1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Chủ đề 4 một số phong tục tập quán của người thái nguyên gddp 8

29 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên
Chuyên ngành Giáo dục địa phương
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 70,24 KB

Nội dung

Ngày xây dựng KH: 22082023 Ngày thực hiện: Chủ đề 4: MỘT SỐ PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ở THÁI NGUYÊN (tiết 1, 2) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Giúp HS Nêu được tên và ý nghĩa của một số phong tục, tập quán tốt đẹp của các cộng đồng dân cư ở Thái Nguyên. (1) Xác định được trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán và từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu ở tỉnh Thái Nguyên. (2) Thực hiện được những việc làm phù hợp để góp phần phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán và từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu ở tỉnh Thái Nguyên. (3) 2. Về năng lực a) Năng lực đặc thù: + Nhận biết được một số phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng cư dân tỉnh Thái Nguyên. (4) + Nhận biết được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp (5) + Có thái độ và việc làm phù hợp nhằm phát huy phong tục tập quán và từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu ở địa phương. (6) b) Năng lực chung Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm, cá nhân. (7) Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân hoặc theo nhóm trước, trong và sau giờ lên học. (8) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. (9) 3. Phẩm chất + Yêu nước: Biết trân trọng, tự hào và giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương + Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp đồng thời lên án, bài trừ những hủ tục lạc hậu. Có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. + Chăm chỉ: tích cực, trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trang 1

Ngày xây dựng KH: 22/08/2023

Ngày thực hiện:

Chủ đề 4:

MỘT SỐ PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ở

THÁI NGUYÊN (tiết 1, 2)

I Mục tiêu

1 Về kiến thức: Giúp HS

- Nêu được tên và ý nghĩa của một số phong tục, tập quán tốt đẹp của các

cộng đồng dân cư ở Thái Nguyên (1)

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giữ gìn,phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán và từng bước xóa bỏnhững tập tục lạc hậu ở tỉnh Thái Nguyên (2)

- Thực hiện được những việc làm phù hợp để góp phần phát huy nhữnggiá trị tốt đẹp của phong tục tập quán và từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực

trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm, cá nhân (7)

- Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân

hoặc theo nhóm trước, trong và sau giờ lên học (8)

Trang 2

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông

tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiềunguồn khác nhau (9)

- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

- Một số video, tranh ảnh về các phong tục, tập quán của đồng bào các dântộc tỉnh Thái Nguyên

2 Học liệu

- Phiếu học tập, bảng kiểm đánh giá

- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên lớp 8

III Tiến trình dạy học

A Hoạt động trước giờ học (ở nhà)

- Tìm hiểu về các phong tục, tập quán của các dân tộc tỉnh Thái Nguyênqua sách báo, các nguồn tư liệu chính thống khác …

- Dựa vào thông tin tài liệu trang 26, 27 giáo dục địa phương tỉnh TháiNguyên lớp 8 và hiểu biết của bản thân hoàn thành nhiệm vụ sau

Nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, nhóm 2: Em hãy giới thiệu về phong tục, tập quán thờ cúng tổ

tiên của người Nùng và người Dao Quần Chẹt? Nêu ý nghĩa của phong tục, tậpđó

Trang 3

+ Nhóm 3, nhóm 4: Em hãy giới thiệu về phong tục, tập quán đón tết của

người dân tộc Sán Dìu, người Nùng

Yêu cầu sản phẩm: Học sinh có thể lựa chọn các hình thức giới thiệu như

sau: Thuyết trình bằng tập san hoặc Power Point; xây dựng video có thuyếtminh

Tiêu chí đánh giá: Bằng bảng kiểm

- Tìm hiểu và giới thiệu về một phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương Yêu cầu sản phẩm: Có thể thuyết trình hoặc quay video gửi cho GV, sưu

tầm các nguồn tư liệu, học liệu về một phong tục, tập quán tốt đẹp của địaphương

B Hoạt động trong giờ học

Tiết 1

1 Hoạt động 1: Mở đầu

a Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đón nhận bài học, huy động kiến

thức nền liên quan đến bài học, hướng đến mục tiêu liên hệ trải nghiệm, hiểubiết của cá nhân, giúp học sinh bước đầu nhận biết về phong tục, tập quán tốtđẹp của địa phương

Nêu những điều em biết về phong tục,

tập quán của các dân tộc tỉnh Thái

Nguyên.

Nêu những điều em muốn biết về phong tục, tập quán của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

………

………

………

Trang 4

……….

Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành phiếu học tập

- suy nghĩ trả lời câu hỏi

Báo cáo, thảo luận

- Học sinh chia sẻ những hiểu biết của bản thân về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, gợi dẫn vào bài mới

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a Mục tiêu: (1) (4) (5) (7) (8) (9)

b Tổ chức thực hiện:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số phong tục, tập quán

tốt đẹp của các đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên.

NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong tục, tập quán của

đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên

Chuyển giao nhiệm vụ:

* HS hoạt động cá nhân tự đọc tài liệu SGK/ 26 trả lời câu

hỏi

H: Thế nào là phong tục, tập quán? Kể tên những phong

tục, tập quán mà em biết?

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm trình

bày kết quả học tập đã chuẩn bị ở nhà

Thực hiện nhiệm vụ

* Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

* HS thực hiện hoạt động nhóm, kiểm tra kết quả học tập

(2p),

1 Một số phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên

Trang 5

- HS trình bày kết quả học tập lần lượt

+ Nhóm 1, nhóm 2: Em hãy giới thiệu về phong tục, tập

quán thờ cúng tổ tiên của người Nùng và người Dao Quần

Chẹt? Nêu ý nghĩa của phong tục, tập quán đó

+ Nhóm 3, nhóm 4: Em hãy giới thiệu về phong tục, tập

quán đón tết của người dân tộc Sán Dìu, người Nùng

- Các nhóm khác dựa vào bảng kiểm được phát trước giờ

học để đánh giá

Báo cáo, thảo luận

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Các nhóm học sinh khác nhận xét, bổ sung

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

Chuyển giao nhiệm vụ (hoạt động cá nhân)

* Nhiệm vụ 1: Giáo viên cho học sinh xem video giới

thiệu về Lễ Cấp sắc của người Dao ở Quân Chu (Đại Từ)

và trả lời câu hỏi

https://www.youtube.com/watch?v=PW0_esA_ru4&t=220s

? Video cho em có thêm những hiểu biết về phong tục, tập

quán nào của người dân Đại Từ?

? Theo em Lễ Cấp sắc của người Dao có liên quan gì đến

phong tục thờ cúng tổ tiên Nghi lễ này có ý nghĩa như thế

nào với người dân nơi đây?

a Phong tục, tậpquán thờ cúng tổtiên

- Ý nghĩa: thể hiện

sự tôn kính, tưởngnhớ tổ tiên

b Phong tục, tậpquán đón tết

- Là nét văn hóatruyền thống tốtđẹp được giữ gìn

và phát huy từ baođời

Trang 6

* Nhiệm vụ 2: Gia đình em có thực hiện phong tục thờ thờ

cúng tổ tiên không? Nếu có thì thực hiện vào thời điểm

nào?

Thực hiện nhiệm vụ

* NV1: HS xem video trả lời câu hỏi

* NV2: Học sinh liên hệ cá nhân và trả lời câu hỏi

Báo cáo, thảo luận

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

+ Video cho em những hiểu biết về Lễ Cấp sắc của người

dân tộc Dao ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ

+ Đối với người dân tộc Dao, người thực hiện phong tục

thờ cúng tổ tiên phải là người đàn ông đã trải qua Lễ Cấp

sắc

+ Ý nghĩa: Giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận

thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với

HS thực hiện nhiệm vụ trình bày

Báo cáo, thảo luận

- Học sinh/ nhóm học sinh khác theo dõi, nhận xét,

2 Luyện tập Bài tập 1

Trang 7

đánh giá

Kết luận, nhận đinh

Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

GV dựa vào kết quả trả lời của học sinh để định hướng

những việc nên làm và không nên làm

Chê bai, trêu chọc, cười đùa trong các nghi lễ

HS thực hiện nhiệm vụ trình bày

Báo cáo, thảo luận

- Học sinh khác theo dõi, nhận xét, đánh giá

Trang 8

b Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ học tập:

Nhiệm vụ: Tìm hiểu và giới thiệu về một phong tục, tập quán tốt đẹp của

địa phương em

Yêu cầu sản phẩm: Có thể thuyết trình hoặc quay video gửi cho GV, sưu

tầm các nguồn tư liệu, học liệu về một phong tục, tập quán tốt đẹp của địaphương

Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ giới thiệu/quay video/ học liệu, tư liệu

Báo cáo, thảo luận

HS thực hiện nhiệm vụ trình bày

Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét, đánh giá

C Hoạt động sau giờ học

- Những phong tục tập quán như thờ cúng tổ tiên, đón tết còn có ở những

dân tộc nào nữa? Chỉ ra điểm khác nhau?

- Đọc trước nội dung phần 2

IV Rút kinh nghiệm

………

* Bảng kiểm đánh giá hoạt động của học sinh:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

1 Nội dung giới thiệu được nét độc đáo trong phong tục, tập

quán của địa phương

2 Trình bày được nét đặc sắc, ý nghĩa của phong tục, tập quán

đối với đời sống văn hoá của nhân dân địa phương Trách

nhiệm của bản thân và kêu gọi cộng đồng trong việc lưu giữ

và phát huy truyền phong tục này

3 Tư liệu phong phú, hình ảnh rõ nét, nguồn có chọn lọc

4 Sử dụng từ ngữ trong sáng, ngữ điệu phù hợp, diễn đạt dễ

Trang 9

- Nhận thức được phong tục, tập quán tốt đẹp và các hủ tục lạc hậu [1]

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giữ gìn,

phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán và từng bước xóa bỏnhững tập tục lạc hậu của tỉnh Thái Nguyên [2]

- Thực hiện những việc làm phù hợp để góp phần phát huy những giá trị tốt

đẹp của phong tục, tập quán và từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu củatỉnh Thái Nguyên [3]

Trang 10

- Năng lực văn học: Học sinh cảm nhận được những giá trị tốt đẹp củaphong tục tập quán trong các câu ca dao, những tác phẩm văn học dân gian vàvăn học hiện đại [6]

b) Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và bày tỏ suy nghĩ, phản hồi củamình trong hoạt động trao đổi, chia sẻ về nội dung học tập với bạn bè và giáoviên; đưa ra quan điểm riêng trước các ý kiến phản biện; tích cực tham gia, phốihợp thực hiện nhiệm vụ học tập trong nhóm và trong lớp học [7]

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự tổ chức được hoạt động tìm hiểu bài học

Một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên theo cá nhân

hoặc theo nhóm trước giờ lên lớp; hoàn thành các nhiệm vụ được giao [8]

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra chủ đề bài học; đưa

ra những giải pháp với mỗi vấn đề cần giải quyết trao đổi của bài tập nhóm; đưa

ra được câu trả lời, đáp án đúng cho các bài tập được giao; có những ý tưởngsáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ [9]

3 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ được giao

trước, trong và sau giờ lên lớp [10]

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao [11]

- Yêu nước: Biết giữ gìn truyền thống văn hoá và tự hào về văn hoá địa

phương [12]

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Thiết bị dạy học

- Máy tính, máy chiếu

- Phiếu học tập, nam châm, phần thưởng

- Video, tranh ảnh về các phong tục, tập quán, các hoạt động giữ gìn vàphát huy phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc tại Thái Nguyên

2 Học liệu

- Phiếu học tập, rubrics đánh giá.

- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên lớp 8.

Trang 11

- Kế hoạch bài dạy.

3 Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài trước khi tới lớp, hoàn thiện các phiếu học tập GV giao

- Tập đóng phóng viên và khách mời trong chương trình Chuyển động 24h

để thể hiện sự hiểu biết về các phong tục tập quán tốt đẹp cần phát huy

- Tìm hiểu và giới thiệu về một hoạt động giữ gìn và phát huy những phong

tục, tập quán tại địa phương em (viết bài giới thiệu hoặc quay video)

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)

a Mục tiêu: Thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú,

chuẩn bị tâm thế cho học sinh; huy động kiến thức kinh nghiệm đời sống liênquan làm cơ sở để tiếp nhận kiến thức mới

b Nội dung: Học sinh xem video và chia sẻ cảm nhận

c Sản phẩm: Kiến thức nền và sự chia sẻ của học sinh

d Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên cho học sinh xem video “Đặc sắc văn hóa

cộng đồng dân tộc Dao ở Thái nguyên”

H1: Sau khi xem video em có cảm nhận gì về việc gìn

giữ phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa của dân tộc

Dao ở Thái Nguyên?

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh xem video

- Suy nghĩ trả lời câu hỏi

Báo cáo, thảo luận

- Học sinh chia sẻ cảm nhận của mình

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung câu trả

lời của bạn

Kết luận, nhận định

- Học sinh xemvideo và chia sẻhiểu biết của bảnthân

Trang 12

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào

bài

- Giáo viên dẫn dắt vào bài: Các em ạ, trong đoạn video

các em vừa xem đã giới thiệu cho chúng ta những nét

văn hóa đặc sắc và các hoạt động cộng đồng nhằm giữ

gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của

bà con dân tộc Dao ở tỉnh Thái Nguyên Trong bài học

hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc

giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục,

tập quán và từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu của

tỉnh Thái Nguyên

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 38 phút)

a Mục tiêu: [1], [2], [3], [4], [5], [7], [8], [9], [10], [11], [12]

b Nội dung: Học sinh tìm hiểu về việc giữ gìn, phát huy những giá trị tốt

đẹp của các phong tục, tập quán và từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu ởtỉnh Thái Nguyên thông qua kịch bản phỏng vấn và nội dung đã chuẩn bị

c Sản phẩm học tập: kịch bản đóng vai, các câu trả lời và nhận xét của

NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những

hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy những giá

trị tốt đẹp của phong tục, tập quán ở tỉnh

Thái Nguyên.

Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên giao nhiệm vụ cặp đôi cho học sinh

xây dựng kịch bản đóng vai phóng viên và

khách mời trong chương trình Chuyển động

24h (chuẩn bị ở nhà)

Nội dung phỏng vấn:

2 Giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán và từng bước xóa

bỏ những phong tục lạc hậu của tỉnh Thái Nguyên.

a Các hoạt động giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán.

- Để thực hiện tốt nếp sốngvăn hóa và giữ gìn phong tục

Trang 13

1 Chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên

đã có những hoạt động nào để giữ gìn và phát

huy các phong tục tập quán tốt đẹp? Kết quả

của những hoạt động đó?

2 Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn

hóa dân tộc Dao xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ

đã có những hoạt động gì để bảo tồn và phát

huy văn hóa của người Dao?

Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đóng vai nhân vật

- Học sinh đọc phần thông tin 1 (tài liệu trang

28), quan sát, theo dõi phần đóng vai của các

cặp đôi được gọi trình bày và nhận xét, bổ

sung

Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh,

chốt lại kiến thức.

NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những

hoạt động nhằm từng bước xóa bỏ các

phong tục lạc hậu của tỉnh Thái Nguyên.

Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv gọi 1 hs đọc thông tin 2, cả lớp theo dõi và

trả lời các câu hỏi:

? Huyện Định Hóa có những hoạt động gì để

từng bước xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận

huyết? Kết quả của hoạt động đó là gì?

? Ở địa phương em đã có những hoạt động gì

để giữ gìn, phát huy các phong tục, tập quán tốt

đẹp và xóa bỏ những hủ tục lạc hậu?

tập quán tốt đẹp, đồng bào cácdân tộc tỉnh Thái Nguyên đã

có nhiều việc làm thiết thựcnhư:

+ Xây dựng các hương ước,quy ước của làng, bản, khudân cư

+ Trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các

di tích lịch sử, văn hóa + Phát triển các làng nghềtruyền thống, lễ hội dân gian.+ Đơn giản hóa các thủ tục machay, cưới hỏi

- Các câu lạc bộ giữ gìn bảnsắc, văn hóa dân tộc đượcthành lập và ngày các pháttriển

b Từng bước xóa bỏ các phong tục lạc hậu của tỉnh Thái Nguyên

- Nhờ sự vào cuộc tích cựccủa các cấp, ngành chức năngtình trạng tảo hôn của đồngbào các dân tộc huyện ĐịnhHóa giảm mạnh

- Tuyên truyền, phổ biến chínhsách dân số, vận động các giađình dân tộc thiểu số cho con

em đi học để nâng cao dân trí

Trang 14

? Theo em học sinh cần làm gì để giữ gìn, phát

huy các phong tục tập quán tốt đẹp và từng

bước xóa bỏ các phong tục lạc hậu tại địa

b Nội dung: Một số phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc

Thái Nguyên Hiểu biết và có những hành động cụ thể để giữ gìn và phát huynhững giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán và từng bước xóa bỏ những tập tụclạc hậu ở tỉnh Thái Nguyên

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh Phiếu thảo luận nhóm của

học sinh

d Tổ chức thực hiện:

Bài tập 1 Giao nhiệm vụ học tập (thảo luận nhóm 6

người)

Em hãy liệt kê những việc nên làm và không nên làm để

giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán của địa

phương mình theo bảng gợi ý dưới đây:

Chê bai, trêuchọc, cười đùa

Bài tập 1.

Ngày đăng: 25/03/2024, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w