Quản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương Quản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình DươngQuản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình DươngQuản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình DươngQuản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN THÁI BÌNH DƯƠNG
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Hiện nay Việt Nam đang tiến bước trên con đường hội nhập với sự phát triển nền kinh tế khu vực và trên thế giới Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra những cơ hội mới cho đất nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam Sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp trong nước cùng với sự đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài, tất cả đã tạo nên một thị trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn bao giờ hết Việc các doanh nghiệp trong nước đạt được lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí đạt được cũng không thể duy trì lâu dài lợi thế đó. Các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại… chỉ mang tính chất tạm thời vì các doanh nghiệp khác cũng có thể dễ dàng làm theo Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp vẫn giữ được vị thế riêng trên thị trường hiện nay? Vấn đề đặt ra đó chính là doanh nghiệp không chỉ đưa ra các sản phẩm mới, chất lượng và giá cả phù hợp có sức cạnh tranh cao trên thị trường Giá cả là yếu tố duy nhất trong marketing mix tạo ra thu nhập, còn các yếu tố khác thì tạo nên giá thành, và nó là một trong yếu tố linh hoạt nhất trong marketing mix, trong nó có thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các tính chất của sản phẩm và những cam kết của kênh, việc tập trung quản trị định giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao Tuy nhiên giá cả chịu tác động nhiều yếu tố, sự hình thành và vận động của nó hết sức phức tạp Việc quản trị định giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ
Công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương là một công ty chuyên cung cấp các mặt hàng thủy sản đông lạnh trên thị trường Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc Cùng hòa mình vào nền kinh tế năng động, mở cửa và cạnh tranh,công ty đã chú trọng quản trị định giá của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường hàng thủy sản đông lạnh Nhằm đưa tới tay người tiêu dùng, các nhà phân phối mức giá hợp lý nhất, phù hợp với mức giá trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương, qua bảng điều tra phỏng vấn chuyên sâu và phiếu điều tra trắc nghiệm, em nhận thấy quản trị định giá mà công ty đang sử dụng đã và đang thu được những hiệu quả nhất định nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như sau:
Giá chưa được rà soát lại thường xuyên để khai thác và phản ứng kịp thời với thị trường.
Chưa có chính sách kịp thời đối phó với các đối thủ cạnh tranh chủ động thay đổi giá.
Từ cơ sở nghiên cứu sơ bộ về thực trạng quản trị định giá công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương, nhằm khắc phục các tồn tại nêu, vấn đề cấp thiết của công ty lúc này là có các hoạt động quản trị định giá thích với tình hình thay đổi thị trường Làm tốt được vấn đề này sẽ đảm bảo cho công ty nâng cao được năng lực cạnh tranh, gia tăng thị phần, đứng vững trên thị trường hàng đông lạnh, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận, đạt được các mục tiêu của công ty đề ra.
Xác lập và tuyên bố vấn đề đề tài
Nhận thức được vấn đề quan trọng của việc nghiên cứu, cũng như thấy được vấn đề hiện tại của công ty thực tập, em xin đưa ra sự lựa chọn đề tài nghiên cứu khóa luận của mình là: “Quản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương.”
Vấn đề cần được giải quyết trong đề tài là làm rõ những ưu điểm và khuyết điểm của quản trị định giá mà công ty đang sử dụng để đưa hàng hóa tới khách hàng trên thị trường Hà Nội Từ đó đề ra những phương pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy hơn nữa quá trình quản trị định giá.
Tổng quan tình hình khách thể
Hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản trị định giá, tính đến thời điểm hiện nay thì khóa luận này là duy nhất, không có sự trùng lặp.
Các mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống lý luận liên quan đến quản trị định giá của công ty và biết cách vận dụng trong nghiên cứu thực tế quản trị định giá với mặt hàng thủy sản đông lạnh tại công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương.
Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong quản trị định giá hàng thủy sản đông lạnh của công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản trị định giá của công ty, khóa luận đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển quản trị định giá mặt hàng thủy sản đông lạnh cho công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương nhằm đạt được các mục tiêu marketing, mục tiêu kinh doanh mà công ty đề ra, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản trị định giá như: ấn định giá, điều chỉnh giá, chủ động và phản ứng với sự thay đổi giá, nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Đơn vị nghiên cứu: Công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương. Địa chỉ: Ngõ 70, đường Phan Trọng Tuệ, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.
Quản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương.
Tập trung nghiên cứu về tình hình, hiệu quả quản trị định giá của công ty thông qua dữ liệu thu thập trong 3 năm gần nhất là 2011, 2012, 2013 Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị định giá của công ty định hướng tới năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp như duy vật biện chứng, tiếp cận hệ thống thông qua một số mô hình lý thuyết của Phillip Kotler để phân tích và chỉ ra quản trị giá của công ty đã phù hợp hay chưa Quá trình nghiên cứu các vấn đề của khóa luận được thực hiện thông qua việc xử lý và phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
1.6.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp
Các nguồn dữ liệu bên trong công ty: Bao gồm các báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, bảng giá của công ty trong 3 năm gần đây (2011-2013) từ phòng kế toán, báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm từ phòng kinh doanh Những tài liệu từ website của công ty, các phòng ban bên trong công ty về giá thành từng sản phẩm, mức triết khấu cho từng đối tượng khách hàng.
Các nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: thông tin giá đối thủ cạnh tranh, thông tin lấy từ các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường Đại học, các bài đăng trên báo hoặc tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan Các website hỗ trợ thông tin chuyên ngành như: http://www.marketingvietnam.com http://www.currency.vn http://www.baovietnam.com http://www fof.hcmuaf.edu.vn http://www.vietbao.com http://thuysanvietnam.com.vn http://tamnhin.net
Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp
Tập hợp theo bảng biểu, lập bảng tính toán tỷ lệ %, so sánh qua thời gian đối tượng khác nhau.
1.6.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu cần thu thập
+ Đánh giá của các nhà quản trị về hoạt động quản trị giá hiện nay.
+ Đánh giá của khách hàng về giá, mức triết khấu của công ty.
+ Đánh giá của người tiêu dùng cuối cùng về mức giá cả, chất lượng và các chương trình khuyến mại của công ty
Các dữ liệu sơ cấp chủ yếu thu thập qua phỏng vấn các nhà quản trị của công ty,phát phiếu điều tra khách hàng tiêu dùng của công ty.
+ Đối với các nhà quản trị trong công ty: Tiến hành phỏng vấn 1 người ở các vị trí: Giám đốc.
+ Đối với khách hàng: Khóa luận xác đinh quy mô mẫu điều tra là 15 đại lý, thành viên kênh.
+ Đối với khách hàng người tiêu dùng cuối cùng : Khóa luận xác đinh quy mô mẫu điều tra là người tiêu dùng: 30 người, điều tra mẫu thuận tiện.
+ Thời gian thu thập: 2 tuần từ ngày 30/2 đến ngày 14/3/2014
Phương pháp xử lý số liệu thu thập được:
Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS để tiến hành phân tích kết quả của phiếu điều tra trắc nghiệm Từ đó biết được thực trạng hoạt động quản trị định giá để các nhà quản trị có cơ sở đề ra phương hướng, chính sách hiệu quả cho quản trị định giá của công ty.
Kết cấu khóa luận
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và phần phụ lục kèm theo … khóa luận được kết cấu bao gồm 4 chương như sau:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu: quản trị định giá sản sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương.
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị định giá của công ty kinh doanh.
Chương III: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng quản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương.
Chương IV: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện quản trị định giá sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương.
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ ĐỊNH GIÁ CỦA CÔNG TY KINH DOANH
Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến “quản trị định giá”
2.1.1 Khái niệm quản trị marketing
Quản trị marketing là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hành những biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những nhiệm vụ của doanh nghiệp như thu lợi nhuận, tăng khối lượng hàng tiêu thụ mở rộng thị trường
(Nguồn: Marketing căn bản- Philip Kotler NXB Lao động năm 2009)
(1) Phân tích: Nghĩa là nhà quản trị cần phải xác định trước những mục tiêu và quyết định những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu, (2) lập kế hoạch: Đây là công việc liên quan đến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổ chức Mức độ hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào sự phối hợp các nguồn lực để đạt được mục tiêu, (3) thực hiện: sự tác động của nhà quản trị đối với các thuộc cấp cũng như sự giao việc cho những người khác làm Bằng việc thiết lập môi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn, (4) Kiểm tra: Nghĩa là nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng mục tiêu đã đề ra Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì những nhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết Nhiệm vụ quản trị marketing là tác động lên mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu làm sao để việc đó hỗ trợ cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra trước nó Doanh nghiệp cần biết mức độ mong muốn về nhu cầu đối với các mặt hàng của mình Tại bất kì thời điểm riêng biệt nào nhu cầu thực tế có thể thấp hơn mức mong muốn, bằng hay cao hơn mức đó Quản trị markting sẽ phải giải quyết những tình huống đó.
Giá cả là tổng số tiền mà người tiêu dùng phải chi để có được hàng hóa.
(Nguồn: Marketing căn bản- Philip Kotler NXB Lao động năm 2009)
Chính vì vậy giá là thành tố duy nhất trong marketing hỗn hợp có thể tạo ra doanh thu những thành tố còn lại chỉ tạo ra chi phí Giá cũng là một trong những thành tố linh hoạt nhất nó có thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các chi tiêu kỹ thuật của sản phẩm hay sự cam kết với các kênh phân phối.
2.1.3 Khái niệm định giá Định giá là cả một vấn đề khi công ty thực hiện các hoạt động để ấn định giá lần đầu tiên đối với sản phẩm, hoặc khi sản phẩm có nhiều cải tiến nhằm đạt được các mục tiêu marketing của công ty Điều này xảy ra khi công ty phát triển hay mua được một sản phẩm mới, khi nó đưa sản phẩm thường xuyên của mình vào một kênh phân phối hay một địa điểm mới và khi nó tham dự đấu giá về một công việc thầu mới.
(Nguồn: Quản trị Marketing – Philip Kotler NXB Lao động năm 2009) Chính vì vậy em đưa ra khái niệm về quản trị định giá:
Quản trị định giá là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hành những hoạt động để ấn định giá lần đầu tiên hoặc khi sản phẩm có nhiều cải tiến nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được mục tiêu của định giá với hiệu quả cao nhất.
Một số lý thuyết của “quản trị định giá” của công ty kinh doanh
Việc nghiên cứu về quản trị định giá có Philip Kotler với tác phẩm “Quản trị marketing, Marketing căn bản” Theo quan điểm của Philip Kotler tác giả cuốn sách
“Quản trị Marketing” (NXB Lao động năm 2009) đã tiếp cận quản trị định giá gồm 8 bước: Bước 1: Xác định mục tiêu định giá.
Bước 2: Xác định nhu cầu.
Bước 3: Xác định chi phí.
Bước 4: Phân tích giá thành, giá cả và hàng hóa của đối thủ cạnh tranh
Bước 5: Lựa chon phương pháp định giá.
Bước 6: Lựa chọn giá cuối cùng
Bước 8: Đánh giá và chủ động, phản ứng với sự thay đổi giá.
Phân định nội dung: quản trị định giá của công ty kinh doanh
Để đưa ra mức giá phù hợp, có sức cạnh tranh cao trên thị trường, công ty cần phải quyết định vị trí cho sản phẩm của mình theo các tiêu chí chất lượng và giá cả.Công ty có thể định vị cho sản phẩm của mình ở mức giữa thị trường hay ở ba mức cao hơn hay ba mức thấp hơn mức giữa đó Khi xây dựng chính chính sách định giá của mình công ty xem xét nhiều yếu tố, và theo quy trình định giá nhất định
Bước 1: Xác định mục tiêu định giá
Trước tiên công ty phải quyết định xem mình muốn đạt được điều gì với sản phẩm cụ thể đó Nếu công ty đã lựa chọn thị trường mục tiêu của mình và định vị trên thị trường một cách thận trọng, thì chiến lược marketing mix, trong đó có giá, sẽ rất dễ dàng
Có 6 loại mục tiêu chính:
Hớt váng sữa: Ấn định giá cao để hớt phần ngon của thị trường, sau đó giảm giá khi mức tiêu thụ chậm lại, ví dụ: giá ban đầu iphone 3GS tung ra thị trường mức giá khởi điểm 599 USD, sau nửa năm giá chiếc iphone 3GS giảm xuống còn 399USD.
Giá thâm nhập để tối đa hóa thị phần: Tiêu thụ càng cao thì chi phí đơn vị càng thấp và lợi nhuận lâu dài càng cao, định giá thấp nhất và cho rằng thị trường nhạy cảm với giá.
Tăng tối đa lợi nhuận trước mắt: Coi trọng hiệu quả trước mắt hơn là lâu dài điều này rất nguy hiểm khi không để ý tới các yếu tố khác trong 4P.
Tăng tối đa thu nhập trước mắt: Công ty ấn định giá nhằm tăng tối đa thu nhập từ việc bán hàng Việc tăng tối đa thu nhập đòi hỏi phải xác định hàm nhu cầu.
Tăng tối đa mức tiêu thụ: Họ tin rằng khối lượng lượng tiêu thụ càng cao sẽ dẫn đến chi phí đơn vị càng thấp và lợi nhuận lâu dài càng cao Họ ấn định giá thấp và nghĩ rằng thị trường nhạy cảm với giá
Tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường: Ấn định định giá cao để hớt phần ngon thị trường, chiến lược này có ý giá trong những điều kiện: Khá đông người mua có nhu cầu hiện tại lớn, giá thành đơn vị khi sản xuất loạt nhỏ không cao đến mức độ có thể làm mất đi lợi thế trong việc tính cước vận chuyển, giá lúc đầu cao sẽ không thu hút thêm các đối thủ cạnh tranh, giá cao tạo nên hình ảnh một sản phẩm thượng hạng.
Giành vị trí dẫn đầu về chất lượng sản phẩm: Chất lượng cao giá sản phẩm cao, tỷ suất lợi nhuận cao.
Những mục tiêu khác về định giá: Mục tiêu bù đắp một phần chi phí, bù đắp toàn bộ chi phí, giá theo mặt bằng thu nhập chung của xã hội.
Bước 2: Xác định nhu cầu
Những người làm marketing cần phải biết nhu cầu phản ứng lại như thế nào đối với sự biến động của giá cả, trong trường hợp bình thường nhu cầu và giá có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau nghĩa là giá càng cao thì nhu cầu càng thấp (và ngược lại).
Người mua ít nhạy cảm với giá khi sản phẩm đó: Độc đáo, ít biết đến những sản phẩm thay thế, không thể so sánh chất lượng, số tiền chi tiêu nhỏ hơn so với thu thập của họ, số tiền chi tiêu nhỏ so với giá thành của sản phẩm cuối cùng, một phần chi tiêu do một bên khác gánh chịu, khi sản phẩm được sử dụng với những sản phẩm đã mua từ trước, sản phẩm được cho là có chất lượng cao hơn, sang trọng hơn hay độc đáo hơn, không thể dự trữ sản phẩm đó.
Có ba cách xác định đồ thị nhu cầu:
Cách 1: Phân tích các dữ liệu về giá và doanh thu trong quá khứ.
Cách 2: Đưa ra các mức giá khác nhau và hỏi người mua họ sẽ mua bao nhiêu sản phẩm với các mức giá khác nhau đó.
Cách 3: Thay đổi một cách có hệ thống giá của sản phẩm bán tại cửa hàng rồi quan sát kết quả.
Nếu nhu cầu rất ít thay đổi khi có biến động nhỏ về giá, thì nhu cầu không co giãn Nếu nhu cầu thay đổi đáng kể, thì nhu cầu có tính giãn Nhu cầu là co giãn thì người bán sẽ phải suy xét đến việc giảm giá Sự khác biệt tính co dãn lâu dài và trước mắt có nghĩa là người bán không biết được tác động tổ hợp của việc thay đổi giá mình và chỉ thấy rõ sau một thời gian.
Bước 3: Xác định chi phí
Nhu cầu là yếu tố chủ yếu quyết định trần của giá mà công ty có thể tính cho sản phẩm của mình Còn giá thành của công ty thì quyết định sàn của giá, công ty muốn tính giá để trang trải những chi phí của mình bỏ ra, phân phối tiêu thụ sản phẩm, kể cả lợi nhuận chính đáng vì đã phải mất công sức và gánh chịu rủi ro Chi phí của công ty có hai dạng chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí cố định là các khoản phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuê tài sản, tiền thuê bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính.
Ví dụ: Doanh nghiệp thương mại sản xuất thủy sản đông lạnh chi phí cố định là 400.000.000 đồng mỗi năm, chi phí biến đổi là 6.000 đồng/gói
Tổng chi phí=chi phí cố định+ chi phí biến đổi
Có hai cách xác định chi phí:
Xây dựng đường cong kinh nghiệm: Để xác định chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm, việc định giá này chứa đựng những rủi ro lớn, vì không tính đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh
Xác định chi phí mục tiêu:
Chi phí mục tiêu= giá sản phẩm-lợi nhuận mong muốn
PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG: QUẢN TRỊ ĐỊNH GIÁ MẶT HÀNG THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN THÁI BÌNH DƯƠNG
Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương .18 1 Khái quát về công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương.18
3.1.1 Khái quát về công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương
Tên Công ty: Công ty TNHH Đầu tư thương mại Thủy sản Thái Bình Dương. Địa chỉ: Ngõ 70 đường Phan Trọng Tuệ, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.
Giấy phép đăng kí kinh doanh số 0104003116 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp ngày 17/08/2008.
Công ty TNHH Đầu tư thương mại Thủy sản Thái Bình Dương là công ty tư nhân được thành lập vào ngày 17/08/2008 và lấy “Thabifood” làm thương hiệu cho sản phẩm của mình Hoạt động và phát triển dựa trên những thành tựu ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất và bảo quản các mặt hàng thủy sản đông lạnh Ngay từ những ngày đầu thành lập, Thái Bình Dương luôn thể hiện được sự vững vàng, lớn mạnh và trưởng thành trên từng bước đi, Thương hiệu
"THABIFOOD" nhiều năm qua đã trở lên quem thuộc với các khách hàng trong cả nước Sản phẩm của "THABIFOOD" đã có mặt hầu hết ở các hệ thống siêu thị , đại lý, nhà hàng, khách sạn và khu công nghiệp Nhiều tập đoàn kinh doanh sản phẩm đông lạnh đã chấp nhận "THABIFOOD" là nhà cung cấp sản phẩm cho kênh phân phối của họ Với phương châm " Chung tay cùng phụ nữ Việt" , Công ty
TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương đã không ngừng phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp chế biến thủy sản đứng đầu khu vự phía Bắc, đem lại cho khách hàng những sản phẩm sạch, tươi và thuần khiết nhất.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Với mô hình tổ chức như hiện nay, công ty đã có được những hiệu quả nhất định trong việc quản lý các phòng ban bên trong công ty Ưu điểm của mô hình này là giúp công ty dễ dàng quản lý được nhân viên cấp dưới Những thông tin từ Ban giám đốc chuyển xuống được phổ biến trực tiếp cho các phòng ban, đảm bảo sự nhanh chóng và kịp thời Tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế nhất định chẳng hạn như chưa có bộ phận marketing độc lập…Vì vậy, trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhiều khi yếu về mặt chào bán sản phẩm.
Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Thủy sản Thái Bình Dương hoạt động trong lĩnh vực chuyên cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đông lạnh cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các khu công nghiệp.
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty trong 3 năm qua (2011-2013)
STT Chỉ tiêu Thực hiện So sánh (%)
(Nguồn: Phòng Kế toán) Qua kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 2011-2013, có thể nhận thấy Kết quả kinh doanh trong 3 năm qua của công ty có chiều hướng phát triển khá nhanh. Điều này thể hiện rõ ở mức lợi nhuận thu về hằng năm đều tăng, trong khi đó tỉ lệ tăng của chi phí có phần giảm xuống, cụ thể là:
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Xưởng chế biến Bộ phận vận chuyển
Năm 2012, doanh thu công ty tăng cao hơn 9079 triệu đồng, tương ứng với 57% so với năm 2011, lợi nhuận tăng 2559 triệu đồng tương ứng 65% so với năm 2011, chi phí tăng cao tăng 6520 triệu đồng, có thể thấy trong thời gian này quy mô công ty tăng nhanh, bỏ khoản chi phí khá lớn cho đầu tư tài sản cố định, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường
Năm 2013, doanh thu công ty tăng cao hơn 4993 triệu đồng, tương ứng với 24% so với năm 2012, lợi nhuận tăng 1997 triệu đồng tương ứng 34%, sang năm 2013 chi phí có phần giảm xuống chiếm 72% doang thu tiêu thụ và lúc này lợi nhuận chiếm 28% doanh thu tiêu thụ tăng hơn so với năm 2012 là 4%.
3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quản trị định giá mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương
Bản chất của thị trường và nhu cầu
Hiện nay do điều kiện khí hậu có nhiều biến động, các dịch bệnh gia súc gia cầm diễn biến phức tạp chính vì vậy nhu cầu hàng thủy sản của người tiêu dùng trong những năm qua tăng khá nhanh, người tiêu dùng dần hướng tới thực phẩm an toàn và độ dinh dưỡng cao Thị trường chủ yếu của công ty: địa bàn thành phố Hà Nội nơi tập trung đông dân cư và là thành phố phát triển bậc nhất ở nước ta Do vậy, mức tiêu thụ đối với mặt hàng thủy sản là rất lớn Bên cạnh đó, khách hàng là các siêu thị ở những tỉnh thành phía Bắc cũng góp một phần đáng kể vào doanh thu của công ty Để quản trị giá tốt công ty cần phải đưa ra những chiết khấu phù hợp chi từng thi trường và từng khách hàng
Thủy hải sản là ngành hàng đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam, do vậy có nhiều công ty chuyên kinh doanh ngành hàng này có thâm niên lâu năm và nắm vững thị trường nội tại Cụ thể, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty hiện tại là công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô với mức chất lượng được người tiêu dùng đánh giá là tương đối tốt và phù hợp với giá cả Ở phía Bắc, cũng ngày càng có sự xuất hiện của nhiều công ty thủy sản phíaNam, họ có ưu thế hơn bởi sản phẩm lấy tận gốc, bán tận ngọn giá cả rẻ hơn so với giá của công ty Nguồn hàng luôn sẵn có và giá cả ưu đãi nhất, họ là đối thủ lớn cho các doanh nghiệp miền Bắc Có thể kể đến những công ty lớn như công ty TNHH một thành viên Gia Tín Đạt, công ty thủy sản Gia Định Bên cạnh đó phải kể đến các sản phẩm thay thế sản phẩm thủy sản tươi sống ở các quầy chế biến tại các siêu thị sản phẩm tươi hơn nhưng giá cao hơn Chính vì vậy việc tiềm hiểu chi phí và giá của đối thủ cạnh tranh rất quan trọng, ta cần biết được đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng như thế nào đối với những thay đổi về giá sản phẩm của công ty.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội khá cao và ổn định, năm 2013 tốc độ tăng trưởng 8,25% bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước, ngành thủy hải sản được đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng cao Nhu cầu hàng thủy sản tăng cao so với năm 5 trước, song song với điều đó người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành phù hợp.
Mức lãi suất năm 2012 là 11%, năm 2013 là 9%, từ đầu năm 2014 là 6%, có thể thấy trong những năm qua các ngân hàng cắt giảm mức lãi suất, có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nắm bắt cơ hội kinh doanh: hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện ưu đãi về thời gian, thủ tục hồ sơ vay vốn một điều hoàn toàn thuận lợi cho công ty TNHH đầu tư thủy hải sản Thái Bình Dương vay vốn đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp việt nam nói chung Điều này làm giảm khoản phí tổn so với 5 năm trước đó
Trước khi định giá, công ty phải quyết định xem với sản phẩm đó thì cần phải đạt được điều gì Nếu công ty chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường cẩn thận, thì chiến lược phối hợp marketing bao gồm cả giá cả, sẽ thực hiện dễ dàng.
Mục tiêu của markeing của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương hiện tại là tăng tối đa mức tiêu thụ, chính vì vậy để đạt được mục tiêu này công ty cần đưa ra những chính sách về giá phù hợp vì giá cả là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng bán, giá bán có ảnh hưởng hai mặt tới doanh thu: trực tiếp và gián tiếp vì nó ảnh hưởng đến số lượng bán thông qua độ đàn hồi của cầu
Chiến lược marketing hỗn hợp
Kết quả điều tra trắc nghiệm về thực trạng quản trị định giá mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương
3.3.1 Thực trạng xác định mục tiêu định giá
Mục tiêu hiện tại công ty đặt ra đó là tăng tối đa mức tiêu thụ sản phẩm, đối với từng phân đoạn thị trường khác nhau xác định tăng tối đa mức tiêu thụ sản phẩm cụ thể, để đưa ra được mục tiêu tăng tối đa mức tiêu thụ sản phẩm cụ thể công ty dựa vào mức tiêu thụ sản phẩm tại từng hệ thống Cụ thể mục tiêu định giá đến hết năm 2014 là: Đối với các hệ thống siêu thị Ocean Mart: Tăng tối đa mức tiêu thụ với sản phẩm cá đông lạnh, mực đông lạnh.
Hệ thống siêu thị Fivi Mart: Tăng tối đa mức tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm chế biến, tôm đông lạnh.
Hệ thống Times City, Hệ thống siêu thị Intimex: Tăng tối đa mức tiêu thụ sản phẩm: tôm đông lạnh, mực đông lạnh.
Hệ thống siêu thị Hiway, siêu thị Ebestmall: Tăng tối đa mức tiêu thụ sản phẩm: cá đông lạnh, sản phẩm chế biến. Đối với nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp: Tăng tối đa mức tiêu thụ tôm đông lạnh, mực đông lạnh.
Mục tiêu định giá công ty đưa ra trong năm 2013 doanh thu tiêu thụ dạ 22 879 triệu đồng, lợi nhuận đạt được ước tính 6 104 triệu đồng Trong năm 2014 doanh số tiêu thụ đạt được đạt 30 458 triệu đồng tăng 9 490 triệu đồng mức tiêu thụ thực tế của năm 2013, mức lợi tăng lên từ mức lợi nhuận thực tế của năm 2013 là 5 953 triệu đồng lên mức lợi nhuận mong muốn năm 2014 là 7 594 triệu đồng
3.3.2 Thực trạng xác định nhu cầu
Hiện tại tại công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương xác định nhu cầu dựa vào phân tích các dữ liệu về giá và doanh thu trong quá khứ của từng phân đoạn thị trường Đối với sản phẩm của công ty là cung cấp mặt hàng sản phẩm đông lạnh, khách hàng khá nhạy cảm với việc thay đổi giá, chính vì vậy nhu cầu tăng cao khi công ty có những chương trình xúc tiến bán: giảm giá, chiết khấu, tặng quà kèm sản phẩm.
Cụ thể: Tại các chuỗi siêu thị năm 2013 doanh thu tiêu thụ đạt được là 14 139 triệu đồng, và các sản phẩm bán được chủ yếu là cá trứng đông lạnh (chiếm 21% doanh thu tiêu thụ), cá thu đông lạnh (chiếm 15% doanh thu tiêu thụ), tôm đông lạnh (chiếm 17% doanh thu tiêu thụ), cá sản phẩm chế biến (chiếm 27% doanh thu tiêu thụ) (nguồn: phòng kế toán của công ty) Dựa vào mức tiêu thụ của từng sản phẩm này công ty đã xác định nhu cầu của năm 2014 tăng nhanh với các mặt hàng đạt doanh thu tiêu thụ cao của năm 2013 và đưa ra chính sách điều chỉnh giá chủ yếu tập trung vào các mặt hàng bán chạy của công ty và các mặt hàng ưu thế hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh
Công ty dựa vào doanh thu tiêu thụ của từng tháng trong năm trước để xác định mức nhu cầu của từng tháng trong năm tiếp theo Công ty nhận thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm vào các dịp gần tết và các tháng ra tết doanh thu tiêu thụ tăng nhanh đột biến, đặc biệt là mặt hàng tôm đông lạnh (tháng 12 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014 chiếm 45% tổng doanh thu tiêu thụ của công ty) Các tháng còn lại trong năm doanh thu tiêu thụ giảm chỉ có các sản phẩm chế biến, và cá đông lạnh đặc biệt là cá trứng đông lạnh có doanh thu tương đối ổn định (chiếm 35%) doanh thu tiêu thụ
3.3.3 Thực trạng xác định chi phí
Chi phí công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương gồm hai loại chi phí đó là chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Bảng 3.2 chi phí của công ty trong 2 năm (2012-2013) Đơn vị: Triệu đồng
2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1136 1797
3 Chi phí nhân công trực tiếp 1440 1974
4 Chi phí sản xuất chung (khấu hao TSCĐ, thuê mặt bằng ) 506 405
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 580 827
Trong đó chi phí cố định gồm có: Chi phí sản xuất chung (khấu hao TSCĐ, thuê mặt bằng), chi phí quản lý doanh nghiệp.
∑chi phí cố định= 405+82732 (triệu đồng)
Chi phí biến đổi: Chi phí bán hàng (chi phí khuyến mại, chi phí hoa hồng), chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, giá vốn hàng hóa.
∑chi phí biến đổi= 9104+1797+1974+908783 (triệu đồng)
Tổng chi phí= 1232+13783015 (triệu đồng) chiếm 71,6% doanh thu tiêu thụ Tổng chi phí dự kiến của năm 2013: 22879-6104775 (triệu đồng) chiếm 73,3% doanh thu tiêu thụ kiến.
Lãnh đạo công ty xác định rõ chi phí của công ty thay đổi như thế nào với các mức tiêu thụ khác nhau Công ty định ra mức tiêu thụ dự kiến sau đó dựa vào mức tiêu thụ dự kiến để đưa tổng chi phí biến đổi.
3.3.4 Thực trạng phân tích giá thành, giá cả và hàng hóa của đối thủ cạnh tranh Để đưa ra chính sách quản trị giá phù hợp với thị trường, công ty xác định đối thủ mạnh nhất và cạnh tranh trực tiếp với công ty hiện nay là công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đông Đô Công ty sử dụng giá của công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đông Đô làm giá tham khảo để đưa ra phần phụ giá trên doanh số phù hợp nhất Các sản phẩm chế biến đặc biệt là: bò viên, tôm viên, các basa kho tộ, cá bống kho tiêu, cá cơm kho tộ của công ty có ưu thế hơn hẳn mức chất lượng công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đông Đô chính vì vậy các sản phẩm này công ty sẽ tính giá cao hơn so với đối thủ Các sản phẩm chả cá basa viên, cá basa có nước sốt, cá cơm có nước sốt, cá trứng 500g tẩm gia vị đây là những mặt hàng mà đối thủ cạnh tranh không có, và công ty coi đây là mặt hàng chủ đạo Bên cạnh đó các mặt hàng tôm đông lạnh do nguồn nhập hàng chưa được ổn định, mức chất lượng còn thấp hơn công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đông Đô công ty đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ Lãnh đạo công ty nhận thấy công đang có ưu thế về chi phí cố định cũng như các chi phí biến đổi về các sản phẩm mực đông lạnh, sản phẩm chế biến Cụ thể:
Bảng 3.3: Giá bán ra tại hệ thống siêu thị Ocean Mart của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản TBD và công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô năm 2014 Đơn vị: Nghìn đồng
STT Tên sản phẩm Giá bán siêu thị Ocean Mart
CT TNHH đầu tư thương mại thủy sản TBD
CT TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô
5 Tôm sú thịt tươi size 71/90 132 900 154 500
6 Tôm sú thịt hấp size 16/20 146 900 167 500
Qua kết quả điều tra trực tiếp khách hàng, 60% khách hàng nhận định ưu thế giá và mức chất lượng phù hợp hơn của công ty so với công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đông Đô chính là các sản phẩm chế biến (tôm viên, bò viên, chả cá basa viên ),73% khách hàng đánh giá các sản phẩm về tôm đông lạnh thì sản phẩm của công ty không có ưu thế bằng công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô về cả mức chất lượng và giá cả, và các chính sách khuyến mại, riêng sản phẩm mực đông lạnh có tới63% khách hàng thấy mức chất lượng và giá cả không phù hợp so với đối thủ cạnh tranh và bên cạnh đó khách hàng góp ý mức chất lượng gần như nhau nhưng giá bán chênh lệch nhiều với mực đông lạnh của công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đông Đô Cụ thể: khi đi phân tích và so sánh tại hệ thống siêu thị Ocean Mart như sau: mực trứng A của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản TBD với khối lượng 500g giá bán ra 90 900 (ngìn đồng/khay), của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô khối lượng 400g gián bán ra 78 500 (nghìn đồng/khay) Khối lượng/khay chênh lệch nhau không nhiều chỉ 100g chính vì vậy người tiêu dùng rất ít khi để ý tới khối lượng/khay. Khi ta quy ra cùng mức khối lượng/khay, khối lượng/khay mực trứng A 400g sang khối lượng 500g của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô giá bán ra là: 98
125 (ngìn đồng/ khay) rõ ràng cao hơn giá của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản TBD 7 225 (nghìn đông/khay).
3.3.5 Thực trạng lựa chon phương pháp định giá
Do đặc tính mùa vụ của sản phẩm là khá cao, phụ thuộc nhiều vào tình hình tiêu thụ của thị trường, vì vậy giá không được ổn đinh Nó phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động giá trên thị trường của các mặt hàng này Công ty định giá theo cách cộng lời vào chi phí, bên cạnh đó dựa trên mức giá của đối thủ cạnh tranh để tính toán mức lợi nhuận mong muốn sao cho phù hợp có sức cạnh tranh trên thị trường.
Công ty tính giá đối với sản phẩm cá trứng Nauy 450g vào hệ thống siêu thị Công ty có những chi phí và dự tính mức tiêu thụ như sau:
Chi phí cố định 150 197 820 nghìn đồng
Chi phí biến đổi 15 nghìn đồng
Số lượng dự kiến tiêu thụ 5 842 000000 nghìn đồng
Công ty muốn kiếm phần phụ giá 30% trên doanh số bán giábán 15+ 150197820 5842000000 1−0,3 = 36.750 nghìn đồng Đối với vào nhà hàng khách sạn, khu công nghiệp sẽ thấp hơn 5-7% giá bán tại hệ thống siêu thị vì công ty không phải mất một khoản chi phí biến đổi là chi phí bao bì, giảm chi phí vận chuyển
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ ĐỊNH GIÁ MẶT HÀNG THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN THÁI BÌNH DƯƠNG
4.1.1 Các kết quả đạt được
Nhờ những hoạt động điều chỉnh giá đã đem lại những thành công lớn về mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận Đội ngũ nhân viên có trình độ năng lực chuyên môn đã và đang xây dựng quá trình quản trị định giá hoàn thiện hơn.
Thời gian qua, quy trình quản trị định giá của công ty đã được hoàn thiện hơn trước bằng chứng là số lượng các đơn đặt hàng với quy mô lớn gia tăng mỗi năm, sự ưa chuộng tiêu dùng sản phẩm của công ty ngày càng được khẳng định.
Công ty đã áp dụng chính sách giá linh hoạt nhằm khuyến khích các trung gian tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn như các mức hoa hồng, chiết khấu trên mỗi hợp đồng Sự cố gắng nỗ lực của công ty đã đưa thương hiệu Thabifood của công ty TNHH Đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương đứng vững trong tâm trí khách hàng, là sự lựa chọn đáng tin cậy cho người tiêu dùng.
Bên cạnh những kết quả và thành công đã đạt được, công ty vẫn còn một số tồn tại, đó là:
Mục tiêu định giá của công ty đưa ra chưa được cụ thể và những chính sách đưa ra để đối phó với sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh chỉ mang tính ngắn hạn chưa có những chính sách dài hạn
Việc định giá thành hay có những thay đổi điều chỉnh giá, đối phó sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh phụ thuộc quá nhiều vào đối thủ cạnh tranh đó là công tyTNHH chế biến thực phẩm Đông Đô mà không để ý đến các công ty đối thủ cạnh tranh khác và trong tương lai gần sẽ tấn công mạnh vào thị trường miền Bắc đặc biệt là các đối thủ của thị trường Miền Nam bởi họ là những nhà thương mại mua tận gốc bán tận ngọn chính vì vậy họ có sức cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng cũng như giá cả.Công ty chưa chú trọng đến việc đưa ra mức giá đối với các sản phẩm có trọng lượng nhỏ hơn để tăng số lượng mã hàng tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Công nợ của công ty mỗi năm tại khách hàng là chuỗi các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội tương đối lớn, công ty chưa đưa ra mức giá đối với các thành viên kênh này để kích thích các thành viên kênh thanh toán nhanh
Những mặt hàng mà đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của công ty đó chính là công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô không có và trong thời gian gần đây đã có nhiều cải tiến tích cực về mức chất lượng nhưng giá cả công ty vẫn chưa có sự thay đổi, giá và mức chất lượng công ty đưa ra chưa thực sự được phù hợp
4.1.3 Nguyên nhân của các tồn tại
Nền kinh tế của nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều quan hệ kinh tế chưa hoàn chỉnh.
Nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu sản phẩm, về sản phẩm cũng như chất lượng của sản phẩm chưa đồng bộ Vì vậy gây ảnh hưởng tới mức tiêu dùng sản phẩm của công ty.
Thị trường kinh doanh ngày càng sôi động do có nhiều công ty trong nước đang kinh doanh cùng mặt hàng thủy sản đông lạnh, trong đó có rất nhiều công ty có lợi thế lớn về nguồn hàng, đặc biệt là các công ty ở miền Nam, nơi là đầu ra cho hầu hết các loại hàng thủy sản ở Việt Nam.
Cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh mặt hàng thủy hải sản ngày càng khốc liệt, hầu như công ty đều cử bg tới làm việc tại từng siêu thị và đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn người tiêu dùng.
Quy trình quản trị định giá của công ty chưa được hoàn thiện vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót đặc biệt là quy trình điều chỉnh giá và chủ động phản ứng với sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh.
Công ty chưa có phòng Marketing độc lập để đưa ra các chương trình hay đưa ra các biện pháp đối phó với sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh cũng như của thị trường một cách kịp thời và phù hợp nhất, việc đưa ra các chính sách này chủ yếu do giám đốc và trưởng phòng kinh doanh đảm nhiệm, bên cạnh đó công ty vẫn chưa có đội ngũ nhân lực marketing được đào tạo bài bản, hầu hết chỉ là những người làm việc lâu năm theo kinh nghiệm nhưng lại không có kiến thức về marketing, chính vì thế chất lượng thực thi các hoạt động quản trị định giá hoạt động chưa được hiệu quả Các chính sách ưu đãi, động viên và khích lệ thành viên kênh còn nhiều thiếu sót, chưa thúc đẩy được vai trò các thành viên trong việc đảm bảo vận hành giá cả một cách ổn định.
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề hoàn thiện quản trị định giá mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại thủy sản thái bình dương
4.2.1 Dự báo về môi trường ngành
Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỷ USD năm
2008 Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu căm 2011 đạt 6,11 tỷ USD (tăng gấp 29,8 lần so với năm