BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TPHCMKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TÊN ĐỀ TÀI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾP THỊ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ NỘI DUNG SỐ, THÁI ĐỘ, TÍ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỊNH KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH F&B.
Ngày 11 tháng 1 năm 2024, TPHCM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÊN ĐỀ TÀI
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾP THỊ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ NỘI DUNG SỐ, THÁI ĐỘ, TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC ĐỐI VỚI CÁC STARTUP CÓ Ý
ĐỊNH KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH F&B.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trần Cẩm Linh Nhóm: 1
Các thành viên: Nguyễn Thị Thanh Vân
Võ Thị Thu Thủy
Lê Sang Sang Phan Huỳnh Mỹ Tú Văn Thị Yến Nhi
Ngày 11 tháng 1 năm 2024, TPHCM
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đếngiảng viên hướng dẫn – cô Nguyễn Trần Cẩm Linh Cô đã giúp đỡ,hướng dẫn chúng em rất tận tâm trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, nhờ đó chúng em có thể biết cách thực hiện đề tài
và hiểu rõ hơn về phương pháp cũng như quá trình nghiên cứu học thuật
Chúng em kính chúc cô đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp và có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt các thế hệ sau này
Nếu trong luận văn xuất hiện thiếu sót thì kính mong cô đóng góp ý kiến để đề tài báo cáo của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 1 năm 2024
Ký tên
Nguyễn Trần Cẩm Linh
Trang 5MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG 6
DANH SÁCH HÌNH 7
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 8
TÓM TẮT 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 10
1.1 Lý do chọn đề tài 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 11
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 11
1.4 Phương pháp nghiên cứu 12
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 12
1.6 Ý nghĩa của đề tài 13
1.7 Điểm mới của đề tài 13
1.8 Bố cục của đề tài 14
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 15
2.1 Khái niệm 15
2.1.1 Khởi nghiệp (startup) 15
2.1.2 Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing) 16
2.1.3 Tiếp thị nội dung số (Digital Content Marketing) 17
2.1.4 Thái độ (Attitude) 17
2.1.5 Tính cách (Character) 18
2.1.6 Năng lực 19
2.2 Cở sở lý thuyết 20
2.2.1 Lý thuyết thái độ (Attitude Theory - AT) 20
2.2.2 Lý thuyết kích hoạt tính cách (Trait Activation Theory - TAT) 21
2.2.3 Lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory – SIT) 22
2.2.4 Lý thuyết tiếp thị xã hội (Social Marketing Theory – SMT) 23
2.3 Giả thuyết nghiên cứu 24
2.3.1 Mối quan hệ của Proactive Personality và Entrepreneurial Self-Eficacy đối với Attiude To Wards Entrepreneurship (H1 H2) 24
2.3.2 Mối quan hệ của Attiude To Wards Entrepreneurship và Entrepreneurial Orientation (H3) 26
2.3.3 Mối quan hệ của Proactive Personality và Entrepreneurial Self-Eficacy đối với Entrepreneurial Orientation (H4, H5) 27
2.3.4 Mối quan hệ của Social Media Marketing và Entrepreneurial Orientation (H6) 28 2.3.5 Mối quan hệ của Dgital Content Markrting Activity và Entrepreneurial Orientation (H7) 30
2.4 Các nghiên cứu trước 31
2.4.1 Trong nước 31
2.4.2 Ngoài nước 32
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1 Quy trình nghiên cứu 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 37
3.2.2 Nghiên cứu chính thức 38
3.3 Thang đo 38
3.3.1 Thang đo về tính cách chủ động (Bateman & Crant , 1993): 38
3.3.2 Thang đo về năng lực (Liñán, 2008) 39
Trang 63.3.3 Thang đo về thái độ khởi nghiệp (Liñán and Chen, 2009) 40
3.3.4 Thang đo về tiếp thị truyền thông xã hội (Susan,2011) 40
3.3.5 Thang đo về tiếp thị nội dung kĩ thuật số (Terho et al,2022) 41
3.3.6 Thang đo về định hướng khởi nghiệp (Bii and Onyango, 2018) 41
3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 42
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu 42
3.4.2 Thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu 42
3.5 Phân tích dữ liệu 42
3.5.1 Thống kê mô tả 43
3.5.2 Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 43
3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 43
3.5.4 Phân tích mô hình cấu trúc SEM 45
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
4.1 Làm sạch dữ liệu 46
4.2 Thống kê mô tả 46
4.2.1 Mô tả các biến tổng quát 46
4.2.2 Mô tả các biến quan sát 48
4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 50
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 52
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết SEM 56
4.6 Biện luận kết quả nghiên cứu 57
4.6.1 Các giả thuyết ủng hộ 57
4.6.2 Các giả thuyết không ủng hộ 60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 Kiến nghị 63
5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 63
5.3.1 Hạn chế 63
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 64
PHỤ LỤC 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo tính cách chủ động 40
Bảng 3.2: Thang đo năng lực 41
Bảng 3.3: Thang đo thái độ khởi nghiệp 41
Bảng 3.4: Thang đo tiếp thị truyền thông xã hội 42
Bảng 3.5: Thang đo tiếp thị nội dung số 42
Bảng 3.6: Thang đo định hướng khởi nghiệp 43
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến tổng quát 49
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến quan sát 51
Bảng 4.3: Tổng hợp thang đo 52
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha 53
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 1 54
Bảng 4.6: Kết quả Pattern Matrix lần 1 55
Bảng 4.7: Kết quả kiểm đinh KMO và Bartlett’s lần 2 55
Bảng 4.8: Kết quả Pattern Matrix lần 2 56
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định EFA 57
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết 58
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Mô hình mẫu 1 27
Hình 2.2: Mô hình mẫu 2 28
Hình 2.3: Mô hình mẫu 3 29
Hình 2.4: Mô hình mẫu 4 31
Hình 2.5: Mô hình mẫu 5 32
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu ngoài nước 1 34
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu ngoài nước 2 35
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu ngoài nước 3 36
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất 37
Hình 4.10: Kết quả PLS-SEM của mô hình nghiên cứu đề xuất 58
Trang 9DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
AT Attitude Theory Lý thuyết thái độ
ATE Attitude towards
Entrepreneurship
thái độ khởi nghiệp
AVE Average Variance
Extracted Phương sai trung bình đươnc tríchCFI Comparative Fit Index Chỉ số phù hợp tương đối
CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp
DCM Digital Content Marketing
Activity TEiếp thị nội dung kĩ thuật sốEFA Exploratory Fator
Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
EO Entrepreneurial
Orientation Định hướng khởi nghiệpESE Entrepreneur Self -
F&B Food and beverage Đồ ăn và thức uống
GFI Goodness-of-fit index
KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số chỉ sự thích hợp của
nhân tố ảnh hưởngMSME The Ministry of Micro,
Small and Medium Enterprises
Bộ Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
PLS-SEM Partial least squares
structural equation modeling
mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần
PPS Proactive personality Tính cách chủ động
SIT Social Identity Theory Lý thuyết bản sắc xã hộiSME Small and Medium
Enterprise
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SMM Social Media Marketing Tiếp thị truyền thông xã
hộiSMT Social Marketing Theory Lý thuyết tiếp thị xã hộiTAT Trait Activation Theory Lý thuyết kích hoạt tính
cách
Trang 10TÓM TẮT
Đề tài “Sự tác động của tiếp thị truyền thông xã hội, hoạt động tiếp thịnội dung số, thái độ, tính cách và năng lực đối với các startup có ý định khởi nghiệptrong ngành F&B” đề tài này được thực hiện với mục tiêu làm rõ được tầm quantrọng của các yếu tố trên giúp các nhà khởi nghiệp có thể định hướng đúng đắn trongbước đầu phát triển sự nghiệp của mình Từ đó đưa ra được những hướng đi và cácquyết định đúng đắn dựa trên các cơ sở dữ liệu đã được kiểm định trong bài nghiêncứu này Giúp họ an tâm về mặt nên tảng để đi chuyên sâu hơn về con đường địnhhướng phát triển của sự nghiệp
Nhóm đã tìm hiểu và đề xuất ra 4 lý thuyết như sau: Lý thuyết kích hoạttính cách (Trait Activation Theory) đánh giá mức độ ảnh hưởng của năng lực bảnthân và tính cách chủ động đến định hướng khởi nghiệp, lý thuyết thái độ (AttitudeTheory) xem xét sự ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp đến định hướng khởi nghiệp,
lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identy Theory) giúp đưa ra nhận định tiếp thị truyềnthông xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp và lý thuyết tiếp thị
xã hội (Social Marketing Theory) đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếp thị truyềnthông kỹ thuật số đến ý định khởi nghiệp Qua việc sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệuđịnh tính bằng những thông tin được tìm hiểu qua các bài nghiên cứu trước đây, đầutiên tìm tên biến và mô tả thang đo qua các bài nghiên cứu có liên quan đến chủ đềcủa nhóm Sau đó liệt kê những câu hỏi từ mô tả thang đo đưa vào nghiên cứu đểgiúp việc khảo sát mang tính khoa học và chính xác Thông qua đó nhóm đã thu thậpđược cỡ mẫu là 368 và phương pháp nghiên cứu định lượng gồm việc lấy mẫu thôngqua khảo sát ở Google Form, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình cấu trúc tuyến tínhSEM Cuối cùng là các thông số từ kết quả nghiên cứu đều đáp ứng tốt và được chấpnhận
Từ đó nhóm làm rõ được tầm quan trọng và yếu tố ảnh hưởng của sự tácđộng của tiếp thị truyền thông xã hội, hoạt động tiếp thị nội dung số, thái độ, tínhcách và năng lực đối với các startup có ý định khởi nghiệp trong ngành F&B giúpcác startup có sự định hướng và chuẩn bị trong quá trình khởi nghiệp Nhằm nângcao hiệu quả tránh việc mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vào việc tìm hiểu thịtrường
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 1 sẽ là nền tảng, cơ sở hình thành và phát triển nên
đề tài nghiên cứu Nội dung bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, điểm mới của đề tà và, bố cục của đề tài nghiên cứu.
có ý định khởi nghiệp sẽ biết cách áp dụng các yếu tố tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị nội dung kỹ thuật số, rèn luyện thái độ, kỹ năng chuyên môn cao về tính cách chủ động, năng lực bản thân và thái độ chủ động để đưa ra quyết định khởi nghiệp khi bước vào thị trường ngành F&B Trong quá trình tham khảo các tài liệu của các nghiên cứu trước đây của các bài viết nước ngoài lẫn trong nước thì chưa thấy kết hợp được các yếu tố trên dẫn đến ý định khởi nghiệp của startupthì đây có thể nói thể giải pháp tối ưu để giúp họ có thể thành công và phát triển
Trang 121.2 Mục tiêu nghiên cứu
Do thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu sự tác động của tiếpthị truyền thông xã hội, hoạt động tiếp thị nội dung số, thái độ, tính cách và nănglực đối với các startup có ý định khởi nghiệp trong ngành F&B nên đã hướng đếnnhững mục tiêu sau:
Đầu tiên là xác định được các yếu tố sự tác động của tiếp thị truyềnthông xã hội, hoạt động tiếp thị nội dung số, thái độ, tính cách và năng lực có ảnhhưởng tích cực và hiệu quả như thế nào đối với các startup có ý định khỏi nghiệptrong ngành F&B
Tiếp đến xem xét sự ảnh hưởng của tính cách chủ động và năng lựcbản thân tác động ra sao đến thái độ khởi nghiệp dẫn đến việc đưa ra ý định khởinghiệp, cùng với việc xây dựng yếu tố tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thịtruyền thông kỹ thuật số đem lại hiệu quả ra sao đến ý định khởi nghiệp
Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu sẽ hướng các startup có ý định khởinghiệp áp dụng nghiên cứu một cách hiệu quả, tối ưu hoá được công sức, tiềnbạc, thời gian tìm hiểu thị trường Xác định ngay được các yếu tố ban đầu cầnphải tập trung chuyên sâu vào trong quá trình khởi nghiệp, tránh lan man mà cònđem lại rủi ro cao
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Khi kết hợp các yếu tố sự tác động của tiếp thị truyền thông xã hội,hoạt động tiếp thị nội dung số, thái độ, tính cách và năng lực một cách hiệu quả
và định hướng đúng đắn thì sẽ giúp cho các startup khi bắt đầu hành trình khởinghiệp như thế nào?
Làm thế nào để kết hợp các yếu tố sự tác động của tiếp thị truyền thông xã hội, hoạt động tiếp thị nội dung số, thái độ, tính cách và năng lực một cách hiệu quả và định hướng đúng đắn cho các startup khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp?
Trang 131.4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã áp dụng và kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ) và phương pháp nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức) Trong đó nghiên cứu định tính dùng để hình thành, thăm dò, mô tả và điều chỉnh các biến quan sát trong mô hinh nghiên cứu Còn định lượng dùng để đo lường, phản ánh, kiểm định và xử lý dữ liệu định tính Từ đó sẽ kết luận được các giả thuyết đã đưa ra trong mô hình nghiên cứu
có được chấp nhận hay không
Phương pháp nghiên cứu định tính: Thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu 5 đối tượng đã và đang khởi nghiệp trong ngành F&B việc này giúp đạt được mục đích khám phá và hiểu rõ được yếu tố năng lực bản thân, tính cách chủ động và thái độ khởi nghiệp Cuộc phỏng vấn này giúp nhóm đạt được mục đích nghiên cứu hình thành, phát triển thang đo định lượng và hiệu chỉnh thang đo gốc phù hợp với bối cảnh nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp chọn mẫuthuận tiện theo hình thức phỏng vấn online thu về hơn 368 lượt khảo sát (dựa trên bảng câu hỏi) từ các vị thành niên trên 18 tuổi có ý định và quan tâm đến khởi nghiệp trong ngành F&B đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng khảo sát Dữ liệu khảo sát định lượng ở Google Form được chuyển đến Excel và mã hoá Bước tiếp theo đưa những dữ liệu đã thu thập được qua phần mềm SPSS và Smart PLS4 Tiến hành đánh giá thang đo bằng công cụ: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA việc này giúp loại bỏ các biến không phù hợp để hiệu chỉnh lại giúp số liệu đạt được tiêu chuẩn tốt, tiếp đến phân tích nhân tố khẳng định CFA và cuối cùng là phân tích mô hình tuyến tính SEM
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: Các vị thành niên từ 18 tuổi trở lên Nam, nữ làm
các ngành nghề tự do, công nhân, viên chức, sinh viên
Trang 14Đối tượng thụ hưởng: Các startup có ý định khởi nghiệp trong ngành
F&B
Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của tiếp thị truyền thông xã hội,
hoạt động tiếp thị nội dung số, thái độ, tính cách và năng lực đối với các startup
có ý định khởi nghiệp trong ngành F&B.
Phạm vi nghiên cứu:Tất cả mọi người tuổi vị thành niên, cả nam lẫn
nữ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Trong thực tiễn
Kết quả của bài nghiên cứu sẽ giúp cho các startup có cái nhìn tổngquát hơn trong việc hình thành và phát triển trong những bước đầu hành trìnhkhởi nghiệp Định hướng được lối đi đúng đắn tránh sai phạm và thất bại Tiếtkiệm được thời gian, công sức, tiền bạc trong quá trình tìm hiểu thị trường vàphát triển Từ những cơ sở dữ liệu gốc có sẵn từ đó hình thành và có thể pháttriển rộng hơn để tối ưu hoá và hoàn thiệt một cách tốt nhất Bên cạnh đó, sẽ giúpcác startup có thêm những chuyên môn sâu và kỹ năng cứng hơn trong ngành, cóchỗ đứng và lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã có trong thị trường
1.7 Điểm mới của đề tài
Kết hợp được các yếu tố tiếp thị truyền thông xã hội, hoạt động tiếp thị nội dung số, thái độ, tính cách và năng lực mà các nghiên cứu khác chưa có
Trang 151.8 Bố cục của đề tài
Bố cục nghiên cứu gồm có 5 chương cụ thể:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu về đề tài nghiên cứu bao gồm: Lý do chọn đềtài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi
và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, điểm mới của đề tài, bố cục của đềtài
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này nêu lên những khái niệm về khởi nghiệp, tiếp thị truyềnthông xã hội, tiếp thị nội dung số, thái độ, tính cách, năng lực Lý thuyết thái độ(Attitude Theory - AT), Lý thuyết kích hoạt tính cách (Trait Activation Theory -TAT), Lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory – SIT), Lý thuyết tiếp thị
xã hội (Social Marketing Theory – SMT)
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày về quy trình nghiên cứu, thang đo, phương phápthu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này gồm làm sạch dữ liệu, thống kê mô tả, kiểm định độ tincậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tíchnhân tố khẳng định CFA, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết SEM,biện luận kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương này trình bày kết luận, kiến nghị, hạn chế và hướng đề xuấtnghiên cứu tiếp theo
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khởi nghiệp (startup)
Khởi nghiệp (startup) là một quá trình bắt đầu và phát triển một doanhnghiệp mới hay là một công việc kinh doanh riêng , thường là do các nhà sánglập (founders) tạo ra để thử nghiệm một ý tưởng, mô hình kinh doanh mới.Những doanh nghiệp khởi nghiệp thường có sự sáng tạo và nỗ lực của nhữngngười đam mê, có ý tưởng đột phá, và mong muốn tạo ra lĩnh vực hoạt động mớicho riêng mình cũng như giá trị mới trong thị trường, xã hội
Các công ty khởi nghiệp là những công ty mới thành lập đang đấutranh để tồn tại Những doanh nghiệp lớn nhỏ này hầu hết được hình thành dựatrên những ý tưởng tuyệt vời và phát triển để thành công Những hiện tượng nàyđược đề cập trong các tài liệu về lý thuyết quản lý, tổ chức và khởi nghiệp Tuynhiên, chưa có một bức tranh rõ ràng về các doanh nghiệp, tổ chức này
Theo bài viết “Startup Companies: Life Cycle and Challenges - Cáccông ty khởi nghiệp: Vòng đời và những thách thức”, thật tự nhiên và hợp lý khinghĩ về lịch sử của các tổ chức và các doanh nghiệp nhỏ doanh nghiệp về mặttiến hóa (Simon, 1993) Lịch sử này đầy rẫy những trải nghiệm và bằng chứngủng hộ sự phát triển của các tổ chức Tuy nhiên, giai đoạn đầu khởi nghiệp củamột công ty ít được nghiên cứu trong kinh doanh Sau tất cả, những nguyên cứunày hết sức quan trọng Nhiều công ty khởi nghiệp thất bại ngay từ giai đoạn đầu
và chưa đến một phần ba trong số họ trở thành công ty - “tỷ lệ thất bại cao”(Vesper, 1990) Hoặc cũng có thể xảy ra sự cố do nhiều lý do, chẳng hạn nhưthiếu kiến thức, thiếu tài chính, vấn đề quản lý nhóm, thiếu đủ kiến thức kinhdoanh, không theo kịp công nghệ mới, v.v - “vấn đề khởi nghiệp” (Núñez,2007) Hay khi hầu hết các công ty khởi nghiệp tồn tại được đều có thể thànhcông các công ty đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế- “những câuchuyện thành công” (Martinson, 2002) Vì vậy, bài viết này đã cố gắng giải thích
và khái niệm hóa các công ty khởi nghiệp và nhận ra những thách thức họ có thểphải đối mặt trong tương lai Nhưng tác giả cũng muốn nhấn mạnh rằng bài viết
Trang 17chỉ đề cập đến việc giải thích và không phải tất cả những lý do nêu trên đềukhẳng định rằng nghiên cứu khởi nghiệp là quan trọng.
2.1.2 Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing)
Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing) là một chiếnlược tiếp thị sử dụng các nền tảng mạng xã hội, trang web truyền thông để quảng
bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của công ty Trong thời đại kỹ thuật sốngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thịcủa các doanh nghiệp và tổ chức lớn nhỏ
Qua nhiều thời đại, các phương thức liên lạc đã và đang dần thay đổi
và phát triển nhanh chóng Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành phươngthức độc đáo trong thế kỷ 21, cho phép chúng ta bày tỏ niềm tin của mình, ýtưởng và cách thức theo một cách hoàn toàn mới Khi truyền thông xã hội xuấthiện đã tác động rất lớn đến doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ, nơi họ nhận ra rằngnếu không có kế hoạch mới và chiến lược truyền thông xã hội đúng đắn, họ sẽkhông có cơ hội nổi bật trong thời đại phát triển nhanh chóng như thế này vàcũng với đó là thay đổi tự do kỹ thuật số Họ bắt đầu quan tâm đến các lý thuyếttiếp thị để họ có thể nâng cao thương hiệu của mình ở các khía cạnh khác nhau.Nếu điều này có thể được tập thể tương tác với người tiêu dùng thì các công ty,doanh nghiệp có cơ hội tốt để dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông xã hội tiếp thị
Sự phát triển vượt bậc của các trang web cộng đồng như Twitter, Facebook vàLinkedIn đã mở ra thế giới bước vào một kỷ nguyên mới của truyền thông xãhội Phạm vi tiếp cận toàn cầu mạnh mẽ, đáng ngạc nhiên đến nỗi người ta ví vonhài hước rằng “nếu Facebook một quốc gia thì nó sẽ lớn thứ ba, sau Trung Quốc
và Ấn Độ” Một số người thậm chí còn nói rằng đây là sự thay đổi lớn nhất kể từcuộc cách mạng công nghiệp Mạng xã hội kết nối công ty, doanh nghiệp, tổchức, thương hiệu lại với mọi người, người tiêu dùng hay những thứ nhỏ nhặtnhất như một cuộc trò chuyện Phương tiện truyền thông được các nhà tiếp thịngày nay coi là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy số liệu thị phần cho họ Các nhà tiếpthị quá hạnh phúc để xem mạng xã hội như một tập hợp người tiêu dùng rộng lớn
để tiếp thị hàng hóa hoặc dịch vụ của họ Điều này cho thấy mạng xã hội làm
Trang 18tăng cường sự liên kết cộng đồng và làm thay đổi phương thức tiếp thị truyềnthông vốn có từ trước Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng nên cẩn thận hơn vớicác quảng cáo, phải luôn dự đoán được phản ứng người xem, người tiêu dùng vàtránh những sai lầm không lường trước trên các trang web mạng.
2.1.3 Tiếp thị nội dung số (Digital Content Marketing)
Tiếp thị nội dung số (Digital Content Marketing) là một chiến lượctiếp thị tập trung vào phương thức phân phối và quảng bá nội dung trực tuyến đểthu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu Nó bao gồm việc sử dụng nhiều kênhtrực tuyến như trang web, blog, email, mạng xã hội và nhiều hình thức khác đểchia sẻ thông điệp và giá trị với đối tượng khách hàng tiềm năng
Nội dung số được định nghĩa là các đối tượng dựa trên bit được phânphối thông qua các kênh điện tử Một phân tích cấu trúc được tiến hành trên cơ
sở của một tập hợp các câu hỏi nhằm làm nổi bật một số đặc điểm độc đáo củatiếp thị nội dung số Việc phân tích được biết là việc xem xét tài liệu và khámphá nhiều trang web cung cấp các loại nội dung kỹ thuật số khác nhau Kosio-Kantilla (2004) gợi ý rằng thuật ngữ “sản phẩm thông tin điện tử” và “hàng hóathông tin” là những thuật ngữ thay thế cho nội dung số và sản phẩm Mặt khácnhiều người đã khái niệm dịch vụ điện tử là dịch vụ thông tin (Rust và Lemon,2001), vì giá trị cơ bản được trao đổi là thông tin và có bằng chứng cho thấy nhậnthức chung về Internet là nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thông tin(Ducoffe 1996; Eighmey 1997; Korgaonkar và Wolin 1999; Molesworth vàJenkins 2002; Schlosser và cộng sự 1999) Trên cơ sở này, tác giả cho rằng cácsản phẩm nội dung số và thông tin số là các thuật ngữ đồng nghĩa Sản phẩmthông tin đã được Rowley (2002) định nghĩa là “Sản phẩm thông tin là bất kỳ sảnphẩm nào (hàng hóa hoặc dịch vụ) có cốt lõi hoặc cơ bản sản phẩm là thông tinhoặc kiến thức
2.1.4 Thái độ (Attitude)
Thái độ là một sự biểu hiện về trạng thái tinh thần của một cá nhânthông qua lời nói và cử chỉ hành động, nét mặt khi đối mặt với những sự việc xảy
Trang 19ra xung quanh (có thể là các tình huống, người khác, hoặc cuộc sống nói chung).Thái độ này có thể mang tính chất tiêu cực hay tích cực thông qua biểu hiện bênngoài của người đó, nó còn ảnh hưởng đến cách một người nhìn nhận và xử lýcác sự việc, khía cạnh khác trong cuộc sống.
Thái độ đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng cốt lõi
là khái niệm đánh giá Do đó, thái độ thường được xem là những đánh giá tóm tắt
về các đối tượng (ví dụ: bản thân, người khác, vấn đề, v.v.) theo một chiều hướng
từ tích cực đến tiêu cực (ví dụ Petty et al 1994) Nhiều nghiên cứu về nền tảng vàcấu trúc của thái độ được thực hiện dưới nhãn hiệu sức mạnh thái độ vì nhữngkhác biệt trong cấu trúc cơ bản của thái độ được cho là tạo ra những khác biệt vềsức mạnh Một cuốn sách được biên tập gần đây (Petty & Krosnick 1995) chứađựng những đánh giá về nhiều biến số được cho là tạo nên thái độ mạnh mẽ (tức
là kiên trì theo thời gian, chống lại sự thuyết phục ngược lại và có tác động đếncác phán đoán và hành vi) (Krosnick & Petty 1995) và có tác động đến các phánđoán và hành vi) (Krosnick & Petty 1995)
2.1.5 Tính cách (Character)
Tính cách diễn tả các đặc điểm, nội tâm bên trong của mỗi người ảnhhưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi trong nhiều tình huống khác nhau Tínhcách có tính ổn định và thường hiếm khi thay đổi dù ở độ tuổi nào hay môitrường sống nào đi chăng nữa “Ảnh hưởng của các đặc điểm tính cách của ngườisáng lập về hiệu quả quản lí doanh nghiệp vừa và nhỏ của gia đình” được Franco,
M và Prata, M (2019), đã được nguyên cứu về đặc điểm nhân khẩu xã hội, đặcđiểm tính cách của một cá nhân thông qua năm khía cạnh khác nhau (hướngngoại, dễ chịu, tận tâm, loạn thần kinh và sự cởi mở để trải nghiệm) Nguyên cứucủa Franco, M và Prata, M (2019) cho thấy rằng đặc điểm cá nhân (tuổi, giớitính và trình độ học vấn) của người sáng lập không ảnh hưởng đến hiệu suất củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ của gia đình Đối với đặc điểm tính cách của ngườisáng lập, chỉ có sự hướng ngoại, tận tâm và sự cởi mở với trải nghiệm được tìmthấy có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất, trong khi chứng loạn thần kinh có ảnhhưởng tiêu cực đến hiệu suất Trong nguyên cứu của Leutner et al (2014) nhìn
Trang 20chung, tính cách của người sáng lập có khả năng dự đoán nhiều kết quả kinhdoanh khác nhau, từ đó chứng tỏ tính cách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh Tuy nhiên, các yếu tố tính cách như những yếu tố dự đoán tiềm năng vềhiệu suất vẫn chưa được nghiên cứu Blackburn và cộng sự (2013) cũng tin rằnghiệu quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồmđặc điểm nhân khẩu xã hội (cá nhân) của những người sáng lập Liên quan đếnvấn đề này, có rất ít nghiên cứu về vai trò và tính cách của người sáng lập trongcác công ty gia đình và ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả hoạt động của cáccông ty này (Chu, 2009) Vì vậy, việc bài nghiên cứu các doanh nghiệp gia đìnhvừa và nhỏ, liên kết hai phân khúc công ty này và thể hiện các đặc điểm nhânkhẩu học xã hội và tính cách của người sáng lập có ảnh hưởng đến hoạt động của
họ Bài nguyên cứu cũng gợi ý rằng đóng góp về mặt lý thuyết sẽ nằm ở việc dựđoán gia đình hiệu quả vì có rất ít nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này.Bằng chứng từ nghiên cứu này cũng có thể đưa chúng ta đến một số lợi ích vàkhuyến nghị dành cho các nhà hoạch định chính sách, chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà
tư vấn và các nhà nghiên cứu
2.1.6 Năng lực
Năng lực là tổng hợp các khả năng, kỹ năng hoặc kiến thức, kinhnghiệm, tư duy mà một người hoặc tổ chức có để thực hiện một công việc hoặcnhiệm vụ cụ thể đạt hiệu quả cao Nó là một tài nguyên quan trọng thường đượcxem là thước đo của một người hay một doanh nghiệp, tổ chức trong việc đạtđược mục tiêu và thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau Theo nguyên cứu
“New venture’s first sale - Lần bán đầu tiên của liên doanh mới” của IlonaPitkänen (2014), tác động của năng lực của người sáng lập và định hướng bánhàng chủ động Thành công trong lần bán hàng đầu tiên trên thị trường với mộtsản phẩm mới là một cột mốc quan trọng đối với một dự án kinh doanh mới.Trong nghiên cứu này, các tác giả điều tra các vai trò của đợt bán hàng thànhcông đầu tiên của một công ty liên doanh mới đối với thành công thương mạitrong tương lai của liên doanh Các tác giả phát triển và thử nghiệm mô hình vềtác động của năng lực kinh doanh và thương mại cũng như hoạt động bán hàng
Trang 21chủ động của người sáng lập định hướng về tầm quan trọng của lần bán hàng đầutiên và tăng trưởng doanh thu của một dự án kinh doanh mới Vì vậy, tác giả kếtluận rằng việc kết hợp các khả năng thương mại và kinh doanh của người sánglập tăng cường định hướng bán hàng chủ động Phát hiện của chúng tôi cho thấyrằng những người sáng lập sở hữu cả năng lực thương mại và khả năng kinhdoanh tham gia nhiều hơn đáng kể vào hoạt động bán hàng chủ động so vớinhững người sáng lập chỉ có năng lực thương mại mạnh mẽ Do đó, thay vì thuêngười bán hàng cụ thể, người sáng lập nên phát triển khả năng chủ động, bán giátrị của họ.
2.2 Cở sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết thái độ (Attitude Theory - AT)
Lý thuyết thái độ là một lĩnh vực trong tâm lý xã hội nghiên cứu vềcách con người đánh giá và phản ứng đối với các đối tượng, sự kiện, hay ý kiến.Thái độ thường được mô tả như là tư duy, cảm xúc và hành vi của người ta đốivới một đối tượng cụ thể
Lý thuyết thái độ nói về quan điểm chức năng và mang tính xây dưng
về thái độ Biểu hiện đầu tiên của lý thuyết đó là độ phân giải - có lẽ sẽ chuyểnđổi chiến lược tiếp thị và truyền thông từ dài hạn (thay đổi trí nhớ) thành ngắnhạn (ảnh hưởng đến tình hình mua hàng) trọng tâm hoặc ngược lại ngược lại.Thứ hai, chúng tôi thảo luận về các quan điểm lý thuyết khác nhau về quá trình
về sự hình thành thái độ: (1) quan điểm mang tính chức năng và mang tính xâydựng về thái độ; và (2) nhận thức đối với quan điểm tình cảm về thái độ Các yếu
tố được đề cập tới như tiếp thị truyền thông, cảm xúc, đánh giá và thái độ ngườitiêu dùng.Yếu tố cảm xúc được đề cập trong lý thuyết thái độ có liên quan đếncác khái niệm trong mô hình nghiên cứu của mình Lý thuyết thái độ giải thíchcho mối quan hệ trong mô hình của tác giả thì sẽ giải thích cho ta biết có cảm xúc
lý giải về sự hình thành thái độ có thể hợp lý hơn là một mô hình nhận thức, cóchủ ý
- Theo Allport (1935) định nghĩa “thái độ là trạng thái luôn sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua các kinh nghiệm Nó
Trang 22có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà nó liên quan”.
- Theo Newcomb (1961) định nghĩa “thái độ là thiên hướng hành động, tư duy nhận thức, cảm nhận của cá nhân tới một đối tượng hay sự việc có liên quan”.
2.2.2 Lý thuyết kích hoạt tính cách (Trait Activation Theory - TAT)
Lý thuyết kích hoạt tính cách là một lý thuyết gần đây tập trung vào sựtương tác giữa con người và tình huống để giải thích hành vi trên cơ sở phản ứngvới các tín hiệu liên quan đến đặc điểm được tìm thấy trong các tình huống (Tett
& Guterman, 2000) Những phản hồi biểu hiện có thể quan sát được này đóng vaitrò là cơ sở để xếp hạng hành vi theo các khía cạnh được sử dụng trong nhiềuđánh giá khác nhau, chẳng hạn như đánh giá hiệu suất, phỏng vấn hoặc trung tâmđánh giá (Tett & Burnett, 2003) Lý thuyết kích hoạt đặc điểm nhấn mạnh vàotầm quan trọng của mức độ phù hợp của đặc điểm tình huống để hiểu được trongnhững tình huống nào, một đặc điểm tính cách có thể biểu hiện trong hành vi.Những yếu tố được đề cập sự tương tác giữa con người và hành vi trên cơ sởphản ứng Yếu tố hành vi (có trong tính cách chủ động) đã được đề cập trong lýthuyết có liên quan trong mô hình mới của tác giả Nếu vận dụng lý thuyết đó đểgiải thích cho các mối quan hệ trong mô hình thì sẽ nhấn mạnh trong lý thuyếtkích hoạt đặc điểm là về tầm quan trọng của sự phù hợp của đặc điểm tìnhhuống để hiểu được đặc điểm tính cách có thể biểu hiện trong những tình huốngnào hành vi Một tình huống được coi là phù hợp với một đặc điểm nếu nó cungcấp dấu hiệu biểu hiện hành vi liên quan đến đặc điểm (Tett & Guterman,2000), một ý tưởng bắt nguồn từ quan niệm của Murray (1938) về “báo chí tìnhhuống.” Ví dụ, nói chung sẽ không hiệu quả nếu đánh giá các cá nhân về việcgây hấn trong một cuộc nghi lễ tôn giáo vì có rất ít tín hiệu có khả năng khơigợi hành vi hung hăng
Các tình huống mạnh mẽ liên quan đến các yêu cầu hành vi rõ ràngtrong đó kết quả của hành vi được hiểu rõ ràng và được chia sẻ rộng rãi (Mischel,1973) Khi những kỳ vọng tương đối giống nhau dẫn đến phản ứng khác nhau
Trang 23của các cá nhân với tình huống, che khuất những khác biệt cá nhân về đặc điểmtính cách cơ bản ngay cả khi có liên quan
Ngược lại, còn đối với tình huống yếu được đặc trưng bởi những kỳvọng mơ hồ hơn, cho phép quan sát được nhiều sự thay đổi hơn trong các phảnứng hành vi Một khái niệm liên quan liên quan đến cái được gọi là giả thuyếtnhu cầu năng lực (ví dụ, Mischel & Shoda, 1995), trong đó nghiên cứu đã chỉ rarằng sự khác biệt cá nhân bị loại bỏ khi các tình huống đòi hỏi các yêu cầu vềhành vi về khả năng, kỹ năng hoặc đặc điểm tính cách
2.2.3 Lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory – SIT)
Lý thuyết bản sắc xã hội là một lý thuyết tâm lý xã hội tương tác vềvai trò của sự tự nhận thức và các quá trình nhận thức liên quan cũng như niềmtin xã hội trong các quá trình nhóm và quan hệ giữa các nhóm Biểu hiện của lýthuyết này được đề cập đến các loại vấn đề được chính trị quan tâm các nhà tâm
lý học, nó có tác động hạn chế đến tâm lý chính trị vì bản sắc xã hội sự khôngthiên về đột phá trong việc kiểm tra các nguồn gốc của bản sắc xã hội trong mộtthế giới thực phức tạp bởi lịch sử và văn hóa
Được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970 và nó đã được pháttriển vào đầu những năm 1980 như một tài liệu tổng quát về các quá trình nhóm
và bản chất của nhóm xã hội Kể từ đó, lý thuyết về bản sắc xã hội đã được mởrộng đáng kể thông qua một loạt các lý thuyết phụ tập trung vào ảnh hưởng xãhội và các chuẩn mực nhóm, sự lãnh đạo trong và giữa các nhóm, động cơ tựnâng cao và giảm thiểu sự không chắc chắn, sự phân chia cá nhân và hành vi tậpthể, sự huy động và phản đối xã hội, và sự bị gạt ra ngoài lề và sai lệch trong cácnhóm Yếu tố được đề cập trong ảnh hưởng xã hội và hành vi tập thể Yếu tố trênliên quan tới tiếp thị truyền thông xã hội trong mô hình của tác giả Khi áp dụng
lý thuyết này vào mô hình tiếp thị truyền thông xã hội sẽ giúp tạo ra những chiếnlược hiệu quả, xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa thương hiệu và nhóm kháchhàng
Trang 24Trên thực tế, có hai nhánh riêng biệt của lý thuyết bản sắc xã hội:phiên bản được phát triển bởi Tajfel (1981) và Tajfel và Turner (1979), được gọi
là lý thuyết bản sắc xã hội, và nhánh được phát triển bởi Turner và các đồngnghiệp, được gọi là lý thuyết tự phân loại (Turner và cộng sự, 1987) Cả hai lýthuyết đều thừa nhận nguồn gốc của bản sắc xã hội trong các yếu tố nhận thức vàđộng lực, mặc dù họ nhấn mạnh chúng một cách khác nhau (Hogg, 1996, trang67) Các phiên bản sớm nhất của lý thuyết bản sắc xã hội được phát triển bởiTajfel (1981) và Tajfel và Turner (1979) đã nhấn mạnh vào động cơ tâm lý khiếnmột thành viên trong nhóm tán thành hoặc từ chối tư cách thành viên nhóm hiện
có Turner và cộng sự (1987) đã mô tả động cơ này là nhu cầu giữa các thành viêntrong nhóm “phân biệt nhóm của họ một cách tích cực với những nhóm khác đểđạt được bản sắc xã hội tích cực” (trang 42)
Ngược lại, lý thuyết tự phân loại được phát triển bởi Turner et al.(1987) đã tập trung vào nền tảng nhận thức của bản sắc xã hội Lý thuyết tự phânloại được xây dựng dựa trên các công thức nhận thức sớm nhất của Tajfel để pháttriển hơn nữa các yếu tố nhận thức thúc đẩy quá trình phân loại bản thân với tưcách là thành viên nhóm Theo ghi nhận của Turner et al (1987), lý thuyết tựphân loại là một "sự xây dựng nhận thức" của lý thuyết trước đó của Tajfel nhằmđưa ra lời giải thích về cách các cá nhân xác định và "hành động như một nhóm"(tr 42)
2.2.4 Lý thuyết tiếp thị xã hội (Social Marketing Theory – SMT)
Bản thân tiếp thị xã hội không phải là một lý thuyết Thay vào đó, nódựa trên các lý thuyết và mô hình khác nhau để xác định các yếu tố quyết định sựthay đổi hành vi và từ đó xây dựng các chiến lược can thiệp phù hợp (Donovan &Henley, 2010; Luca & Suggs, 2013) Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng mộtlượng lớn số nghiên cứu về tiếp thị xã hội không được cung cấp đầy đủ thông tin
về mặt lý thuyết và thậm chí nếu có thì chúng cũng không báo cáo chi tiết lýthuyết và sử dụng mô hình (Lefebvre, 2000; Luca & Suggs, 2013; Thackeray &Neiger, 2000; Trường & Hall, 2013) Yếu tố được đề cập trong lý thuyết trên làhành vi và tiếp thị xã hội Và dĩ nhiên chúng có liên quan tới tiếp thị truyền thông
Trang 25xã hội và tính cách chủ động trong mô hình của tác giả Các mối quan hệ trong
mô hình được vận dụng lý thuyết tiếp thị xã hội sẽ giải thích được việc xây dựng
để kích thích tính cách chủ động bằng cách tạo ra thông điệp thuyết phục và hấpdẫn hoặc cũng có thể truyền thông xã hội có thể được sử dụng để tạo ra sự lantruyền thông điệp, tạo ra cộng đồng trực tuyến, và tương tác với người tiêu dùngthông qua các nền tảng mạng xã hội
Các phát hiện này nhất quán với quan sát của Lefebvre (2000) chothấy lý thuyết nhận thức xã hội, mô hình niềm tin sức khỏe, lý thuyết về hànhđộng hợp lý/hành vi có kế hoạch và phổ biến lý thuyết đổi mới là trong số nhữngphương pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong nghiên cứu tiếp thị xã hội(xem thêm Thackeray & Neiger, 2000)
Alan Andreasen (2003) cung cấp thông tin cập nhật tuyệt vời vềnguồn gốc của tiếp thị xã hội Ông cũng nêu ra một số ý tưởng kích thích tư duy
về những thách thức mà ngành học, cả về địa hình riêng và khả năng cung cấpthông tin cũng như học hỏi từ hoạt động tiếp thị chung Bài viết này ''Sự đónggóp quan trọng của tiếp thị xã hội'' nêu lên thách thức của ông và hướng tớitương lai, gợi ý ngành học nên phát triển như thế nào Chúng ta sẽ bắt đầu vớicùng một phép ẩn dụ mà Alan sử dụng: tiếp thị xã hội với tư cách là một conngười phát triển từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành trong suốt 50 năm qua.
2.3 Giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Mối quan hệ của Proactive Personality và Entrepreneurial Self-Eficacy
đối với Attiude To Wards Entrepreneurship (H1 H2)
“Ảnh hưởng của các đặc điểm tính cách của người sáng lập về hiệuquả quản lí doanh nghiệp vừa và nhỏ của gia đình” được Franco, M và Prata, M.(2019), đã được nguyên cứu về đặc điểm nhân khẩu xã hội, đặc điểm tính cáchcủa một cá nhân thông qua năm khía cạnh khác nhau (hướng ngoại, dễ chịu, tậntâm, loạn thần kinh và sự cởi mở để trải nghiệm) Nguyên cứu của Franco, M vàPrata, M (2019) cho thấy rằng đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính và trình độ họcvấn) của người sáng lập không ảnh hưởng đến hiệu suất của các doanh nghiệpvừa và nhỏ của gia đình Ngược lại, theo Petty et al (1994) thái độ thường được
Trang 26xem là những đánh giá tóm tắt về các đối tượng (ví dụ: bản thân, người khác, vấn
đề, v.v.) theo một chiều hướng từ tích cực đến tiêu cực Nhiều công trình nghiêncứu về nền tảng và cấu trúc của thái độ được thực hiện dưới nhãn hiệu sức mạnhthái độ vì những khác biệt trong cấu trúc cơ bản của thái độ được cho là tạo ranhững khác biệt về sức mạnh Theo nguyên cứu “New venture’s first sale - Lầnbán đầu tiên của liên doanh mới” của Ilona Pitkänen (2014), tác động của nănglực của người sáng lập và định hướng bán hàng chủ động Vì vậy, tác giả kết luậnrằng việc kết hợp các khả năng thương mại và kinh doanh của người sáng lậptăng cường định hướng bán hàng chủ động Phát hiện của tác giả cho thấy rằngnhững người sáng lập sở hữu cả năng lực thương mại và khả năng kinh doanhtham gia nhiều hơn đáng kể vào hoạt động bán hàng chủ động so với nhữngngười sáng lập chỉ có năng lực thương mại mạnh mẽ Trên thực tế, đã có một sốnghiên cứu trước đây xác định mối liên hệ giữa tính cách chủ động và thái độ đốivới khởi nghiệp như "nghiên cứu đương đại về kinh doanh và nghiên cứu quảnlý”- Biên tập bởi Siska Noviaristanti - Đại học Telkom, Indonesia (2022) Mụcđích của nghiên cứu này là kiểm tra tác động của năng lực bản thân trong kinhdoanh và tính cách chủ động đối với ý định kinh doanh của người di cư trở vềthông qua thái độ đối với hoạt động kinh doanh Từ các bằng chứng thực nghiệmtrong các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng tập trung vào tính cách chủđộng và thái độ đối với khởi nghiệp của các startup có ý định khởi nghiệp trongngành f&b
Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tínhcách chủ động và năng lực bản thân doanh nghiệp đối với thái độ đối với khởinghiệp như sau:
H1: Tính cách chủ động có tác động trực tiếp đến thái độ đối với khởi nghiệp của các startup có ý định khởi nghiệp trong ngành f&b.
H2: Năng lực bản thân của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến thái độ đối với khởi nghiệp của các startup có ý định khởi nghiệp trong ngành f&b.
Trang 27Hình 2.1: Mô hình mẫu 1
(Nguồn : Hakim, M R., & Sobari, N (2021))
2.3.2 Mối quan hệ của Attiude To Wards Entrepreneurship và
Entrepreneurial Orientation (H3)
Trong "nghiên cứu đương đại về kinh doanh và nghiên cứu quản Biên tập bởi Siska Noviaristanti - Đại học Telkom, Indonesia (2022) Các giảthuyết xuất phát từ mô hình nghiên cứu được đánh giá thông qua mô hìnhphương trình cấu trúc sử dụng Lisrel Kết quả cho thấy rằng tác động gián tiếpđến mối quan hệ giữa tính cách chủ động và ý định khởi nghiệp thông qua thái độđối với tinh thần kinh doanh, trong khi tính tự tin vào năng lực bản thân củadoanh nhân được phát hiện là có tác động tiêu cực đáng kể đến ý định kinhdoanh
lý”-Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái
độ khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp như sau:
H3: Thái độ khởi nghiệp có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của các startup trong ngành f&b.
Trang 28Hình 2.2: Mô hình mẫu 2
(Nguồn : Hakim, M R., & Sobari, N (2021))
2.3.3 Mối quan hệ của Proactive Personality và Entrepreneurial Self-Eficacy
đối với Entrepreneurial Orientation (H4, H5)
Trong "nghiên cứu đương đại về kinh doanh và nghiên cứu quản Biên tập bởi Siska Noviaristanti - Đại học Telkom, Indonesia (2022) Theo dữliệu lấy từ Bộ Hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Cộng hòa Indonesianăm 2019, được biết, MSME đóng góp 60,34% vào GDP của Indonesia Mộttrong những nhóm trong xã hội có tiềm năng phát triển thành doanh nhân lànhững người lao động nhập cư, những người đã trở về nước sau khi ra nướcngoài để có một công việc trong một thời gian nhất định Một nghiên cứu đượcthực hiện bởi Demurger và Xu (2011) cho thấy kinh nghiệm di cư cho phép họmang về vốn nhân lực, xã hội và tài chính tích lũy điều đó sẽ cho phép họ thànhlập doanh nghiệp của riêng mình khi trở về Sau nhiều nguyên cứu dự đoán ýđịnh khởi nghiệp nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần, tính cách,hành vi, năng lực kinh doanh chẳng hạn như “Yếu tố thú vị nhất ảnh hưởng đến ýđịnh khởi nghiệp” (Khương & An, 2016) Năng lực bản thân và tính cách chủđộng của doanh nhân đã nổi lên như những cấu trúc tâm lý chính trong nghiêncứu về khởi nghiệp “bởi vì chúng có thể ảnh hưởng đến động lực, ý định, hành vi
lý”-và hiệu suất kinh doanh” (Miao, Qian, & Ma, 2017) Vì vậy, mục đích củanghiên cứu này là kiểm tra ảnh hưởng của năng lực bản thân trong kinh doanh và
Trang 29tính cách chủ động đối với ý định kinh doanh sau này người lao động nhập cưđược trung gian bởi thái độ đối với tinh thần kinh doanh.
Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tínhcách chủ động và năng lực bản thân doanh nghiệp đối với ý định khởi nghiệp nhưsau:
H4: Tính cách chủ động có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của các startup có ý định khởi nghiệp trong ngành f&b.
H5: Năng lực bản thân của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của các startup có ý định khởi nghiệp trong ngành f&b.
Hình 2.3: Mô hình mẫu 3
(Nguồn : Hakim, M R., & Sobari, N (2021))
2.3.4 Mối quan hệ của Social Media Marketing và Entrepreneurial
Orientation (H6)
Hai loại biến khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu này: các biếnđộc lập, chẳng hạn như Xã hội Tiếp thị truyền thông (SMM) được đo bằng Tạonội dung, Chia sẻ nội dung, Kết nối, và Xây dựng Cộng đồng (Susan Gunelius,2011) và Hoạt động tiếp thị nội dung số (DCM) được đo bằng cách tạo ra tríthông minh, tạo ra một danh mục đầu tư và thu hút khách hàng (Terho et al.2022)
Trang 30Tiếp thị đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập và mở rộngcác doanh nghiệp nhỏ thịnh vượng hơn (Hogarth-Scott, Watson và Wilson,1996).
SMM là một loại hình tiếp thị trên internet phương pháp phổ biếnquảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng (Hafez, 2022) Tuten(2008) khẳng định rằng SMM không chỉ có một số lợi thế, chẳng hạn như thúcđẩy sự tham gia, nâng cao nhận thức và kéo dài thời gian tiếp xúc với tin nhắnnhưng cũng có tác dụng thấp hơn trị giá Việc sử dụng các chiến lược tiếp thị dựatrên công nghệ chứng tỏ kỹ năng công nghệ ảnh hưởng lớn như thế nào sự thànhcông của các doanh nghiệp SME (Olubiyi, 2022)
Mục đích của SMM là sử dụng phương tiện truyền thông xã hội chomục đích kinh doanh và các quy trình hữu cơ bán hàng hóa độc đáo để gây ảnhhưởng đến khách hàng một cách tự nhiên (Evans, 2010) Ngoài ra, xã hội phươngtiện truyền thông cung cấp cho các MSME sự tiếp xúc, thông tin tiếp thị, và tăngtrưởng doanh thu để đánh giá hiệu quả kinh doanh (Marolt, Zimmermann vàPucihar, 2022) Trong khi một nghiên cứu khác chỉ ra rằng năng lực của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tạo ra giá trị khách hàng vượt trội và tối đahóa hoạt động kinh doanh cơ hội ảnh hưởng đến việc chúng hoạt động tốt nhưthế nào (Buli,2017) Tiếp thị truyền thông xã hội mang lại lợi ích đáng kể cơ hộicho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nhân và các tập đoàn lớn để pháttriển doanh nghiệp (Susan, 2011) Theo nghiên cứu trước đó của Miles và Arnold(Miles và Arnold, 1991), tiếp thị có xu hướng được kết nối với tư duy kinh doanhtrong một thị trường có tính cạnh tranh Các doanh nghiệp nhỏ giống như nhữngcái được đề cập ở trên thực sự có ít hơn nguồn lực, bao gồm cả lao động có taynghề, thông tin và công nghệ truyền thông và tiền bạc
Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa Tiếpthị truyền thông xã hội đến Ý định khởi nghiệp như sau:
H6: Tiếp thị truyền thông xã hội có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của các startup trong ngành f&b.
Trang 31Hình 2.4: Mô hình mẫu 4
(Nguồn : Aryani, D R., & Tuti, M (2023))
2.3.5 Mối quan hệ của Dgital Content Markrting Activity và Entrepreneurial
Orientation (H7)
Bước đầu tiên trong tiếp thị là xác định nhu cầu và mong muốn củangười tiêu dùng (Lubis và Hidayat, 2017) Các thuật ngữ "tiếp thị nội dung" làmột chiến lược quảng cáo hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến, đặc biệt thông quaviệc tạo ra và phân phối các nội dung giáo dục hoặc giải trí miễn phí vật liệu(Wall và Spinuzzi, 2018) Nội dung kỹ thuật số tiếp thị (DCM) là một hoạt độngđược thực hiện thông qua nền tảng kỹ thuật số (trực tuyến), chẳng hạn như cáctrang web kinh doanh, cộng đồng trực tuyến, blog, vlog, mạng xã hội, ứng dụng
di động, v.v (Rowley, 2008) Theo Holliman và Rowley (2014) DCM là sự sángtạo, trao đổi, phân phối và truyền thông kỹ thuật số tài liệu mang lại lợi ích chokhách hàng, khách hàng, đối tác, doanh nghiệp và thương hiệu của nó Tuynhiên, Terho và cộng sự (2022) trong nghiên cứu của họ chỉ ra rằng việc lấykhách hàng làm trung tâm là là điều bắt buộc đối với DCM hiện đại vì lượngkhách hàng ngày càng ít và ít có động lực để xem nội dung trừ khi điều đó là hiểnnhiên rằng nó có thể giúp họ đạt được các mục tiêu liên quan đến việc mua hàng
Trang 32hoặc các vấn đề về địa chỉ Người tiêu dùng dự kiến sẽ tìm thấy nội dung này cógiá trị hoặc thú vị theo điều kiện của họ và tự nguyện tiêu thụ nó (Wall vàSpinuzzi, 2018).
Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa Tiếpthị nội dung số đến Ý định khởi nghiệp như sau:
H7: Tiếp thị nội dung số có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của các startup trong ngành f&b.
Hình 2.5: Mô hình mẫu 5
(Nguồn : Aryani, D R., & Tuti, M (2023))
2.4 Các nghiên cứu trước
Trang 33hàng, trong đó tác giả đề cập thêm hai biến trung gian là Sự hài lòng của kháchhàng và Mối quan hệ với khách hàng Để kiểm định mô hình, tác giả đã áp dụng
2 phương pháp nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung và nghiên cứu định lượngvới đối tượng là 350 khách hàng có biết đến các trang mạng xã hội của Jollibee
và có mua hàng của thương hiệu này trong 3 tháng gần đây tại TP Hồ Chí Minh.Kết quả nghiên cứu được thực hiện thông qua việc kiểm định Cronbach’s Alpha,AVE, SEM với 350 mẫu khảo sát hợp lệ Qua phân tích và đánh giá kết quả chothấy: việc truyền thông tiếp thị trên mạng xã hội có tác động đến sự hài lòng củakhách hàng về các thông tin được tiếp thị và mối quan hệ của khách trên cáctrang mạng xã hội, từ đó tác động đến ý định mua hàng của khách hàng Giảipháp đề xuất của đề tài này cho rằng, các nhà quản trị Marketing nói chung vàcủa Jollibee Việt Nam nói riêng cần tập trung vào các thông tin truyền thông đếncho khách hàng, bao gồm việc cung cấp đủ, đúng thông tin và thông tin phải gây
sự thu hút đến khách, mặt khác còn nên chú ý hơn các hoạt động quản trị trên cáctrang mạng xã hội để giữ mối quan hệ với khách hàng, từ đó tác động đến ý địnhmua hàng của khách hàng, tạo cơ hội bán hàng của mình
2.4.2 Ngoài nước
Đề tài: “Entrepreneurial Orientation Studies On Food And BeverageMsmes To Examine The Effects Of Social Media Marketing And Digital ContentMarketing Activity On Business Performance - Nghiên Cứu Định Hướng KinhDoanh Về Msmes Thực Phẩm Và Đồ Uống Để Kiểm Tra Tác Động Của TiếpThị Truyền Thông Xã Hội Và Hoạt Động Tiếp Thị Nội Dung Kỹ Thuật Số ĐếnHiệu Quả Kinh Doanh" do Tạp chí Kinh doanh và Doanh nhân Indonesia của tácgiả Dwi Retno Aryani (2023)
Nguyên cứu là một bước tiến quan trọng trong việc hiểu rõ về tácđộng của tiếp thị truyền thông xã hội và hoạt động tiếp thị nội dung kỹ thuật sốđối với hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành thựcphẩm và đồ uống
Nghiên cứu của ông đã chứng minh một số điều quan trọng về mốiquan hệ giữa định hướng kinh doanh theo hình thức khởi nghiệp và sự thành côngtrong sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội cùng với hoạt động tiếp thị nội dung kỹ
Trang 34thuật số Việc này đã làm nổi bật sự linh hoạt và sáng tạo trong chiến lược kinhdoanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong môi trường kinh doanhngày nay, khi môi trường kinh doanh thường xuyên biến đổi.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã nhắc đến vai trò quan trọng của tiếp thịtruyền thông xã hội và nội dung kỹ thuật số trong việc tạo ra sự nhận thức vềthương hiệu, tăng cường tương tác với khách hàng và thậm chí là tăng cườngdoanh số bán hàng Điều này thúc đẩy ý thức về tầm quan trọng của mạng xã hội
và nội dung trực tuyến như là công cụ mạnh mẽ để mở rộng thị trường và nângcao hiệu suất kinh doanh
Cuối cùng, nghiên cứu này đưa ra các gợi ý thiết thực và chiến lược
để doanh nghiệp MSMEs trong ngành thực phẩm và đồ uống có thể áp dụng đểtối ưu hóa lợi ích từ tiếp thị truyền thông xã hội và hoạt động tiếp thị nội dung kỹthuật số Những thông tin này có thể cung cấp hướng dẫn hữu ích cho doanhnghiệp nhỏ và vừa khi xây dựng chiến lược kinh doanh của họ trong môi trườngkinh doanh ngày càng kỹ thuật số và liên kết mạng xã hội
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên MSEMEs thực phẩm và đồuống để kiểm tra sự tác động của tiếp thị truyền thông xã hội và kiểm tra hoạtđộng tiếp thị nội dung kỹ thuật số đến hiệu quả kinh doanh Mô hình nguyên cứugồm 2 biến độc lập tiếp thị truyền thông xã hội và hoạt động tiếp thị nội dung số.Đối tượng nguyên cứu là các doanh nghiệp Msmes thực phẩm và đồ uống Saukhi tiến hành khảo sát, tác giả thu được 272 mẫu có thể sử dụng cho mục đíchnghiên cứu Kết quả thu được cho thấy rằng nguyên cứu là hợp lệ Tiếp thị truyềnthông xã hội ảnh hưởng đến Định hướng khởi nghiệp Và Tiếp thị nội dung số cóảnh hưởng đến Định hướng khởi nghiệp
Trang 35Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu ngoài nước 1
(Nguồn : Aryani, D R., & Tuti, M (2023))
Đề tài: “Contemporary Research on Business and Management Nghiên cứu đương đại về kinh doanh và quản lý”- Edited by Siska NoviaristantiTelkom University, Indonesia
-Nguyên cứu này là một tập hợp đa dạng và phong phú về các nghiêncứu hiện đại trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý Qua sự hiện đại và sáng tạo,cuốn sách này mang lại cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về những thách thức và cơhội mà doanh nghiệp và tổ chức đang phải đối mặt trong thế kỷ 21
Cuốn sách xoay quanh sự đa dạng về quản lý chiến lược đến quản trịtài chính, từ ứng dụng công nghệ mới đến quản lý nhân sự hiệu quả Cuốn sáchđưa ra cái nhìn sâu sắc về xu hướng và biến đổi trong cách doanh nghiệp hoạtđộng Cuối cùng, cuốn sách cung cấp một nền tảng vững chắc cho cộng đồngnghiên cứu và mọi người để hiểu và định hình tương lai của kinh doanh và quản
lý Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, cùng với góc nhìn đa ngành nghề, tạo nênmột tài nguyên quý giá cho những người quan tâm đến phát triển bền vững vàthành công trong kinh doanh ngày nay
Trang 36Nguyên cứu này được dựa trên phương pháp nguyên cứu đương đại.Tác giả dựa trên nhiều mô hình nguyên cứu, mô hình cho thấy rằng có 2 giảthuyết được được chấp nhận lần lượt là tích cách chủ động và năng lực bản thâncủa doanh nhân Và 2 giả thuyết trên đều tác động trực tiếp lên thái độ đối vớikhởi nghiệp và tương tự lên ý định khởi nghiệp Nghiên cứu này sử dụng cácthước đo đã được thiết lập của các cấu trúc dựa trên các nghiên cứu trước đó.Trong nghiên cứu này, năng lực bản thân của doanh nhân được đo lường bằngcách sử dụng các câu hỏi từ nghiên cứu của Wilson, Kickul và Marlino (2007),các biến tính cách chủ động được đo lường bằng bảng câu hỏi mục từ nghiên cứucủa Seibert, Krant, & Kraimer (2001), thái độ đối với tinh thần kinh doanh làđược đo bằng cách sử dụng các câu hỏi từ nghiên cứu của Solesvik et al (2012)
và đo lường của các biến ý định kinh doanh được đo lường bằng cách sử dụngcác câu hỏi từ nghiên cứu của Linan và Chen (2009) Các biến nhân khẩu họcbao gồm tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và hôn nhân trạng thái sẽ được kiểmsoát trong nghiên cứu này
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu ngoài nước 2
(Nguồn : Hakim, M R., & Sobari, N (2021))
Đề tài: “entrepreneurship self-efficacy, attitudes towardsentrepreneurship, and student's entrepreneurship interest - kinh doanh tự hiệuquả, thái độ đối với khởi nghiệp và lợi ích khởi nghiệp của sinh viên” (AirlanggaJournal of Innovation Management, Vol.2, No.1, June 2021)
Nguyên cứu này được thực hiện dựa trên nhu cầu khởi nghiệp củasinh viên qua đó tìm hiểu rõ thêm về năng lực bản thân của doanh nhân và thái
Trang 37độ đối với tinh thần kinh doanh Qua mô hình 2.4.4 bên dưới, kết quả của Liñán(2008) chứng minh rằng năng lực bản thân của doanh nhân có tác động tích cựcđến sở thích kinh doanh Sự tự tin vào năng lực kinh doanh là sự tự tin của mộtngười về khả năng của họ tham gia vào các hoạt động kinh doanh (Tsai và cộng
sự, 2016) Những người có mức độ tin cậy cao vào khả năng của mình kỹ năngkhởi nghiệp có xu hướng kỳ vọng rằng họ sẽ có thể thiết lập và quản lý mộtdoanh nghiệp thành công kinh doanh và kỳ vọng này có tiềm năng thúc đẩy hành
vi của họ liên quan đến tinh thần kinh doanh (Tsai và cộng sự, 2016) Như đãthảo luận trước đây, năng lực bản thân của doanh nhân là niềm tin của một cánhân vào khả năng tồn tại bên trong họ để mọi người có thể làm nhiều việc khácnhau liên quan đến hoạt động kinh doanh (Blasco và cộng sự, 2018) Dựa vàoniềm tin này có khả năng hình thành một người có thái độ tích cực đối với tinhthần kinh doanh
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu ngoài nước 3
(Nguồn : Pramudita, D P D (2021))
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu chính thức được đề xuất sau khi tìm hiểu các cơ
sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây, nhận thấy chưa có bài nghiêncứu nào nghiên cứu kết hợp giữa thông điệp tiếp thị truyền thông xã hội và thái
độ với khởi nghiệp Tuy cả 2 mô hình nghiên cứu trên đều khác nhau nhưng tácgiả nhận thấy có những điểm tương đồng như sau Cả 2 mô hình đều thể hiện cácnhân tố ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp Các giả thuyết xuất phát từ Môhình nghiên cứu được đánh giá thông qua mô hình phương trình cấu trúc sử dụngLisrel Kết quả cho thấy rằng tác động gián tiếp đến mối quan hệ giữa tính cáchchủ động và ý định khởi nghiệp thông qua thái độ đối với tinh thần kinh doanh,
Trang 38trong khi tính tự tin vào năng lực bản thân của doanh nhân được phát hiện là cótác động tiêu cực đáng kể đến ý định kinh doanh Dựa trên mô hình nghiên cứuhình 2.6 và 2.7 cùng các lý thuyết về khởi nghiệp, tác giả quyết định đề xuất môhình nghiên cứu như hình 2.9 bên dưới, gồm 6 nhân tố chính lần lượt là tính cáchchủ động, thái độ với khởi nghiệp, năng lực bản thân của doanh nhân, tiếp thịtruyền thông xã hội, hoạt động tiếp thị nội dung số và cuối cùng là định hướngkhởi nghiệp.
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất