1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại công ty tnhh xăng dầu nam tây nguyên

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên
Tác giả Thái Thị Xuân Ngọc
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thùy Nhi
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 719,97 KB

Nội dung

Bùi Thị Thùy Nhi Trang 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đây luận văn “Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên” là thành quả nghiên cứu khoa học

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

THÁI THỊ XUÂN NGỌC

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU NAM

TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

ĐĂKLĂK, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

THÁI THỊ XUÂN NGỌC

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU NAM

TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8 31 01 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Bùi Thị Thùy Nhi

ĐĂKLĂK, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đây luận văn “Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên” là thành quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi Mọi số liệu, nội dung và kết quả đượctrình bày trong luận văn đều là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tôi cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia về những nội dung mà tôi đã cam đoan ở trên./

Người cam đoan

Thái Thị Xuân Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được bày tỏ lời cám

ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Học viện Hành chính Quốc gia, Phòng quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa kinh tế và các khoa, phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô TS Bùi Thị Thùy Nhi đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, định hướng, góp ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên

đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thu thập số liệu phục vụ cho việc hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn

đã cho tôi những ý kiến góp ý quý báu để tôi hoàn chỉnh luận văn này

Và lời cảm ơn tới gia đình, tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia

sẻ những kinh nghiệm, kiến thức, những ý kiến góp ý hay giúp cho tôi có thể hoàn thiện luận văn Mặc dù đã nỗ lực hết mình để nghiên cứu, tìm hiểu, chỉnh sửa nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và các bạn./

Đắk Lắk, ngày tháng năm 20

TÁC GIẢ

Thái Thị Xuân Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU 11

1.1 Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu 11

1.1.1 Khái niệm về hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu 11

1.1.2 Phân loại và yêu cầu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu 13

1.2 Lý luận về phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu 22

1.2.1 Khái niệm phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu 22

1.2.2 Nội dung phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu 23

1.2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu 24

1.2.4 Các yếu tố tác động đến phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu26 1.3 Kinh nghiệm về phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn các tỉnh lân cận và bài học rút ra cho Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 32

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Định 32

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước 35 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH Xăng Dầu nam Tây Nguyên37

Trang 6

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN

LẺ XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU NAM TÂY

NGUYÊN 40

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Xăng dầu Nam tây Nguyên 40

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 40

2.1.2 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh 40

2.1.3 Sơ đồ bộ máy của công ty 41

2.1.4 Đặc điểm về nguồn lực của công ty 49

2.1.5 Sản phẩm xăng dầu và thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty 50

2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 51

2.2 Thực trạng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 52

2.2.1 Chức năng, nhiệm vu của ban lãnh đạo Công ty đối với phát triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu Petrolimex 52

2.2.2 Tình hình phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 53

2.2.3 Phát triển mới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu Petrolimex 54

2.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị và lao động 57

2.2.5 Cải tạo nâng cấp các cửa hàng xăng dầu Petrolimex 58

2.2.6 Chất lượng cung ứng dịch vụ 60

2.2.7 Đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện 62

2.2.8 Đánh giá về khả năng cải tạo, phát triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 63

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 64

2.3.1 Những kết quả đạt được 64

2.3.2.Những hạn chế, bất cập 66

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ

XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU NAM TÂY NGUYÊN 68

Trang 7

3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống cửa hàng bán

lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 68

3.1.1 Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tác động đến phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 68

3.1.2 Quan điểm phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 80

3.1.3 Định hướng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 81

3.1.4 Mục tiêu phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 82

3.2 Giải pháp phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên đến năm 2025 83

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 1 93

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATLĐ

BC

: An toàn lao động : Báo cáo

BCT

BHLĐ

CHCN

: Bộ Công thương : Bảo hộ lao động : Cứu hộ cứu nạn

CHBLXD : Cửa hàng bán lẻ xăng dầu

CP

KCN

: Chính phủ : Khu Công nghiệp

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1 Thị trường tiêu thụ của Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên theo khu vực từ 2018-2022 50 Bảng 2 2 Hệ thống cửa hàng bản lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên 53 Bảng 2 3 Số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu xây dựng giai đoạn 2018-2022 55 Bảng 2 4 Số cửa hàng xăng dầu cần được nâng cấp, cải tạo 58 Bảng 2 5 Sản lượng xăng dầu tiêu thụ giai đoạn 2018-2022 61

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 41 Biểu đồ 2.1 Đánh giá về khả năng cải tạo, nâng cấp cửa hàng bán lẻ xăng dầu 63

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Ngày nay, cùng với sự phát triển KT-XH ngày càng mạnh mẽ, mức sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu của người dân về giao thông đi lại ngày một tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng xăng dầu cũng ngày càng nhiều Bên cạnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt, xăng dầu còn là mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược của mỗi quốc gia, mặt hàng thiết yếu đối với đời sống xã hội, có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, có tác động nhất định lên giá trị của mọi sản phẩm hàng hóa, dịch

vụ

Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên là đơn vị thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Trải qua hơn 47 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tiên phong áp dụng các chuẩn quản

lý tiên tiến, liên tục đổi mới và không ngừng cải tiến, đến nay Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên sở hữu 82 điểm bán trên địa bàn 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông Công ty thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính

là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, phục vụ nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng các tỉnh Đắk Lắk

và Đắk Nông

Mặc dù, kinh doanh xăng dầu được Nhà nước quy định là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và được quản lý thống nhất theo các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, tuy nhiên trong thời gian qua tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và gian lận thương mại trên thị trường xăng dầu vẫn tồn tại Bên cạnh đó Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn hai tỉnh Tây nguyên rộng lớn với trên hai triệu dân, giao thông chủ yếu là

Trang 12

đường bộ, địa hình phức tạp, công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn, cơ

sở vật chất kỹ thuật, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang từng bước phát triển để theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cửa hàng xăng dầu nhỏ bé về quy mô, xấu về kiếntrúc, công nghệ chưa được cải tạo nâng cấp kịp thời Mật độ cửa hàng xăng dầu còn quá dày trên nhiều tuyến đường chính, một số cửa hàng không đảm bảo khoảng cách với công trình công cộng (trường học, bệnh viện, chợ, ) hoặc nằm ở vị trí thường gây ùn tắc giao thông khiến nguy cơ mất an toàn

về phòng chống cháy nổ và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng Trong khi đó, các cửa hàng xăng dầu tại một số xã, phường số cây xăng lại chiếm tỷ lệ rất ít, thậm chí, có xã chưa có cửa hàng xăng dầu Điều này sẽ dẫn đến tình trạng người tiêu dùng phải di chuyển rất xa mới mua được xăng

Xuất phát từ vấn đề nêu trên và nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn hai tỉnh nói chung và không ngừng phát triển Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên nói riêng Do đó,

tôi chọn Đề tài “Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công

ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên” để nghiên cứu nhằm đánh giá

thực trạng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về xăng dầu, tuy nhiên các công trình tập trung nghiên cứu về sản xuất, nhập khẩu xăng dầu, một

số công trình nghiên cứu về biến động giá xăng dầu và dự báo xu hướng vận động của thị trường xăng dầu thế giới Các công trình liên quan đến

hệ thống phân phối tại các doanh nghiệp là khá ít và đến nay chưa có

Trang 13

công trình nghiên cứu phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên, đề tài sử dụng các công trình tiêu biểu làm tài liệu như sau:

- Nghiên cứu "Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam" của Bùi Thị Hồng Việt nhằm khám phá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận liên quan đến chính sách quản lý của nhà nước về kinh doanh xăng dầu Bằng cách áp dụng các nguyên lý lý thuyết, tác giả phân tích và đánh giá tình hình thực tế của chính sách này tại Việt Nam Trong đó, luận án đề ra những giải pháp cụ thể và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý, nhằm tạo điều kiện kinh doanh công bằng và cạnh tranh Mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu, đồng thời bảo vệ lợi ích chung cho cộng đồng và đáp ứng yêu cầu về an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời

đề xuất giúp thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững của kinh tế Luận

án này đóng góp quan trọng bằng việc tổng hợp và phân tích một cách cấu trúc các chính sách quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam Nói rõ hơn, nó khám phá các bài học từ các nước phát triển và những nước đang trong quá trình phát triển có bối cảnh tương tự Việt Nam Nhằm mục đích so sánh và áp dụng những chính sách có hiệu quả Dựa trên lý thuyết, kinh nghiệm và tình hình thực tế tại Việt Nam, luận

án đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện chính sách quản lý của nhà nước về lĩnh vực xăng dầu trong tương lai Các giải pháp chính bao gồm: đồng bộ hóa điều kiện kinh doanh xăng dầu, thiết lập thuế nhập khẩu dựa trên giá trị tuyệt đối, trao quyền quyết định giá cho các doanh nghiệp, tối ưu hóa hệ thống phân phối xăng dầu, loại bỏ chỉ tiêu nhập

Trang 14

khẩu xăng dầu, và nâng cao dự trữ xăng dầu quốc gia (Bùi Thị Hồng Việt, 2012)

- Nguyễn Tiến Thuận và Nguyễn Đình Dũng, Quản lý kinh doanh xăng dầu ở nước ta theo cơ chế thị trường, thực trạng và giải pháp

(Nguyễn Tiến Thuận và Nguyễn Đình Dũng, 2014) Nội dung của đề tài

đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý kinh doanh trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc điểm kinh doanh xăng dầu trong nền kinh tế thị trường, khảo cứu kinh nghiệm của Trung quốc trong việc quản lý kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Mặt khác, đề tài cũng đã phân tích khá toàn diện thực trạng quản lý kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam qua 2 giai đoạn trước và sau khi thực hiện

NĐ 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, từ đó đưa ra những nhận xét mặt được và chưa được trong quá trình quản lý kinh doanh xăng dầu Trên cơ sở đánh giá những mặt còn tồn tại,

đề tài đã đưa ra quan điểm và 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý kinh doanh xăng dầu ở nước ta trong thời gian tới theo cơ chế thị trường

- Công trình "Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam" của Nguyễn Đức Diệp đã khám phá và

phân tích sự ảnh hưởng của một loạt nhân tố đến thị trường xăng dầu của Việt Nam Đặc biệt, thị trường này thường xuyên chịu tác động trực tiếp

từ các yếu tố như: kinh tế, chính trị, thể chế, pháp luật, quan hệ quốc tế, dân số, khoa học, công nghệ, môi trường tự nhiên và văn hóa Tất cả những yếu tố này đều đồng lòng hướng tới sự tiến triển của thị trường xăng dầu ở Việt Nam Tuy nhiên, mỗi yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng riêng đối với sự phát triển của thị trường này Đáng chú ý, yếu tố thể chế

- pháp luật (hay còn gọi là chính sách quản lý từ Nhà nước) đóng vai trò

Trang 15

quan trọng và có tác động mạnh mẽ nhất, đóng góp nhiều vào việc quyết định hướng phát triển của thị trường xăng dầu tại Việt Nam Tác giả Nguyễn Đức Diệp cho rằng sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam

do ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định là từ phía Nhà nước Kết quả nghiên cứu và khảo sát từ luận án đã rút ra một số điểm quan trọng như sau: (1) Thị trường xăng dầu Việt Nam đã có mặt trong khoảng 60 năm và dù trải qua 30 năm đổi mới, nó vẫn giữ nguyên bản chất là một thị trường độc quyền Thị trường này vẫn hoạt động dựa trên cơ chế chỉ đạo và mang một đặc tính hành chính, chưa phản ánh chính xác các quy luật của một thị trường cạnh tranh; (2) Mặc dù có sự tăng cường sản xuất xăng dầu trong nước, nguồn cung xăng dầu tại Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nguồn nhập khẩu Thêm vào đó, thị trường cũng chịu sự chi phối lớn từ một số doanh nghiệp lớn như Petrolimex, PVOIL, Saigonpetro, với 3 doanh nghiệp này chiếm đến 80% thị phần, tạo ra sự phụ thuộc quá mức; (3) Cơ cấu chính sách quản lý thị trường xăng dầu của Nhà nước chưa đáp ứng kịp thời với biến động của thị trường xăng dầu toàn cầu Sự can thiệp của Nhà nước quá mức vào nguồn cung, đồng thời chưa đặt người tiêu dùng vào vị trí trung tâm của quan điểm quản lý Dựa trên những phát hiện trên, luận án đã đề ra một loạt giải pháp nhằm gia tăng tác động tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố lên sự phát triển của thị trường xăng dầu Việt Nam

- Luận án tiến sĩ, Phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam đến năm 2020 của tác giả Trần Hiệp Thương Luận án đã phân tích một số

khái niệm về thị trường, những bài học cho ngành xăng dầu Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển thị trường xăng dầu của một số nước như: Na Uy, Trung Quốc, Malaysia Luận án đã nhận xét thị trường xăng dầu nước ta trong thời gian qua, theo các nhân tố cạnh tranh, đánh giá thị trường xăng

Trang 16

dầu Việt Nam theo phương pháp phân tích ma trận SWOT, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 theo các nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp tăng nguồn cung; Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách phân phối; Nhóm giải pháp liên quan đến định hướng nhu cầu thị trường; Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản

lý Nhà nước

Qua nghiên cứu các công trình nêu trên, cho thấy phần lớn các công trình tập trung nghiên cứu việc nhập khẩu, kinh doanh hoặc giá cả xăng dầu … trên phạm vi cả nước, các nghiên cứu này chưa tập trung nhiều vào đối tượng là phát triển cửa hàng xăng dầu tại một địa phương Trên thực tế, hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn mỗi tỉnh có đặc điểm, quy mô khác nhau và đến nay không có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở một địa phương Những phân tích trên sẽ là “khoảng trống” để phát triển nghiên

cứu đối với đề tài “Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1.Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý thuyết và thực tiễn phát triển

hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, luận văn hướng đến mục tiêu đề xuất giải pháp có tính thực tiễn và khả thi phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại doanh nghiệp đến năm 2025

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Góp phần hệ thống hóa vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

- Phân tích thực trạng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên hiện nay

Trang 17

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống cửa hàng bán

lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên giai đoạn đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là nội dung phát triển hệ thống cửa hàng bán

lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên

- Về nội dung: Luận văn tiếp cận nội dung dưới góc độ phát triển

hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, với 4 nội dung sau:

+ Phát triển mới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu Petrolimex;

+ Cải tạo, nâng cấp các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có;

+ Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bán lẻ xăng dầu Petrolimex;

+ Đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh xăng dầu

Chủ thể phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu đề cập đến trong luận văn là

Ban lãnh đạo của Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Trang 18

- Số liệu thứ cấp: Báo chuyên ngành, số liệu thống kê, các báo cáo của Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên, Niên giám thống kê hàng năm và các tài liệu khác có liên quan

- Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra phỏng vấn kết hợp với bảng câu hỏi 30 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên, các cửa hàng này đại diện cho từng huyện, thị xã, thành phố hoặc vùng sâu, vùng xa, vùng có mật độ dân cư cao Nội dung phiếu điều tra gồm những thông tin cơ bản như chấp hành quy định về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, giấy phép xây dựng, quy mô, phân loại cửa hàng Sau đó sử dụng thông tin thu thập được để đưa vào nội dung đánh giá hiện trạng Quá trình thực hiện điều tra bảng hỏi gồm 03 bước như sau:

+ Thứ nhất, thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi gồm hai phần chính là khảo sát hiện trạng cửa hàng bán lẻ xăng dầu Petrolimex và phần đánh giá về khả năng phát triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên Bảng hỏi chỉ sử dụng câu hỏi đóng để thuận tiện doanh nghiệp trong việc trả lời

+ Thứ hai: phát phiếu điều tra cho 30 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên Để kết quả điều tra mang tính chính xác, khách quan, đảm bảo độ tin cậy và không ảnh hưởng đến tâm lý đối tượng điều tra – doanh nghiệp, bảng câu hỏi điều tra không yêu cầu doanh nghiệp điền thông tin về doanh nghiệp, địa chỉ và các thông tin liên quan khác

+ Thứ ba, xử lý kết quả: Kết quả điều tra được xử lý qua phần mềm Excel để tính toán, vẽ bảng biểu minh họa và sau đó thực hiện các phân tích thống kê, chủ yếu là thống kê mô tả

Trang 19

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Phương pháp phân tích thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả các thuộc tính của nhóm phỏng vấn như đối tượng trả lời phỏng vấn, thuộc tính của cửa hàng trả lời phỏng vấn: quy mô đầu tư, số lượng trụ bơm, dung tích bồn chứa, mặt tiền cửa hàng, nhân viên và ý kiến của cửa hàng được phỏng vấn

5.3 Phương pháp chuyên gia

Được sử dụng để lấy ý kiến tham gia góp ý của Lãnh đạo Sở Công Thương, phòng Quản lý Thương mại, người trực tiếp theo dõi, quản lý Nhà nước đối với hoạt động xăng dầu trên đại bàn tỉnh Đắk Lắk Bên cạnh đó lấy ý kiến của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk là cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với kinh doanh xăng dầu trên địa bàn hai tỉnh và doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh về những nội dung liên quan đến kinh nghiệm quản lý nhà nước, đánh giá những mặt còn hạn chế, những kết quả đạt được

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.2.Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn nghiên cứu những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân đạt được và hạn chế của hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên, đề xuất các giải pháp mang tính chất thực tế để phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng

Trang 20

dầu tại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu thụ đến năm 2025

- Làm căn cứ để các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của Nhà nước

- Làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác quản

lý hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn cháy nổ, bảo vệ môi trường, các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm có 3 chương, bao gồm:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển

hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

- Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng

dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống cửa

hàng bán lẻ xăng dầu tại Công ty TNHH Xăng dầu Nam Tây Nguyên

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU

1.1 Tổng quan hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

1.1.1 Khái niệm về hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Xăng dầu được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐCP về kinh doanh xăng dầu như sau:

“Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên”

Thông thường, kinh doanh được hiểu là các hoạt động nhằm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua, bán hàng hóa “Kinh doanh” là thuật ngữ thường được sử dụng trong đời sống kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới Trên thực tế có thể thấy thuật ngữ “kinh doanh” có nhiều cách hiểu khác nhau

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định

83/2014/NĐ-CP, Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: “Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu”

Thông tư 11/2013/TT-BCT quy định cửa hàng xăng dầu như sau:

“Cửa hàng xăng dầu là công trình xây dựng chuyên kinh doanh bán lẻ xăng dầu, các loại dầu mỡ nhờn, có thể kết hợp kinh doanh khí

Trang 22

dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai hoặc cung cấp dịch vụ tiện ích(là các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông như: rửa xe, bảo dưỡng xe, bãi đỗ xe, dịch vụ dừng nghỉ, cửa hàng bách hóa, máy rút tiền tự động) cho người và phương tiện tham gia giao thông”

Theo nghiên cứu, hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu Do đó để hiểu và đưa ra khái niệm chung về hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, có thể dựa trên cơ sở lý thuyết về marketing và quản trị kênh phân phối, cụ thể như sau:

- Theo Philip Kotler và Gary Armstrong thì kênh phân phối là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (Philip Kotler và Gary Armstrong, 2012)

- Theo giáo trình “Marketing thương mại” Trường Đại học Thương Mại năm 2009 thì: Kênh phân phối là một tập cấu trúc có lựa chọn có chủ đích mục tiêu giữa công ty thương mại “Với tư cách là một trung gian thương mại hoàn chỉnh với các nhà sản xuất, các trung gian marketing phân phối khác và với người tiêu dùng cuối cùng để tổ chức phân phối và vận chuyển hàng hóa hợp lý nhất cho tập khách hàng tiềm năng trực tiếp

và cuối cùng của công ty” (Nguyễn Xuân Quang, 2009)

- Theo giáo trình “quản trị kênh phân phối” do tiến sĩ Đào Thị Minh Thanh, Học viện Tài chính – Nhà xuất bản Tài chính, xuất bản năm

2010 đưa ra định nghĩa kênh phân phối là một tổ chức hệ thống các quan

hệ với các doanh nghiệp và các cá nhân bên ngoài để quản lý hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp (Đào Thị Minh Thanh, 2010)

Theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014:

“Cửa hàng bán lẻ xăng dầu là công trình xây dựng chuyên kinh doanh bán lẻ xăng dầu, các loại dầu mỡ nhờn, có thể kết hợp kinh doanh khí dầu

Trang 23

mỏ hóa lỏng đóng trong chai hoặc cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông, được Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu khi đảm bảo các điều kiện theo quy định”

Từ các định nghĩa và quan điểm nêu trên, có thể khái quát chung về

hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu như sau:

Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một hệ thống các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của các tổ chức, cá nhân có quan hệ độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau được bố trí một cách khoa học và đúng quy định để đưa sản phẩm xăng dầu đến tay người tiêu dùng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

1.1.2 Phân loại và yêu cầu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu

1.1.2.1 Phân loại cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30/6/2020 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết

kế cửa hàng xăng dầu QCVN 01:2020/BCT, QCVN 01:2020/BCT quy định về yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong thiết kế xây dựng mới, đóng mới, cải tạo mở rộng, hoán cải các cửa hàng xăng dầu trên mặt đất và trên mặt nước thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quy chuẩn QCVN 01:2020/BCT quy định phân cấp cửa hàng xăng dầu theo tổng dung tích chứa xăng dầu, khoảng cách tối thiểu giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng, khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng…

a Phân loại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo điện tích, quy mô Cửa hàng bán lẻ xăng dầu được phân loại thành cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại I, cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại II và cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại III (Theo Quyết định số 11617/QĐ-BCT ngày 22/12/2014 của

Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng

Trang 24

dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030) Tiêu chí phân loại cửa hàng xăng dầu, như sau:

- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại I: Tối thiểu phải có 6 cột bơm (loại

có 1-2 vòi), có chức năng cung ứng xăng dầu, nhiên liệu sinh học và dịch

vụ tổng hợp như: Rửa xe, nhà nghỉ, bãi đỗ xe qua đêm và các dịch vụ thương mại khác Diện tích đất (không kể đất lưu không đến mép đường) tối thiểu đạt 5.600m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 70m trở lên

- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại II: Tối thiểu phải có 4 cột bơm (loại có 1-2 vòi), có chức năng cung ứng xăng dầu, nhiên liệu sinh học kèm theo các dịch vụ thương mại khác Diện tích đất (không kể đất lưu không đến mép đường) tối thiểu đạt 3.000m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 60m trở lên

- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại III: Tối thiểu phải có 3 cột bơm (loại có 1-2 vòi), có chức năng cung ứng xăng dầu, nhiên liệu sinh học Diện tích đất (không kể đất lưu không đến mép đường) tối thiểu đạt 900m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 30m trở lên

Tại các khu vực nội thị cho phép cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại I

có diện tích đất tối thiểu đạt 3.600m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 60m trở lên; Cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại II có diện tích đất tối thiểu đạt 2.000m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 40m trở lên; cửa hàng bán

lẻ xăng dầu loại III có diện tích đất tối thiểu đạt 400m2, có chiều rộng mặt tiền khoảng 20m trở lên

b Phân loại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo dung tích chứa xăng dầu Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu (ký hiệu QCVN 01:2020/BCT), cửa hàng bán lẻ xăng dầu được phân cấp theo tổng dung tích chứa xăng dầu, gồm có 3 cấp

- Cửa hàng xăng dầu cấp 1 là cửa hàng xăng dầu có tổng dung tích chứa xăng dầu từ 150 m3 đến 210 m3

Trang 25

- Cửa hàng xăng dầu cấp 2 là cửa hàng xăng dầu có tổng dung tích chứa xăng dầu từ 100 m3 đến 150 m3

- Cửa hàng xăng dầu cấp 3 là cửa hàng xăng dầu có tổng dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 100 m3

1.1.2.2 Yêu cầu đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện Vì

lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014

Điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề quy định trên được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định Và được quy định trong điều ước quốc tế

mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định Và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan Tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư

Điều kiện kinh doanh là các tiêu chuẩn và yêu cầu được các cơ quan nhà nước đặt ra, mà doanh nghiệp cần tuân thủ hoặc đáp ứng để được phép hoạt động Những điều kiện này thường được thể hiện cụ thể trong các giấy tờ như: giấy phép kinh doanh (bao gồm mã ngành, nghề), chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hành nghề, chứng chỉ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Ngoài ra, có những yêu cầu về vốn pháp định đặc biệt áp dụng cho các ngành yêu cầu trách nhiệm tài chính lớn hoặc đòi hỏi cơ sở vật chất quy mô lớn Các yêu cầu khác có thể bao gồm

Trang 26

việc xác nhận kinh nghiệm làm việc, việc lập và được phê duyệt dự án, hoặc việc hoàn thành các thủ tục liên quan đến việc đăng ký đầu tư trước khi khởi nghiệp Tóm lại, điều kiện kinh doanh là các chuẩn mực mà các

tổ chức và cá nhân phải thỏa mãn khi thực hiện hoạt động kinh doanh, mà không nhất thiết cần phải có sự chấp thuận chính thức trong các tài liệu quy định

1.1.2.3 Yêu cầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Theo Thông tư 15/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương, các cửa hàng xăng dầu được phân cấp theo tổng dung tích chứa xăng dầu và phải đáp ứng các yêu cầu chung sau đây:

- Thứ nhất, đối với vị trí xây dựng, neo đậu cửa hàng xăng dầu, các

dịch vụ tiện ích thuộc cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, về xây dựng, vệ sinh môi trường, phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật hiện hành

- Thứ hai, đối với việc sử dụng các thiết bị công nghệ để thanh toán phải được thực hiện ngoài vùng nguy hiểm hoặc các thiết bị phải là loại phòng chống cháy nổ

- Thứ ba, đối với cửa hàng xăng dầu có kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ các quy định về yêu cầu an toàn tại TCVN 6223:2017 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Yêu cầu chung về an toàn

- Thứ tư, các cửa hàng xăng dầu phải xây dựng phương án phòng ngừa sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất là các cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

Quy định đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu:

a Yêu cầu về thiết kế, xây dựng:

Trang 27

- Đường và bãi đỗ xe dành cho khách hàng phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

+ Chiều rộng một làn xe đi trong cửa hàng không nhỏ hơn 3,5 m + Đường hai làn xe đi không nhỏ hơn 6,5 m

+ Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu

có nhựa đường

- Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; phải đảm bảo khả năng chịu lực ổn định trước tác động của trọng tải, ăn mòn của môi trường xung quanh trong suốt thời hạn sử dụng công trình

- Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải

có tường bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2 m (so với cốt nền sân bên trong cửa hàng), bằng vật liệu không cháy Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không bao gồm nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II, trường hợp mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì không yêu cầu khoảng cách an toàn từ hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu nhưng phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành

- Khu vực đặt cột bơm xăng dầu nếu có mái che bán hàng, chiều cao của mái che không nhỏ hơn 4,75m

Đối với bể chứa xăng dầu:

+ Vật liệu làm bể chứa xăng dầu là vật liệu chịu xăng dầu và không cháy

+ Theo quy định của thông tư, đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất, không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên mặt đất

Trang 28

+ Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng

+ Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3 m

+ Bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể

+ Đối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng dầu

+ Bề mặt ngoài của bể chứa bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại TCVN 4090:1985 Kho tàng, trạm và đường ống dẫn xăng dầu - Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế

- Đối với vị trí lắp đặt cột bơm:

+ Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng Trường hợp cột bơm đặt trong nhà, phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió

và có cánh cửa mở quay ra ngoài

+ Đảm bảo các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng

+ Cột bơm phải được đặt trên đảo bơm Đảo bơm phải được thiết

kế phù hợp với các yêu cầu sau: Cao độ phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe

ít nhất 0,15 m; Chiều rộng không được nhỏ hơn 1,0 m; Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái che bán hàng hoặc cột bơm ít nhất 0,5 m

+ Bể chứa và cột bơm xăng dầu đều phải đáp ứng khoảng cách đến nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa là 18m và đến nơi tập trung đông người là 50m nhưng khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến nơi tập trung đông người được giảm xuống còn 25m (17m trường hợp có hệ

Trang 29

thống thu hồi hơi xăng dầu) nếu cửa hàng xăng dầu được trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc bán cố định

- Đối với đường ống công nghệ:

+ Đường ống trong cửa hàng xăng dầu phải bằng vật liệu có tính năng vật lý chịu được xăng dầu và không bị cháy Đường kính trong của ống ít nhất bằng 32mm Đối với đường ống thép phải có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn Đối với đường ống bằng vật liệu không dẫn điện phải tính đến biện pháp triệt tiêu tĩnh điện trong quá trình xuất, nhập xăng dầu

+ Các mối liên kết trên đường ống công nghệ phải đảm bảo kín, bền

cơ học và hóa học

+ Các đường ống công nghệ đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất bằng một lần đường kính ống lớn hơn Đối với ống có kiên kết bằng mặt bích đặt song song, khoảng cách giữa các ống ít nhất bằng đường kính mặt bích cộng thêm 3 cm Đối với ống có liên kết bằng mặt bích đặt so le, khoảng cách giữa mép ngoài của mặt bích đến mép ngoài của ống gần nhất tối thiểu 3 cm

+ Khoảng cách từ điểm thấp nhất của đường ống xuất xăng dầu trong bể chứa để xuất xăng dầu cho cột bơm phải cách đáy bể ít nhất

15 cm

+ Nhập xăng dầu vào bể chứa phải sử dụng phương pháp nhập kín Đường ống nhập xăng dầu vào từng bể phải kéo dài xuống đáy bể và cách đáy bể không quá 20 cm

+ Tất cả các bể chứa xăng dầu đều phải lắp đặt van thở Cho phép lắp đặt chung một van thở đối với các bể chứa cùng nhóm nhiên liệu

- Đối với van thở:

Trang 30

+ Thông số kỹ thuật phù hợp với kết cấu, dung tích và điều kiện vận hành bể chứa Miệng xả của van thở phải hướng sang ngang hoặc hướng lên phía trên

+ Đường kính trong của ống nối từ bể tới van thở không được nhỏ hơn

50 mm

+ Van thở của cửa hàng xăng dầu phải có bình ngăn lửa, hệ thống chống sét đánh thẳng riêng hoặc phải nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống chống sét đánh thẳng chung của cửa hàng xăng dầu

- Đối với hệ thống điện:

+ Các yêu cầu về an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng trang thiết

bị điện cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt

và sử dụng

+ Trường hợp sử dụng máy phát điện trong khu vực cửa hàng xăng dầu thì vị trí đặt máy nằm ngoài vùng nguy hiểm cháy nổ Ống khói của máy phát điện phải có bộ dập lửa và bọc cách nhiệt

- Đối với trang thiết bị phòng cháy chữa cháy:

+ Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc

+ Mỗi cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đẩy đủ số lượng phương tiện chữa cháy, cũng như các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình; các trang thiết bị PCCC phải được bố trí, kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng theo quy định

Trang 31

+ Tại cửa hàng phải bố trí phương tiện chứa nước phù hợp để thấm ướt chăn sợi kịp thời khi xảy ra sự cố cháy

+ Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc nếu có thể bố trí theo từng cụm tùy thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ, nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm

- Đối với hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường:

+ Nước sinh hoạt, nước chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu được lấy

từ nguồn nước công cộng, nước ngầm hoặc nước mặt

+ Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được thu gom theo hệ thống rãnh thoát riêng có nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép có lỗ thoát khí hoặc tấm đan nan thép để tránh tích tụ hơi xăng dầu

+ Nước thải nhiễm dầu phải được xử lý đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu trước khi xả ra môi trường bên ngoài

+ Các công cụ, hay chất thải một khi bị nhiễm dầu phải được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

b Yêu cầu điều kiện kinh doanh cửa hàng xăng dầu:

Theo Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 quy định những điều kiện đối với của hàng bán lẻ xăng dầu như sau:

- Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Trang 32

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành

1.2 Lý luận về phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu 1.2.1 Khái niệm phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Theo quan niệm biện chứng, phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt Quá trình phát triển có thể diễn ra vừa dần dần, hoặc có thể nhảy vọt nhằm cho ra đời của cái mới thay thế cái cũ Phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ có thể lặp lại như ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn

Từ cách hiểu về phát triển theo nghĩa bao quát như trên, luận văn rút ra khái niệm phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu như sau:

Phát triển hệ thống các cửa hàng bán lẻ xăng dầu là quá trình tăng tiến

về mọi mặt của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu; là sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình tăng trưởng về số lượng, quy mô với chất lượng dịch vụ, hiệu quả hệ thống nhằm thoả mãn nhu cầu các đối tượng tiêu dùng và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển chung của xã hội

Căn cứ theo quan niệm trên, phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu có thể thực hiện theo 3 hướng: phát triển theo chiều rộng; phát triển theo chiều sâu và phát triển kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu Theo đó:

- Phát triển theo chiều rộng: số cửa hàng bán lẻ xăng dầu được tăng lên, mật độ cửa hàng trên địa bàn xã/phường/thị trấn tăng hay mật

độ trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường xã

Trang 33

- Phát triển theo chiều sâu: nâng cao hiệu quả và chất lượng của hệ thống cửa hàng bán lẻ Chất lượng có thể được đánh giá qua sự hiệu quả

về tăng số lượng tiêu thụ, doanh số cửa hàng, chất lượng dịch vụ, đảm bảo đủ điều kiện môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông

- Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu: phát triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những vùng có mật độ xăng dầu thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân kết hợp với giảm số lượng cửa hàng không đảm bảo điều kiện (như những nơi mật độ cửa hàng bán lẻ xăng dầu quá dày, gây ách tắc giao thông, điều kiện phòng cháy và chữa cháy không được đảm bảo,…) Ngoài ra, còn nhằm mục đích nâng cao trình độ văn minh thương mại, nâng cao chất lượng, năng lực dịch vụ và hiệu quả của hệ thống, đảm bảo

sự ổn định của thị trường xăng dầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống nhân dân

1.2.2 Nội dung phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

a Phát triển mới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Nghiên cứu phát triển thêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu mới để phù hợp, đảm bảo các quy định của Nhà nước và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh đó khuyến khích đầu tư xây dựng các cửa hàng

ở vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo nguồn cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh của người dân

b Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện

Thực hiện kiểm tra, đối chiếu các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang còn hoạt động tại doanh nghiệp với các tiêu chuẩn về quy mô diện tích, yêu cầu về thiết kế, địa điểm xây dựng cửa hàng, an toàn giao thông, bảo

vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy và các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành Đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu chưa đảm bảo

Trang 34

được các yêu cầu về diện tích tối thiểu, quy mô cửa hàng, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng cháy chữa cháy để đạt chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại III thì yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện việc nâng cấp, cải tạo lại các cửa hàng đó Bên cạnh đó cũng khuyến khích doanh nghiệp chủ động sửa chữa, cải tạo các cửa hàng có kiến trúc cũ để tăng cường độ nhận diện thương hiệu, nâng cấp tự động hóa các trang thiết bị lạc hậu để từng bước hiện đại hóa hệ thống cửa hàng xăng dầu hiện có

c Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ

Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cung ứng dịch vụ của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động tại doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về sản lượng bán hàng; về chức năng cung ứng xăng dầu, nhiên liệu sinh học và dịch vụ tổng hợp như rửa xe, nhà nghỉ, bãi đỗ xe qua đêm và các dịch vụ thương mại khác; về việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc kinh doanh xăng dầu

d Đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện

Đánh giá thực tế các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động tại doanh nghiệp theo các quy chuẩn về thiết kế xây dựng, điều kiện và quy định về kinh doanh xăng dầu Thống kê những cửa hàng bán lẻ xăng dầu đạt tiêu chuẩn và những cửa hàng nào chưa đáp ứng đầy đủ quy định, tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định

1.2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

1.2.3.1 Phát triển mới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu về quy mô và tiêu chí lựa chọn địa điểm mới để đặt các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên như sau:

- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại I và loại II được ưu tiên xây dựng địa điểm tại các cửa ngõ ra vào thị xã, nội thành thành phố, các khu

Trang 35

công nghiệp, cụm công nghiệp Còn các địa điểm để xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại III được đặt tại các cửa ngõ ra vào thị trấn, các nhà máy, xí nghiệp và những khu vực vùng sâu, vùng xa

- Địa điểm để xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu đều được khảo sát thực tế để xem xét, lựa chọn địa điểm phù hợp với các yêu cầu xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành

- Thiết kế xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu: theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu: Phải quy hoạch và

bố trí quỹ đất cho các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định theo nhu cầu của đô thị; Diện tích đất tối thiểu của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định tuân thủ quy định quy chuẩn Việt Nam; Bảo đảm tuân thủ các quy định về PCCC Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định tối thiểu là 300 m Riêng khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu xây dựng tại những nơi tụ họp đông người (chợ, trung tâm thương mại, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, công sở) tối thiểu là 50 m

1.2.3.2 Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có

Rà soát, thống kê các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có bắt buộc phải thực hiện cải tạo, nâng cấp để đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, diện tích, an toàn giao thông và quy mô cửa hàng để đạt chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại III

Rà soát, thống kê số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại III có kiến trúc cũ, lạc hậu về trang thiết bị…, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã đủ tiêu chuẩn về kinh doanh xăng dầu thì khuyễn khích doanh nghiệp thực hiện các cải tạo, nâng cấp, nhất là khâu mỹ quan kiến trúc (sơn sửa mái che, gian nhà bán hàng hóa khác, lắp đặt bảng hiệu LED, thiết bị đo bồn tự động…) để từng bước hiện đại hóa hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Trang 36

1.2.3.3 Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ

- Sản lượng xăng dầu và các hàng hóa khác của cửa hàng bán lẻ xăng dầu

- Số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cung cấp các dịch vụ tổng hợp

- Số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu có kinh doanh xăng sinh học E5

- Việc chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu (về số lượng và chất lượng xăng dầu được cung ứng ra thị trường) của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

1.2.3.4.Đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện

- Thống kê và phân loại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu: (1) Phân loại cửa hàng xăng dầu theo diện tích, quy mô đảm bảo theo quy định về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu; (2) Phân loại cửa hàng xăng dầu theo dung tích chứa xăng dầu thực hiện theo yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu

- Đánh giá cửa hàng bán lẻ xăng dầu đáp ứng yêu cầu về điều kiện kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện theo quy định

- Đánh giá cửa hàng bán lẻ xăng dầu đáp ứng yêu cầu về thiết kế, xây dựng cửa hàng xăng dầu thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng

1.2.4 Các yếu tố tác động đến phát triển hệ thống cửa hàng bán

lẻ xăng dầu

1.2.4.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu phụ thuộc rất lớn vào thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chung và địa phương nói riêng Khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ gia tăng nhu cầu cung ứng xăng dầu, tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng

Trang 37

dầu, ngược lại những địa phương kinh tế - xã hội phát triển chậm thì nhu cầu cung ứng xăng dầu thấp, việc phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ bị hạn chế (tại các khu vực đô thị, hoặc các thị trấn thì tập trung nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu, ngược lại tại các khu vực vùng sâu vùng xa thì có rất ít cửa hàng bán lẻ xăng dầu, có xã đến nay vẫn chưa có cửa hàng bán lẻ xăng dầu) Các tham số chủ yếu của nhân tố định hướng kinh tế- xã hội tác động đến phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

là tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, tốc đô thị hóa và lãi suất, lạm phát, trong đó:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thị vượng hoặc suy thoái sẽ tác động đến thị trường xăng dầu Khi kinh tế tăng trưởng sẽ tạo nhiều cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, phát triển thêm các ngành tiêu thụ xăng dầu, từ đó làm tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ tạo động lực phát triển hệ thống cửa hàng bản lẻ xăng dầu; ngược lại, khi nền kinh tế khó khăn, đầu tư giảm, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, khối lượng hàng hóa lưu chuyển giảm, các ngành tiêu thụ xăng dầu cũng giảm dẫn đến nhu câu tiêu thụ xăng dầu giảm, do đó việc phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ gặp khó khăn

- Cơ cấu kinh tế cũng là nhân tố quan trọng tác động đến việc phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu còn phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân Khi thu nhập của người dân tăng lên thì người dân có xu hướng tiêu dùng hàng hóa nhiều hơn, trong đó có mặt hàng xăng dầu để phục vụ cho các nhu cầu cá nhân, dẫn đến nhu cầu cung ứng xăng dầu toàn xã hội cùng tăng theo Ngược lại, khi thu nhập của người dân sụt giảm, thì họ có xu hướng tiết kiệm, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong đó có xăng dầu cũng giảm

Trang 38

- Mức lãi suất, chính sách tiền tệ cũng sẽ quyết định đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã hội, bên cạnh việc thể thúc đẩy thị trường xăng dầu phát triển thì nó cũng làm cản trở sự phát triển của thị trường Lạm phát cũng là nhân tốt quan trọng tác động đến thị trường xăng dầu, nếu tỷ

lệ lạm phát cao, các dụ án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, do đó nguy cơ đầu tư giảm, sản xuất kinh doanh chậm dẫn đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu giảm, sẽ tác động tiêu cực đến việc phát triển hệ thống cửa hàng bán

lẻ xăng dầu

- Tốc độ đô thị hóa cũng tác động lớn đến hoạt động phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì nhu cầu tiêu dùng xăng dầu càng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh phục vụ cho quá trình đô thị hóa, tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ thống cửa hàng bản lẻ xăng dầu

1.2.4.2 Quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước

- Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu là hạ tầng rất quan trọng và không thể thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cung ứng xăng dầu cho các phương tiện giao thông và phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân Vì vậy việc quy hoạch cửa hàng bán lẻ xăng dầu là rất cần thiết, theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập và ban hành công khai quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng dầu phục vụ nhu cầu xăng dầu lưu thông trên địa bàn Việc ban hành quy hoạch cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạo cơ sở pháp lý và định hướng để phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương, cụ thể như sau:

Trang 39

+ Sắp xếp lại hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của tổ chức, cá nhân

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn cháy

nổ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh

+ Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế hiện trạng hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh, đánh giá ưu, nhược điểm và dự báo nhu cầu tiêu dùng đưa ra quan điểm, mục tiêu, định hướng và phân bố cửa hàng bán lẻ xăng dầu hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các cá nhân, tổ chức

+ Quy hoạch sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động về kế hoạch đầu

tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cửa hàng xăng dầu theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của Nhà nước, nhất là phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh và phù hợp với sự phát triển của các địa phương

- Tổ chức quản lý

+ Quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh xăng dầu: Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương; trong đó có kinh doanh xăng dầu

+ Quản lý nhà nước về giá: Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc

Sở Công Thương là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu như: Niêm yết giá, bán đúng giá quy định; xử lý những trường hợp bán vượt giá quy định

Trang 40

+ Quản lý nhà nước về đo lường số lượng, chất lượng: Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về đo lường số lượng, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu

+ Công tác kiểm tra vệ sinh môi trường và quản lý đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các doanh nghiệp các quy định pháp luật về môi trường và chủ trì tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh ưu tiên dành phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu

+ Công tác quản lý nhà nước về an toàn phòng chống cháy nổ: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thỏa thuận thiết kế về an toàn PCCC, sau đó thẩm định và chấp thuận đề nghị cấp Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn PCCC cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

+ Công tác quản lý nhà nước về xây dựng: Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (theo phân cấp) hướng dẫn trình tự đầu tư, xây dựng, thẩm định dự án, cấp giấy phép xây dựng cửa hàng xăng dầu theo thẩm quyền

- Thanh tra, kiểm tra

Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được quản lý thống nhất theo các tiêu chuẩn quy định của nhà nước và chịu sự quản lý của nhiều ngành nhưng hiện nay trong hoạt động kinh doanh vẫn có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và gian lận thương mại trên thị trường xăng, dầu vẫn tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định, nhất là tập trung vào các hoạt động như:

+ Kiểm tra điều kiện kinh doanh xăng dầu

+ Kiểm tra quy định về đo lường số lượng và chất lượng xăng dầu

Ngày đăng: 25/03/2024, 08:37

w