1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận Tiết Học Nhóm 2: Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho ta sự thông thái (pdf)

16 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 381,88 KB

Nội dung

Tri thức con người đã trở nên quá rộng đến độ không thể xử lý nổi: kính viễn vọng phát hiện những ngôi sao và những thiên hà mà đầu óc con người không thể đếm xuể hay đặt tên; địa chất học nói về hàng triệu năm, trong khi trước đây ta chỉ nghĩ đến con số hàng nghìn; vật lý học tìm ra cả một vũ trụ trong nguyên tử, còn sinh vật học tìm ra một tiểu vũ trụ trong tế bào; sinh lý học phát hiện sự huyền vi khôn lường trong từng mỗi cơ quan và tâm lý học trong từng mỗi cơn mơ; nhân loại học tái tạo thời tiền sử của con người; khảo cổ học khai quật những đô thành đã bị tan thành mây khói và những xứ sở đã bị lãng quên; sử học chứng minh bao câu chuyện là sai… còn thần học thì đang đổ vỡ…” “Tri thức con người đã trở nên quá lớn đối với trí tuệ con người. “Những sự kiện” đã thế chỗ cho sự cảm thông và kiến thức – vỡ vụn ra thành hàng nghìn mảnh – không còn là sự minh triết được tích hợp lại nữa rồi. Môn khoa học nào và chuyên ngành triết học nào cũng phát triển một thuật ngữ chuyên môn chỉ dành riêng cho một ít kẻ đặc tuyển: người càng học rộng hiểu nhiều càng không biết làm cách nào để giãi bày cho đồng bào mình những gì mình đã học được”. Will Durant xem khoa học như là sự “phân tích”, còn triết học như là sự “tổng hợp”. Vì thế, ông kết luận: “Khoa học là sự mô tả kiểu phân tích, trong khi triết học là sự lý giải kiểu tổng hợp. Vì lẽ, một sự kiện không bao giờ là hoàn chỉnh trừ khi được đặt vào mối quan hệ với một mục đích và với cái toàn bộ. Vì vậy, tôi xin chọn câu nói của Will Durant làm đề tài tiểu luận: “Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái” Chương 1. Lý luận chung 1.1 Khoa học cho chúng ta tri thức 1.1.1. Khái niệm khoa học Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. 1.1.2 Khái niệm tri thức Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm thông qua giáo dục. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng, nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. a.Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. b. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,… 1.2. Chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái 1.2.1. Khái niệm triết học Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận. 1.2.2. Khái niệm thông thái Thông thái là thuật ngữ chỉ sự am hiểu sâu rộng các kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Do đó, chúng ta vẫn thường được nghe nhắc đến các nhà thông thái nổi tiếng, đây chính là những người uyên bác, sâu sắc, có tầm hiểu biết chuyên sâu, rộng rãi. Sự thông thái không phải là phẩm chất, đức tính bẩm sinh mà được tạo ra từ những kinh nghiệm, trải nghiệm, từ quá trình tìm hiểu, học hỏi trong khoảng thời gian dài. Người thông thái là người có khả năng tiếp thu, thẩm thấu và làm chủ được những kiến thức, nhìn nhận các vấn đề một cách chính xác, hiểu rõ được sự đúng sai và có cách hành xử, giải quyết các vấn đề một cách hợp lý, khéo léo nhất. Chương 2. Nội dung được hiểu trong triết học của câu nói 2.1. Tính triết học của “khoa học cho chúng ta tri thức” 2.1.1. Tính kết cấu của tri thức Sự giao thoa hiện nay giữa các bộ môn xã hội là một xu thế thế giới lớn không có cách gì ngăn cản nổi. Xu thế ấy đòi hỏi phải có những tri thức cơ sở sâu rộng và vững chắc chỉ có như vậy mới có thể hòa nhập các bộ môn khoa học. Chẳng hạn, sự phát triển của địa chất học trước sau trải qua ba lần đột phá quan trọng: Lần thứ nhất đưa sinh học vào địa chất học căn cứ vào sự tiến hóa của sinh vật cổ đại xác định thứ tự trước sau của địa tầng, hình thành “quan điểm sinh học”. Lần thứ hai đưa hóa học vào trong địa chất học, phân tích cấu tạo hóa học và sự biến đổi hóa học của các bộ phận Trái Đất hình thành “quan điểm địa chất hóa học”. Lần thứ ba đưa vật lý học vào trong địa chất học, nghiên cứu sự biến đổi của Trái Đất thông qua cấu tạo và các quá trình vật lý trong lòng Trái Đất, hình thành “quan điểm địa vật lý”. Ta thử tưởng tượng nếu như nhà nghiên cứu địa chất học không đồng thời có những tri thức cơ sở vững chắc về sinh học, hóa học, vật lý học thì làm sao có thể ứng dụng lý luận và kỹ thuật của sinh học, hóa học, vật lý học và địa chất học, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của địa chất học? Rõ ràng, ở đây đòi hỏi phải có những tri thức cơ sở rộng và sâu. Không có tri thức chuyên môn sâu sắc dĩ nhiên không thể trở thành nhân tài kiệt xuất trong lĩnh vực chuyên môn đó được. Thế nhưng, một trong những đặc trưng quan trọng của sự phát triển tri thức hiện đại là tính tổng hợp. Đặc trưng này đòi hỏi kết cấu tri thức không chỉ bó hẹp ở một lĩnh vực chuyên môn nào đó mà phải vừa có tầm sâu vừa có bề rộng, kết hợp giữa sâu và rộng. Trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện cho thấy rằng nắm vững thêm một lĩnh vực tri thức và kinh nghiệm phong phú càng dễ gây nảy sinh trong óc những liên tưởng mới và những ý tưởng độc đáo hơn so với những người chỉ có một loại tri thức và kinh nghiệm. Một người có tương đối nhiều tri thức về cấu tạo không gian thì trí tưởng tượng không gian mạnh mẽ hơn và phong phú hơn rất nhiều so với những người chỉ biết chỉ nhìn thấy hình học phẳng, chỉ có những tri thức về cấu trúc hai mặt mà thôi. Nếu chỉ bó hẹp trong việc nghiên cứu một lĩnh vực chuyên môn hạn chế, tri thức cũng chỉ đóng khung ở đó, sẽ rất khó vươn dài tư duy của mình sang các lĩnh vực khác, đồng thời hấp thụ những kiến thức, những chất dinh dưỡng, những gợi mở bất ngờ từ các lĩnh vực khoa học ấy. Vì thế, những nhà khoa học có những cống hiến độc đáo đều là những con người có diện tri thức rộng và đa dạng. 2.1.2. Mối quan hệ giữa khoa học và tri thức Từ xưa đến nay, khoa học và tri thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi nói đến tri thức người ta hiểu ngay trong đó có khoa học. Trong công nghệ trí tuệ, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngược lại những tri thức khoa học hiện đại không thể có được nếu thiếu trợ giúp của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Vì sự phát triển của khoa học chính là thước đo trình độ phát triển tư duy của con người. Từ đây cho thấy rằng giữa thông tin và khoa học có mối quan hệ hết sức sức chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Thông tin vừa là nội dung khoa học vừa là hình thức biểu hiện của nó vì nó lưu giữ và chuyển tải thông tin tri thức khoa học là bằng công nghệ thông tin. Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình độ thấp còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học, giữa hai trình độ này các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau làm tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển, phản ánh ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng. 2.2 Tính triết học của “triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái” 2.2.1. Tính liên hệ giữa triết học với sự thông thái Người Hy Lạp cổ quan niệm về hai loại thông thái: thông thái thực tiễn, hoặc sự “cẩn trọng” và thông thái tư biện hoặc thông thái mang tính triết học. Họ cho là một người khôn ngoan về thực tiễn nếu anh ta đánh giá những tình huống một cách đúng đắn và chọn những biện pháp thích hợp nhất để bảo đảm đạt được những mục đích của mình. Tuy nhiên Aristotle khẳng định rằng những mục đích đó phải tốt về mặt đạo đức. Theo quan điểm của ông, sự thông thái thực tiễn phải gắn liền với phẩm chất đạo đức. Người Hy Lạp coi một người thông thái về mặt triết học nếu như người đó hiểu những nguyên lý cốt yếu hoặc nguồn cội của sự việc. Sự thông thái theo nghĩa này là hình thức tri thức cao nhất. Nó là đỉnh cao của việc đi tìm chân lý của con người. Nó cho anh ta sự thanh thản kèm theo sự thỏa mãn hoàn toàn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC  ĐỀ TÀI 01 : KHOA HỌC CHO CHÚNG TA TRI THỨC, NHƯNG CHỈ TRIẾT HỌC MỚI CÓ THỂ CHO CHÚNG TA SỰ THÔNG THÁI GVHD: Thầy Bùi Xuân Dũng HVTH: Nguyễn Ánh Cao MSHV: 1980802 LỚP : XDC19B LHP : PHIL530219_01 Thành phố Hồ Chí Minh tháng 2 năm 2020 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 Chương 1 Lý luận chung 4 1.1 Khoa học cho chúng ta tri thức 4 1.1.1 Khái niệm khoa học 4 1.1.2 Khái niệm tri thức .4 1.2 Chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái 5 1.2.1 Khái niệm triết học 5 1.2.2 Khái niệm thông thái 5 Chương 2 Nội dung được hiểu trong triết học của câu nói 6 2.1 Tính triết học của “khoa học cho chúng ta tri thức” 6 2.1.1 Tính kết cấu của tri thức 6 2.1.2 Mối quan hệ giữa khoa học và tri thức .7 2.2 Tính triết học của “triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái” .8 2.2.1 Tính liên hệ giữa triết học với sự thông thái .8 2.2.2 Làm cách nào để trở thành người thông thái ? 9 Chương 3 Vận dụng – ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm .10 3.1 Vận dụng 10 3.1.1 Triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới 10 3.1.2 Triết học là khoa học cung cấp nội dung những tri thức triết học; nhờ đó, tư duy con người có thể tạo ra một trí tưởng tượng tích cực trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới 11 3.2 Ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm .13 Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 1 Chương 4 Kết luận .13 Tài liệu tham khảo 15 Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 2 LỜI MỞ ĐẦU “Tri thức con người đã trở nên quá rộng đến độ không thể xử lý nổi: kính viễn vọng phát hiện những ngôi sao và những thiên hà mà đầu óc con người không thể đếm xuể hay đặt tên; địa chất học nói về hàng triệu năm, trong khi trước đây ta chỉ nghĩ đến con số hàng nghìn; vật lý học tìm ra cả một vũ trụ trong nguyên tử, còn sinh vật học tìm ra một tiểu vũ trụ trong tế bào; sinh lý học phát hiện sự huyền vi khôn lường trong từng mỗi cơ quan và tâm lý học trong từng mỗi cơn mơ; nhân loại học tái tạo thời tiền sử của con người; khảo cổ học khai quật những đô thành đã bị tan thành mây khói và những xứ sở đã bị lãng quên; sử học chứng minh bao câu chuyện là sai… còn thần học thì đang đổ vỡ…” “Tri thức con người đã trở nên quá lớn đối với trí tuệ con người “Những sự kiện” đã thế chỗ cho sự cảm thông và kiến thức – vỡ vụn ra thành hàng nghìn mảnh – không còn là sự minh triết được tích hợp lại nữa rồi Môn khoa học nào và chuyên ngành triết học nào cũng phát triển một thuật ngữ chuyên môn chỉ dành riêng cho một ít kẻ đặc tuyển: người càng học rộng hiểu nhiều càng không biết làm cách nào để giãi bày cho đồng bào mình những gì mình đã học được” Will Durant xem khoa học như là sự “phân tích”, còn triết học như là sự “tổng hợp” Vì thế, ông kết luận: “Khoa học là sự mô tả kiểu phân tích, trong khi triết học là sự lý giải kiểu tổng hợp Vì lẽ, một sự kiện không bao giờ là hoàn chỉnh trừ khi được đặt vào mối quan hệ với một mục đích và với cái toàn bộ Vì vậy, tôi xin chọn câu nói của Will Durant làm đề tài tiểu luận: “Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái” Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 3 NỘI DUNG Chương 1 Lý luận chung 1.1 Khoa học cho chúng ta tri thức 1.1.1 Khái niệm khoa học Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội 1.1.2 Khái niệm tri thức Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm thông qua giáo dục Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng, nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học a.Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 4 nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học b Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,… 1.2 Chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái 1.2.1 Khái niệm triết học - Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ - Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận 1.2.2 Khái niệm thông thái Thông thái là thuật ngữ chỉ sự am hiểu sâu rộng các kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội Do đó, chúng ta vẫn thường được nghe nhắc Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 5 đến các nhà thông thái nổi tiếng, đây chính là những người uyên bác, sâu sắc, có tầm hiểu biết chuyên sâu, rộng rãi Sự thông thái không phải là phẩm chất, đức tính bẩm sinh mà được tạo ra từ những kinh nghiệm, trải nghiệm, từ quá trình tìm hiểu, học hỏi trong khoảng thời gian dài Người thông thái là người có khả năng tiếp thu, thẩm thấu và làm chủ được những kiến thức, nhìn nhận các vấn đề một cách chính xác, hiểu rõ được sự đúng sai và có cách hành xử, giải quyết các vấn đề một cách hợp lý, khéo léo nhất Chương 2 Nội dung được hiểu trong triết học của câu nói 2.1 Tính triết học của “khoa học cho chúng ta tri thức” 2.1.1 Tính kết cấu của tri thức Sự giao thoa hiện nay giữa các bộ môn xã hội là một xu thế thế giới lớn không có cách gì ngăn cản nổi Xu thế ấy đòi hỏi phải có những tri thức cơ sở sâu rộng và vững chắc chỉ có như vậy mới có thể hòa nhập các bộ môn khoa học Chẳng hạn, sự phát triển của địa chất học trước sau trải qua ba lần đột phá quan trọng: Lần thứ nhất đưa sinh học vào địa chất học căn cứ vào sự tiến hóa của sinh vật cổ đại xác định thứ tự trước sau của địa tầng, hình thành “quan điểm sinh học” Lần thứ hai đưa hóa học vào trong địa chất học, phân tích cấu tạo hóa học và sự biến đổi hóa học của các bộ phận Trái Đất hình thành “quan điểm địa chất hóa học” Lần thứ ba đưa vật lý học vào trong địa chất học, nghiên cứu sự biến đổi của Trái Đất thông qua cấu tạo và các quá trình vật lý trong lòng Trái Đất, hình thành “quan điểm địa vật lý” Ta thử tưởng tượng nếu như nhà nghiên cứu địa chất học không đồng thời có những tri thức cơ sở vững chắc về sinh học, hóa học, vật lý học thì làm sao có thể ứng dụng lý luận và kỹ thuật của sinh học, hóa học, vật lý học và Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 6 địa chất học, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của địa chất học? Rõ ràng, ở đây đòi hỏi phải có những tri thức cơ sở rộng và sâu Không có tri thức chuyên môn sâu sắc dĩ nhiên không thể trở thành nhân tài kiệt xuất trong lĩnh vực chuyên môn đó được Thế nhưng, một trong những đặc trưng quan trọng của sự phát triển tri thức hiện đại là tính tổng hợp Đặc trưng này đòi hỏi kết cấu tri thức không chỉ bó hẹp ở một lĩnh vực chuyên môn nào đó mà phải vừa có tầm sâu vừa có bề rộng, kết hợp giữa sâu và rộng Trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện cho thấy rằng nắm vững thêm một lĩnh vực tri thức và kinh nghiệm phong phú càng dễ gây nảy sinh trong óc những liên tưởng mới và những ý tưởng độc đáo hơn so với những người chỉ có một loại tri thức và kinh nghiệm Một người có tương đối nhiều tri thức về cấu tạo không gian thì trí tưởng tượng không gian mạnh mẽ hơn và phong phú hơn rất nhiều so với những người chỉ biết chỉ nhìn thấy hình học phẳng, chỉ có những tri thức về cấu trúc hai mặt mà thôi Nếu chỉ bó hẹp trong việc nghiên cứu một lĩnh vực chuyên môn hạn chế, tri thức cũng chỉ đóng khung ở đó, sẽ rất khó vươn dài tư duy của mình sang các lĩnh vực khác, đồng thời hấp thụ những kiến thức, những chất dinh dưỡng, những gợi mở bất ngờ từ các lĩnh vực khoa học ấy Vì thế, những nhà khoa học có những cống hiến độc đáo đều là những con người có diện tri thức rộng và đa dạng 2.1.2 Mối quan hệ giữa khoa học và tri thức Từ xưa đến nay, khoa học và tri thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Khi nói đến tri thức người ta hiểu ngay trong đó có khoa học Trong công nghệ trí tuệ, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Ngược lại những tri thức khoa học hiện đại không thể có được nếu thiếu trợ giúp của công nghệ, đặc biệt là Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 7 công nghệ thông tin Vì sự phát triển của khoa học chính là thước đo trình độ phát triển tư duy của con người Từ đây cho thấy rằng giữa thông tin và khoa học có mối quan hệ hết sức sức chặt chẽ, hữu cơ với nhau Thông tin vừa là nội dung khoa học vừa là hình thức biểu hiện của nó vì nó lưu giữ và chuyển tải thông tin tri thức khoa học là bằng công nghệ thông tin Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình độ thấp còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học, giữa hai trình độ này các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau làm tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển, phản ánh ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng 2.2 Tính triết học của “triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái” 2.2.1 Tính liên hệ giữa triết học với sự thông thái Người Hy Lạp cổ quan niệm về hai loại thông thái: thông thái thực tiễn, hoặc sự “cẩn trọng” và thông thái tư biện hoặc thông thái mang tính triết học Họ cho là một người khôn ngoan về thực tiễn nếu anh ta đánh giá những tình huống một cách đúng đắn và chọn những biện pháp thích hợp nhất để bảo đảm đạt được những mục đích của mình Tuy nhiên Aristotle khẳng định rằng những mục đích đó phải tốt về mặt đạo đức Theo quan điểm của ông, sự thông thái thực tiễn phải gắn liền với phẩm chất đạo đức Người Hy Lạp coi một người thông thái về mặt triết học nếu như người đó hiểu những nguyên lý cốt yếu hoặc nguồn cội của sự việc Sự thông thái theo nghĩa này là hình thức tri thức cao nhất Nó là đỉnh cao của việc đi tìm chân lý của con người Nó cho anh ta sự thanh thản kèm theo sự thỏa mãn hoàn toàn Plotinus tuyên Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 8 bố rằng sự thông thái đem lại sự thanh thản trọn vẹn, vì nó là tri thức mà trí óc ta muốn vươn tới Và Samuel Johnson nhận xét rằng “con người thông thái về mặt triết học” không có nhu cầu, vì anh ta toàn mãn Truyền thống tôn giáo của chúng ta đánh giá cao sự thông thái Người Hy Lạp coi nó là một thuộc tính siêu phàm Socrates cho rằng chỉ có mình Thượng Đế mới thông thái và rằng con người có thể yêu hoặc tìm kiếm sự thông thái nhưng không bao giờ có được nó Sách Châm ngôn (trong Kinh thánh) ca tụng sự thông thái như một nguyên lý vĩnh cửu duy trì và dẫn dắt trật tự tự nhiên và cuộc sống con người Kinh Thánh cũng ca tụng sự thông thái như cách hành xử khôn ngoan và chính trực những công việc hàng ngày Ở đây một lần nữa sự thông thái vừa là một kiểu tri thức vừa là một mặt của tính cách đạo đức Nhưng ở đây Chúa là người thầy, và sự thông thái có được qua việc lắng nghe điều người dạy – chứ không phải chỉ qua sự tìm kiếm mang tính trí tuệ 2.2.2 Làm cách nào để trở thành người thông thái ? 2.2.2.1 Tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm Sự thông thái vốn không tự sinh ra mà nó phải được hình thành từ quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong khoảng thời gian dài, thậm chí là cả đời Và để làm được điều đó, bạn cần phải đặt ra cho bản thân những mục tiêu, tạo ra sự trải nghiệm ở tất cả các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội 2.2.2.2 Học hỏi từ những người thông thái khác Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 9 Bên cạnh tự khám phá, trải nghiệm để có thêm những kiến thức, hiểu biết thì việc học hỏi tực tiếp từ những người thông thái khác là một cách rất hay giúp bạn đạt đến sự thông thái 2.2.2.3 Thực hành sự thông thái trong đời sống hằng ngày Điều quan trọng nhất sau khi đã học hỏi và trau dồi được những kinh nghiệm về đời sống xã hội đó là bạn phải thực hành chúng ra sao Rất nhiều người học tập và nắm rất vững lý thuyết nhưng khi thực hành thì lại không làm được Do đó, đây là bước rất quan trọng quyết định bạn phải có đủ khả năng, bản lĩnh dể trở thành người thông thái hay không Chương 3 Vận dụng – ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm 3.1 Vận dụng 3.1.1 Triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Năng lực tư duy trừu tượng mà triết học cung cấp chính là những khả năng, như thấy được cái bản chất thông qua những hiện tượng; tìm được tính tất nhiên thông qua vô vàn những ngẫu nhiên phong phú; chỉ ra được những nguyên nhân đích thực của những kết quả đang hiện tồn; phát hiện tính quy luật của sự vận động hỗn mang; sự thích ứng nhanh và tự điều chỉnh của khả năng nhận thức Tóm lại, nó là tất cả những gì mà trên cơ sở lĩnh hội từ các tri thức triết học, những năng lực đó được nảy ra Chính nhờ những năng lực trừu tượng và khái quát hoá đặc trưng này mà khoa học triết học mới liên tục tạo ra những diện mạo mới về mặt nhận thức trên con đường nhận thức và cải tạo thế giới Cũng chẳng thể và không nên liệt kê ra Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 10 những vấn đề mà triết học có thể giải quyết, bởi nó sẽ luôn xảy ra 3 khả năng: thiếu, thừa, hoặc “lấn” sang các khoa học khác Khi có được năng lực tư duy trừu tượng, con người tự khắc lý giải để từ đó có thể giải quyết được những vấn đề đã, đang và sẽ đặt ra Sự thích ứng nhanh chóng của nhận thức trước sự biến đổi của hiện thực cũng là sự thể hiện năng lực của tư duy trừu tượng Trong những chiêm nghiệm về sự nhận thức đối với hiện thực, mặc dù có thể không muốn (nhất là với các nhà tư tưởng tư sản không cùng ý thức hệ), nhưng mỗi khi thế giới có những biến động mang tính sự kiện thì người ta lại lật giở lại những tư tưởng kinh điển của triết học Mác để đối chiếu, so sánh và thử tìm cách lý giải Sự khủng hoảng tài chính năm 2008 và sự trở lại nghiên cứu bộ Tư bản của C.Mác là một ví dụ Điều này chứng tỏ một chân lý khách quan không thể bác bỏ để giải thích sự thắng thế của các quan niệm duy vật biện chứng của C.Mác trong từng giai đoạn xác định, bởi thực tiễn được dùng để kiểm chứng luôn đem lại sự khẳng định về tính đúng đắn ở tầm lý luận, trong sự phát triển và bổ sung của học thuyết này 3.1.2 Triết học là khoa học cung cấp nội dung những tri thức triết học; nhờ đó, tư duy con người có thể tạo ra một trí tưởng tượng tích cực trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Trí tưởng tượng này không phải là sự tưởng tượng một cách duy tâm, tách khỏi sự tồn tại của đối tượng mà nhận thức phản ánh Trong đó, một mặt, nó dựa vào việc nhận thức được tính quy luật trong sự tồn tại và phát triển của đối tượng (sự tồn tại và biến đổi tất yếu của đối tượng), trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các khoa học cụ thể; mặt khác, quan trọng hơn là nó phải dựa vào chính năng lực của nhận thức, vào sự mường tượng ra thế giới theo đúng cách mà thế giới đang tồn tại Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 11 Phải chăng trong sự tư biện của mình, tư duy thiên tài của Hêghen vẫn có giá trị bởi chính năng lực tưởng tượng trừu tượng đó Dự báo về sự tồn tại và phát triển của đối tượng thật không dễ, ngay cả trên nền tảng của những tri thức đã biết về đối tượng Nhân loại đã và đang có nhiều cách luận giải khác nhau về tương lai của đối tượng Có những quan điểm (có thể vì hy vọng và mong muốn, cũng có thể vì không nhận thức được gì hơn) nghĩ rằng, tương lai là sự tiếp tục của quá khứ Bởi vậy, những giá trị của quá khứ đều có thể ảnh hưởng và chi phối tương lai Những quan điểm khác (bị chi phối bởi yếu tố tôn giáo, tâm lý và nhiều khi chỉ đơn thuần bị tác động bởi các sự kiện đang diễn ra ở hiện tại) cho rằng, không có tương lai, xã hội loài người đang bước những bước cuối cùng tới sự huỷ diệt Trí tưởng tượng có được trước hết phải dựa trên cơ sở nắm được những tri thức triết học để biết rằng, mọi kết quả đều có nguyên nhân, nhưng không phải mọi sự kiện đều có thể tìm được nguyên nhân của nó Ví như đến một ngày người ta không thể dùng quan hệ nhân quả để giải thích các sự kiện thì lúc đó, chỉ có năng lực trừu tượng của những suy tư triết học mới có thể và cần phải tưởng tượng ra một chìa khoá vạn năng mới nhằm giải thích và hành động cho phù hợp với hiện thực, chẳng hạn, trong trường hợp trên, cái cần tìm kiếm phải là một quy luật rộng hơn tính nhân quả…  Tóm lại, triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng và khả năng tưởng tượng ra thế giới trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Để có được điều này, trước hết người ta cần và phải có sự tích luỹ tri thức, đặc biệt là dựa trên kết quả của các khoa học cụ thể Nhưng phép cộng giản đơn trong các thành tựu của khoa học cụ thể tự nó lại không thể tạo thành năng lực tư duy trừu tượng Đó là lý do các khoa học cụ thể không thể thay thế cho triết học và triết học Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 12 cũng không thể làm được công việc của các khoa học cụ thể Chính nội dung của những tri thức triết học và chỉ có nó mới làm sản sinh trong năng lực nhận thức của con người cách suy nghĩ và hành động phù hợp với hiện thực được phản ánh 3.2 Ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm - Vật lý học đã và đang tìm kiếm được những lý thuyết đầy thuyết phục nhằm thống nhất những quy luật vật lý quản lý toàn vũ trụ - Sinh học đã xây dựng được bản đồ gien con người - Y học có khả năng thay thế tạo hoá bằng cách nhân bản chính bản thân con người - Công nghệ nano (công nghệ mà độ chính xác đạt tới mức một phần tỷ mét) có lẽ sẽ tạo được những rôbốt nguyên tử tự phân chia và làm được mọi thứ, từ khai thông mạch máu tới diệt tế bào ung thư, từ đảo ngược quá trình trái đất nóng lên tới chữa lành mọi bệnh tật Chương 4 Kết luận “Khoa học cho chúng ta tri thức” Vì Khoa học là quá trình nghiên cứu khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội Nhờ vậy chúng ta mới có sự hiểu biết thực tế, có Tri thức qua sự trải nghiệm về một đối tượng được chứng minh qua quá trình thực hành nghiên cứu và khám phá Nhưng khoa học lại không giải quyết được các vấn đề chung và cơ bản của con người và thế giới quan Mà chỉ tập trung nghiên cứu cụ thể vào một vào một sự vật hoặc một hiện tượng Do đó: “chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái ” Vì Triết học nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan Đồng thời cách Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 13 thức mà Triết học giải quyết những vấn đề, đó là ở tính phê phán, tiếp cận có hệ thống chung nhất Nhờ vậy ta mới có thể am hiểu sâu rộng các kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội bằng sự thông thái mà chúng ta có được qua học tập và nghiên cứu Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 14 Tài liệu tham khảo Câu truyện triết học _ Tác giả Will Durant https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra- cuu/su_thong_thai_xem_nhu_muc_dich_cua_giao_duc_khai_phong.html https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/ta_can_triet_hoc_de_lam_gi-f.html https://timviec365.vn/blog/thong-thai-la-gi-new6153.html http://tramdoc.vn/tin-tuc/nguoi-ta-can-triet-hoc-de-lam-gi-nWZ4RW.html https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/ta_can_triet_hoc_de_lam_gi-f.html Nguyễn Ánh Cao_Lớp: XDC19B_MSSV: 1980802 15

Ngày đăng: 22/03/2024, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w