1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2016 2020

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
Tác giả Vũ Hải Cường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Hùng
Trường học Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ HẢI CƢỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MƠI TRƢỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020 LUẬN VĂN THẠC S

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 885.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Quang Hùng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Quang Hùng, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu, bản đồ và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Vũ Hải Cường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Quang Hùng, Vụ Khoa học và Công nghệ - Văn phòng Quốc hội đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp

đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hạt Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, các cán bộ và người dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp số liệu, tư liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia

sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 7 năm 2022

Tác giả

Vũ Hải Cường

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Ý nghĩa của đề tài 4

5 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý luận về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 5

1.1.1 Các khái niệm có liên quan 5

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường rừng 7

1.1.3 Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng 10

1.1.4 Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng 11

1.2 Cơ sở pháp lý của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 12

1.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam 12

1.2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế 15

1.3 Cơ sở thực tiễn về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 17

1.3.1 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới 17

1.3.2 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam 20

1.3.3 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế 23 1.4 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 25

1.4.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế 25

1.4.2 Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 34

2.2 Nội dung nghiên cứu 34

Trang 5

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 35

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 35

2.3.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả 36

2.3.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 37

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1 Đặc điểm tài nguyên rừng và các dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế 38

3.1.1 Đặc điểm tài nguyên rừng tỉnh Thừa Thiên Huế 38

3.1.2 Các dịch vụ môi trường rừng tỉnh Thừa Thiên Huế 41

3.1.3 Giá trị các dịch vụ môi trường rừng tỉnh Thừa Thiên Huế 45

3.2 Hiện trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 48

3.2.1 Hiện trạng thực thi chính sách về quản lý rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 48

3.2.2 Hiện trạng thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 52

3.2.3 Đánh giá chung về việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 61

3.3 Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế 63

3.3.1 Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế 63

3.3.2 Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường 66

3.3.3 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội 68

3.3.4 Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 69

3.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Thừa Thiên Huế 71

3.4.1 Các giải pháp thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế 72

Trang 6

3.4.1 Các giải pháp cải cách chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh

Thừa Thiên Huế 73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75

1 Kết luận 75

2 Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 7

PRA : Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

REDD+ : Giảm thiểu phát thải từ hoạt động mất rừng và suy thoái rừng

(Reducing emissions from deforestation and forest degradation)

SWOT : Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

(Strength, Weaknesses, Opportunities, Threats)

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1 Diện tích có rừng, cơ cấu và độ che phủ rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2020 38 Bảng 3.2 Tổng hợp dịch vụ cung ứng từ HST rừng tỉnh Thừa Thiên Huế 41 Bảng 3.3 Tổng giá trị chi trả DVMTR tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị định số 147/2016/NĐ-CP 48 Bảng 3.4 Số lượng, diện tích và số tiền chi trả của các đối tượng trong DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2020 53 Bảng 3.5 Đơn giá định mức chi trả tại các lưu vực cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 56 Bảng 3.6 Tổng thu từ chi trả DVMTR tỉnh Thừa Thiên Huế 57 Bảng 3.7 Tổng hợp nguồn giải ngân từ chi trả DVMTR tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 58 Bảng 3.8 Số đợt kiểm tra, giám sát thu chi DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 60 Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của chính sách chi trả DVMTR trực tiếp 63 Bảng 3.10 Kinh phí chi trả DVMT trong chương trình gián tiếp 64 Bảng 3.11 Hiệu quả kinh tế của chương trình chi trả DVMTR gián tiếp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 65 Bảng 3.12 Hiệu quả môi trường của chính sách chi trả DVMTR trực tiếp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 66 Bảng 3.13 Tổng hợp các tiêu chí hiệu quả về môi trường của chương trình 67 Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của chương trình chi trả DVMTR trực tiếp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 68 Bảng 3.15 Một số hiệu quả xã hội của chương trình chi trả gián tiếp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 69

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, MÔ HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí tỉnh Thừa Thiên Huế 25 Hình 3.1 Tỷ lệ giải ngân theo chủ rừng giai đoạn 2016-2020 58

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp trên thế cũng như tại Việt Nam Được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cần có những giải pháp phù hợp nhằm giảm biến đổi khí hậu và hạn chế những tác động từ biến đổi khí hậu gây ra Một trong những giải pháp quan trọng có thể kể đến đó chính

là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững bởi rừng có vai trò quan trọng trong điều hòa không khí, giữ đất, giữ nước, chống xói mòn, hấp thụ khí CO2 Không những vậy, rừng còn có vai trò quan trọng trong cung cấp tài nguyên, đảm bảo đời sống của cộng đồng dân cư, tạo sinh kế cho người dân khu vực Tuy nhiên, diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian gần đây có xu hướng giảm bởi những sức ép liên quan đến phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân

Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ở khu vực miền Trung của Việt Nam, nơi đây được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Diện tích rừng của Thừa Thiên Huế vào khoảng 288.401,82 ha, trong đó: rừng tự nhiên có tỷ lệ cao

là 211.243,37 ha (xấp xỉ 73,35%) và rừng trồng là 77.158,45 ha (chiếm khoảng 26,65%) Công tác chi trả DVMTR cũng đang được triển khai và thực hiện tại Thừa Thiên Huế với 10 chủ rừng là tổ chức nhà nước, 647 chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình, hộ nhóm với diện tích chi trả là hơn 158.623ha (thuộc các lưu vực thủy điện Hương Điền – A Roàng – A Lin B1 – A Lin B2 – Rào Trăng 4, lưu vực thủy điện Bình Điền, lưu vực thủy điện Tả Trạch – Thượng Lộ, lưu vực thủy điện A Lưới)

Do nhiều yếu tố khác nhau, Thừa Thiên Huế chưa tiến hành chi trả DVMTR cho rừng có nguồn gốc từ rừng trồng chức năng sản xuất Cho nên các chủ thể hộ gia đình trồng rừng trên địa bàn huyện chưa phải là đối tượng chi trả DVMTR Chính sách chi trả DVMTR được ghi nhận một trong những thành tựu

cơ bản nhất của ngành nông nghiệp nói chung và là thành tựu nổi bật nhất của

Trang 11

ngành lâm nghiệp nói riêng trong giai đoạn 2011-2015 Nhiều đánh giá cho rằng

“chưa có một chính sách nào đi vào cuộc sống nhanh, hiệu quả và được các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, bao gồm cả người dân, ủng hộ, tham gia tích cực như chính sách chi trả DVMTR” Chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai đồng bộ từ đầu 2015 Đây là hoạt động có ý nghĩa lớn khi hỗ trợ nguồn lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên được nhà nước giao, nhất là cho hoạt động tuần tra bảo vệ, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế hộ đối với bà con miền núi

Với các chủ rừng là tổ chức nhà nước (như ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty Lâm nghiệp) có thể hoàn toàn chủ động nguồn lực và lập kế hoạch triển khai chính sách này: từ lập kế hoạch, chuẩn bị

hồ sơ thủ tục chi trả thông qua hướng dẫn hoặc tập huấn của Quỹ BV&PTR đến lên kế hoạch tuần tra, giám sát, phối hợp nghiệm thu… Tuy nhiên với đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, mặc dù đã được Quỹ BV&PTR tỉnh tập huấn, hướng dẫn lập thủ tục chi trả, song việc triển khai chính sách này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn Đơn cử như khâu chuẩn bị hồ sơ chi trả thường còn nhiều thiếu sót, do vậy Hạt Kiểm lâm huyện đã chủ động hỗ trợ thủ tục này trong những năm gần đây; Quá trình lập kế hoạch hoạt động tuần tra, giám sát chưa được hiệu quả do thiếu kinh nghiệm và thông tin; Việc sử dụng tiền chi trả còn mang tính tự phát và rời rạc do chưa tổ chức phối hợp tốt giữa các hộ và cộng đồng…

Căn cứ theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ

về Chính sách chi trả DVMTR, UBND các tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp làm đầu mối tổ chức nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng rừng và xác nhận cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn làm cơ sở thanh toán tiền chi trả DVMTR theo định kỳ Trên cơ sở này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 3019/QĐ-UBND ngày 23/12/2015, về việc ban hành quy định tạm thời về trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thu chi, nghiệm thu và thanh

Trang 12

quyết toán tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã trong tỉnh được giao làm đầu mối thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và lập kế hoạch chi trả DVMTR

Hiện nay, công tác chi trả DVMT rừng của Thừa Thiên Huế còn nhiều bất cập Điển hình là công tác quản lý lập hồ sơ chi trả DVMTR của Thừa Thiên Huế hiện nay do Hạt kiểm lâm thực hiện, tuy nhiên theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/1018 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Lâm nghiệp có chỉ rõ Hạt kiểm lâm là đơn vị tham gia xác định diện tích rừng được chi trả, xây dựng bản đồ chi trả DVMTR Do vậy, về lâu dài Hạt kiểm lâm không thể là đơn vị chuẩn bị hồ sơ chi trả cho nhóm các chủ rừng là cộng đồng, các hộ gia đình, nhóm hộ như hiện tại

Với những bất cập như trên, cần có một đánh giá thực trạng năng lực thực hiện chính sách chi trả DVMTR (từ chuẩn bị hồ sơ đến việc tổ chức quản lý bảo

vệ, chuẩn bị thông tin giải trình cho các hoạt động quản lý, bảo vệ) của các bên liên quan (bao gồm các chủ rừng là hộ gia đình, hộ nhóm, cộng đồng liên quan đến tiến trình thực hiện DVMTR

Từ các vấn đề đưa ra, đề tài thực hiện nghiên cứu“Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020” nhằm đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trong

công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR trong tương lai, giúp các nhóm chủ rừng có thể tự triển khai được các hồ sơ thủ tục và hoạt động liên quan đến tiến trình chi trả

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020

Trang 13

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung vào các nhiệm

vụ sau:

- Thiết lập các cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học liên quan đến hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Xây dựng phương pháp, mô hình nghiên cứu, điều tra khảo sát thực địa;

- Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020, chỉ ra những bất cập trong quá trình thực thi

- Đề xuất một số giải pháp giải quyết các bất cập đưa ra để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tiếp theo

4 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Cung cấp cơ sở dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ đánh

giá tính hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR tại thừa Thiên Huế

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ định hướng các giải

pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR gắn với quản lý, bảo

vệ và phát triển rừng bền vững trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

1.1.1 Các khái niệm có liên quan

a) Môi trường rừng

Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị

sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ

và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác [4]

b) Dịch vụ môi trường rừng

Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụnhư ảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống

xã hội; Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi

đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản [7]

c Chi trả dịch vụ môi trường

Wunder (2005) đã định nghĩa chi trả DVMTR là một quá trình thực hiện

tự nguyện ở những khu vực mà một DVMTR được xác định rõ (hoặc một loại hình sử dụng đất bảo đảm cho các DVMTR) được tiến hành mua bởi một bên mua dịch vụ (tối thiểu là một người) từ một bên bán dịch vụ (tối thiểu là một

Trang 15

người) nếu như bên cung ứng DVMTR bảo đảm việc cung cấp các DVMTR” [13]

Theo quan điểm của những nhà khoa học tiếp cận theo quan điểm “Kinh

tế tài nguyên” mà tiêu biểu là Muradian thì định nghĩa của Wunder (2005) bị hạn chế, nó chỉ xác định đúng các chi trả DVMTR trong một số trường hợp, nhiều trường hợp trong thực tế lại không phù hợp với định nghĩa này (Muradian

et al , 2010; Vatn, 2010) Dựa trên những phê phán về định nghĩa của Wunder, Muradian và cộng sự (2010) đã đưa ra định nghĩa về chi trả DVMTR là “việc chuyển nhượng tài nguyên giữa các nhân tố xã hội nhằm tạo ra những hỗ trợ trực tiếp cho các quyết định sử dụng đất của cá nhân và tập thể cùng với các lợi ích xã hội trong quản lý tài nguyên”

Ở Việt Nam chi trả dịch vụ môi trường (PES) được đưa ra trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quy định chi tiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạt động trồng rừng Theo

đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng Nội dung này cũng được đưa ra trong Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ Việc chi trả DVMTR được thực hiện theo hai hình thức đó là: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp, cụ thể:

- Chi trả trực tiếp: là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng các dịch vụ môi trường rừng Việc chi trả này được thực hiện khi bên sử dụng DVMT có đủ khả năng cũng như điều kiện kinh tế để chi trả trực tiếp bằng tiền cho bên cung ứng mà không cần qua bất cứ một bên trung gian nào Mức chi trả trực tiếp không thấp hơn mức do nhà nước quy định đối với cùng một loại dịch vụ môi trường rừng và được thực hiện thông qua hợp đồng thỏa thuạn tự nguyện giữa 2 bên (bên sử dụng và bên cung ứng dịch vụ)

- Chi trả gián tiếp: Hình thức chi trả này được thực hiện thông qua một tổ chức trung gian (có thể là Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ

Trang 16

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định) Việc chi trả này được thực hiện khi bên sử dụng DVMTR không có khả năng và điều kiện kinh tế để chi trả trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR Hình thức chi trả này khả phổ biến ở nước ta bởi cộng đồng, hộ nhóm, hộ gia đình thường khó khăn trong công tác chi trả trực tiếp và cần có sự hỗ trợ và can thiệp của Nhà nước, mức giá DVMTR do Nhà nước quy định

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chi trả DVMTR là một cơ chế chuyển các giá trị nằm bên ngoài/phi thị trường của các hàng hóa môi trường thành nguồn kinh phí thực tế nhằm động viên những người cung ứng các DVMTR tiếp tục duy trì hoặc đẩy mạnh việc cung ứng các dịch vụ này (Engle et al , 2008) Như vậy, để cơ chế chi trả DVMTR có thể diễn ra phải có một bên mua dịch vụ chi tiền cho một bên cung ứng các DVMTR

Chi trả dựa trên các yếu tố đầu ra: hình thức này là thực hiện chi trả một cách trực tiếp dựa trên việc cung ứng các DVMTR Ví dụ chi trả cho hấp thụ cacbon dựa trên khối lượng (tấn) cacbon hấp thụ được của một khu rừng Tuy

Trang 17

nhiên, hình thức chi trả dựa trên các yếu tố đầu ra thường không hiệu quả trong thực tế bởi việc đo đạc chính xác quá trình cung ứng các DVMTR rất khó thực hiện Do đó, hình thức chi trả này thường ít được sử dụng trong thực tế (Engle et al., 2008)

* Phương thức và mức chi trả:

- Mức chi trả: Mức chi trả DVMTR là mức chi trả tối thiểu của người sử

dụng dịch vụ cho người cung ứng dịch vụ (người quản lý HST) Mức chi trả tối thiểu phải lớn hơn lợi ích mà người cung ứng dịch vụ có thể thu được nếu họ tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mức chi trả tối đa phải nhỏ hơn lợi ích mà người sử dụng các DVMTR nhận được (chính là mức mà người sử dụng không sẵn lòng chi trả) Trong nhiều chương trình chi trả DVMTR mức chi trả thường được tiến hành một cách cố định trên một đơn vị diện tích (ha) cung cấp DVMTR, cũng có thể tính dựa theo sự khác biệt về không gian hoặc các yếu tố khác có khả năng chi phối hoạt động cung ứng các DVMTR (ví dụ như dựa vào các chi phí cung ứng DVMTR) hoặc có thể kết hợp nhiều các yếu

tố khác nhau

- Phương thức chi trả DVMTR thường được tiến hành thông qua chi trả

trực tiếp bằng tiền hoặc có thể chi trả bằng một số lợi ích khác có liên quan (Asquith et al., 2008) Một minh chứng cho phương thức chi trả bằng lợi ích khác có thể kể hoạt hoạt động bảo vệ rừng tại Melabe tại Madagasca, trong đó hoạt động chi trả cho công tác bảo vệ rừng sẽ không được thanh toán bằng tiền mặt mà sẽ được quy đổi thông qua các lợi ích mà cộng đồng được hưởng như: thiết bị phục vụ cộng đồng (vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại, máy phát điện, máy lọc nước…), những thiết bị phục vụ cộng đồng được lựa chọn dựa theo quyết định của cuộc họp cộng đồng (Metthew Sommerville et al., 2010) [17]

* Các bên liên quan:

Như đã nói ở trên, hoạt động chi trả DVMTR có thể được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp Trong đó, nếu trực tiếp thì đơn giản chỉ là chi

Trang 18

thức chi trả là gián tiếp thì cần có một bên thứ ba đứng ra bảo đảm, theo dõi các hoạt động của bên sử dụng và bên cung ứng được gọi là bên trung gian Hình thức chi trả gián tiếp DVMTR này khá phổ biến ở Việt Nam

Bên cung ứng DVMTR: còn được gọi là bên bán DVMTR, thông thường

đó là những người tạo ra các giá trị của DVMTR hặc là những chủ sở hữu tài nguyên (đất đai) có khả năng tạo ra các DVMTR Bên cung ứng DVMTR có thể

là các tổ chức của nhà nước, hoặc cá nhân, cộng đồng tùy theo loại hình sở hữu đất bởi vì chủ sở hữu tài nguyên (đất đai) có thể thuộc về tư nhân (cá nhân sở hữu), tập thể (cộng đồng sở hữu), nhà nước (nhà nước sở hữu) (Rojan and Engal, 2005)

- Bên mua DVMTR: là những người trực tiếp sử dụng, hoặc hưởng lợi từ

các DVMTR Hiện nay, có nhiều tổ chức (Nhà nước, phi chính phủ), cá nhân thực hiện mua DVMTR không nhằm mục đích sử dụng hay hưởng lợi từ DVMTR mà xuất phát từ mong muốn duy trì, bảo vệ các giá trị DVMTR Với bên mua là các cá nhân (thường là những người sử dụng trực tiếp hoặc những người được hưởng lợi từ rừng), việc thực hiện chi trả DVMTR có thể là trực tếp (chi trả thẳng cho người cung ứng dịch vụ) hoặc cũng có thể là gián tiếp (thông qua tổ chức trung gian) Trong trường hợp bên mua DVMTR là các tổ chức phi chính phủ, Nhà nước đại diện cho những người sử dụng hoặc hưởng lợi từ DVMTR thì việc chi trả DVMT rừng thường là gián tiếp thông qua việc sử dụng ngân sách Quỹ Chính phủ hoặc các tổ chức chi phính phủ chi trả cho những người cung ứng dịch vụ

- Bên trung gian: Bên trung gian thường là các cá nhân, các tổ chức phi

chính phủ hoặc các cơ quan tổ chức nhà nước Bên trung gian thông thường chỉ tham gia với tư cách gián tiếp (như là những người thúc đẩy, hỗ trợ, chuẩn bị hồ

sơ chi trả, giám sát thực hiện cam kết giữa bên mua và bên bán…) mà không tham gia trực tiếp vào hoạt động chi trả Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, vai trò của bên trung gian trong việc thực hiện hoạt động chi trả DVMTR rất quan trọng Đặc biệt đối với các cộng đồng nghèo, trình độ dân trí

Trang 19

thấp thì bên trung gian có vai trò lớn trong việc xác định các giá trị DVMTR, thiết lập các bên bán (bên cung ứng dịch vụ), bên mua (bên sử dụng và hưởng lợi từ các DVMTR), xác định giá chi trả cho DVMTR (Vatn A, 2010)

1.1.3 Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng

Các đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng được xem xét bao gồm có đối tượng được chi trả DVMTR và đối tượng phải thực hiện chi trả DVMTR Cụ thể:

* Đối tượng được chi trả DVMTR là những chủ rừng có cung ứng các DVMTR được quy định trong Điều 8 của Luật lâm nghiệp năm 2017 gồm:

- Các tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao

- Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao

- Các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước

Trong thực hiện chi trả DVMTR, công tác quản lý khu vực rừng có cung ứng các DVMTR thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã, các tổ chức chính trị -

xã hội và thực hiện theo quy định của pháp luật

* Các đối tượng phải tiến hành chi trả DVMTR được quy định là những đối tượng sử dụng hoặc được hưởng lợi từ các DVMTR, bao gồm các đối tượng sau:

- Các cơ sở sản xuất thủy điện: thực hiện chi trả DVMTR, chi trả tiền cho các hoạt động bảo vệ đất, chống xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ, duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp: phải thực hiện chi trả tiền cho các hoạt động điều tiết, duy trì nguồn nước, các nguyên nhiên liệu phục vụ hoạt động sản

Trang 20

- Các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch: phải thực hiện chi trả tiền dịch vụ cho việc điều tiết, duy trì, bảo vệ nguồn nước sạch cho hoạt động sản xuất nước sạch

- Các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: phải thực hiện chi trả tiền dịch vụ cho công tác bảo vệ, duy trì, phát triển vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa đạng hệ sinh thái rừng, đảm bảo những giá trị du lịch của rừng để phục vụ phát triển du lịch bền vững

- Các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn: phải tiến hành thực hiện chi trả tiền DVMTR cho sự hấp thụ và lưu trữ cacbon của rừng Điều này có ý nghĩa quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính

- Các cơ sở nuôi trồng thủy sản: phải chi trả tiền DVMTR cho hoạt động cung cấp nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, bãi đẻ, nguồn nước, điều kiện sống cho các loài sinh vật phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản;

- Các đối tượng khác theo quy định tại Điều 57 Nghị định

156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

1.1.4 Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy đinh trong điều 59 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp Trong đó quy định cụ thể như sau:

- Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện, xác định mức chi trả tiền DVMTR

là 36 đồng/kwh điện thương phẩm Trong đó mức sản lượng điện được tính dựa trên căn cứ hợp đồng mua bán điện giữa bên mua điện với bên bán điện (các cơ

sở sản xuất thủy điện) Như vậy, số tiền chi trả DVMTR thanh toán được tính bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn (kwh) nhân với mức chi trả DVMTR (36 đồng/kwh)

- Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch: mức chi trả tiền DVMTR là 52 đồng/m3 nước thương phẩm Trong đó sản lượng nước tính

Trang 21

tiền chi trả DVMTR là sản lượng nước mà cơ sở bán cho người sử dụng Như vậy, số tiền phải chi trả DVMTR được tính bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả tiền

)

- Đối với các cơ sở kinh danh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí có mức chi trả tiền DVMTR tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu theo kỳ và mức chi trả cụ thể được thực hiện thông qua thỏa thuận giữa 2 bên (bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR)

- Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản hoặc liên kết với các hộ gia đình, các nhân nuôi trồng thủy sản, mức chi trả DVMTR tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ và mức chi trả cụ thể được thực hiện thông qua thỏa thuận giữa 2 bên (bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR)

- Trong trường hợp giá bán lẻ điện, nước được tính theo quy định chung tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 59 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ có sự biến động (tăng hoặc giảm 20|%), khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho phù hợp

1.2 Cơ sở pháp lý của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

1.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam

a) Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách chi trả

Trang 22

Trước khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành, một số văn bản liên quan đến chính sách chi trả DVMTR có thể kể đến như:

Ngày 28 tháng 8 năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH khóa X về phí và lệ phí có quy định về việc thu phí đối với 12 lĩnh vực

Ngày 10 tháng 4 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định

số 380/QĐ-TTg về chính sách thí điểm chi trả DVMTR, qua đó cũng nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của thực hiện chi trả DVMTR, tiến hành xây dựng thí điểm chi trả DVMTR tại một số tỉnh làm cơ sở rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trên cả nước

Ngày 24 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ra Nghị định số 99/2010/NĐ-CP

về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng Qua đó đưa ra các quy định về chính sách chi trả DVMTR nhằm mục tiêu: Xã hội hóa công tác bảo vệ rừng thông qua việc phát huy giá trị kinh tế của môi trường rừng, thiết lập quan hệ dịch vụ và chi trả giữa những người sử dụng DVMTR và những người cung ứng DVMTR Sử dụng nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm cải thiện thu nhập cho các hộ dân tham gia bảo vệ rừng để cung ứng DVMTR, từ đó phát huy hiệu quả của công tác bảo vệ rừng Tạo ra một cơ chế tài chính mới cho ngành Lâm nghiệp bằng phương thức chi trả ủy thác nguồn kinh phí không phải

từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ rừng

Bên cạnh những văn bản làm căn cứ cơ sở pháp lý được đưa ra ở trên, liên quan đến chính sách chi trả DVMTR còn một số Nghị định, thông tư hướng dẫn, các báo cáo liên quan đến công tác bảo vệ, trồng, chăm sóc và phát triển rừng như bảng dưới:

Trang 23

Bảng: Một số văn bản liên quan đến chính sách Chi trả DVMTR

Phát triển nông thôn

Tổ chức triển khai Quyết định

10/4/2008 của Thủ tường Chính Phủ về chính sách thí điểm chi trả DVMTR

về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Quyết định số

2284/QĐ-TTg

13/12/2010 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Triển khai

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ

về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”

Thông tư số

85/2012/TT-BTC

25/5/2012 Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý tài

chính đối với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

04/2018/TT-BTC

17 tháng 01 năm 2018

Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và sử dụng

tiền dịch vụ môi trường rừng

b) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách chi trả dịch

vụ môi trường rừng được thực thi khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành

Trang 24

Sau khi có Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành ngày ngày 15 tháng 11 năm 2017, một số văn bản pháp luật liên quan đến chính sách chi trả DVMTR

có thể kể đến bao gồm:

- Ngày 15 tháng 11 năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả DVMTR

- Ngày 17 tháng 01 năm 2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 04/2018/TT-BTC về hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền DVMTR

- Ngày 16 tháng 11 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

- Ngày 16 tháng 11 năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 28/2018/TT-BTC quy định về quản lý rừng bền vững

- Ngày 18 tháng 11 năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 2284/QĐ-BNNPTNT về phê duyệt Đề án “triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của chính phủ về chính sách chi trả DVMTR”

- Ngày 25 tháng 4 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số

35/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp

1.2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhận thấy sự cần thiết của việc ban hành các văn bản chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành một số văn bản pháp lý liên quan đến chính sách Chi trả DVMTR Cụ thể như sau:

- Ngày 10 tháng 8 năm 2011 UBND tỉnh Thừa thiên Huế ban hành Quyết định số 1632/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế Quỹ ra đời là cơ sở tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và thực thi việc chi trả DVMTR có hiệu quả

Trang 25

- Ngày 9 tháng 5 năm 2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục ban hành Quyết định số 951/QĐ-UBND về một số định mức chi tiêu áp dụng tạm thời cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

- Ngày 23 tháng 12 năm 2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 3019/QĐ-UBND về Quy định tạm thời về trình tự lập, phê duyệt

kế hoạch thu, chi, nghiệm thu và thanh quyết toán tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Qua đó, trình tự của hoạt động chi trả DVMTR của tỉnh đã được chỉ rõ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực thi chính sách

- Ngày 26 tháng 4 năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Công văn số 2553/UBND-NN về việc giao Hạt kiểm lâm quản lý diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng nhưng chưa có chủ rừng Qua đó có thể thấy được tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự quan tâm đến công tác quản lý rừng của địa phương, phân công trách nhiệm quản lý rừng rõ ràng, thuận lợi cho công tác quản lý, chi trả DVMTR

- Ngày 24 tháng 7 năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Công văn số 1919/STC-QLNS về việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng Qua đó công tác quản lý và sử dụng kinh phí thu được

từ DVMTR được quy định rõ ràng bằng văn bản

- Ngày 7 tháng 10 năm 2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 62/2019/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Qua đó đưa ra quy định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Ngày 3 tháng 4 năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 888/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Qua những văn bản nêu trên có thế thấy được trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chi trả DVMTR nhằm mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả Các chính sách

Trang 26

về chi trả DVMTR từng bước được bổ sung, hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý rừng đạt hiệu quả

1.3 Cơ sở thực tiễn về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

1.3.1 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới

Hiện nay, các chính sách và chương trình chi trả DVMTR đã và đang được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Việc chi trả này được thực hiện chủ yếu ở các nước có diện tích rừng rộng lớn thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, đặc biệt tập trung ở những nước nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn Công tác chi trả DVMTR ở một số các khu vực nổi bật trên thế giới có thể kể đến như sau:

a) Chi trả DVMTR tại Châu Mỹ

Hoạt động chi trả DVMTR rừng tại một số quốc gia thuộc Châu Mỹ thường có sự can thiệp và điều phối của các cơ quan, tổ chức nhà nước

Một ví dụ điển hình về một quốc gia ở Châu Mỹ đó là Mexico Chính phủ nước này thực hiện chi trả DVMTR dựa trên cơ sở đảm bảo và tập trung vào mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng Khi đó, nhà nước đóng vai trò bên mua các DVMTR(Munoz-Pina et al., 2018), bên mua lúc này không phải là người sử dụng hay hưởng lợi từ các DVMTR mà chủ yếu là để thực hiện mục tiêu bảo vệ rừng bền vững Tuy vậy, nguồn kinh phí, khoản tiền để sử dụng chi trả cho các DVMTR lại được huy động từ các tổ chức, cá nhân

Một hoạt động chi trả DVMT nổi bật khác mà Mexico thực hiện là chương trình chi trả DVMT nước (PSAH theo tiếng Tây Ban Nha) Chương trình này được thực hiện từ năm 2010 với số tiền chi trả là 200 triệu đô la Mexico (tương đương với 18,25 triệu USD) sau đó tăng lên 1.060,8 triệu đô la Mexico (tương đương với 97,3 triệu USD) vào năm 2017 (Gonzalez, 2018), nguồn kinh phí này được huy động từ phí sử dụng nước sạch liên bang được quốc hội Mexico phê chuẩn

Bên cạnh Mexico, một số quốc gia khác ở Châu Mỹ cung đang triển khai rộng rãi các chương trình và chính sách DVMTR Trong đó phải kể đến chương

Trang 27

trình “Pago por Servicos Ambientales (PSA)” của Costa Rica hoạt động dựa vào Quỹ Lâm nghiệp Quốc gia; hoạt động chi trả cho người dân phía thượng nguồn

để bảo vệ dòng nước cấp tại El Salavador (thành phố tự trị của Tacuba); hoạt động chi trả DVMT cho công tác bảo vệ lưu vực sông tại địa phương ở Colombia (Echavarria, 2002); thành lập “Quỹ nước” để những người kinh doanh nước sạch và cơ sở sản xuất thủy điện chi trả cho các hoạt động bảo tồn nguồn nước ở thành phố Quito (Ecuador); hoạt động chi trả cho các hoạt động bảo tồn lưu vực sông của các công ty cung cấp dịch vụ điện, nước tại thành phố Cuenca (Echavarria et al., 2002; Lloret Zamora, 2002)

Qua các nghiên cứu về thực trạng của hoạt động chi trả DVMTR ở các quốc gia Châu Mỹ, ta có thể thấy rằng hầu hết các chương trình chi trả DVMTR tại những nước này được thực hiện theo hình thức gián tiếp, thiết kế trên quy mô quốc gia với sự điều tiết của chính phủ Hầu như hoạt động chi trả tập trung quan tâm đến các loại DVMT nước và đa dạng sinh học, còn các DVMT khác gần như chưa thực sự được quan tâm

b) Chi trả DVMTR tại Châu Á

Tại các quốc gia Châu Á, chính sách chi trả DVMTR mới được thực hiện trong một vài thập kỷ gần đây cho nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế liên quan đến cơ chế, chính sách, xây dựng xác định diện tích DVMTR được chi trả, hệ thống văn bản, hướng dẫn thực hiện các thủ tục chi trả…

Quốc gia tiên phong ở Châu Á trong việc triển khai và thực hiện chi trả DVMTR phải kể đến là Trung Quốc Xuất hiện từ khá sớm so với các quốc gia trong khu vực, nhiều mô hình chi trả DVMTR được thực hiện và mang lại nhiều kết quả Cụ thể một số chương trình như: “Chương trình Bảo tồn đất dốc”; chương trình chi trả DVMT nước cho người bảo vệ rừng (từ các nhà máy điện tại Quảng Đông, từ các cơ sở kinh doanh nước tại Hebei – Jiangxi…) (Rowcroft, 2015) Nhìn chung, công tác chi trả DVMTR ở Trung Quốc được đầu tư khá

lớn và có quy mô rộng

Trang 28

Một quốc gia khác ở Châu Á có các chương trình chi trả DVMTR rừng khá nổi bật là Indonesia Hiện nay, Indonesia đã triển khai chương trình chi trả DVMT nước cho cộng đồng dân sống ở khu vực hồ Singkara và ở lưu vực sông Besai của Nhà máy điện quốc gia, cho cộng đồng dân cư ở thượng nguồn lưu vực sông Seraga của công ty cung cấp nước bên cạnh đó, quốc gia này thực hiện chi trả DVMTR cho chính quyền các huyện thuộc tỉnh Asahan của nhà máy Năng lượng và tinh luyện nhôm Indonesia Nhìn chung, từ các chương trình chi trả DVMTR của Indonesia có thể nhận thấy sự quan tâm của các nhà nước, chính phủ đối với việc bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn cũng như đảm bảo sinh

kế cho các cộng đồng sống quanh khu vực rừng đầu nguồn

Mặc dù mới được triển khai trong vài thập niên trở lại đây, nhưng các chương trình liên quan đến chi trả DVMTR đang được phổ biến rộng khắp tại các quốc gia Châu Á, đặc biệt với các quốc gia có trữ lượng rừng lớn như: Việt Nam, Pakistan, Nê Pan…(Marjorie and Shyam, 2017) Điều đó chứng minh rằng chương trình chi trả DVMTR ở các quốc gia từng bước đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai

c) Chi trả DVMTR tại Châu Phi

Châu Phi là khu vực có tỷ lệ các quốc gia đang phát triển, kém phát triển cao nhất trên thế giới bởi nhiều lý do liên quan đến các vấn đề xã hội (xung đột sắc tộc…) vấn đề tự nhiên (điều kiện khí hậu, môi trường khắc nghiệt…), vấn đề kinh tế (thiếu vốn nghiêm trọng cho hoạt động phát triển) Do vậy, trong thời gian gần đây, các quốc gia Châu Phi đang được sự quan tâm hỗ trợ của nhiều tổ chức phi chính phủ trên thế giới về các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội… trong

đó có vấn đề liên quan đến tài nguyên rừng và các chương trình tri trả DVMTR

Do phát triển muộn hơn các khu vực khác trên thế giới nên các chương trình chi trả DVMTR ở Châu Phi mới bắt đầu phát triển và đang ở giai đoạn khởi động (Lê Văn Hưng, 2011)

Trong một số nghiên cứu đã công bố cho thấy các chương trình chi trả DVMTR tại Châu Phi gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn ngân quỹ và hạn

Trang 29

chế trong áp dụng Khoa học kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (Fisher và cộng sự, 2010) Bên cạnh các khó khăn nêu trên, các nghiên cứu còn chỉ ra những bất cập trong công tác chi trả DVMTR như: bước đầu xác định diện tích chi trả DVMTR, mức chi trả DVMTR, nhóm sử dụng tài nguyên, thủ tục chi trả DVMTR, chức trách nhiệm vụ của các các cơ quan chức năng trong chi trả DVMTR… Mặc dù chi trả DVMTR ở Châu Phi mới đang ở giai đoạn khởi đầu, còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng các kết quả từ những nghiên cứu tại đây cho thấy hiệu quả bước đầu của việc sử dụng động lực khuyến khích bằng tiền và dịch vụ ở các cộng đồng dân cư làm nông nghiệp Người dân được chi trả (có thể bằng tiền hoặc bằng các dịch vụ khác) cho các hoạt động bảo vệ, duy trì, phát triển tài nguyên rừng… Vấn đề này đã được chỉ rõ trong một nghiên cứu về “Nhìn nhận của những người nông dân về các động lực cho các dịch vụ môi trường” tại Kenyan và Tanxania (Loredana Sorg et al., 2015) Không những vậy, các nghiên cứu cũng đưa ra mối quan hệ giữa quản lý đất đai với mức độ đa dạng sinh học, lượng dự trữ các bon sinh khối Theo đó, trữ lượng các bon sinh khối, độ đa dạng sinh học sẽ giảm nếu gia tăng hoạt động chặt phá rừng để phát triển nông nghiệp

Qua nghiên cứu tình hình thực hiện chi trả DVMTR rừng ở các nước nghèo

và đang phát triển có thể thấy hầu hết các chương trình này đều được thiết kế trên quy mô rộng (quy mô quốc gia) với vai trò quan trọng của các cơ quan nhà nước Các chương trình chi trả DVMTR được thiết kế tập trung vào các DVMTR nước và ĐDSH, đồng thời hướng tới đại bộ phận dân cư, đặc biệt là các cộng đồng dân cư nghèo

1.3.2 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam

Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam mặc dù mới thực hiện trong vài thập niên gần đây, nhưng cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định Việc đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR cũng đã được thực hiện Thông qua một số nghiên cứu phân tích chỉ ra việc thực hiện chi trả

Trang 30

Những lợi ích đó đã được lượng hóa thành các con số (bằng tiền) để phục vụ công tác chi trả Theo Ngô Trí Dũng (2017) cơ cấu cho các DVMTR được phân

bổ như sau: 27% cho hấp thụ các-bon, 25% cho bảo tồn đa dạng sinh học, 21% cho phòng hộ đầu nguồn, 17% cho bảo vệ cảnh quan, và 10 % cho các giá trị Điều này tạo động lực khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phá triển rừng tại địa phương

Chi trả DVMTR bắt đầu thực hiện từ năm 2004 Từ giai đoạn đó cho đến nay, Chính phủ đã ra nhiều văn bản, chính sách pháp luật phục vụ công tác chi trả DVMTR, trong đó có hai văn bản quan trọng nhất làm cơ sở thực thi chính sách chi trả

+ Trong giai đoạn đầu của thực hiện chi trả DVMTR, để có cơ sở triển khai thực hiện rộng rãi chương trình, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 380/TTg ngày 10/4/2008 về thí điểm DVMTR nhằm bước đầu thí điểm thực hiện hình thức chi trả DVMTR tại 2 tỉnh Sơn La (đầu nguồn của hệ thống sông Đà) và Lâm Đồng (đầu nguồn của sông Đồng Nai) Qua triển khai thí điểm trong giai đoạn 2008-2010, nhận thấy có những hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đời sống cộng đồng được cải thiện, sinh kế người dân được nâng cao hơn… Chính phủ mới tiếp tục triển khai rộng rãi đến các tỉnh thành khác trong cả nước

+ Ngày 24 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số

99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả DVMTR để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi

cả nước Việc ban hành văn bản này có ý nghĩa quan trọng mang tính chiến lược đối với chính sách bảo vệ, phát triển rừng Việt Nam Với chính sách chi trả DVMTR, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng không chỉ đơn thuần từ nguồn ngân sách Nhà nước như các giai đoạn trước đây,

mà đã có sự bổ sung từ nguồn vốn xã hội, nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước… dựa trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả bên mua (bên sử dụng, hưởng lợi từ các DVMTR) và bên bán (bên cung ứng, bảo vệ, duy trì các giá trị DVMTR) Vì lợi ích cả hai bên đều được đảm bảo cho nên chính sách chi trả DVMTR được người dân, cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản

Trang 31

xuất… đồng tình ủng Tạo điều kiện cho các chính sách DVMTR tiếp tục phát triển trong tương lai Việt Nam trở thành một trong những quốc gia Châu Á đầu tiên ban hành văn bản, thể chế hóa rõ ràng hoạt động chi trả DVMTR trên phạm

vi cả nước (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2013) Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, xuất hiện một số bất cập trong việc xác định các đối tượng chi trả DVMTR, mức chi trả DVMTR và người hưởng lợi từ các DVMTR, chính phủ

đã ban hành Nghị định 147/2016/NĐ-CP để sửa đổi một số điều khoản trong Nghị định 99/2010/NĐ-CP cho phù hợp với điều kiện thực tế hơn

Mặc dù là một trong những quốc gia cộng đồng dân cư sống ở các khu vực rừng còn nghèo, điều kiện kinh tế còn kém, mức chi trả DVMT chưa cao, dẫn đến một bộ phận người dân, chủ rừng chưa mặn mà với chính sách chi trả DVMTR Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/2008/NĐ-CP về thành lập Quỹ bảo vệ Phát triển rừng Việt Nam dưới dự giúp sức của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp Qua đó Quỹ có nhiệm vụ trung gian kết nối bên mua (sử dụng

và hưởng lợi từ DVMTR) với bên bán (người cung ứng các giá trị DVMTR) ở Việt Nam

Đến nay, toàn quốc đã có 48 tỉnh thành có Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; trong đó 40 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức Các Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng là tổ chức trung gian quan trọng và không thể thiếu trong việc thực hiện chi trả ủy thác tiền DVMTR tại Việt Nam từ bên sử dụng, hưởng lợi các DVMTR đến bên cung ứng các DVMTR; huy động ủy thác nguồn thu từ DVMTR đến nay đạt hơn 10.000 tỷ đồng, bình quân trên 1.300 tỷ đồng/năm

Tại Việt Nam, hình thức chi trả DVMTR hầu hết được thực hiện gián tiếp thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh Qua đó, Quỹ đóng vai trò làm trung gian đảm nhận chức năng huy động tài chính, phân phối, giám sát nguồn thu chi theo quy định hiện hành của nhà nước Hình thức gián tiếp này thường

áp dụng với các cộng đồng nghèo trong chi trả DVMTR bởi họ không có khả năng chi trả trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR Các nghiên cứu cũng chỉ ra

Trang 32

rằng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng hiện nay đã và đang có vai trò quan trọng trong công tác quản lý rừng bền vững, nguồn chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay dưới sự giúp sức của Quỹ đã lớn hơn nhiều so với nguồn hỗ trợ trước đây từ ngân sách nhà nước

Trong quá trình chi trả DVMTR hiện nay tại các tỉnh, công tác chi trả sẽ diễn ra ở hai cấp độ khác nhau:

+ Cấp độ thứ nhất: thẩm định, phê duyệt kế hoạch chi trả Hồ sơ, kế hoạch chi trả DVMTR được xây dựng, thiết lập và thông qua Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thẩm định Sau khi được Hội đồng thông qua, UBND tỉnh ra quyết định nghiệm thu kế hoạch chi trả DVMTR hàng năm Trong quá trình thẩm định và ra quyết định Phòng kế hoạch – tài chính thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu Quỹ thuộc sở) hoặc Sở Tài chính (nếu quỹ thuộc UBND) giữ vai trò tham mưu trong công tác này

+ Cấp độ thứ hai: tổ chức xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR và thanh toán: Việc xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR có ý nghĩa quan trọng bởi nó liên quan đến mức thanh toán chi trả DVMTR Diện tích rừng được chi trả DVMTR được xác định thông qua sự quản lý của các tổ chức quản lý rừng bền vững: chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm, các chủ rừng, hộ gia đình, hộ nhóm và hộ dân cư Sau khi diện tích chi trả DVMTR và mức chi trả DVMTR được xác định thì hoạt động thanh toán chi trả DVMTR được diễn ra Quá trình thanh toán có thể diễn ra thông qua 2 hình thức: thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp Tại Việt Nam, hình thức thanh toán gián tiếp được thực hiện phổ biến tại các tỉnh thông qua một bên trung gian (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng) Sau 10 năm triển khai và thực hiện, đến nay chính sách chi trả DVMTR đã được cụ thể hóa tại Luật Lâm nghiệp năm 2017, và có hiệu lực thi hành từ ngày

01 tháng 01 năm 2019 (Nguyễn Tiến Luật, 2018), tạo điều kiện cho hoạt động quản lý rừng diễn ra có hiệu quả

\

Trang 33

1.3.3 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở khu vực Miền Trung của Việt Nam Với

sự phong phú và đa dạng của tài nguyên rừng, từ rất sớm Thừa Thiên Huế đã xây dựng chương trình chi trả DVMTR Cụ thể vào ngày 10 tháng 8 năm 2011, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1632/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ Bảo vệ

và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế Tổ chức này là tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận Đến

2015, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành việc rà soát hiện trạng, chủ sử dụng rừng, diện tích cung ứng DVMTR của các lưu vực thủy điện A Lưới, Hương Điền, Bình Điền và được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt Tiếp đó Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã hoàn thành các phương án chi trả DVMTR cho 3 nhà máy thủy điện nêu trên ở cả 2 năm

2014 và 2015 và được UBND tỉnh phê duyệt Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp triển khai chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng theo đúng tiến độ Trong quá trình này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành các Quyết định tạm thời liên quan đến chi trả DVMTR Cụ thể ngày 9 tháng 5 năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 951/QĐ-UBND về một số định mức chi tiêu áp dụng tạm thời cho Quỹ; Ngày 23 tháng 12 năm 2015, UBND tỉnh ra Quyết định số 3019/QĐ-UBND về Quy định tạm thời về trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thu, chi, nghiệm thu và thanh quyết toán tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh

Ngoài diện tích rừng được chi trả theo lưu vực các nhà máy thuỷ điện, tỉnh Thừa Thiên Huế còn là địa phương đầu tiên trong cả nước tiến hành chi trả DVMTR theo lưu vực nguồn nước Đến tháng 9 năm 2015, Quỹ đã hoàn tất kết quả rà soát hiện trạng, chủ sử dụng rừng, diện tích cung ứng DVMTR và được UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch chi trả DVMTR năm 2015 cho lưu vực nguồn nước Tuy nhiên, hiện nay, việc ủy thác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mới chỉ đang thực hiện ở 02 nhóm đối tượng: Thủy điện và nước sạch, còn các đối tượng khác vẫn chưa thực hiện chi trả Cụ thể, đến nay, Quỹ

Trang 34

Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã trực tiếp ký được 13/13 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR, trong đó có 12 đơn vị thủy điện và 01 đơn vị nước sạch với số tiền chi trả cho các chủ rừng vào khoảng 30 tỷ đồng

1.4 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

1.4.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam và là một trong các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở khu vực miền Trung Thừa Thiên Huế nằm ở 16000' đến 16045’ vĩ độ Bắc và từ 107001' đến 1080

12' kinh độ Đông với phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam

và thành phố Đà Nẵng, Phía Tây giáp nước Lào và Phía Đông giáp biển Sơ đồ

vị trí địa lý của Thừa Thiên Huế được thể hiện trong Hình 1.1

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí tỉnh Thừa Thiên Huế

Nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, Thừa Thiên Huế giữ vai trò quan trọng trong sự kết nối giao thoa về kinh tế, xã hội giữa hai miền đất nước Cùng với

Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế được coi là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội,

Trang 35

thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục không chỉ riêng của khu vực Miền Trung và còn ý nghĩa trong phát triển của cả nước

Phía Đông của tỉnh giáp biển với đường bờ biển dài 128 km tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ du lịch biển, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủ hải sản, phát triển cảng biển… Một số điểm du lịch biển nổi tiếng của Thừa Thiên Huế có thể kể đến như: Bãi biển Lăng Cô (một trong những bãi biển đẹp của thế giới), phá Tam Giang - Cầu Hai rộng 22.000 ha lớn nhất khu vực Đông Nam Á (với nhiều hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm thú vị)

Thừa Thiên Huế có vai trò quan trọng trong sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước, giao thông thuận lợi với nhiều loại hình: đường thủy, đường bộ, đường hàng không Cụ thể: Tỉnh có cảng Thuận An và cảng nước sâu Chân

Mỹ, có tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên tuyến quốc lộ 1A Vị trí của tỉnh rất thuận lợi trong kết nối giao thông với các tỉnh và các quốc gia lân cận như quốc lộ 49 qua cửa khẩu S10 (A Đớt – Tà Vang), trục hành lang kinh tế Đông - Tây nối Mianma - Thái Lan - Lào

- Việt Nam theo Quốc lộ 9 qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Quốc lộ 14B qua cửa khẩu Bờ Y, đường tỉnh 18 (nước CHDCND Lào)

Nhìn chung với vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế có nhiều thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội với một số ngành và lĩnh vực nổi bật như: du lịch, thương mại, giao thương hàng hóa trong nước và quốc tế

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình của Thừa Thiên Huế khá phức tạp, trải qua một quá trình thành tạo lâu dài của lịch sử tạo nên hình thái như ngày nay Nằm ở tận cùng phía Nam của dãy Trường Sơn Bắc, mở rộng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và bị đâm ngang bởi khối núi Bạch Mã – Hải Vân ở phía Nam của tỉnh

Nhìn theo bản đồ hình 1.1 ta có thể thấy, Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp miền Trung của Việt Nam với chiều dài khoảng128 km và chiều rộng trung bình ước khoảng 60 km Địa hình của Thừa Thiên Huế khá phức tạp và bị

Trang 36

chia cắt mạnh với đầy đủ các dạng địa hình từ rừng núi, đồng bằng, gò, đồi, đầm, phá, biển… với đồi núi chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên của tỉnh

- Vùng núi: nằm ở khu vực phía Tây của tỉnh (trải dài từ huyện A Lưới đến đèo Hải Vân) Địa hình gồm nhiều dãy núi cao liên tiếp, có nơi khá hiểm trở với

độ cao trung bình khoảng 1.000 m (đỉnh cao nhất là 1.540 m) Bên cạnh các núi cao liên tiếp, ở khu vực vùng núi của tỉnh có 2 thung lung là A Lưới và Nam Đông

- Vùng gò đồi: đây là nơi chung chuyển, tiếp giáp giữa 2 khu vực đồng bằng và vùng núi Nơi đây bao gồm nhiều dãy đồi thấp, lượn sóng, độ cao chỉ khoảng từ 300m đổ xuống, độ dốc không cao (chỉ khoảng 15-250) Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực này

- Vùng đồng bằng: Diện tích vùng đồng bằng của Thừa Thiên Huế khá ít, càng về phía Nam, diện tích đồng bằng càng hẹp, đất trong vùng đồng bằng chủ yếu là đất bồi phù sa

- Vùng đầm phá: Đây là một địa hình đặc trung ở Thừa Thiên Huế, chạy dài từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc của tỉnh, gồm những đầm phá lớn như Tam Giang, Cầu Hai, Lập An có cửa thông ra biển Khu vực đầm phá có giá trị cao về mặt kinh tế, thuận lợi phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản vùng nước lợ, tạo cảnh quan đặng trưng mang lại giá trị du lịch không phải nơi nào cũng có

- Vùng cát ven biển: là những bãi cát nằm sát biển kéo dài từ huyện Phong Điền đến đầm Lập An, diện tích bãi cát phụ thuộc vào sự xâm thực của bờ biển với chiều rộng khác nhau

c) Đất đai

Diện tích đất của Thừa Thiên Huế không quá lớn với tổng diện tích tự nhiên là 505.399 ha, trong đó diện tích đất chiếm tỷ lệ cao là 468.275 ha (tương ứng 92,65%); diện tích các hồ, ao, đầm, sông suối là 37.124 ha (tương ứng 7,35%) Địa hình của Thừa Thiên Huế phức tạp, bị chia cắt mạnh với ¾ diện

Trang 37

tích tự nhiên là đồi núi, diện tích đồng bằng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh)

Do địa hình phức tạp cho nên tài nguyên đất của tỉnh cũng rất đa dạng phong phú với 10 nhóm đất khác nhau Trong đó, diện tích đất đỏ vàng lớn nhất nhất chiếm 68,7%, diện tích đất bằng (gồm cả thung lũng) chiếm 19,5% Bên cạnh yếu tố địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, đất đai bị phân hóa, thì yếu tố khí hậu cũng tạo cho tài nguyên đất ở đây có nhiều đặc trưng riêng Có tới 60% diện tích đất bằng nếu muốn sử dụng được thì cần phải cải tạo như: đất cát, đất phèn, đất mặn, đất lầy… Diện tích đất nằm ở khu vực núi cao địa hình dốc là 369.393

ha (kể cả đất sói mòn trơ sỏi đá) chiếm 73%

Nhìn chung đất đai của Thừa Thiên Huê cũng bị ảnh hưởng khá lớn bởi yếu

tố địa hình phức tạp Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ cao, đây cũng là một trong những thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

d) Khí hậu, thời tiết

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi đây có

sự giao thoa, chuyển tiếp giữa khí hậu của miền Bắc và miền Nam Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 21-250C (tùy vùng núi hay đồng bằng)

Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt Trong đó, mùa khô nóng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 trong năm, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ trung bình từ 27-290

C, tháng nóng nhất có thể lên tới 400C (thường vào tháng 5, tháng 6) Còn mùa mưa ẩm lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, đặc điểm khí hậu khá giống với khí hậu miền Bắc, có những thời điểm lạnh mưa phùn, nồm ẩm Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh vào khoảng 17-220

C (tùy khu vực vùng núi hay đồng bằng), thời điểm lạnh nhất (thấp hơn 100

C) thường rơi vào tháng 1

Lượng mưa trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế trên 2.500 mm, có nơi lên đến hơn 4.500 mm (Nam Đông, A Lưới) Như vậy có thể thấy được lượng mưa của tỉnh khá lớn, thường tập trung chủ yếu vào mùa mưa Thời điểm

Trang 38

tháng 11 (chiếm 30% lương mưa cả năm) Bên cạnh sự phân bố lượng mưa theo tháng, lượng mưa của Thừa Thiên Huế còn không đồng giữa các khu vực trong tỉnh Lượng mưa thường tập giảm dần từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc Điểm

có lượng mưa lớn nhất nằm ở phía Bắc đèo Hải Vân (huyện Phú Lộc) Nếu tập trung mưa trong thời gian ngắn ở một khu vực có nguy cơ dẫn đến nhiều tài biến: lũ quét, lũ ống, sạt lở…

Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính ở các thời điểm khác nhau trong năm: Trong đó gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa nóng trong năm, tốc độ gió từ 2-3m/s đến 7-8m/s, đặc trưng của loại gió này là khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn, có nguy cơ ảnh hưởng tới cây trồng Còn loại gió thứ

2 là gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa mưa ẩm lạnh, tốc độ gió vào khoảng 4-6m/s, đặc trưng của gió này là lạnh, ẩm, gây mưa, úng

Dải miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng hàng năm thường đón nhận nhiều cơn bão với cường độ mạnh đổ bộ vào khu vực đất liền gây nhiều tác động đến đời sống, kinh tế xã hội của người dân Bão ở khu vực này thường xuất hiện vào các tháng từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm Nhìn chung, bên cạnh địa hình phức tạp, chia cắt mạnh thì Thừa Thiên Huế

là một trong các tỉnh có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai xuất hiện với tần xuất cao so với các tỉnh khác trong

cả nước gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

e) Thuỷ văn, sông ngòi

Do sự chi phối của vị trí địa lý, điều kiện địa chất, địa hình mà hệ thống sông, suối của tỉnh Thừa Thiên Huế rất đa dạng, phong phú Toàn tỉnh có các hệ thống sông và sông chính gồm: hệ thống sông Hương, sông Ô Lâu, sông Truồi, sông Nong, sông Bù Lu, sông Cầu Hai Hệ thống các dòng sông này được phân

bố đều khắp trên địa toàn tỉnh

Mặc dù với mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng các sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thường ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh bởi địa hình phức tạp, dốc,

bị chia cắt với ¾ là diện tích đồi núi Các cửa sông trong tỉnh có đặc điểm nhỏ

Trang 39

hẹp dẫn đến nguy cơ lũ lụt vào mùa mưa và khô cạn vào mùa khô, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống Cũng với nguyên nhân địa hình nêu trên cho nên khả năng giữ nước ở thượng nguồn của các sông suối, hồ đập thường thấp, gây

lũ lụt ở các khu vực hạ nguồn vào mùa mưa, thậm chí có thể dẫn đến sạt lở đất ở ven sông , gây thiệt hại nặng nề cho đời sống của người dân

Với địa hình rừng núi cao phức tạp nên đòi hỏi công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn, trong đó việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR được đánh gia là sẽ mang lại những hiệu quả nhất định

g) Tài nguyên khoáng sản

Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú Trong đó các mỏ khoáng sản kim loại có giá trị cao như: sắt, titan, chì, kẽm, vàng… có trữ lượng không lớn (trừ titan); nhóm khoáng sản phi kim và vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn hơn như: kaolin, pyrit, đá vôi, phosphorit, sét, đá granit, đá gabro, cuội sỏi…; nhóm khoáng sản nhiên liệu (chủ yếu là than bùn), có trữ lượng lớn (khoảng 5 triệu m3) với chất lượng tốt, dễ khai thác (phân bố từ Phong Điền đến Phú Lộc)

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên Huế có trữ lượng không quá lớn nhưng lại phong phú về các loại tài nguyên Điều này tạo thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng đời sống của người dân trong tỉnh

1.4.2 Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 40

Tính đến năm 2020, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.133.713 người, trong đó: Nam: 561.301 người; Nữ: 572.412 người; sống ở thành thị: 562.321 người; sống ở vùng nông thôn: 571.392 người Mật độ dân số là 229 người /km2 Tổng

số lao động từ 15 tuổi trở lên 621.715 người

Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống (với 35 dân tộc) Trong dân tộc Kinh có số lượng đông nhất chiếm 96,29%, sau đó đến Tà Ôi (chiếm 2,34%), dân tộc Cơ Tu (chiếm 1,17%), dân tộc Bru-Vân Kiều (chiếm 0,075%), dân tộc Hoa (chiếm 0,037%)

Với đặc trưng nhiều dân tộc cùng sinh sống, công tác quản lý dân cư cũng đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi có sự tập trung, quan tâm rất lơn từ phía chính quyền, nhà nước

b) Tình hình kinh tế

Theo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 t đạt 2,06% Cơ cấu các khu vực kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông nghiệp - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng 47,36% - 32,25% - 11,86% - 8,53% Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 49 triệu đồng, tương đương

2.120 USD, tăng 5% (xấp xỉ đạt KH là 2.150 USD)

Thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 8.455 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa 7.992 tỷ đồng (chiếm 94,5% tổng thu); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 415

tỷ đồng Chi ngân sách năm 2020 đạt 11.428 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 24.450 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2021 tỉnh

Thừa Thiên Huế là 6.220 tỷ đồng, giải ngân đến ngày 30/11/2021 theo số liệu

của Kho Bạc Nhà nước tỉnh là 3.557,9 tỷ đồng, đạt 57,2% kế hoạch

c) Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

Như đã đề cập ở trên, Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam và là một trong các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông Nằm ở vị trí trung

Ngày đăng: 23/03/2024, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w