1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tạp văn nguyễn nhật ánh

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ĐÀO PHƯƠNG NHÂN ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8242704011 Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ĐÀO PHƯƠNG NHÂN ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8242704011 Người hướng dẫn: TS TRẦN THỊ QUỲNH LÊ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án Đặc điểm tạp văn Nguyễn Nhật Ánh là công trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của tôi trong thời gian qua Mọi số liệu, kết quả trong đề án là trung thực, chưa từng được công bố trong các công trình khác Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Quy Nhơn, ngày 26 tháng 11 năm 2023 Học viên Đào Phương Nhân LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy giáo, cô giáo khoa Khoa Học Xã Hội Nhân Văn – Trường Đại học Quy Nhơn đã cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện để tôi thực hiện công việc nghiên cứu của mình Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Quỳnh Lê, giáo viên hướng dẫn người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành đề án này Lời cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn Quy Nhơn, ngày 26 tháng 11 năm 2023 Học viên Đào Phương Nhân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4 Phương pháp nghiên cứu 7 5 Đóng góp của đề án 7 6 Cấu trúc đề án 8 CHƯƠNG 1: TẠP VĂN VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH 8 1.1 Tạp văn 8 1.1.1 Khái niệm 8 1.1.2 Đặc điểm tạp văn 11 1.1.3 Tạp văn trong nền văn học Việt Nam đương đại 15 1.2 Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 17 1.2.1 Cuộc đời 17 1.2.2 Sự nghiệp 19 1.2.3 Tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh 21 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ ĐỀ TÀI VÀ CÁI TÔI TÁC GIẢ 26 2.1 Sự phong phú về đề tài 26 2.1.1 Ký ức tuổi thơ 26 2.1.2 Tình cảm dung dị, thiết thân của con người 30 2.1.3 Bản sắc văn hóa dân tộc 36 2.2 Sự đa dạng về cái tôi tác giả 40 2.2.1 Cái tôi hoài niệm giàu xúc cảm 41 2.2.2 Cái tôi trải nghiệm, uyên bác 45 2.2.3 Cái tôi công dân và trách nhiệm 48 2.2.4 Cái tôi ưu tư đầy trăn trở 52 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 55 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 56 3.1 Kết cấu 56 3.1.1 Kết cấu đối lập, tương phản 57 3.1.2 Kết cấu vòng tròn 60 3.1.3 Kết cấu tuyến tính 63 3.2 Ngôn ngữ 66 3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm 67 3.2.2 Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên 70 3.2.3 Ngôn ngữ giàu chất tạo hình 73 3.3 Giọng điệu 76 3.3.1 Giọng văn trữ tình sâu lắng 77 3.3.2 Giọng văn hài hước pha chút hóm hỉnh 79 3.3.3 Giọng văn suy tư, chiêm nghiệm 81 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 84 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, thế kỉ XXI được xem là thế kỉ bùng nổ với những bước tiến vượt bậc trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, và đặc biệt là công nghệ thông tin Sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin đã xóa nhòa khỏi ranh giới tạo nên một “thế giới phẳng” trong quá trình tiếp cận thế giới của con người đương đại Nhiều phương diện đời sống thay đổi trong đó có văn học Mỗi nhà văn đều không ngừng nỗ lực, cách tân, vượt thoát để tự đổi mới chính mình đáp ứng nhu cầu của bạn đọc Nhiều thể loại mới ra đời, nhiều nhà văn mạnh dạn bước ra khỏi “vùng an toàn” vốn có của mình để thử sức và khẳng định tài năng, vị trí của bản thân cũng như thích ứng sự biến đổi của thời đại Nguyễn Nhật Ánh với thể loại tạp văn có thể xem là một trường hợp tiêu biểu như thế 1.2 Nguyễn Nhật Ánh được biết đến là cây bút chuyên viết truyện cho tuổi mới lớn Tên tuổi và tài năng của Nguyễn Nhật Ánh đã được khẳng định qua hơn 50 năm cầm bút sáng tác nhưng vẫn luôn có sức hút đặc biệt trên từng trang văn Nói như nhà văn Phong Điệp: “Tôi nghĩ là giờ Nguyễn Nhật Ánh có viết gì thì độc giả vẫn sẽ đọc, vì anh đã tạo dựng được một thương hiệu riêng, trở thành thần tượng của nhiều độc giả” [1] Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở thể loại truyện ngắn, hành trình sáng tác văn chương của Nguyễn Nhật Ánh còn có các thể loại như tiểu thuyết, thơ, tạp văn Ở mỗi thể loại nhà văn đều chứng tỏ được tài năng, bút lực dồi dào, khả năng sáng tạo và tài năng đặc sắc của mình với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước Nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn là hướng đi mở có sức hút đặc biệt với những nhà nghiên cứu để kiến giải những giá trị đặc sắc trong tác phẩm của cây bút chuyên viết cho tuổi mới lớn này 1.3 Ba cuốn tạp văn: Sương khói quê nhà, Thương nhớ Trà Long, Người Quảng đi ăn mì Quảng là những tác phẩm đã được ấp ủ từ lâu trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh như dần khẳng định được vị trí trong sự nghiệp sáng tác của ông Khi thưởng thức tạp văn Nguyễn Nhật Ánh, bạn đọc vừa nhìn thấy được những đặc trưng đã trở thành phong cách của nhà văn vừa khám phá những thể nghiệm rất khác của 2 ông trên con đường nghệ thuật Tính đến thời điểm hiện tại chưa nhiều những công trình nghiên cứu thể loại tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh một cách khái quát và có hệ thống mà chủ yếu dừng lại ở những nhận xét trong những bài viết nhỏ, những nhận định, lời giới thiệu Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Đặc điểm tạp văn Nguyễn Nhật Ánh làm đề án tốt nghiệp thạc sĩ Chúng tôi hi vọng góp phần đưa thể loại tạp văn Nguyễn Nhật Ánh đến với đông đảo công chúng hơn nữa Đồng thời đưa đến một hướng tiếp cận tạp văn Nguyễn Nhật Ánh trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa văn học đương đại hiện nay 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2.1 Những nghiên cứu chung về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút với những tác phẩm trở thành “thần tượng” trong hơn khoảng 10 thập kỉ trở lại Những nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh khá nhiều tuy nhiên thường chỉ hướng đến những sáng tác dành cho thiếu nhi Trong phạm vi đề án tốt nghiệp của mình, chúng tôi chỉ điểm qua những nghiên cứu chung về Nguyễn Nhật Ánh góp phần nhận diện đặc trưng, phong cách sáng tác của nhà văn Phần lớn những nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh đều khẳng định tài năng và sức hút của ông trong mảng văn xuôi viết cho thiếu nhi Văn Hồng trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh như một ví dụ…, đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 519 (năm 2005) nhận xét: “Với cách kết hợp truyền thống và hiện đại, tinh hoa thế giới và bản sắc Việt Nam, vốn văn hóa - thẩm mĩ rộng và tay nghề cao, nhắm tới một đối tượng xác định, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một hiện tượng độc đáo trong văn học thiếu nhi” [57] Nguyễn Quang Lập lại có cách nhìn nhận và khái quát: “Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi bất ngờ mỗi thú vị mỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười, khi làm ta rưng rưng, hoặc ngồi im lặng suy ngẫm Khi đã theo con tàu của Nguyễn Nhật Ánh để đi về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùng anh háo hức lên tàu” [54] Hay nhà văn 3 Nguyễn Vĩnh Nguyên trong thời báo Kinh tế Sài Gòn có viết: “Nguyễn Nhật Ánh nói được nhiều hơn chúng ta nghĩ Và quan trọng là ông biết cách nói chuyên nghiệp nhất để nhiều người cùng nghe thông điệp của ông Ông tạo ra một thứ “quyền năng” riêng, vì ông đọc biết độc giả của mình đang muốn gì, cần gì Rồi bằng những cuốn truyện của mình, ông thầm thì chia sẻ và đem đến sự giàu có cho họ Con người có thể dễ dàng thay đổi một kiểu tóc, một cách ăn mặc, thậm chí một cách tư duy Nhưng về phương diện cảm xúc, một cậu bé cô bé thời nay cũng chẳng khác mấy một cô bé cậu bé cách đây nửa thế kỷ” [5] Là người viết hơn một trăm cuốn sách thiếu nhi nhưng Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là tác giả dành cho trẻ em, hay tuổi mới lớn Sách của ông đến với hàng triệu độc giả, khiến mọi người say mê Có hẳn một thế hệ người đọc của Nguyễn Nhật Ánh Họ lớn lên, lập gia đình và con cái của họ tiếp tục yêu trang viết của ông Dương Thanh Truyền nhận xét: “sách của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng thúc đẩy con người thay đổi theo chiều chân thiện mỹ” [58] Nghiên cứu Nguyễn Nhật Ánh, các nhà nghiên cứu cũng lý giải sức hút trong truyện của nhà văn này Sự thành công về văn xuôi viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh xuất phát từ chính tâm hồn vô cùng nhạy cảm, tinh tế, sự quan sát tìm tòi tỉ mỉ và hơn nữa là khả năng thiên phú trong việc thấu hiểu tâm hồn trẻ thơ của ông như nhận định của nhà báo, nhà phê bình nghệ thuật Jason Beerman: “Nguyễn Nhật Ánh, tác giả được ngưỡng mộ và có sách bán chạy nhất ở Việt Nam - quê nhà của ông, dường như được trời phú cho khả năng thấu hiểu sự quyến rủ của tuổi thơ” [6] Hay như nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý nhận định: “Đọc hết, mới thấy một Nguyễn Nhật Ánh thật ân tình và tỉ mỉ Hóa ra những cuộc trò chuyện của anh cứ tưởng là tầm phào thế mà đầy triết lý Anh không bàng quan, không thờ ơ với cuộc sống mà nặng lòng với hết thảy Sau mỗi cuộc chuyện trò, cho dù đó là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, bao giờ anh cũng phát hiện ra một điều gì đấy - cái điều mà chính anh cũng thấy bất ngờ, thú vị” [3] Nhân Ngày sách Việt Nam lần đầu (24/2/2014), Nguyễn Nhật Ánh là một trong hai tên tuổi viết cho thiếu nhi (Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh) được chọn để 4 tôn vinh Theo Lê Phương Liên: “Muốn viết cho thiếu nhi, như đỉnh cao hiện tại Nguyễn Nhật Ánh, phải thực sự am hiểu, là người bạn tốt yêu thương và hiểu trẻ em” [60] Nhà nghiên cứu Văn Giá cũng chỉ ra sự hấp dẫn của văn chương Nguyễn Nhật Ánh xuất phát từ ba lý do Thứ nhất, sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh để trẻ thơ thật sự là trẻ thơ, vì Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện vào thời kỳ đổi mới, văn chương không phải “gánh vác” những nhiệm vụ lịch sử như một thời Thứ hai, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường mang tâm năng và trí năng Trí năng mang lại tiếng cười, sự thông minh, hài hước còn tâm năng mang lại sự xúc động Thứ ba, là nhờ tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có không gian thân mật, gần gũi, hòa đồng với trẻ thơ Ngoài ra những bài viết, còn phải kể đến rất nhiều những luận văn nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh như Thế giới nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Bền, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2009); Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (Bùi Thị Thu Thủy, Đại học Đà Năng, 2010); Thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Nguyễn Thị Thu Trang, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2012); Cảm hứng tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Hoàng Hương Giang, Đại học Vinh, 2010); Đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật Ánh (Biện Thị Quỳnh Trang, Đại học Vinh, 2015),… Có thể thấy, những nghiên cứu chung về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được nghiên cứu khá nhiều và tiếp cận trên nhiều phương diện trong sáng tác, đặc biệt là truyện của Nhật Nhật Ánh Phần lớn các công trình đều khẳng định vị trí và tài năng của Nguyễn Nhật Ánh cũng như sở trường riêng đã làm nên thương hiệu của ông chính là mảng truyện viết về thiếu nhi Ông đã thu hút độc giả bởi chính lối đi riêng bằng trái tim nồng hậu và sự tinh tế trong cách khám phá và cảm nhận cuộc sống, tạo nên một dấu ấn riêng không lẫn trên văn đàn 2.2 Những công trình nghiên cứu về tạp văn Nguyễn Nhật Ánh Có thể nói những bài viết nghiên cứu về thể loại tạp văn Nguyễn Nhật Ánh còn khá khiêm tốn, đặc biệt với ba cuốn tạp văn: Sương khói quê nhà, Thương nhớ Trà Long, Người Quảng đi ăn mì Quảng Các nghiên cứu chủ yếu là những lời nhận 5 xét, những nhận định trong các bài viết nhỏ hay lời giới thiệu sách Trong trang bìa cuốn Người Quảng đi ăn mỳ Quảng nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương có viết: “Đọc tạp văn Nguyễn Nhật Ánh, thấy anh vẫn phát huy chất humour, dí dỏm sở trường trong văn tự sự của mình Thành ra thể loại tạp văn này hình như đã được chọn để gửi gắm con người xã hội của anh” [3] Một tác giả khác (Hòa Bình) lại nhận thấy, tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh “viết nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà da diết, ký ức xưa rộn rã quay về đầy ấm áp”; cách viết của Nguyễn Nhật Ánh “giúp lớp trẻ, thế hệ chưa từng trải nghiệm những ký ức thú vị trên được vun bồi một khoảng tâm hồn đầy thi vị, thơ mộng về quê hương, đất nước mình”; “nói gì đi nữa, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn dẫn người đọc tới những hoài niệm đẹp đầy chất nhân văn, thấm đẫm hồn quê Việt” [53] Minh Hoa trên tờ Thanh niên nêu cảm nhận của mình về tạp văn Nguyễn Nhật Ánh: “Hơi lạ! Đã quen với một Nguyễn Nhật Ánh hồn nhiên trẻ thơ với những tác phẩm văn học thiếu nhi nên tưởng chừng anh chỉ bận bịu săm soi những ống kính vạn hoa, quảng cáo, quả thị, đi bên ngoài những câu chuyện “vĩ mô” những vấn đề thời sự xã hội của thế giới người lớn Là một tiếng thở dài nhẹ nhàng nhưng đủ để người đọc giật mình và “thấm” [60] Tóm lại, rất ít công trình nào tìm hiểu tạp văn Nguyễn Nhật Ánh một cách khái quát đầy đủ Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu toàn bộ tạp văn của nhà văn và đúng với tên gọi thể loại là tạp văn Tuy nhiên, các ý kiến và những tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh là cơ sở giúp cho chúng tôi thực hiện công trình này “Mỗi trang tạp văn là một miền ký ức của Nguyễn Nhật Ánh, được xếp thành từng lớp, gói ghém kỹ lưỡng Dù là ký ức xa xôi phủ dày lớp bụi thời gian hay chuyện mới chỉ ngày hôm qua, vẫn có thể kết luận anh là một nhà văn giàu có Giàu có vì Nguyễn Nhật Ánh may mắn được sống hết mình với một tuổi thơ hết sức đậm đà, một tuổi trẻ tràn trề nhiệt huyết và một tuổi trung niên trọn vẹn tình bằng hữu, thỉnh thoảng lại điểm xuyết thêm niềm vui khám phá qua những chuyến đi đó đây Nhưng hơn hết, anh biết trân trọng từng kỷ niệm, chắt chiu từng trải nghiệm để tích góp thành vốn liếng vô cùng phong phú cho các tác phẩm văn học của mình” [2]

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w