Sáng kiến đưa ragiải pháp nhằm trang bị cho học sinh lớp 1 những hiểu biết nhất định vềđạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng cácchuẩn mực hành vi đạo đức để
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Hai Bà Trưng;
- Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học …………;
- Hội đồng sáng kiến huyện Bù Gia Mập
Tôi ghi tên dưới đây:
S
T
T
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc
nơi thường trú)
Chứ c danh
Trình độ chuyê n môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Trường
TH Hai Bà Trưng
Giáo viên
Cử nhân 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp nâng cao hành vi đạo đức góp phần thực hiện tốt giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 01/9/2021
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
I Tính mới của sáng kiến
Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc
gia nào “Trong tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là
chìa khóa cuối cùng mở cánh cửa vào tương lai” Đảng và nhà nước
ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Để giáo dục đạo đức cho các em
Trang 2nhiệm vụ đó trước hết của các thầy cô giáo Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức học sinh nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, nhìn nhận được thái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tác động đến đạo đức của các
em Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông qua các môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh nhằm nâng cao chất phẩm chất cho các
em học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình thành nhân cách học sinh Tiểu học Sáng kiến đưa ra giải pháp nhằm trang bị cho học sinh lớp 1 những hiểu biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực hành vi đạo đức để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu
để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức
Hình thành cho học sinh thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, …) Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành
và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức
II Về nội dung của sáng kiến
1 Xây dựng hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1
Đây là phương thức hướng các em tới những tri thức cơ bản về
nề nếp, về đạo lý làm người Từ đó biết hành động và cư xử đúng trên mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi công việc Không chỉ ở trường mà còn ở gia đình và ngoài xã hội Cụ thể là giúp trẻ hình thành năng lực định hướng giá trị đạo đức; biết phân biệt cái tốt - xấu, thiện - ác Bồi dưỡng cho học sinh cảm xúc đạo đức tích cực, yêu cái đúng - tốt, ghét cái xấu Tin tưởng và ham muốn theo cái tốt, cái đúng Xây dựng cho học sinh kinh nghiệm, thói quen đơn giản thực hành những hành vi đạo đức trong sinh hoạt hằng ngày
2 Rèn cho học sinh có những hành vi đạo đức đúng
Học sinh lớp 1 phạm vi tri giác còn hẹp, tư duy chưa có tính khái quát - tổng hợp, năng lực hành động chưa cao chủ yếu là bắt chước và làm theo Vì vậy điều trước tiên giáo viên phải là một tấm gương sáng
Trang 3về mọi mặt hành vi đạo đức từ lời nói đến việc làm để học sinh noi theo
Tri thức đạo đức của các em là tri thức về phép ứng xử, trong các hoạt động và mối quan hệ hằng ngày nên khi dạy đạo đức phải chú trọng việc kết hợp giữa phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục Phải phát huy được vốn kinh nghiệm đạo đức đã có, học sinh tiếp thu bài một cách chủ động - sáng tạo Để có được điều đó khi dạy một bài đạo đức giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo về thiết kế bài dạy, làm sao cho học sinh có cảm giác thoải mái học mà chơi - chơi mà học
Cô giáo như người mẹ bảo ban các em về mọi điều hay lẽ phải
Bài học đạo đức không kết thúc ngay sau tiết dạy, học sinh cần được tiếp thu rèn luyện những chuẩn mực hành vi vừa học xong trong nhà trường - gia đình và ngoài cuộc sống Đây là công việc hết sức khó khăn, song nhất thiết phải làm có như vậy những tri thức đạo đức
mà học sinh mới được lĩnh hội trong giờ học mới biến thành hành động, hành vi và thói quen đạo đức Vì vậy, để đạt được những vấn đề này, khi dạy đạo đức cần hết sức chú trọng đến luyện tập thực hành Mỗi bài tập cần đưa ra tình huống để các em tự giải quyết cái đúng
Tổ chức nhiều hình thức sắm vai để các em luyện tập giáo viên uốn nắn hành vi Có thể nói đây là tiết học bộc lộ rõ nhất hành vi tính cách của các em
Khi hướng dẫn thực hành giáo viên cần chú ý tuyên dương kịp thời những em xử lý đúng - hay và động viên nhắc nhở những em chưa nhận thức được cái đúng - sai trong giao tiếp
3 Hình thức theo dõi và rèn luyện
3.1 Theo dõi ở trường
Lập bảng thi đua cả lớp treo ngay trong lớp học theo mẫu dưới đây.
SINH
CỜ THI ĐUA
GHI CHÚ
1
2
Trang 4(Tuỳ theo số lượng học sinh của lớp giáo viên có thể bố trí các bảng theo dõi phù hợp với không gian của lớp mình)
Giáo viên phân công các tổ theo dõi chéo nhau thay đổi theo tuần
* Nội dung theo dõi và thực hiện:
- Tất cả mọi hành vi tốt và chưa tốt ở lớp, trường
- Mỗi ngày giáo viên dành 5 - 7 phút cuối giờ để tổng kết Mỗi hành vi tốt của cá nhân được tặng 1 cờ đỏ, một hành vi chưa tốt sẽ bị trừ 1 cờ đỏ
- Cuối tuần giáo viên và học sinh nhìn bảng để nhận xét, đánh giá: Học sinh nào được nhiều cờ đỏ nhất sẽ được thưởng (hình thức do giáo viên chọn) Sau đó tổng kết số cờ đỏ của toàn tổ cứ 10 cờ đỏ sẽ đổi được 1 cờ xanh (Đây là cờ thi đua tháng) Cuối học kì hoặc cuối năm giáo viên cùng học sinh tổng kết cờ tháng để khen thưởng tổ có thành tích cao nhất và bầu chọn cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua rèn hành vi đạo đức tốt
- Hình thức khen do GV chon tuỳ tình hình của lớp (Tuyên dương trước lớp, tặng vở, tặng bút, tặng quà …)
Để đạt kết quả như mong muốn GV phải thực hiện thường xuyên, cập nhật kịp thời và thật kiên trì trong quá trình áp dụng, tránh
bị gián đoạn.
3.2 Theo dõi ở nhà
Giáo viên sử dụng phiếu liên lạc kèm theo mẫu theo dõi các hành vi của các em, việc này cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh
Mẫu theo dõi dành cho phụ huynh học sinh
Tháng:
Tên học sinh: Lớp: 1A2 Trường: Tiểu học Hai Bà Trưng
Anh (chị) vui lòng phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm theo dõi kết quả rèn luyện phẩm chất đạo đức của cháu ở nhà:
NỘI DUNG THEO
TUẦ
N 3
TUẦ
N 4
Trang 5Số lần vi phạm (Ghi số lần
mắc lỗi vào từng tuần)
1 Không chào hỏi khách
đến nhà
2 Không vâng lời cha mẹ
3 Không học bài ở nhà
4 Nói dối cha mẹ
5 Hay gây gổ đánh nhau
6 Lấy cắp đồ vặt của
người khác
Kết quả rèn luyện (Ghi
mức Tốt, Đạt, Chưa đạt)
vào từng tuần
7 Yêu nước
8 Nhân ái
9 Chăm chỉ
10 Trung thực
11 Trách nhiệm
Ý kiến của cha (mẹ)
………
…
………
…
………
…
Cha (mẹ) ký tên:
Trong cuộc họp đầu năm, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cha
mẹ học sinh (CMHS) cách thức theo dõi và ghi phiếu, có thể ghi thêm những hành vi mà các em hay mắc phải vào phiếu và các ý kiến khác vào phần ý kiến của cha (mẹ) Cuối tháng Ban cán sự lớp thu thập và giao lại cho giáo viên Căn cứ kết quả, giáo viên có những điều chỉnh
về cách giáo dục hành vi đạo đức và rèn luyện những phẩm chất mà các em chưa đạt một cách kịp thời
3.3 Biện pháp phối hợp
Ngoài những hình thức và biện pháp trên khi tiến hành một tiết đạo đức giáo viên nên chú ý vận dụng khai thác những kinh nghiệm
Trang 6ứng xử, những lời khuyên răn, những phương châm hành động đạo đức trong kho tàng văn học nghệ thuật của dân tộc để tiết học thêm sinh động, hướng cho các em nhớ lâu và làm theo những hành vi đạo đức tốt
Ví dụ:
Khi dạy học sinh hành vi đạo đức “Không nên nói dối” Tôi sẽ
kể cho học sinh nghe câu chuyện “Cậu bé nói dối” thông qua câu
chuyện giúp các em thấy được tác hại của việc nói dối từ đó giúp các
em phân biệt điều tốt nên học tập và những điều xấu cần phê phán, hình thành chuẩn mực đạo đức đúng đắn
Việc lồng ghép giáo dục cho học sinh trong các tiết dạy là vấn đề được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm và trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nó đem lại kết quả rất cao vì học sinh vừa được học văn hoá vừa được học cách ứng xử trong cuộc sống tạo cho các em sự thoải mái nên việc tiếp thu bài trở nên nhẹ nhàng hơn Vì vậy việc luyện tập hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ có ở môn đạo đức mà cần lồng ghép trong tất cả các tiết dạy để các em được thực hành nhiều hơn, ghi nhớ lâu hơn và từ đó hình thành, bồi dưỡng tình cảm đẹp cho các em
Không những thế mà hằng ngày, giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở, rèn luyện thói quen nề nếp lễ phép trong mọi lúc, mọi nơi Phải xử lý kịp thời những biểu hiện hành vi đạo đức không tốt để làm gương cho cả lớp
- Những thông tin cần được bảo mật: Không.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để áp dụng sáng kiến đạt hiệu quả cao, giáo viên cần nghiên cứu
kĩ nội dung môn Đạo đức lớp 1, nắm chắc các hành vi đạo đức; nắm được những phẩm chất cần rèn luyện cho học sinh lớp 1
Giáo viên cần có sự phối kết hợp tốt với cha mẹ học sinh, phải thống nhất được các phương pháp phối hợp, nội dung cha mẹ học sinh cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục phẩm chất cho học sinh
Có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo các biểu mẫu theo nội dung sáng kiến để tiến hành thực hiện đạt hiệu quả
Trang 7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Qua việc triển khai sáng kiến tại lớp 1A2 do tôi phụ trách, tôi nhận thấy học sinh hình thành được những thối quen, chuẩn mực hành
vi đạo đức tốt; các em biết nghe lời, chấp hành nội quy của trường, của lớp tốt hơn, các em biết tự quản, biết nhắc nhở nhau thực hiện những hành vi, thói quen đẹp, tránh những việc làm xấu đó là: không nói tục, chửi thề; không xả rác bừa bãi; đi vệ sinh đúng nơi quy định; không làm việc riêng trong giờ học; biết vâng lời thầy cô giáo; không gây gổ với bạn bè Kết quả đánh giá Cuối học kỳ I về môn Đạo đức và xếp loại phẩm chất của các lớp trong trường có tham gia áp dụng sáng kiến được nâng cao, cụ thể:
Kết quả môn Đạo đức:
Lớp Tổng số
HS
Kết quả đánh giá cuối học kỳ I Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Kết quả đánh giá phẩm chất khối lớp 1:
Tên phẩm chất
(Theo Thông tư
27/2022/TT-BGDDĐT)
Tổng số HS
Kết quả đánh giá cuối học kỳ I
Trách nhiệm
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
1 Tôi tên là: Hoàng Thị Hạnh
Chức danh/Chức vụ: Tổ trưởng Tổ 1
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hai Bà Trưng
Trang 8Tôi đã áp dụng sáng kiến “Biện pháp nâng cao hành vi đạo đức
góp phần thực hiện tốt giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1” của
tác giả Lê Thị Hồng Nhung, công tác tại Trường Tiểu học Hai Bà Trưng kể từ ngày 4/9/2021 tại Trường Tiểu học Hai Bà Trưng nơi Tôi đang công tác, sáng kiến áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 1A1 Qua thời gian áp dụng sáng kiến, Tôi nhận xét, đánh giá về hiệu quả
áp dụng như sau:
Họ và tên tác giả: …
Chức danh/chức vụ: Giáo viên Sinh ngày 19 tháng 9 năm …
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hai Bà Trưng
Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao hành vi đạo đức góp phần thực hiện tốt giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1”.
Ngày tháng năm đưa vào áp dụng sáng kiến: 10/9/2021
Sáng kiến áp dụng cho đối tượng: học sinh lớp 1A1
Lĩnh vực của sáng kiến: Giáo dục tiểu học
- Đánh giá tính mới của sáng kiến: sáng kiến đảm bảo tính mới, giải pháp tác giả đưa ra không trùng với các giải pháp đã có trước đó
- Đánh giá khả năng áp dụng: sáng kiến có khả năng áp dụng, nhân rộng trên địa bàn huyện Bù Gia Mập mang lại hiệu quả cao
- Đánh giá lợi ích thu được về mặt kinh tế, về mặt xã hội do áp dụng sáng kiến: thông qua vận dụng sáng kiến, học sinh rèn luyện được các hành vi đạo đức, chấp hành tốt nội quy, quy định của trường, lớp; chất lượng môn Đạo đức được nâng cao, các phẩm chất của học sinh được đánh giá mức độ Đạt trở lên
Kết luận: Sáng kiến “Biện pháp nâng cao hành vi đạo đức góp phần thực hiện tốt giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1” của tác
giả Lê Thị Hồng Nhung, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng đã được Tôi
áp dụng tại Trường Tiểu học Hai Bà Trưng trong năm học 2021
-2022, sáng kiến đã có phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, đề nghị cấp trên
xem xét./
Ngày 22 tháng 02 năm 2022
Người tham gia áp dụng
Trang 9
Hoàng Thị Hạnh
2 Tôi tên là:
3 Tôi tên là:
4 Tôi tên là:
Tổ khối 1, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng đã áp dụng sáng kiến
“Biện pháp nâng cao hành vi đạo đức góp phần thực hiện tốt giáo
dục phẩm chất cho học sinh lớp 1” của tác giả Lê Thị Hồng Nhung,
Sinh ngày 19/9/1984, Giáo viên Trường Tiểu học Hai Bà Trưng thuộc lĩnh vực Giáo dục tiểu học Thời gian áp dụng từ ngày 04/9/2021 Sáng kiến góp phần giúp học sinh học sinh hình thành được những thối quen, chuẩn mực hành vi đạo đức tốt; các em biết nghe lời, chấp hành nội quy của trường, của lớp tốt hơn, các em biết tự quản, biết nhắc nhở nhau thực hiện những hành vi, thói quen đẹp, tránh những việc làm xấu đó là: không nói tục, chửi thề; không xả rác bừa bãi; đi
vệ sinh đúng nơi quy định; không làm việc riêng trong giờ học; biết vâng lời thầy cô giáo; không gây gổ với bạn bè Kết quả đánh giá Cuối học kỳ I của Khối lớp 1 về môn Đạo đức và xếp loại phẩm chất của các lớp trong trường có tham gia áp dụng sáng kiến được nâng cao
Kết luận: Sáng kiến “Biện pháp nâng cao hành vi đạo đức góp phần thực hiện tốt giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 1” của tác
giả Lê Thị Hồng Nhung Trường Tiểu học Hai Bà Trưng đã được áp dụng tại Tổ 1, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng trong năm học 2021
-2022, sáng kiến đã được Tổ 1 tổ chức họp, nhận xét, đánh giá sáng kiến và công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, đề nghị cấp trên xem xét./
Ngày 20 tháng 02 năm 2022
TM, TỔ 1 TỔ TRƯỞNG
Trang 10Hoàng Thị Hạnh
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu:
Số
TT
Họ và tên Ngày
tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc
nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc
hỗ trợ
1
Trường TH Hai Bà Trưng
Tổ trưởng ĐHSP
Áp dụng sáng kiến
2
Trường TH Hai Bà Trưng
Giáo viên ĐHSP
Áp dụng sáng kiến
3
Trường TH Hai Bà Trưng
Giáo viên ĐHSP
Áp dụng sáng kiến
Ngô Quyền
Tổ trưởng ĐHSP
Áp dụng sáng kiến
Ngô Quyền
Giáo viên ĐHSP
Áp dụng sáng kiến
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Phú Văn, ngày 23 tháng 02 năm 2021
Người nộp đơn