1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hànhhọc phần lập dự án đầu tư dự án nhà máy sản xuất bơm kim tiêm y tếdùng 1 lần xmvinamedical miền bắc

44 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà máy sản xuất bơm kim tiêm y tế dùng 1 lần XMVINAMEDICAL miền Bắc
Tác giả Mon Mon
Chuyên ngành Lập dự án đầu tư
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ (6)
    • 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư (6)
      • 1.1.1. Tên công ty: Công ty cổ phần VIETMEDICAL (6)
      • 1.1.2. Trụ sở chính: Số 89 Lương Định Của, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, TP Hà Nội Điện thoại: 0243 984 3477 (6)
      • 1.1.3. Người đại diện theo pháp luật của công ty (6)
      • 1.1.4. Ngành nghề kinh doanh (6)
      • 1.1.5. Tư cách pháp nhân (6)
      • 1.1.6. Tình hình kinh doanh (6)
    • 1.2. Căn cứ pháp lý (7)
    • 1.3. Căn cứ thực tế (8)
  • Chương 2: SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG (10)
    • 2.1. Các loại sản phẩm và mục tiêu (10)
    • 2.2. Đánh giá nhu cầu thị trường (10)
      • 2.2.1. Phân tích nhu cầu thị trường về trang thiết bị y tế bằng nhựa tại Việt Nam (10)
      • 2.2.2. Thi trường xuất khẩu và hợp tác (11)
      • 2.2.3. Thực trạng sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa tại Việt Nam (11)
      • 2.2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vật tư Y tế tiêu hao (12)
    • 2.3. Xác định mức tiêu thụ hàng năm (12)
      • 2.3.1. Động lực tăng trưởng (13)
      • 2.3.2. Giải pháp về thị trường (14)
      • 2.3.3. Kế hoạch xúc tiến bán hàng (14)
      • 2.3.4. Xác định giá cả (14)
      • 2.3.5. Xác định kênh phân phối sản phẩm (14)
    • 2.4. Phân tích các yếu tố trong ma trận SWOT (16)
  • Chương 3: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN (18)
    • 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án (18)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (18)
      • 3.1.2. Kinh tế xã hội (19)
    • 3.2. Các hạng mục và chi phí của dự án đầu tư (19)
    • 3.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng (20)
      • 3.3.1. Địa điểm xây dựng (20)
      • 3.3.2. Phân tích địa điểm (21)
    • 3.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào (22)
      • 3.4.1. Nhu cầu sử dụng đất (22)
      • 3.4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án (22)
    • 3.5. Tác động môi trường (23)
      • 3.5.1. Giới thiệu chung (23)
      • 3.5.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường (23)
      • 3.5.3. Tác động của dự án tới môi trường (24)
      • 3.5.4. Các Biện Pháp Nhằm Giảm Thiểu Ô Nhiễm (26)
      • 3.5.5. Kết luận (28)
  • Chương 4: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ (29)
    • 4.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình (29)
    • 4.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (29)
      • 4.2.1. Năng lực sản xuất (29)
  • Chương 5: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN (32)
    • 5.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (32)
      • 5.1.1. Chuẩn bị mặt bằng (32)
      • 5.1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (32)
      • 5.1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (32)
      • 5.1.4. Các phương án xây dựng công trình (32)
      • 5.1.5. Các phương án kiến trúc (33)
    • 5.2. Cơ cấu nhân sự (35)
  • Chương 6. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN (36)
    • 6.1. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn (36)
      • 6.1.1. Nguồn vốn (36)
      • 6.1.2. Nội dung tổng mức đầu tư (36)
      • 6.1.3. Chi phí xây dựng và lắp đặt (36)
      • 6.1.4. Chi phí thiết bị (37)
      • 6.1.5. Chi phí quản lý dự án (37)
      • 6.1.6. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm (37)
      • 6.1.7. Chi phí khác (38)
    • 6.2. Nguồn vốn dự kiến của dự án (38)
      • 6.2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án (38)
      • 6.2.2. Dự kiến nguồn doanh thu vàcông suất thiết kế của dự án (38)
  • Chương 7.......................................................................................................................... 39 (40)

Nội dung

Trang 7 tỉnh huyện Gia Lâm - Hà Nội , kết quả nghiên cứu về thị trường sản phẩm và nguồn lựcsản xuất trang thiết bị y tế trong nước cho thấy đây là một lĩnh vực sản xuất hết sức tiềmnăng

CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Giới thiệu về chủ đầu tư

1.1.1 Tên công ty: Công ty cổ phần VIETMEDICAL

1.1.2 Trụ sở chính: Số 89 Lương Định Của, P Phương Mai, Q Đống Đa, TP Hà Nội Điện thoại: 0243 984 3477

Email: info@vietmedical.com.vn

1.1.3 Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông: Đỗ Thanh Tùng

Chức vụ : Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị

Việt Medical là công ty dược phẩm được thành lập với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất và phân phối độc quyền về thuốc và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên, với dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO từ Bộ Y Tế.

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0108582794 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 6 tháng 1 năm 2016

Bằng chữ: ba mươi sáu tỷ đồng

Công ty được thành lập ngày 27 tháng 6 năm 2017 có trụ sở giao dịch tại Số 89 Lương Định Của, P Phương Mai, Q Đống Đa, TP Hà Nội Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, kĩ thuật nhiều kinh nghiệm, các sáng lập viên yếu là những người có tâm huyết và am hiểu về lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế Ông Đỗ Thanh Tùng - Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị công ty là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị y tế.

Từ đầu năm 2023 công ty đã triển khai nghiên cứu dự án khả thi xây dựng nhà máy sản xuất bơm kim tiêm y tế dùng một lần XMVINAMEDICAL miền Bắc trên địa bàn tỉnh huyện Gia Lâm - Hà Nội , kết quả nghiên cứu về thị trường sản phẩm và nguồn lực sản xuất trang thiết bị y tế trong nước cho thấy đây là một lĩnh vực sản xuất hết sức tiềm năng trong thời buổi dịch bệnh hiện nay Chính vì vậy công ty đã tập trung và huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện dự án này

Căn cứ pháp lý

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;

- Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;

- Nghị định số 03/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều

68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;

- Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 về việc Quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y;

- Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp,quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế.

- Quyết định số 745/QĐ-BYT ngày 28/02/2019 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính mới / được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/ bị bãi bỏ lĩnh vực trang thiết bị y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.

Căn cứ thực tế

Xã hội phát triển không phủ nhận những tác động tích cực tới cuộc sống con người nhưng bên cạnh đó nó cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh tật mà phương pháp chữa bệnh truyền thống bắt mạch ngày xưa dã không còn tác dụng Để chữa bệnh , ngày nay người ta cần tới sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại, cũng những nhưng dược phẩm hiện đại có chức năng công dụng chữa bệnh hiệu quả Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để nhập khẩu TTBYT và khoảng 80% TTBYT đang sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Việt Nam là nhập khẩu

Việt Nam hiện có khoảng 1000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về TTBYT rất lớn, đa dạng về chủng loại và đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao Tuy nhiên, số lượng các đơn vị, công ty sản xuất, kinh doanh TTBYT không nhiều Sản phẩm TTBYT do các doanh nghiệp trong nước sản xuất lại đang gặp khó khi ra thị trường bởi tâm lý “sính ngoại” của thị trường Việt.Thị trường mua sắm TTBYT hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu từ các cơ sở y tế nhà nước hoặc từ các chương trình viện trợ của nước ngoài Các cơ sở y tế (đơn vị tổ chức đấu thầu) khi nêu yêu cầu kỹ thuật về tính năng của thiết bị trong hồ sơ mời thầu thường dựa trên cơ sở tính năng và các thông số kỹ thuật kỹ thuật của một số loại đơn lẻ mà họ biết, đôi khi còn yêu cầu cụ thể tiêu chuẩn xuất xứ của thiết bị phải từ Anh, Mỹ, Nhật,…nên khi tham gia đấu thầu các thiết bị y tế do đơn vị trong nước sản xuất không phù hợp hồ sơ mời thầu, và các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sẽ vô tình bị loại ngay…vòng đầu” Chưa kể, không ít khách hàng khi đặt mua TTBYT yêu cầu xuất xứ hàng hóa phải từ các nước tiên tiến như thuộc EU…

Với sự phát triển ngày một lớn mạnh ngành y tế cũng như dược phẩm thiết bị y tế như hiện nay thì việc thu hút doanh nghiệp trong nước thành lập các cơ sở sản xuất thiết bị y tế là điều tất yếu, bởi vì sự đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất đồng bộ, độc đáo và hiện đại Qua đó, chúng tôi đã phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất bơm kim tiêm y tế dùng 1 lần”.

SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG

Các loại sản phẩm và mục tiêu

Nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao chủ yếu các sản phẩm về Bơm tiêm, kim tiêm các kích cỡ đầu tiêm để dùng cho bệnh viện Bên cạnh đó còn đi kèm với các mục tiêu:

 Phát triển nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập cho người lao động

 Cung cấp nguồn sản phẩm kim tiêm đạt chuẩn chất lượng cao.

 Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương.

Đánh giá nhu cầu thị trường

2.2.1 Phân tích nhu cầu thị trường về trang thiết bị y tế bằng nhựa tại Việt Nam

Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người trong những năm gần đây liên tục tăng, vì vậy nhu cầu chi dùng cho mỗi cá nhân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngày càng cao Mặt khác, trong vài năm gần đây tình hình diễn biến một số bệnh như: Sars, HIV, AIDS, viêm gan B, C, sốt xuất huyết, cúm gà, viêm não nhật bản ở nước ta cũng như ở một số nước trong khu vực có xu hướng gia tăng phức tạp, chi tiêu ngân sách của chính phủ cho việc phòng ngừa và ngăn chặn các loại bệnh trên rất lớn Nhu cầu sử dụng các loại dụng cụ y tế thông dụng ngày càng cao và đa dạng do tăng trưởng dân số, điều kiện kinh tế và dân trí ngày càng nâng cao, đi đối với việc khám và điều trị trong bối cảnh sự chăm sóc sức khỏe toàn dân được Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm và xã hội hóa ngày càng cao Dự kiến đến năm 2025 nhu cầu sử dụng bơm tiêm nhựa dùng một lần bình quân đầu người là 8-10 cái/người.

Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người, đến năm 2025 khoảng 98 triệu người thì nhu cầu bơm tiêm nhựa sẽ lên đến 750 triệu cái/năm (ở những nước phát triển nhu cầu sử dụng bơm tiêm bằng nhựa dùng một lần bình quân đầu người là 17 – 22 cái/ người) nên nhu cầu về các dụng cụ y tế đảm bảo chất lượng để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ càng ngày càng được chú trọng Do đó việc cung ứng bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn dân sẽ đòi hỏi rất lớn.

Trong nước đã có một số doanh nghiệp sản xuất bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế nhưng đa phần là sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP Ngoài bơm tiêm dùng một lần thông thường phần lớn dụng cụ y tế bằng nhựa ở nước ta vẫn phải nhập khẩu Các doanh nghiệp trong nước kể cả công ty liên doanh cũng chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường dụng cụ y tế bằng nhựa trong nước về số lượng và chủng loại.

Hiện nay các bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế chất lượng cao chủ yếu được nhập khẩu qua các Công ty Dược TBYT ở Việt Nam; do đó gây tốn kém khá nhiều ngoại tệ Với chủ trương đổi mới của Đảng và hội nhập nền kinh tế quốc tế, Nhà nước Việt Nam rất khuyến khích đầu tư trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất bơm tiêm , dây truyền dịch, dụng cụ y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ toàn dân.

2.2.2 Thi trường xuất khẩu và hợp tác

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Quỹ nhi đồng liên hợp quốc và mạng lới tiêm chủng an toàn trên toàn cầu các nước nên chuyển sang dùng bơm tiêm tự hủy và bơm tiêm an toàn thay cho bơm tiêm dùng một lần trong tiêm chủng và chữa bệnh Để phòng ngừa lây nhiễm chéo trong khi tiêm, vì bơm tiêm dùng một lần thông thường vẫn có thể tái sử dụng nhiều lần, nên nguy cơ lây nhiễm còn rất cao Do đó, nhu cầu bơm tiêm trong vài năm tới sẽ có những thay đổi theo hướng bơm tiêm dùng một lần thông thường giảm dần thay thế vào đó là nhu cầu sử dụng bơm tiêm tự hủy và bơm tiêm an toàn sẽ ngày càng tăng.

- Hàng năm các tổ chức như: UNICEF, WHO, GAVI và các dự án ODA của các nước phát triển có nhu cầu mua hang tỷ bơm tiêm để viện chợ cho các nước nghèo, chậm phát triển, nhất là các nước bị đe dọa bởi các đại dịch AIDS, viêm gan B, C và phần lớn trong số này là bơm tiêm tự hủy và bơm tiêm an toàn.

Về thị trường các nước trong khu vực: Cũng rất phong phú đa dạng và chứa đựng nhiều tiềm năng hợp tác sản xuất và phân phối Hiện tại Công ty đã làm ăn nhiều với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan , Lào đã mở ra cho Công ty triển vọng rất lớn trong buôn bán thương mại.

2.2.3 Thực trạng sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa tại Việt Nam

Ngành nhựa Việt Nam chỉ mới được phát triển trong những năm vừa qua, sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa ở Việt Nam hiện nay còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tạo thành ngành sản xuất mang tính đặc thù riêng, cả nước chỉ có 50 doanh nghiệp quy mô nhỏ sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa.

Trong 50 doanh nghiệp sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa ở nước ta thì có phần lớn doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư của nước ngoài, những doanh nghiệp này họ muốn kéo dài tuổi thọ của thiết bị công nghệ, nên trong quá trình đầu tư vào Việt Nam chỉ đầu tư công nghệ thiết bị cũ để sản xuất những sản phẩm thông thường, đòi hỏi nhiều lao động để tận dụng lực lượng lao động nhiều và rẻ của Việt Nam,hoặc đơn giản chỉ lắp ráp các chi tiết được nhập khẩu từ chính hãng để tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, chứ hoàn toàn không có quy hoạch tổng thể hay chiến lược ngành để phục vụ quốc kế dân sinh.

2.2.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm vật tư Y tế tiêu hao

Hiện nay, Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên đem lại khá nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải triển khai những bước đi cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, tham gia hiệu quả vào nền kinh tế thế giới Thách thức đặt ra đối với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế trong đó có lĩnh vực trang thiết bị y tế.

Thị trường sản xuất trang thiết bị y tế ở Việt Nam hiện nay còn khá hạn hẹp, đa phần là nhập khẩu với giá thành cao Mỗi năm Việt Nam phải chi hàng nghìn tỷ đồng để nhập trang thiết bị y tế, vì trong nước mới chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 1.200 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi cao về độ an toàn, chính xác Thế nhưng đến nay Việt Nam mới có hơn 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, chủ yếu vẫn là các mặt hàng đơn giản, thông dụng như: găng tay cao su, bông, băng, gạc với tiêu chuẩn trong nước nên khó xuất khẩu ra nước ngoài … Còn các máy móc, thiết bị y tế hiện đang được sử dụng tại các bệnh viện lớn của Hà Nội và Tp.HCM như máy cộng hưởng từ, thiết bị mổ nội soi, máy chụp cắt lớp nhiều đầu dò, cáng cứu thương, xe lăn, khung tập đi,

… đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với kinh phí rất lớn.

Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực trang thiết bị y tế còn quá ít và nghèo nàn, phạm vi hạn hẹp, quy chế thử lâm sàng phức tạp và quá tốn kém Một số sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất thành công, có giấy phép lưu hành lại khó tìm nơi bán, mặc dù các sản phẩm này tại các cơ sở y tế đều thiếu trầm trọng Vì vậy, thị trường sản xuất thiết bị y tế ở Việt Nam còn rất giàu tiềm năng và cơ hội phát triển

Nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao chủ yếu các sản phẩm như: Bơn tiêm, kim tiêm, dây truyền dịch, túi đựng máu, dây truyền máu, dây thở oxy là sản phẩm sản xuất chủ yếu và sản suất khăn ướt, gặc vệ sinh … dùng cho bệnh viện. Đối với thị trường trong nước, công ty dự kiến đầu tư máy móc, dây chuyền với công nghệ châu âu và tổ chức sản xuất đại trà để hạ giá thành sản phẩm Xét về mặt tiện lợi khi sử dụng và về mặt giá phí, sản phẩm có tiêu chuẩn quốc tế nên sẽ có tính cạnh tranh cao trong nước. Đối với thị trường ngoài nước, sản phẩm có thể cạnh tranh mạnh tại thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan …

Xác định mức tiêu thụ hàng năm

Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người, đến năm 2025 khoảng 98 triệu người thì nhu cầu bơm tiêm nhựa sẽ lên đến 750 triệu cái/năm nên nhu cầu về các dụng cụ y tế đảm bảo chất lượng để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ càng ngày càng được chú trọng Do đó việc cung ứng bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn dân sẽ đòi hỏi rất lớn.

Trong khi hầu hết các ngành nghề kinh tế đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, ngành dược và thiết bị - vật tư y tế lại “đi ngược sóng” khi ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước Trên thực tế Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường dược phẩm và vật tư - thiết bị y tế vô cùng tiềm năng, được củng cố bởi các động lực chính.

 Thứ nhất, dân số Việt Nam đang ghi nhận tốc độ già hoá nhanh nhất từ trước đến nay: Theo Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người năm 2020 – chiếm gần 7,9% dân số cả nước Dân số già hoá đồng nghĩa với nhu cầu thăm khám tăng cao cũng như đòi hỏi nhiều trang thiết bị y tế hiện đại hơn được sử dụng trong công tác chẩn đoán - điều trị.

 Thứ hai, quá trình đô thị hoá nhanh chóng và mức sống dân cư cải thiện với sự sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sức khoẻ của tầng lớp trung lưu và giàu có tăng mạnh. Theo hãng nghiên cứu thị trường IMS Health, chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ đạt 50 USD/ người/ năm và duy trì mức tăng trên 10%/năm cho tới 2025

 Thứ ba, mục tiêu thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngành y tế đang rất được chú trọng thực hiện Với nguồn Ngân sách Nhà nước, hàng nghìn tỷ đồng đã và đang được huy động đầu tư cho trang thiết bị y tế, tăng cường tuyến bệnh viện vệ tinh Với nguồn vốn tư nhân, qua nhiều chính sách khuyến khích phù hợp.

 Thứ tư các vấn đề về nhu cầu về các loại vật tư nhu cầu y tế trên thế giới cũng sẽ đồng thời gia tăng nhằm tự chủ cũng như đảm bảo lượng vật tư y tế thì nước ta thời điểm hiện tại cũng nên dần tự chủ sản xuất các mặt hàng đặc thù Nhằm tránh các vấn đề về bị ép giá các sản phẩm dẫn đến lãng phí nhiều nguồn chi phí

Thêm vào đó, yếu tố thời điểm đặc thù bởi ảnh hưởng từ COVID-19 cũng gợi mở hướng sản xuất chiến lược về thuốc, thiết bị, vật tư… Nhiều sản phẩm thiết yếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế đã được doanh nghiệp Việt xuất khẩu tới các quốc gia khác nhau - góp phần củng cố thêm nhận định của nhiều chuyên gia: “Ngành dược, vật tư - thiết bị y tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số trong một vài năm tới”.

2.3.2 Giải pháp về thị trường

Toàn bộ sản phẩm của dự án được tiêu thụ chủ yếu trong nước Thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng của dự án sẽ là phân phối cho các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc Ngoài ra có thể xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan …

2.3.3 Kế hoạch xúc tiến bán hàng Đối với thị trường trong nước, công ty dự kiến đầu tư máy móc, dây chuyền với công nghệ châu âu và tổ chức sản xuất đại trà để hạ giá thành sản phẩm Xét về mặt tiện lợi khi sử dụng và về mặt giá phí, sản phẩm có tiêu chuẩn quốc tế nên sẽ có tính cạnh tranh cao trong nước. Đối với thị trường ngoài nước, sản phẩm có thể cạnh tranh mạnh tại thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan …

Trên thực tế hiện nay các bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế chất lượng cao chủ yếu được nhập khẩu qua các Công ty Dược TBYT ở Việt Nam; do đó gây tốn kém khá nhiều ngoại tệ Vì được sản xuất trong nước nên sản phẩm sẽ có lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí phát sinh, cộng với nguồn nhân lực trong nước dồi dào, sẽ tạo điều kiện cho các bệnh viện nhập được nguồn sản phẩm với giá thành giảm bớt so với nhập từ nước ngoài nhưng vẫn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế dành cho sản phẩm y tế.

2.3.5 Xác định kênh phân phối sản phẩm

Tập đoàn y tế VMED Group với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm Vắc xin, sinh phẩm chẩn đoán, dược phẩm, thực phẩm chức năng và dịch vụ y tế, với hệ thống 5 công ty, 18 chi nhánh, văn phòng đại diện và kho hàng trải dọc khắp toàn quốc và sang các nước: Lào, Campuchia Để xuyên suốt quá trình bảo quản hàng hóa theo dây truyền lạnh, VMED đã cho xây dựng hệ thống kho đạt tiêu chuẩn

GDP-GSP trên khắp các miền Bắc Trung Nam gồm các kho bảo quản ở nhiệt độ thường, nhiệt độ lạnh (2-8ºC), nhiệt độ âm sâu (-35 đến -15ºC) đáp ứng cho việc bảo quản và phân phối tất cả các mặt hàng phục vụ trong lĩnh vực y tế.

Tại Miền Bắc VMED Group có 06 địa điểm chính gồm văn phòng và kho hàng nằm tại: thành phố Hà Nội, Tp Vinh, TP Nam Định, TP Hải Phòng, TP Yên Bái và Tp Cao Bằng nhằm đáp ứng việc cung ứng hàng cho mạng lưới phân phối của các tỉnh miền Bắc từ Quảng Bình trở ra Riêng tại Hà nội VMED có một hệ thống kho tổng trên 1000m2 trong đó có 4 kho thường 05 kho lạnh, 1 kho âm sâu để phục vụ cho việc xuất nhập khẩu và điều phối hàng trên toàn quốc, cũng như làm dịch vụ bảo quản thuốc.

Tại miền Trung-Tây nguyên VMED có 3 trụ sở và hệ thống kho hàng tại Đà Nẵng Bình Định và Buôn Ma Thuột để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng tại các tỉnh từ Quảng Trị trở vào đến Ninh thuận Riêng tại Đà Nẵng VMED có 1 hệ thống kho GSP có diện tích 500 m2.

Tại Miền Nam hệ thống văn phòng và kho hàng của VMED nằm tại Thành phố Hồ chí Minh nhằm đáp ứng việc cung ứng sản phẩm cho mạng lưới phân phối của các tỉnh thành khu vực miền đông và miền tây nam bộ Để quản lý hiệu quả và chuyên nghiệp hệ phống phân phối, tập đoàn đã áp dụng phần mềm quản trị đảm bảo bắt kịp công nghệ 4.0 100% đơn hàng được duyệt trên hệ thống, quản lý khách hàng đủ điều kiện, nắm bắt thông tin chính xác, xuyên suốt, chuẩn và chuyên nghiệp.

Phân tích các yếu tố trong ma trận SWOT

Vietmedical – thành viên VMED Group là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị y tế tại Việt Nam; chuyên phân phối độc quyền các dòng sản phẩm cao cấp thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như GE Healthcare (Mỹ), Medtronic (Mỹ), Anios Laboratoires (Pháp), Braincool (Thuỵ Điển), UOC (Mỹ – Đài Loan), Alvo (Ba Lan), Ulrich (Đức), MMM (Đức), Meiko (Đức), Hillrom (Mỹ)…

Phân phối đa dạng các sản phẩm chất lượng cao, có thị phần dẫn đầu Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp Được nhiều Hiệp hội Y khoa và Bộ Y tế lựa chọn là đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị, chương trình đào tạo phát huy tối đa năng lực của bác sỹ, điều dưỡng, kỹ sư bệnh viện Điểm yếu

Thành lập vào năm 2016, là thành viên của VMED Group, gia nhập thị trường về cung cấp trang thiết bị y tế vào thời điểm khá muộn Đối mặt với các đối thủ cạnh tranh lớn đã hoạt động lâu năm và có chỗ đứng trong lĩnh vực này như Công ty CPT Sutures, Công ty thiết bị y tế 24h, Công ty Hanoi IEC, …

Triển vọng phát triển của ngành thiết bị y tế Việt Nam là rất khả quan, do tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên cùng sự gia tăng dân số thuộc nhóm 60-79 sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế trong tương lai.

Về khía cạnh sản xuất, kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, làn sóng các công ty thiết bị y tế đầu tư vào Việt Nam vẫn gia tăng, điển hình như Terumo, Sonion, và United Healthcare đã chuyển nhà máy từ các nước khác về Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Việt Nam cũng tích cực đẩy mạnh phát triển và hiện đại các cơ sở và thiết bị y tế công ở các tỉnh thành phố lớn và địa phương để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu tình trạng quá tải Các nhóm sản phẩm đắt khách được chú ý là: khám, xét nghiệm, chữa trị chuyên sâu, cho đến các thiết bị dùng một lần, vật tư đi kèm Bên cạnh đó, máy móc trong ngành sản xuất, bào chế dược phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng…

Sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao chất lượng ngành y tế của Việt Nam ví dụ như EU đã kí thỏa thuận với Việt Nam trị giá 130 triệu đô la Mỹ cho giai đoạn 2 của chương trình EU-HSPSP-2 nhằm nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ y tế

Sự cạnh tranh sẽ là rất lớn khi thị trường dự đoán sẽ có khoảng 350 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đổ đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội trên thị trường tỷ USD này Ngoài các ông lớn Âu – Mỹ, Nhật… sự cạnh tranh lớn sẽ đến từ Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc…

Hoạt động của ngành chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế do Bộ Y tế, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan ban hành Tuy nhiên, hệ thống hiện hành chưa mang tính đồng bộ giữa các bên liên quan nên đã ảnh hưởng không ít đến doanh nghiệp Thêm vào đó, Nhà nước vẫn chưa có chính sách rõ ràng trong việc điều phối nguồn nhân lực cho công tác đào tạo về nghiên cứu sản xuất trang thiết bị y tế Do vậy, việc kinh doanh và chuyển giao công nghệ các thiết bị hiện đại đã gặp nhiều trở ngại, tốn thời gian và tiền bạc cho các bên liên quan

ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án

Vị trí địa lý: Bản đồ huyện Gia Lâm Hà Nội

- Phía Đông giáp huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) và huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên)

- Phía Tây giáp quận Hoàng Mai và quận Long Biên

- Phía Nam giáp huyện Thanh Trì (qua sông Hồng) và huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên)

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và thành phố Từ Sơn, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh)

Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã: Trung Mầu, Phù Đổng, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Đông Dư, Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang, Phú Thị, Dương Xá, Đặng Xá, Cổ Bi Huyện có tổng diện tích tự nhiên tự nhiên 108,44km2, dân số 292.943 người (thống kê năm 2019).

Khí hậu Ðặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) Có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông

Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở Đông Bắc của thành phố Hà Nội Nơi đây tập trung các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của thành phố Những năm vừa qua, kinh tế – xã hội của huyện tiếp tục được duy trì và từng bước phát triển ổn định, đạt kết quả toàn diện ở nhiều lĩnh vực.

Huyện Gia Lâm có nhiều cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn của thành phố Toàn huyện có hơn 1.110 doanh nghiệp công nghiệp và 2.226 hộ sản xuất công nghiệp Về làng nghề, huyện Gia Lâm tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Bát Tràng (sản xuất gốm sứ),Đông Dư (trồng và muối dưa cải, trồng ổi), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc,buôn bán vải vóc), Phù Đổng (nuôi bò sữa).

Các hạng mục và chi phí của dự án đầu tư

Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000đ)

TT Nội dung Thành tiền

1 Nhà xưởng sản xuất và phòng thí nghiệm 4,717,000

3 Nhà ăn và phòng sinh hoạt lớn 1,100,000

9 Cây xanh và giao thông nội bộ 40,000

10 Khu hạ tầng kỹ thuật 3,326,000

- Hệ thống cấp điện tổng thể 1,361,000

- Hệ thống thoát nước tổng thể 781,000

2 Thiết bị dây chuyền sản xuất 5,081,000

3 Thiết bị phòng thí nghiệm 1,500,000

III Chi phí quản lý dự án 3,000,000

IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 300,000

Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng

Dự án “ Nhà Máy Sản Xuất Bơm Kim Tiêm Y Tế Dùng 1 Lần Xmvinamedical Miền

Bắc ” Được thực hiện tại địa chỉ: Xã Dương Xá, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

(Khu đất giáp quốc lộ 5 đối diện Cụm công nghiệp tập chung vừa và nhỏ Phú Thị)

Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ google maps

Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới Vị trí địa điểm gần với các tuyến đường chính đi ra các tỉnh trong miền bắc Có vị trí quan trọng về giao thông chỉ cách trung tâm Hà Nội 12km, cách tuyến đường cao tốc 1A nối lên các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, các tuyến đường trọng điểm của BG,BN Đường xuống thành phố Hưng Yên khoảng 51km Nối sang các nhánh cao tốc sang phía đông có các trục cao tốc chính sang Hải Dương và Hải Phòng.

Vì thuộc vị trí tại Hà Nội vậy nên các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào có nhiều nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu cho dự án Vì ở khu công nghiệp nên vị trí dự án được thừa hưởng nền tảng giao thông đường đi lại dễ dàng di chuyển Cơ sở hạ tầng thuận tiện cho các dịch vị cung cấp về điện nước chuyên cung cấp cho phục vụ cho quá trình sản xuất và vận hành.

Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào

3.4.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

TT Nội dung Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)

1 Nhà xưởng sản xuất và phòng thí nghiệm 6.000,0 60,00%

3 Nhà ăn và phòng sinh hoạt lớn 400,0 4,00%

9 Cây xanh và giao thông nội bộ 2.675,0 26,75%

10 Khu hạ tầng kỹ thuật 12,5 0,13%

3.4.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Cụ thể nhà cung cấp nhiên liệu thép không ghỉ đạt tiêu chuẩn y tế để sản xuất mũi tiêm thì chọn Công Ty Cổ Phần Vật Tư Thép Miền Bắc Có địa chỉ: Số 88 Ngõ 670 Đường Ngô Gia Tự, P Đức Giang, Q Long Biên, TP Hà Nội Kho 1:Tổng Kho Kim Khí Số 2, Số

109 Ngõ 53, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.

Nhà cung cấp nhựa để sản xuất ống tiêm CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ

SẢN XUẤT NHẬT MINH tại địa chỉ Tầng 1, Số 9, Ngách 13/90, Đường Lĩnh Nam, Q.

Hoàng Mai, TP Hà Nội (TPHN) Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương Do lượng dân số đông cũng như là vùng tiếp giáp với thủ đô nên cơ bản thuận lợi cho quá trình tuyển nhân lực.

Tác động môi trường

Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

3.5.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;

- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;

- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;

- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

3.5.3 Tác động của dự án tới môi trường

Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau.Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá các tác động đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động.

3.5.3.1 Giai đoạn xây dựng dự án

Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:

Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát ) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.

Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có vì khu vực này hoàn toàn cách xa các khu dân cư.

Tác động của nước thải:

Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm

Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.

Tác động của chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi ) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay.

Tác động đến sức khỏe cộng đồng:

Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung và các nhà máy lân cận Một số tác động có thể xảy ra như sau:

– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC, ), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;

– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm, gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án;

– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ, gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.

– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chấ tạm thời, mang tính cục bộ Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ tác động không đáng kể.

3.5.3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

Tác động do bụi và khí thải Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:

– Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);

– Từ quá trình sản xuất:

Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;

Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất;

Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO.

PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

TT Nội dung Diện tích Tầng cao ĐVT

1 Nhà xưởng sản xuất và phòng thí nghiệm

3 Nhà ăn và phòng sinh hoạt lớn 400,0 2 m 2

9 Cây xanh và giao thông nội bộ

10 Khu hạ tầng kỹ thuật 12,5 - m 2

Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ

Sản phẩm: các sản phẩm kim tiêm 1 lần, tập trung giai đoạn đầu Bơm tiêm 1ml; 3ml; 5ml

- Yêu cầu tiêu chuẩn cơ sở sản xuất : GMP – WHO – ISO 9002

 GMP (Good Manufacturing Practices) là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến Nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng

 WHO là từ viết tắt World Health Organization, có nghĩa là Tổ chức Y tế Thế Giới. Đây là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, hoạt động chuyên về lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng ở phương diện quốc tế

 ISO 9002 là một tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành hướng dẫn các công việc liên quan đến đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và bảo dưỡng

- Yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm: FDA – CE – EN

 FDA là viết tắt của từ Food and Drug Administration theo quy định cuối cùng về việc áp dụng luật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và phòng chống khủng bố sinh học

2002 của Mỹ (gọi tắt là Đạo luật chống khủng bố sinh học), & theo Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) thông báo, các doanh nghiệp sẽ không được phép xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ nếu không đăng ký

 CE là viết tắt của từ Comformance de Europe trong tiếng Pháp là dấu hiệu cho biết sản phẩm đã đáp ứng các quy định chỉ thị của Liên minh Châu Âu quy định liên quan đến các yếu tố an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và tính tương thích được quy định tại thị trường châu Âu ( 28 quốc gia)

 EN là tiêu chuẩn đặc trưng cho EU (Châu Âu), chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật dành cho người sử dụng và bảo vệ môi trường được yêu cầu bởi các nước thành viên thuộc liên minh Châu Âu

1 Nguyên liệu được Đúc ép thành xilanh và pitton

2 Di chuyển xi lanh và pitton sau khi ép vào máy in vạch và máy lắp

3 In vạch lắp ráp và đóng gói

4 Xếp bơm tiêm vào hộp và đóng thùng carton

5 Đưa thùng carton vào máy khử trùng EO

6 Thùng sau khi được khử trùng sẽ đưa vào kho thành phẩm

7 Xuất hàng từ kho đi tiêu thụ

Một số thiết bị sản xuất

Máy phôi bơm tiêm Máy in vạch số trên bơm tiêm

Máy in vạch kim tiêm Máy khử trùng

CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.

5.1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Dự án thực hiện tại khu đất đã được quy hoạch sẵn là loại đất quy hoạch thuộc loại SKN(cụm công nghiệp) nên không cần tái định cư hay đền bù cho người dân

5.1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại dễ dàng vì mặt tiền của dự án cũng đã được xây dựng để chuyên cho các xe cộ vận chuyển hàng hóa vào khu công nghiệp chuyên dụng Từ tuyến đường này nối ra các mạch giao thông lớn và chính đi ra các tỉnh Hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực cũng đã được tính toán trong mục thành tiền xây dựng

5.1.4 Các phương án xây dựng công trình

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

TT Nội dung Diện tích Tầng cao ĐVT

Nhà xưởng sản xuất và phòng thí nghiệm 6.000,0 1 m2

3 Nhà ăn và phòng sinh hoạt lớn 400,0 2 m2

9 Cây xanh và giao thông nội bộ 2.675,0 - m2

10 Khu hạ tầng kỹ thuật 12,5 - m2

- Hệ thống cấp nước Hệ thống

- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống

- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống

- Hệ thống PCCC Hệ thống

1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ

2 Thiết bị dây chuyền sản xuất Trọn Bộ

3 Thiết bị phòng thí nghiệm Trọn Bộ

4 Thiết bị sản xuất Trọn Bộ

5 Thiết bị khác Trọn Bộ

Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.

5.1.5 Các phương án kiến trúc

Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án Cụ thể các nội dung như:

 Phương án tổ chức tổng mặt bằng

 Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.

 Thiết kế các hạng mục hạ tầng.

Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:

Xác định cấp đường, cấp tải trọng chuyên dụng cho đường đi lại trong khu công nghiệp đã có sẵn Đường này nối ra tuyến QL5.

Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước chuyên dụng cho khu công nghiệp ở nhà máy nước, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.

Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước sẵn để dẫn đến nhà máy sử lý chất thải Mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.

Hệ thống xử lý nước thải

Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).

Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng

Dùng dịch vụ cung cấp của công ti điện lực trực tiếp từ công ti điện lực Gia Lâm cách khu vực địa điểm xây dựng nhà máy khoảng 200m Chuyên cung cấp điện cho các nhà máy ở trong khu công nghiệp.

Phương án tổ chức thực hiện

Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động.

Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân công để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này.

Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: triệu đồng)

Ch c vứ ụ Sốố lượng Lương T ngổ lương/ tháng b o hi mả ể 21,5% t ng/ nămổ

Cơ cấu nhân sự

5.3 Giai đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý

Thời gian hoạt động dự án: 7 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó:

+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng

+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 18 tháng.

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN

Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn

Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập dựa theo quyết định về vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổnghợp bộ phận kết cấu công trình của Bộ Xây dựng; giá thiết bị dựa trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các nhà cung cấp vật tư thiết bị.

6.1.2 Nội dung tổng mức đầu tư

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy sản xuất bơm kim tiêm y tế dùng 1 lần” làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án

Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí.

6.1.3 Chi phí xây dựng và lắp đặt

Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.

Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa

6.1.5 Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.

- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Chi phí khởi công, khánh thành;

6.1.6 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm

- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;

- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;

- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;

- Chi phí tư vấn quản lý dự án;

Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:

- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử.

Nguồn vốn dự kiến của dự án

6.2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án: 26.000.000.000 đồng

Vốn vay - huy động: 7.800.000.000 đồng.

6.2.2 Dự kiến nguồn doanh thu vàcông suất thiết kế của dự án:

Sản lượng từ nhà máy sản xuất 200.000 hộp/năm (mỗi hộp 100 sản phẩm)

39

+ Tổng mức đầu tư: 40.971.000.000 đồng (Thành tiền sau thuế VAT)

+ Vốn góp chủ đầu tư: 28.591.000.000 đồng

Tổng nguồn vốn đầu tư ban đầu: 26.000.000.000 đồng

Vốn cố định: 21.000.000.000 đồng Đầu tư máy móc thiết bị: 9.600.000.000 đồng

Chi phí lắp đặt và vận hành thử: 1.000.000.000 đồng

Chi phí xây dựng nhà xưởng: 10.400.000.000 đồng

Nguồn vốn đảm bảo để đầu tư: 26.000.000.000 đồng

+ Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm: 0,1 (triệu đồng)

+ Chi phí cố định về quản lý trong một năm là 3.000 (triệu đồng).

+ Khấu hao đều thiết bị trong thời gian 7 năm, giá trị thanh lý máy móc thiết bị là 1.000 (triệu đồng) Khấu hao đều nhà xưởng trong thời gian 10 năm, giá trị thanh lý nhà xưởng 1.500 (triệu đồng)

+ Công suất sản xuất dự kiến của nhà máy 200.000 (sản phẩm/năm) Trong đó, năm thứ 1 sản xuất đạt 70% công suất dự kiến, năm thứ 2 đạt 80% công suất dự kiến, từ năm thứ 3 trở đi đạt 100% công suất dự kiến Tỉ lệ phế phẩm 2% (phế phẩm không thu hồi được), sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết không có tồn kho)

+ Giá bán dự kiến là: 0,16 (triệu đồng/sản phẩm).

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%.

- Vốn lưu động thường xuyên hàng năm chiếm bình quân 25% tổng biến phí;vốn lưu động ứng trước 5.000 triệu đồng, được thu hồi vào năm cuối cùng của dự án (năm thứ 7); phần còn lại vay thường xuyên hàng năm với lãi suất bình quân là 10%/năm

- Chủ dự án dự định trả vốn vay đầu tư ban đầu đều hàng năm (trong vòng 5 năm), với lãi suất 10%/năm.

- Lãi suất tính toán của dự án dự kiến :10%/năm

- Tuổi thọ của dự án: 7 năm

(Đơn vị tính: triệu đồng, làm tròn sau dấu thập phân 3 chữ số)

TT Tài sản Năm hoạt động

Giá trị phải thu hồi

Giá trị phải thu hồi nhà xưởng

2 Bảng doanh thu stt Chỉ tiêu Năm hoạt động

1 Tỷ lệ công suất dự kiến 70% 80% 100% 100% 100% 100% 100%

Sản lượng sản phẩm tiêu thụ

3 Bảng kế hoạch trả nợ stt Chỉ tiêu Năm hoạt động

Tỷ lệ công suất dự kiến 70% 80% 100% 100% 100% 100% 100%

1 Trả vốn vay đầu tư hàng năm 2340 2184 2028 1872 1716

2 Trả vốn gốc vốn đầu tư ban đầu 1560 1560 1560 1560 1560

3 Lãi vay vốn đầu tư ban đầu 780 624 468 312 156

5 Lãi vay vốn vay lưu động -150 -100 0 0 0 0 0

4 Bảng chi phí sản xuất: st t Chỉ tiêu Năm hoạt động

2 Chi phí cố định ngoài KH 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000

Tổng chi phí sản xuất 19791.4 21685.4 25629.4 25473.4 25317.4 25161.4 25161.4

5 Bảng lợi nhuận st t Chỉ tiêu Năm hoạt động

4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 540.14 850.64 1432.64 1471.64 1510.64 1549.64 1549.64

6 Bảng dòng tiền và tính NPV, IRR stt Chỉ tiêu Năm hoạt động

1.1 Lợi nhuận sau thuế 1620.43 2551.93 4297.93 4414.93 4531.93 4648.93 4648.93 1.2 Khấu hao 2161.43 2161.43 2161.43 2161.43 2161.43 2161.43 2161.43

1.5 Thu hồi vốn lưu động 5000

Trả nợ gốc vốn vay đầu tư ban đầu

2,3 Ứng trước vốn lưu động 5000

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w