VẬN DỤNG QUY TRÌNH THIẾT kế kỹ THUẬT TRONG xây DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO dục STEAM CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 6 TUỔI

109 31 1
VẬN DỤNG QUY TRÌNH THIẾT kế kỹ THUẬT TRONG xây DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO dục STEAM CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 6 TUỔI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành khóa luận “Vận dụng quy trình thiết kế kỹ thuật trong xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi”, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và quan tâm từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo, Ths. Trần Viết Nhi – người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và dành nhiều thời gian, công sức để đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận.Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Giáo dục Mầm non đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Giáo viên trường mầm non II, trường mầm non Sơn Ca, trường mầm non Sao Mai, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thu thập số liệu.Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót do năng lực của bản thân còn hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, quý thầy cô giáo và bạn bè để tiểu luận được hoàn thiện hơn.Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơnHuế, tháng 04 năm 2021Sinh viênNguyễn Thị Mỹ LinhMỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTSTTVIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ1GDMNGiáo dục mầm non2GVGiáo viên 3MGMẫu giáo 4GVMNGiáo viên mầm non5GDĐTGiáo dục và đào tạo6KPKHKhám phá khoa học7SLSố lượng8ĐTBĐiểm trung bình9ĐLCĐộ lệch chuẩnDANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2.1. Hiểu biết của giáo viên về giáo dục STEAMBảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về khái niệm “Giáo dục STEAM”Bảng 2.3. Đặc điểm của giáo dục STEAMBảng 2.4. Mục đích của việc tích hợp các lĩnh vực STEAM trong một hoạt độngBảng 2.5. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục STEAMBảng 2.6. Mức độ thực hiện các lĩnh vực trong hoạt động giáo dục trẻ 56 tuổi Bảng 2.7. Mức độ tích hợp các lĩnh vực STEAM trong hoạt động giáo dục trẻ 56 tuổiBảng 2.8. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp STEAMBảng 2.9. Hiểu biết của giáo viên về quy trình thiết kế kỹ thuậtBảng 2.10. Nhận thức của giáo viên về khái niệm “Quy trình thiết kế kỹ thuật”Bảng 2.11. Nhận thức của giáo viên về các bước của quy trình thiết kế kỹ thuậtBảng 2.12. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIGiáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng đến 06 tuổi. GDMN nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. (Luật giáo dục 2019). Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chú trọng và đạt được những thành tựu nổi bật.STEAM là mô hình giáo dục theo hướng tích hợp liên môn bao gồm: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Math (Toán học) nhằm đào tạo những tài năng tương lai, đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay. Là sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một mô hình giáo dục hiện đại và lý tưởng. Trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực trên với thực tế, cho trẻ được trải nghiệm, thực hành thực tế. Các nhà nghiên cứu về giáo dục STEAM đã chứng minh tiềm năng và lợi ích của mô hình tiếp cận này. Đặc biệt là với sự phát triển nhanh chóng khoa học – công nghệ như Internet, trí tuệ nhân tạo… Đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những thay đổi để đáp ứng với nhu cầu xã hội. Do đó ngày càng nhiều quốc gia đưa mô hình giáo dục STEAM vào bậc học mầm non như Mỹ, Australia, Nhật, Hàn Quốc… theo xu hướng đó, ở nước ta, một số hội thảo quốc tế về giáo dục STEAM cũng được tổ chức nhằm quảng bá trào lưu giáo dục tích cực đến các nhà giáo dục ở Việt Nam. Giáo dục STEAM được đánh giá phù hợp đối với cách học của trẻ mầm non – giai đoạn học hiệu quả nhất thông qua các hoạt động trải nghiệm, thực hành, tương tác với đồ vật (L.S. Vygotsky, 1978; D. Kolb, 2011; J. Dewey, 2012). Với việc tích hợp các lĩnh vực Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Math (Toán học) theo hướng ứng dụng, tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng STEAM không những giúp trẻ hiểu biết về những nguyên lý đơn giản mà còn được thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.Quy trình thiết kế kỹ thuật là một cách tiếp cận thực tế để giải quyết vấn đề áp dụng cho tất cả các môn học, không chỉ kỹ thuật và khoa học. Thường bắt đầu từ giữa hoặc cuối quá trình và có thể lặp lại các bước khi thiết kế một quá trình. Thất bại là một phần của quá trình và học hỏi từ thất bại là một phần không thể thiếu để tạo ra các thiết kế kỹ thuật thành công. Việc dạy học theo quy trình thiết kế kỹ thuật không chỉ giúp trẻ thực hành những kỹ năng giống như những kỹ sư thực thụ trong các bộ phận làm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mà quan trọng hơn đó là giúp cho trẻ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân khi tự mình có thể giải quyết được những vấn đề thay vì trông chờ vào một giải pháp có sẵn từ các giáo viên (Nguyễn Thành Hải, 2019). Khi trẻ thử các giải pháp khác nhau cho các thách thức STEAM được hướng dẫn bởi quy trình thiết kế kỹ thuật sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và tư duy phản biện. Với những lợi ích của việc vận dụng quy trình thiết kế kỹ thuật trong giáo dục STEAM, một vài đơn vị đang có những bước khai phá tiềm năng của mô hình giáo dục này tại nước ta hứa hẹn sự nâng cấp và đổi mới trong cách dạy và học của lứa tuổi mầm non.Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Vận dụng quy trình thiết kế kỹ thuật trong xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi” được thực hiện với mong muốn hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục STEAM ở bậc học mầm non, trên cơ sở đó xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 56 tuổi theo quy trình thiết kế kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu chương trình GDMN.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUTrên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn Giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi, đề tài tập trung vào việc định hướng xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi theo quy trình thiết kế kỹ thuật, đề xuất các nguyên tắc, quy trình xây dựng hoạt động và các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi theo quy trình thiết kế kỹ thuật.3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3.1. Khách thể nghiên cứuHoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 56 tuổi.3.2. Đối tượng nghiên cứuVận dụng quy trình thiết kế kỹ thuật trong xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi.4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌCNếu quy trình thiết kế kỹ thuật được vận dụng trong xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ một cách khoa học, đúng quy trình và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ MG 56 tuổi thì sẽ tạo cho trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tiễn để khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, mang lại cho trẻ nhiều kinh nghiệm để vận dụng vào cuộc sống của trẻ; nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non, từ đó góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương trình GDMN.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU5.1. Giới hạn về mẫu nghiên cứuKhảo sát thực trạng trên 28 GV dạy lớp MG 56 tuổi ở các Trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm: MN II (10 GV), MN Sơn Ca (8 GV), MN Sao Mai (10 GV).5.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứuXây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi theo quy trình thiết kế kỹ thuật trong 3 chủ đề: Gia đình, phương tiện giao thông, động vật.5.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện trong 6 tháng, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Hệ thống hóa lí luận về vận dụng quy trình thiết kế kỹ thuật trong xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 56 tuổi. Đánh giá thực trạng nhận thức và tích hợp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi của giáo viên tại trường mầm non. Xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi theo quy trình thiết kế kỹ thuật.7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐể giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp sau:7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luậnMục đích: Nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 56 tuổi, làm cơ sở để tìm hiểu cơ sở thực tiễn và xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 56 tuổi theo quy trình thiết kế kỹ thuật.Cách tiến hành: Thu thập, lựa chọn các tài liệu có liên quan đến hoạt động giáo dục STEAM của trẻ mầm non, đặc biệt cho trẻ MG 56 tuổi. Phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát, hệ thống hóa nội dung vấn đề nghiên cứu.7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏiMục đích: Khảo sát thực trạng lựa chọn và xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 56 tuổi theo quy trình thiết kễ kỹ thuật và nhu cầu sử dụng hoạt động này cho trẻ MG 56 tuổi để xây dựng cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.Công cụ: Bảng hỏi được thiết kế dành cho giáo viên mầm non (GVMN) đang phụ trách các lớp MG 56 tuổi7.2.2. Phương pháp hồi cứu hồ sơMục đích: Khảo sát kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên để xem xét mức độ tích hợp các lĩnh vực giáo dục STEAM trong kế hoạch mà GV thiết kế nhằm bổ sung thông tin cho phần thực trạng. Công cụ: Phiếu quan sát được thiết kế nhằm phục vụ mục đích này.7.3. Phương pháp xử lí số liệu Mục đích: Xử lí phân tích số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng.8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀIBố cục khóa luận gồm có các phần: Mục lục, Mở đầu, Nội dung, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục. Phần nội dung khóa luận được trình bày với 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về vận dụng quy trình thiết kế kỹ thuật trong xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổiChương 2: Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng quy trình thiết kế kỹ thuật trong xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổiChương 3: Xây dựng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi theo quy trình thiết kế kỹ thuật.

Ngày đăng: 17/07/2021, 21:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

  • Mục đích: Xử lí phân tích số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng.

  • Trường mầm non Tuổi Thơ – Hoàng Mai (8/2019) “Ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động ngoài trời của trẻ mầm non”. Đã đưa ra các biện pháp và một số hoạt động được áp dụng trên trẻ MG 5-6 tuổi với mục đích cho trẻ làm quen với phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động ngoài trời phù hợp với chương trình giáo dục mầm non mà trường đang thực hiện. Và Nguyễn Thị Thùy Linh (5/2020) “Ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”. Nhận thấy kết quả khả quan, các kỹ năng thực hành cuộc sống của trẻ phát triển rất tốt. Chứng tỏ việc áp dụng phương pháp STEAM vào dạy kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ của đề tài đã có hiệu quả nhất định.

  • Theo Nia Keith (2018): Trong quá trình thử thách thiết kế kỹ thuật, sự tập trung ít hơn vào sản phẩm cuối cùng mà tập trung nhiều hơn vào chức năng của đối tượng và các bước thực hiện để đạt được điều đó. Khi các kỹ sư trẻ tuân theo các bước của quy trình thiết kế kỹ thuật phù hợp với lứa tuổi, họ học cách kiên trì vượt qua thất bại và phát triển tư duy phát triển. Đối với nhiều trẻ mẫu giáo, khi trẻ làm kỹ sư, đây là lần đầu tiên trẻ được yêu cầu nghĩ xem làm thế nào để đã tạo ra kết quả tốt hơn nữa. Việc tập trung vào bước cải thiện tạo ra một không gian an toàn cho trẻ khi thất bại, xây dựng sự tự tin và giúp trẻ nhận ra những điểm mạnh mà trẻ không biết là trẻ có.

  • Khi thực hiện quy trình thiết kế kỹ thuật, các bước có thể lặp lại, và không nhất thiết phải thực hiện theo thứ tự nhất định. Khi thực hiện lặp đi lặp lại quy trình này, không có nghĩa là trẻ thất bại, điều đó tạo ra cơ hội cho trẻ thử nghiệm và tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề. Với mỗi vấn đề, trẻ sẽ đưa ra tư duy - lý lẽ - luận điểm của bản thân theo nhiều chiều hướng và lập luận - phản biện với nhau, cuối cùng giáo viên là người chốt lại vấn đề. Đây chính là phương pháp học kích thích sự tìm tòi và đam mê học hỏi của trẻ, giúp thúc đẩy quá trình học và thẩm thấu vấn đề một cách tốt nhất. Việc tổ chức nhiều nhóm trong một lớp cũng quyết định đến mức độ thành công của một quy trình dạy học STEM. Trước khi giải quyết đề bài STEM, trẻ cần học cách hoạt động nhóm sao cho hiệu quả. Từ đó, trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen làm việc nhóm và trau dồi kỹ năng giao tiếp để cùng hoàn thành mục tiêu chung.

  • (4) Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/ STEAM: Từ tầm nhìn chiến lược đến thực tiễn triển khai trong hệ thống giáo dục phổ thông tại Hoa Kỳ.

  • (5) Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/ STEAM. Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo (STEM/ STEAM education. From hands-on to minds-on.

  • (17) Georgette Yakman (2008) STEAM Education: an overview of creating a model of integrative education. https://www.researchgate.net/publication/327351326_STEAM_Education_an_overview_of_creating_a_model_of_integrative_education.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan