ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một... mạng lưới
Trang 1MỤC LỤC
I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ ITS 3
1.Giới thiệu về hệ thống giao thông thông minh 3
2.Các thành phần của hệ thống ITS 3
3 Mục tiêu của hệ thống ITS 5
II: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ITS TRONG QUẢN LÝ ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM 6
1 Thực trạng đường cao tốc ở Việt Nam 6
2 Phương thức vận hành 7
2.1 Thu thập thông tin 8
2.2 Xử lý thông tin 13
2.3 Đưa thông tin đến người tham gia giao thông 14
III Khảo sát cao tốc Hà nội- Lào cai 17
1.Khảo sát 17
2 Tìm hiểu hệ thống 18
IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
1.KẾT LUẬN 22
2.KIẾN NGHỊ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Đề tài cấp bộ GTVT “Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thông đường ô tô cao tốcViệt Nam” này lẽ ra được thực hiện mấy năm trước Vì những lý do khác nhau, này mới được tiến hành Do vậy, bối cảnh đã thanh đổi nhiều so với lúc đặt vấn đề ban đầu: nhiều nghiên cứu và ứng dụng thực tế đã và đang được triển khai
Để thực hiện đề tài, một nhóm nghiên cứu được Viện Khoa học và Công Nghệ GTVT thành lập với sự tham gia tự nguyện của nhiều chuyên gia quốc tế
Nhằm cố gắng để kết quả nghiên cứu có thể hữu ích nhất, nhóm nghiên cứu định hướng như sau
Với những vấn đề mới lần đầu được đề cập đến: phân tích lựa chọn khả năng áp dụng điều kiện Việt Nam,
Với những ứng dụng đã có: nêu lên các bài học thành công và chưa thành công;
Với các nghiên cứu khác đã / đang có: tập hợp và đưa ra một số đề xuất riêng;
Với các thông tin tản mản từ nhiều nguồn: tập hợp hệ thống để bạn đọc có một cái nhìn tổng quan và có nhiều thông tin tham khảo
Các đóng góp của Đề tài được kệ tống dưới dạng Kết luận / Kiến nghị
và bài học kinh nghiệm chung
Tuy đã có nỗ lực liên hệ, những nhóm nghiên cứu không thể thu thập hết được các thông tin về các nghiên cứu / công trình ứng dụng đã / đang có ở Việt Nam nên có thể còn sót một số nội dung liên quan
I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ ITS
1.Giới thiệu về hệ thống giao thông thông minh
Hệ thống Giao thông Thông minh (lntelligent Transport System - ITS) là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ, bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học và viễn thông trong lĩnh vực giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thời gian, chi phí đi lại và bảo vệ môi trường
ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn
đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một
Trang 3mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc.
2.Các thành phần của hệ thống ITS
ITS bao gồm: Con người, phương tiện tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng
giao thông, công nghệ thông tin là các thành phần chính của hệ thống, được liên kết chặt chẽ với nhau
Con người : Người tham gia giao thông, người giám sát trật tự an toàngiao thông
Phương tiện tham gia giao thông : xe ô tô, máy kéo, xe mô tô 2 bánh,
xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự
Cơ sở hạ tầng giao thông : cầu, đường, đèn tín hiệu giao thông,…
Công nghệ thông tin : camera, điều khiển tự động, phần mềm,…
Trang 43 Mục tiêu của hệ thống ITS
Mục tiêu của ITS giúp hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ, hiện đại hóa các trạm thu phí và trạm cân điện tử, giảm tai nạn, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, quản lý các đường giao thông chính và điều tiết các luồng giao thông, tạo ra hệ thống thông tin cho người đi đường, phổ cập văn hóa giao thông, hỗ trợ điều hành giao thông, góp phần sản xuất các thiết bị giao thông thông minh, giảm ônhiễm môi trường, hỗ trợ người tham gia giao thông
Trang 5 Quản lý thông tin & điều hành VTHKCC Bus Management System – BMS
Giải pháp quản lý thông tin và điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là giải pháp tổng thể phục vụ quản lý kết cấu hạ
Trang 6tầng tuyến xe buýt, giám sát và điều hành hoạt động xe buýt, cung cấpthông tin hành khách theo thời gian thực.
Giám sát giao thông ( Closed Circuit Television Video – CCTV )
Hệ thống camera giám sát giao thông sử dụng các camera quay, quét, phóng to/thu nhỏ (PTZ) cho khả năng quan sát toàn cảnh và chi tiết tình trạng giao thông trong khu vực xung quanh vị trí lắp đặt camera Bên cạnh đó, hệ thống có chức năng quản lý tập trung phục vụ việc giám sát và phân tích hình ảnh hỗ trợ điều phối giao thông và tăng cường khả năng đảm bảo an ninh các khu vực trọng yếu
Hình ảnh từ các camera sẽ được truyền về trung tâm theo thời gian thực và được lưu trữ tại đây Tình trạng giao thông tại các vị trí cụ thể
sẽ được hiển thị trực quan trên màn hình tại các điểm kết nối với trungtâm, nhân viên trực điều hành sẽ chịu trách nhiệm giám sát và xử lý các tình huống giao thông xảy ra
Đo đếm lưu lượng phương tiện (Vehicle Detection System – VDS )
Trang 7 Hệ thống đo đếm lưu lượng phương tiện được lắp đặt để phát hiện phương tiện và xử lý hình ảnh nhận được từ camera để thu được các thông tin về lưu lượng giao thông, tỷ lệ thời gian chiếm dụng đường, tốc độ phương tiện trung bình tại vị trí lắp đặt camera nhằm phục vụ cho các hoạt động kiểm tra, phân tích, đánh giá, cung cấp dữ liệu cho
hệ thống tại trung tâm
Quản lý thông tin & điều khiển đèn THGT ( Smart Traffic Controller – THGT )
Giải pháp mà có thể được tích hợp với hệ thống giao thông hiện hữu Một công cụ đơn giản và thân thiện với người dùng được cài đặt ở tủ điều khiển – sử dụng thuật toán điều khiển làm cốt lõi của của phần mềm điều khiển lưu lượng Giao diện web thân thiện với người dùng, tạo khả năng giám sát và tối ưu hóa lưu lượng
Trang 8II: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ITS TRONG QUẢN LÝ ĐƯỜNG CAO TỐC
Ở VIỆT NAM
1 Thực trạng đường cao tốc ở Việt Nam
Hệ thống đường cao tốc ở nước ta là hệ thống mới được đưa vào sử dụng , ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại, với mục tiêu Nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao
Do vậy việc quản lý, giám sát hệ thống đường cao tốc ở nước ta đang là một trong những vấn đề được đặt ra
22àn thiện kết cấu hạ tầng đường b Hiện đại hóa các trạm thu phí và trạm cân
điện tử
Trang 10Hệ thống quản lý giao thông thông minh ITS gồm 3 giai đoạn chính là thu thông tin, xử lý thông tin, đưa thông tin đến người tham gia giao thông.
2.1 Thu thập thông tin
Các cảm biến sẽ được lắp đặt trên mặt đường, xe cộ, các nút giao thông, công trìnhphụ trợ để thu thập các thông tin về luồng giao thông, xe cộ ,tình trạng tuyến đường, khí hậu, thời tiết,…các thông tin này được hệ thống máy tính phân tích và
xử lý, và đưa thông tin đến người tham gia giao thông, nhằm đảm bảo tính trung thực, nhanh gon, chính xác , khi thu thập thông tin trên đường cao tốc, các cảm biến được liên kêt với nhau thông qua hệ thống mạng cap quang và hệ thống thông tin vệ tinh
- Có 8 phương thức thu thập thông tin chính trên đường cao tốc bao gồm:
Hệ thống camera
Hệ thống thu phí tự động
Hệ thống GPS
Hệ thống kiểm soát an toàn
Hệ thống theo dõi thời tiết
Hệ thống đếm xe tự động
Hệ thống cân tải trọng
Hệ thống biển báo và thông báo trên đường
Trang 11Thứ nhất: Hệ thống camera giám sát
Các camera được lắp đặt trên các tuyến đường cao tốc để theo dõi tuyến đường, các phương tiện lưu thông, các điểm ùn tắc, tai nạn giao thông, tại các trạm thu phí, trạm cân điện tử, các nối vào ra của đường cao tốc
Các camera được thiết kế chịu được điều kiện thời tiết khắc nhiệt, có thể hoạt độngliên tục 24/24 trong mọi điều kiện thời tiết, các camera có thể nhận biết phương tiện, theo dõi và giám sát phương tiện lưu thông trên đường Mỗi camera được lắp đặt cách nhau từ 1 đến 2 km để đảm bảo khả năng nhận biết và theo dõi phương tiện giao thông, các hệ thống camera có hệ thống điện dự phòng nếu hệ thống cungcấp chính bị hư hại, hệ thống truyền dẫn thông tin bằng cáp quang đảm bảo thông tin luôn được thông suốt
Thứ 2: hệ thống thu phí tự động
Dịch vụ thu phí tự động đường bộ được áp dụng công nghệ RFID (Radio
Frequency Identification) sử dụng sóng radio để nhận diện tự động phương tiện xe
cơ giới Công nghệ RFID là công nghệ mới nhất được sử dụng phổ biến trên thế giới trong lĩnh vực nhận diện điện tử và đã khẳng định được vị thế số 1 trong lĩnh vực thu phí tự động
-Mô hình hoạt động
1 Phương tiện cần được gắn thẻ thu phí và một tài khoản kích hoạt
2 Khi phương tiện di chuyển vào làn thu phí, hệ thống tại trạm phát ra tín hiệu rađio để anten trên thẻ nhận và phản hồi, từ đó xác định tình trạng phương tiện
3 Nếu thẻ không hợp lệ, sẽ không áp dụng cho thu phí tự động mà chuyển sang thu phí thủ công
Nếu thẻ hợp lệ thông tin sẽ được gửi đến để kiểm tra số dư trong tài khoản và tiến hành trừ thanh toán
Trang 12Thứ 3: Hệ thống GPS
Phương tiện được trang bị GPS và đồng hồ công tơ mét để xác định vị trí theo thời gian thực và truyền trở lại một hệ thống xử lí trung tâm thôngqua GPRS/3G/ Wifi.–Hệ thống trung tâm dựa vào vị trí hiện tại của xe sẽ tính toán xem thời gian xe đến bến nhanh hay chậm Thời gian tới nơi được hiển thị trên các bảng thông báo ởcác trạm dừng, hoặc gửi trực tiếp tới hành khách thông qua SMS hoặc mạng
Internet
Thứ 4: hệ thống kiểm soát an toàn
Bao gồm hệ thống cảm biến, hệ thống CCTV để xác định điều kiện môi trường cũng như tình trạng giao thông Các dữ liệu cảm biến được thông tin tới thiết bị xử
lí trung tâm qua mạng không dây
–Hệ thống trung tâm sẽ quyết định việc gửi cảnh báo, làn xe nào tiếp tục được sử dụng hay tốc độ giới hạn là bao nhiêu qua tin nhắn hoặc thông báo FM hoặc các biển báo
Thứ 5: Hệ thống theo dõi thời tiết
Bao gồm các cảm biến thời tiết nhằm theo dõi tình trạng thời tiết gần đường hoặc khu vực xung quanh, đánh giá môi trường giao thông trên đường cao tốc
• Nếu phát hiện điều kiện thời tiết nguy hiểm, cảnh báo được phát đến trung tâm điều hành, và thông báo tới tài xế qua hệ thống VMS
• Chức năng chính: đo nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, lượng mưa
Thứ 6: Hệ thống đếm xe tự động
Trang 13Có nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện một đối tượng chuyển động trong file video Đơn giản nhất là trừ nền giữa các frame ảnh Mặc dù phương pháp này thực hiện nhanh nhưng độ chính xác không cao do không có khả năng phân biệt các loại đối tượng chuyển động khác nhau để nhận biết đâu là đối tượng thật sự cần xử lý.
Việc thống kê được số lượng xe ô tô từ dữ liệu video trên đường cao tốc là một điều cần thiết cho các cấp quản lý có chiến lược phân luồng giao thông và mở rộng đường thích hợp sử dụng một phương pháp được gọi là “bộ dò ảo” để thực hiện chức năng này Phương pháp này dựa trên bộ lọc Kalman để dò vết đối tượng chuyển động là xe ôtô được phát hiện ở bước trước Tiếp theo, chọn một khu vực hình chữ nhật được gọi là bộ dò ảo trên mỗi làn đường Vị trí của đặt bộ dò ảo trên khung nhìn sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác việc đếm số lượng xe Vì vậy, để đếm được số lượng xe, phải chọn vị trí thích hợp cho việc đặt bộ dò ảo Sau đó tính toán tỉ số giữa số pixel của xe chiếm trong vùng phạm vi của mỗi bộ dò ảo và tổng
số pixel của bộ dò ảo cho từng frame ảnh
Thứ 7: Hệ thống cân tải trọng
Hệ thống cân tự động là một giải pháp tiên tiến cho nhiều ứng dụng tốc độ cao và tốc độ thấp theo các tiêu chuẩn quốc tế Nó đo lường và ghi lại trọng lượng của bánh xe, trục và phương tiện (tổng) đi qua các cảm biến cân được nhúng trong vỉa
hè đường Tất cả các phép đo được thực hiện ở tốc độ giao thông bình thường, vì vậy cân xe hoàn chỉnh (bánh xe, trục, tổng) có thể được thực hiện mà không có bất
kỳ sự xáo trộn dòng giao thông nào
Khi xe có trọng tải vượt quá mức cho phép sẽ bị đuổi khỏi tuyến đường đang lưu thông,hoặc tạm giữ, sử lý vi phạm, nhằm đảm bảo chất lượng tuyến đường được lâu dài
Thứ 8: Hệ thống biển báo và thông báo trên đường
Các hệ thống biển báo được lắp đặt dọc theo bên đường cao tốc, nhằm cung cấp cho người tham gia giao thông thông tin cần thiết như, số cứu hộ, hướng đi, lộ trình , ngã tư, ngã dẽ, điểm hay sảy ra tai nạn giao thông, tình trạng thời tiết trên tuyến đường các hệ thống biển báo được kết nối với trung tâm điều hành thông qua hệ thống thông tin, cáp quang
Trang 142.2 Xử lý thông tin
Thông tin sau khi được thu thập sẽ được gửi đến các trung tâm điều hành giao thông, để phân tích đánh giá về tình trạng đườg, tình trạng thời tiết , mật độ
phương tiện, lưu lượng xe, sự cố giao thông , các trạm thu phí, trạm cân điện tử, từ
đó có cái nhìn tổng quan về tuyến đường đang theo dõi , giám sát
Tại trung tâm nhân viên điều hành có thể theo dõi trực tiếp từ hiện trường nhờ hệ thống camera theo dõi
2.3 Đưa thông tin đến người tham gia giao thông
Thông tin sau khi được xử lý sẽ được phân loại, đánh giá mức độ ưu tiên, như tai nạn giao thông , sự cố trên đường hay tình trạng phương tiện, vi phạm giao thông,
Trang 15đường xá, thời tiết vv từ đó thông tin sẽ được gửi đến người tham gia giao thông,
và các nhân viên có liên quan để xử lý
vd: thông báo tình trạng thời tiết thông qua hệ thống biển báo kỹ thuật số
- Yêu cầu kĩ thuật khi đưa thông tin đến người tham gia giao thông
• Nhanh chóng, chính xác, nhằm xử lý sự cố hoặc thông báo kịp thời cho người tham gia, cũng như nhân viên điều hành, xử lý sự cố giao thông
• Đưa thông tin bằng nhiều kênh và phương thức truyền tin đa dạng :vd như thông báo qua radio, email, điện thoại, biển báo điện tử ;
• Thông tin cần được phân loại trước khi đưa đến với người tham gia giao thông, hoặc nhân viên sử lý sự cố , giám sát trên đường cao tốc
• Ngắn gọn và dễ hiểu
- Yêu cầu kĩ thuật với trung tâm điều hành giao thông
TTDHGT là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin từ các hệ thống cảm biến và các hệ thống thu thập thông tin trải khắp các tuyến đường, nhằm kiểm soát,phối hợp và xử
lý dữ liệu giao thông
Trang 16Một trung tâm kiểm soát hợp nhất sẽ chia sẻ dữ liệu thông tin và kiểm soát
•Kiểm soát phương tiện thôngqua hệ thống GPS
•Hệ thống CCTV, kiểm soát sự cố
•Thông tin được nhận từ hànhkháchtrongcác sự cố
•Hệ thống thông tin hành khách thời gian thực (RTPI),
•Kiểm soát thông tin từ các hệ thống cảm biến
•Hiển thị và điểu khiển hệ thống giao thông(đèn tín hiệu, biển báo…)
III Khảo sát cao tốc Hà nội- Lào cai
1.Khảo sát
Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xãQuang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)
Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự
án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng
Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Trang 172 Tìm hiểu hệ thống
Trang 18Hệ thống camera đã được lắp đặt và sẵn sàng để "phạt nguội" vi phạm ATGT trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Nội Bài - Phú Thọ) - Ảnh: Trần Du
Trạm thu phí nút giao IC7 của cao tốc Nội Bài-Lào Cai