Trang 4 1.Sức sống của nền văn hóa bản địa.Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Trang 5 Người Việt luôn có ý thức giữ g
Trang 1CHÀO CÁC EM ĐẾN VỚI
MÔN LỊCH SỬ
Trang 2Em hãy cho biết Việt nam có những phong tục nào? Tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam
mà em biết?
*Các phong tục cổ truyền ở Việt nam :
- Tết Táo Quân
- Gói bánh chưng
- Chưng mâm ngũ quả
- Đón giao thừa
- Lì xì
- Đi chùa hái lộc…
Trang 31.Sức sống của nền văn hóa bản địa.
2.Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa.
Trang 41.Sức sống của nền văn hóa bản địa.
Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với
nước ta thất bại?
Trang 5Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:
+ Sống ở làng quê trong những ngôi nhà giản dị
+ Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu
Trang 12Sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) viết như sau:
Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua Vua nói: – Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.
Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thuỷ quái vào người Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.
Đặc biệt thời Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá sẽ được xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử) Nghệ thuật này còn được thấy rõ rệt dưới triều đại này với việc xăm hai chữ Sát Thát (Giết giặc Tarta) trong thời kỳ kháng chiến chống Nguyên Mông, thể hiện sự quyết tâm đồng lòng chiến đấu, bảo vệ giang sơn của cha ông ta Thường những người xăm trổ thời ấy đều là những chiến binh dũng cảm và can trường, họ xăm trổ để thể hiện sức chịu đựng và chí hướng của mình Nhiều người dân cũng thường cũng xăm lên bụng những chữ Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc thể hiện tinh thần
thượng võ.
Trang 14Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp
senNhững cô hàng xén răng đenCười như mùa thu toả nắng
……
Trang 20Thơ: Mời trầu của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hơi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vợ”.
Trang 21Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên.
Trang 22Hãy kể tên một vài phong tục truyền thống còn tồn tại đến ngày nay mà em biết?
- Tục ăn trầu
- Làm bánh chưng, bánh tét ngày tết
- Thờ cúng tổ tiên.
- Tết Nguyên Đán
- Lễ cúng Thổ Công
- Tết Thanh minh
- Tết Trung Nguyên ( Rằm tháng bảy )
- Tết trung thu ( Rằm tháng Tám )
- Tết Táo Quân
Trang 242 Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa.
Trang 25Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa như thế nào?
Trang 26Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn
hoá Trung Hoa:
+ Học một số kĩ thuật, phát minh tiến bộ của người Trung Quốc như làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh,….
+ Tiếp thu một phần lễ nghĩa của Nho giáo như một số quy tắc lễ nghĩa trong quan hệ gia đình, cách đặt tên họ giống người Hán.
+ Đón nhận Phật giáo Xuất hiện một số cao tăng nổi tiếng sang nhà Đường giảng kinh.
+ Tiếp thu một sổ lễ tết có nguồn gốc từ Trung Quốc như tết Hàn
thực, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu, nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với sinh hoạt văn hoá của người Việt.
Trang 27Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi,
theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn
Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của
Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì,
cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới
Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh
trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).
Trang 28Ở Việt Nam hiện nay, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, và có ít liên hệ đến Giới Tử Thôi và những kiêng
kỵ khác Vào ngày này, người Việt thường "làm bánh trôi nước, bày cỗ bàn, cúng
gia tiên", cho nên bánh trôi còn được gọi là bánh Hàn thực[
Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tục ăn bánh trôi vào ngày Hàn thực ở Việt Nam nhiều khả năng được du nhập vào thời Lê, thịnh hành vào giai đoạn Lê
Trung Hưng - Nguyễn Năm 1773, Lê Quý Đôn cho biết: "Tục nước ta trọng nhất
bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy. Người phương Bắc cũng có, gọi là Thủy đoàn" Theo giải thích của Chỉ Nam ngọc âm giải
nghĩa (viết vào khoảng thế kỷ 16 thời Lê) giải thích: "Trôi nước có hiệu Thủy
đoàn, trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh".
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết: Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tiết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau Bánh cuốn còn được gọi là bánh Xuân thái (thái: rau), trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt), được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay
Trang 29Những tài liệu trên cho thấy trong các thế kỷ thứ bảy và thứ tám, thiền tông tại Việt Nam có nhiều người học rộng, thông hiểu cả Phạn ngữ
lẫn Hán ngữ Thiền sư Ðại Thừa Ðăng giỏi Phạn ngữ đến trình độ đã chú giải những tác phẩm Phạn ngữ bằng Phạn ngữ Phụng Ðình và Duy Giám được mời qua cung Ðường giảng kinh Thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ vào tận trong rúi để bái yết Vô Ngại Thi sĩ Trương Tịch cũng vào tận trong núi để bái yết Nhật Nam tăng Nhiều người như Vận Kỳ và Ðại Thừa Ðăng đã vân du cả hai xứ Trung Hoa và Ấn Ðộ để mở rộng kiến thức và hành đạo Tuy sự cai trị của nhà Ðường đối với Giao Châu rất khắc nghiệt, và tuy chính quyền đô hộ tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiến triển của học thuật và văn hóa Giao Châu, nhưng giới thiền sư tại Giao Châu đã có phương tiện để theo đuổi sự tu học và hành đạo của mình.
Trang 30VĂN HÓA VIỆT NAM VĂN HÓA TRUNG QUỐC
SO SÁNH VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI VĂN HÓA TRUNG QUỐC
Người Việt rất tự hào với cái váy mang đậm yếu tố văn hoá
bản địa của mình trong so sánh với văn hoá Trung Quốc:
“Cái trống mà thủng hai đầu Bên ta thời có, bên Tàu thì không”
Trang 31H.17.4: Chùa Dâu
( Thuận Thành-Bắc Ninh ) H.17.5 :Chuông Thanh Mai
H.17.6: Khay gốm TKI – III (Lạch Trường- Thanh Hóa)
Trang 32BÀI TẬP.
Câu 1:Theo em, tại sao khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938
được gọi là thời kì Bắc thuộc ?
Đây là thời kì nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
Câu 2: Những phong tục, tập quán nào được người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn lưu giữ trong đời sống văn hoá hằng ngày của chúng ta ngày nay?
Những phong tục, tập quán được người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn lưu giữ trong đời sống văn hoá hằng ngày của chúng ta
ngày nay: thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng, ăn trầu,, làm bánh chưng bánh giày
Trang 33VẬN DỤNG
Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp?
Trang 34DỰ KIẾN SẢN PHẨM Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp?
- Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn
giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam.
- Không đồng tình với hiện tượng các bạn trẻ lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp Tuy việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn nhưng việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
Trang 35Chúc các em chăm ngoan, học giỏi !