1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề 3 bàn về thừa kế thế vị theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ 3 BÀN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 Nhóm: 15 – Lớp: L09 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9, năm 2023 BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 15 STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký 1.1; 2.3 100% 1 Lê Vĩnh Nghiệp 2212213 100% 1.2.1; 1.2.2 100% 2 Đỗ Ánh Ngọc 2212255 1.2.3; 1.3 100% 100% 3 Lê Huỳnh Trọng Nhân 2212355 2.1 2.2; 2.3 4 Nguyễn Văn Nhân 2212374 5 Trần Thanh Nhàn 2212344 NHÓM TRƯỞNG Đỗ Ánh Ngọc 0855564229 – ngoc.doanh2212255@hcmut.edu.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Nhiệm vụ của đề tài 1 3 Bố cục tổng quát của đề tài 1 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1: Lý luận chung về thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 3 1.1 Một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị 3 1.1.1 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế 3 1.1.1.1.Khái niệm thừa kế 3 1.1.1.2.Khái niệm quyền thừa kế 3 1.1.2 Khái niệm về thừa kế thế vị 4 1.2 Quy định của pháp luật dân sự về thừa kế thế vị 4 1.2.1 Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị 4 1.2.1.1.Các điều kiện phát sinh thừa kế thế vị 4 1.2.1.2.Phân tích thừa kế thế vị với thừa kế chuyển tiếp 5 1.2.2 Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị 5 1.2.2.1.Cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà 5 1.2.2.2.Chắt được thừa kế thế vị di sản của các cụ 7 1.2.3 Những điểm cần lưu ý khi giải quyết thừa kế thế vị7 1.2.3.1.Những trường hợp áp dụng thừa kế thế vị 7 1.2.3.2.Phần di sản của chủ thể thừa kế thế vị được hưởng 8 1.3 Ý nghĩa của việc quy định thừa kế thế vị 8 Chương 2: Thừa kế thế vị - Từ thực tiễn đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 10 2.1 Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con nuôi 10 2.1.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc 11 2.1.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 13 2.2 Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con riêng 14 2.2.1 Quan hệ vợ chồng giữa ông A và bà B 14 2.2.2 Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế của bà B 15 2.3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định hiện hành 15 PHẦN KẾT LUẬN18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Luật về thừa kế thế vị hiện tại chiếm một phần không nhỏ trong Bộ luật Dân sự Việt Nam Điều này đã phản ánh rõ các vấn đề về thừa kế thế vị phát sinh thường xuyên trong xã hội hiện nay Từ các điều luật về thừa kế thế vị có thể thấy mọi cá nhân, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội,… đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác, cũng như quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật Trong thực tế, hiện nay do kinh tế - xã hội ngày càng phát triển nên tình trạng tranh chấp di sản thừa kế của ông bà, bố mẹ diễn ra càng nhiều Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bi kịch trong nhiều gia đình Đã có nhiều vụ án vì mâu thuẫn tranh chấp thừa kế xảy ra, để lại hậu quả nghiêm trọng và gây hoang mang dư luận Vì thế, đề tài những quy định của pháp luật về thừa kế thế vị cần được phổ biến và nghiên cứu rộng rãi hơn, nhất là với các đối tượng là sinh viên Đây là lực lượng tri thức cao, dễ tiếp thu pháp luật và có xu hướng giải quyết mọi vấn đề dựa trên hệ thống pháp luật, góp phần giảm thiểu các vụ án xảy ra trong gia đình do tranh chấp thừa kế, tránh dẫn đến các trường hợp đáng tiếc do thiếu hiểu biết về pháp luật Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Bàn về thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương 2 Nhiệm vụ của đề tài Một là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về thừa kế, quyền thừa kế và thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 Hai là, phân tích và làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về xác định các điều kiện làm phát sinh thừa kế thế vị, chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị và một số loại trừ về thừa kế thế vị Ba là, làm sáng tỏ ý nghĩa pháp luật trong việc quy định thừa kế thế vị 1 Bốn là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn, phát hiện những bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự về chế định thừa kế thế vị 3 Bố cục tổng quát của đề tài: gồm 2 chương: Chương 1: Lý luận chung về thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 Chương 2: Thừa kế thế vị - Từ thực tiễn đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 1.1 Một số lý luận về thừa kế thế vị 1.1.1 Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 1.1.1.1 Khái niệm thừa kế Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì thừa kế là hưởng của người chết để lại cho.(trang 972) Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống Qua đó, có thể nhận thấy khái niệm thừa kế được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng, tôn trọng ý định của người chết đồng thời bảo vệ lợi ích của người thừa kế 1.1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế được hiểu là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống Theo nghĩa chủ quan thì quyền thừa kế được hiểu là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản Quyền chủ quan này sẽ phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và quy định của pháp luật về thừa kế nói riêng Từ những qui định về quyền thừa kế theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu quyền thừa kế bao gồm những quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản Từ khái niệm, ta dễ dàng nhận thấy quyền thừa kế có những ưu điểm như người chết có quyền định đoạt tài sản của mình theo bất kì tỉ lệ nào mà họ muốn đồng thời đảm bảo cho người thừa kế nhận được công bằng những gì họ có quyền nhận, qua đó góp phần xóa bỏ đi bớt những tranh chấp không đáng có trong việc phân chia tài sản 3 Nhưng nếu di chúc không rõ ràng, quyền thừa kế có thể khiến việc phân chia tài sản trở nên phức tạp, tạo ra căng thẳng trong gia đình Không chỉ vậy, khi người đã mất không cung cấp hướng dẫn rõ ràng về di chúc có thể gây ra sự bất công, phi lý khi có sự chênh lệch lớn trong việc phân chia tài sản 1.1.2 Khái niệm về thừa kế thế vị Theo Từ điển Hán-Việt thì “thế” có nghĩa là thay vào còn “vị” là vị trí hay ngôi thứ Như vậy, thừa kế thế vị nghĩa là thay thế một ai đó để được hưởng phần di sản mà đáng lẽ người đó được hưởng Dựa trên quy định của Bộ luật dân sự 2015, điều 652 thì khái niệm thừa kế thế vị được viết như sau: trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng 1 thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống Theo đó, theo BLDS thì thừa kế thế vị được hiểu là việc con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí bố ,mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của của ông, bà (cụ) Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu có sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác 1.2 Quy định của pháp luật dân sự về thừa kế thế vị 1.2.1 Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị 1.2.1.1 Các điều kiện phát sinh thừa kế thế vị: Một là, cha hoặc mẹ của cháu/chắt chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (ông/bà hoặc các cụ) thì cháu/ chắt mới được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu/chắt được hưởng nếu còn sống Hai là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra sau khi người để lại di sản chết nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết 4 Ba là, khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị) Bốn là, thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ theo di chúc Với trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì di chúc đó sẽ bị vô hiệu hóa và phải chia di sản theo pháp luật 1.2.1.2 Phân tích thừa kế thế vị với thừa kế chuyển tiếp: Đối với điều kiện phát sinh thừa kế thế vị là con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị); thì thừa kế chuyển tiếp là con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản, nhưng di sản của người chết trước chưa được chia Về di sản mà người thừa kế được nhận cũng có sự khác nhau giữa 2 khái niệm thừa kế này Những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ Còn thừa kế chuyển tiếp cho phép di sản của cha hoặc mẹ (chết trước) được chia và nhập chung vào khối di sản của người con (chết sau) và khối di sản này được chia bình thường theo quy định của pháp luật, không giới hạn người được hưởng thừa kế Mối quan hệ giữa những người thừa kế thế vị cũng quy định rõ là phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ) Tuy nhiên, người thừa kế chuyển tiếp có thể là con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng của người để lại di sản (có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc) 1.2.2 Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị 1.2.2.1 Cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà Thứ nhất, mối quan hệ thừa kế thế vị giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ: Đây là trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết, con 5 sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống Nếu cha đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà nội thì khi bà nội chết, con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà bà nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống Trường hợp mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông ngoại thì khi ông ngoại chết, con sẽ thay thế vị trí của mẹ để thừa kế từ di sản mà ông ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống Nếu mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với bà ngoại thì khi ông ngoại chết, con sẽ thay thế vị trí của mẹ để thừa kế từ di sản mà bà ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống 1 Thứ hai, mối quan hệ thừa kế thế vị giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi: Theo Điều 653, Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế thế vị theo Điều 652, Bộ luật Dân sự Như vậy, quy định này được hiểu rằng, con của người con nuôi sẽ được thừa kế thế vị đối với di sản của cha, mẹ nuôi Ở đây có hai trường hợp đó là con của người con nuôi là con đẻ hoặc con nuôi Trường hợp là con đẻ thì người con đẻ này và cha, mẹ (con nuôi của ông, bà) có quan hệ huyết thống với nhau, do đó, việc thừa kế thế vị là phù hợp trên cơ sở huyết thống Thứ ba, mối quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế: Theo Điều 654, Bộ luật Dân sự 2015, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế thế vị theo Điều 652, Bộ luật Dân sự Như vậy, có thể hiểu trường hợp con riêng và cha dượng, mẹ kế sẽ không đương nhiên được thừa kế (bao gồm thừa kế thế vị) mà phải đáp ứng điều kiện “có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” Tuy nhiên, vẫn có một số bất cập và hạn chế của pháp luật về vấn đề này Đầu tiên là bất cập trong quy định của pháp luật dân sự về việc xác định giấy tờ chứng minh sự kiện chết Theo quy định của pháp luật hộ tịch, người chết phải được cấp “trích lục khai tử” theo biểu mẫu đúng quy định tại mỗi thời kỳ Tuy nhiên, trong thực tiễn, người thừa 1 ThS Đoàn Thị Ngọc Hải, Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2435, 19/09/2023 6 kế thường xuyên không cung cấp được giấy khai tử hoặc giấy chứng tử theo đúng quy định của pháp luật hộ tịch tại thời điểm chết Xuất phát từ tình hình: chiến tranh, người chết vào thời điểm còn nhỏ tuổi,… người thừa kế không đăng ký khai tử cho người chết Ngoài ra còn có bất cập trong việc nhận diện điều kiện thừa kế thế vị của con riêng đối với bố dượng, mẹ kế vì pháp luật dân sự hiện hành chưa có quy định hướng dẫn việc chứng minh có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng 2 1.2.2.2 Chắt được thừa kế thế vị di sản của các cụ Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản là cụ, bố, mẹ cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì chắt được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết (bố, mẹ thế vị ông, bà để hưởng thừa kế di sản của cụ đối với phần di sản mà ông, bà được hưởng nếu còn sống và chắt lại thế vị bố, mẹ để hưởng di sản của cụ đối với phần di sản mà bố, mẹ được hưởng nếu còn sống) Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoạ chết trước người để lại di sản, bố, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế Trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản, bố, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế Trường hợp ông, bà không được hưởng di sản của cụ, nếu bố, mẹ chết trước cụ thì chắt cũng được thế vị bố, mẹ để hưởng thừa kế đối với di sản của cụ.3 1.2.3 Những điểm cần lưu ý khi giải quyết thừa kế thế vị 1.2.3.1 Những trường hợp áp dụng thừa kế thế vị: Trường hợp mất đi của người thừa kế chưa thừa kế: Thừa kế thế vị thường áp dụng khi người thừa kế đã mất đi (người chết) trước khi kịp thừa kế tài sản từ người khác 2 Hoàng Thị Hải Yến, Hồ Thị Bảo Ngọc (2021), “Một số bất cập trong quy định về quyền thừa kế thế vị liên quan đến hoạt động công chứng”, Nghiên cứu trao đổi Học viện Tư pháp, tr,13,14,15 3 ThS Đoàn Thị Ngọc Hải, Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2435, 19/09/2023 7 (người chết) Điều này thường xảy ra trong trường hợp người thừa kế là con cái và người chết là phụ huynh Thừa kế từ người có quan hệ huyết thống: Thừa kế thế vị thường liên quan đến quan hệ huyết thống, chẳng hạn như trường hợp người thừa kế thế vị là con cái của người chết hoặc người thừa kế thế vị là con cháu của người chết.4 1.2.3.2 Phần di sản của chủ thể thừa kế thế vị được hưởng: Thứ nhất, hưởng di chúc: Trong trường hợp người chết để lại di chúc, người thừa kế thế vị thường có quyền hưởng theo di chúc Di chúc có thể xác định cụ thể những phần tài sản mà người thừa kế thế vị được kế thừa Thứ hai, hưởng theo quy định của pháp luật: Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ, người thừa kế thế vị sẽ hưởng theo quy định của pháp luật về thừa kế Quy định này có thể đặt ra các quy tắc về việc phân chia tài sản giữa các người thừa kế và xác định phần mà người thừa kế thế vị sẽ được nhận Thứ ba, quyền ưu tiên của người thừa kế thế vị: Trong một số trường hợp, người thừa kế thế vị có quyền ưu tiên trong việc kế thừa tài sản Điều này có thể áp dụng khi quy định pháp luật xác định người thừa kế thế vị là người thừa kế ưu tiên trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ Thứ tư, sự xác định của tài sản và thủ tục phân chia: Quy định pháp luật cũng xác định các thủ tục và quy trình phân chia tài sản cho người thừa kế thế vị Điều này bao gồm xác định giá trị tài sản, xác định quyền sở hữu, và thực hiện phân chia theo pháp luật 1.3 Ý nghĩa của việc quy định thừa kế thế vị Một là, bảo vệ quyền lợi của người thừa kế gần gũi: Thừa kế thế vị giúp đảm bảo rằng những người có mối quan hệ gần gũi với người chết, như con cái, người chồng, người vợ, hoặc người cha mẹ, sẽ được ưu tiên khi kế thừa tài sản Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình và những người có quan hệ quan trọng với người chết 4 Văn Phúc, Thừa kế thế vị là gì? Khi nào phát sinh trường hợp thừa kế thế vị?, https://sotuphap.tayninh.gov.vn/tin- tuc/thua-ke-the-vi-la-gi-khi-nao-phat-sinh-truong-hop-thua-ke-the-vi-1910.html, 19/09/2023 8 Hai là, giảm nguy cơ tranh chấp và xung đột: Quy định thừa kế thế vị thường xác định rõ ràng ai có quyền kế thừa và trong trường hợp không có di chúc, người thừa kế thế vị sẽ được xác định theo quy định pháp luật Điều này giúp giảm nguy cơ tranh chấp và xung đột gia đình sau khi người chết ra đi, vì các quy tắc đã được xác định trước Ba là, bảo đảm công bằng và sự công lý: Thừa kế thế vị cũng đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia tài sản Người thừa kế thế vị thường được xác định dựa trên quan hệ huyết thống và mức độ quan hệ gần gũi với người chết, giúp đảm bảo rằng tài sản sẽ được chia đều và công bằng giữa các người thừa kế Bốn là, khuyến khích việc lập di chúc: Quy định thừa kế thế vị có thể khuyến khích người dân lập di chúc để có quyền lựa chọn về việc thừa kế và phân chia tài sản Điều này thúc đẩy sự rèn luyện pháp lý và tạo điều kiện cho người chết thể hiện ý muốn của mình đối với tài sản sau khi qua đời Năm là, đảm bảo tính liên tục trong việc quản lý tài sản: Thừa kế thế vị có thể giúp đảm bảo tính liên tục trong việc quản lý và sử dụng tài sản của người chết Người thừa kế thế vị thường có thể tiếp tục quản lý và sử dụng tài sản một cách liền mạch, đặc biệt khi họ có mối quan hệ gần gũi với người chết và có hiểu biết về tài sản này 9 CHƯƠNG II THỪA KẾ THẾ VỊ – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Thừa kế thế vị là một chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ Hiện nay, các tranh chấp về quyền thừa kế, trong đó có thừa kế thế vị xảy ra ngày càng phức tạp Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định quan hệ về thừa kế và xác định người thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng còn vướng mắc, bất cập trong thực tiễn Pháp luật dân sự hiện hành vẫn còn nhiều bất cập trong việc chứng minh điều kiện hưởng thừa kế thế vị khi áp dụng vào thực tiễn Chính vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu về thực tiễn tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị, đưa ra một số bất cập trong chế định thừa kế thế vị và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 2.1 Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con nuôi Theo bản án số 69/2018/DS-PT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội5 Nội dung vụ án như sau: Bà Đỗ Thị T5 không lấy chồng, năm 1979, bà T5 nhận con nuôi là chị Đỗ Đức Phương C3 nhưng không thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Anh C1 kết hôn với chị C3 ngày 27/6/2002 (có đăng ký kết hôn) có 02 con chung là cháu Thiều Thụy Thùy T7, và cháu Thiều Đỗ Gia H4 Chị C3 (chết ngày 05/3/2007); bà T5 (chết ngày 10/2/2009) và cả hai không để lại di chúc Di sản bà T5 để lại là thửa đất số 203, Tờ bản đồ số 12, diện tích 127,3m2 tại khối 7, phường L, thành phố H Năm 2011, C1 về sửa lại nhà và làm thủ tục khai nhận thừa kế cho hai cháu T7 và cháu H4 đối với di sản của bà T5 để lại, nhưng ông Đỗ Quang V ngăn cản không cho sửa và khai nhận thừa kế cho hai cháu Vì vậy, anh C1 yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế tài sản của bà Đỗ Thị T5 và công nhận hai cháu Thiều Thụy Thùy T7 và cháu Thiều Đỗ Gia H4 được hưởng toàn bộ di sản do bà T5 để lại Tại Bản án dân sự sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn anh C1: Công nhận cháu Thiều Thụy Thùy T7 và cháu Thiều Đỗ Gia H4 được quyền 5 https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-yeu-cau-cong-nhan-quyen-thua-ke-va-tranh-chap-di-san-thua- ke-692018dspt-29164 10 thừa kế đối với di sản bà Đỗ Thị T5 để lại gồm: Thửa đất số 203, diện tích 127,3m2 tại khối 7, phường L, thành phố H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC188680 ngày 01/8/2005 mang tên Đỗ Thị Thanh T5; nhà và các tài sản khác gắn liền với đất Ngày 11/01/2016, ông Trần Hậu Đ (người đại diện theo ủy quyền của ông V và bà T2) kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm nêu trên Vì về thửa đất mà phía nguyên đơn là anh C1 yêu cầu công nhận cho T7, H4 được hưởng có nguồn gốc do Ủy ban nhân dân thị xã H (nay là thành phố H) cấp cho cụ Đỗ Bá M (chết năm 1978) và cụ Hồ Thị L (chết năm 1993) là di sản của bố mẹ của ông để lại Bà T5 là con của hai cụ, vì không lấy chồng nên sống cùng hai cụ và khi hai cụ chết bà T5 là người quản lý di sản Việc Ủy ban nhân dân thị xã H ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UB ngày 01/8/2005 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như phía nguyên đơn trình bày cho bà T5 là trái với quy định pháp luật Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 03/2017/DSST ngày 14/6/2017 của Tòaán nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, quyết định: 1 Bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Thiều Văn C1 về việc công nhận hai cháu Thiều Thụy Thùy T7 và Thiều Đỗ Gia H4 được quyền thừa kế đối với toàn bộ di sản của bà Đỗ Thị T5 để lại 2 Chấp nhận yêu cầu của bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về việc hủy một phần Quyết định số 1212/QĐ-UB ngày 01/8/2005 của UBND thị xã H liên quan đến việc cấp GCNQSD cho bà Đỗ Thanh T5 đối với thửa đất số 203, tờ bản đồ số 12, diện tích 127,3m 2 tại khối 7 (tổ 12 cũ), phường L, thành phố H 2.1.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc Theo hồ sơ địa chính lưu trữ tại phường thửa đất tranh chấp không có quyết định cấp đất của Cơ quan Nhà nước, chỉ thể hiện tại hồ sơ bản dồ 299 và 371 Trong sổ mục kê bản đồ 299, thửa đất có số thửa là 496 mang tên Đỗ Thị T5 Tại sổ mục kê bản đồ 371, thửa đất có số thửa 203, Tờ bản đồ số 12 mang tên Đỗ Thị T2 Theo Công văn của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh số 01/2017/CV-TA ngày 27/3/2017 (BL 314) thì Tòa án khẳng định “ Thực tế năm 1973 cụ M, cụ L được cấp 264m2” là không có căn cứ, vì không có 11 tài liệu nào chứng minh Cho nên việc Tòa án cho rằng “tại giấy xin xác nhận nguồn gốc đất ở ngày 20/01/2004 của bà Đỗ Thị Thanh T5 thể hiện: Năm 1973 gia đình được cấp 130m2 là không chính xác nhưng phường vẫn xác nhận” là không đủ cơ sở Bản thỏa thuận quyền sử dụng đất thể hiện họ và tên chồng Đỗ Bá M là do sai sót của người kê khai Trong bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà T5 bao gồm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy xác nhận nguồn gốc đất ở Qua thẩm định hồ sơ cho thấy, tại hai văn bản này, bà T5 kê khai không thống nhất, đó là tại đơn xác nhận nguồn gốc đất thì kê khai bà T5 được cấp năm 1973, còn tại đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì kê khai thừa kế của cha mẹ Kê khai hồ sơ là việc của công dân còn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường là thẩm định hồ sơ nguồn gốc đất để xác nhận hồ sơ Qua kết quả kiểm tra hồ sơ lưu trữ 299 và 371, Ủy ban nhân dân phường đã xác nhận nguồn gốc đất cho bà T5 Do không có bất cứ tài liệu nào chứng minh đất là của cụ M, cụ L nên không thể yêu cầu bà T5 bổ sung văn bản phân chia thừa kế Đối với vấn đề hồ sơ hộ tịch của chị Đỗ Đức Phương C3: Phường L thành lập từ năm 1981 nhưng đến 1982 Ủy ban nhân dân phường mới lưu trữ sổ hộ tịch Còn chị C3 sinh ngày 10/11/1979 và đã đăng ký khai sinh tại UBND thị xã H, tỉnh Nghệ Tĩnh nay là UBND thành phố H, tỉnh Hà Tĩnh thì năm 2007 người nhà của chị C3 đưa bản chính giấy khai sinh đến UBND phường L đề nghị cấp bản sao giấy khai sinh Theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 thì việc cấp bản sao giấy khai sinh phải từ sổ đăng ký khai sinh Nhưng tại thời điểm đó UBND thành phố không còn sổ lưu trữ hộ tịch nên không thể cấp được bản sao giấy khai sinh Sau đó người nhà của chị C3 đề nghị UBND phường L làm thủ tục đăng ký lại khai sinh, nhưng thời điểm này chị C3 đã chết nên việc đăng ký khai sinh không thực hiện được Do đó, UBND phường đã sao y bản chính cấp cho người nhà chị C3 Bản sao do UBND phường L cấp thiếu thông tin về người đăng ký bản chính giấy khai sinh còn các thông tin khác thì vẫn đảm bảo đúng theo bản chính giấy khai sinh của chị C3, (BL317) 12 Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 42/2015/DS-ST ngày 29/12/2015 của Tòa án nhân dân thành phố H, tỉnh Hà Tĩnh, quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Công nhận cháu Thiều Thụy Thùy T7 và cháu Thiều Đỗ Gia H4 được quyền thừa kế đối với di sản bà Đỗ Thị T5 để lại gồm: Thửa đất số 203, Tờ bản đồ số 12, diện tích tại khối 7, phường L, thành phố H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC188680 ngày 01/8/2005 mang tên Đỗ Thị Thanh T5;ngôi nhà xây cấp 4 và các tài sản khác, cây cối gắn liền với đất Bác yêu cầu của bị đơn về việc hủy một phần Quyết định số 1212/QĐ-UB ngày 01/8/2005 của UBND thị xã H về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Đỗ Thị T5 đối với thửa 203,Tờ bản đồ số 12, diện tích 127,3m2 tại khối 7, phường L, thành phố H 2.1.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp Cụ thể về các vấn đề như sau: Thửa đất số 203, diện tích 127,3m2 tại khối 7, phường L, thành phố H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC188680 ngày 01/8/2005 mang tên Đỗ Thị Thanh T5; nhà và các tài sản khác gắn liền với đất Nguồn gốc của thửa đất: là di sản của cụ Đỗ Bá M (chết năm 1978) và cụ Hồ Thị L (chết năm 1993); bà T5 là con của hai cụ, vì không lấy chồng nên sống cùng hai cụ và khi hai cụ chết bà T5 là người quản lý di sản Chị C3 không phải con nuôi hợp pháp của bà T5 Vì không thực hiện việc đăng ký nuôi con theo quy định của pháp luật Cháu T7 Và H4 có được hưởng thừa kế vị của chị C3 Vì theo quan hệ thừa kế: Tại thời điểm năm 1979, bà T5 nhận chị Đỗ Đức Phương C3 làm con nuôi, nhưng bà T5 không thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, căn cứ Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật hôn nhân gia đình năm 1986 thì chị Đỗ Đức Phương C3 được ông Đỗ Quang V và bà Đỗ Thị T2 thống nhất, thừa nhận là bà T5 có nhận chị C3 làm con nuôi Do đó, chị C3 là con nuôi thực tế của bà Đỗ Thị T5 Do đó, chị C3 được quyền thừa kế di sản của bà T5 để lại theo Điều 678 Bộ luật dân sự 2005 Nên, cháu T7 và cháu H4 được thừa kế thế vị đối phần di sản của bà T5 để lại 13 2.2 Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con riêng Nội dung của tình huống như sau: Năm 1970, ông A kết hôn với bà B, nhưng do bà B không có khả năng sinh con nên năm 1975 ông A ly hôn với bà B Năm 1976, ông A kết hôn với bà C, năm 1978 bà C sinh con là anh D Năm 1981, bà C bị bệnh mất Lúc này bà B vẫn ở một mình, chưa kết hôn với ai, thấy ông A một mình nuôi 2 con vất vả nên thường xuyên qua lại giúp đỡ ông A để chăm sóc, nuôi dưỡng anh D Năm 1985, do cả hai bên vẫn còn tình cảm nên bà B quay về chung sống với ông A nhưng 2 người không đăng ký kết hôn Quá trình chung sống, ông A và bà B tạo lập được một khối tài sản lớn; bà B nuôi dưỡng và chăm sóc anh D như con của mình, anh D gọi bà B là mẹ Năm 2005, anh D lấy vợ là chị Nguyễn Thị H và năm 2006 sinh con là E; vợ chồng anh D vẫn ở chung với ông A, bà B Đến năm 2016, cả ông A, bà B và anh D cùng chết trong một tai nạn giao thông Năm 2019, ông M là em trai bà B có đơn khởi kiện yêu cầu được hưởng thừa kế di sản của bà B do chị H đang quản lý do bà B sống với ông A nhưng không đăng ký kết hôn, không có con đẻ, không có con nuôi, bố mẹ bà B cũng đã chết và chỉ có ông M là em ruột nên ông M phải là người được thừa kế di sản do bà B để lại 2.2.1 Quan hệ vợ chồng giữa ông A và bà B Dựa trên cơ sở pháp lý tại điểm b, khoản 4, điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016: “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp: Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết”.6 Do đó, Bà B và ông A sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 1985 , bà B và ông A vẫn được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng Do ông bà A và B sống chung 6 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Thong-tu-lien-tich-01-2016-TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP- huong-dan-thi-hanh-Luat-hon-nhan-gia-dinh-293202.aspx, 19/09/2023 14 với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (ngày có hiệu lực của Luật hôn nhân và gia đình 1986) nên dù không đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp 2.1.2 Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế của bà B Dựa trên cơ sở pháp lý tại điểm a, khoản 1, Điều 651: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.” Điều 654: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”7 Vì vậy, Anh M không được hưởng thừa kế từ bà B Do bà B và ông A được công nhận là vợ chồng hợp pháp và có anh D là con riêng của ông A, nhưng bà B xem anh D như con ruột và anh D vẫn lo lắng chăm sóc cho bà B như mẹ ruột Nên anh D sẽ được hưởng phần thừa kế như con ruột của bà B Anh D sẽ hưởng toàn bộ tài sản của ông A và bà B do anh D thuộc hàng thừa kế thứ nhất Nhưng do anh D mất cùng thời điểm với ông A và bà B nên con của anh D là E sẽ được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế của anh D được thừa kế theo Điều 652 Thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” 2.3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành Bất cập thứ nhất, theo quy định về thừa kế thế vị tại điều 652 BLDS 2015 thì có thể hiểu như sau: khi cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt không được quyền hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ do qui phạm 1 trong các hành vi được nêu trong điều 621 BLDS 2015 sẽ kéo theo cháu hoặc chắt cũng không thể thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc cụ 7 https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/quy-tac-docviet-%E2%80%9Cdieu-luat%E2%80%9D- 118535.aspx, 19/09/2023 15 Thừa kế thế vị được hiểu là hưởng thay tài sản và tài sản đó được quy định rõ là “phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng lúc còn sống” Do đó, nếu không được quyền hưởng di sản theo điều 621 BLDS, ví dụ như một người hãm hại anh em trong nhà để dành quyền thừa kế lớn hơn thì khi bị kết tội, họ sẽ không được hưởng di sản của người cha nên sẽ không có “phần được hưởng nếu còn sống” Như vậy, cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người được quyền hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội, do vậy các cháu hoặc chắt của người để lại di sản không có nghĩa vụ gánh chịu những hành vi độc lập của cha mẹ gây ra Ngoài ra, về phương diện lý luận và thực tiễn, không có quyền hưởng di sản là một chế tài được áp dụng đối với riêng người có lỗi Do vậy, quyền thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt không thể bị pháp luật tước bỏ khi mà giữa cha, mẹ và các con hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự với tư cách cá nhân và hành vi của họ lại hoàn toàn độc lập với nhau Cho nên, nếu chỉ hiểu một cách máy móc là cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng di sản, thì cháu cũng không có quyền hưởng thừa kế thế vị thì đó là điều hết sức bất công, đã sa vào tình trạng “quýt làm, cam chịu”, không phù hợp với xu hướng chung của pháp luật hiện đại và trái với truyền thống, tập quán, quan niệm về thừa kế trong nhân dân Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi cho cháu của người để lại di sản, BLDS cần bổ sung qui định trường hợp cháu chắt vẫn được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt khi còn sống đã bị kết án về 1 trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 điều 621 BLDS Bất cập thứ hai, việc nó giới hạn phạm vi chỉ đến thế hệ "chắt," đồng nghĩa với việc chỉ cho phép thừa kế thế vị từ cụ đến chắt Điều này tạo ra một thách thức khi các thế hệ tiếp theo, mặc dù vẫn có mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản, nhưng không được công nhận là người thừa kế thế vị Tính chất cơ bản của thừa kế thế vị là kế thừa những "phần đương nhiên" mà thế hệ trước đã hưởng và truyền cho thế hệ sau Do 16

Ngày đăng: 22/03/2024, 12:14

w