1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật nữ trong truyện ngắn lưu thị mười

78 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Lưu Thị Mười
Tác giả Nguyễn Thị Bích Oanh
Người hướng dẫn TS. Lê Nhật Ký
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam
Thể loại Đề Án Thạc Sĩ
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 608,93 KB

Nội dung

Có thể nói, khi sáng tác truyện ngắn, Lưu Thị Mười rất ý thức về vai trò của nhân vật trong tác phẩm – đúng như nhà văn Tơ Hồi đã viết trong Sổ tay viết văn: "Nhân vật là nơi duy nhất tậ

Trang 2

Tôi xin cam đoan đề án Thạc sĩ Nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười, là công trình nghiên cứu của tôi

Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề án này là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác Việc tham khảo các nguồn tài liệu được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định

Tác giả

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của đề án 5

6 Cấu trúc của đề án 6

Chương 1: VĂN XUÔI BÌNH ĐỊNH VÀ NỮ TÁC GIẢ LƯU THỊ MƯỜI 7

1.1 Khái quát về văn xuôi Bình Định 7

1.1.1 Diễn trình vận động của văn xuôi Bình Định 7

1.1.2 Thành tựu của văn xuôi Bình Định 9

1.2 Lưu Thị Mười, cây bút tiêu biểu của văn xuôi Bình Định đầu thế

kỉ XXI 10

1.2.1 Lưu Thị Mười và cảm hứng viết về người phụ nữ 10

1.2.2 Hệ thống nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười 17

Chương 2: NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LƯU THỊ MƯỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 26

2.1 Bi kịch của người phụ nữ trong tác phẩm Lưu Thị Mười 26

2.1.1 Bi kịch về đời sống gia đình 27

2.1.2 Bi kịch đời sống xã hội 36

2.2 Vẻ đẹp của người phụ nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười 40

2.2.1 Vẻ đẹp của lòng yêu thương, chung thủy 40

2.2.2 Vẻ đẹp của ý chí, nghị lực 44

Chương 3: NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LƯU THỊ MƯỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 48

Trang 4

3.1.2 Hệ thống xung đột…… 55

3.2 Khắc họa nhân vật nữ thông qua ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật 58 3.2.1 Ngôn ngữ 58

3.2.2 Giọng điệu trần thuật 65

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Những năm gần đây, văn chương Bình Định có nhiều thành tựu cả cả

về thơ ca lẫn truyện ngắn Nhiều tác giả đã tìm tòi đề tài, nhân vật giàu ý nghĩa nhân văn, nhân bản, thể hiện trách nhiệm của người cầm bút trước những vấn

đề có tính thời đại và địa phương Điều này đã văn chương Bình Định có một

vị trí và bản sắc riêng trong bức tranh chung của nền văn học Việt Nam đương đại

Thuộc thế hệ trưởng thành sau năm 2000, nữ tác giả Lưu Thị Mười thời gian gần đây được đánh giá cao, là một cây bút có nhiều đóng góp về thể loại truyện ngắn

1.2 Nổi bật lên trong sáng tác của Lưu Thị Mười là hình tượng nhân vật người phụ nữ Có thể nói, khi sáng tác truyện ngắn, Lưu Thị Mười rất ý thức

về vai trò của nhân vật trong tác phẩm – đúng như nhà văn Tô Hoài đã viết

trong Sổ tay viết văn: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết

hết thảy trong một sáng tác" [6, tr 127] Trên nhận thức như vậy, tác giả Lưu Thị Mười đã dụng tâm xây dựng các nhân vật nữ, góp một tiếng nói về vẻ đẹp,

số phận con người trong bối cảnh đời sống hiện đại

1.3 Theo tinh thần Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 6/12/2018 Trong Thông tư này có quy định về nội dung giáo dục địa phương, xác định: “Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước” [1, tr.31] Như vậy, giáo dục địa phương đã trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình Giáo dục phổ thông mới Chúng tôi nghĩ, việc

Trang 6

nghiên cứu về Lưu Thị Mười còn có thêm tác dụng là hỗ trợ hoạt động dạy học trong nhà trường, cung cấp nguồn tư liệu văn học liên quan trực tiếp đến con người, địa danh quê hương Bình Định

Từ những lý do kể trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười Chúng tôi hi vọng thông qua việc nghiên

cứu này sẽ sáng tỏ đặc điểm sáng tác của Lưu Thị Mười, góp phần hỗ trợ cho hoạt động dạy học theo chương trình Giáo dục phổ thông mới

2 Lịch sử vấn đề

Lưu Thị Mười là tác giả mới, chưa được nghiên cứu trên tư cách một đối tượng độc lập Các tài liệu viết về Lưu Thị Mười chủ yếu là các bài đọc sách, phê bình và trả lời phỏng vấn được đăng tải trên nhật báo địa phương và trung ương, Tạp chí Văn nghệ Bình Định Các tài liệu chủ yếu đề cập tới quá trình sáng tác truyện ngắn của Lưu Thị Mười, thành tích và ảnh hưởng, chưa có luận bàn riêng về nhân vật nữ

Trên trang Blog cá nhân, Nguyễn Thị Phụng có bài viết Hình tượng tác giả trong truyện ngắn 10 năm văn xuôi Bình Định (2009 – 2019) của những cây bút nữ đã điểm tên các tác giả nữ Bình Định sáng tác trong thập niên thứ

hai của thế kỉ XXI Nguyễn Thị Phụng nhận thấy những truyện ngắn sau đây

của Lưu Thị Mười đều viết về nhân vật nữ: Lũ, Bức chân dung dang dở, Âm ỉ tàn tro, Đàn bà, Người đàn bà nghe nhạc đêm Tác giả chưa đưa ra nhận định

chung, chỉ dừng lại tóm tắt nội dung từng tác phẩm [23]

Báo điện tử Hà Nội mới, số ra ngày 6/2/2020, có bài viết “Trồng” người

và “gieo” văn của Diên Khánh Tác giả ghi nhận, Lưu Thị Mười là một trong

số những nhà giáo tiêu biểu, thành công ở cả hai phương diện dạy học và sáng tác: “Trong rất nhiều tác giả nữ là nhà giáo viết văn thành công, có thể kể đến các gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Hải Yến, Mai Thị Hồng Quế, Khánh Liên, Nguyệt Chu, Nguyễn Thị Kim Hòa, Vũ Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thu Hằng, Trần Thúy Lành, Lưu Thị Mười, Lưu Tử Anh, Trần Thị Tú Ngọc, Bảo Thương,

Trang 7

Võ Diệu Thanh, Đào An Duyên ” [11]

Trong Văn học Bình Định 10 năm (2011 – 2021) – Tiếp nối và hy vọng,

nhà văn Lê Hoài Lương ghi nhận Lưu Thị Mười thuộc thế hệ nối tiếp các cây bút chuyên tâm cho văn xuôi như Trần Quang Lộc, Lê Hoài Lương, Nguyễn

Mỹ Nữ, Phạm Hữu Hoàng, Trần Văn Bạn… So với các các cây bút cùng thế

hệ (Phạm Kim Sơn, Bùi Tấn Phước, Hương Văn, Nguyễn Anh Nhật…), Lưu Thị Mười sớm khẳng định giá trị bằng các giải thưởng văn học nghệ thuật – nổi

bật là giải B với tập truyện ngắn Âm ỉ tàn tro do Liên hiệp Các Hội VHNT Việt

Nam trao tặng, năm 2021 [8, tr.72-73]

Đáng chú ý, trên tạp chí Văn nghệ Bình Định (số 102/2021), Lê Hoài Lương có bài viết riêng về truyện ngắn Lưu Thị Mười – bài Lưu Thị Mười và những góc phận đàn bà Bài viết này về sau được tác giả in trong cuốn tiểu luận – phê bình Những hoa cỏ mùa xuân, do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành,

2022 Ngay từ đầu bài viết, Lê Hoài Lương cho rằng, “các truyện ngắn đều khai thác đề tài người phụ nữ, với cách đào sâu tâm lí, tâm trạng, về nỗi buồn, nỗi bức bối những nghịch cảnh, về tình yêu, đời sống gia đình” Lê Hoài Lương cũng nhận thấy “đặc tả tâm trạng nhân vật” là một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ của Lưu Thị Mười, vì điều đó giúp người đọc “có thể đi sâu vào những góc khuất hồn người”, cảm nhận rõ rệt tình trạng của “cái

bi, cái bức bối, bế tắc…” Theo Lê Hoài Lương, sự chuyên tâm về đề tài người phụ nữ đã làm nên dấu ấn phong cách của Lưu Thị Mười trong bức tranh chung của văn xuôi Bình Định đầu thế kỉ XXI: “Những góc phận đàn bà từ trang viết nhà văn nữ là đóng góp quý Mười năm cầm bút, Lưu Thị Mười khá bản lĩnh

và tự tin chuyên chú vào góc phận ấy, và đã tạo nên dấu ấn cho mình về đề tài,

về chữ nghĩa …” [17, tr 66]

Trên báo Bình Định điện tử (2/7/2022), tác giả Ngô Phong có bài viết Văn

học Bình Định 10 năm (2011 – 2021): Hai dấu ấn nổi bật, đánh giá về thành

tựu văn xuôi trong mười năm, từ 2011 đến 2021 Bài báo khẳng định Bình Định

Trang 8

có một lực lượng văn xuôi khá đông đảo; và trong số ấy, Lưu Thị Mười thuộc thế hệ kế cận rất đáng tin cậy: “Nếu tạm xem văn xuôi bao gồm truyện, tiểu thuyết, tản văn, nghiên cứu… thì hai thập niên gần đây, văn xuôi Bình Định đã ghi dấu ấn với nhiều tác giả tham gia sáng tác Trong đó, có những cây bút văn xuôi quen thuộc, chuyên mảng truyện ngắn như: Lê Hoài Lương, Nguyễn Mỹ

Nữ, Phạm Hữu Hoàng, Trần Văn Bạn, Trần Quang Lộc… Thế hệ kế cận, có Phạm Kim Sơn, Lưu Thị Mười, Hương Văn, Nguyễn Anh Nhật…” [22]

Tóm lại, nhân vật người phụ nữ nói riêng, truyện ngắn Lưu Thị Mười nói chung chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống Tuy vậy, những ghi nhận ban đầu là rất quan trọng, gợi ý cho chúng tôi đi sâu nghiên cứu về nhân vật người phụ nữ trong sáng tác của Lưu Thị Mười

3 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án này là nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lưu Thị Mười Đề án sẽ khảo sát nhân vật nữ trong toàn bộ truyện ngắn của

Lưu Thị Mười, được in trong hai tập Trăng khóc (Nxb Hội Nhà văn, 2015) và

Âm ỉ tàn tro (Nxb Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM, 2020), tổng cộng có 23 tác

phẩm Trên cơ sở đó, đề án sẽ khái quát đặc điểm nhân vật nữ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười; qua đó, khẳng định việc viết về người phụ nữ là cảm hứng sáng tác chủ đạo của ngòi bút Lưu Thị Mười

- Phân tích các đặc điểm của hệ thống nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười Trên cơ sở đó, chỉ ra phong cách nghệ thuật truyện ngắn của tác giả Lưu Thị Mười

- So sánh với một số tác giả khác ở địa phương cùng viết về người phụ

nữ để làm sáng tỏ bản sắc ngòi bút Lưu Thị Mười; qua đó, khẳng định đóng

Trang 9

góp của tác giả trong việc nối tiếp dòng văn chương Bình Định viết về người phụ nữ

4 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề án này, chúng tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp và thao tác nghiên cứu sau:

4.3 Phương pháp so sánh

Đối chiếu các sáng tác truyện ngắn của Lưu Thị Mười với các tác giả cùng địa phương viết về người phụ nữ Từ đó, phát hiện những nét riêng trong sáng tác của tác giả

4.4 Phương pháp nghiên cứu tác giả

Lưu Thị Mười là nhà văn mới nổi trên thi đàn nên khi tìm hiểu thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của nhà văn, chúng tôi vận dụng những tri thức liên quan đến đời tư, quá trình sáng tác; quan niệm về văn chương của tác giả

5 Đóng góp của đề án

Đề án là công trình đầu tiên nghiên cứu về truyện ngắn Lưu Thị Mười nói chung, nhân vật người phụ nữ nói riêng Đóng góp của đề án thể hiện ở mấy điểm sau:

Thứ nhất, khảo sát một cách hệ thống nhân vật nữ trong truyện ngắn của

Lưu Thị Mười cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật

Thứ hai, khẳng định vị trí và đóng góp của tác giả đối với văn học Bình

Định nói riêng và văn học dân tộc nói chung

Trang 10

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề án cũng có thể phục vụ cho nội dung

giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

6 Cấu trúc của đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Văn xuôi Bình Định và nữ tác giả Lưu Thị Mười

Chương 2: Nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười – nhìn từ phương diện

nội dung

Chương 3: Nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười – nhìn từ phương diện

nghệ thuật

Trang 11

Chương 1 VĂN XUÔI BÌNH ĐỊNH VÀ NỮ TÁC GIẢ LƯU THỊ MƯỜI

Nữ tác giả Lưu Thị Mười trưởng thành từ môi trường văn chương Bình Định, thuộc thế hệ những cây bút nối tiếp truyền thống sáng tác văn xuôi của tỉnh nhà vốn được khai sinh, vun đắp bởi nhiều thế hệ khác nhau Trên cơ sở tiếp nối ấy, Lưu Thị Mười tự chọn cho mình một lối đi riêng, thể hiện rõ qua việc chuyên tâm vào đề tài người phụ nữ Cốt lõi của nội dung chương này là giải thích, làm rõ cảm hứng sáng về người phụ nữ của Lưu Thị Mười

1.1 Khái quát về văn xuôi Bình Định

1.1.1 Diễn trình vận động của văn xuôi Bình Định

Văn hóa, văn học Bình Định nảy sinh và phát triển gắn với những điều kiện lịch sử, địa lý và con người cụ thể Trước năm 1471, Bình Định là một trong những trung tâm của vương quốc Champa Sau này, nơi này trở thành kinh đô của triều Tây Sơn; vì thế, Bình Định đã hội tụ được nhiều bậc kỳ tài, góp phần làm nên bề dày của văn hóa truyền thống Bình Định

Văn học Bình Định nói chung và văn xuôi Bình Định nói riêng cũng có một quá trình vận động gắn với lịch sử địa phương Theo dòng thời gian, lịch

sử văn học Bình Định ghi nhận những tác giả tiêu biểu qua các thế kỉ như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Pierre Lục, Bùi Văn Lăng, Xuân Diệu, Yến Lan, Phạm Văn

Ký, Phạm Hổ… Những thành tựu do các thế hệ cầm bút nói trên đã tạo đà cho văn học Bình Định cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI tiếp tục phát triển với những thuận lợi rõ rệt

Năm 1978, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định đã được thành lập, cùng với sự phát triển trên mọi phương diện của kinh tế - xã hội ở địa phương Bình Định, văn học nghệ thuật Bình Định cũng ngày càng khởi sắc, ngày càng xuất hiện những tài năng với nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền văn học nước nhà

Trang 12

Đầu tiên phải kể đến là giai đoạn những năm 90 đến đầu những năm 2000,

là thời kì đặc biệt của đất nước, cùng với những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, văn học Bình Định xuất hiện những cây bút văn xuôi đáng chú ý, đã làm nên một “cái nền” kiên cố cho văn học Bình Định tự hào, vững bước tiến Tiêu biểu là nhà văn Nguyễn Mộng Giác với bộ trường thiên tiểu thuyết về đề tài

Tây Sơn: Sông Côn mùa lũ Bộ tiểu thuyết này đến nay vẫn rất hấp dẫn bạn đọc

ở mọi lứa tuổi

Giai đoạn từ 2011 đến năm 2021, Bình Định với nhiều chính sách khuyến khích tài năng văn học nghệ thuật của Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định đã đạt được những thành tựu căn bản Một diện mạo mới của văn học Bình Định

đã được tạo dựng và ngày càng phát triển, nắm giữ sứ mệnh quan trọng là sáng tạo để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đến cuối năm

2018, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định đã cho xuất bản tập sách Văn trẻ Bình Định 2012 – 2018, tập sách dày hơn 400 trang giới thiệu sáng tác của 22 tác giả

ở lứa tuổi dưới 35 Sau đó, Hội tiếp tục cho xuất bản Tuyển tập 10 năm văn xuôi Bình Định (2009 – 2019) gồm các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tản

văn, tùy bút, bút ký, hồi ký …

Đặc biệt, giai đoạn từ 2011 đến 2021, lực lượng sáng tác văn xuôi Bình Định phát triển mạnh Nhiều tác giả đã có được những khẳng định đáng kể trên các diễn đàn chính của lớn Văn Nghệ, Văn Nghệ Quân Đội… với những cảm quan riêng đầy bản lĩnh, đang dần được chú ý nhất định trên văn đàn chung cả nước, nhiều cây bút trẻ có tiềm năng, đang cống hiến nhiều tác phẩm có giá trị cho văn học Bình Định, lược kể như: Lê Hoài Lương, Triều La Vĩ, Nguyễn Mỹ

Nữ, Phạm Hữu Hoàng… Thế hệ kế cận có thể kể đến: Lưu Thị Mười, Trần Minh Nguyệt, Phạm Kim Sơn, Võ Thị Hạnh, Vân Phi, Trần Hoa Khá, Thái An Khánh, Viễn Trình, Bùi Tấn Phước, Đào Thị Quý Thanh, Lê Hứa Huyền Trân, Nguyễn Trọng Nghĩa, Trường Văn, Võ Thị Thanh Nhi … Với số lượng đông đảo những cây bút trẻ nhiều tâm huyết, Văn học Bình Định đã và đang có nhiều

Trang 13

đóng góp tích cực, đa dạng và phong phú hơn đối với nền văn học nước nhà

Sự tiếp nối của các thế hệ nhà văn từ thời tiền chiến trở lại đây là nền tảng để hình thành thế hệ nhà văn Bình Định đương đại Được nuôi dưỡng từ một cái nôi văn hóa và có sự tiếp sức từ sự đam mê và dấn thân của nhiều thế

hệ nhà văn trên hành trình khám phá và sáng tạo, văn học Bình Định vẫn đang trong cuộc nối tiếp không ngừng và tràn đầy hy vọng

1.1.2 Thành tựu văn xuôi Bình Định

Hòa cùng dòng chảy văn học của các địa phương mọi miền đất nước, văn học Bình Định đã có những đóng góp tích cực, liên tục, không ngừng nghỉ với những dấu ấn mạnh mẽ, những thành tựu nổi bật Tiêu biểu là thành tựu của

văn xuôi Nhận xét về thành tựu của văn học Bình Định, trong Khái quát văn học Bình Định 43 năm (1975 – 2018), nhà văn Mang Viên Long khẳng định:

“Thành quả Văn học Bình Định đã đạt được trong 43 năm (1975 – 2018) là rất

to lớn - đây là niềm vui, niềm tự hào chung của những người Bình Định đã và đang cầm bút; đang ngày đêm miệt mài bên những trang viết tâm huyết, để tiếp tục cống hiến cho Văn học Bình Định thêm sắc và hoàn thiện” [15]

Chỉ tính trong khoảng 3 năm, từ 2019 đến nửa đầu năm 2022, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định đã có khá nhiều công trình xuất bản quy mô, khẳng định rõ bước tiến quan trọng của cả một giai đoạn văn của địa phương Bình Định với sự sáng tạo không mệt mỏi của các nhà cầm bút, góp phần vào phát triển nền văn học của nước nhà Cụ thể:

- 10 năm văn xuôi Bình Định (2009 – 2019), NXB Hội Nhà văn 2019

- Nghệ sĩ, nghệ nhân Bình Định (2011 - 2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ

Trang 14

các chuyên ngành trung ương hằng năm, tiêu biểu như:

- Triều La Vĩ giải 3 truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 2018 – 2019

- Lê Hoài Lương giải nhì truyện ngắn Nhà văn & Tác phẩm 2019 – 2020

- Mai Thìn giải khuyến khích thơ báo Văn Nghệ, 2019 – 2020

Giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 3 năm liền Bình Định đều có giải:

- Trương Công Tưởng giải B (không có giải A)

- Nguyễn Đặng Thùy Trang giải Trẻ - 2019

- Trần Quang Lộc giải khuyến khích, 2020

- Lưu Thị Mười giải B, 2021

- Vân Phi giải C – 2021

Trong bài viết Có một thế hệ mới của văn chương Bình Định, nhà văn Lê

Hoài Lương nhận xét về văn xuôi Bình Định như sau: “Hàng loạt các giải thưởng truyện ngắn của Lê Hoài Lương, Nguyễn Mỹ Nữ, Trần Thị Huyền Trang, nhiều truyện ngắn vào top ten năm, vào các tuyển tập truyện ngắn hay

Có thể nói sự bừng rộ của văn xuôi hiện nay khiến cho “trời văn” Bình Định một lần nữa trở lại thăng bằng và là tín hiệu mừng” [16]

Nữ tác giả Lưu Thị Mười đã trưởng thành trong bối cảnh văn học kể trên của Bình Định Chị đã hoạt động sáng tác và gặt hái thành tựu như thế nào ở lĩnh vực văn xuôi, cụ thể là truyện ngắn về đề tài đương đại, đề tài cuộc sống của người phụ nữ?

1.2 Lưu Thị Mười, cây bút tiêu biểu của văn xuôi Bình Định đầu thế

kỉ XXI

1.2.1 Lưu Thị Mười và cảm hứng viết về người phụ nữ

Lưu Thị Mười sinh năm 1978 tại xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn Hiện nay, chị là giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Trung Trực – huyện Phù Mỹ Vốn có năng khiếu văn chương, từ năm học lớp 10, chị

đã có những sáng tác đầu tay đăng trên báo Mực Tím Sau đó, chị tham gia vào

Trang 15

nhóm sáng tác Gia đình Áo trắng An Nhơn do nhà văn trẻ Nguyễn Đình Quang làm trưởng nhóm Từ đây, những tác phẩm của chị lần lượt ra đời và được đăng tải thường xuyên trên tập san Áo Trắng

Thời gian còn là sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, chị đã yêu thích sáng tác văn chương Trong khoảng thời gian này, cái tên Lưu Thị Mười đã bắt đầu ghi dấu ấn với giọng văn đầy nữ tính ở thể loại truyện ngắn Thế nhưng, trong khoảng thời gian mười năm, kể từ sau khi chị tốt nghiệp đại học (năm 1999) và bước vào nghề giáo viên dạy Tiếng Anh, bạn đọc không thấy bất cứ sáng tác nào của chị, hay bất kỳ tờ báo nào nhắc tới cái tên Lưu Thị Mười Thực tế cho thấy, cũng như bất kì một giáo viên mới ra trường đầy nhiệt huyết, khoảng thời gian mười năm ấy, phần lớn chị dành thời gian cho việc dạy học Sự mới lạ trong việc áp dụng thực tế của việc dạy học như ứng dụng phương pháp giảng dạy mới, kĩ thuật dạy học mới … Thêm nữa, vốn từ vựng mới, những cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh phải truyền đạt như thế nào với đối tượng học sinh vùng quê… Chính lòng nhiệt huyết, sự đam mê với nghề, với sự nghiệp trồng người đã chiếm đa số quỹ thời gian của chị Đam mê sáng tạo văn chương tạm thời lắng xuống, nhường chỗ cho tình yêu đối với sự nghiệp trồng người Nhưng sâu thẳm trong chị vẫn nung nấu một khát khao được viết, được thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của riêng mình

Cuối năm 2011 - 2012, vượt qua những khó khăn riêng, Lưu Thị Mười đã trở lại sáng tác Nguyên nhân làm nên một bước ngoặt quan trọng, khiến cho ngọn lửa đam mê sáng tác trong chị bùng cháy trở lại là từ tác động không nhỏ của yêu cầu đổi mới văn học trên khắp cả nước và bối cảnh văn chương Bình Định nói riêng Thực tế, trước yêu cầu đổi mới sâu sắc và toàn diện nền văn học từ Đại hội VI của Đảng, từ năm 1986, nền văn học Việt Nam đã có nhiều chuyển biến quan trọng Đồng hành cùng công cuộc đổi mới đất nước, giới văn nghệ sĩ Việt Nam trong giai đoạn này đã trăn trở, tìm tòi, trải nghiệm để có những thay đổi trong nhận thức, tư duy, bút pháp góp phần phản ánh hiện

Trang 16

thực những năm cả nước “gồng mình” khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, từng bước làm quen với cơ chế thị trường, phát triển và hội nhập Bước chuyển ấy là điểm “mốc” thật sự quan trọng làm nên sự khởi sắc cho văn học trên nhiều phương diện, góp phần đưa văn học nước ta bước sang một giai đoạn mới - giai đoạn văn học đương đại, bắt đầu từ năm 1986

Hòa cùng không khí ấy, văn học địa phương Bình Định cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định được thành lập từ năm 1978, Ban chấp hành Hội qua các thời kì đã tích cực hoạt động, tập hợp lực lượng gần trăm cây bút (cả trong và ngoài tỉnh) qua các thời kì với đủ các lứa tuổi, nhiều cây bút tài năng, tràn trề khát vọng, đầy nội lực đã xuất hiện Để tạo được cơ hội cho các tài năng văn học thể hiện, Hội đã dành những điều kiện tốt nhất, ưu tiên nhất cho việc sáng tác để tìm ra những cây bút tiềm năng, góp phần tiếp nối và phát triển hơn nữa nền văn học của địa phương mình Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quyết tâm của Lưu Thị Mười Hơn nữa, chính cuộc tái ngộ năm 2011 giữa chị cùng người anh cả của bút nhóm Gia đình Áo trắng

An Nhơn xưa (lúc này anh đã giành giải nhất cuộc thi viết truyện mini trên tập san Áo trắng) đã thôi thúc, khơi dậy niềm đam mê và động lực, và chị lại tiếp tục viết văn

Lưu Thị Mười thực sự trở lại với văn nghiệp từ cuối năm 2011 Sau 10 năm vắng bóng, với mười hai truyện ngắn đầy nội lực, chị đã trình làng những

“điều khác đi” vốn là những dự định, thai nghén từ rất lâu Điều ấy đã được chị chia sẻ tại buổi lễ nhận giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2021: “Phải chuẩn bị để khác đi” [3] Làm “khác đi” như Lưu Thị Mười nói đó

là điều tất yếu của hoạt động sáng tạo văn chương nghệ thuật Chúng ta hiểu vì sao, trong một thời gian dài ngưng sáng tác, Lưu Thị Mười vẫn gìn giữ tình yêu văn chương, vẫn luôn âm thầm quan sát, nuôi dưỡng cảm xúc, chuẩn bị xây dựng cho mình một lối đi riêng

Thật vậy, đến với những trang viết của Lưu Thị Mười, người đọc không

Trang 17

khó để nhận ra dấu ấn riêng của chị Những trang văn của chị có sự chặt chẽ của chữ nghĩa, sự điềm đạm của cách hành văn, là ý thức phái tính đậm đặc và

sự phân tích tâm lý tinh tế, chạm đến những góc khuất lờ mờ nơi tâm hồn những con người đã trưởng thành về mặt tuổi tác mà vẫn chưa “nhận ra được mình”,

làm nên Biển gọi, Cũng may em chưa ngoại tình, Trăng khóc và những tác

phẩm khác Trân trọng tài năng của chị, Tạp chí Văn nghệ Bình Định (số 2, bộ mới) đã giới thiệu Lưu Thị Mười trong mục Cây bút mới của tạp chí và cuối năm 2012, chị được kết nạp vào Chi hội Văn học

Truyện ngắn của Lưu Thị Mười xuất hiện trên báo Bình Định, tạp chí Văn nghệ Bình Định, rồi trên báo Văn nghệ trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam, tạp chí Văn nghệ Quân đội, tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh Tên tuổi Lưu Thị Mười dần trở nên quen thuộc với bạn đọc gần xa; chứng tỏ năng lực văn chương

và niềm say mê với công việc sáng tác của chị đã đạt được sự ghi nhận, cộng hưởng từ phía nhà quản lí văn nghệ và bạn đọc Nhà văn Lê Hoài Lương, người theo dõi kĩ từng bước đi của cây bút này, đã có lí khi ngay từ đầu xem chị là

“điều hi vọng của văn xuôi nữ Bình Định” [3]

Từ những tác phẩm in lẻ, Lưu Thị Mười đã tập hợp, xuất bản thành hai

tập truyện ngắn là Trăng khóc (NXB Hội Nhà văn, 2015) và Âm ỉ tàn tro (NXB

Văn hóa Văn nghệ, 2020); tổng cộng có 23 tác phẩm được viết rất đều tay Năm

2021, Lưu Thị Mười được Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

trao giải thưởng cho tập truyện Âm ỉ tàn tro, hạng B Không lâu sau đó, tập

truyện này cũng đoạt giải B Giải thưởng Đào Tấn – Xuân Diệu lần thứ VI (2016 – 2020) Có thể nói, Lưu Thị Mười đã có được sự trưởng thành nhanh chóng, tạo được ảnh hưởng không chỉ ở địa phương Bình Định mà còn trên phạm vi

cả nước Tác phẩm của chị đã được chọn in trong 10 năm văn xuôi Bình Định (2009 – 2019), gồm năm tác phẩm (Lũ; Âm ỉ tàn tro; Bức chân dung dang dở; Đàn bà; Người đàn bà nghe nhạc đêm); tuyển truyện ngắn hay của Hội Nhà

văn Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Trang 18

Truyện ngắn của Lưu Thị Mười được đánh giá là đầy tâm huyết và chất lượng với cách viết tinh tế, sâu sắc Những câu chuyện của chị thường xoay quanh cuộc sống của người phụ nữ thời hiện đại trước muôn vàn khó khăn, thử thách Đó là chất liệu làm nên sự thành công của chị Sự tập trung vào đề tài này đã giúp cho Lưu Thị Mười trở thành một trong những tác giả có những sáng tác luôn gắn chặt với “góc phận đàn bà”

Tìm hiểu hành trình sáng tác của Lưu Thị Mười, chúng tôi thấy chị sau

khi phát hành tập truyện đầu tay Trăng khóc (NXB Hội Nhà văn, 2015) vẫn

tiếp tục viết về tình yêu và thân phận người phụ nữ Đúng 5 năm sau, chị cho

in tập truyện ngắn Âm ỉ tàn tro; cho thấy đề tài người phụ nữ thực sự là một

hứng thú đặc biệt trong quá trình sáng tác của Lưu Thị Mười

Lưu Thị Mười chọn hình ảnh người phụ nữ làm trung tâm cho sáng tác của mình bởi trước tiên, ở chị có một trái tim đầy thấu cảm, giàu yêu thương Bằng sự tinh tế, bằng hiểu biết và tấm lòng nhân hậu, bao dung, Lưu Thị Mười thấu hiểu tất cả những nỗi khổ đau, buồn tủi của người phụ nữ Chị dường như cũng đau khổ trước muôn nỗi cay cực khi người phụ nữ không hạnh phúc, đặc biệt trong hôn nhân, tình yêu Chị hiểu rằng, là phụ nữ, ai có một tuổi thanh xuân tươi đẹp với những mơ mộng, những khát khao hạnh phúc ấp ủ đằng sau nhan sắc trẻ trung, xinh đẹp Yêu thương và sự tin tưởng, người phụ nữ gật đầu trao gửi cả phần đời còn lại cho người đàn ông họ yêu, gửi gắm tất cả vào cuộc hôn nhân với hy vọng có được niềm hạnh phúc trọn vẹn Nhưng thực tế, đằng sau đó là cả một chuỗi dài bi kịch, bế tắc mà họ phải dùng ý chí và nghị lực để vượt qua Cũng có thể đó là những vẫy vùng muốn thoát khỏi hoàn cảnh đen tối mà người phụ nữ giàu lòng tự trọng, ý thức rõ về mình nhưng lại càng ngập chìm trong đắng cay, không lối thoát Trái tim Lưu Thị Mười dường như đã ngân lên những nhịp đập yêu thương trước những đớn đau vì mất con của người

mẹ trong Mùa xuân bên kia triền dốc; tê tái trước bi kịch của Hoài trong Người đàn bà khóc - nạn nhân trong bi kịch đời sống hôn nhân mà phải trả cái giá rất

Trang 19

đắt là tự kết liễu đời mình trong âm thầm và u uất; đau lòng, đau như chính

mình bị chà đạp khi Hoài – người phụ nữ trong Người đàn bà khóc bị bạo hành

Những con người nhỏ bé, dân dã, đời thường trong trang văn của chị luôn hiện lên một cách xót xa cảm thương, đầy tràn yêu quý, hiện ra một cách rất “đời”, hết sức gần gũi, thân quen mà ta dễ dàng bắt gặp đâu đó giữa muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời này Lưu Thị Mười thấu rõ về người phụ nữ, vẫn đau đáu một niềm riêng với những ẩn khuất bên trong tâm hồn người phụ nữ: đằng sau những gánh nặng lo toan cơm, áo, gạo, tiền… là những nỗi niềm riêng không thể sẻ chia Những trải nghiệm từ cuộc sống giúp chị nhận ra rằng: niềm hạnh phúc của họ thường luôn song hành với sự hi sinh Song song với những phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, cần kiệm, thủy chung, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương với gia đình, chồng con… của người phụ nữ là sự nhẫn nhục, không dám thay đổi mình, không dám sống như mình mong muốn, sẵn sàng chấp nhận trói mình trong mọi nỗi vất vả bởi sự cam chịu vốn là bản năng ở người phụ

nữ Vì thế, tại buổi giới thiệu tác phẩm Âm ỉ tàn tro, Lưu Thị Mười đã chia sẻ:

“Những giọt nước mắt, những nỗi đau, những giằng xé giữa cõi người luôn ám ảnh tôi Đặc biệt tôi càng đau đáu về những đớn đau rất đàn bà từ những số phận tôi tiếp xúc, tôi biết được Đàn bà và những ẩn khuất của họ là mạch cảm xúc chưa bao giờ cạn trong tôi…” [22]

Chia sẻ với báo chí, Lưu Thị Mười cho rằng đề tài về người phụ nữ chưa bao giờ “cũ” Nó luôn là hứng thú, đồng thời là thách thức với bất cứ ai – nhất

là những người đến sau Quả thật, mỗi nhà văn khi sáng tác, đều có một hướng lựa chọn riêng, một lối đi riêng khi quyết định lựa chọn cho mình một đề tài để thể hiện cảm xúc Với Lưu Thị Mười, đó là đề tài người phụ nữ với muôn nỗi bất hạnh, đắng cay Cũng là người phụ nữ, Lưu Thị Mười có lẽ đã rất thấu hiểu những uất nghẹn, đẫm nước mắt của đớn đau chính từ số phận của người phụ

nữ Đó chính là “mạch ngầm cảm xúc” chưa vơi cạn trong trái tim người sáng tác mang tên Lưu Thị Mười, thôi thúc nhà văn tự mình khám phá, chắt lọc và

Trang 20

đào sâu xuyên qua lớp khổ đau giữa đời của người phụ nữ Rõ ràng, từ những nỗi đau của người phụ nữ giữa cuộc đời, những hoàn cảnh nghiệt ngã, nhà văn viết để ngợi ca, để thể hiện niềm tin, sự khát khao vươn tới những điều tốt đẹp hơn, vẹn toàn hơn Dù không thể làm vơi đi “nỗi thống khổ” của những con người bất toàn, nhưng với việc viết bằng cả trái tim, nhà văn đã phát hiện và nâng niu thêm vẻ đẹp khuất lấp, ẩn sâu của con người dù trong những hoàn cảnh éo le, khốn cùng, những khoảnh khắc chìm trong bi kịch, bế tắc Đó là suối nguồn của những cảm xúc trong sáng tác của nữ nhà văn

Chuyên tâm viết về người phụ nữ, Lưu Thị Mười muốn góp phần khẳng định, đề cao tầm quan trọng và giá trị của phụ nữ trong xã hội Dân gian xưa có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, khẳng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” cho gia đình của người phụ nữ Để có được ấm êm, hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười, phải có người phụ nữ biết thắp lên ngọn lửa của tình yêu, niềm tin,

hi vọng cho mỗi thành viên trong gia đình

Lưu Thị Mười cũng hiểu rõ, người phụ nữ phải vượt qua rất nhiều gánh nặng trong cuộc sống, phải hết sức cố gắng và nỗ lực rất nhiều để có thể làm tốt hơn những thiên chức ấy của mình nên đã gửi trọn nét bút yêu thương để ngợi ca về họ Nhà văn ngợi ca vẻ đẹp của sự yêu thương, giàu đức hi sinh của người phụ nữ Sau mỗi trang viết về người phụ nữ, nhà văn gửi đến bạn đọc nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc sống Chị cho rằng, hãy giữ mãi ngọn lửa của niềm tin và tình yêu, sự bao dung và nhân ái để cuộc sống thêm phần ý nghĩa; phụ nữ là chìa khóa của hạnh phúc nên phải trân trọng, yêu thương cảm thông

và sẻ chia nhiều hơn với người phụ nữ

Tóm lại, qua nhiều giai đoạn sáng tác khác nhau, Lưu Thị Mười vẫn chuyên tâm, hứng thú với đề tài về người phụ nữ Đó là kết tinh của sự từng trải, tấm lòng yêu thương, cái tâm đau đáu hướng về người phụ nữ của người cầm bút Đề tài người phụ nữ sẽ mãi là một mảnh đất màu mỡ khơi lên nguồn cảm hứng sáng tác nơi chị Có thể khẳng định rằng, với đề tài này, nhà văn Lưu

Trang 21

Thị Mười đã bộc lộ rõ khả năng làm chủ ngòi bút, khả năng thể hiện thế giới nội cảm của người phụ nữ với tất cả các chiều kích, cung bậc, sắc độ

1.2.2 Hệ thống nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười

Truyện ngắn Lưu Thị Mười hấp dẫn người đọc bằng thứ hương sắc dịu dàng, nhẹ nhàng mà sâu sắc Dù không hướng đến những vấn đề gay gắt, những xung đột nóng bỏng trong đời sống, chỉ tập trung hướng vào những bi kịch nhân sinh qua việc lựa chọn đề tài tình yêu, hôn nhân, đề tài đời sống thường nhật, nhưng nhà văn đã thể hiện đồng cảm, sẻ chia với những thân phận, những mảnh đời, những kiếp người sống quanh mình bằng những trải nghiệm thực tế, thể hiện rõ quan điểm “Đàn bà có bao giờ cũ”

Trong những sáng tác của Lưu Thị Mười, nhân vật nữ xuất hiện ở hầu hết mọi tác phẩm, thường giữ vai trò nhân vật chính Điều này cho thấy Lưu Thị Mười rất hứng thú với đề tài người phụ nữ thời hiện đại

Lưu Thị Mười không chỉ giới hạn nhân vật nữ trong một hình mẫu cụ thể trong sáng tác Nhân vật nữ trong mỗi tác phẩm của nhà văn lại mang một nét đặc trưng riêng, hiện ra thật phong phú và đa chiều, mang tính thực tế cao Đó

là Miên trong Âm ỉ tàn tro: chấp nhận li hôn với người chồng rất yêu thương vì

đã vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ, lựa chọn ra đi, hi sinh hạnh phúc riêng

vì chồng; Miên trong PG vì muốn có tiền cho người yêu ăn học, đã chấp nhận

làm PG, chấp nhận muôn nỗi cay cực, ghê tởm từ những khách làng chơi; Mai

trong Bồng bềnh mây tím, dám từ bỏ mọi thứ, ngay cả niềm đam mê đối với

nghề giáo để bàn vé số, mưu sinh, nuôi chồng qua cơn bạo bệnh… Đó là vẻ đẹp

của tình thương con của nhân vật Nàng trong Trăng khóc, đau thương và tuyệt

vọng vì đứa con đã mất, đã chìm vào nỗi đau và khóc cùng sự cô đơn của cuộc

sống; hay Thụy trong Diều đứt dây: dù chạy theo tiếng gọi của những hư ảo từ

tiếng lòng mình, nhưng con chính là điểm tựa để quay về với thiên chức làm

mẹ, lại nát lòng khi con đã ra đi sau một tai nạn xe; Thụy trong Ngõ thiên đường

chấp nhận cuộc sống đầy khó khăn nơi xứ người sau cuộc kết hôn giả để nuôi

Trang 22

dưỡng một niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp của con mình sau này… Đó còn là vẻ đẹp những tâm hồn không ngừng khát vọng và ý chí vượt lên số phận

như Thụy trong Người đàn bà nghe nhạc đêm, dù không hề có một lời hứa hẹn,

một cái ôm, hay nụ hôn nào cả nhưng tâm hồn chị luôn cảm nhận sự bình yên với những cảm giác tích cực, nhẹ nhàng giữa đời sống phức tạp này; Hoài trong

Người đàn bà khóc sống lầm lũi, bất hạnh, không tự quyết định được số phận

của mình, nhưng bên trong, ý niệm về thân phận, khát khao được chấm dứt bi kịch đã dẫn đến lựa chọn cái chết để giải thoát, kết thúc tấn bi kịch của cuộc đời mình, mong tìm về một khoảng trời nào đó tự do hơn

Lưu Thị Mười đã và đang miệt mài viết về người phụ nữ để bày tỏ sự cảm thông, hiểu thấu; dồn nhiều tâm huyết sáng tạo để gửi đến con người, cuộc đời những bức thông điệp giàu ý nghĩa Sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn, người phụ nữ ngày nay được đề cao và coi trọng Nhưng đâu đó, vẫn còn những số phận bất hạnh Đi sâu vào thực tế đó, Lưu Thị Mười đã khai thác những trải nghiệm, mơ ước, khát khao và những rắc rối trong cuộc sống thường nhật của người phụ nữ Nhân vật nữ trong tác phẩm của chị thuộc bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, có thể là người phụ nữ rất đời thường, không nghề nghiệp,

bị lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông của cuộc đời mình (Hoài trong Người đàn bà khóc, Nàng trong Trăng khóc…); hoặc cũng có thể là người phụ nữ trí thức, có công việc ổn định (Thụy trong Cũng may em chưa ngoại tình, Miên trong Hoa bất tử, Mai là giáo viên, phải bỏ nghề bán vé số trong Bồng bềnh mây tím, Thụy, nhà văn, trong Diều đứt dây…); đến người phụ nữ chuyên làm nghề mại dâm kiếm sống (Miên, An trong PG); người phụ nữ làm nghề nail trên đất Mỹ với hy vọng đổi đời (Thụy, Hân trong Ngõ Thiên Đường)… Nhà

văn đã phát huy sức mạnh về ngôn ngữ để khắc họa một cách chân thực về họ Những bi kịch từ cuộc sống đời thường cũng được phản ánh rõ nét: đó là bi

kịch từ cái chết bất ngờ của con (Diều đứt dây, Người đàn bà khóc…); hay không thể sinh con (Âm ỉ tàn tro, Ngu dại đàn bà, Mùa xuân bên kia triền dốc,

Trang 23

Sóng trên sông…); hoặc phải mang thứ bệnh hiểm nghèo (Con dốc ngược, Hoa bất tử, Bồng bềnh mây tím…), hoặc gặp phải bố chồng, bố dượng dâm đãng,

đê tiện (Sóng trên sông, Lũ…); hoặc phải oằn mình với nổi khổ người chồng là quan chức rồi vào tù (Người đàn bà nghe nhạc đêm, Sóng trên sông…); phải chịu đựng nỗi đau bị giày vò thân xác (Người đàn bà khóc, PG); phải đối mặt với gánh nặng của cơm áo gạo tiền (Mùi khói, Con dốc ngược, Ngõ thiên đường, Bồng bềnh mây tím…) Mỗi nhân vật nữ trong tác phẩm của Lưu Thị Mười

được nhà văn chú trọng quan sát, khám phá những nét sâu kín nhất tận trong tâm hồn, đặc biệt là đời sống nội tâm hiện ra chân thực, rõ nét Dù trong bất cứ tác phẩm nào, người đọc cũng có thể thấy một nét tâm trạng, hoàn cảnh đặc trưng của người phụ nữ

Thật vậy, khảo sát các tác tác phẩm của Lưu Thị Mười, chúng tôi nhận thấy: trong hệ thống nhân vật của truyện ngắn Lưu Thị Mười, nhân vật nữ chiếm

tỉ lệ cao, tác phẩm nào cũng có, thường giữ vai trò nhân vật chính, là trung tâm của mỗi sáng tác Nhà văn đã khai thác chủ đề về người phụ nữ hiện đại, từ tình yêu đơn phương, tình cảm gia đình, cuộc sống tình ái đầy bi kịch, đến những vấn đề xã hội phức tạp… Qua đó, bày tỏ sự quan tâm của mình đến người phụ

nữ hiện đại và thể hiện sự đồng cảm sâu sắc đến những khó khăn, vất vả mà họ đang phải đối mặt

Thật vậy, tập Trăng khóc (NXB Hội Nhà văn, 2015) gồm 12 tác phẩm: Biển gọi, Trăng khóc, Cũng may em chưa ngoại tình, Hoa bất tử, Diều đứt dây, Ngu dại đàn bà, Cánh cửa bên kia, Nỗi đau người này, Không biết gì về chiến tranh, Truyện chưa thể đặt tên, Chuyện kể từ Ma-nơ-canh Lương tâm rơi vãi Ngoại trừ tác phẩm Không biết gì về chiến tranh, tác giả Lưu Thị Mười không

khai thác đề tài về người phụ nữ, còn lại 11 tác phẩm còn lại đều khai thác chủ

đề này Trong số đó, nhân vật nữ chính xuất hiện trực tiếp trong 8 tác phẩm

Riêng Lương tâm rơi vãi, Hoa bất tử, Chuyện kể từ Ma-nơ-canh, nhân vật nữ được thể hiện qua cái nhìn, suy nghĩ của nhân vật khác

Trang 24

Tập Âm ỉ tàn tro (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2020) có 12 tác phẩm, bao gồm: PG, Lũ, Người đàn bà khóc, Âm ỉ tàn tro, Những người đàn bà khóc, Mùi khói, Sóng trên sông, Ngõ thiên đường, Mùa xuân bên kia triền dốc, Bồng bềnh mây tím, Người đàn bà nghe nhạc đêm, Con dốc ngược… Trong 12 tác phẩm

được kể tên, đã có đến 11 tác phẩm viết về người phụ nữ, 10 tác phẩm có nhân vật nữ xuất hiện với vai trò là nhân vật chính; xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm

Duy nhất chỉ có tác phẩm Bồng bềnh mây tím viết về người phụ nữ là Mai được

xuất hiện gián tiếp qua cái nhìn nhân vật chính là Huân – người chồng

Tổng gộp có 24 truyện ngắn được in trong hai tuyển tập này, chúng tôi thấy có tới 23 tác phẩm cùng đề tài về người phụ nữ hiện đại, được nhà văn khắc họa ở những góc nhìn khác nhau Đó là người phụ nữ hiện lên với nỗi cô

đơn, mang nặng một tâm tư, niềm trắc ẩn: nàng trong Trăng khóc, bất hạnh trong

những cơn mưa của những trận đòn, những lời mắng nhiếc đến sỉ nhục, những trận mây mưa đầy thô bạo để thỏa mãn nhu cầu bản năng của chồng; hay Thụy

trong Cũng may em chưa ngoại tình khi không bắt sóng cảm xúc được với chồng,

đã có những phút giây “ngoại tình trong tư tưởng”; Hoài trong Người đàn bà khóc

bất hạnh có tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, nhưng một nửa kia của cuộc đời mình lại quá khô khan, thô tục… Đó còn là hình ảnh của người phụ nữ khao khát, kiếm

tìm hạnh phúc: Miên trong Truyện chưa thể đặt tên – đã cố gắng vượt qua rào cản

của hận thù trong quá khứ do chiến tranh đẫm máu năm 1966 mà Triều Tiên gây

ra trong vụ thảm sát Gò Dài để kết nối tình yêu cùng chàng trai người Hàn Quốc;

Nhã trong Biển gọi vẫn khát khao hạnh phúc lứa đôi, dù bị ám ảnh bởi quan niệm dân gian về tướng sát phu của mình; là Mai trong Bồng bềnh mây tím xuất hiện

gián tiếp qua lời kể của Huân – chồng chị, đã từ bỏ nghề giáo viên để bán vé số, nuôi chồng bệnh tật, vẫn luôn khát khao về một hi vọng được kéo dài sự sống cho chồng, được nối tiếp niềm hạnh phúc đủ vợ, đủ chồng trong căn nhà yêu thương

có tiếng cười con trẻ Hình ảnh người phụ nữ trong trang viết Lưu Thị Mười còn hiện ra với sự bất lực, chấp nhận kết thúc, buông xuôi sự sống của chính mình:

Trang 25

Nàng trong Trăng Khóc với cuộc sống đau khổ và tuyệt vọng chìm vào nỗi đau

và khóc cùng trăng - biểu trưng cho sự cô đơn và tuyệt vọng của cuộc sống; Hoài

trong Những người đàn bà khóc luôn sống âm thầm, nhẫn nhục và lặng câm, đã phải lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân mình; Miên trong PG vì hoàn

cảnh, đã chọn đi làm PG, phải đối diện với thực tế đầy kinh tởm với những người khách làng chơi thô bĩ, quyết định tự vẫn trong phòng tắm, để lại cảnh tượng đau lòng

Điểm qua các truyện ngắn của Lưu Thị Mười, chúng ta có thể thấy nhân vật

nữ đã xuất hiện thường xuyên, xuyên suốt trong các tác phẩm của nhà văn Những con người nhỏ bé, dân dã, đời thường ấy là trung tâm của cảm xúc trong sáng tác của Lưu Thị Mười, hiện lên trong niềm cảm thương, yêu quý của nhà văn

Để dễ hình dung, chúng tôi mô tả hệ thống nhân vật nữ qua hai bảng sau đây:

Bảng 1 Vị trí nhân vật nữ trong sáng tác của Lưu Thị Mười:

Trang 26

12 PG Thụy, Miên

19 Mùa xuân bên kia triền dốc chị

21 Người đàn bà nghe nhạc đêm Thụy

23 Truyện chưa thể đặt tên Miên

Trang 27

8 Cánh cửa bên kia Như

10 Chuyện kể từ Ma-nơ-canh Nhiên

19 Mùa xuân bên kia triền dốc chị

21 Người đàn bà nghe nhạc đêm Thụy

23 Truyện chưa thể đặt tên Miên

Thống kê cho thấy:

- Nhân vật nữ xuất hiện ở hầu hết mọi tác phẩm của Lưu Thị Mười Trong những tác phẩm đó, họ thường giữ vai trò nhân vật chính (chiếm tỉ lệ 83%), hoặc là đối tượng trung tâm của người kể chuyện

- Nhân vật nữ trong những trang viết của chị xuất thân từ nhiều giai tầng

xã hội khác nhau; trong đó, trí thức chiếm tỉ lệ 65%, nông dân 17%

- Nhân vật nữ của Lưu Thị Mười hầu hết đều có tên riêng, như Miên, Mai,

Trang 28

Thụy…; một số ít được gọi chung là chị… Tên gọi của các nhân vật nhìn chung đẹp, có thể nói, đó cũng là dụng ý của nhà văn

Nhân vật nữ là một lựa chọn của Lưu Thị Mười, vừa để tiếp tục khám phá

về nữ giới trong đời sống hiện đại, vừa để kiến tạo dấu ấn phong cách Nghĩa

là, Lưu Thị Mười chọn đi vào con đường nghệ thuật vừa hấp dẫn song lại đầy những khó khăn thử thách, đòi hỏi chị phải tạo được lối đi riêng, ghi được dấu

ấn trên hành trình sáng tạo Có thể nói, trên những trang văn của Lưu Thị Mười, hình tượng người phụ nữ nhận được sự “cộng hưởng” mạnh mẽ, sâu sắc từ chính chủ thể sáng tạo Cái hay mà truyện ngắn Lưu Thị Mười mang lại cho người đọc chính là cái dư vị đọng lại sau mỗi trang viết, nó khiến người đọc trăn trở, suy nghĩ Cuộc đời là những dòng biến chuyển của thời gian, cùng với

đó, hạnh phúc của mỗi người, đặc biệt là những người phụ nữ, đôi khi chỉ là những điều giản dị nhất: gia đình, là chồng con, là những gì bình dị từ cuộc sống đời thường Vì thế, phải biết nắm giữ hạnh phúc, phải trân trọng từng giây phút bên người thân, gia đình; nâng niu, quý trọng sự sống của chính mình Tóm lại, hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện xuyên suốt trong hầu hết các sáng tác của Lưu Thị Mười, tạo ấn tượng mạnh đối với người đọc Người đọc luôn tìm thấy ở đa số tác phẩm của Lưu Thị Mười, nhân vật nữ luôn cất lên tiếng vọng tha thiết về niềm hạnh phúc, luôn khát khao được yêu thuơng sẻ chia, được thấu cảm và được tôn trọng từ người đàn ông đang bên cạnh mình Hành trình đến với hạnh phúc không đơn giản nhưng cốt lõi là người phụ nữ qua cái nhìn của chị, dù có lúc bấn loạn trong vũng lầy chông chênh không lối thoát nhưng mỗi nhân vật đều được nhà văn gửi trọn yêu thương theo một cách thức riêng, đã ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc

Ở Bình Định, vào những năm đầu thế kỉ XXI này, có một số tác giả nữ sáng tác truyện ngắn như Nguyễn Mỹ Nữ, Thiên Nga Sô Zuôn, Nguyễn Đặng Thùy Trang, My Tiên… Trong tương quan chung, Lưu Thị Mười là cây bút có

Trang 29

sự chuyên tâm hơn về đề tài người phụ nữ Tác phẩm của chị cũng tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ hơn, không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi cả nước Với những thành tựu ấy đáng ghi nhận ấy, Lưu Thị Mười xứng đáng là cây bút tiêu biểu; có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của văn học Bình Định đương đại về đề tài nữ giới

đề tài người phụ nữ thời hiện đại, muốn tiếp nối và kiến tạo dấu ấn phong cách

cá nhân

Lưu Thị Mười không chỉ giới hạn nhân vật nữ trong một hình mẫu cụ thể

mà đã tạo ra những nhân vật phong phú và đa chiều, mang tính thực tế cao Nhân vật nữ không còn là những nhân tố phụ thuộc vào nam giới mà có thể tự mình xây dựng và thăng tiến trong cuộc sống Có thể nói, hệ thống nhân vật nữ

đa dạng và xuất hiện liên tục trong truyện ngắn của Lưu Thị Mười là kết quả của sự chuyên tâm và tâm huyết của tác giả trong việc tìm hiểu, khám phá và truyền tải những mặt khác nhau của đời sống và tâm hồn phụ nữ Những câu chuyện này không chỉ phản ánh một góc nhìn xã hội mà còn làm thức tỉnh và tạo động lực cho người đọc suy ngẫm về nhân văn và giá trị con người

Trang 30

Chương 2 NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LƯU THỊ MƯỜI –

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Trong Lí luận văn học, Giáo sư Hà Minh Đức viết như sau: “Nhà văn sáng

tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [20, tr.126] Với nhận thức như vậy, chương 2 này sẽ làm rõ chức năng phản ánh hiện thực, thể hiện thông điệp cuộc sống của hệ thống nhân vật nữ trong truyện ngắn Lưu Thị Mười

2.1 Bi kịch của người phụ nữ trong tác phẩm Lưu Thị Mười

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cái bi (Tragique) là phạm trù mĩ học

phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái phản động… Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi " [19, tr.37] Đó còn là một thể của loại hình kịch, thường được coi như là độc lập với hài kịch, bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính Mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái thấp hèn diễn ra trong tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi ánh sáng bằng cái chết bi thảm gây nên những suy trị

và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng

Với đề tài này, chúng tôi không tìm hiểu bi kịch như một thể loại văn học

- sân khấu theo quan niệm cổ điển, chỉ tập trung vào khái niệm bi kịch là yếu

tố chủ đề của tác phẩm, hoặc ám chỉ đến tâm điểm chính là một kết thúc chứa

Trang 31

đựng sự mất mát to lớn về nhiều mặt Đó là trạng thái, tình huống tâm lí tiêu cực, tuyệt vọng, lâm vào đường cùng ngõ cụt, xuất hiện độ chênh giữa khát vọng thực hiện và khả năng thực hiện khát vọng, đó là khi con người gặp phải mâu thuẫn, bất mãn đến cùng cực, phải mang đau đớn, mất mát trong cuộc đời đầy biến động và phức tạp Ví dụ như sự mâu thuẫn giữa những yếu tố phát triển với những yếu tố kìm hãm sự phát triển của thời đại; mâu thuẫn giữa những phạm trù đối lập bên trong con người, mâu thuẫn giữa con người với thực tại

2.1.1 Bi kịch về đời sống gia đình

Bi kịch của người phụ nữ được khắc họa trong truyện ngắn Lưu Thị Mười, trước hết và căn bản, là bi kịch trong đời sống hôn nhân gia đình Mỗi câu chuyện của nhà văn đều chứa đựng về một cuộc đời, một số phận của người phụ nữ cụ thể với biết bao nhiêu khó khăn, áp lực và gánh nặng khi phải đối diện với những sự bất công, trái ngang, sự bạo hành Từ cuộc hôn nhân không hạnh phúc đến những mối quan hệ ngoài luồng đầy xao lãng; từ số phận bất hạnh, đầy đau thương trắc trở đến cái chết đớn đau; từ bế tắc ngoài cuộc sống đến những u uất sâu thẳm trong tâm hồn; từ mâu thuẫn của những ước mơ, khát vọng và quyết tâm trong cuộc sống đến những ẩn khuất quặn lòng phải chấm dứt sự sống

Thực tế, trên những trang viết của Lưu Thị Mười, khi tâm hồn người phụ

nữ vẫn luôn khao khát được yêu thương, được tôn trọng nhưng thực tế chỉ có bạo lực, là khổ đau, ước mơ và tình yêu tan vỡ thì người phụ nữ luôn nhận lấy khổ hận, bi kịch Lưu Thị Mười đã gắn chặt những rung cảm riêng của người cầm bút, gắn chặt cùng hơi thở của đời sống để viết về cuộc sống hôn nhân gia đình không hạnh phúc của người phụ nữ Đã có người chọn cách dứt khoát, buông bỏ, nhưng vẫn âm ỉ cả đời với nỗi đau của vết thương mang tên gọi hạnh phúc vỡ tan Lại có người nghĩ đến bạc đầu vẫn phải dằn lòng, phải

Trang 32

chịu đựng âm thầm, phải tự trói mình trong không khí ngột ngạt và nguội lạnh của căn nhà, nơi vốn không còn tồn tại của hạnh phúc, tình yêu Đó chính là sự

bế tắc, không lối thoát trong của cuộc đời chính mình, làm nên bi bịch về đời sống gia đình của người phụ nữ với muôn nỗi khổ đau

Trước hết, đó là khổ đau của người vợ hết lòng vì gia đình nhưng không được nhận lại sự yêu thương, bị đối xử hờ hững, lạnh nhạt ngay trong chính ngôi nhà của mình, thậm chí là một mình gặm nhấm nỗi đau của người mẹ mất con mà không được người chồng quan tâm, chia sẻ Ngày qua ngày, họ phải cam chịu, nhẫn nhục, khổ đau cùng những tổn thương ở những trái tim vốn đã yếu mềm kia Thậm chí, họ còn là nạn nhân của sự bạo hành, bị bạo hành từ thân thể đến tinh thần

Thật vậy, bi kịch của Nàng trong Trăng khóc là cuộc sống đau khổ và

tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc hôn nhân Nàng phải sống lầm lũi như một chiếc bóng cùng nỗi đau âm ỉ trong gia đình đầy xung đột, mâu thuẫn Chính sự hoài nghi đứa con không phải con ruột của mình, người chồng không hề quan tâm

và yêu thương nên đã tạo nên sự lạnh lùng, xa cách “… chưa bao giờ Đản mất

đi cái ý nghĩ thằng bé không phải là giọt máu của mình” để rồi “trút hết uất ức lên con vì những lạnh nhạt của nàng” Sự lặng im không hề chia sẻ ở Đản cũng chính là nguyên nhân làm nên sự im lặng của Nàng, là con dao giết chết hạnh phúc của hôn nhân: “Nàng thất thểu quay về trong loi ngoi mưa đầu đông Căn nhà vắng tanh Người đàn ông của gia đình vẫn chưa về Nhậu nhẹt, tiếp khách, gái gú, thi thoảng ngủ lại đêm ở căn nhà trên huyện, sự có mặt của Đản nơi này ngày càng thưa thớt ”, “… Một mình nàng vật vã cùng nỗi đau và những giọt trăng muộn” Nàng tìm đến tâm linh để tìm sự an ủi và hy vọng có một chốn bình yên cho cả hai Nhưng những chuỗi ngày đau thương vẫn tiếp tục hiện ra Thiên chức làm mẹ của người phụ nữ đã làm bệ đỡ giúp nàng thoát khỏi cuộc sống éo le cũng không còn vì con trai đã mất đi sau một vụ tai nạn giao thông,

Trang 33

đến như tuyệt vọng ở môi trường gia đình căng thẳng và không hạnh phúc Nàng cô đơn, bế tắc, đau đớn đến tột cùng Quả thật, Lưu Thị Mười đã tập trung khai thác, tái hiện những mâu thuẫn, bi kịch, diễn tả thật sâu những giằng xé của tâm can đến sự bạo hành về thân xác trong cuộc sống Nàng trong tác phẩm nhằm tô đậm những cảm xúc đau đớn của nhân vật, làm lay động trái tim người đọc

Bi kịch của Nàng trong Trăng khóc cũng là tận cùng của những khổ đau của Hoài trong Người đàn bà khóc Phải đối mặt với một cuộc hôn nhân đầy

đau khổ, cuộc sống đầy khó khăn, Hoài sống trong cam chịu, nhẫn nhục; trong

sự ghen tuông, thô bạo đến thô bỉ của người chồng Hoài có một cuộc sống bị

áp đặt và bạo hành Ngày qua ngày, vẫn những trận đòn đau đớn từ sự đối xử tàn nhẫn của chồng nhưng Hoài không khóc lóc hay phản kháng, mà im lặng chịu đựng: “Thoáng qua trong mắt chị chút ngập ngừng như muốn được sẻ chia… Rồi thôi Chỉ thêm một cái gật đầu chào lịch sự Chị mất hút giữa đám đông ồn ào Đông đúc thế này mà! Dáng chị lạc lõng cùng giỏ thức ăn đầy ắp” Đáng nói hơn, người gây ra tổn thương cho Hoài lại là người chồng nhằm khẳng định sự thống trị, quyền sở hữu riêng đối với người vợ của mình Lưu Thị Mười tái dựng lại một cảnh tượng hãi hùng diễn ra với lời mắng chửi, đánh đập của gã chồng vũ phu, bạo lực: “Mày giấu tiền chi? Mầy còn muốn gì? Ăn ngon, mặc đẹp, mọi thứ trong nhà không thiếu, nhìn xem xung quanh có ai ở không, ăn trắng mặt trơn như mầy? Lại còn dám bòn tiền chợ? ” Cùng với đó

là âm thanh “thụi thụi”, “đập đầu vào tường” hòa lẫn trong sự hằn học, giận dữ:

“Qua mặt Phá này Lộng hành này” Vậy mà Hoài lại không một tiếng kêu rên hay chống trả Dường như cảm xúc và lớp da thịt kia đã bị chai lì theo những mắng nhiếc, những trận đòn vô lí từ chồng: “Gã chồng lôi chị ra giữa sân, cầm kéo cắt bộ đồ trên người chị, từng nhát… vừa cắt vừa nghiến răng chì chiết,

lăng nhục” Phải chăng sự lầm lũi, chịu đựng ấy là một sự dồn nén, để rồi một

Trang 34

ngày nào đó nó vỡ tan ra khiến người khác không ngờ đến được Chị cũng không biết về đâu Quê chị xa nơi này lắm, mà vả lại chị cũng nào có tiền để

mà đi Gã chồng cho chị ăn, cho chị mặc nhưng tuyệt nhiên không cho chị tiền

dư thêm Còn nếu ở lại nơi này thì chị phải chịu đựng những chuỗi ngày bất hạnh, không có niềm vui, không một người bầu bạn Không gian quanh chị là một pháo đài kiên cố, giam lỏng con người, khó có được lối thoát Người đàn

bà đáng thương ấy chỉ có khoảng không gian nơi bên kia suối – nơi mà chị qua

đổ rác hằng ngày là khoảng không gian duy nhất chị được đối diện với lòng mình, được sống và hít thở cho chính những cảm xúc của riêng mình, không

gò bó, không dồn ép, mênh mang, tự tại, tự do Rõ ràng, những phút giây Hoài

ở cạnh tên chồng thô bĩ, chị thật không khác gì nhân vật Mị của Tô Hoài trong

Vợ chồng A Phủ: lầm lũi, cam chịu đến mức mất dần khả năng phản kháng:

“Chị lẳng lặng nghe theo không một tiếng nhỏ to” Hoài sống lầm lũi, nhẫn nhục, cam chịu chẳng khác gì một cỗ máy, không chút xúc cảm Hoài chỉ biết phục tùng và dâng hiến cho thỏa mãn nhu cầu xác thịt của gã chồng mà cũng phải cắn răng chịu đựng, không lời oán than, không có khả năng kháng cự Dường như càng tổn thương, con người sẽ trở nên trơ lì hơn bên ngoài mặt Vết chai sạn lớn đến mức khiến chị thờ ơ với mọi thứ xung quanh, hơn hết còn là

vì bởi bản thân chị đang trong cảnh bế tắc không tìm được lối ra Thế nhưng là một người đàn bà, không hơn không kém, sâu thẳm bên trong tâm hồn vẫn là

sự yếu mềm đã bật ra thành tiếng khóc Bế tắc, bi kịch, thổn thức là sức mạnh nội tâm hay cũng là cái bóng làm lu mờ lý trí, kéo dìu chị bước đến bên bờ vực Con suối kia chính là thế giới của những ước mơ về một cuộc sống dung dị, ấm

êm, để chị tìm quên đi hiện tại đau thương của cuộc đời mình, nơi chị buông mình, chấm dứt sự sống bằng cách treo cổ tự vẫn Những dồn nén bí bách trong suốt một thời gian dài kia đã xâm chiếm tâm hồn, tạo nên những vỡ vụn thê thảm trong tinh thần chị, để chị lựa chọn cái chết như một giải pháp cuối cùng

tự giải thoát chính mình ra khỏi bi kịch cuộc sống hôn nhân khổ đau này, thoát

Trang 35

khỏi người chồng tệ bạc, vũ phu kia

Người đọc có cảm tưởng, khi viết về bi kịch của Hoài, trái tim Lưu Thị Mười cũng dường như thắt lại, đau đớn, chiêm nghiệm những nỗi đau của nhân vật trong hoàn cảnh cuộc sống gia đình không hạnh phúc Sự đồng cảm này khiến cho câu văn của Lưu Thị Mười thoát được vẻ lạnh lùng, khách quan mà trở nên đong đầy cảm xúc, lay động

Với Mùa xuân bên kia triền dốc, hẳn người đọc còn đau xót với khổ đau

không thành lời của người phụ nữ mất con mà nguyên nhân chính là do người chồng đã bạo hành về thân xác, xô ngã khiến chị phải sảy thai Cuộc hôn nhân

bế tắc, không lối thoát với người chồng đã nối dài cho những chuỗi ngày đầy

bi kịch Ngay từ đầu truyện, những câu nói qua loa, những lời đối đáp cộc lốc, những câu trả lời cho có lệ đã vang lên, kèm theo đó là thái độ và cách cư xử lạnh nhạt: “Chồng quay lưng, kéo mạnh cà vạt, cất cặp rồi đi vào phòng riêng thay đồ Không quan tâm chị đi bằng ô tô cơ quan hay tàu, máy bay Không cả việc hỏi chị cần chở ra sân bay, ga Mỗi người mỗi việc Chồng, với công việc kinh doanh phát triển cả trong và ngoài nước cùng liên tục những buổi tiệc tùng khách khứa” Khoảng cách và sự lạnh nhạt giữa vợ và chồng đã dần thay cho những cử chỉ yêu thương, quan tâm và chia sẻ Tiếng ken két của cánh cửa nặng

nề rin rít lạnh lùng đã đóng sập lại tất cả nhưng trong tích tắc ấy, tiếng lòng của chị được mở ra Phải chăng, đó là âm thanh của thế giới nội tâm chi chít những vết xước, hằn rõ thương đau bao phủ đời chị Theo dòng hồi tưởng, chị nhớ về Thỏ - đứa con chưa kịp ra đời của mình đã bỏ chị đi vì chính người chồng đã mạnh tay xô ngã chị Lắng mình vào khoảnh khắc chị ngồi thụp xuống cố gắng túm lại những vệt máu đang được tống ra kia để cố gắng níu lại Thỏ trông thật xót xa Chị vẫn luôn cố gắng trấn an mình, cố giữ cho lòng mình thật bình tĩnh,

tự tìm cho mình một lí do để níu giữ gia đình và cuộc hôn nhân đang bên bờ vực Chị cố nghĩ rằng chồng chị cũng không muốn điều đó xảy ra, rằng anh ấy

Trang 36

cũng không hình dung được viễn cảnh đầy đau xót ấy nhưng vẫn không sao xoa dịu những tổn thương trong chị Sự mất mát, hụt hẫng và tổn thương to lớn trong tâm hồn của chị nó khốc liệt và xoáy sâu vào bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ giữa đời thường Tiếp tục cuộc hôn nhân không hạnh phúc ấy, tâm hồn chị như một lần nữa bị xát muối Chị quặn thắt cả ruột gan khi biết mình không còn khả năng để trở thành một người mẹ Tâm trí chị chẳng còn nghĩ được gì, sức lực cuối cùng chị còn lại chỉ là cái bặm môi chua chát về những gì đang diễn ra với cuộc đời mình

Tiếp theo là cuộc sống địa ngục của vợ chồng chị Cả hai vợ chồng cố tìm cách để không nhìn mặt nhau dù họ sống cùng trong một căn nhà Những bữa

ăn nhàm chán, đơn điệu, thiếu đi gia vị của sự yêu thương Người phụ nữ như chị đang phải trải qua những đoạn thời gian khắc khoải và cô độc nhất trong tâm hồn của mình nhưng không thể tìm được tiếng đồng vọng với người mà chị gọi là chồng Có lẽ đau đớn, nỗi giày vò sẽ mãi ở trong tâm hồn của chị nếu như anh không đến Bởi thế, sự hiện diện của anh – cha bé Nếp - trong cuộc đời của chị dù tình cờ và bất ngờ nhưng anh đã mang đến cho chị cảm giác ấm

áp mà chị chưa từng tìm thấy ở chồng Đã có lúc chị miên man, say sưa trong nỗi “thèm” “được như vợ anh, người phụ nữ đoản mệnh ấy” Đã rất lâu rồi chị thiếu vắng yêu thương, chăm sóc, lo lắng và quan tâm từ chồng - điều mà bất

cứ người phụ nữ nào cũng khao khát có được Chị nhận ra được thế giới cảm xúc của mình đang thay đổi, chị vui hơn, tâm hồn như bình yên hơn Cứ thế chị càng có cảm rất rõ sự chênh vênh trong cuộc hôn nhân của chị và chồng Với chồng, dù gần gũi về xác thịt, chị vẫn có cảm giác trống vắng, thiếu hụt; đơn giản vì chẳng qua là để thỏa mãn nhu cầu xác thịt Vì thế, khi biết được bên cạnh chồng mình có người đàn bà khác chị, cũng chẳng mảy may chút cảm xúc ghen tuông Chị đã tự hỏi mình: “Hay chỉ vì chị không còn cảm xúc với chồng nên mới thế?” Câu hỏi chị buông ra nhưng cũng chính là câu trả lời cho lòng

Trang 37

chị Vậy nhưng chị lại do dự, vẫn không kết thúc, vẫn cố gắng chịu đựng bi kịch từ cuộc hôn nhân đã nguội lạnh tình yêu, không còn hạnh phúc giữa vợ và chồng Lưu Thị Mười đã thật tinh tế, đặt nhân vật nữ của mình trong một hoàn cảnh mà ở đó khởi phát nên mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, để cho cho nhân vật bộc lộ ra hết các bề mặt của chiều sâu tâm lí

Bi kịch trong truyện ngắn Người đàn bà nghe nhạc đêm cũng là sự “vỡ

mộng” của Thụy về cuộc sống sau hôn nhân Điều ấy hiển hiện lên từng trang viết của nhà văn qua việc khắc họa tâm trạng lo lắng, thấp thỏm của Thụy khi nghĩ về sự trượt dài của chồng trên con đường tranh giành quyền lực Thụy rất yêu chồng, yêu rất nhiều, ánh mắt và trái tim chỉ hướng về chồng Thế nhưng, anh càng lúc càng sa vào con đường quyền lực kia, vòng xoáy của lợi danh, của chức tước Cứ thế, nó xô anh ra xa khỏi cuộc sống của chị Chị đau đớn vô cùng bởi anh cứ dần xa, xa mãi chị Để lãng quên đi thực tại, chị chỉ biết tìm anh trong hồi ức, mê man với hình ảnh của một chàng trai nhẹ nhàng với cây ghi -

ta trên tay, từng ngón đàn rung lên nâng đỡ giọt lành trong tâm hồn chị Vậy nên khi quay trở về với thực tại, người đàn ông trước mặt mình, chị chua chát nhận ra chính những khác biệt về quan niệm sống, về cảm xúc, chị lại chơi vơi với mối quan hệ với chồng

Bi kịch của Thụy âm thầm nhưng không hề đơn giản, nó tàn nhẫn với Thụy vô cùng Trượt dài trong đau khổ, Thụy bỗng tìm thấy sự đồng điệu từ trong cảm xúc mà bấy lâu nay chị tưởng chừng đã đánh mất từ một người đàn ông khác - anh cho chị những khắc khoải, nhớ nhung, những hồi hộp đến nao lòng Sự thay đổi trong tình cảm của Thụy không phải là do bộc phát, mà chính

từ khác biệt của một cuộc hôn nhân nguội lửa yêu thương, không còn xúc cảm, thiếu sự sẻ chia Cái cảm giác “sợ” anh bắt đầu manh nha trong chị, dù anh vẫn gần chị, cung phụng như một bà hoàng Mà chị thì không cần những cái đó Chỉ cần sự sẻ chia, cần lồng ngực ấm áp của anh, cần những chân tình nghĩa

Trang 38

hiệp như hồi anh chìa vai đỡ chị: “Đã không còn rồi! Thì những xấp tiền giấy,

đô la anh mang về, những điện thoại, mĩ phẩm, trang phục đắt tiền mỗi bận anh

đi nước ngoài, và cả cuộc sống xa hoa này, thuộc về chị chăng? Sao anh cứ dần

xa chị? Hay tại chị buông tay?” Suy nghĩ, đau đớn, và thức tỉnh trong chị Tiền

bạc, địa vị, danh vọng đã phá nát đi hạnh phúc của gia đình chị Bản thể người phụ nữ bao giờ cũng trông đợi về những viễn cảnh lãng mạn, về những yêu thương, thấu hiểu, chia sẻ từ người đàn ông đang đi bên cạnh mình, chỉ bấy nhiêu đó thôi Cảm giác của Thụy về chồng đi từ những điều ngọt ngào nhất,

ấm nồng nhất, hạnh phúc nhất rồi dần dần trôi tuột theo tháng ngày qua đi, nhạt nhòa dần bởi cái thờ ơ của anh với biểu hiện cảm xúc của chị để rồi trong chị

là sự “sợ” Chị sợ vì thói đam mê quyền lực quá đỗi nơi anh, sợ vì không ngờ người đàn ông dịu dàng, ấm áp năm xưa lại biến thành một con người chỉ biết mải mê chạy theo những thứ hư vinh, danh vọng ngoài kia…

Trong Chuyện kể từ Ma-nơ-canh, nhà văn cũng khắc họa những cay đắng

của người phụ nữ qua cái nhìn của ma-nơ-canh Hình ảnh ấn tượng đầu những trang truyện ngắn của nữ nhà văn là những chiếc váy xinh xắn còn nguyên vẹn trên ma-nơ-canh, đã hé mở một cuộc sống đầy những yêu thương nồng nàn của hai người chủ Nhưng thời gian và những lo toan trong cuộc sống vợ chồng đã

vô tình giết chết những cảm xúc tuyệt vời của tình yêu Tình yêu của họ đã không đủ lớn để vượt qua được những trắc trở mà ai cũng phải nếm trải trong đời sống hôn nhân Khi những cảm giác của yêu thương mật ngọt “Ôm ấp Vỗ

về Nựng nịu Thủ thỉ Ngọt ngào” qua đi, cuộc sống thực tế đầy những khó khăn của vợ chồng lại đến Người chồng chúi đầu vào cá độ bóng đá rồi sinh

nợ nần, phẫn chí thêm nhậu nhẹt, gái gú, chẳng bao giờ xoăn tay áo lên giúp đỡ

vợ Người vợ trong những giây phút tủi thân, trống vắng, yếu lòng đã sa vào những cảm xúc ảo trên mạng, không còn tìm thấy hạnh phúc trong cuộc hôn nhân ấy Những thất vọng, bi kịch trong đời sống hôn nhân đã đưa họ vào những

Trang 39

chiếc bẫy vô hình kéo họ ngày càng xa nhau Đỉnh điểm của sự vô tâm là khi đứa con gái sốt trong đêm nhưng gọi anh chồng mãi không được Sự vỡ toang Ma-nơ-canh cuối truyện cũng là sự vỡ toang của hạnh phúc hôn nhân giữa hai người

Trong văn xuôi Bình Định những năm đầu thế kỉ XXI, có nữ tác giả Thiên Nga Sô Zuôn cũng viết khá chuyên tâm về người phụ nữ Banar Với những

truyện như Mùa chai chò, Nàng, Truyện mùa ươi…, Thiên Nga Sô Zuôn đã

phản ánh những số phận bi kịch hôn nhân của người phụ nữ Banar với nhiều nguyên nhân khác nhau: hủ tục, nam quyền, mê tín… Về điều này, Lê Nhật Ký

có bài viết khảo sát, đánh giá khá đầy đủ về giá trị truyện ngắn Thiên Nga Sô

Zuôn trong bài viết Phận nữ trong sáng tác của Thiên Nga Sô Zuôn Tác giả

bài viết khẳng định: Thiên Nga Sô Zuôn đã chọn viết về chính cuộc sống của mình và những người phụ nữ Banar, bằng giọng kể chuyện thấm đẫm cảm xúc của người trong cuộc, hướng đến các trạng thái bất hạnh của họ trong đời sống tình yêu và hôn nhân gia đình nhằm giúp “bạn đọc hiểu và đồng cảm với người phụ nữ Banar, rằng một số nơi vẫn còn hủ tục lạc hậu dìm chết ý nghĩ vươn lên trong cuộc sống của người phụ nữ” [13]

Như vậy, Lưu Thị Mười, Thiên Nga Sô Zuôn giống nhau đều quan tâm tới bi kịch hôn nhân của người phụ nữ Song mỗi người đều tạo ra được một vùng sáng tác riêng Nếu Thiên Nga Sô Zuôn hướng vào số phận người phụ nữ Banar ít học thì Lưu Thị Mười tập trung vào những người phụ nữ miền xuôi có học thức Qua bi kịch của người phụ nữ trong hôn nhân, tác giả Lưu Thị Mười

đã khéo léo gửi gắm đến người đọc bức thông điệp vô cùng ý nghĩa: hãy trân trọng hơn hạnh phúc gia đình, hãy dành những yêu thương nhất, trân trọng nhất cho gia đình, cho người phụ nữ Hãy ngăn chặn và chấm dứt bạo hành gia đình trong xã hội Bởi, đó là một vấn đề nghiêm trọng, cần phải loại bỏ để mang đến một môi trường hạnh phúc, chỉ có yêu thương dành cho những người phụ nữ,

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w