Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH ĐÀO THANH HẢI CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH MARKETINGTên chuyên đề: Hoàn thiện hoạt động quảng cáo nhằm t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
ĐÀO THANH HẢI
Trang 2HÀ NỘI – 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
Họ và tên sinh viên :Đào Thanh Hải
Lớp, khóa, ngành :Marketing 01 – K14 – Marketing
Giáo viên hướng dẫn :TS Ngô Văn Quang
Trang 3Mục lục
DANH MỤC HÌNH ẢNH 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 1
1.1 Tổng quan về hoạt động quảng cáo 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Vai trò của hoạt động quảng cáo 2
1.1.3 Mục đích của quảng cáo 3
1.1.4 Các công cụ quảng cáo 4
1.2 Tổng quan về nhận diện thương hiệu 7
1.2.1 Khái niệm thương hiệu 7
1.2.2 Chức năng của thương hiệu 8
1.2.3 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp 9
1.2.4 Khái niệm nhận diện thương hiệu 11
1.2.5 Vai trò của nhận diện thương hiệu đối với sự phát triển của thương hiệu .13
1.3 Mối quan hệ giữa quảng cáo và nhận diện thương hiệu 14
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – SẢN XUẤT VÀ TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA .17
2.1 Khái quát về công ty 17
2.1.1 Thông tin chung 17
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 17
2.1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi 19
2.1.4 Sản phẩm 20
2.1.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức 20
2.1.6 Cơ cấu phòng Marketing 23
2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 25
Trang 42.2 Thực trạng nhận diện thương hiệu tại công ty 27
2.2.1 Nghiên cứu marketing 28
2.2.2 Định vị thương hiệu 30
2.2.3 Thiết kế nhận diện thương hiệu 31
2.2.4 Lựa chọn mô hình 31
2.3 Hoạt động quảng cáo tại công ty cổ phần đầu tư – sản xuất và truyền thông hoàng gia 32
2.3.1 Xác định mục tiêu quảng cáo 32
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – SẢN XUẤT VÀ TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA 36
3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện hoạt động quảng cáo tại công ty đầu tư sản xuất và truyền thông hoàng gia 36
3.1.1 Dự báo triển vọng về vấn đề hoạt động quảng cáo 36
3.1.2 Quan điểm giải quyết vấn về hoàn thiện hoạt động quảng cáo của công ty cổ phần đầu tư – sản xuất và truyền thông Hoàng Gia 37
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng cáo của công ty cổ phần đầu tư – sản xuất và truyền thông Hoàng Gia 39
3.2.1 Hoàn thiện quy trình quảng cáo 39
3.2.2 Hoàn thiện công cụ quảng cáo 44
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp 20Hình 2.2 Cơ cấu phòng Marketing 23Hình 2.3 Sơ đồ sự ảnh hưởng tầm nhìn thương hiệu đối với chiến lược thương hiệu 29Hình 3.1 Mô hình AIDA 42
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Danh mục sản phẩm của doanh nghiệp 20Bảng 2.2 Mô ̣t số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiê ̣p 26
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên Marketing, sau khi được tiếp thu những kiến thức lý thuyết từ
cơ bản đến chuyên sâu về ngành học từ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, emnhận thấy điều bản thân cần bây giờ là thời gian thực tập Thực tập ngànhMarketing mang lại cho em cơ hội để ứng dụng những kiến thức và kỹ năng cóđược từ các học phần đã học vào thực tế của các hoạt động của đơn vị thực tậpnhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứuphần kiến thức chuyên sâu của ngành học
Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các côchú, anh chị trong Công Ty Cổ Phần Đầu Tư – Sản Xuất Và Truyền Thông HoàngGia– đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cậnthực tế các hoạt động liên quan đến Marketing tại doanh nghiệp
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đạihọc Công nghiệp Hà Nội, quý thầy cô khoa Quản lý Kinh doanh đã tận tâm truyềnđạt và giảng dạy những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho em Đặc biệt, em xin gửilời cảm ơn đến TS Ngô Văn Quang – giảng viên hướng dẫn tại Trường Đại họcCông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình nhận xét, góp ý, hướng dẫn và giúp đỡ em hoànthành báo cáo thực tập
Bản báo cáo thực tập cơ sở ngành Marketing bao gồm ba phần nội dung chínhsau:
Phần 1: Cơ sở lí luận về hoạt động quảng cáo làm tăng mức độ nhận diện thươnghiệu
Phần 2: Thực trạng thương hiệu và quảng cáo tại công ty cổ phần đầu tư – sản xuất
và truyền thông Hoàng Gia
Phần 3: Đề xuất giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu thông quaquảng cáo của công ty cổ phần đầu tư – sản xuất và truyền thông Hoàng Gia
Nhìn chung, sau thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư – Sản Xuất VàTruyền Thông Hoàng Gia, em đã có thêm được nhiều kiến thức, kỹ năng cũng nhưbài học kinh nghiệm cho bản thân Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện báo cáo
em không thể tránh được những sai sót, những nhận định chủ quan vì còn thiếukiến thức cũng như kĩ năng Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến,nhận xét từ thầy cô và các bạn Từ đó, em hi vọng mình có thể thu về những kiếnthức và kinh nghiệm hữu ích cho bản thân trong tương lai
Trang 7TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
(Giảng viên hướng dẫn)
Họ và tên giảng viên chấm chuyên đề: TS Ngô Văn Quang
Tên sinh viên: Đào Thanh Hải Mã SV: 2019602866
Đi ểm chấm
1 Hình thức trình bày chuyên đề 2
1.1 Cấu trúc theo đúng quy định 0,5
1.2 Hình thức trình bày, căn chỉnh theo đúng quy định 0,5
1.3 Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả 0,5
1.4 Trích dẫn nguồn gốc rõ ràng
2.1 Phần mở đầu
- Lý do lựa chọn đề tài hợp lý;
- Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, khả thi;
- Xác định chính xác đối tượng, phạm vi nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu phù hợp.
0,5
0,5
2.2 Chương 1: Cơ sở lý luận
- Hệ thống được lý thuyết làm cơ sở luận giải những vấn đề của
đề tài nghiên cứu;
- Lý thuyết, luận điểm có nguồn gốc rõ ràng, độ tin cậy cao
1,5 0,5
Trang 8ểm tối đa
ểm chấm
2.3 Chương 2: Thực trạng
- Dữ liệu sử dụng đánh giá thực trạng phong phú, đáng tin cậy;
- Vận dụng lý thuyết, dữ liệu về đơn vị thực tập để đánh giá
chính xác, khách quan, trung thực thực trạng về chủ đề nghiên
cứu tại doanh nghiệp.
0,5 1,5
2.4 Chương 3: Giải pháp
- Giải pháp đề xuất phải có mối quan hệ logic với thực trạng;
- Giải pháp trình bày cụ thể, chi tiết và khả thi
0,5 1,5
3 Ý thức, thái độ, tuân thủ kỷ luật 1
- Tuân thủ tuyệt đối các kế hoạch, nội dung của giáo viên
hướng dẫn;
- Nộp bài, báo cáo đúng hạn
0,5 0,5
0
( Điểm tối đa 10 điểm, chấm điểm lẻ một chữ số sau dấu phẩy)
B Nhận xét chung về chuyên đề:
………
………
………
………
Hà nội, ngày … tháng … năm 2023
Giảng viên chấm
(Ký và ghi rõ họ tên )
Trang 9TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
(Giảng viên chấm 2)
Họ và tên giảng viên chấm chuyên đề: ………
Tên sinh viên: Đào Thanh Hải Mã SV: 2019602866
Tên chuyên đề: Giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu thông qua quảng cáo
của Công ty Cổ phần Đầu tư – Sản xuất và Truyền thông Hoàng Gia
A Phần chấm điểm chuyên đề
Nội dung đánh giá
Đi
ểm tối đa
Đi ểm chấm
1 Hình thức trình bày chuyên đề 1,5
1.1 Cấu trúc theo đúng quy định 0,5
1.2 Hình thức trình bày, căn chỉnh theo đúng quy định 0,5
1.3 Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả 0,5
2.1 Phần mở đầu
- Lý do lựa chọn đề tài hợp lý;
- Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, khả thi;
- Xác định chính xác đối tượng, phạm vi nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu phù hợp.
0,2 5
0,2 5
0,2 5
0,2 5
2.2 Chương 1: Cơ sở lý luận
- Hệ thống được lý thuyết làm cơ sở luận giải những vấn đề
của đề tài nghiên cứu;
- Lý thuyết, luận điểm có nguồn gốc rõ ràng, độ tin cậy cao
2,0 0,5
Trang 10Nội dung đánh giá
Đi
ểm tối đa
Đi ểm chấm
2.3 Chương 2: Thực trạng
- Dữ liệu sử dụng đánh giá thực trạng phong phú, đáng tin
cậy;
- Vận dụng lý thuyết, dữ liệu về đơn vị thực tập để đánh giá
chính xác, khách quan, trung thực thực trạng về chủ đề nghiên
cứu tại doanh nghiệp.
0,5 2,0
2.4 Chương 3: Giải pháp
- Giải pháp đề xuất phải có mối quan hệ logic với thực
trạng;
- Giải pháp trình bày cụ thể, chi tiết và khả thi
0,5 1,5
2.5 Danh mục tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo phản ánh đầy đủ theo trích dẫn, trình
bày đúng quy cách.
0,5
0
( Điểm tối đa 10 điểm, chấm điểm lẻ một chữ số sau dấu phẩy)
B Nhận xét chung về chuyên đề:
………
………
………
………
Hà nội, ngày … tháng … năm 2023
Giảng viên chấm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 11CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
1.1 Tổng quan về hoạt động quảng cáo
- Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012: “Quảng cáo là việc sử dụng cácphương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cómục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cánhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự;chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
- Trong cuốn giáo trình Marketing căn bản do GS.TS Trần Minh Đạo chủ biên
đã nêu định nghĩa về quảng cáo như sau: “Quảng cáo là những hình thứctruyền thông không trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua cácphương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chiphí.”
Nhìn chung, các khái niệm trên có một số nhận định chung về quảng cáonhư:
- Quảng cáo là một hoạt động được chi trả bằng tiền
Trang 12- Quảng cáo là biện pháp truyền bá thông tin của các doanh nghiệp Nó là hoạtđộng sáng tạo của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu quảng bá thôngtin, hình ảnh của doanh nghiệp tới người nhận tin.
- Nội dung của quảng cáo là các thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà doanhnghiệp kinh doanh Có đôi khi là thông tin về doanh nghiệp
- Hoạt động quảng cáo là những chương trình, hoạt động quảng cáo của doanhnghiệp được lên kế hoạch một cách chi tiết và cụ thể , trong đó có việc vậndụng các mối quan hệ qua lại để phục vụ quảng cáo cũng như sử dụng cácphương tieẹn truyền thông trong quảng cáo Hoạt động quảng cáo được thiếtlập để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như để thu hút một lượngkhách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới Hoạt động quảng cáo tốt sẽmang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích và sự uy tín trong quá trình kinhdoanh sản phẩm, dịch vụ của mình.[1]
1.1.2 Vai trò của hoạt động quảng cáo
Nhìn một cách tổng quát, quảng cáo có những vai trò như: nó được dự tính
để hướng một người vào mua một sản phẩm; để hỗ trợ cho một mục tiêu, thậmchí để khuyến khích tiêu dùng ít đi khi cần thiết; cũng có thể dùng quảng cáo đểchọn một ứng cử viên
Hoạt động quảng cáo ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư vàphát triển Bởi lẽ quảng cáo không chỉ quảng bá thương hiệu, sản phẩm mà nócòn đưa doanh nghiệp tương tác với khách hàng nhiều hơn, giúp nhiều kháchhàng nhận định được với doanh nghiệp hơn, đồng thời định hướng xu thế tiêudùng của xã hội
Đối với nhà sản xuất, quảng cáo làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm, giảmhàng tồn kho, luân chuyển vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanhnghiệp Quảng cáo còn giúp cho lưu thông phân phối đỡ tốn kém Quảng cáo
Trang 13còn là một công cụ hữu ích cho phép nhà sản xuất thông tin cho thị trườngnhanh chóng về bất kì thay đổi nào của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ Từ đódoanh nghiệp có thể tăng tương tác với khách hàng cũng, tiếp cận đến nhiềukhách hàng mới, tạo ra các mối quan hệ làm ăn Trong môi trường kinh doanhngày càng gay gắt, nhờ việc quảng cáo kiếm khách hàng, phát triển kinh doanh
mà doanh nghiệp có thể đảm bảo vị thế của mình trên thị trường
Đối với nhà bán buôn và bán lẻ là một đầu mối trung gian giữa doanh nghiệp
và người tiêu dùng, quảng cáo giúp cho việc phân phối và bán hàng thuận lợi.Cùng với thương hiệu từ nhà sản xuất đi kèm, quảng cáo tạo nên uy tín cho hãngmua và những nhà bán lẻ đạt được lượng mua cao
Đối với người tiêu dùng, quảng cáo chính là một thứ thiết yếu trong cuộcsống hằng ngày của họ Trước khi mua các sản phẩm phục vụ cho đời sống sinhhoạt, họ cần phải tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm thì chỉ có thểthông qua quảng cáo Quảng cáo trang bị cho người tiêu dùng kiến thức cơ bản,cần thiết về sản phẩm và tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho riêng mình, đồng thờithúc đẩy quá trình thương mại, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người tiêudùng Nhờ sự ảnh hưởng của quảng cáo, các cửa hàng bán buôn bán lẻ, cácdoanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, chấtlượng phục vụ, đồng thời hạn chế tình trạng độc quyền về giá gây bất lợi chongười tiêu dùng
Ngoài ra, trong tầm nhìn vĩ mô, quảng cáo cũng có vai trò không nhỏ đối vớinền kinh tế Quảng cáo tạo công việc cho nhiều người trong và cả ngành quảngcáo Các công việc trong ngành quảng cáo hết sức đa dạng và phong phú Quảngcáo còn tác động tới nhiều ngành nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất,truyền thông, truyền hình… Do đó khi quảng cáo phát triển thì đòi hỏi các lĩnhvực kinh doanh khác phải có bước phát triển mạnh mẽ để phù hợp với nhu cầu
Trang 14của thị trường Quảng cáo còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sáchquốc gia, góp phần vào sự phồn thịnh của đất nước và toàn cầu.
1.1.3 Mục đích của quảng cáo
Mục đích chính của quảng cáo là để thông báo, tuyên truyền tới mọi ngườinhững thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ mới được cung cấp bởi doanhnghiệp, thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc sử dụng các dịch vụ được cung cấpbởi doanh nghiệp Sau đó là để thuyết phục khách hàng tiếp tục duy trì mua và
sử dụng sản phẩm dịch vụ đó, đồng thời thu hút thêm một lượng khách hàngmới có nhu cầu hoặc đang sử dụng sản phẩm cung cấp bởi hãng khác chuyểnsang dùng sản phẩm của mình
Quảng cáo giúp doanh nghiệp thu hút thêm được các khách hàng mới vànhững khách hàng hiện có sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ Đối với một
số doanh nghiệp thì họ lại cần đến một lượng lớn các quảng cáo để có thể vượtqua một số các chướng ngại đến từ các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành.Ngoài ra quảng cáo cũng giúp công ty thiết lập một hình ảnh riêng chothương hiệu, tuyên truyền hình ảnh doanh nghiệp nhiều hơi tới người tiêu dùng.Điều này sẽ đem tới sự tin tưởng nhất định cho những khách hàng tiềm năngvào chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ công ty cung cấp
1.1.4 Các công cụ quảng cáo
1.1.4.1 SEO (Search Engine Optimization)
SEO (tiếng Việt là “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”) là quá trình tối ưu nộidung bài viết và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọnlựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet Đơn giản hơn
có thể hiểu SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí tốttrong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm với những từ khóa liên quanđến sản phẩm/dịch vụ mà công ty bạn cung cấp
Trang 15Hầu hết người tiêu dùng Việt Nam đều có thói quen sử dụng công cụ tìm kiếm(điển hình là Google) để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ trước khi mua Chính vì
lý do này mà SEO được xem là công cụ cực kỳ quan trọng trong Digital Marketing
1.1.4.2 Quảng cáo Google (Google Adwords)
Quảng cáo Google là hình thức trả tiền để quảng cáo của bạn hiển thị (CPM)hoặc được click (CPC) ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm củaGoogle hoặc mạng lưới của Google thông qua việc lựa chọn những từ khóa liênquan đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty bạn cung cấp
Một trong những ưu điểm của quảng cáo Google là:
- Hiển thị quảng cáo trong các khoảng thời gian nhất định
- Hiển thị thông điệp quảng cáo theo đúng từ khóa lựa chọn
- Hiển thị quảng cáo theo khu vực, quốc gia hay thậm chí toàn cầu
- Định mức ngân sách quảng cáo theo ngày, theo giai đoạn
1.1.4.3 Quảng cáo Banner (quảng cáo hiển thị GDN)
Cách đây hơn 3-5 năm, quảng cáo Banner là hình thức khá thông dụng màhầu hết doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi bắt đầu Digital Marketing Quảngcáo Banner chỉ thực sự hiệu cho mục tiêu gây được sự chú ý (awareness) và tạođược hình ảnh thương hiệu (brand building)
Trước kia thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam vốn quen với phươngpháp tính giá theo thời gian: Cost per Duration (CPD), hình thức tính giá mà nhàquảng cáo sẽ trả chi phí cho banner quảng cáo của mình theo thời gian đặt trênwebsite (ngày, tuần, tháng, năm) Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp
có thể tính phí quảng cáo Banner theo CPM (Cost per Milles) hay CPC (CostPer Click)
1.1.4.4 Social Media Marketing
Trang 16Một trong những hình thức hiệu quả nhất của Digital Marketing ở Việt Namgiai đoạn hiện tại là Social Media Marketing Social Media chính là kênh truyềnthông mạng xã hội, nó được tạo ra nhằm mục đích liên hệ, trao đổi, chia sẻnhững thông tin, hình ảnh video… giữa con người với nhau Những kênh SocialMedia được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: Facebook, Youtube, Tiktok,Instagram…
Ngoài việc thiết lập Fanpage để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ, Doanhnghiệp có thể sử dụng hình thức quảng cáo hiển thị Facebook Với đối tượngngười sử dụng Facebook tại Việt Nam chủ yếu là độ tuổi từ 18 đến 28,Facebook được xem là thiên đường quảng cáo cho các dịch vụ giải trí, tiêudùng Bên cạnh đó, việc phát triển các group cộng đồng hay facebook cá nhân
để tiếp cận khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin lớn hơn vào thương hiệu
và sản phẩm
Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ khác phổ biến hiện nay
mà cũng đang được ưa chuộng và trở thành trào lưu trong thời gian gần đây nhưTiktok, Instagram, Youtube …
1.1.4.5 Email Marketing
Có khá nhiều lời phàn nàn về Email Marketing ở giai đoạn hiện tại Tuynhiên nếu doanh nghiệp áp dụng đúng cách, Email Marketing vẫn được xem làhình thức có tỷ lệ ROI cao nhất trong hầu hết các công cụ Digital Marketing
Sử dụng Email Marketing trong các chiến dịch Marketing mang đến nhữnglợi ích như sau:
Tiết kiệm tối đa chi phí cho thiết kế, vận chuyển, thuê địa điểm nếu như sosánh với các hình thức quảng cáo truyền thống khác
Xây dựng thương hiệu, tăng mối liên hệ và tạo sự tin tưởng cho khách hàng
Trang 17 Khả năng đo lường chiến dịch thông qua việc thống kế số lượng người click
mở email, click vào các đường link…
Có thể tự động hóa chiến dịch Marketing thông qua các đặt lịch gửi EmailMarketing tự động.[2][3]
1.2 Tổng quan về nhận diện thương hiệu
1.2.1 Khái niệm thương hiệu
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về thương hiệu Tùytheo góc độ tiếp cận và khả năng vận dụng mà xuất hiện rất nhiều khái niệmkhác nhau về thương hiệu
Dưới góc độ Marketing, theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu làtên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này
để có thể nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phânbiệt nó với hàng hóa hay dịch vụ của người bán khác”
Theo Philip Kotler: “Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuậtngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhậnsản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.”Một số chuyên gia tư vấn thương hiệu cho rằng “Thương hiệu là phần hồncủa doanh nghiệp, là những yếu tố vô hình như thể hiện tính cách, đặc tính,hành vi và được khách hàng cảm nhận
Một số quan điểm nhận định về thương hiệu rằng: Thương hiệu được tạo ranhằm nhận biết, phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp, tổ chức hay một cá nhân,một quốc gia, địa phương Thương hiệu không chỉ dừng lại ở những dấu hiệunhận biết và phân biệt, mà còn cả những dấu hiệu trực giác, vô hình như cá tính,giá trị cảm nhận, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và côngchúng
Trang 18Từ những cơ sở quan điểm trên, khái niệm thương hiệu được đưa ra là:
Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.[4]
Với khái niệm này, thương hiệu được nhấn mạnh nhiều hơn đến các ấntượng, hình ảnh về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp được đọng lạitrong tâm trí khách hàng và công chúng chứ không chỉ là các dấu hiệu như tên,biểu trưng Yếu tố quan trọng ẩn đằng sau và làm cho những cái tên, biểu trưng
đi vào tâm trí khách hàng chính là chất lượng hàng hóa, dịch vụ; cách ứng xửcủa doanh nghiệp với khách hàng và công chúng; những hiệu quả và tiện íchđích thực cho người tiêu dùng cho những hàng hóa và dịch vụ đem lại, …
1.2.2 Chức năng của thương hiệu
Thương hiệu có 4 chức năng cơ bản là: Chức năng nhận biết và phân biệt;Chức năng thông tin và chỉ dẫn; Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy; Chứcnăng kinh tế
Chức năng nhận biết và phân biệt
Đây là chức năng quan trọng nhất của thương hiệu Mục đích tạo ra thươnghiệu đầu tiên là để nhận biết và phân biệt các sản phẩm của doanh nghiệp nàyvới các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác Khi sản phẩm càng phongphú và đa dạng thì chức năng này lại càng trở nên quan trọng Các dấu hiệu gâykhó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm đi uy tín và cản trở sự phát triển của mộtthương hiệu Nhận biết và phân biệt dựa trên cả các dấu hiệu trực giác và cácdấu hiệu tri giác
Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Trang 19Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện qua hình ảnh, ngônngữ hoặc các dấu hiệu khác của thương hiệu Qua đó, người tiêu dùng có thểnhận biết được những giá trị sử dụng của sản phẩm, những công dụng mà sảnphẩm có thể mang lại cho người tiêu dùng Nội dung của thông điệp mà thươnghiệu truyền tải luôn rất phong phú và đa dạng Chức năng thông tin và chỉ dẫn
có thể cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ, những giá trị nổi trội của sảnphẩm, các giá trị cảm nhận hoặc giới hạn nhóm khách hàng mục tiêu, …
Không phải tất cả mọi thương hiệu thể hiện rõ được chức năng thông tin vàchỉ dẫn Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong việcchấp nhận và tin tưởng của khách hàng nếu có thể cung cấp đầy đủ chức năngnày
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
Thương hiệu còn có chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy Đó là cảm nhậncủa người tiêu dùng về sự khác biệt khi lựa chọn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ
đó Một thương hiệu chỉ được sự tin cây khi có sự cảm nhận tốt về sản phẩmmang thương hiệu, cách thức và thái độ của doanh nghiệp đối với khách hàng vàcông chúng Sự cảm nhận của khách hàng được hình thành dựa trên sự tổng hợpnhững yếu tố của thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu tượng, biểu trưng, cácgiá trị nổi trội về sản phẩm… và cả sự trải nghiệm của người tiêu dùng
Chức năng này chỉ được thể hiện khi một thương hiệu đã được chấp nhậntrên thị trường
Chức năng kinh tế
Thương hiệu luôn mang một giá trị hiện tại và tiềm ẩn Giá trị này được thểhiện rõ nhất khi sang nhượng và chuyển giao thương hiệu hoặc khi tiến hành cáchoạt động khai thác giá trị tài chính như góp vốn, hợp tác kinh doanh, …
Trang 20Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp Sự nổi tiếng củathương hiệu có thể giúp giá cả hàng hóa, dịch vụ của thương hiệu đó tăng lên,tạo cơ hội dễ dàng gia nhập thị trường hơn.
1.2.3 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng
Thông qua thương hiệu, khách hàng sẽ có những ấn tượng về sản phẩm màdoanh nghiệp cung cấp, từ đó tạo động lực để lựa chọn sản phẩm và tin tưởngtiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp thay vì các doanh nghiệp cạnh tranh khác.Thông qua định vị thương hiệu, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp cũngđược hình thành Các giá trị của thương hiệu sẽ được định hình và ghi nhậnthông qua tên gọi, logo, khẩu hiệu của thương hiệu
Thương hiệu như lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng
Khi khách hàng lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó tức là họ
đã chấp nhận và có sự tin tưởng nhất định đối với thương hiệu Người tiêu dùngtin ở thương hiệu nhờ vào niềm tin về chất lượng dịch vụ mà sản phẩm mangthương hiệu đó đem lại hoặc tin tưởng ở những giá trị riêng biệt mà doanhnghiệp cung cấp Đây chính là lời cam kết của doanh nghiệp với khách hàng.Khi khách hàng chấp nhận thương hiệu nghĩa là họ tin tưởng những cam kết sẽđược thực hiện
Thương hiệu giúp quá trình phân đoạn thị trường được hoàn thiện
Nhờ chức năng nhận biết và phân biệt mà doanh nghiệp có thể hoàn thiệnquá trình phân đoạn thị trường của mình Mỗi một đoạn thị trường đều cónhững sắc màu và cá tính riêng, do đó cần có thương hiệu phù hợp để có thểđịnh hình được bản sắc riêng cho nhóm khách hàng mục tiêu Vì thế, thương
Trang 21hiệu góp phần quan trọng trong việc giúp quá trình phân đoạn thị trường rõ néthơn.
Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư
Khi thương hiệu được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhữnglợi ích đích thực Doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận thị trường một cách dễdàng hơn, sâu rộng hơn ngày cả khi phải chịu áp lực cạnh tranh Các thươnghiệu càng phát triển mạnh thì càng có nhiều cơ hội để xâm nhập và chiếm lĩnhthị trường
Không chỉ vậy, thương hiệu mạnh còn giúp thu hút vốn đầu tư cho doanhnghiệp Các nhà đầu tư, đối tác sẽ không ngần ngại hợp tác với các thương hiệu
uy tín Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.2.4 Khái niệm nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu của một công ty là cách mà công ty đó muốn kháchhàng cảm nhận về mình qua các thành phần hữu hình và vô hình như tên, logo,màu sắc, câu khẩu hiệu, … Những yếu tố nhận diện thương hiệu này phải đượcxây dựng trên cơ sở các thuộc tính của thương hiệu như: sản phẩm, con người,biểu tượng đại diện cho thương hiệu, …
Hoạt động nhận diện thương hiệu không đơn giản chỉ là hình ảnh, hiểu mộtcách chính xác, nhận diện thương hiệu là cách định vị thương hiệu bằng hìnhảnh, nó thể hiện linh hồn của thương hiệu, những gì mà doanh nghiệp muốnngười tiêu dùng cảm nhận về thương hiệu của mình Hệ thống nhận diện thươnghiệu được ví như phần nổi của tảng băng trôi, là phần thương hiệu thể hiện rabên trên của tảng băng, là những gì khách hàng thấy và nhận biết một thươnghiệu
Trang 22Một hệ thống nhận diện thương hiệu cần có sự nhất quán và đồng bộ cả vềnội dung lẫn hình thức của các yếu tố nhận diện được xác lập Khi doanh nghiệpxác lập càng nhiều các yếu tố nhận diện thì khả năng nhận diện và thể hiện đặctính thương hiệu càng cao Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự khó khăn trong côngtác quản lý hệ thống khiến doanh nghiệp cần có những chiến lược định vị phùhợp.
Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại hệ thống nhận diện thươnghiệu, tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện áp dụng mà việc phân chia cónhiều cách tiếp cận khác nhau
Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện, chia ra làm 2 loại:
Hệ thống nhận diện thương hiệu gốc: bao gồm các thành tố của thương
hiệu như: Tên thương hiệu, biểu trưng, biểu tượng (logo, kí hiệu), khẩu hiệu,card visit, biểu mẫu, giấy tờ văn phòng, … những yếu tố này luôn được nhắcđến khi nói về hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu mở rộng: gồm các yếu tố nhận diện bổ
sung như: ấn phẩm quảng cáo (catalogue, tờ rơi, sách gấp, băng đĩa, …); thiết kếwebsite, biển quảng cáo ngoài trời, …
Dựa theo phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện, chia ra làm 2 loại:
Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ: được dùng chủ yếu trong nội bộ
doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động truyền thông thương hiệu nội bộ và xâydựng văn hóa trong doanh nghiệp Các yếu tố nhận diện thuộc hệ thống này baogồm: Bảng tên và chức danh của các cá nhân, lãnh đạo; các ấn phẩm nội bộ nhưbản tin, thông báo, giấy tờ văn phòng, … đồng phục, các chỉ dẫn trong doanhnghiệp
Trang 23Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoại vi: được dùng chủ yếu trong các
giao tiếp và truyền thông của doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài Đâyđược xem là hệ thống nhận diện chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp Các yếu
tố nhận diện ở đây có thể kể đến như biển hiệu, thiết kế, trang trí điểm bán, …
hệ thống các ấn phẩm giao dịch như card visit, các loại biểu mẫu, … đồng phụcnhân viên, bảng tên và nhiều yếu tố khác
Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện, chia ralàm 2 loại:
Hệ thống nhận diện thương hiệu tĩnh: là hệ thống gồm các yếu tố nhận
diện thường ít dịch chuyển hoặc ít biến động, thay đổi theo thời gian Các yếu tốnhận diện này thường bao gồm: biển hiệu, thiết kế trang trí văn phòng, điểmbán, biển quảng cáo ngoài trời, biển LED, … đồng phục, bảng tên nhân viên, …
Hệ thống nhận diện thương hiệu động: là hệ thống gồm các yếu tố nhận
diện thường dịch chuyển hoặc thay đổi, biến động theo thời gian Các yếu tốnhận diện động thường bao gồm: các loại biểu mẫu, tem nhãn, thiết kế trang trítrên các phương tiện, các ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, sách gấp, catalogue, …
và các loại quà tặng
1.2.5 Vai trò của nhận diện thương hiệu đối với sự phát triển của thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là một cách để doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơntới khách hàng của mình Do đó, nhận diện thương hiệu đóng một vai trò khôngnhỏ tới sự phát triển và hình thành cá tính riêng của doanh nghiệp Một vài vaitrò của nhận diện thương hiệu đó là:
Tạo khả năng nhận biết và phân biệt thương hiệu
Đây là vai trò quan trọng nhất của nhận diện thương hiệu, xuất phát từ chứcnăng nhận biết và phân biệt của thương hiệu Với mỗi thương hiệu, hệ thống
Trang 24nhận diện sẽ là những điểm tiếp xúc thương hiệu quan trọng để khách hàng cóthể nhận ra và phân biệt được các thương hiệu cạnh tranh khác Không chỉ vậy,
hệ thống nhận diện tốt sẽ giúp thương hiệu tạo dựng được dấu ấn của riêng mình
và gia tăng tình cảm của khách hàng với thương hiệu Do đó, sự đồng bộ và nhấtquán của các yếu tố nhận diện là cơ sở cần thiết để gia tăng khả năng nhận biết,phân biệt đối với thương hiệu
Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp
Hệ thống nhận diện thương hiệu giúp truyền tải các thông điệp quan trọngtới các đối tượng của hệ thống như các ấn phẩm, biển hiệu, đồng phục, hoạtđộng xúc tiến bán, … Khách hàng sẽ có được những thông tin đầy đủ và rõ rànghơn, nhất quán hơn về cả sản phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp từ hệ thốngnhận diện này Các thông điệp định vị và những lợi ích và giá trị mà khách hàng
có thể cảm nhận được từ sản phẩm mang thương hiệu và từ chính thương hiệuthường được thể hiện khá rõ nét ở những hệ thống nhận diện thương hiệu hoànchỉnh (thường được biết đến và cảm nhận qua slogan thương hiệu)
Tạo cảm nhận về cá tính thương hiệu
Thông qua hệ thống nhận diện, doanh nghiệp sẽ tạo được sự nhất quán trongtiếp xúc, cảm nhận về thương hiệu và sản phẩm Bằng cách thể hiện riêng quamàu sách, kiểu chữ, cách thể hiện các thành tố thương hiệu trên những phươngtiện và môi trường khác nhau mà khách hàng có thể bị lôi cuốn bởi chúng.Khách hàng dễ dàng cảm nhận được những thông điệp, giá trị mà doanh nghiệpmuốn truyền tải
Không chỉ vậy, thông qua sự nhất quán, hệ thống nhận diện thương hiệu gópphần thiếp lập và làm rõ cá tính của thương hiệu
Cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp
Trang 25Đôi khi, hệ thống nhận diện thương hiệu có vai trò tạo ra một sự gắn kếtgiữa các thành viên trong doanh nghiệp nhằm xây dựng những giá trị văn hóacủa doanh nghiệp đó Với quan niệm về bản sắc thương hiệu, hệ thống nhậndiện thương hiệu đóng góp và đề cao những giá trị mà doanh nghiệp muốntruyền tải, từ đó tạo khả năng tiếp xúc và hiểu biết về thương hiệu của cộngđồng.
Gắn liền với sự phát triển của thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ đi liền với sự phát triển của thương hiệuqua những giai đoạn khác nhau Một thương hiệu sẽ khó có thể phát triển nếuthiếu đi hệ thống nhận diện Các hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ tồn tại khábền vững theo thời gian Tuy nhiên để truyền thống tốt hơn thì nó cần được làmmới và thay đổi cho phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển thương hiệucủa doanh nghiệp
1.3 Mối quan hệ giữa quảng cáo và nhận diện thương hiệu
Quảng cáo không chỉ tạm thời hỗ trợ cho sản phẩm hoặc dịch vụ Đây chính
là công cụ để xây dựng một thương hiệu mạnh Một trong những công cụ giúpxây dựng thương hiệu mạnh là quảng cáo Không có thương hiệu nào trở nênnổi tiếng nếu không có quảng cáo, dù bằng cách này hay cách khác
Tùy vào đặc điểm của thương hiệu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh mà mỗithương hiệu phải có chiến lược quảng cáo riêng cho mình Chiến lược quảngcáo cho một sản phẩm tiêu dùng nhanh như dầu gội hoàn toàn khác với chiếnlược quảng cáo cho một dịch vụ ngân hàng Tuy nhiên, chúng có đặc điểmchung là đều trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tạo sự nhận diện trong tâm trí khách hàng
Trang 26Trong giai đoạn này, quảng cáo đóng vai trò là công cụ nhắc nhở và in sâuvào não người tiêu dùng về sự hiện diện của thương hiệu Do vậy, độ phủ và tầnsuất quảng cáo phải đủ mạnh để người tiêu dùng có thể nghe và nhìn thấythương hiệu ở nhiều nơi, nhiều thời điểm Quy trình lặp đi lặp lại quảng cáo sẽlàm thương hiệu in sâu vào tâm trí người tiêu dùng.
Giai đoạn 2: Quảng cáo để truyền thông về hình ảnh thương hiệu
Một khi thương hiệu đã được nhiều người biết đến, điều quan trọng củangười hoạch định chiến lược quảng cáo là phải truyền tải hình ảnh về thươnghiệu tới người tiêu dùng Để có được hình ảnh nhất quán về thương hiệu, cầnphải có một bản tuyên ngôn định vị thương hiệu trước khi tiến hành bất cứthông điệp quảng cáo nào ra đại chúng Chỉ cần xem mẫu quảng cáo, người ta
có thể nhận ra đó là của thương hiệu nào với thông điệp không đổi, tốt lên ýnghĩa trọn vẹn về đẳng cấp thương hiệu Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanhnghiệp bỏ ra nhất nhiều tiền cho quảng cáo Trong khi đó, họ không có bảntuyên ngôn định vị thương hiệu nên không đạt được hiệu quả tương xứng vớingân sách bỏ ra Thông điệp quảng cáo của họ như thế này, mai lại truyền tải nộidung khác nên không cộng hưởng với nhau, nhiều khi bị gây nhiễu trong việctiếp thu thông tin đối với người tiêu dùng
Giai đoạn 3: Duy trì và đổi mới hình ảnh thương hiệu
Khi thương hiệu đã được nhiều người biết đến, hình ảnh thương hiệu đượcđịnh vị rõ ràng Tuy nhiên, việc duy trì quảng cáo và cải tiến thương hiệu vẫn rấtcần thiết Người tiêu dùng sẽ cảm thấy nhàm chán khi xem một thông điệpquảng cáo cứ lặp đi lặp lại Do vậy, doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, tìm ra sựkhác biệt và thú vị trong các mẫu quảng cáo để truyền tải hình ảnh thương hiệu
đã được duyệt trong bản tuyên ngôn định vị Điều này có nghĩa là cùng một
Trang 27thông điệp, những mẫu quảng cáo được diễn tả và thể hiện bằng những nội dungkhác nhau để hình ảnh thương hiệu luôn mới trong mắt người tiêu dùng.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢNG CÁO TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – SẢN XUẤT VÀ TRUYỀN THÔNG HOÀNG
GIA 2.1 Khái quát về công ty
2.1.1 Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư – Sản Xuất Và Truyền ThôngHoàng Gia
- Địa chỉ: Số 70, phố Sơn Tây, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Mã số thuế: 0107330353
- Ngày hoạt động: 19/02/2016
- Giấy phép kinh doanh: 0107330353
Trang 28- Địa chỉ Email: kd@innhanhhoanggia.com.vn
- Lĩnh vực: môi giới, đấu giá, truyền thông
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư – Sản Xuất Và Truyền Thông Hoàng Gia đượcthành lập vào tháng 2 năm 2016 với tâm huyết mang đến cho khách hàng nhữngSản phẩm, dịch vụ chất lượng, uy tín và cạnh tranh Thương hiệu Hoàng Gia đãxây dựng được vị thế là Công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam, Công ty hiệncung cấp các dịch vụ như quảng cáo trên xe taxi, Quảng cáo xe Buýt, Quảng cáoFrame-LCD, booking truyền hình, truyền thanh VOV, Quảng cáo báo điện tử,Quảng cáo báo giấy, tạp chí … được nhiều khách hàng là các công ty, tập đoànlớn tín nhiệm và duy trì hợp tác nhiều năm qua
- Ngày 19/02/2016: Công ty ra đời với tên gọi đầu tiên là Công ty CP kinh doanhdịch vụ tổng hợp Hoàng Gia
- Ngày 30/06/2019: Công ty thực hiện việc đổi tên là Công ty Cổ Phần Đầu Tư –Sản Xuất và Truyền thông Hoàng Gia
- Các lần thay đổi vốn điều lệ:
* Vốn đăng ký lần thứ I: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng)
* Vốn đăng ký lần thứ II: 35.000.000.000 đồng (Ba mươi năm tỷ đồng)
- Các cột mốc quan trọng:
- Ngày 09/06/2018 :Thành lập trung tâm Quảng cáo – Truyền thông Hoàng Gia
- Ngày 19/10/2019 :Thành lập chi nhánh công ty tại Quảng Ninh
- Ngày 29/05/2020 :Thành lập Công ty TNHH MTV Quảng cáo Hoàng Gia:
Thành lập công ty in Hoàng Gia
Trang 29- Năm 2020 :Đối tác của AEON, vnExpress, Vietnamnet, RMIT,…
- Ngày 17/02/2021 :Thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng
- Năm 2021 :Đối tác truyền thông của SHB, Vietcombank, FPT,…
- Đầu năm 2022 :Hợp tác với tập đoàn FLC, VietnamAirline
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã từng bước khẳng địnhthương hiệu của mình Bên cạnh sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động,công ty cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện với mục đích cùngchia sẻ với cộng đồng
Giờ đây, sau gần 8 năm xây dựng, trưởng thành và đã có những bước tiếnthành công, công ty đang nỗ lực mang tới cho khách hàng, đối tác nhiều hơnnữa những giá trị mới, năng động, sáng tạo và hiện đại hơn trong mỗi sản phẩm,dịch vụ của mình
Doanh nghiệp luôn hoạt động dựa trên các giá trị cốt lõi:
- Sự tin cậy của khách hàng và sự an toàn chia sẻ thông tin Chúng tôi hiểu