Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA QUẢN LÝ KINH DOANHTRẦN THỊ QUỲNHKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANHGiải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tạiCông
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
TRẦN THỊ QUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại
Công ty TNHH Thời trang Adam
Hà Nội – 2022
i
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại
Công ty TNHH Thời trang Adam
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG xxi
DANH M ỤC H ÌNH ẢNH xxii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xxiii
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu khóa luận 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Chất lượng đội ngũ lao động 5
1.1.1 Lao động 5
1.1.2 Chất lượng đội ngũ lao động 6
1.1.3 Vai trò đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 7
1.2 Nội dung hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
9 1.2.1 Hoạt động tuyển dụng 9
1.2.2 Hoạt động đào tạo 11
iii
Trang 41.2.3 Hoạt động sử dụng và đãi ngộ 13
1.2.4 Hoạt động đánh giá 14
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 15 1.3.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 15
1.3.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp 17
1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 18
1.4.1 Kiến thức 18
1.4.2 Kỹ năng 19
1.4.3 Thái độ 19
1.5 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 20
1.5.1 Công ty TNHH Aristino Việt Nam 20
1.5.2 Công ty TNHH Uniqlo 21
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho công ty TNHH Thời trang Adam 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG ADAM 25
2.1 Khái quát về công ty TNHH Thời trang Adam 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 26
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn hiện nay 28
2.1.4 Cơ cấu đội ngũ lao động tại công ty 35
2.1.5 Đãi ngộ bằng công cụ tài chính 36
iv
Trang 52.2 Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ lao động tại công ty TNHH
Thời trang Adam 38
2.2.1 Kiến thức 38
2.2.2 Kỹ năng 40
2.2.3 Thái độ 43
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng đội ngũ lao động tại công ty TNHH Thời trang Adam 46
2.3.1 Công tác tuyển dụng 46
2.3.2 Công tác đào tạo 49
2.3.3 Công tác sử dụng và đãi ngộ 52
2.3.4 Công tác đánh giá 57
2.4 Đánh giá chung về chất lượng chất lượng đội ngũ lao động tại công ty TNHH Thời trang Adam 58
2.4.1 Kết quả đạt được 58
2.4.2 Hạn chế 58
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 61
TIỂU KẾT CHƯƠNG II 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG ADAM 63
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển chất lượng đội ngũ lao động tại công ty TNHH Thời trang Adam 63
3.1.1 Định hướng phát triển 63
3.1.2 Mục tiêu phát triển 63
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ lao động tại công ty TNHH Thời trang Adam 65
v
Trang 63.2.1 Hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng thường
xuyên 65
3.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng lao động 69
3.2.3 Bổ sung và làm rõ chế độ lương thưởng, đãi ngộ 71
3.2.4 Hoàn thiện công tác đánh giá 72
3.3 Kiến nghị 73
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 73
3.3.2 Đối với cán bộ lãnh đạo công ty 74
3.3.3 Đối với người lao động 74
TIỂU KẾT CHƯƠNG III 75
KẾT LUẬN 76
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
vi
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong hai năm 2020-2021
29
Bảng 2 2 Sản lượng tiêu thụ và doanh thu một số mặt hàng chính của công ty .30
Bảng 2 3 Bảng cân đối kế toán năm 2019-2020-2021 32
Bảng 2 4 Cơ cấu lao động của công ty 34
Bảng 2 5 Trình độ chuyên môn của người lao động khối cửa hàng giai đoạn 2020-2021 37
Bảng 2 6 Kết quả khảo sát kiến thức của nhân viên trong công ty TNHH Thời trang Adam 38
Bảng 2 7 Kỹ năng cần thiết của nhân viên khối cửa hàng tại công ty TNHH Thời trang Adam 40
Bảng 2 8 Bảng kết quả khảo sát mức độ thành thạo một số kỹ năng của người nhân viên khối cửa hàng tại công ty TNHH Thời trang Adam 41
Bảng 2 9 Bảng thống kê ý thức, thái độ làm việc của người lao động tại công ty TNHH Thời trang Adam ttrong tháng 11 và 12 năm 2021 42
Bảng 2 10 Kết quả khảo sát về ý thức của người lao động tạo công ty TNHH Thời trang Adam 44
Bảng 2 11 Bảng số liệu tuyển dụng của công ty năm 2020 - 2021 46
Bảng 2 12 Khóa học dành cho đội ngũ quản lí 49
Bảng 2 13 Khóa học năng lực làm việc cá nhân dành cho nhân viên 49
Bảng 2 14 Phương pháp đào tạo phổ biến tại công ty TNHH Thời trang Adam 50
vii
Trang 8Bảng 2 15 Kết quả đào tạo nguồn nhân lực và mức độ đáp ứng nhu cầu đàotạo của công ty năm 2020 – 2021 51Bảng 2 16 Kết quả khảo sát mức độ phù hợp với công việc của người laođộng tại công ty TNHH Thời trang Adam năm 2021 52Bảng 2 17 Bảng kết quả nhân viên tự đánh giá quý 4 năm 2021 56
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 10LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa Quản lý kinh doanh, Trường Đại Học Công nghệp Hà Nội, sau thời gian thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại Công TNHHThời trang Adam”
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn
có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại các doanh nghiệp
Em chân thành cảm ơn thầy giáo – ThS Trần Thanh Tùng, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy
và chúc thầy dồi dào sức khoẻ
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, doanh nghiệp, công ty đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt ở Công ty TNHH Thời trang Adam, mặc dù số lượng công việc của công ty ngày một tăng lên nhưng công ty vẫn dành thời gian để hướng dẫn em rất nhiệt tình
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót,
em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại các doanh nghiệp để báo cáo này được hoàn thiện hơn
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại các doanh nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, nhân lực đóng vai trò vô cùngquan trọng trong phát triển và tồn tại bền vững của doanh nghiệp, muốn phát triểnnhanh và bền vững chúng ta phải tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và cónhững biện pháp để sử dụng tối đa được nguồn nhân lực Việc sử dụng và quản lýnguồn nhân lực sau khi được đào tạo hợp lý và phù hợp là yếu tố quyết định dẫnđến thành công của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực của nước ta hiện nay, chúng ta không khỏi lo lắng vì chấtlượng chưa cao, cơ cấu và sự phân bổ chưa hợp lý Nguồn nhân lực nói chung vàchất lượng nói riêng của Công ty TNHH Thời trang Adam cũng không nằm ngoàithực trạng chung của đất nước Yêu cầu của công ty đang dần thay đổi do việc hộinhập kinh tế thế giới, vì vậy trong công tác nâng cao chất lượng nhân lực, công tycần có tầm nhìn, chiến lược dài hạn trong việc tuyển dụng, đào tạo phát triểnnhững kỹ năng, kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc và hợp tác Muốn pháttriển nhanh và bền vững, doanh nghiệp cần phải tạo dựng nhân lực chất lượng cao
và có chính sách phát huy tối đa nguồn nhân lực đó
Để hoạt động sản xuất được thực hiện hiệu quả, các doanh nghiệp đều cần sửdụng các biện pháp, mô hình nâng cao chất lượng nhân lực để tận dụng được tối đalực lượng lao động của doanh nghiệp Xuất phát từ thực trạng trên, việc lựa chọn
đề tài:“Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại Công TNHH Thời
trang Adam” làm đề tài luận văn để thể hiện rõ tính cấp thiết trong nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ lao động qua đó đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại công ty TNHH Thờitrang Adam
2.2 Mục tiêu cụ thể
Trang 12- Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan tới nâng cao chất lượng đội ngũ laođộng trong doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ lao động tại Công tyTNHH Thời trang Adam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tạicông ty TNHH Thời trang Adam đến năm 2023
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ lao động khối nhân viên cửa
hàng tại Công ty TNHH Thời trang Adam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2020 đến năm 2021, định hướng
đến năm 2023
Giới hạn về không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Thời trang Adam.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp quan sát thực tế: quan sát trực tiếp những hoạt động diễn ra tạicông ty như hoạt động lưu trữ thông tin tình trạng làm việc, hoạt động của doanhnghiệp
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp những người làm côngtác quản trị như phó tổng giám đốc, kế toán và một số người liên quan khác để thuthập và tìm hiểu tình hình hạch toán, theo dõi kế toán tài chính, phòng hành chính -nhân sự, bộ phận marketing của doanh nghiệp
Phương pháp điều tra xã hội học: Để có những đánh giá khách quan về hoạt
động nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại công ty TNHH Thời trang Adam,
em đã xây dựng phiếu điều tra và phát cho 12 cán bộ lao động trong công ty để thuthập thông tin, ý kiến đánh giá về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
mà công ty đã thực hiện
4.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Trang 13Nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính năm 2018 - 2020, bảngbáo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lao động từphòng kế toán.
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng các con số bình quân để phản ánh quy mô, mức độ của các chỉ tiêutrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó dự báo xu hướng pháttriển và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cho công ty
Phương pháp thống kê so sánh:
Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua việc đối chiếu, so sánh
số liệu, chứng từ gốc các sổ kế toán liên quan cuối kỳ giữa sổ cái và các bảng tổnghợp chi tiết năm nay so với năm trước Từ đó đưa ra đánh giá mức độ của các chỉtiêu để có cái nhìn tổng quát, trung thực về tình hình lao động của đơn vị
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Lời mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo vàPhụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trongdoanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ lao động tại Công ty TNHH Thờitrang Adam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại Công tyTNHH Thời trang Adam
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn – Th.S Trần
Thanh Tùng và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Thời trang Adam
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Với những hạn chế nhất định về kiến thức lí luận và thực tiễn, khóa luận tốtnghiệp của em còn nhiều hạn chế Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô vàcác bạn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Chất lượng đội ngũ lao động
1.1.1 Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, trong quá trình lao động, conngười vận dụng sức lực của bản thân, sử dụng công cụ lao động để tác động vàocác yếu tố tự nhiên, biến đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sốngcủa con người (Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh, 2012)
Trong phát triển kinh tế, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sứclao động để đưa các tư liệu lao động vào sản xuất để tạo ra sản phẩm, của cải vậtchất cho xã hội Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ýnghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc xác định và tính toán cân đổi lao động – việclàm trong xã hội
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định củapháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làmviệc trong các ngành kinh tế quốc dân
Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau giữa các quốc gia, thậmchí khác nhau qua các thời kỳ trong cùng một quốc gia, tùy thuộc trình độ pháttriển của nền kinh tế Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu) của độ tuổilao động là 15 tuổi, còn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác nhau (60 tuổi, hoặc 65tuổi…) Ở nước ta, theo quy định của Luật Lao động (1994), độ tuổi lao động đốivới nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi 6 tháng và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi 8 tháng.Nguồn lao động luôn được xem xét trên 2 mặt biểu hiện là số lượng và chấtlượng
Xét về mặt số lượng, nguồn lao động bao gồm:
Bộ phân dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm Dân số trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nộitrợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạngkhác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định)
Trang 15Chất lượng của nguồn lao động về cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyênmôn, tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động.
Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là
bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định, thực tế đang có việc làm vànhững người thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm
Ở nước ta hiện nay, lực lượng lao động được xác định là bộ phận dân số đủ 15tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp Lực lượng lao động theo quanniệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năngthực tế về cung ứng lao động của xã hội
1.1.2 Chất lượng đội ngũ lao động
Chất lượng đội ngũ lao động là một khái niệm rất rộng, là một trong nhữngyếu tố để đánh giá nguồn lao động Chất lượng nguồn lao động thể hiện qua mốiquan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn lao động, baogồm: thể lực, trí lực, tâm lực
Trí lực: là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng
tạo của con người Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lựccon người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động phải thông qua đầu óccủa họ Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ là yếu tố quan trọng của việc pháthuy nguồn lực con người Trí lực bao gồm các yếu tố tổng hợp từ trình độ văn hóa,chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động Trình độ văn hóa là nền tảng, là cơ sở cho
sự phát triển của trình độ chuyên môn, kỹ thuật Trình độ chuyên môn kỹ thuật lại
là điều kiện đảm bảo cho nguồn lao động hoạt động mang tính chuyên môn hóa vàchuyên nghiệp hóa Kỹ năng lao động theo từng ngành nghề, lĩnh vực là yêu cầuquan trọng trong phát triển nguồn lao động ở xã hội công nghiệp
Thể lực: là trạng thái sức khỏe của con người, là điều kiện đảm bảo cho con
người phát triển một cách bình thường, đáp ứng được những yêu cầu về sức lực,thần kinh, cơ bắp trong lao động Trí lực đóng vai trò quyết định trong sự phát triểnnguồn lao động, tuy nhiên, trí tuệ chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lựckhỏe mạnh Chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng
Trang 16nguồn lao động, tạo tiền đề để phát huy tối đa tiềm lực của con người.
Tâm lực: hay còn gọi là tâm lý – xã hội, chính tác phong, tinh thần – ý thức
trong lao động như: tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ, …), có ý thức
tự giác, đam mê nghề nghiệp, sáng tạo, năng động trong công việc, có khả năngchuyển đổi công việc thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ vàquản lý (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012)
1.1.3 Vai trò đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Nguồn lực lao động là động lực cho sự phát triển kinh tế nói riêng và là động lựcphát triển xã hội, con người nói chung Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản ViệtNam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồnnhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh,bền vững đất nước”
Xét dưới góc độ các yếu tố nguồn lực thì nguồn lực lao động chính là lựclượng lao động Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả nănglao động được pháp luật quy định, thực tế đang làm việc và những người thấtnghiệp Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự pháttriển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người…Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực lao động (con người) là quan trọng nhất, cótính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từtrước đến nay Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹthuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khaithác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mongmuốn Có ba vai trò chính đó là:
Nguồn lực lao động phát hiện, sáng tạo ra các nguồn lực phát triển: con người
là chủ thể phát hiện, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo nên tăngtrưởng kinh tế, nguồn lực vốn là kết quả lao động và tích lũy của con người mà có,nguồn lực khoa học – công nghệ cũng do con người sáng tạo ra
Nguồn lực lao động đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng các nguồn lựckhác Chất lượng nguồn lực lao động là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
Trang 17sử dụng ba nguồn lực còn lại (gồm nguồn lực vốn, khoa học – công nghệ, tàinguyên thiên nhiên) Nói đến nguồn lực lao động là nói đến tổng thể nguồn lực laođộng của một quốc gia, trong đó nguồn lực lao động có trình độ cao là bộ phận cấuthành đặc biệt quan trọng, có chất lượng và có vai trò quyết định sự thành công đốivới phát triển kinh tế của một đất nước.
Nguồn lực lao động là động lực của phát triển kinh tế Nguồn lực lao độngvừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao, phong phú và chủthể sáng tạo công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu xã hội.Mối quan hệ giữa nguồn lực lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lực laođộng luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong cácnguồn lực để phát triển kinh tế đất nước Nguồn lực lao động quyết định quá trìnhchuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sửdụng lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạocùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằmtạo ra năng suất lao động xã hội cao
Trong nền kinh tế công nghiệp, nền kinh tế tri thức, nguồn lao động chấtlượng cao là nhân tố quyết định Đảng và Nhà nước ta khẳng định mục tiêu vàđộng lực phát triển kinh tế - xã hội là vì con người và do con người
Bên cạnh đó, nguồn lao động vừa là yếu tố "đầu vào" của quá trình sản xuất,vừa là người tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ của xã hội Như vậy, với
tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thànhnhân tố tạo cầu của nền kinh tế Nguồn lực lao động khác với các nguồn lực khác
là vừa tham gia tạo cung, tạo cầu, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thểkinh tế - xã hội do con người tạo ra
Do đó nguồn lực lao động có vai trò đặc biệt đối với phát triển kinh tế so vớicác nguồn lực khác, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụngnăng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bảnthân mỗi con người Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh
tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Trang 18Với ý nghĩa đó, trong thời gian qua Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, tạo điềukiện để thực hiện phát huy nguồn lực lao động từ đó làm cơ sở phát triển đất nước,chính vì vậy trong thời gian qua nguồn lực lao động nước ta phát triển cả về sốlượng, chất lượng, tạo ra một nguồn lực lao động dồi dào, đủ trình độ để thực hiệncông cuộc đổi mới đất nước Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu kém như:nguồn lực ta đông nhưng không mạnh, trình độ lao động phổ thông khá nhiều, laođộng qua đào tạo còn ít và đặc biệt là chất lượng đào tạo chưa đạt hiệu quả yêucầu, do vậy nguồn lực lao động chưa phát huy vai trò khai thác và sử dụng hiệuquả các nguồn lực khác để phát triển kinh tế - xã hội.
1.2 Nội dung hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
1.2.1 Hoạt động tuyển dụng
Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn nhân lực từnhiều nguồn khác nhau những nhân viên đủ năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng củadoanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu củadoanh nghiệp
Quá trình tuyển dụng bao gồm:
-Tuyển mộ: tìm kiếm và động viên người có trình độ tham dự tuyển
-Tuyển chọn: quá trình sàng lọc trong số người dự tuyển để lựa chọn ngườiphù hợp nhất cho vị trí công việc còn trống
Vai trò của tuyển dụng nhân sự:
Đối với doanh nghiệp: Bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của hoạt
động sản xuất kinh doanh Giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác của doanh nghiệp Ngoài
ra còn giúp tạo tiền đề cho công tác bố trí sử dụng, đào tạo và phát triển nhân sự.Tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng nơi, đúng lúc
Trang 19Đối với người lao động: Tạo không khí thi đua, cạnh tranh trong nội bộ
những người lao động Người lao động hiểu rõ hơn và định hướng bởi: triết lý,
quan điểm của nhà quản trị, mục tiêu của doanh nghiệp
Đối với xã hội: Tăng số lượng lao động xã hội có việc làm, có thu nhập Giảm
các tệ nạn xã hội Sử dụng nguồn lực xã hội một cách hữu ích
Tuyển dụng hiệu quả:
Để tuyển được người phù hợp với yêu cầu của công việc và các mục tiêulâu dài của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng rõ ràngvới một quy trình hợp lý Chính sách tuyển dụng phải đảm bảo phù hợp với cácquy định của pháp luật
Quy trình tuyển dụng:
Hình 1 1 Quy trình tuyển dụng nhân lực
Tuyển chọn
Tuyển mộ
(Nguồn: Lưu Thị Minh Ngọc, 2015)
Những khó khăn gặp phải khi tuyển dụng: Bản thân công việc không hấp
dẫn Doanh nghiệp không hấp dẫn các ứng viên nộp hồ sơ Khả năng tài chính của tổ chức doanh nghiệp còn yếu kém Quá trình tuyển dụng không
Tìm kiếếm, thu hút ng viếnứXác đ nh nhu cầầu tuy n d ngị ể ụ
Hướng dầẫn h i nh pộ ậ
Ph ng vầếnỏThi trắếc nghi m, ki m tra chuyến mônệ ể
Quyếết đ nhịĐánh giá
Thu nh n, x lý hôầ sậ ử ơ
Trang 20khoa học Mặt khác còn dựa vào các yếu tố như chính sách của chính quyền,các đối thủ cạnh tranh.
- Giải pháp cho nhà tuyển dụng: Tuyển dụng cho nhu cầu hiện tại và đáp
ứng được yêu cầu trong tương lai Hiểu thấu công việc của vị trí tuyển dụng.Xây dựng và sử dụng một quy trình tuyển dụng chuẩn Tuyển người càng thích hợp lợi ích càng nhiều Tuyển dụng sai lầm sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng Tránh thiếu sót trong quy trình tuyển dụng Chọn lựa ứng viên phù hợp nhất với công việc
1.2.2 Hoạt động đào tạo
Đào tạo là những hoạt động nhằm tăng kết quả công việc của nhân viên thôngqua việc cung cấp cho họ sự thành thạo kỹ năng, hoặc kiến thức mới
Vai trò của đào tạo:
Đối với doanh nghiệp: Tăng hiệu quả công việc: năng suất, chất lượng, thời
gian, chi phí,…Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng lợi thế cạnhtranh cho doanh nghiệp trên thị trường Tạo ra lực lượng lao động lành nghề, linhhoạt và có khả năng thích ứng với những thay đổi trong hoạt động của doanhnghiệp
Đối với người lao động: Thỏa mãn công việc hiện tại Có cơ hội thăng tiến Có
thái độ tích cực và động lực làm việc Được phát triển hệ thống kiến thức, kỹ năng
để tăng năng suất lao động
Đối với xã hội: Tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Góp phần thúc đẩy sự
phát triển và hợp tác trong xã hội Một chiến lược tạo sự phồn vinh cho đất nước
Lợi ích, bất lợi của hoạt động đào tạo:
Lợi ích:Lợi ích hữu hình: tăng sản lượng, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng
chất lượng sản phẩm và dịch vụ Lợi ích vô hình: cải thiện thói quen làm việc, cảithiện thái độ và hành vi thực hiện công việc, tạo ra môi trường làm việc tốt hơn,tạo điều kiện để nhân viên phát triển nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thịtrường
Trang 21Bất lợi: Tốn kém chi phí (thuê giảng viên, cơ sở, thiết bị, tài liệu,…) Gián đoạn
công việc Khó lựa chọn người hướng dẫn, phương pháp và đánh giá hiệu quả đàotạo,…Nhân viên được đào tạo lại chuyển nơi làm việc
Quy trình đào tạo:
Hình 1 2 Quy trình đào tạo nhân lực
(Nguồn: Lưu Thị Minh Ngọc, 2015)
Trang 22Đào tạo nhân sự theo định hướng phát triển của doanh nghiệp là không thểthiếu Nó là một trong những yêu cầu quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có đượcnguồn nhân lực như kỳ vọng Giải pháp đào tạo nhân sự sẽ rõ ràng và hợp lý hơn,phù hợp với quy mô và phong cách, văn hóa doanh nghiệp hiện tại.
Cần làm một bản đánh giá và khảo sát nhân viên trong doanh nghiệp, để đưa
ra được các chính sách đào tạo và nhân lực theo đúng định hướng của doanhnghiệp Từ đó các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chắc chắn sẽ mang lại lợi ích
to lớn cho kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài
Tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất lượngcao, nhân tài, phải vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu, chế tạo,ứng dụng thành quả nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ học tập, nâng caotrình độ chuyên môn, kỹ năng từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, chuyêngia giỏi ở các lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần phối hợp với các tổ chức, trung tâm chuyên về đào tạonhân sự giúp nhân viên có thể được bồi dưỡng nghiệp vụ Nó giúp nhân viên tựnâng cao trình độ chuyên môn ngay cả khi đang làm việc Cần tổ chức định kỳ cáckhóa đào tạo nhân sự, được cải thiện và phát triển theo phân luồng nhân sự nhưmới và cũ, quản lý cấp cao và nhân sự cấp dưới,… để có giải pháp đào tạo nguồnnhân lực hiệu quả
Tạo điều kiện để nhân viên tự học và tự phát triển cũng nên là một trongnhững chính sách cần có Việc cung cấp các tài liệu kỹ năng định kỳ qua email,hoặc tổ chức các chương trình thi đua có thưởng, cũng là cách để nhân viên tự đốcthúc việc học và hành ngay tại doanh nghiệp
1.2.3 Hoạt động sử dụng và đãi ngộ
Đãi ngộ nhân lực là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần để ngườilao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thúc đẩy sự sáng tạo cống hiếncho tổ chức
Đãi ngộ nhân sự gồm 2 hình thức:
Trang 23- Đãi ngộ về tinh thần
- Mục đích: Thỏa mãn nhu cầu của người lao động (giúp người lao
động tái tạo sức lao động, trang trải cho cuộc sống gia đình họ, giúp họ khẳng địnhmình trong tổ chức,…) Tạo mối quan hệ giữa nhà quản trị với người lao động.Thông qua đãi ngộ giúp người lao động thể hiện năng lực bản thân
Vai trò của đãi ngộ nhân lực:
Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Giúp doanh nghiệp duy trì
nguồn nhân lực ổn định, ít biến động Là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Là nhân tố ảnhhưởng đến các chính sách của doanh nghiệp Là động lực thúc đẩy hay kìm hãmsức sáng tạo của nguồn nhân lực Giúp hỗ trợ cho các hoạt động quản trị nhânlực khác như tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực Góp phần tiết kiệm chiphí cho doanh nghiệp
Đối với người lao động: Các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp thỏa mãn
nhu cầu của người lao động sẽ tạo động lực kích thích, sự hăng say làm việc cốnghiến cho doanh nghiệp, hay ngược lại Tạo dựng sự trung thành, niềm tin củangười lao động đối với công việc và với doanh nghiệp
Đối với việc duy trì, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội: Giúp cho xã hội và
nền kinh tế có lực lượng lao động hùng hậu, đáp ứng được nhu cầu về “sức laođộng” cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tạo điều kiện thuận lợi và gópphần vào việc thực hiện chiến lược phát triển con người của quốc gia
1.2.4 Hoạt động đánh giá
Đánh giá là đánh giá kết quả làm việc hàng năm của nhân viên Đây là việc
mà phòng hành chính - nhân sự phải làm mỗi năm một lần vào cuối năm
Là định kỳ xem xét mức độ hoàn thành chỉ tiêu công việc được giao của nhânviên
Là đánh giá năng lực, thái độ làm việc và phẩm chất cá nhân của nhân viên
Là bất kỳ hoạt động nào nhằm đánh giá một cách có hệ thống hiệu quả côngviệc, phương pháp làm việc, những phẩm chất và kỹ năng có liên quan
Trang 24Đánh giá thực hiện công việc là quá trình thu thập và xử lý thông tin về quytrình và kết quả thực hiện công việc nhằm đánh giá mức độ hoàn thành công việccủa người lao động.
Vai trò của đánh giá thực hiện công việc:
Giúp cho doanh nghiệp đánh giá thực hiện làm việc của nhân viên trong quákhứ và nâng cao hiệu quả là việc trong tương lai Cách tốt nhất để cải thiện hiệuquả làm việc là rút kinh nghiệm từ quá khứ Đánh giá thực hiện công việc giúp cảithiện hiệu quả làm việc của từng cá nhân và đưa ra những thông tin phản hồi, tạođiều kiện để doanh nghiệp và nhân viên xác lập những kế hoạch cho tương lai.Giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên Tậptrung vào các ưu nhược điểm của nhân viên, qua đó giúp họ phát huy các ưu điểm
và khắc phục nhược điểm Đánh giá công việc giúp xác định chính xác nhu cầu bồidưỡng kiến thức, xây dựng chương trình đào tạo có hiệu quả, thực sự đáp ứng nhucầu của doanh nghiệp
Đánh giá năng lực tiềm tàng và khả năng thăng tiến trong tương lai của nhânviên Từ đó có biện pháp thích hợp để phát triển năng lực của họ nhằm đáp ứngnhu cầu nhân lực cho tương lai
Hoạch định phát triển nghề nghiệp, hướng nghiệp và tạo cơ hội thăng tiến chongười lao động, cũng như đối với các hoạt động trọng yếu của tổ chức Đánh giáthực hiện công việc là cơ hội để quản lý và nhân viên cùng thương lượng để thốngnhất chỉ tiêu công việc sau khi thảo luận về các mục tiêu, vai trò, khả năng và cơhội của nhân viên
Đánh giá hệ thống trả lương cho người lao động hàng năm được thực hiệnhợp lý, giúp kiểm tra lại các định mức lương, thưởng cho nhân viên sao cho côngbằng, hợp lý, phù hợp với năng lực của từng người
Tăng động lực làm việc cho nhân viên, nhân viên sẽ nỗ lực làm việc nếu họbiết những gì họ làm được ghi nhận và đánh giá khách quan Những cổ vũ kịp thờicủa quản lý giúp nhân viên làm việc tích cực hơn
Giúp cho người quản lý đề ra chiến lược, hoạch định, tổ chức hệ thống nhân
Trang 25viên hợp lý trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực của tổ chức Đây là công cụ đểnâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tăng hiệu quả của từng
cá nhân trong doanh nghiệp
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
1.3.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng tiên
tiến thì khoảng cách từ khoa học công nghệ đến sản xuất càng rút ngắn, sản xuấtkinh doanh liên tục thay đổi kéo theo sự thay đổi của cơ cấu kinh tế Sự phát triểnkhông ngừng và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã ra đời mà nó đòi hỏi nguồnlao động chất lượng cao mới đáp ứng được Việc áp dụng công nghệ mới cho phépdoanh nghiệp giảm bớt nguồn lao động bằng sức người Điều này ảnh hưởng đếnquy mô và chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp
Sự phát triển của giáo dục – đào tạo: mức độ phát triển của giáo dục – đào
tạo ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp Nó không chỉquyết định đến trình độ văn hóa, chuyên môn – kỹ thuật, tay nghề của người laođộng mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của con người thông qua thu nhập,nhận thức và xử lý thông tin kinh tế - xã hội, thông tin khoa học Mức độ phát triểncủa giáo dục – đào tạo càng cao thì chất lượng nguồn lao động càng được nângcao, điều này sẽ làm cho năng suất lao động cũng tăng cao
Sự phát triển của thị trường lao động: mở cửa kinh tế, toàn cầu hóa và hội
nhập đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, chuyển đổi cơ cấuviệc làm từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Trong bối cảnh đó, sự pháttriển của thị trường lao động là một yếu tố khách quan tác động đến việc nâng caochất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp, sự cạnh tranh việc làm trở nên gaygắt nhằm thu hút lao động có chất lượng và số lượng phù hợp với yêu cầu của sảnxuất – kinh doanh
Sự phát triển của y tế: hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe được đầu tư nâng cấp sẽ nâng cao tuổi thọ, sức khỏe cho người dân cũng như
Trang 26người lao động Chăm sóc sức khỏe sinh sản, trẻ em, tư vấn dinh dưỡng, phòngbệnh tật,… được quan tâm đảm bảo cho thế hệ tương lai có trí lực và thể lực khỏemạnh, nâng cao thể lực và tầm vóc trung bình của người dân Việt Nam Điều này
có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nâng cao chất lượng nguồn lao động củatoàn xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng
Môi trường xã hội, dân cư, tự nhiên: tập quán, truyền thống, thói quen, nghi
lễ, các quy phạm tư tưởng và đạo đức, các hiện tượng và khí hậu, thổ nhưỡng,…của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư và quốc gia Các yếu tố này tạonên lối sống, văn hóa, môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung vàngười lao động nói riêng Nó góp phần hình thành và thay đổi số lượng, cơ cấunguồn lao động, triết lý, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
Các yếu tố kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, thu nhập của các
tầng lớp trong xã hội, lạm phát, giá cả, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung cầu vềhàng hóa dịch vụ, tiêu dùng cá nhân, mức sống và tích lũy của các tầng lớp dân cư,
… các yếu tố này tác động trực tiếp hoắc gián tiếp đến chất lượng nguồn lao độngtrong doanh nghiệp
Môi trường pháp lý: các bộ luật, các văn bản liên quan đến vấn đề lao động
là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề nảy sinh với người laođộng, là tiền đề cho sự hình thành, củng cố và phát triển nguồn nhân lực Bên cạnh
đó, Chính phủ cũng hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho sự pháttriển nguồn lao động cả về chất và lượng như: chính sách xã hội hóa giáo dục,chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động, chính sách an toàn laođộng,…
Yếu tố chính trị: bao gồm các mục tiêu, đường lối chính trị đối ngoại của Nhà
nước trong mỗi thời kỳ nhất định Về cơ bản, nền chính trị nước ta tương đối ổnđịnh, vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa,các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân Sự gia nhập kinh tế thế giới đãtạo nên những cơ hội và thách thức để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hếttiềm năng của mình, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng
Trang 27nguồn lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác khi hộinhập.
1.3.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp
Các chính sách quản trị nhân lực trong doanh nghiệp: những quan điểm,
nhận thức của lãnh đạo trong doanh nghiệp về “nâng cao chất lượng nguồn laođộng” sẽ tác động đến hệ thống chính sách, sự đầu tư cho nguồn lực này ở mức độnhất định Bên cạnh đó, các chính sách quản trị nhân lực trong doanh nghiệp như:chính sách tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp lao động, đãi ngộ, lương thưởng,phúc lợi,… có tác động trực tiếp đến hoạt động nâng cao chất lượng nguồn laođộng Thực hiện tốt các chính sách này giúp doanh nghiệp có nguồn lao động đủmạnh để phục vụ mục tiêu, chiến lược của mình
Chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Dựa vào chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lên
kế hoạch về chất lượng nguồn lao động, bao gồm: các kiến thức, kỹ năng cần thiết,đánh giá chất lượng nguồn lao động hiện tại, so sánh và đưa ra số lao động cầnthiết theo trình độ lành nghề, kỹ năng đã đạt yêu cầu của công việc đặt ra để từ đó
có kế hoạch đào tạo nâng cao, cải thiện chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhucầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường làm việc: bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công
việc, những mối quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới, không khí làmviệc, phong cách, cách thức làm việc của doanh nghiệp Một môi trường làm việctốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người lao động thể hiện năng lực, phát huy hết nănglực, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Ngoài ra tính cạnh tranh công bằng, lànhmạnh sẽ là nhân tố kích thích người lao động phát triển
Nhận thức của người lao động về chất lượng nguồn lao động: để nâng cao
chất lượng, đầu tiên chính bản thân người lao động phải nhận thức được sự phùhợp của bản thân đối với công việc Tự ý thức được những ký năng còn thiếu và tựgiác học hỏi nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, tự tích lũy thêmkinh nghiệm cho bản thân Nâng cao chất lượng nguồn lao động trong doanh
Trang 28nghiệp cần sự hợp tác cả từ doanh nghiệp và người lao động để thực hiện và đạthiệu quả cao nhất.
1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
1.4.1 Kiến thức
Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng tiếp thu những kiên thức cơbản, thực hiện những việc dơn giản để duy trì sự sống Trình độ văn hóa được cungcấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tậpsuốt đời của mỗi cá nhân
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiệnyêu cầu công việc của vị trí đang đảm nhận
Trình độ chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp là rất quantrọng, bởi nó tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cáchnhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh,sáng tạo những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển trên thực
tế có rất nhiều doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao thìphát triển rất nhanh, nhưng cũng có những doanh nghiệp chưa tận dụng hết đượctiềm năng của nhân viên nên tốc độ phát triển vẫn chưa cao Đó có thể là do cơ chếquản lý, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chưa được tốt.Trình độ chuyên môn được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: tự nhiên, kinh tế, xãhội,… và được trang bị một lượng kiến thức nhất định Trong nền kinh tế thịtrường, phải đối đầu với những thử thách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếđòi hỏi người lao động phải có kiến thức chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sâu về lĩnhvực được giao, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công việc, có tinh thầnhăng say học tập nâng cao tay nghề
1.4.2 Kỹ năng
Ngày nay, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, doanh nghiệp còn tìm kiếmnhững ứng viên có những kỹ năng mềm khác như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnhđạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng tin học, ngoại ngữ,… những kỹnăng này đòi hỏi người lao động phải tự trau dồi thêm ngoài trường lớp Nó bổ trợ
Trang 29và giúp hoàn thiện năng lực của người lao động.
Việc thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu, làtiêu chuẩn để các công ty lớn tuyển nhân viên cũng như cân nhắc vào những vị tríquản lý Việc biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằmđáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên đổi mới, là một năng lực cần thiếttrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu các ứngviên phải có kiến thức về tin học để sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng,
sử dụng internet thành thạo Việc sử dụng thành thạo internet và máy tính sẽ đemlại nhiều lợi ích cho công việc cũng như đời sống hàng ngày, là chìa khóa mở ranhiều cơ hội trong thời đại hiện nay
Việc thông thạo các kỹ năm mềm cũng như các kỹ năng ngoại ngữ, tin học làchìa khóa quan trọng, giúp người lao động có thể tiếp cận được tri thức tiên tiến,
hỗ trợ cho công việc Giúp cho người lao động dễ dàng hội nhập vào thị trường laođộng hơn
1.4.3 Thái độ
Chất lượng của nguồn lao động còn thể hiện qua những yếu tố không thể địnhlượng được bằng những con số cụ thể như: ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trongcông việc, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần hợp tác, tác phonglàm việc, lương tâm nghề nghiệp,… những yếu tố này quy định bản tính của ngườilao động và đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, quốcgia
Thái độ thể hiện ở sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh củacấp trên, đồng thời thể hiện mức độ tuân thủ của người lao động đối với nội quy,quy định, quy trình làm việc của công ty
Sự chủ động trong công việc của người lao động, đó là sự kết hợp giữa lãnhđạo và quản lý công việc với lãnh đạo và quản lý bản thân, hay nói đúng hơn lànắm thế chủ động trong công việc
Sự trung thực đối với lòng mình, đối với cấp trên, với đồng nghiệp, với cấpdưới trong doanh nghiệp Trung thực ở đây là không che giấu những thông tin liên
Trang 30quan đến công việc về bản thân, về công việc, về kết quả công việc của mình haycủa người khác mà mình biết được.
Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, là sự hợp tác và thống nhất ý chí hànhđộng của tất cả mọi người lại thành một, điều này tạo nên sức mạnh của tổ chức Người lao động phải luôn thay đổi và phát triển để bắt kịp xu thế của thời đại.Điều này có nghĩa là mỗi thành viên trong tổ chức phải có tinh thần ham học hỏi,chịu khó tìm tòi, tiếp thu những kiến thức mới, phải luôn thay đổi và phát triển bảnthân
Ý thức của người lao động là một nhân tố quan trọng, việc xây dựng truyềnthống văn hóa trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là nội dung cơ bản
để nâng cao chất lượng nguồn lao động
1.5 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
1.5.1 Công ty TNHH Aristino Việt Nam
- Tháng lương 13
- Thưởng theo thành tích công việc định kỳ hàng tháng
- Thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc
- Thưởng nhân các ngày Lễ, Tết và kỷ niệm thành lập công ty
Bảo hiểm xã hội, phụ cấp, phúc lợi
- Aristino chủ trương áp dụng các Chế độ Chính sách bằng và/hoặc cao hơn cácyêu cầu của Luật Lao động Theo đó tất cả CBCNV đều được tham gia BHXH,BHYT, BHTN
Trang 31- Tất cả CBCNV được cấp phát đồng phục, bảo hộ lao động; được cung cấp suất
ăn trưa, ăn giữa ca miễn phí
1.5.2 Công ty TNHH Uniqlo
Điều kiện làm việc an toàn và chăm sóc sức khỏe:
Nhu cầu được làm việc trong điều kiện an toàn và được chăm lo về sức khoẻ củangười lao động là chính đáng, Uniqlo cam kết:
Tổ chức các chương trình hướng dẫn và đào tạo an toàn thường niên cho người lao động
Xây dựng hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy tại tất cả các cửa hàng, địa điểm hoạt động và đảm bảo 100% người lao động được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy mỗi năm một lần Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe Ngoài bảo hiểm sức khỏe theo pháp luật, người lao động còn được cung cấp nhữnggói khám sức khỏe toàn diện, bảo hiểm tai nạn
Phát triển đội ngũ lao động đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và không phân biệt đối xử
Với quy mô hiện tại, Uniqlo đang là nơi công tác của gần 5,000 lao động thuộc nhiều ban ngành và làm việc trong nhiều điều kiện khác nhau (văn phòng, nhà máy sản xuất, cửa hàng ) Uniqlo muốn xây dựng một môi trường làm việc văn hoá, văn minh cho tất cả mọi thành viên của công ty Để làm được điều đó, công ty luôn đối xử với các nhân viên của mình và khuyến khích tất cả mọi người trong Uniqlo đối xử với nhau trên nguyên tắc: Đối xử tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt giới tính, vùng miền, tôn giáo
Người lao động được đảm bảo các quyền lợi mà pháp luật quy định
Quan hệ giữa Uniqlo và người lao động được xác lập trên cơ sở tự nguyện Uniqlo cam kết đảm bảo tất cả các quyền lợi của người lao động thuộc công ty:
• Mọi quyền lợi của người lao động theo Bộ Luật Lao động đều được đảm bảo
• Uniqlo tuyệt đối không sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức
• Thỏa ước lao động tập thể được áp dụng cho toàn bộ nhân viên
• Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Trang 32 Giá trị lao động của nhân viên được ghi nhận và bù đắp thỏa đáng.
Luôn ghi nhận và trân trọng sự nỗ lực cùng với các giá trị lao động của tất cả các nhân viên trong hành trình lớn mạnh và trong từng thành công của Uniqlo, công ty muốn từng thành viên của công ty nhận được những gì họ xứng đáng Tại Uniqlo có các chính sách về tiền lương rõ ràng và công bằng để đảm bảo từng thành viên sẽ có một mức thu nhập tốt và thoả đáng với công sức và tâm huyết của
họ
Phát triển nhân viên
Uniqlo nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển nhân viên trong vấn đề xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và tích cực Vì thế, Uniqlo dành một phần ngân sách không nhỏ cho các hoạt động đào tạo nhân viên thường niên thông qua các chương trình đào tạo nội bộ và bên ngoài Tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất cho nhân viên nâng cao kiến thức, phát triển bản thân đồng thời đóng góp cho sự phát triển công ty và cộng đồng
Tại Uniqlo, họ đã vạch ra con đường phát triển nghề nghiệp cụ thể mang đến các chương trình đào tạo phù hợp nhất giúp nâng cao hiệu quả làm việc Một khi hiệu quả làm việc được nâng cao, nhân viên sẽ được giao phó những công việc thử thách hơn và cùng với sự hỗ trợ tích cực từ đồng nghiệp và cấp trên, mục tiêu nghềnghiệp của người lao động chắn chắn sẽ thành hiện thực
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho công ty TNHH Thời trang Adam
Bài học rút ra tại hai doanh nghiệp Aristino và Uniqlo về công tác nâng caochất lượng đội ngũ lao động là: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người lao động về sứckhỏe, tinh thần, vật chất,… Chú trọng vào đào tạo và phát triển nhân viên nâng caotay nghề, có chế độ lương thưởng phù hợp, xứng đáng với công sức của người laođộng, tôn trọng nhau trong quá trình làm việc cũng như công nhận các thành tích
mà người lao động đã hoàn thành
Trang 33TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, trong quá trình lao động,con người vận dụng sức lực của bản thân, sử dụng công cụ lao động để tác độngvào các yếu tố tự nhiên, biến đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đờisống của con người
Chất lượng đội ngũ lao động là một khái niệm rất rộng, là một trong nhữngyếu tố để đánh giá nguồn lao động Chất lượng nguồn lao động thể hiện qua mốiquan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn lao động, baogồm: thể lực, trí lực, tâm lực
Nguồn lực lao động là động lực cho sự phát triển kinh tế nói riêng và là độnglực phát triển xã hội, con người nói chung Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sảnViệt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triểnnhanh, bền vững đất nước”
Thông qua những lý luận trên là cơ sở để đưa ra phân tích, đánh giá thựctrạng chất lượng đội ngũ lao động tại Công ty TNHH Thời trang Adam
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH THỜI TRANG ADAM 2.1 Khái quát về công ty TNHH Thời trang Adam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty TNHH thời trang Adam
- Trụ sở chính: số 26, ngõ 180 Lò Đúc, phường Đống Mác, Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 02466519696
- Email: infoadamgroup.vn.com
- Mã số thuế: 0107070948
- Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy phép ĐKKD: số 0107361094 do Sở kế hoạch đầu tư phát triển Hà Nội cấp ngày 09/06/2013 lần 5 ( cấp lần 1 ngày 18/03/2013)
- Vốn điều lệ: 4.500.000.000 đồng (Bốn tỷ năm trăm triệu đồng chẵn)
- Đại diện pháp nhân công ty: Nguyễn Ngọc Anh
- Quy mô hiện tại: Tính đến cuối năm 2020 thì Công ty TNHH Thời trang Adam
có vốn điều lệ là 4.500.000.000 đồng, số lượng nhân viên là 197 người, tổngdoanh thu đạt được năm 2020 là 98.605.624.000 đồng Qua đó ta thấy quy môcủa công ty là vừa và nhỏ
Adam Store ra đời từ 2012, khởi đầu ở một cửa hàng nhỏ trên phố Lò Đúc.Adam Store những ngày đầu được gây dựng bởi 3 chàng trai trẻ tuổi, ôm trongmình hoài bão thay đổi xu hướng thời trang Việt Nam
Adam Store giờ đây có hệ thống hơn 60 cửa hàng trên 35 tỉnh thành ViệtNam và vẫn đang tiếp tục mở rộng phủ kín Việt Nam Với việc hỗ trợ mua hàngonline, khách hàng hoàn toàn có thể sở hữu được trang phục Adam Store mộtcách dễ dàng
Trang 35Từ 2012 đến hiện tại, Adam Store qua 5 năm đã có hơn 40 lần điều chỉnhcác phom dáng thiết kế dựa trên sự phản hồi của khách hàng và ý kiến của cácchuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệp Chúng tôi đã tạo ra được những mẫu phùhợp nhất cho khách hàng để che dấu đi những nhược điểm của người Việt.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Sơ đồ bộ máy của Công ty TNHH thời trang Adam:
Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp xác định rõ nhiệm vụ chức năng của mỗi bộ phận Sơ đồ này giúp cho nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về mối quan hệ trong chuỗiquyết định- thực thi-quản lý và cả văn hóa doanh nghiệp
Hình 2 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
(Nguồn: Phòng nhân sự) Chú thích : :quan hệ điều hành trực tiếp
Tổ chức bộ máy quản lý: Như chúng ta đã biết bộ máy tổ chức của công ty là
đầu não, là căn cứ để công ty duy trì và phát triển Chính vì thế bộ máy quản lýcủa công ty là rất quan trọng Xuất phát từ quá trình sản xuất và hoạt động kinhdoanh, bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thời trang Adam được tổ chức theokiểu trực tuyến - chức năng Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất
Tổng Giám Đốc
Giám đốcTài Chính
Giám đốcnhân sự
Giám đốcsáng tạo
Phòng hànhchính nhân sự
Phòngmarketing
Phòng tài
chính - kế
toán
Phòng đầu tưkinh doanh
Trang 36Dưới giám đốc là các trưởng phòng phụ trách các hoạt động, quản lý các thànhviên trong phòng của mình
Giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty vàchịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao
Có các quyền và nhiệm vụ đã được cụ thể hóa tại điều lệ Công ty Trước Giámđốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền
Phòng tài chính – kế toán:
Chức năng:
● Quản lý tài chính doanh nghiệp, kế toán và thống kê kế toán
● Kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu
● Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán thống kê phù hợp với
tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
● Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời đúng tiến độ, tình hình, kết quảhoạt động của Công ty
Nhiệm vụ:
● Quản lý vốn và tài sản hiện có của công ty, quản lý luân chuyển tài sản, vật
tư, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kịp thời ngănchặn và xử lý những vi phạm kế toán và sổ sach kế toán
● Tổ chức thực hiện, ghi chép, nhận số liệu kế toán vào sổ sách kế toán, bảoquản và lưu giữ các tìa liệu kế toan, tổ chức tin học hóa công nghệ kế toán
● Thực hiện giám sát và kiểm soát tài chính cho công nhân viên
Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty công tác
hoạch định tổ chức, bố trí nguồn nhân lực Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình
của công nhân, nhân viên trong thực hiện mục tiêu của Công ty Kiểm soát cácqui trình thực hiện công việc Xây dựng công tác an toàn lao động cho toàn thểcán bộ, công nhân viên Đề xuất cải thiện môi trường của Công ty
Phòng marketing: Tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng Chịu hoàntoàn trách nhiệm về chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng Xây dựng vàphát triển hình ảnh thương hiệu Xây dựng và thực hiện các chiến lược
Trang 37marketing Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược marketing, sản phẩm
và khách hàng Thiết lập mối quan hệ với truyền thông Điều hành công việccủa nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận
Phòng đầu tư kinh doanh: Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra
ý kiến, đề xuất cho Ban Giám đốc của công ty về các vấn đề liên quan đến hoạtđộng phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường sao cho hiệu quả
và nhanh chóng nhất Hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu và pháttriển các loại sản phẩm, dịch vụ mới hoặc là nghiên cứu cải tiến các sản phẩm,dịch vụ đã có để đáp ứng nhu cầu của thị trường Các hoạt động này sẽ gópphần mở rộng và phát triển thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Thời trang Adam phù hợp với
mô hình công ty đang thực hiện.Mỗi đơn vị, phòng ban đảm nhiệm một mảngriêng tuy nhiên chúng lại có mối liên kết chặt chẽ với nhau Cách tổ chức này có
ưu điểm là mọi chú ý và nỗ lực được chia đều tại các đơn vị nhằm thúc đẩy dịch
vụ, đặt trách nhiệm gắn với lợi ích cho các bộ phận
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn hiện nay.
Thị trường mục tiêu:
Sau khi mô tả các đoạn thị trường, doanh nghiệp đã chọn ra đoạn thị trường tiềmnăng thỏa mãn được ba tiêu chuẩn: đo lường được, đủ lớn, có khả năng tiếp cận.Các đoạn thị trường tiềm năng được Công ty xem xét dưới các tiêu chuẩn để trởthành đoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Các tiêu chuẩn đó phải phù hợpvới mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp; sức hấp dẫn của đoạn thị trườngđược quyết định bởi 5 lực lượng cạnh tranh (các đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng,nhà cung ứng, sản phẩm thay thế, khách hàng); chi phí hợp lý; khả năng đạt đượccác chỉ tiêu tài chính: doanh số, điểm hòa vốn, lợi nhuận mục tiêu,…
Đặc điểm thị trường mục tiêu:
Để khai thác được thị trường mục tiêu Công ty đã lựa chọn chiến lược
marketing cho đoạn thị trường mục tiêu đã xác định với chiến lược marketing
phân biệt sản phẩm chủ yếu của Công ty là vest cưới với các kiểu dáng Hàn Quốc
Trang 38và Châu Âu phù hợp với mọi lứa tuổi và địa vị Ngoài ra Công ty còn sản xuấtthêm một số sản phẩm khác cho nam như: sơ mi, giày tây, quần âu, phụ kiện,…Công ty đã thực hiện nhiều kiểu chiến lược marketing hỗn hợp nhằm vào nhiềuđoạn thị trường khác nhau để có thể phù hợp với từng loại sản phẩm của Công ty.Nhưng mặc dù vậy Công ty vẫn sử dụng chiến lược tập trung vào các yếu tố thenchốt là chủ yếu, với tư tưởng chủ đạo nhằm không dàn trải nguồn lực mà trái lạidoanh nghiệp tập chung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với hoạtđộng kinh doanh.
Doanh thu và lợi nhuận điều này quyết định đến hoạt động kinh doanh củaCông ty, Công ty có phát triển hay đi xuống là nhờ vào chính hai yếu tổ này và đểtăng doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp tìm kiếm từ hai nguồn chính:
- Khai thác tiềm lực bên trong (nội lực)
- Khai thác từ bên ngoài: bằng 2 cơ hội tăng trưởng: một là, khai thác yếu tốcủa ngành trên cơ sở phân tích cơ cấu ngành; hai là, tìm kiếm cơ hội thị trường.Doanh nghiệp có thể cung ứng sản phẩm, dịch vụ mới để thỏa mãn như cầu, ướcmuốn của khách hàng cũng như cung cấp sản phẩm hiện có vào thị trường mới.Lúc mới tham gia vào ngành nên việc sử dụng chiến lược thâm nhập thịtrường để tìm cách gia tăng doanh số, thị phần bằng các sản phẩm có trong thịtrường lúc đó thông qua nỗ lực marketing năng động là vấn để chủ yếu mà Công ty
đã làm
Hiện nay Công ty đang áp dụng chiến lược phát triển thị trường Công ty đã
và đang phát triển thị trường trong nước như các tỉnh miền Trung và Nam Do ảnhhưởng của dịch Covid 19 mà kế hoạch phát triển thị trường sang các nước khu vựcĐông Nam Á của công ty đang bị hoãn lại Dự kiến trong năm 2023, công ty sẽ mởthêm chi nhánh ở Campuchia và Indonesia
=> Nếu tham gia được vào thị trường này thì Công ty sẽ phát triển về mặt doanhthu và lợi nhuận tốt hơn
Trang 39Không chỉ vậy, Công ty còn phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ bán
ra của mình để phần nào tự tìm kiếm thêm doanh thu và có thể trong tìm kiếmđược một sản phẩm trong nay mai có thể phát triển Công ty theo chiều sâu và rộng
Sản lượng tiêu thụ và doanh thu một số sản phẩm chủ yếu:
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Adam Store trong 2 năm 2021 và năm 2020
đã có sự tăng mạnh cả về sản lượng tiêu thụ sản phẩm lẫn doanh thu và thị phần
Bảng 2 1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong hai năm 2020-2021
Lợi nhuận sau
(Nguồn: phòng kế toán)
Trang 40Tổng doanh thu của Adam Store năm 2021 tăng 96.143 triệu đồng tương ứng với tăng 23,93% so với năm 2020; lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2021 của Adam cũng tăng mạnh so với năm 2020, cụ thể tăng 5.8 nghìn sản phẩm tương ứng tăng 20,49% Sự tăng về doanh thu này là
do năm 2020 nhà nước đã hạn chế thi hành các chính sách giãn cách xã hội do dịch bệnh
covid-19 trên phạm vi rộng như năm 2020 mà thay vào đó là các chính sách khoanh vùng cách ly trên phạm vi hẹp như hộ gia đình, ngõ, xóm Điều này giúp cho các hệ thống cửa hàng, hoạt động kinh doanh, vận chuyển nguyên vận liệu của công ty được diễn ra một cách bình thường Và cũng nhờ sự thay đổi này đã làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao hơn góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu trong năm 2021 của công ty Công ty đã và đang nỗ lực hoàn thiện năng lực vận chuyển, tìm kiếm hợp đồng, đẩy mạnh công tác maketting, mở rộng quy mô thị trường nên năm 2021 thị phần công ty đã tăng 4.5% so với năm 2020 (Bảng 2.1).
Bảng 2 2 Sản lượng tiêu thụ và doanh thu một số mặt hàng chính của công ty
Giá bán bình quân ( triệu