Tuy nhiên, với hiện thực của một nền tiểu thuyết non trẻ, cuộc du mục lí thuyết đối thoại của Bakhtin được các nhà văn vận dụng trên một số bình diện tiêu biểu, phù hợp với tư duy sáng t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Nguyệt Trinh Các nội dung nêu trong đề án là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào
Học viên
Phan Thế Duy
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Đóng góp của đề án 7
6 Cấu trúc của đề án 8
NỘI DUNG 9
Chương 1 LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1975 9
1.1 Lý thuyết đối thoại 9
1.1.1 Giới thuyết khái niệm 9
1.1.2 Các quan niệm về đối thoại trong văn học 14
1.2 Tiền đề xuất hiện nguyên lý đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 17
1.2.1 Những chuyển động trong đời sống xã hội Việt Nam sau 1975 17
1.2.2 Công cuộc đổi mới văn học 19
1.3 Nguyễn Việt Hà trong dòng tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 24
1.3.1 Từ ánh sáng hiện đại… 24
1.3.2 Đến tư duy hậu hiện đại 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 28
Chương 2 ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ - NHÌN TỪ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT 29
2.1 Đối thoại về quan niệm nghệ thuật và hành trình nghệ thuật 29
2.1.1 Đối thoại về quan niệm nghệ thuật 29
Trang 42.1.2 Đối thoại về hành trình nghệ thuật 33
2.2 Đối thoại về giá trị truyền thống và đức tin tôn giáo 37
2.2.1 Đối thoại về giá trị truyền thống 37
2.2.2 Đối thoại về đức tin tôn giáo 42
2.3 Đối thoại về quan niệm nhân vật và nguyên tắc xây dựng nhân vật 47
2.3.1 Đối thoại về quan niệm nhân vật 47
2.3.2 Đối thoại về nguyên tắc xây dựng nhân vật 51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 55
Chương 3 ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ - NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 56
3.1 Đối thoại qua điểm nhìn nhân vật và không gian, thời gian 56
3.1.1 Đối thoại qua điểm nhìn nhân vật 56
3.1.2 Đối thoại qua điểm nhìn không gian, thời gian 62
3.2 Đối thoại qua cách thức và lời kể nhân vật 66
3.2.1 Đối thoại trong đối thoại và đối thoại trong độc thoại 66
3.2.2 Đối thoại qua lời kể chuyện trực tiếp và gián tiếp 71
3.3 Đối thoại qua giọng điệu nghệ thuật 75
3.3.1 Đối thoại qua giọng điệu mỉa mai, bỡn cợt 75
3.3.2 Đối thoại qua giọng điệu triết lý, suy tư 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 84
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (bản sao)
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
M.Bakhtin (1895-1975) là một trong những nhà khoa học nhân văn Liên Xô có tầm ảnh hưởng quốc tế rộng lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực ngữ văn học và văn hoá học Nhiều khái niệm trong hệ thống lý thuyết của ông
đã được sử dụng rộng rãi như “tiểu thuyết phức điệu”, “tư duy carnaval”,
“khronotov”, “nguyên lý đối thoại”… Sự xuất hiện các công trình lí luận của ông những năm 20 (thế kỷ XX) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học và trí thức Liên Xô nói riêng, thế giới nói chung Ở
Việt Nam, sau khi công trình Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu), công trình Những vấn đề thi pháp
Dostoievsky (do nhóm dịch giả Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí
Nhàn thực hiện) đến với người đọc, khiến lý thuyết của Bakhtin nhanh chóng được đón nhận và vận dụng trong nghiên cứu, phê bình và cả sáng tác văn học những năm sau đổi mới
Từ đó đến nay, nhiều công trình, bài viết khác của Bakhtin hay nhóm Bakhtin đã được tiếp tục giới thiệu ở nước ta, nhờ vậy mà việc vận dụng Bakhtin trong nghiên cứu và sáng tác văn học ở Việt Nam đã đạt được không
ít thành tựu Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa, văn học Việt Nam tiếp nhận cùng lúc nhiều lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại, nhưng hệ thống lý thuyết của Bakhtin vẫn được lưu giữ, vận dụng mà nền tảng chính là nguyên lý đối thoại Về cơ bản, lý thuyết đối thoại của Bakhtin là sự tập trung chú ý đến các quan hệ đối thoại của ý thức con người - một hiện tượng nằm ngoài phạm vi của ngôn ngữ học nhưng lại được biểu hiện qua ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ có được sự sống Nguyên tắc cơ bản để nhà văn khám phá bản thể người là thông qua việc đối thoại với người khác và với chính họ
Trang 6Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đánh dấu bước chuyển quan trọng cho văn học Việt Nam Văn học có diều kiện để thực hiện đổi mới mạnh mẽ, ngày càng sâu sắc và toàn diện, theo xu hướng dân chủ hóa, nhân đạo hóa và hiện thực hóa Trong sự chuyển đổi chung của cả nền văn học, với sự năng động và ưu thế riêng, tiểu thuyết đã có những sự bứt phá
và đạt được những thành tựu nghệ thuật nổi trội so với các thể loại văn học khác Sự đổi mới tiểu thuyết bắt đầu từ sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút với những quan niệm mới về nhà văn, từ sự đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người đến những chuyển đổi trong thi pháp thể loại Tuy nhiên, với hiện thực của một nền tiểu thuyết non trẻ, cuộc du mục lí thuyết đối thoại của Bakhtin được các nhà văn vận dụng trên một số bình diện tiêu biểu, phù hợp với tư duy sáng tác, văn hoá tiếp nhận của văn học Việt Nam Mỗi nhà văn đề cập đến những góc cạnh khác nhau của tư duy đối thoại trong sáng tác của mình Từ đối thoại về nội dung tư tưởng đến đối thoại trong bút pháp tự sự, kỹ thuật văn chương là hành trình phát triển, hội nhập của văn học Việt Nam trên diễn trình hội nhập thế giới
Là một trong những nhà văn trẻ của nền văn học đổi mới, Nguyễn Việt
Hà cũng cho thấy một tư duy nghệ thuật sắc bén, một tư tưởng cách tân tiểu
thuyết quyết liệt Với quan niệm “văn chương bị lặp lại đáng sợ như văn
chương nhạt nhẽo”, Nguyễn Việt Hà đã không chấp nhận sự lặp lại trong văn
chương Tác giả luôn cố công tìm tòi sáng tạo những thể nghiệm mới, phá bỏ những nguyên tắc hình thức cũ, xây dựng quy luật vận động tự thân của tiểu thuyết… Qua quá trình khám phá, đổi mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của mình, Nguyễn Việt Hà đã để lại những dấu ấn độc đáo Trong đó, vấn đề xây dựng nguyên lý đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, thiết nghĩ cần được xem xét một cách thấu đáo
Trang 7Đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà - nhìn từ nguyên lý đối thoại là hành
trình tìm hiểu tư duy đối thoại của nhà văn trong hành trình nhận thức lại mối tương quan với hiện tại và quá khứ Qua đó khẳng định phong cách, cá tính sáng tạo cũng như vị trí, đóng góp của Nguyễn Việt Hà trong đời sống văn học Việt Nam đương đại
2 Lịch sử vấn đề
Đến nay, đã có không ít ý kiến nhận xét, đánh giá và phê bình về tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà (chủ yếu về Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn)
Các công trình này đã nhận định về nội dung và chủ đề của các tác phẩm cũng như khám phá một số nét độc đáo trên bình diện nghệ thuật
Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết Đọc “Cơ hội của Chúa” của
Nguyễn Việt Hà [21] đã có những đánh giá khá toàn diện từ những vấn đề
khái quát về “những gì thực sự đương diễn ra trong xã hội ta thời kỳ đổi mới”, những mẫu nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết, đến những chủ đề văn hóa tôn giáo, và một số đặc điểm về nghệ thuật tự sự
Tác giả Trần Văn Toàn khi nói về Tự sự trong Cơ hội của Chúa - cách
tân và giới hạn [42] đã tìm hiểu khái lược phương thức tự sự của Nguyễn Việt
Hà trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, từ mô hình tiểu thuyết đến điểm nhìn
trần thuật, giọng điệu, qua đó có những đánh giá nhận định về những thành công của tác giả trong tư duy tiểu thuyết
Nguyễn Chí Hoan trong Khải huyền muộn, cuốn tiểu thuyết về chính
nó [24] đã đi vào xem xét cấu trúc trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, tác
giả nhận xét: “cái hiệu quả đáng kể nhất của cấu trúc các nhân vật phân thân trong cuốn tiểu thuyết này chính là ở chỗ nó đã tạo ra một kiểu không gian ảo”
Trang 8Nguyễn Huy Thiệp trong Khải huyền muộn - cảm hứng và những dấu
hiệu của hình thức nghệ thuật đương đại trong tiểu thuyết [50], Phùng Gia
Thế trong Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại [46] đã nhận
định về sự chồng chéo thời gian, mô hình cấu trúc tác phẩm độc đáo cùng với nghệ thuật nghịch dị và giễu nhại… trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Tác giả Mai Hải Oanh trong bài viết Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn
trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 10, năm 2007 lại đề cập đến hiện tượng “gấp bội điểm nhìn” trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, ở đó một nhân vật được nhìn cùng lúc với nhiều điểm nhìn khác nhau, và kỹ thuật lồng tiểu thuyết với kết cấu độc đáo
Ngoài các công trình phê bình, nghiên cứu đã đề cập, tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà còn là đối tượng nghiên cứu của những luận văn thạc sĩ tại các trường Đại học: luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thuyên với đề tài
Những cách tân trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn (Đại học Vinh, 2008); luận văn thạc sĩ của Lê Khánh Hà
với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Đại học Đà Nẵng, 2011); luận văn thạc sĩ của Lê Thị Loan với đề tài Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2012); luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Nhung với đề tài Người kể
chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015); luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Dung với đề tài Tác giả hàm ẩn trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Đại học Đà Nẵng, 2016)…
Mỗi bài viết, công trình nghiên cứu kể trên đều chỉ ra một cách sắc nét nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ở từng phương diện như nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu…, từ đó khái quát lên nội dung tư tưởng mà nhà văn gửi gắm qua tiểu thuyết Tuy nhiên, việc nhìn tiểu
Trang 9thuyết Nguyễn Việt Hà từ lý thuyết đối thoại lại hết sức dè dặt với những nhận định chung chung Theo khảo sát của chúng tôi, vấn đề này, đến nay chỉ
có một số công trình đề cập như sau:
Phùng Phương Nga trong bài viết Liên văn bản và vấn đề đối thoại của
tư tưởng trong văn xuôi đương đại Việt Nam nhận định: “Vượt thoát khỏi
bóng dáng của những cuốn lịch sử, tôn giáo, triết học, xã hội học, lý thuyết văn học thông thường; vượt thoát khỏi cái bóng hư cấu hoàn toàn mà tác phẩm văn học thường có, các tác phẩm của Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh…
đã thẳng thắn đặt ra và đối thoại với rất nhiều quan điểm, học thuyết - các văn bản vĩ mô của truyền thống” [36]
Đoàn Cầm Thi trong Cơ hội của Chúa: từ nhật ký đến hậu trường văn
học cho rằng: Nhân vật hoàn toàn ý thức được bản chất hai mặt của ngôn từ:
cái “tôi” cho phép bộc lộ một tâm hồn quá thường xuyên bị che đậy “dưới những vỏ quần áo khác nhau”, nhưng lại có thể bị bóp méo dưới “cái vỏ ngôn ngữ” Xen giữa những dòng tự sự của “tôi” là cuộc đối thoại triền miên giữa
“nhà văn” và “nhân vật” [48, tr 530] Tác giả cho rằng, sức hấp dẫn của tiểu
thuyết Cơ hội của Chúa không dừng lại ở sự phong phú của các chủ đề về
tình yêu, tình bạn, tình anh em, các lĩnh vực như tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hóa mà còn ở sự thể nghiệm nghệ thuật độc đáo ở cái tôi đa dạng với lối
kể chuyện ở ngôi thứ ba, thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, văn nhái, truyện lồng truyện, tiểu luận
Bàn về nguyên lý đối thoại trong sáng tác Nguyễn Việt Hà nhiều nhất
là Lê Thị Thúy Hằng Khảo sát qua Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, tác
giả cho rằng: “Nhân vật của nhà văn đang loay hoay xoay xở với bản thân, lựa chọn cách ứng xử trong cùng quẫn mà chính anh ta dự phần đẩy mình tham dự Thực hiện hành động này vô tình/ cố ý, các nhân vật luôn bắt mình
Trang 10phải suy nghĩ Dù cùng quẫn, bế tắc song họ luôn nhận thức, làm chủ được nó mặc dù đôi khi chỉ là nửa vời Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó có đối thoại Điều Nguyễn Việt Hà muốn luận bàn, đối thoại ở tiểu thuyết của mình là những giá trị cũ được nhận thức lại trong cơn biến động của thời cuộc và đức tin, thậm chí hoài nghi cả tôn giáo để tìm ra bản ngã” Theo tác giả, Nguyễn Việt Hà có lối viết trần tình, châm biếm sâu cay nhưng với một thái độ lạnh lùng Tính đối thoại nằm sau những triết lí mang chất giọng lạnh lùng ấy: “Tính đối thoại còn được thể hiện trong ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Việt Hà cắt bỏ hoàn toàn những dẫn dắt rườm rà, nhân vật trực diện bộc lộ thứ ngôn ngữ đầy tính bỡn cợt, triết lí, rút ngắn khoảng cách giữa bác học với thứ văn hóa của ngôn ngữ bình dân Ở cả Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà gây hấn với người đọc bằng những kết luận, nhận định đầy tính bông đùa” [19, tr 53]…
Nhìn chung, tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Việt Hà qua những nhà nghiên cứu chứng tỏ rằng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã có một chỗ đứng trong văn học đương đại Việt Nam và trở thành đối tượng của nghiên cứu phê bình văn học Tuy nhiên, từ nguyên lý đối thoại, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào xem xét tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà dưới góc nhìn liên văn bản Đề án của chúng tôi là một hướng nghiên cứu, một đóng góp mới trên cơ sở tiếp thu thành tựu của người đi trước, từ đó góp phần hiểu rõ sự vận động và những cách tân của Nguyễn Việt Hà đối với sự phát triển chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà - nhìn từ
nguyên lý đối thoại là tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chủ yếu qua Cơ hội của Chúa (1999) và Khải huyền muộn (2003)
Trang 113.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án này chủ yếu tập trung dùng lí thuyết của nguyên lý đối thoại trong sáng tác văn học để soi chiếu vào tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà (chủ yếu qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn) Thông
qua đó, chúng tôi sẽ làm rõ những nguyên lý trong đối thoại từ nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà để nhận thức rõ
sự vận động và những đóng góp của Nguyễn Việt Hà đối với sự phát triển chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
4 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề án này, chúng tôi tập trung sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại: Phương pháp này nhằm
tập trung so sánh tư duy đối thoại trong lí thuyết của Bakhtin với việc ảnh hưởng vào tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986, trong đó có Nguyễn Việt Hà
So sánh tính đối thoại của tiểu thuyết Việt Nam trước và sau năm 1986 và các
tiểu thuyết với nhau
- Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này nhằm đưa ra
những luận chứng xác đáng, cụ thể cho các luận điểm
- Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khoa học
xã hội khác như: nghệ thuật, triết học, văn hóa, tâm lý, chính trị để thấy rõ
sự khác nhau trong tư duy đối thoại của các chuyên ngành đặc thù
5 Đóng góp của đề án
Với đề án này, chúng tôi mong muốn có những đóng góp như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu về nguyên lý đối thoại, một lý thuyết mang tính nền
tảng trong hệ thống tư tưởng của Bakhtin
Trang 12Thứ hai, nhận thức được quá trình xuất hiện, ảnh hưởng, vận động của
nguyên lý đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975
Thứ ba, soi chiếu nguyên lý đối thoại vào tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
trên phương diện nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ thuật để thấy được sự vận động và những đóng góp của Nguyễn Việt Hà đối với sự phát triển chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Trang 13NỘI DUNG Chương 1 LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1975 1.1 Lý thuyết đối thoại
1.1.1 Giới thuyết khái niệm
Trên thế giới, luận về đối thoại, trước khi trở thành hệ hình lý thuyết gắn với tên tuổi nhà triết học - mỹ học - nghiên cứu văn học M Bakhtin, khởi nguyên của nó bắt nguồn từ Socrate (khoảng 470 - 399 trước Công nguyên) Tuy nhiên, thời cổ đại, đối thoại Socrate là một thể loại văn học được ghi chép lại bởi Plato (khoảng 428 - 348 trước Công nguyên) Trong tiếng Hi Lạp, đối thoại (dialogos) được dùng để chỉ cuộc trò chuyện giữa ít nhất là hai nhân vật trong kịch hay tác phẩm văn xuôi Nó cũng dùng để chỉ một thể loại chính luận - triết học, trong đó có sự tranh luận, trao đổi giữa hai hay một số người
Đến những năm 20 thế kỷ XX, M Bakhtin viết Bàn về ngôn ngữ tiểu
thuyết, Tác giả và nhân vật trong hoạt động thẩm mỹ (cuối những năm 20), Những vấn đề sáng tác Dostoievski (1929) đã trở lại vấn đề đối thoại không
phải trên phương diện một thể loại mà là đặc trưng thi pháp thể loại Đặc
biệt, trong công trình Những vấn đề sáng tác Dostoievski, nhà nghiên cứu
đặt ra tính đa thanh, phức điệu, nguyên tắc phức điệu trong tiểu thuyết Đa thanh, phức điệu cũng chính là tính đối thoại trong nội tại lời nói con người Bakhtin chú ý đến các quan hệ đối thoại của ý thức con người - một hiện tượng vẫn nằm ngoài phạm vi ngôn ngữ nhưng được biểu hiện bằng ngôn ngữ, qua ngôn ngữ
Đối tượng trong lý thuyết ngôn ngữ của Bakhtin là lời nói (parole), tức ngôn ngữ trong thực hành giao tiếp của con người Ông cho rằng ngôn ngữ
Trang 14chỉ tồn tại với các tình huống thực hành giao tiếp cụ thể Chính vì thế ngôn ngữ và đời sống gắn bó chặt chẽ với nhau “Ngôn ngữ thâm nhập vào đời sống thông qua những phát ngôn cụ thể và chính thông qua những phát ngôn
cụ thể, đời sống cũng thâm nhập vào ngôn ngữ” [32, tr 13] Ngôn ngữ không tồn tại tự thân mà phải qua các phát ngôn cụ thể, qua các giao tiếp bằng lời (tiếng nói, chữ viết) cụ thể Nó cũng không đứng yên, tĩnh tại mà luôn vận động thành một dòng chảy giao tiếp rộng lớn trong cộng đồng người Như vậy, ngôn ngữ theo lý thuyết của Bakhtin là một thứ “siêu ngôn ngữ” Đơn vị
cơ bản của “siêu ngôn ngữ” này là phát ngôn Đó là một chỉnh thể ngôn ngữ thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau (các thể loại lời nói) rất phong phú: một câu hỏi, một lời cảm thán, một lời cầu xin, một mệnh lệnh, một khẳng định…Chủ thể của phát ngôn chính là người nói Tuy vậy, cái tổ chức nên phát ngôn không phải là ý chí chủ quan của người nói mà là môi trường xung quanh, đó là kết quả của quá trình tương tác xã hội Mỗi phát ngôn là một mắc xích trong dòng chảy của hoạt động giao tiếp, phát ngôn chính là đầu mối của mọi vấn đề trong lý thuyết ngôn ngữ của Bakhtin
Trong thực tế phát ngôn, người nói bao giờ cũng hướng đến một đối tượng nào đó, tiến hành một sự đối thoại nào đó (với người khác hoặc với chính mình) Theo nhà nghiên cứu, nói bao giờ cũng nhằm tới một sự “thông hiểu chủ động”, “thông hiểu chủ động” là quá trình tiếp nhận - hồi đáp, không phải tái hiện y nguyên lời nói trong đầu người tiếp nhận, mà là sự tán thành hay phản đối…làm cho người khác hiểu mới chỉ là một công đoạn trong quá trình phát ngôn, người nói còn muốn, còn chờ đợi một “hồi đáp” Mỗi phát ngôn như vậy tự nó đã hàm chứa “câu trả lời sơ bộ” và “lời kẻ khác” trong lời người nói
Nhìn chung, quan điểm của Bakhtin có sự khác biệt so với quan điểm của nhà ngôn ngữ học F de Saussure (1857 - 1931) Mô hình giao tiếp mà
Trang 15Saussure đề xướng cũng bao gồm người nói và người nghe, nhưng người nghe chưa phải là người tham thoại, đối thoại mà chỉ là người tiếp nhận một cách thụ động Saussure xem bản chất của ngôn ngữ nằm ở sự khác biệt, Bakhtin xem bản chất ngôn ngữ là đối thoại Không những thế, Bakhtin còn trừu tượng hóa đối thoại thành một khái niệm triết học Đối thoại được xem là bản chất tư tưởng nhân loại Cho nên, ý nghĩa của mọi phát ngôn đều tùy thuộc vào những gì được nói trước đó và cách thức người nghe tiếp nhận phát ngôn ấy Hiểu một cách đơn giản hơn, mọi phát ngôn đều mang tính đối thoại Như vậy khái niệm “đối thoại” của Bakhtin khác với khái niệm mà chúng ta thường thấy trong ngôn ngữ học (thường chỉ giới hạn trong phạm vi lời hỏi, đáp và được ghi vào trong ngoặc kép hoặc sau dấu gạch đầu dòng) Đối thoại trong quan điểm của Bakhtin là thái độ của ý thức, biểu hiện qua sự đồng tình, phản đối, khẳng định, phủ định, hoài nghi, giễu nhại…
Khi lý thuyết đối thoại của Bakhtin du nhập vào Việt Nam, các nhà nghiên cứu nước ta cũng đưa ra nhiều khái niệm về đối thoại trong văn học
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đã đưa ra khái niệm về thuật ngữ đối thoại với một số hàm nghĩa khác nhau:
1) Sự giao tiếp bằng lời nói giữa hai người (hoặc nhiều người với nhau)
2) Một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật
3) Một thể loại văn học ở châu Âu, nghiêng về nội dung chính luận triết
lí, trong đó tư tưởng của tác giả được khai triển dưới dạng trò chuyện, tranh cãi giữa hai người (hoặc nhiều hơn) Thể loại này dựa vào truyền thống giao tiếp trí tuệ bằng lời nói miệng, vốn có ở thời Cổ đại Hy Lạp; ngọn nguồn của truyền thống này là hoạt động Sokraste
Trang 16Ở cách hiểu thứ nhất, đối thoại thiên về giao tiếp hàng ngày; cách hiểu thứ hai, đối thoại là một phạm trù thuộc về ngôn từ trong văn chương; cách hiểu thứ ba, đối thoại lại là một thể loại văn học Ở đề tài này, đối thoại
không chỉ nhìn nhận đơn giản từ góc độ ngôn ngữ trong văn chương, là các phát ngôn qua lại giữa các chủ thể hay thể loại văn học mà rộng hơn, nó phải được xem xét như một phương tiện nhằm khám phá nghệ thuật thể hiện cuộc sống của nhà văn
Cũng trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân còn phân biệt đối
thoại và độc thoại trong vai trò là hai kiểu giao tiếp ngôn từ cơ bản: “Do chỗ các thành phần ngôn từ của hai kiểu này đều mang màu sắc chủ quan và bộc
lộ đặc tính của những chủ thể phát ngôn chúng, ngôn từ đối thoại và ngôn từ độc thoại trở thành nhân tố tổ chức nhiều văn bản ngôn từ, nhất là văn bản tác phẩm văn học (tác phẩm ngôn từ nghệ thuật), nơi mà chúng hiện diện với tư cách là đối tượng của sự miêu tả” [3, tr 129]
Ngôn từ đối thoại và ngôn từ độc thoại là phương tiện nghệ thuật chủ yếu để tái tạo các hành vi của con người và các giao tiếp về tinh thần giữa họ, được kết hợp với các quá trình tư duy vốn nhuốm màu ý chí - cảm xúc của họ Đối thoại và độc thoại là đối tượng miêu tả quan trọng nhất trong mọi thể loại, thể tài văn học Ở các giai đoạn lịch sử ban đầu, trong nghệ thuật ngôn từ, lối khoa trương bóng bẩy mang tính độc thoại có ưu thế hơn lối trò chuyện mang tính đối thoại Trong học thuật hiện đại, nhân tố đối thoại được xem như một đặc tính phổ quát hết sức quan trọng của hoạt động ngôn từ, bởi vì các phát ngôn luôn luôn hiện diện sự chờ đợi (sự kích thích) một lời đáp lại nào đó,
cũng tức là phản ứng lại kinh nghiệm ngôn ngữ trước đó Về mặt này, “đối
thoại và độc thoại trong văn học tương ứng với tính đối thoại và tính độc thoại của ý thức các nhân vật và của bản thân các nhà văn, do các đặc điểm của quan niệm tư tưởng - nghệ thuật của họ Ý thức mang tính đối thoại hướng tới
Trang 17những xúc tiếp rộng - liên cá nhân và được làm giàu bởi kinh nghiệm của người khác - nó - theo M Bakhtin - là thuận lợi hơn cả cho hoạt động nghệ thuật hiện đại (kể cả hoạt động cảm thụ); nó được bộc lộ đầy đủ nhất trong tính đối thoại nội tại của những lời độc thoại ở người trần thuật và các nhân vật trong các tiểu thuyết” [3, tr 134]
Đỗ Đức Hiểu trong Từ điển văn học xem tính đối thoại là một đặc
trưng của tiểu thuyết, chứa đựng nhiều tiếng nói khác nhau, tranh luận với nhau - một phát hiện của Bakhtin Sau này, một số nhà nghiên cứu như Genette, Todorov, Kristeva… mở rộng đến thơ, kịch… Văn chương nói chung có tính đối thoại, dù nhiều hay ít
Cũng theo Đỗ Đức Hiểu, trong tiểu thuyết, những tiếng nói khác nhau xen lấn nhau, đối kháng nhau, được tạo nên bởi đối thoại giữa các nhân vật với những tình cảm, suy tư khác nhau, đối lập nhau, đứng cạnh nhau, trao đổi, cãi vã nhau; bởi vì trong tiểu thuyết “tôi” và “nó” xuất hiện, mà mỗi người là một thế giới riêng biệt Tính đối thoại của tiểu thuyết được tạo nên bởi giọng nói của nhiều tầng lớp xã hội, có phong cách cao, có phong cách thấp Tiểu thuyết (một loại hình văn học ra đời muộn so với thơ, anh hùng ca, kịch…), tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các loại hình, vì vậy, bao gồm tiếng nói hùng tráng, lời ca trữ tình, tiếng nói cười cợt, thư từ, cả những đoạn triết lý, chính luận, đạo đức học… nó là một thể “lai” Thêm nữa, tiểu thuyết còn đối thoại với tiểu thuyết trước nó và sau nó, đối thoại với tiểu thuyết nước ngoài, với các ngành nghệ thuật khác Cuối cùng, tiểu thuyết còn có tính đa âm (theo
Berger trong Từ vựng phân tích văn chương); tính đa âm là tiếng nói của nhà
văn (chủ thể), hiểu như con người xã hội làm nghề viết văn; tiếng nói của tác giả, người phát ngôn và tiếng nói của người kể chuyện - ba tiếng nói này xen lẫn nhau trong một tác phẩm Tính đa âm là một bộ phận của tính đối thoại
Trang 18Như vậy, tìm hiểu tư duy đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà không đơn thuần là khảo sát cấu trúc đối thoại của ngôn từ mà chính là sự dụng công trong việc tìm ra ý nghĩa của đối thoại thông qua ngôn từ Điều này đã được M Bakhtin chứng minh rõ trong sự diễn giải trên cứ liệu tiểu
thuyết Dostoievski Trên cơ sở lí thuyết của Bakhtin trong Những vấn đề thi
pháp Dostoievski, ông đã đưa ra lí thuyết về đối thoại, trong đó nêu lên bản chất đối thoại của ý thức và ngôn từ
1.1.2 Các quan niệm về đối thoại trong văn học
Trong công trình Những vấn đề sáng tác của Dostoievski (1929), sau được in lại với tên mới Những vấn đề thi pháp của Dostoievski (1963),
Bakhtin đã hệ thống và chỉ ra những biểu hiện đa dạng của tính đối thoại, đặc biệt trong thể loại tiểu thuyết Từ đối thoại trong cách đọc truyền thống, đối thoại trong tiểu thuyết cổ điển và tiểu thuyết hiện đại, tác giả công trình đã đặt
ra tính đa thanh, phức điệu, nguyên tắc phức điệu trong tiểu thuyết Có thể
xem đây là đóng góp nổi bật nhất của Bakhtin trong việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết, xây dựng một bộ công cụ lý thuyết mang tính cách mạng để
khảo cứu về tiểu thuyết, đúng với tinh thần “đa thanh” của nó và bản chất
hiện thực của đời sống
Trong tiếng Hi Lạp, Polyphonie nghĩa là phức điệu: “polyss” là “nhiều”
và “phònè” là “tiếng” Khi dịch ra tiếng Việt, có nhiều cách gọi: đa âm, đa thanh, phức điệu… Hiểu đơn giản, đa thanh/ phức điệu là những phát ngôn phức hợp nhiều lời, nhiều giọng của nhiều chủ thể khác nhau Bakhtin đã sử dụng thuật ngữ này cho tiểu thuyết của Dostoievski, ông coi nghệ thuật tiểu thuyết của Dostoievski là một sự cách tân lớn trong truyền thống tiểu thuyết châu Âu, một sự đổi mới về nguyên tắc xây dựng tiểu thuyết Đến lúc này, trong lịch sử tiểu thuyết châu Âu đều có tính độc thoại, nghĩa là toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm được mô tả, biểu hiện, đánh giá theo lập
Trang 19trường duy nhất là lập trường của tác giả Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết độc thoại “được đặt vào trong một cái khung vững chắc và không thể vượt qua của ý thức tác giả đã nhận định nó, miêu tả nó và được kiến tạo trên cái nền vững chắc của thể giới bên ngoài” [33, tr 217] Theo Bakhtin, đa thanh là “tính nhiều tiếng nói và ý thức độc lập không hòa làm một”, văn bản
đa thanh gồm nhiều giọng: giọng người kể chuyện, giọng nhân vật, giọng tác giả Tất cả tạo nên sự căng thẳng thậm chí tương phản bởi những giá trị tự thân và độc lập tương đối giữa các “tiếng nói” Bakhtin cho rằng: tiểu thuyết của Dostoievski được kiến tạo theo nguyên lý đối thoại của thế giới đa chủ thể: giữa các nhân vật với nhau, nhân vật với độc giả, nhân vật với tác giả, với người kể chuyện, tác giả với độc giả… các chủ thể độc lập, có thẩm quyền ngang nhau, không ai hơn ai Như vậy, tiểu thuyết được tổ chức trên nền tảng những đối thoại liên chủ thể, nguyên lý đối thoại của Bakhtin vận dụng vào tiểu thuyết của Dostoievski bao gồm một loạt các quan điểm soi tỏ các bình diện của tác phẩm như hình tượng nhân vật, kết cấu, giọng điệu, lối tự sự…
Sau Bakhtin, người giới thiệu, diễn giải thành công nhất về tính đối thoại chính là Julia Kristeva (nhà phân tâm học, phê bình văn học, triết gia, nữ
quyền và tiểu thuyết gia nổi tiếng của Bun-ga-ri) Thuật ngữ liên văn bản xuất phát từ công trình Từ, đối thoại và tiểu thuyết (1967) của bà Bên cạnh việc giới thiệu, Kristeva đã đi sâu phân tích tư tưởng của Bakhtin và đề xuất tính
liên văn bản để thay thế cho tính đối thoại/ tính liên chủ thể Phát hiện bản
chất đối thoại của ngôn ngữ, Bakhtin đề xuất hướng nhìn nhận phổ quát về việc thực hành ngôn ngữ, cụ thể là trong văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng Kristeva ghi nhận điều này, đi vào xem xét nó và định danh nên một bản chất của văn bản, vốn là kết quả của hành động tư duy ngôn ngữ,
đó là tính liên văn bản Bà đề xuất chiều kích có tính đối thoại: chủ thể viết, chủ thể nhận và ngữ cảnh Với Bakhtin, ngữ cảnh là hoàn cảnh xã hội,
Trang 20Kristeva thì cho rằng: ngữ cảnh là văn bản xung quanh nó Nghĩa là chỉ những mối quan hệ khác nhau (có thể có) của một văn bản với những văn bản khác (trích dẫn, bình giải, ám chỉ, nhại lại, bắt chước, vay mượn…) Kristeva đã giới thiệu một khái niệm mang tính rộng mở: bất kì văn bản nào cũng là sự hấp thụ và sự biến đổi các văn bản khác hay chính là sự tương tác của các văn bản Tóm lại, từ tính liên chủ thể trong nguyên lý đối thoại của Bakhtin, Kristeva đã xây dựng thành thuật ngữ tính liên văn bản
Đến năm 1968, trong bài viết Cái chết của tác giả (đăng lần đầu trên
tạp chí Mantéia, năm 1968), R Barthes đã triển khai khái niệm liên văn bản
một cách đầy đủ hơn Tác giả bài viết quan niệm, mọi văn bản đều là liên văn
bản đối với một văn bản khác Theo R Barthes, văn bản không phải là một tổ
hợp ngôn ngữ mang tính tự trị mà là một không gian đa nguyên với vô số văn bản, chứa đựng nhiều hiểu biết, niềm tin, văn hóa khác nhau Không có văn bản nào là độc tôn và là khởi nguyên cho văn bản khác Bên cạnh đó, với tiểu thuyết Dostoievski, Bakhtin khẳng định tác giả tham gia một cách bình đẳng, độc lập với ý thức nhân vật, thì R Barthes không quan tâm đến địa vị của tác giả Ông viết: “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh Mỗi văn bản đều như là tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức, các cấu trúc nhịp điệu, những mãnh vụn biệt ngữ xã hội…tất cả đều bị văn bản ngốn nuốt và đều bị hòa trộn trong văn bản, bởi vì trước văn bản và xung quanh nó bao giờ cũng tồn tại ngôn ngữ” [40, tr 444]
Sau đó, khái niệm liên văn bản tiếp tục được sử dụng phổ biến, biện giải trong tư duy của các nhà hậu cấu trúc của Pháp (J Derrida, J Lacan, M Foucault, F Lyotard…) và hậu cấu trúc của Mỹ (Paul de man, H Bloom, H
Trang 21Miller…) Chung quy, trong lịch sử văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng, quan niệm về đối thoại đã đi từ tính đơn thanh đến tính đa thanh/phức điệu và tính liên văn bản Đặc biệt, lý thuyết đối thoại của Bakhtin
đã khẳng định được giá trị cũng như tính gợi mở của nội hàm lý thuyết này trong nghiên cứu, phê bình văn học trên thế giới
1.2 Tiền đề xuất hiện nguyên lý đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Cuộc chiến tranh vĩ đại chống đế quốc Mĩ kết thúc thắng lợi (ngày 30 tháng 4 năm 1975), lịch sử dân tộc mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập, tự
do và thống nhất đất nước Đất nước bước sang một trang sử mới: phục hồi những thương tích của chiến tranh và dựng xây cuộc sống Trong bối cảnh mới thời hậu chiến, những con người - chủ nhân của thời đại lịch sử lại phải đối mặt với một hiện thực xã hội mới đầy biến động, xáo trộn và phức tạp Vừa bước ra từ cuộc chiến chống ngoại xâm, họ lại bước vào một cuộc chiến mới không kém phần cam go: cuộc chiến mưu sinh Những tổn thất, đau thương của chiến tranh toả sức nặng khiến đời sống kinh tế, xã hội vận hành một cách khó nhọc Nền kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng
Cơ chế quản lí quan liêu bao cấp ngày càng bộc lộ những khuyết tật và trở nên bất lực khi vẫn giữ nguyên cơ chế cũ trong khi xã hội đã không còn như
cũ Bối cảnh xã hội mới đã kéo theo sự biến đổi không chỉ bề mặt mà cả ở bề sâu trong tâm lý và nhận thức của mỗi người Tâm thế đề cao tinh thần cộng đồng, tất cả cho tiền tuyến, hi sinh lợi ích cá nhân cho sự tất thắng của dân tộc
đã bị phá vỡ Có những cái chân lý trong thời chiến thì ở thời kỳ mới, trong cuộc chiến mới không tiếng súng này lại trở nên không còn phù hợp
Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn thử thách, những lo toan bộn bề của cuộc sống thường nhật mà trước kia do hoàn cảnh chiến tranh, chúng ta đã tạm gạt sang
Trang 22một bên Ngày nay, những vấn đề đó lại trở thành cấp thiết, cần phải được nhìn nhận lại trong một nhận thức mới Trong hoàn cảnh lịch sử đó, để giải quyết những khó khăn thử thách trước mắt và xây dựng, phát triển đất nước thì đổi mới là một sự lựa chọn khẩn thiết, dứt khoát, có ý nghĩa sống còn Đổi mới là con đường tất yếu, duy nhất đảm bảo cho sự phát triển đất nước và cũng là nỗi khao khát cháy bỏng, là nguyện vọng của toàn dân tộc nhằm đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn, thách thức sau hơn 30 năm chiến tranh
Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) chỉ rõ: đổi mới là “nhu
cầu bức thiết”, là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của cả dân tộc Từ năm 1986,
dưới công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa nhiều nước trên thế giới Xét trên phương diện văn hóa, giai đoạn từ 1975 - 1985 được xem là thời kì khởi động, tạo bước chuẩn bị cần thiết cho giai đoạn sau này Tuy vậy, nền văn hóa của giai đoạn mười năm sau chiến tranh vẫn vận động theo quán tính cũ, mang đầy đủ các đặc trưng của nền văn hóa kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975 Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI tiến hành đánh dấu sự đổi mới về tư duy,
nhận thức Hai khẩu hiệu trọng tâm của đại hội là Lấy dân làm gốc và nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật Nhờ vậy, nó đã thổi
một luồng sinh khí mới vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam Điều này giúp cho đời sống kinh tế, xã hội có những biến chuyển quan trọng Đó là sự chuyển dịch từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với xu hướng toàn cầu hóa Chính sách quản lý kinh tế của nhà nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước Sự vận động này kéo theo sự thay đổi các bình diện khác trong đời sống xã hội như tôn giáo, văn hóa, văn nghệ… Mặt khác, nền
Trang 23kinh tế thị trường cũng khiến con người không thể nhìn cuộc sống bằng nhãn quan sử thi thuần khiết trong những năm chiến tranh Chuẩn mực cũ
va đập với lối sống hiện đại, xô bồ đã bị bào mòn, biến đổi Khi các chuẩn mực, chân lí chỉ còn mang giá trị tương đối, mọi giá trị truyền thống bị đảo lộn, những người làm văn nghệ cũng trở nên nhạy bén, nắm bắt những biến đổi để phù hợp với thực tiễn sáng tác Cùng với đó, nền kinh tế thị trường cũng tác động trực tiếp đến những người tiếp nhận Cơ chế thị trường biến tất cả thành hàng hóa, kể cả các sản phẩm thuộc lĩnh vực văn hóa, văn học
Đó là chưa kể vai trò của phương tiện thông tin đại chúng, của công nghệ thông tin, của văn hóa mạng…Thêm nữa, xu hướng toàn cầu hóa đã giúp nền văn nghệ Việt Nam từng bước hội nhập với nền văn nghệ thế giới Hoạt động dịch thuật phát triển giúp người cầm bút mở rộng tư duy, nhận thức để làm giàu cho sáng tác của mình
Nhìn chung, những chuyển biến trong đời sống lịch sử, văn hóa, xã hội sau 1975, đặc biệt từ năm 1986 là những thay đổi mang tính tất yếu của đời sống xã hội Việt Nam Sự thay đổi này chính là tiền đề xuất hiện nguyên lý đối thoại trong đời sống văn học Việt Nam đương đại nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng
Với tư cách là hình thái ý thức xã hội đặc thù, văn học Việt Nam sau
1986 không nằm ngoài quỹ đạo chung của công cuộc vận động chuyển mình của đời sống xã hội Bối cảnh mới đã tạo nên những chấn động sâu xa trong ý thức nghệ thuật Trước một hiện thực mới đầy bề bộn và phức tạp, nhận thức
và thị hiếu của độc giả cũng đã nhiều đổi khác, như một quy luật tất yếu, văn học cũng vật lộn kiếm tìm cho mình một hướng đi mới
Trang 24Nền tảng của sự đổi mới văn học thời kỳ này bắt nguồn từ sự nhận thức của văn học, tức là văn học đã giác ngộ được về vai trò của nó trong xã hội, trong mối quan hệ giữa văn học và chính trị, văn học và hiện thực
Một vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều nhà văn vẫn say sưa viết những tác phẩm dựa trên đề tài cũ và lối viết cũ bỗng ngỡ ngàng nhận ra những gì họ viết đang lệch pha với sự đón nhận của độc giả Hiện thực cuộc sống đã thay đổi, nhận thức và mối quan tâm của con người cũng thay đổi Những tác phẩm sử thi với âm điệu hào hùng và cảm hứng ngợi ca xuôi chiều giờ trở nên lạc điệu và xa lạ trước cuộc sống thời bình chất chứa nhiều nhiêu khê và phức tạp Những nhà văn nhạy cảm và tâm huyết, có trách nhiệm nhất với sự phát triển của văn học nước nhà bắt đầu có những trăn trở về cách viết mới sao cho đáp ứng đúng yêu cầu của thời đại và đưa văn học nhịp bước tiến sát cùng hiện thực cuộc sống mới
Đặc biệt, trên diễn đàn của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Tổng bí
thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy”, “nhìn thẳng sự
thật” với “nhiều việc cần làm ngay” Nhưng “văn học có vẻ nhạy cảm hơn chính trị” [37, tr 93] Ngay sau năm 1975, người ta đã thấy xuất hiện nhiều
truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, bút kí… thể hiện sự đổi mới sâu sắc trong
đời sống của văn học nghệ thuật Lã Nguyên (trong cuốn sách Phê bình ký
hiệu học), đã tạm chia cuộc vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975
thành ba giai đoạn: 1975 - 1985, 1986 - 1991 và 1992 đến nay
Trong khoảng mười năm đầu (1975 - 1985) của công cuộc đổi mới, mặc dù đất nước đã được thống nhất, lịch sử dân tộc chuyển sang trang mới, nhưng văn học nghệ thuật thì vẫn vận động theo quán tính của văn học thời chiến Trong giai đoạn này, đề tài về chiến tranh và người lính vẫn là đề tài cơ bản của nhiều sáng tác văn học Những sáng tác ấy vẫn thể hiện nhãn quan giá trị và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi viết theo
Trang 25phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa Tuy vậy, bằng sự nhạy cảm của người cầm bút, những nhà văn lúc này đã cảm thấy không thể sáng tác như
trước được nữa Và thế là sự đổi mới bắt đầu được “khởi động” Đầu tiên và
sôi nổi nhất là văn học dịch Lúc này, người ta thấy hầu hết các tác phẩm lớn, những tác phẩm đạt giải Nobel, những tác phẩm của các tác gia ưu tú thuộc các trường phái nghệ thuật khác nhau (tượng trưng, siêu thực, hiện sinh, hiện đại, hậu hiện đại…) trên thế giới đã được dịch và giới thiệu đến đông đảo công chúng yêu văn nghệ Hoạt động này tác động vô cùng to lớn đến quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam Nó đã làm thay đổi thị hiếu nghệ thuật của đông đảo độc giả Các nhà văn từng sáng tác trong thời kì trước tự nhận ra, nếu không thay đổi, họ sẽ tự đánh mất độc giả Nhờ văn học dịch, buộc các nhà văn của chúng ta phải đổi mới cách viết Cũng cần nói thêm, trong giai đoạn này, khuynh hướng đổi mới chưa trở thành một phong trào rầm rộ trong lĩnh vực sáng tác Những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học ở giai đoạn này là Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn…Họ là những nhà văn đã sáng tác từ trước năm 1975 (chưa thấy xuất hiện các nhà văn trẻ có khuynh hướng đổi mới) Hầu hết, đóng góp cho công cuộc đổi mới văn học của những nhà văn kể trên chủ yếu ở lĩnh vực văn xuôi (chưa mở rộng sang những thể loại khác)
Trong khoảng năm năm (1986 - 1991), là giai đoạn sôi nổi nhất của thời kì đổi mới trong đời sống văn nghệ Việt Nam Lúc này, văn học dịch vẫn tiếp tục phát triển và có nhiều đóng góp Tuy nhiên, hoạt động lý luận, phê bình văn học và hoạt động sáng tác mới thật sự giữ vai trò chủ công trong công cuộc đổi mới “Đổi mới văn học suy đến cùng là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân của văn học nghệ thuật” [37, tr 96] Vì vậy, nửa sau những năm 80 (thế kỷ XX) hoạt động
lý luận, phê bình văn học gần như vượt lên phía trước, giữ vị trí chủ chốt
Trang 26trong các nhân tố mở đường Nghị quyết 05 của Bộ chính trị (1987) tiếp tục yêu cẩu nền văn hóa, văn nghệ phải đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm; văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thể hiện tiếng nói sự
thật, trách nhiệm, tự do Tháng 12 năm 1987, trên tờ Văn nghệ - cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Minh Châu in bài phát biểu: Hãy
đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa Bài báo vừa là tuyên
ngôn lý thuyết, vừa thể hiện tinh thần đổi mới văn học triệt để của giới sáng tác Tất cả những chuyển động nói trên đã tạo bầu không khí thúc đẩy sự khởi sắc trong hoạt động sáng tác văn học Bên cạnh việc quay lại và xuất hiện của các thể loại bút kí, phóng sự, kịch…thành tựu nổi bật của văn học ta giai đoạn này được kết tinh ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Trần Viết Thiện (trong
chuyên luận Tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đương đại) gọi đây
là “mùa của tiểu thuyết” Tiếp theo lớp nhà văn đã thành danh như Nguyễn
Minh Châu, Ma Văn Kháng… chúng ta thấy nổi lên hàng loạt cây bút mới đầy tài năng và nhiệt huyết: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Khắc Trường,… Sáng tác của những tên tuổi này đã tạo nên một diện mạo vừa đa dạng, vừa độc đáo của văn học ta thời kì đổi mới
Trong khoảng mươi năm (từ năm 1992 đến nay), văn học Việt Nam vẫn đang trên hành trình đổi mới, cách tân Nhiều tác giả đã và đang sáng tác với cảm quan của chủ nghĩa hậu hiện đại Những cây bút mới xuất hiện, những tác phẩm ra đời ít nhiều gây được tiếng vang trong đời sống văn học: Nguyễn
Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Việt Hà với Cơ hội
của Chúa và Khải huyền muộn, Tạ Duy Anh với Đi tìm nhân vật…Tuy nhiên,
nhìn nhận một cách tổng quát, cao trào đổi mới của văn học Việt Nam thuộc
về những năm 90 của thế kỷ trước
Trang 27Như vậy, nhìn qua chặng đường từ sau 1975 đến cao trào đổi mới (1986 - 1992), có thể thấy tiểu thuyết Việt Nam có sự phát triển theo hướng dân chủ hoá và nhân bản hoá từ nội dung hiện thực đến bút pháp thể loại Về nội dung hiện thực, tiểu thuyết trước 1975 là tiếng nói chính thống, quan phương của tư tưởng quốc gia Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng chỉ đặt ra những vấn đề mang tầm vóc lịch sử, liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc chứ không có điều kiện quan tâm đến số phận cá nhân, đến đời sống tâm hồn con người Tiếng nói trong tiểu thuyết trước 1975 vì vậy là tiếng nói nhân
danh cộng đồng, từ đỉnh cao muôn trượng cất tiếng nói phán truyền về một
thời đại anh hùng, về những con người ưu tú Nó trói chặt logic sự vật vào logic nhận thức, độc chiếm chân lý bằng ngôn ngữ quan phương độc thoại, không chấp nhận tiếng nói đi ngược lại, không chấp nhận những ý kiến cá nhân Tiểu thuyết sau 1975 là sự vùng vẫy, quẫy đạp để thoát khỏi áp lực sử thi, trở về với tiếng nói thế sự, với hiện thực trong muôn vàn những cái thường tình, trần tục của kiếp nhân sinh Để thoát khỏi logic nhận thức, chiếm lĩnh logic hiện thực, nó hạ thấp độ cao, rút ngắn khoảng cách, tiếp xúc cuộc sống một cách thân mật nhất Soi chiếu hiện thực ở cự ly gần của những góc nhìn cá nhân, khám phá cuộc sống ở mọi góc độ, kể cả những góc độ ở bề sâu, bề sau mà văn học trước đó coi là vùng cấm kị Văn học sau đổi mới không chỉ nói đến cái đẹp, cái hùng, cái hữu lý của xã hội mà dám công khai
đề cập đến cả những phạm trù thẩm mỹ mới như cái xấu, cái bi, cái hài, cái méo mó, lập dị, phi lí… đang hiện hữu trong xã hội Hiện thực cần được nhìn nhận không những chỉ ở phần tốt đẹp, mà càng phải nhận thức và phanh phui được những cái tăm tối, khuyết thiếu để hướng tới một xã hội mới hơn, văn minh hơn
Tính đối thoại tạo nên những tầng nghĩa khác nhau cho tác phẩm, gợi nên những hồi âm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, đồng thời đòi hỏi khả
Trang 28năng đồng sáng tạo ở người đọc, đem đến một sắc thái mới trong hành trình sáng tác và tiếp nhận
1.3 Nguyễn Việt Hà trong dòng tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Nguyễn Việt Hà là bút danh, nhà văn tên thật là Trần Quốc Cường sinh ngày 12 tháng 7 năm 1962 tại Hà Nội Anh chính thức bước vào nghiệp
văn chương vào năm 1993 với truyện ngắn Sếp và tôi và…(giải Nhì truyện
ngắn do Tạp chí Sông Hương tổ chức ngày 23 tháng 11 năm 1993) Đến nay, sau khoảng 20 năm cầm bút, anh đã ghi dấu ấn với nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn…Nguyễn Việt Hà được xem là một trong
những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam đương đại Cơ hội
của Chúa (1999), Khải huyền muộn (2003), Ba ngôi của người (2014), Thị dân tiểu thuyết (2019) là bốn tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của tác
giả Đặc biệt, qua khảo sát Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, ta đã
thấy rõ sự dịch chuyển từ ánh sáng hiện đại đến sắc màu hậu hiện đại trong
tư duy tiểu thuyết của nhà văn
Ngay ở Cơ hội của Chúa - tiểu thuyết đầu tay của tác giả, người đọc đã
nhận thấy sự sáng tạo trong việc tiếp nhận những thành công về hình thức của văn học thế giới Điều này đã tạo nên những nét mới, độc đáo trong tác phẩm Khoan hãy bàn về nội dung, trong tiểu thuyết này Nguyễn Việt Hà đã vận dụng những kỹ thuật hiện đại trong mô hình cấu trúc tác phẩm: lối trần thuật nhiều điểm nhìn, phi trung tâm, nhấn vào cảm thức hiện sinh…Đọc tác phẩm,
ta thấy tác giả hầu như hạn chế việc miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật Điểm nhìn và ngôi kể liên tục được dịch chuyển, thay đổi Các nhân vật chính đều đều có khả năng thế chỗ nhà văn để kể chuyện về mình và người khác Nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi cho rằng: “Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà là một lò thử nghiệm văn phong khổng lồ trong đó ta bắt gặp lối kể chuyện ở ngôi thứ
Trang 29ba, thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, văn nhái, truyện lồng truyện, tiểu luận Đặc biệt, bằng những hình thức rất khác nhau như đối thoại, độc thoại, nhật
ký, thư, sáng tạo văn học, các nhân vật không ngừng chiếm lĩnh sân khấu
Cơ hội của Chúa, gạt người-kể-chuyện sang bên, để tự bày tỏ cái “tôi” của
mình” [48, tr 504] Thật vậy, trong Cơ hội của Chúa, các nhân vật Hoàng -
Tâm - Thủy - Nhã đều được nhà văn “trao lời” để tự kể chuyện về mình/ về cái nhìn của mình và về người khác Theo đó, hiện thực sẽ là những diện mạo khác nhau tùy theo suy cảm của nhân vật Một sự kiện được nhìn từ nhiều phía, với các góc độ khác nhau, thời điểm trần thuật khác nhau Điều này, mô hình trung đã dẫn tới sự chối bỏ trật tự thời gian - không gian trong lối kể truyền thống
Lối trần thuật này đã góp phần làm nổi bật đặc tính “phi trung tâm” của tiểu thuyết Thật khó, để chúng ta xác định đâu là nhân vật trung tâm hay đâu
là chủ đề chính của tác phẩm Các nhân vật đều hiện lên với những nét cá tính
và suy nghĩ riêng Nhân vật nào cũng có quyền lên tiếng trong việc nhìn nhận, đánh giá hiện thực và con người Không có nhân vật nào là đại diện cho phát ngôn về tư tưởng của nhà văn Hiện thực cuộc sống cứ vậy hiện lên một cách ngồn ngộn, đa chiều như nó vốn có Nó là nguyên vẹn của những chất liệu từ hiện thực chứ không phải là thứ đã được nhà văn tô vẽ, nhào nặn
Dấu hiệu hiện đại trong tác phẩm còn thể hiện ở kỹ thuật dòng ký ức,
độc thoại nội tâm, lắp ghép văn bản, gián cách, đa giọng điệu…Trong Cơ hội
của Chúa, các kỹ thuật này được sử dụng một các thường xuyên, tạo nên nét
mới lạ cho thể loại tiểu thuyết Điều này, một mặt thể hiện ý thức đổi mới trong tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà - những kỹ thuật còn khá mới của văn xuôi hiện đại đã được nhà văn vận dụng một cách biến hóa, uyển chuyển Mặt khác, nó còn đòi hỏi ở người đọc một cách tiếp nhận với tư duy nhận thức mới Tất cả, góp nên tiếng nói đối thoại trong tư duy sáng tác và tiếp nhận văn học nghệ thuật
Trang 301.3.2 Đến tư duy hậu hiện đại
Đến Khải huyền muộn - cuốn tiểu thuyết thứ hai của Nguyễn Việt Hà, bên cạnh lối viết hiện đại, tư duy hậu hiện đại đã thể hiện đậm nét Nếu Cơ
hội của Chúa nổi bật ở các kỹ thuật (đồng hiện, dòng ký ức, lắp ghép văn bản,
phân mảnh…) thì Khải huyền muộn đặc biệt ở lối kết cấu tác phẩm Đây là
cách tổ chức tiểu thuyết trong tiểu thuyết/ tiểu thuyết về tiểu thuyết Theo đánh giá của Nguyễn Huy Thiệp: “Giống như các tác phẩm trước của Nguyễn Việt Hà, Khải huyền muộn tương đối khó đọc với các độc giả thông thường Trong giới những người cầm bút (những siêu độc giả) có một độ hoang mang nhất định…Sự cố tình vi phạm các “nguyên tắc vàng” sau đó trình bày ra một nội dung khác với các nhà văn đương thời là một câu hỏi “chơi thẳng” và “trái tim” văn học”: “Vậy như thế được gọi là văn học à?” Tinh thần “khủng bố” trắng trợn với các giá trị “cổ điển” ngoài nội dung lại được nhấn thêm bằng một hình thức cấu trúc ngữ pháp và bố cục không cân đối, làm cho độc giả đã khó đọc lại thêm một lần nữa khó đọc nếu không muốn nói là không thể nào đọc được” [50, tr 5, 7] Với kiểu kết cấu truyện lồng truyện/ tiểu thuyết trong
tiểu thuyết, tác giả như kéo người đọc vào cái gọi là “trò chơi văn học” Ở
Khải huyền muộn, hình như nhà văn chú ý nhiều đến con đường chứ không
phải kết quả Tác phẩm mở đầu bằng câu chuyện của một “Nhà văn” với một
cô người mẫu (sẽ là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết mà “Nhà văn” đang khởi thảo), sau đó là câu chuyện của các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của “Nhà
văn” này Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Khải huyền muộn,
cuốn tiểu thuyết về chính nó đã dùng thuật ngữ “không gian ảo” trong công
nghệ 3D để nhận xét về đặc thù trong cấu trúc của tác phẩm này Nhờ kiểu kết
cấu độc đáo trong mô hình cấu trúc của tiểu thuyết, Khải huyền muộn đã tạo
nên tính đa tầng, hiện thực trong tác phẩm được thể hiện một cách đa chiều,
từ nhiều phía Rất nhiều mảng của đời sống hiện thực/ hiện thực trong hư cấu được biểu hiện một cách sinh động
Trang 31Khi so sánh giữa văn học hiện đại và hậu hiện đại, Lê Huy Bắc cho rằng: “Chủ nghĩa hậu hiện đại dường như không có nhiều sự khác biệt với chủ nghĩa hiện đại Cả hai khuynh hướng này, cơ bản đều xuất hiện vào thập niên đầu của thế kỉ hai mươi,…Đặc biệt, cả hai khuynh hướng đều tồn tại dưới sự tác động của hai cuộc thể chiến Cảm quan về sự hỗn loạn, phi lí và hư vô,…trở thành dòng tư tưởng chủ lưu trong tiến trình văn học của thế kỉ Sự khác nhau giữa hai khuynh hướng này nằm ở chỗ thái độ của nhà văn đối với
cảm quan phi lí, hư vô…” [5, tr 65] Trong Cơ hội của Chúa, thông qua các
nhân vật (nhất là Hoàng), chúng ta thấy còn sự trăn trở, loay hoay, đau khổ,
bức bối,… trước hiện thực cuộc sống nhiều điều phi lí, hỗn độn Đến Khải
huyền muộn, dường như tất cả những vấn đề trên được xem là tất yếu Nhà
văn chấp nhận những hỗn độn, dở dang như chính nó Từ cuộc sống đến cả
văn chương cũng vậy “Một quyển tiểu thuyết sẽ trọn vẹn hết ở chỗ người viết
không thể và không còn muốn viết cố nữa” [18, tr 360]
Trải qua hơn hai mươi năm cầm bút, người đọc hẳn đã công nhận tên tuổi và vị trí của Nguyễn Việt Hà trong nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Nguyễn Huy Thiệp cho rằng Khải huyền muộn chứa ẩn những cảm hứng và
dấu hiệu của một tiểu thuyết theo dòng nghệ thuật đương đại: “Trong mặt bằng tiểu thuyết hiện nay, có lẽ hầu hết những người viết văn chúng ta đều mới chỉ viết ở trong sự ảnh hưởng và biên độ của nghệ thuật viết văn cổ điển, chưa ai viết khác đi Nguyễn Việt Hà đang thí nghiệm một lối viết khác…” [50, tr 10-11] Còn Nguyễn Chí Hoan thì nhận định: “Với Khải huyền muộn,
có lẽ lần đầu tiên trong văn chương nước nhà xuất hiện một cuốn tiểu thuyết
về chính nó…” [24, tr 361] Quả thật, chỉ qua hai cuốn tiểu này, chúng ta đã nhận thấy sự dịch chuyển rõ nét trong tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà:
…từ ánh sáng hiện đại, đến tư duy hậu hiện đại…
Trang 32TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trên thế giới, tên tuổi của M Bakhtin gắn với nhiều hệ hình lý thuyết lớn trong lĩnh vực khoa học văn học, đặc biệt là lý thuyết đối thoại Sau M Bakhtin, lý thuyết đối thoại đã được các nhà nghiên cứu lý luận kế thừa, diễn giải, phát triển để trở thành một trong những hệ hình lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình và sáng tác văn chương Ở Việt Nam, tình hình đổi mới đất nước cùng với công cuộc đổi mới trên lĩnh vực văn học nghệ thuật đã tạo điều kiện để lý thuyết đối thoại được tiếp nhận, nghiên cứu và sử dụng trong nghiên cứu, phê bình và sáng tác Nguyễn Việt Hà thuộc thế hệ nhà văn đến sau (so với những nhà văn “mở đường” của thời kì đổi mới), sau khoảng hơn 20 năm cầm bút, tác giả đã có những đóng góp nổi bật ở tư duy và thể nghiệm trong việc cách tân văn
học Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, có thể nhận định tư duy
tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà đã được soi chiếu bởi ánh sáng hiện đại đến sắc màu của tư duy hậu hiện đại
Trang 33Chương 2 ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN VIỆT HÀ - NHÌN TỪ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT 2.1 Đối thoại về quan niệm nghệ thuật và hành trình nghệ thuật
2.1.1 Đối thoại về quan niệm nghệ thuật
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình
Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho
nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [15, tr 373] Theo
đó, quan niệm nghệ thuật là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật phải được nhìn ở giác độ nào đó Để tái hiện cuộc sống con người, tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách
họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc đời Tất cả điều đó tạo thành cái mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng của những con người và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó
Có thể hiểu, quan niệm nghệ thuật tạo ra khả năng lĩnh hội hiện thực đời sống triệt để, sâu sắc trong sự đa dạng, phức tạp của chúng Vì vậy, trong thực tiễn sáng tạo nghệ thuật không phải nhà văn nào cũng có thể tạo ra một thứ tư tưởng cho riêng mình Trong thực tế, những nhà văn lớn cũng giống như những nhà tư tưởng Sáng tác của họ không đơn thuần tái hiện nguyên xi cuộc sống mà họ phải tìm ra bản chất và quy luật vận động của hiện thực khách quan, giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ Chính nhờ đặc điểm này mà nội
Trang 34dung khái quát của nghệ thuật thường mang tính phổ quát, triết học hơn so với sự thật cá biệt Suy cho cùng, quan niệm nghệ thuật là quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân của văn học nghệ thuật
Quan niệm nghệ thuật thường được nhà văn thẳng thắn bộc lộ trực tiếp hoặc thể hiện nó qua hệ thống các nhân vật trong tác phẩm Sự sáng tạo hình tượng nhân vật nhà văn nhằm giải thiêng văn học, giải thiêng bản thân việc viết văn là một trong những biểu hiện tư duy đối thoại của thế giới nghệ thuật Trong văn học đương đại, không ít nhà văn lại thích xây dựng hình tượng nhân vật nhà văn trong tác phẩm của mình Qua kiểu nhân vật nhà văn, các sáng tác đã lí giải mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm, nhà văn và nhân vật, nhà văn và người đọc; bày tỏ quan niệm sáng tác của người viết; ý nghĩa
của hành động viết, mục đích viết,…Với Cơ hội của Chúa, đặc biệt là Khải
huyền muộn, Nguyễn Việt Hà cũng góp tiếng nói của mình về “người văn”,
nghề văn/ nghiệp văn với nhiều trăn trở, băn khoăn
Văn học vốn là loại hình nghệ thuật đặc thù, nó luôn đòi hỏi rất cao sự
sáng tạo của người cầm bút Trước đây, nhà văn Nam Cao đã bày tỏ: “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa)
Trong Khải huyền muộn, thông qua nhân vật “Nhà văn”, Nguyễn Việt Hà cũng bộc bạch về vấn đề này: “Văn chương bị lặp lại đáng sợ như văn
chương nhạt nhẽo Thật tuyệt vọng khi biết câu chữ của bao đêm vất vả thức chỉ là một thứ cliché vô hồn” [18, tr 350] Quả vậy, văn chương không “dung
nạp” sự bắt chước, lặp lại Quan niệm này thể hiện ý thức sáng tạo và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn Tuy vậy, trong tiểu thuyết của mình, không ít lần Nguyễn Việt Hà đối thoại lại Nam Cao Nếu Nam Cao
những năm đầu của thế kỷ XX đã từng tuyên ngôn: Nghệ thuật không phải là
Trang 35ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối… nghệ thuật phải là những tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than; thì Nguyễn Việt Hà của ngày
hôm nay lại viết: “Nghệ thuật hoá là lừa dối, là xuyên tạc võ đoán và có hại
cho con người Không viết về cuộc sống thật đúng như thực trạng của nó, mà lại đi viết về cách bản thân mình nghĩ về cuộc sống Cuộc sống thì đều đều nhàn nhạt khó nắm bắt và đa phần vô nghĩa Chính nỗi sợ hãi sự vô nghĩa đã đẩy con người tới chỗ luôn ý nghĩa hoá cuộc sống của mình Những nhà văn thành danh rất thành thạo trong cái thao tác tô cho cuộc sống thật nhiều màu
mè Một trong những cái ấy gọi là nhân văn hay nhân bản gì đó” [18, tr
233] Sự chân thực là một trong những yếu tố quan trọng để nhà văn sáng tạo
và biểu đạt nội dung tư tưởng tác phẩm Văn chương thời nào cũng cần sự chân thực Tuy nhiên, lịch sử đã thay đổi và văn học cũng vậy Sự chân thực của thời đại này đã đính kèm cả sự hoang mang, hư hao niềm tin thậm chí cả những giới hạn vô hình hoặc hữu hình buộc nhà văn phải thu mình lại với
chính những hiện thực đang được nhà văn đưa lên trang viết “Thế em tưởng
văn chương là dịu dàng à? [18, tr 16] - lời của nhân vật nhà văn chất chứa
hoài nghi và sự thức nhận sự thật chua xót Hơn thế, “Ở ta có những điều cấm
kị bất thành văn, tưởng là vớ vẩn, nhưng bất cứ người viết chuyên nghiệp nào cũng phải biết Thế là tự sợ Câu cú trên bản thảo đâu đã có ai kiểm duyệt, nhưng cứ tự mình biên tập lấy cho nó tròn vo đã Văn chương muốn nó tươi
nó thật thì phải được đùa Mà đã run rẩy rồi thì bố ai dám đùa nữa” [18, tr
208] Vô hình chung, văn chương nghệ thuật đã tự cho nó cái xích trước khi những ý nghĩ vượt ngưỡng kịp trình diễn Nguyễn Việt Hà ý thức được những giới hạn nhất định của văn chương, nghệ thuật Tuy vậy, văn chương vẫn là con đường dấn thân của nhiều nhà văn và những giới hạn đã không ngăn cản được hành trình sáng tạo của nghệ sĩ
Trang 36Tiếp tục bàn về mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực cuộc sống,
Nguyễn Việt Hà quan niệm: “Cuộc sống thật linh tinh ngớ ngẩn không có lý
thuyết Tuyệt đối không có một hiện thực nào chung cho tất cả mọi người Mỗi cách nhìn là tạo ra mỗi thế giới riêng biệt Cái nhìn toàn tri, có chăng, chỉ nằm trong nhãn quan của các thánh…Những nhà văn thành danh rất thành thạo trong cái thao tác tô cho cuộc sống thật nhiều màu mè” [18, tr
233] Như vậy, theo tác giả, văn chương phải phản ánh hiện thực nhưng cái hiện thực ấy đã qua lăng kính của nhà văn Nghĩa là hiện thực sẽ không hạn chế khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ Mỗi nhà văn sẽ có cái nhìn, khám phá riêng trước thực tại cuộc sống muôn màu Với Nguyễn Việt Hà, hiện thực cuộc sống được phản ánh gắn với sự loay hoay, hoang mang, hư hao niềm tin
Trong Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, không ít lần nhà văn băn khoăn trước câu hỏi: tại sao người ta lại viết văn? Hoàng (Cơ hội của Chúa)
không phải là nhà văn, anh chỉ viết cho chính mình, viết những lúc buồn chán,
viết như một sự giải thoát cho bản thân Còn nhân vật “Nhà văn” trong Khải
huyền muộn có vẻ suy tư nhiều hơn: “Tôi viết vì cô đơn Tôi viết vì những ám ảnh của một thời ngập đầy kỷ niệm hoặc chiến tranh hoặc tuổi thơ nhọc nhằn Tôi viết vì những bức xúc với hiện thực xung quanh” [18, tr 173] Những dòng
suy nghĩ này có vẻ phản ánh được nỗi niềm của nhiều nhà văn và sự đồng cảm
của độc giả Bởi thực chất “danh và lợi đến với văn chương thường rất chậm
Có những người viết vĩnh viễn vất vả mà không bao giờ được nhìn thấy hai thứ đó” Có lẽ, đối với tác giả: “Viết văn tự thân là một công việc rất linh tinh và lan man, nó luôn lẩn khuất lẫn lộn vào cuộc sống thật” [18, tr 351]
Đặc biệt, với cảm quan của một nhà văn đương đại (khi được soi chiếu bởi ánh sáng hiện đại và tư duy hậu hiện đại), Nguyễn Việt Hà có cái nhìn rất
khác về quan niệm văn chương, nhất là đối với thể loại tiểu thuyết: “Một
quyển tiểu thuyết sẽ trọn vẹn hết ở chỗ người viết không thể và không còn
Trang 37muốn viết cố nữa” [18, tr 360] Nghĩa là, tiểu thuyết giống như cuộc sống, mà
cuộc sống thì không có điểm dừng, không hồi kết Đây là quan niệm rất mới
về một “cuốn tiểu thuyết về chính nó”, tất cả cũng chỉ trong quá trình dang dở
“đang trở thành” như thuộc tính vốn có của cuộc sống
Nhìn chung, qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn - thông qua kiểu
nhân vật “Nhà văn”, Nguyễn Việt Hà đã đối thoại rất nhiều về những vấn đề thuộc văn chương, nghệ thuật Với nhiều tiếng nói tương tác, các vấn đề về văn chương, nghệ thuật được nhìn nhận, đánh giá một cách thẳng thắn Các quan niệm về văn chương nghệ thuật cũ - mới được nhìn nhận, xem xét trong cái nhìn khách quan của người viết thông qua thế giới nhân vật Điều này, tiếp tục thể hiện tiếng nói đa thanh của lý thuyết đối thoại trong xu hướng hội nhập
2.1.2 Đối thoại về hành trình nghệ thuật
Nghệ thuật (hiểu theo cách chung nhất) là sự sáng tạo để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc con người, đến khán giả thưởng thức nghệ thuật Nhưng, có ai biết rằng để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ đã phải trải qua một hành trình gian khổ với không ít khó khăn, thử thách Trong lĩnh vực sáng tạo văn chương cũng vậy! Đó chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng Trước giờ, người đọc chỉ biết tác phẩm khi
đã được tác giả hoàn thành rồi bày ra trước mắt Tác phẩm văn học đến với người đọc trong tầm đón nhận với những bình giá, những khen - chê khác nhau
là một con đường đầy chông gai, trắc trở đòi hỏi nhà văn phải không ngừng nổ lực, trải nghiệm cùng với những trăn trở, day dứt không nguôi
Bên cạnh những va chạm về ý thức văn chương nghệ thuật của mỗi nhà văn, thông qua các tuyên ngôn về nghệ thuật, hành trình đi tìm nhân vật của nhà văn, sự ra đời của tác phẩm, tác phẩm và tác giả… của Nguyễn Việt Hà cũng được tỏ rõ trong tiểu thuyết
Trang 38Các nhà lí luận văn học kiến giải hành trình của nhà văn - tác phẩm - bạn đọc bằng lí thuyết Nguyễn Việt Hà diễn giải bằng sự cụ thể của tác phẩm Bản thân việc nhà văn đi tìm nhân vật, chọn nghề cho nhân vật với
Nguyễn Việt Hà luôn là ý thức sáng tạo nghệ thuật Hoàng trong Cơ hội
của Chúa không phải là nhà văn vì anh chỉ viết một truyện ngắn nhưng lại
lấy bút danh của người khác và truyện của anh ta cũng chỉ được lưu giữ bởi người bạn gái thân Văn chương với Hoàng cũng chỉ là cứu cánh hết sức
mơ hồ Khải huyền muộn qua kiểu nhân vật “Nhà văn”, những câu hỏi về
nhà văn và cuộc giằng co với ngôn từ, về vai trò, sứ mệnh, trách nhiệm của nhà văn được Nguyễn Việt Hà chuyên tâm mổ xẻ Có thể nói, lối viết tiểu thuyết lấy nhà văn làm đối tượng trung tâm không phải là mới Tuy vậy, tới Nguyễn Việt Hà, nhân vật “Nhà văn” được nhìn nhận sâu sắc ở những suy nghiệm nghệ thuật, những vật lộn, dằn vặt trong quá trình tìm tòi sáng tạo của nhà văn đương đại
Đọc Khải huyền muộn, qua nhân vật “Nhà văn” (đang viết tiểu thuyết) và
nhà văn Bạch (nhân vật trong tiểu thuyết của “Nhà văn”), chúng ta có được cái nhìn đa chiều, thấu hiểu về hành trình sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút
Ngay từ lúc bắt đầu dấn thân vào con đường nghệ thuật, cũng là lúc người viết loay hoay với những câu hỏi khó mà trả lời Tại sao con người ta lại phải viết? Viết vì điều gì? Tại sao người viết lại được gọi là nhà văn?
Nhân vật “Nhà văn” trong Khải huyền muộn đã thổ lộ: “Tôi viết vì cô đơn
Tôi viết vì những ám ảnh của một thời ngập đầy kỷ niệm hoặc chiến tranh hoặc tuổi thơ nhọc nhằn Tôi viết vì những bức xúc với hiện thực xung quanh Hầu như tất cả những người viết văn đều không nói mình viết chỉ vì kiếm danh hoặc kiếm lợi” [18, tr 173]
Hành trình của nhà văn Bạch trong Khải huyền muộn mang tinh thần
của Nguyễn Việt Hà trước lao động nghệ thuật nhưng đã được nhà văn giải
Trang 39thiêng, đời hoá Nhà văn đi tìm nhân vật có lẽ cũng không phải là thao tác mới Đó là công cuộc khó khăn, nhọc nhằn nhưng vẫn đọng lại cái duyên giữa nhà văn và nhân vật trong tác phẩm của anh ta Nhà văn Bạch đi tìm hình mẫu cho nhân vật người mẫu trong tiểu thuyết Cẩm My là sự lựa chọn cho hình tượng người mẫu sẽ là nhân vật của nhà văn Bạch Và chính nhân vật Bạch lại xuất hiện trong tiểu thuyết cùng nhân vật Cẩm My mà anh ta đã tìm Ranh giới của nhà văn - nhân vật đôi lúc bị nhoè đi Câu chuyện không tuân theo một thứ trật tự nào Tuy nhiên, trên vẻ không nối kết của ý tưởng câu chuyện vẫn nổi lên màu sắc triết lí đôi lúc có vẻ mang tính nước đôi về hành trình nghệ thuật nghiêm túc Với đặc quyền tưởng tượng của nhà văn Bạch, chính nhân vật Cẩm My - cô người mẫu trong vai trò là nhân vật của tiểu thuyết của
anh ta cũng cảm thấy bất an: “Tôi đã trình diễn tôi nhiều lần dưới những vỏ
quần áo khác nhau, nhưng trong sâu tôi không thấy tôi khác Còn lần này, trong cái vỏ ngôn ngữ này, chắc chắn tôi sẽ đánh mất tôi Anh lắc đầu, văn chương không hẳn là sáng tạo nhưng không bao giờ là huỷ diệt Em vẫn sẽ là
em tất nhiên có hơi khang khác/ Chúng ta tin nhau nhé Nhà văn kể sơ qua về quá khứ sẽ là của tôi…” [18, tr 17-18] Độ vênh giữa con người ngoài đời
với nhân vật của văn chương là một lẽ tất yếu Có thể ai đó bắt gặp bóng dáng của mình qua một vài hình tượng nhân vật văn học nhưng sẽ là thảm hoạ cho văn học nếu quy hoàn toàn những nhân vật đó chính là mình Cũng như nhân vật Cẩm My của nhà văn Bạch có bạn trai là người đàn ông có quyền lực, có
vợ còn Cẩm My của Nguyễn Việt Hà lại không hay như lời nhận xét của Cẩm
My về nhân vật nhà văn Bạch trong tiểu thuyết cùng tác giả của cuốn tiểu
thuyết đó: “Cái anh nhà văn tên Bạch trong tiểu thuyết có vẻ không cay đắng
nhiều như anh” [18, tr 244]
Kể về bữa cơm tại tư dinh của viên đại sứ Pháp, nhân vật “Nhà văn” đã
băn khoăn về chuyện đời, chuyện nghề, về danh xưng của nhà văn: “Tôi đã
Trang 40rất nhiều lần tự hỏi là tại sao người ta lại gọi một người viết chữ là nhà văn Phải chăng vì anh ta có sách có bài hoặc dung tục hơn, có tên ở một hội nghề nghiệp nào đấy Hoặc chính bản thân anh ta tự sâu sắc hiểu anh ta là một nhà văn Cái sứ mệnh khắc nghiệt ấy được anh ta cảm nhận qua một giấc mơ hay một lời phán tặng đồng bóng linh tinh” [18, tr 145] Và: “Nhà văn ở ta
tự hiểu và được hiểu là to tát Họ có xứng đáng là được tôn vinh như vậy không Rất nhiều nhà văn tự tin là mình đang mang một mật sứ đã được thiên khải Họ xuống cõi thế này xem xét rồi được phép mở miệng phán truyền Nhà văn chắc chắn không phải là một ngôn sứ Nếu được là vậy anh ta đã không
vớ vẫn đau khổ không linh tinh nhầm lẫn và không bối rối mệt mỏi” [18, tr
243] Qua những dòng suy tư trên, người đọc hình dung viết văn giống như một cái nghiệp đã vướng vào những người được gọi là “Nhà văn”, thứ nghiệp này khiến họ không khỏi đau khổ, bối rối và mệt mỏi
Thêm nữa, qua những lời tâm sự/ đối thoại của các “Nhà văn”, chúng ta thấy một hành trình nghệ thuật với đầy rẫy khó khăn, nhọc nhằn; nhiều khi người viết không khỏi rơi vào trạng thái mệt mỏi, đớn đau, day dứt Khi đề
cập đến văn nghiệp của mình, nhân vật “Nhà văn” chia sẻ: “Khi tôi ba mươi
bảy tuổi cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi đột nhiên gây ầm ĩ Cuốn tiểu thuyết tôi viết trong vòng tám năm, một con số chẳng nói lên điều gì, ngoại trừ là một sự lười biếng và nặng nề hơn, một nghiệp chướng Một trăm trang đầu xong rất nhanh, cái nhanh của sự hồn nhiên của sự háo hức sốt ruột và đương nhiên có cả sự phẫn nộ Sau đó là tắc là chán là đằng đẵng bỏ dở Người ta không biết tại sao mình lại viết và cũng không biết như vậy khi tại sao mình không viết” [18, tr 152] Trong quá trình sáng tác của nhà văn rất
cần những khoảng lặng, có lẽ để chiêm nghiệm hoặc hoàn thiện mình Điều
này được thể hiện qua nhân vật nhà văn Bạch: “Một trong vài cái quan trọng
nhất đối với một nhà văn là những quãng lặng Đó là một thời gian đằng