1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sức Khỏe Tâm Thần trong Tình Huống Khẩn Cấp

7 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 275,5 KB
File đính kèm metal_health_in_emergencies.zip (195 KB)

Nội dung

Tổ chức y tế thế giới (WHO) là cơ quan liên hiệp quốc đảm trách công tác nâng cao sức khỏe con người trên toàn thế giới. Bộ Phận Sức Khỏe Tâm Thần Và Lệ Thuộc Chất (Department Of Mental Health And Substance Dependence) của WHO giữ vai trò chủ đạo và đưa ra các hướng dẫn nhằm xóa dần cách biệt giữa nhu cầu và nguồn lực hiện có trong công cuộc giảm thiểu gánh nặng do các rối loạn tâm thần và cải thiện sức khỏe tâm thần (SKTT). Tài liệu này tóm tắt vai trò của Bộ Phận Sức Khỏe Tâm Thần Và Lệ Thuộc Chất trong việc hỗ trợ dân số tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng cực độ, ví dụ như người tị nạn, di dân, người sống sót sau thảm họa và khủng bố, diệt chủng…WHO nhận thấy số người tiếp xúc với mối căng thẳng cực độ ngày càng lớn và việc tiếp xúc này thật sự là một yếu tố nguy cơ đối với SKTT và các vấn đề xã hội. Các nguyên tắc và chiến lược đề cập trong tài liệu này chủ yếu được áp dụng cho các nước nghèo và hầu hết người dân phải sống trong cảnh chiến tranh triền miên. SKTT và sức khỏe thể chất của nhân viện trợ nhân đạo cũng là một mối quan tâm lớn, nhưng sẽ không được đề cập trong tài liệu này.

Sức Khỏe Tâm Thần trong Tình Huống Khẩn Cấp Khía cạnh xã hội và tâm thần của sức khỏe dân số tiếp xúc với các yếu tố gây câng thẳng cực độ Department of Mental Health and Substance Dependence World Health Organization Geneva 2003 Sức Khỏe Tâm Thần trong Tình Huống Khẩn Cấp Tình Hình Chung Tổ chức y tế thế giới (WHO) là cơ quan liên hiệp quốc đảm trách công tác nâng cao sức khỏe con người trên toàn thế giới Bộ Phận Sức Khỏe Tâm Thần Và Lệ Thuộc Chất (Department Of Mental Health And Substance Dependence) của WHO giữ vai trò chủ đạo và đưa ra các hướng dẫn nhằm xóa dần cách biệt giữa nhu cầu và nguồn lực hiện có trong công cuộc giảm thiểu gánh nặng do các rối loạn tâm thần và cải thiện sức khỏe tâm thần (SKTT) Tài liệu này tóm tắt vai trò của Bộ Phận Sức Khỏe Tâm Thần Và Lệ Thuộc Chất trong việc hỗ trợ dân số tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng cực độ, ví dụ như người tị nạn, di dân, người sống sót sau thảm họa và khủng bố, diệt chủng… WHO nhận thấy số người tiếp xúc với mối căng thẳng cực độ ngày càng lớn và việc tiếp xúc này thật sự là một yếu tố nguy cơ đối với SKTT và các vấn đề xã hội Các nguyên tắc và chiến lược đề cập trong tài liệu này chủ yếu được áp dụng cho các nước nghèo và hầu hết người dân phải sống trong cảnh chiến tranh triền miên SKTT và sức khỏe thể chất của nhân viện trợ nhân đạo cũng là một mối quan tâm lớn, nhưng sẽ không được đề cập trong tài liệu này Trong tài liệu này, thuật ngữ can thiệp xã hội được sử dụng cho những can thiệp có mục đích tạo nên những tác động về mặt xã hội, và thuật ngữ can thiệp tâm lý được sử dụng cho những can thiệp có mục đích tạo nên những tác động về mặt tâm lý Tuy nhiên, cần thấy rằng các tác động xã hội sẽ dẫn đến những tác động tâm lý thứ phát và ngược lại Trong hiến chương của WHO, sức khỏe được định nghĩa là tình trạng khỏe mạnh hoàn toàn về mặt thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay khuyết tật Với tiêu chí trên, Bộ Phận Sức Khỏe Tâm Thần Và Lệ Thuộc Chất cố gắng hoàn thành vai trò của mình đối với khía cạnh xã hội và tâm thần của dân số tiếp xúc với các mối căng thẳng cực độ Mục đích của chúng tôi đối với khía cạnh xã hội và tâm thần của dân số tiếp xúc với các mối căng thẳng cực độ: 1 Là nguồn tham vấn kỹ thuật đối với hoạt động thực địa do các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, đa chính phủ hợp tác với Bộ Phận Hành Động Nhân Đạo Và THKC ( Deparment Of Emergency And Humantarian Action) của WHO thực hiện 2 Giữ vai trò điều phối và cung cấp các hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng công tác can thiệp thực địa 3 Giúp xây dựng cơ sở chứng cứ đối với các hoạt động thực địa và chính sách thuộc hệ thống y tế và cộng đồng Các Nguyên Tắc Chung Sau đây là một số nguyên tắc chung đã được Bộ Phận Sức Khỏe Tâm Thần Và Lệ Thuộc Chất tham khảo từ nhiều tài liệu biên soạn 1 Công tác chuẩn bị trước THKC Kế hoạch chuẩn bị quốc gia cần được xây dựng trước thảm họa bao gồm: - Phát triển hệ thống phối hợp trong đó phân công cụ thể trách nhiệm đối với từng nhân vật chủ chốt trong các cơ quan tham gia vào kế hoạch - Xây dựng kế hoạch chi tiết với đầy đủ các biện pháp đối phó với những vần đề xã hội và SKTT - Đào tạo nguồn nhân lực tham gia các can thiệp xã hội và tâm lý 2 Lượng giá Trước khi can thiệp, cần lên kế hoạch chi tiết và thực hiện lượng giá quy mô lớn nhằm tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phương (hoàn cảnh, văn hóa, lịch sử, bản chất của vấn đề, nhận thức địa phương về cảnh khổ cực và bệnh tật, cách khắc phục, nguồn lực cộng đồng ) Bộ Phận Sức Khỏe Tâm Thần Và Lệ Thuộc Chất đề xuất nên thực hiện lượng giá định tính trong đó có lượng giá định lượng các tổn thất và mất mát chức năng hằng ngày khi có THKC xảy ra Khi phát hiện được các nhu cầu chưa được giải quyết, báo cáo lượng giá cần nhấn mạnh đến các nhu cầu cấp thiết, các nguồn lực hiện có tại địa phương, và nguồn lực tiềm năng bên ngoài 3 Phối hợp Các can thiệp cần có sự tham vấn và phối hợp với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đang cùng công tác tại địa phương xảy ra thảm họa Việc tham gia thường xuyên của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ là điều cực kỳ quan trọng trong việc duy trì tính bền vững của các can thiệp nếu không có sự phối hợp, các tổ chức cơ quan sẽ hoạt động độc lập và như vậy sẽ lãng phi rất nhiều nguồn lực nếu điều kiện cho phép, chúng ta nên thuê mướn các nhân viên ngay tại địa phương đó 4 Lồng chép vào chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) Các can thiệp SKTT, chủ yếu do ngành y tế đảm trách, cần phải được tiến hành cùng với chương trình CSSKBĐ và trỡ nên hiệu quả hơn nếu nhận được sự hỗ trợ từ gia đình nạn nhân và tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn tại địa phương Chúng ta cần đào tạo liên tục, giám sát toàn diện và hỗ trợ nhân viên CSSKBĐ Các công tác trên phải do các chuyên gia về SKTT đảm trách và đây thật sự là một thành phần không thể thiếu trong chiến lược lồng ghép chương trình chăm sóc SKTT lồng ghép vào chương trình CSSKBĐ 5 Mọi người đều có thể tiếp cận với các dịch vụ Chúng ta không nên xây dựng các dịch vụ chăm sóc SKTT dành riêng cho một nhóm dân số đặc biệt nào đó Chúng ta phải xây dựng các dịch vụ sao cho mọi người đều có thể tiếp cận chứ không chỉ dành riêng cho nhóm dân số bị tác động bởi thảm họa Tuy nhiên, chúng ta cần tăng cường công tác nhân cao nhận thức của người dân nhằm đảm bảo việc chữa trị cho các nhóm dân số bị tác động 6 Đào tạo và giám sát Các hoạt động đào tạo và giám sát phải do các chuyên gia về SKTT trong một khoảng thời gian ổn định thì mới đảm bảo được hiệu quả cho công tác đào tạo không nên tổ chức các lớp học chỉ kéo dài trong vòng 1 đến hai tuần 7 Nhận thức lâu dài Khi xem xét đến những hậu quả đối với dân số gánh chịu các mối căng thẳng cực độ, chúng ta nên xây dựng các dịch vụ chăm sóc SKTT ban đầu và các can thiệp xã hội dựa trên cộng đồng trong một khoảng thời gian tương đối dài chứ không nên giới hạn ngay trong thời điểm xảy ra thảm họa Tuy nhiên các chương trình trên chỉ được tài trợ và giúp đỡ nhiều nhất trong giai đoạn khẩn cấp mà thôi, sau đó thì lại đi vào hoạt động cầm chừng Điều không may ở đây là các chương trình này lại chỉ phát huy tối đa hiệu quả sau giai đoạn khẩn cấp vì vậy, chúng ta cũng cần phải thay đổi quan điểm của các nhà tài trợ về vấn đề này 8 Các chỉ tố giám sát các hoạt động của chương trình cần phải được theo dõi và đánh giá dựa trên các chỉ tố được xác định trước khi thực hiện hành động Các Chiến Lược Can Thiệp Thực Địa Dành Cho Lãnh Đạo Y Tế Sau khi tham khảo các tài liệu và tham vấn kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Phận Sức Khỏe Tâm Thần Và Lệ Thuộc Chất đã đưa ra những kiến nghị về các chiến lược ca thiệp đối với dân số chịu ảnh hưởng bởi các mối căng thẳng cực độ Việc lựa chọn các chiến lược can thiệp tùy thuộc vào giai đoạn của thảm họa Trong giai đoạn khẩn cấp, tỷ suất chết thô tăng đáng kể do thiếu hụt các nhu cầu cơ bản của con người (lương htực thực phẩm, nơi ở, vệ sinh, tiếp cận với CSSKBĐ, quản lý bệnh truyền nhiễm) Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phụ hồi, khi đó các nhu cầu cơ bản phụ hồi trở lại như mức trước khi xảy ra thảm họa hay bằng với mức nhu cầu của khu vực xung quanh, trong trường hợp di dân Trong các thảm họa phức tạp, (a) những phần khác nhau của quốc gia có thể đang ở các giai đoạn khác nhau hay (b) một vị trí có thể lúc ở giai đoạn khẩn cấp lúc thì ở giai đoạn phục hồi rất khó dự đoán 1 Giai đoạn khẩn cấp Trong suốt giai đoạn này, chúng ta nên tiến hành các can thiệp xã hội không làm gián đoạn những nhu cầu cơ bản như tổ chức thực phẩm, nơi ở, quần áo, dịch vụ CSSKBĐ, và nếu có thể kiểm soát bệnh truyền nhiễm 1.1.Những can thiệp xã hội ban đầu bao gồm: - Thiết lập và phổ biến hệ thống thông tin đáng tin cậy về (a) THKC; (b) các nổ lực thiết lập an toàn tính mạng cho cộng đồng (c) thông tin về các nỗ lực giảm nhẹ như các cơ quan viện trợ bao gồm cơ quan nào, họ đang ở vị trí nào tại hiện trường và (d) vị trí cho người thân đòan tụ gia đình ( và nếu có thể giúp người dân liên lạc với những người không có mặt) Thông tin phải được phổ biến theo nguyên tắc truyền thông nguy cơ: ví dụ thông tin không nên quá phức tạp ( trẻ em 12 tuổi có thể hiểu được thông điệp) mang tính cảm thông ( thấu hiểu được tình hình của những người sống sót sau thảm họa) - Tổ chức tìm kiếm người thân cho các đối tượng không có người đi kèm, người già và những nhóm nguy cơ khác - Các nhân viên thực địa thuộc các lĩnh vực như y tế, phân phát lương thực, phúc lợi xã hội cần cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến tinh thần như mất mát vì đau khổ, mất phương hướng trong cuộc sống … - Tổ chức các nơi ở với mục đích giữ cho những người thân trong gia đình và cộng đồng gần bên nhau - Tham vấn cộng đồng về quyết định đặt các nơi thờ phụng, trường học và nguồn nước trong trại ở đâu Tạo không gian thờ cúng, vui chơi và văn hóa trong thiết kế trại tị nạn - Không nên xử lý xác chết mà không mai táng nhằm kiểm soát bệnh truyền nhiễm thực tế là các xác chết ít khi mang mầm bệnh gây bệnh truyền nhiễm đối với người dân việc chôn cất đôi khi về mặt tâm linh giúp họ nhìn mặt người thân lần cuối trong bất cứ trường hợp nào cũng vậy, việc nhận diện xác chết sẽ giúp người thân của họ đỡ phải mang những hậu quả về mặt tài chính cũng như luật pháp về sau này - Khuyến khích tái lập những sự kiện văn hóa và tôn giáo thường niên (bao gồm cả những nghi lễ dành cho người chết và các nghi thức tôn giáo khác) - Khuyến khích các hoạt động tạo điều kiện đưa các đối tượng như trẻ mồ côi, góa phụ, hay những người không có gia đình hòa nhập vào cộng đồng - Khuyến khích tổ chức những hoạt động vui chơi bình thường cho trẻ em Những nhà hảo tâm cần phải cẩn thận khi trao tay người dân địa phương những món đồ chơi đắt tiền vì như vậy sẽ làm tăng sự kỳ vọng trông chờ vào người khác - Khuyến khích việc học tập của trẻ em thậm chí chỉ một phần trong tổng số trẻ được đến trường - Kêu gọi sự tham gia của người trưởng thành và trẻ vị thành niên vào các hoạt động thường xuyên thú vị một cách có mục đích ( ví dụ nơi ở tổ chức/xây dựng nơi ở, tổ chức tìm kiếm gia đình, phân phát thực phẩm, tổ chức tiêm chủng, dạy học trẻ em) - Phổ bíên rộng rãi thông tin không quá phức tạp, đáng tin cậy, mang tính cảm thông về các phản ứng căng thẳng bình thường đối với cộng đồng trên diện rộng Các chương trình phát thanh, poster, tờ rơi có tính hiệu quả đối với cộng đồng Giáo dục cộng đồng nên chú trọng vào các phản ứng bình thường, bởi vì nếu chữa trị tâm lý ngay trong giai đoạn này nhiều khi gây ra những hậu quả khó lường trong tương lai Thông tin nên nhấn mạnh đến một kỳ vọng phục hồi tự nhiên 1.2.Những điều sau cần thực hiện khi tiến hành can thiệp tâm lý trong giai đoạn khẩn cấp: - Liên hệ với chương trình CSSKBĐ hay chương trình chăm sóc THKC có tại khu vực địa phương Kiểm soát được triệu chứng tâm lý nặng ở bệnh nhân ( tự gây hại cho bản thân, trầm cảm nặng, điên cuồng, động kinh) trong chương trình CSSKBĐ, bất kể chương trình này do chính phủ hay tổ chức phi chính phủ điều hành Đảm bảo luôn có sẵn các loại thuốc chữa tâm lý thiết yếu ở cấp CSSKBĐ Cần tránh trường hợp nhiều người với các triệu chứng tâm lý nặng và bất ngờ ngừng điều trị Bên cạnh đó sẽ có nhiều người tìm kiếm chữa trị bởi vì các vấn đề về tâm thần do phải chịu áp lực cao Nhiều vấn đề về SKTT có thể được chữa trị mà không cần dùng thuốc (chẳng hạn như lắng nghe, tìm hiểu nỗi đau, lượng giá nhu cầu, đảm bảo giải quyết những nhu cầu thể chất, không bắt buộc nói chuyện, cung cấp hay huy động nguồn lực từ gia đình thích, khuyến khích nhưng không bắt buộc đóng góp) - Tận dụng những cộng tác viên, tình nguyện viện trong cộng đồng, tổ chức hỗ trợ mở rộng về mặt tình cảm cho cộng đồng thông qua việc cung cấp, khi cần thiết, những “cấp cứu tâm lý” Bởi vì những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra, không nên tổ chức các dạng mục riêng lẻ mô tả tâm lý đẩy người dân đến việc chia sẻ những kinh nghiệm của họ vượt quá những gì họ chia sẻ tự nhiên - Nếu giai đoạn khẩn cấp đi qua, bắt đầu huấn luyện và giám sát nhân viên CSSKBĐ và cộng tác viên 2 Giai đoạn tái phục hồi 2.1 Những điều sau cần thực hiện khi tiến hành can thiệp xã hội trong giai đoạn tái phục hồi: - Tiếp tục những can thiệp xã hội được thực hiện trong mục 1.1 - Tổ chức giáo dục tâm lý mở rộng Giáo dục cộng đồng về các cơ sở chăm sóc tâm thần và lựa chọn các cơ sở này Tổ chức không sớm hơn 4 tuần sau giai đoạn khẩn cấp, giáo dục phải cẩn thận cho cộng đồng với nhiều trạng thái tâm thần khác nhau tránh sử dụng những thuật ngữ từ ngữ mang tính thóa mạ và thể hiện sự phân biệt về tâm thần - Khuyến khích cộng đồng sử dụng những phương pháp vượt qua khó khăn đã có trước đó Thông tin giáo dục nên nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực khi cộng đồng tự thân vận động vượt qua được khủng hỏang - Theo thời gian, nếu nghèo đói vẫn tiếp diễn, khuyến khích mở đầu phát triển kinh tế Các ví dụ về khởi nghiệp như (a) thẻ credit (b) các hoạt động tạo thu nhập khi thị trường có vẻ như cung cấp một nguồn thu nhập ổn định 2.2 Những điều sau cần thực hiện khi tiến hành can thiệp tâm lý trong giai đoạn tái phục hồi: - Giáo dục các nhân viên hỗ trợ nhân đạo và các lãnh đạo cộng đồng (ví dụ như trưởng làng, thầy giáo…) các kỹ năng chăm sóc tâm thần cơ bản ( giải tỏa tâm thần tức thời, hỗ trợ về tình cảm, cung cấp thông tin, cảm thông chia sẻ, nhận biết các vấn đề SKKTT chính) nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng và khuyến khích người dân tham gia CSSKBĐ khi cần thiết - Huấn luyện và giám sát nhân viên CSSKBĐ về kiến thức cơ bản SKTT và các kỹ năng (ví dụ như cung cấp thuốc chữa tâm thần thích hợp, giải quyết tâm thần tức thời, tham vấn hỗ trợ, làm việc với gia đình nạn nhân, ngăn ngừa tự tử, quản lý được những phàn nàn của bn về các dấu hiệu không giải thích được của thuốc, vác vấn đề về sử dụng thuốc và các vấn đề liên quan) Thời khóa biểu tập huấn mẫu có thể tìm thấy trong WHO/UNHCR’s (1996) Mental Health of Refugees Đảm bảo bn sử dụng thuốc đều đặn đặc biệt những người không dùng thuốc trong giai đoạn khẩn cấp - Huấn luyện và giám sát cộng tác viên (nghĩa là nhân viên hỗ trợ, tham vấn viên) nhằm hỗ trợ nhân viên CSSKBĐ khi khối lượng công việc quá nhiều Cộng tác viên có thể là tình nguyện viên, chuyên gia á y khoa, chuyên gia là tùy thuộc vào hoàn cảnh Các công tác viên có thể đ ược huấn luyện tòan phần hay chỉ một vài kỹ năng chính như:lượng giá nhận thức vấn đề của cá nhân, gia đình và nhóm, hỗ trợ tức thời tâm thần, cung cấp hỗ trợ tình cảm, tham vấn ngắn gọn, quản lý stress, tham vấn giải quyết vấn đề, kêu gọi các nguồn lực của gia đình và cộng đồng và tương tự - Hợp tác với các thầy lang truyền thống nếu được Việc hợp tác này có thể thực hiện trong một số hoàn cảnh - Giúp hình thành các nhóm tự giúp đỡ dựa trên cộng đồng Mục tiêu của cá nhóm này là giải quyết vấn đề, động não nhằm tìm ra giải pháp hay tìm ra cách thức vượt khó hiệu quả hơn ( kể cả các cách truyền thống), tạo nên những hỗ trợ tình cảm toàn diện và đôi khi tạo dựng các khởi đầu của cộng đồng Những can thiệp trên nên được tiến hành hợp lực với những ưu tiên phát triển hệ thống sktt liên tục: - Thực hiện việc phát triển hay củng cố những kế hoạch linh động dành cho các chương trình SKTT cấp quốc gia Mục đích lâu dài là nhằm giảm thiểu sự hiện diện của các tình trạng tâm thần, tăng cừơng các cơ sở CSSKBD và các bệnh viện chăm sóc SKTT, tăng cường sự quan tâm chăm sóc của gia đình và cộng đồng dành cho nạn nhân mắc những rối lọan tâm thần nặng kéo dài - Thực hiện các công tác liên quan đến luật lệ và chính sách nhà nước về SKTT Mục đích dài hạn là xây dựng một hệ thống y tế công cộng hoạt động hiệu quả trong đó lấy SKTT là nhân tố chính

Ngày đăng: 25/03/2024, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w