch á, mình nghĩ nên có nhiều hơn mấy cái kiến thức về lịch sử đồ nè, tại vì xem đôi khi chỉ cho vui thôi chứ không đi đâu tại không có tiền, nhưng mà xem tốn một mớ thời gian mà đổi lại được kiến thức cũng đáng Vừa giải trí, vừa biết được thêm một kiến thức nữa”.

Bạn L.Q.N (Nữ), khoá 46: “Mấy cái video về du lịch mà có lồng yếu tố văn hoá vô xem cuốn lắm á, giống đơn cử mấy clip về du lịch Thái Lan của anh Khoai Lang Thang, xem vừa bổ mắt (đẹp trai) vừa thêm nhiều kiến thức ví dụ như về vương quốc Lán Nà chẳng hạn, xem vậy mới đáng xem”.

Qua đó cho thấy, kiến thức của Vlog du lịch của ảnh hưởng rất nhiều đến người xem, giúp người xem mở rộng được hiểu biết về lịch sử, địa lý và văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác

 Giới thiệu chân thật về địa điểm đang đến

Bên cạnh việc giúp đỡ thêm kiến thức cho người xem thì Vlogger cũng cần trung thực về mặt review dịch vụ và món ăn Tránh trường hợp nhận tiền từ đơn vị mà mình chuẩn bị giới thiệu dẫn đến việc thổi phồng lên về chất lượng thực sự của các dịch vụ và món ăn, làm người xem mất lòng tin vào không chỉ riêng Vlogger đó mà là cả hệ thống Vlogger nói chung Bên cạnh đó nếu có thể thì Vlogger cũng nên thường xuyên cập nhật các tin tức về nơi mà mình đã từng review, về chất lượng dịch vụ/giá cả,… để người xem có thể biết và cập nhật, tránh những trường hợp có sự khác biệt về dịch vụ hoặc giá cả tùy mỗi thời điểm/mùa du lịch.

Bạn T.P.A.Q (Nam), khoá 46: “Thiệt ra thì bây giờ ba cái clip review trên mạng có tin được bao nhiêu cái đâu, đợt trước có tin tưởng một anh vlogger không tiện nói tên, đi vài quán đầu tiên anh review thì ổn lắm nhưng mà sau này chắc anh nhận tiền quảng cáo, ăn dở ẹc mà anh khen quá trời khen, riếc tin hổng được”.

Bạn L.T.M.S (Nữ), khoá 46: “Theo tui nghĩ thì nghe reivew mình nghe tuỳ người á, có mấy anh chị review đỉnh lắm, ví dụ như chị có tên tài khoản trên TikTok là “Ăn chơi điệu nghệ” á, khẩu vị chị đỉnh lắm, review quán nào là quán đó ăn nếu không 10 thì cũng 9 điểm á”.

Việc giới thiệu không chân thật về địa điểm đến làm ảnh hưởng trực tiếp đến người xem và làm ảnh hưởng đến cả lòng tin của họ đối với Vlog du lịch đó cũng như địa điểm mà họ giới thiệu.

Các vlogger cũng cần phải hiểu giá trị của bản thân mình khi đã là người của công chúng, một hành động mà các vlogger làm ra có thể sẽ được học theo bởi rất nhiều người, nếu vlogger hành động sai trái thì có thể kéo theo sau đó là vô vàn những hậu quả khó lường Trường hợp của Vlogger L.B đã đăng tải một đoạn video trên Tiktok về du lịch là để Iphone ngoài cửa sổ để quay cảnh bầu trời mà không biết rằng đây là một hành động nguy hiểm cho cả chuyến bay Việc tạo ra một trend mang tính cộng đồng không chỉ đem đến một nghĩa cử đẹp cho xã hội mà còn giúp cho tên tuổi của vlogger đó bay xa hơn Chẳng hạn các chiến dịch dọn rác ở Hội An cùng cộng đồng sau khi Bão Noru lịch sử năm 2022.

Bạn B.Q.K (Nam), K46: “Hồi trước tui có xem một anh, không biết phải gọi là vlogger không nhưng mà ổng cũng hay đi quay mấy video dạng vlog về du lịch, ổng đã khởi động một chiến dịch rất hay là dọn sạch rác của một vùng biển luôn á, tui thấy vừa hay vừa ý nghĩa nữa mà Việt Nam mình ít có”.

Chương này thể hiện những kết quả mà đề tài đã thu thập được bao gồm: Mô tả chung kết quả nghiên cứu; thông tin chung của đáp viên như: giới tính, năm sinh, khóa học, và mức thu nhập, mức chi tiêu và học bổng của đáp viên; Thực trạng tiếp cậnVlog du lịch của sinh viên chuyên ngành Xã hội học trường Đại học Cần Thơ; phân tích các yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận Vlog du lịch; tìm ra các yếu tố tác động đến việc thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch Đồng thời, chương này cũng đề xuất các giải pháp nhằm góp phần cải thiện chất lượng của vlog và nâng cao mức độ thay đổi sau khi xem vlog của đáp viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài: “Phân tích tác động của Vlog du lịch đến việc lựa chọn địa điểm du lịch, trường hợp sinh viên Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ”, người viết có những kết luận tổng quan như sau

Nghiên cứu đã xác định được những thực trạng của Vlog tác động đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên ngành Xã hội học, trường Đại học Cần Thơ Đa số sinh viên có nhu cầu đi du lịch cao, từ đó ảnh hưởng đến việc tiếp cận với các Vlog du lịch.Bên cạnh đó, sinh viên cũng tiếp cận được đa dạng với các hoạt động review củaVlogger du lịch (Giả thuyết 1) thông qua việc nghiên cứu thời gian và tần suất sử dụng cũng như các nội dung Vlog du lịch mà sinh viên tiếp cận đến Trong việc phân tích sự khác biệt về nhân khẩu học (giới tính) liên quan đến nội dung Vlog du lịch mà sinh viên thường tiếp cận (Giả thuyết 2), đề tài nhận thấy không có sự khác biệt về nội dung tiếp cận do độ tuổi và nhận thức của hai giới hầu như không khác biệt quá lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt trong nhu cầu đi du lịch giữa sinh viên thành thị và sinh viên nông thôn (Giả thuyết 3) Việc khác biệt này là do sự khác nhau về điều kiện sống của hai nơi – nông thôn và thành thị.

Nghiên cứu xác định định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố lên việc lựa chọn Vlog du lịch của sinh viên ngành Xã hội học, trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa nam và nữ trong yếu tố về Kinh tế bản thân với việc thay đổi quyết định sau khi xem xong Vlog du lịch Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch ở mức 81-100% (chiếm tỷ lệ 46,4%) (Giả thuyết 4) Kết quả phân tích tương quan cho thấy có mối tương quan iữa mức độ thay đổi quyết định sau khi xem Vlog du lịch với yếu tố Độ chân thực Vlogger và Độ chi tiết bài review về địa điểm du lịch của các Vlog

Cuối cùng, nghiên cứu tìm ra một số giải pháp quan trọng nhằm phát huy các tác động tích cực trong hoạt động review của Vlog du lịch Trong đó, giải pháp liên quan đến việc các vlogger cần nâng cao kiến thức của mình về các địa danh du lịch là một trong những giải pháp thiết thực được nhóm nghiên cứu hướng đến.

Xã hội ngày càng phát triển thì tính cạnh tranh trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông ngày càng khốc liệt Để tạo cho mình một sự khác biệt để nhiều người biết đến thì các Vlogger cần phải nâng cao vị thế của mình thông qua nhiều cách khác nhau.

Thông qua các phần nghiên cứu được đề cập ở phần phân tích có thể thấy rất rõ rằng việc các vlogger mang đến rất nhiều tác động tích cực đến người xem, ví dụ như giúp người xem nắm rõ được địa điểm du lịch ngay cả khi chưa đến đó, giúp hạn chế được chi tiêu vô bổ,… Bên cạnh đó, các vlog du lịch cũng mang đến không ít tiêu cực như nhận tiền PR nên quảng cáo không đúng sự thật, thiếu kiến thức dẫn đến review sai,… Để nâng cao chất lượng của vlog về du lịch, bản thân các vlogger không chỉ có tâm mà còn phải có tầm, vừa nâng cao vốn kiến thức của bản thân, vừa nâng cao các kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật chỉnh sửa hình ảnh, edit clip, tập nói lưu loát trước camera,…

Bên cạnh đó, các vlogger cũng cần phải đánh bóng tên tuổi bằng chính thực lực của mình, tránh đi lên bằng tai tiêng và “tự tẩy trắng” sau khi có được một lượng người theo dõi nhất định, đây là hình thức cạnh tranh không lành mạnh mà tất cả các vloggers nên tránh khỏi Các vlogger có thể tự xây dựng hình ảnh bản thân qua các chiến dịch (campaign) để người xem có thể hiểu hơn về giá trị cốt lõi của mình, vừa giúp đánh bóng tên tuổi bản thân, vừa giúp đỡ cho cộng đồng.

Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều các Vlogger về du lịch, họ chính là những

“cửa hàng” và “khách hàng” chính là những người xem, do đó, chúng ta phải biết cách lựa chọn nơi “mua hàng” một cách thông minh, tránh theo dõi những vlog theo hướng tiêu cực, review “lố” để có nhiều lượt tương tác Không chỉ không xem, chúng ta có thể thực hiện một chức năng sẵn có trên tất cả các nền tảng mạng xã hội đó chính là báo cáo kênh sai phạm dựa vào những tiêu chí chúng ta đã nhận thấy được trong video để góp phần làm sạch cộng đồng Vlogger du lịch.

Bên cạnh đó, chúng ta phải tích cực với những Vlogger mang thiên hướng xây dựng cộng đồng về du lịch, những kênh chia sẻ thông tin nhanh, đúng đắn về những địa điểm du lịch không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới, họ không chỉ giúp những người có nhu cầu đi du lịch tìm hiểu thêm về nơi chốn mà người có nhu cầu cần đi mà còn giúp cho những người không có khả năng đến đó có thể hiểu thêm về nơi đó qua màn ảnh nhỏ

4.2.3 Đối với các cơ quan chính phủ

Nhà nước và chính quyền địa phương là cơ sở pháp lý giúp “khách hàng”, những người xem an tâm hơn trong quá trình xem và tìm hiểu các vlog du lịch trên MXH. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và quản lí các video trên nền tảng mạng xã hội khi mà vai trò của C50 (Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) ngày càng một phát huy.

Thứ nhất, nhà nước nên có những chế tài và pháp luật để quản lí chính xác hơn về các video trên mạng xã hội, tránh giới thiệu địa điểm du lịch sai sự thật trên danh nghĩa quan điểm cá nhân nhằm làm hạ thấp uy tín của một địa danh nào đó

Thứ hai, bên cạnh những chế tài về xử phạt thì cũng nên có những buổi vinh danh vlogger (Còn được biết đến với danh xưng Content creator hay Nhà sáng lập nội dung) mang đến nhiều giá trị trong xã hội Chẳng hạn tại Việt Nam đã có những vlogger du lịch đã đứng trên danh nghĩa bản thân cùng với sự tài trợ từ các nhãn hàng để vận động xây dựng nên những sân chơi cho trẻ em vùng sâu xa

Cuối cùng, nhà nước cần siết chặt hơn về hoạt động của các vlogger, có một nơi để đào tạo một chuyên ngành về làm Vlog Cơ bản, Vlog du lịch nói riêng hay Vlog nói chung chính là một bài báo nhưng thay vì là chữ trên giấy hơn trên web, thì bản thân nó là một video, truyền tải những nội dung mà tác giả muốn chúng ta biết đến về văn hoá, ẩm thực, nơi lưu trú,… về một vùng miền nào đó.

4.2.4 Đối với nhóm nghiên cứu tiếp theo

Do giới hạn về nguồn kinh phí và khả năng thực hiện nên cỡ mẫu trong nghiên cứu này là 153, cỡ mẫu này còn khá ít so với một nghiên cứu định lượng Bên cạnh đó là phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn với sinh viên chuyên ngành Xã hội học, Trường Đại học Cần Thơ Vì vậy, nên tính đại diện của nghiên cứu vẫn còn chưa cao Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chưa đưa hết các yếu tố ảnh hưởng khác vào để nghiên cứu Cho nên, các nghiên cứu tiếp theo có thể khảo sát với số mẫu lớn hơn để có thể tăng độ chính xác cho nghiên cứu.

Ngoài ra, nghiên cứu này hướng đến nghiên cứu chung về Vlog du lịch chứ không chia ra từng mảng nhỏ và nghiên cứu cũng hạn chế về khách thể nghiên cứu là sinh viên ngành Xã hội học Nghiên cứu này vẫn còn hạn chế nên các nghiên cứu sau cần nghiên cứu sâu hơn về những yếu tố tác động đến quyết định của đáp viên khi lựa chọn địa điểm du lịch, nghiên cứu kĩ hơn khi đưa ra một nhóm vlogger phổ biến trên mạng xã hội để có được cái nhìn khách quan hơn.

Ngày đăng: 21/05/2023, 18:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w