1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phú bình, tỉnh thái nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

144 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Tác giả Triệu Lâm Tùng
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Phương Hoa
Trường học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRIỆU LÂM TÙNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU LÂM TÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC HỢP TÁC

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU LÂM TÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC HỢP TÁC

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ PHƯƠNG HOA

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác Thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả luận văn

Triệu Lâm Tùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận

được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn Tôi xin

bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Phương Hoa, người đã tận tâm, trực

tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên

cứu luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý -

Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng

dạy lớp Thạc sỹ QLGD K28

Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các

đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên và các em học

sinh ở các trường Tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện

thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thông tin cần thiết, hữu ích

để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình

Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số

thiếu sót Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp

và bạn bè

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Triệu Lâm Tùng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh 6

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh 11

1.2 Các khái niệm cơ bản 13

1.2.1 Quản lý 13

1.2.2 Năng lực, năng lực hợp tác 14

1.2.3 Giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh 15

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học 16

1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 17

Trang 6

1.3.1 Đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học 17

1.3.2 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và những yêu cầu về năng lực hợp tác của học sinh tiểu học 18

1.3.3 Tầm quan trọng của giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 20

1.3.4 Mục tiêu giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 21

1.3.5 Nội dung giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 22

1.3.6 Con đường giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 25

1.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 30

1.4.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 30

1.4.2 Tổ chức thực hiện giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 32

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 35

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 36

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 38

1.5.1 Trình độ và kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng 38

1.5.2 Nhận thức và trình độ của giáo viên 38

1.5.3 Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học 38

1.5.4 Sự phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường 39

1.5.5 Bối cảnh giáo dục của địa phương, vùng miền 39

Tiểu kết chương 1 40

Trang 7

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP

ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 41

2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 41

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình 41

2.1.2 Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Phú Bình 42

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 44

2.2.1 Mục đích khảo sát 44

2.2.2 Đối tượng khảo sát 44

2.2.3 Nội dung khảo sát 45

2.2.4 Phương pháp khảo sát 45

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 45

2.3 Thực trạng năng lực hợp của học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 46

2.4 Thực trạng hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 49

2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 49

2.4.2 Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 51

2.4.3 Thực trạng nội dung giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 53

2.4.4 Thực trạng con đường giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 57

Trang 8

2.5 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng

chương trình giáo dục phổ thông 2018 61

2.5.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 61

2.5.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 64

2.5.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 68

2.5.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 72

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 76

2.7 Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 78

2.7.1 Ưu điểm 78

2.7.2 Hạn chế 79

2.7.3 Nguyên nhân của hạn chế 80

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 82

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 82

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 82

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 82

Trang 9

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 83

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 83

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 84

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về sự cần thiết phải giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 84

3.2.2 Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng nội dung kế hoạch giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 86

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động dạy học có lồng ghép nội dung giáo dục năng lực hợp tác cho đội ngũ giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 89

3.2.4 Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 93

3.2.5 Huy động các nguồn lực phục vụ giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 96

3.2.6 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 99

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 102

3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 103

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 103

3.4.2 Đối tượng và nội dung khảo nghiệm 103

3.4.3 Các bước khảo nghiệm 103

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 104

Kết luận chương 3 107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BGH : Ban giám hiệu

CBQL : Cán bộ quản lý CMHS : Cha mẹ học sinh DHHT : Dạy học hợp tác GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GD : Giáo dục GDPT : Giáo dục phổ thông GDTH : Giáo dục tiểu học

GV : Giáo viên

HĐ : Hoạt động

HS : Học sinh NLHT : Năng lực hợp tác

NV : Nhân viên PPDH : Phương pháp dạy học

SV : Sinh viên THCS : Trung học cơ sở

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng:

Bảng 1.1 Yêu cầu về năng lực hợp tác cho HS tiểu học đáp ứng chương

trình giáo dục phổ thông 2018 19 Bảng 2.1 Kết quả đánh giá học sinh lớp 1 qua môn Toán và tiếng việt tại các

trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 43 Bảng 2.2 Kết quả đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh lớp 1 tại các

trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 43 Bảng 2.3 Kết quả đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh lớp 2,3,4,5 tại

các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 44 Bảng 2.4 Ý nghĩa thang đo 4 mức độ 46 Bảng 2.5 Thực trạng năng lực hợp của học sinh ở các trường tiểu học huyện

Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 47 Bảng 2.6 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục năng lực

hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 50 Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục năng lực

hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 52 Bảng 2.8 Thực trạng nội dung giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các

trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 54 Bảng 2.9 Thực trạng con đường giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở

các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 57 Bảng 2.10 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục năng lực hợp

tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 62

Trang 12

Bảng 2.11 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục năng lực hợp

tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 65 Bảng 2.12 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục năng lực hợp

tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 69 Bảng 2.13 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục năng

lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 73 Bảng 2.14 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục

năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 76 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục

năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 104 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục năng

lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 105

Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1 Hiệu quả các con đường giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh

ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 60

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đặt ra những yêu cầu và thách thức cho nguồn nhân lực, các năng lực cá nhân cần đáp ứng trở nên đa dạng và phức tạp hơn Do đó, giáo dục phải hướng đến việc đào tạo lực lượng lao động có khả năng thích ứng và giải quyết được công việc với yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay

Sự bùng nổ mạnh mẽ của thông tin cùng với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, giáo viên không thể dạy học theo cách truyền thụ - nhồi nhét kiến

thức như trước Mặt khác, theo UNESCO, mục đích học tập là học để biết, học

để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình Vì vậy trong quá trình

dạy học, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học và đa dạng đánh giá để tạo điều kiện cho học sinh phát triển được các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu mục tiêu giáo dục phổ thông

Trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, giáo dục tiểu học (GDTH) giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Chất lượng GDTH góp phần quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia Do đó, để nâng cao hiệu quả cho GDTH yêu cầu phải đặt ra cho bậc học này là phải có những đổi mới nhất định mà yếu tố quan trọng hàng đầu là đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học

Năng lực hợp tác là một trong những năng lực chung của học sinh tiểu học, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh Năng lực hợp tác được thể hiện trong toàn bộ hoạt động của học sinh, trong đó rõ nét nhất là hoạt động học tập Có rất nhiều kỹ năng học tập, một trong những kĩ năng mang lại hiệu quả cao là học tập hợp tác Bởi thông qua hợp tác người học có thể rèn luyện nhiều kĩ năng như kĩ năng tổ chức nhóm, kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực,

Trang 14

kĩ năng tự đánh giá… Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, năng lực hợp tác là một trong những mục tiêu của giáo dục (học để cùng chung sống), giúp mỗi người

có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, để tiến bộ, thành đạt trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai Trong thế giới toàn cầu hóa, năng lực hợp tác giúp con người trở thành một “công dân toàn cầu”, có thể hội nhập quốc tế

Chương trình GDPT 2018 định hướng phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và

10 năng lực cốt lõi cho học sinh tiểu học Hiện nay các trường tiểu học ở huyện Phú Bình chưa đẩy mạnh được sự phát triển năng lực hợp tác cho người học Các trường trên địa bàn huyện Phú Bình đã thực hiện đổi mới biện pháp phát triển năng lực hợp tác theo mô hình VNEN, chương trình dành nhiều thời gian cho học sinh tự học và làm việc theo nhóm, học sinh phải chung sức với nhau hoàn thành các nhiệm vụ học tập Dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong các trường Tiểu học hiện nay chưa được nghiên cứu đầy đủ về mặt lý thuyết; chưa được vận dụng đúng mức trong thực tiễn Chưa có quy trình

và biện pháp hữu hiệu nâng cao việc thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Tiểu học Mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh vẫn mang nặng tính “quyền uy, thứ bậc”; học sinh không dám chủ động giao tiếp, trao đổi làm giảm đi sự hài hoà, mật thiết trong môi trường giáo dục mà lẽ

ra cần phải thân thiện, tuy nhiên trước bối cảnh đổi mới giáo dục thì hoạt động học theo mô hình này chưa hiệu quả phù hợp

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài

“Quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018” làm đề tài luận văn để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp về quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường

Trang 15

tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học trên địa bàn

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

4 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua công tác giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện song còn bộc lộ nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ yếu tố quản lý Nếu có biện pháp quản lý hợp lý, khoa học, phù hợp sẽ khắc phục được những tồn tại và nâng cao hiệu quả giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 16

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu Đề tài sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu lịch sử, xác định khái niệm và xây dựng

cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra

Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh

và quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường tiểu học về triển khai phát triển năng lực hợp tác cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu các văn bản quản lý về hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, sản phẩm của việc thực hiện phát triển năng lực hợp tác cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 17

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất

7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích số liệu làm cơ sở đánh giá định lượng và định tính cho các kết quả nghiên cứu thực trạng

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh

Dạy học hợp tác là một biện pháp phát triển năng lực hợp tác tích cực nhằm phát huy khả năng giao tiếp và hợp tác cho học sinh Dạy học hợp tác không phải là vấn đề mới Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đề cập đến vấn đề này trong nhiều công trình Đã có những thời kì học hợp tác được ủng hộ mạnh

mẽ và được áp dụng rộng rãi nhằm thúc đẩy các mục đích giáo dục trong các thời kỳ đó

Ngay từ thế kỉ XVIII, E.Cohen đã dựa trên những lý thuyết, những phát biểu mong đợi W.Glasser đã nghiên cứu thúc đẩy việc sử dụng các mối quan hệ hợp tác giữa học sinh với nhau để xây dựng phương pháp học tập hợp tác

Khoảng cuối thế kỷ XIX ở Mỹ đã đề cao học tập hợp tác, điển hình có Fancis Parker, hiệu trưởng một trường công ở bang Massachusetts đã đưa ra các quan niệm nhằm biện hộ cho lý thuyết học tập hợp tác, phản đối kiểu học tập cạnh tranh mang màu sắc của xã hội tư bản Theo Fancis Parker nếu quá trình học tập được thực hiện trên tinh thần chia sẻ nhóm, lớp với tình cảm và trí tuệ thì việc học sẽ không bào giờ bị nhàm chán; niềm vui lớn nhất của học sinh

là cùng nhau chia sẻ thành quả học tập với các bạn trong tương tác học tập với tinh thần giúp đỡ lẫn nhau [18]

Vào những năm 1980 trở lại đây, việc nghiên cứu về dạy học hợp tác đã được tiếp tục đẩy mạnh ở các nước Tây Âu Các nghiên cứu này hướng vào xây dựng mô hình và chiến lược dạy học theo nhóm hợp tác một cách có hiệu quả Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như Brow và Palincsar năm 1989, Rosenshine, Meister năm 1994, Slavin năm 1990 và Renkl

Trang 19

năm 1995 Các ông cho rằng dạy học hợp tác tạo lập và cải thiện những mối quan hệ xã hội thành viên, với những đặc thù xã hội và phẩm chất cá nhân (dẫn theo [13])

Các tác giả Palincsar và Brown xây dựng và phát triển phương pháp dạy

lẫn nhau Theo phương pháp này, học sinh và giáo viên thay phiên nhau đóng vai trò người dạy sau khi cùng nghiên cứu tài liệu học tập Giáo viên làm mẫu đưa ra cách thức và các vấn đề, đặt các câu hỏi, cách tóm tắt, cách phân tích làm sáng tỏ vấn đề… Học sinh học cách làm của giáo viên và áp dụng vào trong nhóm học tập của mình Các thành viên khác của nhóm tham gia thảo luận nêu ra các câu hỏi, trả lời, bình luận, tìm kiếm những từ ngữ chính xác, thích hợp, khái quát và rút ra những kết luận Vai trò của từng thành viên được luân phiên thay đổi [27]

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tập thể luôn được xem là môi trường để thực hiện mục tiêu giáo dục con người và phát triển toàn diện C.Mác đã khẳng định: “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó chỉ có cộng đồng mới có

tự do cá nhân” [5], [6]

Angela Hennessey and Rylee A Dionigi (2013) [26] nêu bật những thách

thức mà giáo viên phải đối mặt khi cố gắng thực hiện một phương pháp giảng dạy

để phát huy NLHT của HS tiểu học Đặc biệt rào cản tâm lý khi đánh giá học sinh như: cho rằng học sinh tiểu học còn quá nhỏ để có thể thực hiện phương pháp học tập hợp tác Nghiên cứu đề xuất biện pháp trong việc hỗ trợ học sinh phát triển năng lực học tập hợp tác Cụ thể: Giáo viên cần có sự chuẩn bị về phương pháp để

tổ chức cho học sinh phát triển năng lực hợp tác của bản thân

Robert E Slavin (2014) với nghiên cứu “Cooperative Learning in Elementary Schools” [30] nhận định: Học tập hợp tác có tiềm năng trở thành

một hình thức chính được giáo viên sử dụng để đạt được cả mục tiêu truyền thống và đổi mới Nghiên cứu phải tiếp tục cung cấp nền tảng thực tiễn, lý thuyết và trí tuệ để cho phép các nhà giáo dục đạt được tiềm năng này

Trang 20

Marcel Bassachs, Dolors Cañabate, Teresa Serra and Jordi Colomer

(2020), [29] chứng minh các phương pháp giáo dục liên môn có thể giúp nâng cao kiến thức và năng lực cho học sinh tiểu học Phương pháp can thiệp được sử dụng như là một phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động thể chất và dựa trên việc phát triển các môi trường học tập hợp tác và sự năng động để tăng cường mối quan

hệ dạy - học

Ở Việt Nam với truyền thống hiếu học và đoàn kết dân tộc, tinh thần học tập hợp tác truyền thụ tri thức, kinh nghiệm của người đi trước cho thế hệ sau đã thể hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt và sau này phát triển thành các phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, học cùng nhau, học bạn, học nhóm

Những năm 1960 chiến tranh diễn ra ác liệt nhưng việc nghiên cứu khoa học, giáo dục vẫn được quan tâm nhằm tìm ra các giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh Tuy nhiên, những chuyển biến trong giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế Phải tới những năm cuối của thế kỉ XX, định hướng này mới thực sự có chuyển biến rõ rệt Nhiều tài liệu giáo dục và dạy học đề cập tới việc chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm Một trong những phương pháp được xếp vào các biện pháp phát triển năng lực hợp tác theo hướng lấy học sinh làm trung tâm có hiệu quả đó là biện pháp phát triển năng lực học hợp tác

Bài viết “Một số vấn đề cơ sở lí luận học hợp tác nhóm” của tác giả Lê Văn Tạc đăng trên Tạp chí Giáo dục số 81 năm 2004 đã đề cập đến khái niêm dạy học hợp tác, cơ sở lý luận dạy học hợp tác cũng như các bước thực hiện học hợp tác nhóm trong quá trình dạy học [22]

Theo Nguyễn Hữu Châu, trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về

chương trình và quá trình dạy học” [9] đã đề cập đến dạy học hợp tác như là một

quan điểm dạy học mới Theo ông, dạy học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân cũng như của người khác Ông đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn của dạy học

Trang 21

hợp tác: “Không chỉ đơn thuần là một cách thức giảng dạy mà là còn là sự thay

đổi về cấu trúc tổ chức ảnh hưởng tới mọi khía cạnh đời sống học đường”

Tác giả Trần Bá Hoành, trong cuốn sách “Đổi mới phương pháp dạy học,

chương trình và sách giáo khoa” gồm tập hợp 26 bài viết đề cập đến những

vấn đề phục vụ công cuộc đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi tại các trường học đó là dạy học lấy HS làm trung tâm, phát triển các phương pháp tích cực, tăng cường phương pháp học tập, tự học Trong cuốn sách này tác giả cũng đã chỉ rõ DHHT là một trong những chiến lược dạy học hướng về người học, phát huy có hiệu quả tính tích cực, sáng tạo của người học [15]

Tác giả Thái Duy Tuyên đã nghiên cứu vấn đề về phương pháp dạy học,

trong cuốn sách “Biện pháp phát triển năng lực hợp tác truyền thống và đổi

mới” [23] Trên cơ sở khái quát về bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của dạy học hợp

tác, ông đã đề xuất nguyên tắc hợp tác dạy học theo phương pháp DHHT

Trong cuốn “Sách trợ giúp giảng viên cao đẳng sư phạm” của tập thể tác giả Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp thuộc dự án đào tạo giáo viên THCS cũng đề cập đến dạy học hợp tác Đây là cuốn sách trợ giúp thường xuyên về mặt PPDH cho giảng viên các trường cao đẳng sư phạm, giúp họ bồi dưỡng chuyên môn, tiếp cận các PPDH hiện đại trong đó có vấn đề DHHT nhóm [7]

Tác giả Trịnh Văn Biểu có bài viết “Dạy học hợp tác - một xu hướng mới

của giáo dục thế kỉ XXI” đăng trên tạp chí Khoa học số 25 năm 2011, Đại học

Sư phạm TP HCM [3] Tác giả đã giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quát về cả quá trình hình thành và phát triển của PPDH hợp tác trên thế giới với những tên tuổi gắn liền như: John Dewey; Kurt Lewin; Elliot Aronson; anh em nhà Johnson… Bài viết đã nêu những đặc trưng, ưu điểm và hạn chế của DHHT, đồng thời cung cấp những kinh nghiệm sử dụng phương pháp này, giúp chúng

ta áp dụng vào dạy học đạt hiệu quả

Cũng nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác qua các hoạt động trải nghiệm, Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2012) [19] đã nghiên cứu tổ chức rèn

Trang 22

luyện kỹ năng hợp tác cho SV sư phạm qua 3 giai đoạn: Cung cấp kiến thức, giáo dục nhu cầu, tính tích cực rèn luyện của SV; Tổ chức rèn luyện kỹ năng hợp tác cho SV sư phạm trong hoạt động nhóm; Kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng hợp tác cho SV sư phạm trong hoạt động nhóm Trong mỗi giai đoạn cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác Kết quả thực nghiệm khẳng định các biện pháp rèn luyện được tổ chức trong các giờ lý thuyết, thảo luận, thực hành và giờ tự học đúng bản chất hợp tác và tạo ra sự phụ thuộc tích cực và tương tác trên tinh thần phát huy cao độ trách nhiệm của cá nhân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập

Bài viết của Lê Thị Minh Hoa (2014) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến

phát triển năng lực hợp tác của học sinh THCS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” [14] đã xác định các yếu tố chủ quan gồm: đặc điểm học sinh, ý

thức cá nhân, tính cách, hứng thú, tính tích cực, tự giác và sáng tạo trong hoạt động, khả năng nhận thức của học sinh; hệ thống tri thức, kỹ xảo đã có ở HS Các yếu tố khách quan gồm: môi trường giáo dục trong nhà trường, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, gia đình, bạn bè Các yếu tố này tác động qua lại và ảnh hưởng đến quá trình phát triển NLHT cho HS trường THCS Khi xây dựng chương trình hoạt động, triển khai cần chú

ý đến sự tác động của tất cả các yếu tố nhằm phát huy những ảnh hưởng tốt, ngăn chặn ảnh hưởng không tốt đến NL nói chung và NLHT nói riêng

Tác giả Lê Thị Minh Hoa (2015) nghiên cứu phát triển năng lực hợp tác

cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp [13]

Nghiên cứu đề xuất 5 biện pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh được Trong đó, các biện pháp chính gồm: sử dụng các tình huống giả định trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tạo ra môi trường giải quyết vấn đề theo hướng hợp tác; Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho học sinh qua các hoạt động xã hội theo nhóm; Tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định các biện pháp giáo dục đã có tác động tích cực đến sự phát triển các thành tố cấu trúc của năng lực hợp tác cho học sinh

Trang 23

Tác giả Lê Thị Thùy Dương (2017) với nghiên cứu “Phát triển năng lực

hợp tác cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT” [10] đã nhận định:

Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, NLHT là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS Hợp tác được thể hiện qua những hành động, kĩ năng, thái độ của HS được vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả trong môi trường làm việc nhóm nhằm hướng đến mục tiêu học tập chung Bài viết đã đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm phát triển NLHT cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử và chất lượng dạy học ở bộ môn

Nghiên cứu của Phạm Thị Bảo Châu (2018) với tiêu đề “Phát triển năng

lực hợp tác cho học sinh phổ thông qua dạy học dự án hầm hóa học hữu cơ trung học phổ thông” [8] Kết quả nghiên cứu cho thấy dạy học dự án là một

phương pháp dạy học phù hợp và có ảnh hưởng lớn trong việc phát triển NLHT cho học sinh Chính quá trình hợp tác trong một thời gian khá dài để hoàn thành dự án, học sinh có điều kiện hiểu nhau hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn trong công việc, biết tự điều chỉnh hành vi và thái độ để dung hòa các mối quan

hệ, học cách lắng nghe và phản hồi tích cực, Có thể xem kết quả nghiên cứu này là một minh chứng khoa học của việc sử dụng dạy học dự án phát triển NLHT cho học sinh và là động lực cho các thầy cô giáo ở trường phổ thông mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học này vào dạy học hóa học nói riêng và dạy học nói chung, nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học phổ thông mà Bộ Giáo dục

và Đào tạo đề ra - chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

Từ những nghiên cứu trên cho thấy các tác giả đều nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Biện pháp phát triển năng lực hợp tác hợp tác đang là mục tiêu hướng đến và đổi mới trên toàn hệ thống giáo dục của thế giới

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh

Về quản lý phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, tác giả John Paul

Lowe cho rằng: Việc nâng cao thái độ của học sinh cấp trung học cần được

Trang 24

khuyến khích và thể hiện trong chương trình giảng dạy của New Zealand. Tuy nhiên một số giáo viên có sự e dè về phương pháp tổ chức cho học sinh làm việc nhóm hợp tác, bởi điều này gây ra cho họ những khó khăn nhất định, đặc biệt là các vấn đề về quản lý lớp học Nghiên cứu đã chứng minh được ảnh hưởng tích cực của việc hợp tác nhóm đến thái độ học tập của học sinh cũng như thái độ giang dạy của giáo viên Tác giả kết luận rằng, các giáo viên cần tích cực tổ chức hoạt động hợp tác cho học sinh để thay đổi thái độ của học sinh cũng như thay đổi thái độ của bản thân giáo viên [31]

Tác giả Edmund T Emmer và Mary Claire Gerwels cho rằng mỗi giáo

viên có thể quản lý cách thức học sinh hợp tác dựa trên quan sát về sự tham gia của học sinh tiểu học và năng suất làm việc của nhóm Các quan sát được thực hiện từ 5 đến 7 lần ở mỗi giáo viên trong một lớp học, bắt đầu vào ngày đầu tiên

đi học Hầu hết các quan sát diễn ra trong thời gian một tiếng đến một tiếng rưỡi

và bao gồm một hoặc nhiều hoạt động nhóm Sau khi các quan sát đã được hoàn thành, mỗi giáo viên được người đứng đầu nhà trường phỏng vấn để có được quan điểm của giáo viên về việc sử dụng các nhóm học tập hợp tác Kết quả cho thấy viêc quản lý phát triển năng lực hợp tác cho học sinh bao gồm sắp xếp phòng để phù hợp với công việc nhóm, tổ chức các hoạt động; dạy cho học sinh quy trình, thói quen làm việc nhóm và giám sát các hoạt động của nhóm [28]

Tác giả Trần Quang Điệp (2021), với nghiên cứu “Quản lí giáo dục năng

lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở các trường THCS huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên” [11], đã hệ thống cơ sở lý luận về quản lý giáo dục năng lực

giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường THCS; đánh giá và khảo sát thực trạng quản lí giáo dục năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở các trường THCS huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên và đưa ra sáu biện pháp có tính khả thi

và tính cần thiết áp dụng trong thực tiễn

Tác giả Đàm Đức Quảng trong nghiên cứu của mình đã xác định các

biểu hiện của năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; Xác định hình thức, phương pháp

Trang 25

phát triển năng lực giáo tiếp và hợp tác cho học sinh THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT huyện

Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng [21]

Như vậy qua tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy được vai trò của năng lực hợp tác giúp cho HS thúc đẩy để hoàn thành các mục tiêu học tập Ở Việt Nam, các nghiên cứu về năng lực hợp tác đã xuất hiện chủ yếu phổ biến ở cấp THCS, THPT Khía cạnh quản lý giáo dục NLHT cho HS ở trường tiểu học còn chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến, các trường chưa có định hướng cụ thể Chính vì vậy mà chúng tôi muốn tiếp tục nghiên cứu để lấp đầy khoảng trống này

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Khi nói đến quản lý, K.Marx ví hoạt động này như là công việc của

người nhạc trưởng, ông viết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn

dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [17]

Theo từ điển giáo dục học, “Quản lý là hoạt động tác động có định

hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [24]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế

hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [20]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý

Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”” [2]

Qua các khái niệm trên về quản lý, chúng tôi quan niệm: “Quản lý là

những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng

Trang 26

quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng,

cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý”

1.2.2 Năng lực, năng lực hợp tác

* Năng lực

Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực Theo từ điển

tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để

thực hiện một hành động nào đó Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”

Đứng về góc độ tâm lý học, năng lực trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên sâu từ thế kỷ XIX, trong các công trình thực nghiệm của F.Ganton năng lực có những biểu hiện như tính nhạy bén, chắc chắn, sâu sắc và dễ dàng trong quá trình lĩnh hội một hoạt động mới nào đó Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau Năng lực gắn bó chặt chẽ với tính định hướng chung của nhân cách

Theo Weinert “Năng lực được hiểu như một hệ thống khả năng, sự thành

thạo hay kỹ năng chuyên biệt cần thiết hay đủ để đạt tới một mục đích nhất định” [32] Weinert chỉ rõ năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc

sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt

Theo Québec- Ministere de l’Education (2004), “Năng lực là khả năng vận

dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong phú của cuộc sống”

(dẫn theo [31])

Trang 27

Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công

và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực

để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống” (dẫn theo [31])

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm năng lực như sau:

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái

độ và hứng thú để thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả

* Năng lực hợp tác

Theo Từ điển Tiếng Việt, “hợp tác là chung sức, giúp đỡ qua lại với

nhau” [24] Hợp tác là sự kết hợp giữa hai hay nhiều người thành một nhóm,

trong đó mỗi người đảm nhận một vai trò khác nhau và cùng phối hợp, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ chung nào đó Trong quá trình đó,

HS sẽ dần rèn luyện các kĩ năng độc lập, làm việc trên tinh thần đồng đội, qua

đó hoàn thành mục tiêu đặt ra đồng thời từng bước hoàn thiện kiến thức và kĩ năng của bản thân

Như vậy chúng tôi quan niệm: Năng lực hợp tác là khả năng tổ chức và

quản lý nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả

1.2.3 Giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh

Theo tiếng Hán, giáo là dạy, dục là nuôi, nghĩa là có sự rèn luyện về tinh thần nhằm phát triển được kiến thức, tình cảm đạo đức và săn sóc về thể chất

Như vậy, “giáo dục là sự rèn luyện con người về ba phương diện trí tuệ, tình

cảm, thể chất nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ thấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện” [23] Ngày nay,

khái niệm giáo dục được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động

tổng thể hình thành và phát triển nhân cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng về thể chất và tinh thần của con người” [11]

Cũng theo Phạm Minh Hạc, tiếp cận khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp

như sau: “Giáo dục (theo nghĩa h p) là một bộ phận của hoạt động giáo dục

Trang 28

theo nghĩa rộng, là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội” [11]

Như vậy có thể hiểu: Giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch

nhằm hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, tư tưởng đạo đức, chính trị, lao động, thẩm mỹ, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội

Từ khái niệm Giáo dục và Khái niệm năng lực hpợ tác, chúng tôi hiểu:

Giáo dục năng lực hợp tác là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển ở cá nhân khả năng tổ chức và quản lý nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học

Dựa trên các khái niệm về quản lý, giáo dục năng lực hợp tác cho học

sinh chúng tôi cho rằng: Quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học

sinh ở trường tiểu học là hệ thống những tác động có mục đích, có tổ chức của hiệu trưởng trường tiểu học đến quá trình hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học khả năng tổ chức và quản lý nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả

Như vậy, với cách tiếp cận quản lý hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học theo các chức năng thì gồm:

+ Lập kế hoạch giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học + Tổ chức thực hiện giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học

+ Chỉ đạo thực hiện giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học + Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học

Trang 29

1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường

tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.1 Đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học

a Đặc điểm về mặt cơ thể

- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,

xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy

cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn

- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò

chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo

sự an toàn cho trẻ

- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy

của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em

b Đặc điểm phát triển về tâm lý

Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm

soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập

Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú

ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự

nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,

Trang 30

Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích

đã đề ra nếu gặp khó khăn Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn

liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế

cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ

thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư Vì thế có thể nói

tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì

tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều

1.3.2 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và những yêu cầu về năng lực hợp tác của học sinh tiểu học

1.3.2.1 Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ

Về phương châm giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”

Về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất

và năng lực một cách hiệu quả hơn

Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại

Trang 31

ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật

ở cấp Trung học phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông mới thể hiện toàn bộ phương hướng và

kế hoạch GDPT theo hướng phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng, trong

đó nêu rõ mục tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm (gọi chung là môn học) ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT mới

1.3.2.2 Những yêu cầu cần đạt về năng lực hợp tác của học sinh tiểu học

Người có NLHT được xác định với ba yếu tố cơ bản là: kiến thức, kỹ năng và thái độ hợp tác Do vậy mà chủ thể thực hiện giáo dục hợp tác cho HS

ở trường tiểu học sẽ hướng đến các khía cạnh sau:

Bảng 1.1 Yêu cầu về năng lực hợp tác cho HS tiểu học đáp ứng

chương trình giáo dục phổ thông 2018

(Nguồn: Chương trình GDPT tổng thể, Ban hành theo Thông tư số BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Trang 32

32/2018/TT-1.3.3 Tầm quan trọng của giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Phát triển NLHT cho học sinh có vai trò hết sức quan trọng Thông qua học tập các môn học ở trường, học sinh có kiến thức chuyên môn về các môn học đó Tuy nhiên, học sinh có kiến thức giỏi nhưng không có khả năng hợp tác với bạn bè xung quanh, trở thành người biệt lập thì cũng không thể thành công Hợp tác góp phần tạo ra những thành công trong học tập, mỗi nhóm học tập gồm các thành viên có trình độ năng lực khác nhau, có những điểm mạnh, điểm yếu riêng Việc chia sẻ những tri thức, kinh nghiệm của mình với nhau giúp mỗi thành viên hoàn thành nhiệm vụ học tập mà một cá nhân không thể làm được hoàn thành không tốt được Hơn nữa, sự trao đổi giữa các thành viên trong nhóm giúp hiểu rõ vấn đề một cách sâu sắc, khắc sâu tri thức, rèn luyện các KN giúp giải quyết các nhiệm vụ liên quan nhanh hơn

Về mặt tư duy, học tập“hợp tác nhóm nâng cao khả năng tần số thực hành các thao tác tư duy cao hơn nhiều so với các phương pháp khác, đặc biệt hợp tác tăng cường khả năng tư duy phê phán, một thao tác tư duy mà rất ít phương pháp có thể thực hiện được Trong hợp tác, có thể xảy ra bất đồng, đó

là điều không tránh khỏi cũng là điều hiển nhiên, chính do đó, mỗi thành viên đều phải tìm hiểu nắm bắt thông tin một cách hợp lí, biết nghi ngờ, phê phán, biện luận quan điểm của cá nhân và biết chấp nhận để tìm ra đáp án cuối cùng

Trong nhóm hợp tác mỗi thành viên sẽ nhận một nhiệm vụ khác nhau, nên sẽ có cơ hội để rèn luyện nhiều kĩ năng khác nhau như: Kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề, diễn đạt, viết báo cáo, thuyết trình, đánh giá Các kĩ năng này rất cần cho quá trình học tập cũng như cuộc sống sau này của học sinh

Khi đặt mình vào nhóm hợp tác, học sinh luôn có ý thức phấn đấu cao, nâng cao động cơ học tập và là sự thể hiện bản thân, góp sức vào thành công của nhóm; tránh lại thói thụ động, ỷ lại vào người khác HS có cơ hội rèn luyện những phẩm chất tâm lí tốt, góp phần hình thành nhân cách bản thân như mối

Trang 33

quan hệ tình cảm tốt đẹp, thân ái, gắn bó với nhau; biết chấp nhận, chia sẻ với người khác; tinh thần bao dung, tính lạc quan, hòa đồng tự tin, tự trọng

Bên cạnh đó, hợp tác là một trong các năng lực trong hệ thống năng lực chung cốt lõi của học sinh (Chương trình giáo dục phổ thông xác định những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho học sinh, trong đó có các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) Đây là những năng lực được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục

Vì vậy, giáo dục NLHT cũng chính là để góp phần hình thành các năng lực chung đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 Ngày nay, hợp tác không chỉ là kĩ năng mà còn là tiêu chuẩn nhận thức hàng đầu của con người hiện đại Trong xã hội hiện đại và bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, có sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề ở các cấp độ địa phương, quốc gia, toàn cầu, đòi hỏi con người phải có tính thần và khả năng làm việc hợp tác trong công việc, trong giải quyết những vấn đề chung của địa phương, quốc gia cũng như toàn cầu Giáo dục NLHT trong dạy học sẽ góp phần tích cực vào việc giúp HS thích nghi với cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường HS sẽ trở thành một người lao động năng động, sáng tạo, có kiến thức và kỹ năng mang tính chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm, chia sẻ trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm, đây là một trong những yếu tố quan trọng của người lao động hiện đại, hội nhập quốc tế như hiện nay

1.3.4 Mục tiêu giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt Mục tiêu của giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 thể hiện:

Trang 34

Giúp học sinh tiểu học phát triển kĩ năng khái quát, tổng hợp được ý kiến của bản thân và người khác để có được kiến thức đúng đắn và đầy đủ

Giúp các em tạo được mối quan hệ thân thiết, gần gũi, tôn trọng lẫn nhau

và tạo khích lệ, động viên giữa các thành viên trong học tập

Giúp HS phát huy tích cực, tính tự học, tính sáng tạo, tự quản, sự tự tin

* Về kiến thức:

- Trang

bị cho học sinh kiến thức cơ bản, cần thiết về hợp tác như: khái niệm, mục tiêu, tầm quan trọng của hợp tác, các phương thức hợp tác, các biểu hiện của hợp tác trong học tập và cuộc sống

- Cung cấp cho học sinh hiểu về những nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình hợp tác, quy trình thực hiện hợp tác

* Về kỹ năng:

Tổ chức rèn luyện cho học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản để hợp tác thành công như:

Trang 35

+ Nhóm kĩ năng hình thành nhóm hợp tác: Hợp tác là sự phối hợp làm

việc cùng nhau trong nhóm, đây là các kĩ năng nhằm tạo ra các nhóm hợp tác Thiếu những kĩ năng này, nhóm không thể hoạt động theo phương thức hợp tác được Nhóm kĩ năng hình thành nhóm hợp tác là các nhóm các hành động/ hoạt động được người học thực hiện tự giác có liên quan đến việc tạo lập nhóm học hợp tác phù hợp với những điều kiện và nhiệm vụ học tập nhất định Những kĩ năng cơ bản thuộc nhóm này gồm: Kĩ năng tự liên kết hình thành nhóm; Kĩ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm; Kĩ năng đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm; Kĩ năng phân công công việc nhóm; Kĩ năng triển khai công việc của nhóm theo kế hoạch

- Nhóm kĩ năng giao tiếp trong học tập nhóm: Giao tiếp là bước khởi đầu

trong sự hợp tác.Nếu không biết giao tiếp một cách phù hợp, con người không thể tiến hành việc hợp tác cùng nhau Nhóm kĩ năng giao tiếp học tập là nhóm các hoạt động/ hành động của người học có liên quan đến việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa các thành viên với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ học tập của nhóm.Các kĩ năng giao tiếp học tập là những kĩ năng rất cần thiết cho hoạt động học hợp tác.Các kĩ năng này liên quan đến việc truyền đạt

và tiếp cận thông tin Bao gồm: Kĩ năng xác định trách nhiệm cá nhân và gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm chung của nhóm; Kĩ năng thảo luận, tranh luận có tổ chức; Kĩ năng diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục; Kĩ năng lắng nghe và tóm tắt chính xác ý kiến của người khác; Kĩ năng trao đổi thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược; Kĩ năng tự đánh giá và đánh giá kết quả của thành viên trong nhóm

- Nhóm kĩ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau: Sự tin tưởng

là điều cần thiết cho sự hợp tác bền vững Khi thực sự tin tưởng nhau, con người sẽ bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận, phản ứng, ý kiến, thông tin và tư tưởng của mình một cách cởi mở, chân thành hơn Khi có sự tin tưởng nhau, con người cũng sẽ mong muốn hợp tác một cách thường xuyên và trung thực hơn, đồng thời cũng tích cực đóng góp cho sự hợp tác khi được đối xử một cách tin cậy Nhóm kĩ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau có thể

Trang 36

hiểu là nhóm các hoạt động/ hành động được người học thực hiện tự giác và có liên quan đến việc tạo nên bầu không khí tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau giữa các thành viên trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm Các kĩ năng cơ bản thuộc nhóm này bao gồm: Kĩ năng bày tỏ sự ủng hộ, kĩ năng lắng nghe và nhận xét ý kiến của người khác; Kĩ năng yêu cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần thiết; Kĩ năng giải thích, làm rõ thêm ý kiến; Kĩ năng khuyến khích, động viên sự tham gia của các thành viên trong nhóm

- Nhóm kĩ năng giải quyết bất đồng: Trong quá trình hợp tác, trong từng

nhóm và giữa các nhóm, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những cuộc tranh luận, những xung đột giữa các tư tưởng, thông tin, kết luận, lập luận và ý kiến của người này không tương hợp với ý kiến của người khác, ý kiến của nhóm này không trùng hợp với nhóm khác và các bên phải tìm kiếm sự nhất trí Do đó, để hoạt động hợp tác có hiệu quả, HS phải có những kĩ năng cần thiết cho việc tổ chức và xúc tiến các cuộc tranh luận trên tinh thần xây dựng Nhóm kĩ năng giải quyết bất đồng là nhóm các hoạt động/hành động được người học thực hiện tự giác có liên quan đến việc hạn chế, phát hiện, xử lý các mâu thuẫn xảy

ra trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm Các kĩ năng thuộc nhóm này bao gồm: Kĩ năng kiềm chế cảm xúc bản thân; Kĩ năng phát hiện mâu thuẫn trong nhóm; Kĩ năng xử lí bất đồng trong nhóm hợp lý, tế nhị; Kĩ năng phê bình,bình luận và phản đối ý kiến của các thành viên trong nhóm

* Về thái độ:

Hình thành cho học sinh thái độ tích cực, chủ động, tôn trọng, biết chia

sẻ và giúp đỡ người khác trong quá trình hợp tác

+ Tích cực hoạt động nhóm: Các thành viên trong nhóm tích cực tham

gia hoạt động nhóm và động viên nhau cùng tham gia

+ Chung sức hoàn thành nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm đồng

tâm, hợp lực hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm, có trách nhiệm với sự thành công của nhóm

+ Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau: Các thành viên trong nhóm tôn trọng, chia

sẻ, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ

Trang 37

1.3.6 Con đường giáo dục năng lực hợp tác cho học sinh ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.6.1 Giáo dục năng lực hợp tác thông qua dạy học:

- Thông qua nội dung của các môn học trong chương trình nhà trường:

GV sẽ giáo dục NLHT cho HS thông qua các môn học trong nhà trường như Toán, tiếng việt, mỹ thuật, khoa học, để hình thành các nhóm học tập, từ đó phát huy được NLHT của HS theo lớp, khối lớp, cho các môn học

- Thông qua các hoạt động trải nghiệm: Nó được tổ chức nhiều hình thức khác nhau như tổ chức trò chơi vận động ngoài trời, sân khấu hóa, dã ngoại, các hội thi, thể dục thể thao, nhờ có những hoạt động phong phú, đa dạng mà giáo dục NLHT trở nên tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm

lý của HS Ví dụ: tổ chức trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục NLHT môn lịch

sử, có thể tổ chức thông qua việc thăm quan trực tiếp các khu di tích, làng nghề, tại địa phương, GV tổ chức các nhóm cho các em HS tìm hiểu về di tích, địa danh giúp người học nắm được kiến thức lịch sử

- Thông qua các phương pháp dạy học:

+ Tổ chức trò chơi học tập: là tổ chức một hoạt động học tập diễn ra theo

trình tự hoạt động của một trò chơi, làm cho học sinh (HS) vui vẻ, được tham gia vào hoạt động và không cảm thấy học tập căng thẳng Nội dung của trò chơi học tập luôn gắn với một nội dung kiến thức cụ thể của bài học, môn học, nhằm rèn luyện kiến thức và kĩ năng của HS, trang bị cho HS các năng lực thiết thực Thực hiện phương pháp trò chơi học tập sẽ giúp cho hình thành và củng cố một

số năng lực trong đó có năng lực hợp tác Cụ thể là :Nâng cao năng lực hợp tác với bạn học, nhận thấy và hứng thú với sự trao đổi,giúp đỡ nhau trong chơi và học tập Thực hiện hợp tác với các bạn trong từng nhóm nhỏtương ứng với các nhiệm vụ trong trò chơi học tập Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong thực hiện trò chơi của cả nhóm theo hướng dẫn của giáo viên Góp ý/phân công công việc cho từng thành viên của nhóm và kết hợp các hoạt động

Trang 38

của các thành viên trong nhóm Rèn luyện và nâng cao tinh thần đồng đội, ý thức trách nhiệm làm việc trong đội, kỉ luật của nhóm và đội chơi Cố gắng hoàn thành phần việc mình trong trò chơi và động viên, chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành trò chơi, vui mừng trước kết quả đạt được và thành tích chung của nhóm Có năng lực đánh giá sự hợp tác, tham gia đánh giá kết quả đạt được của cả nhóm và của bản thân, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân/cả nhóm, biết rút kinh nghiệm và sửa chữa trên cơ sở đóng góp của các bạn/ nhận xét của giáo viên

Trò chơi không chỉ là một hoạt động giải trí mà đòi hỏi HS tham dự phải phát huy được NLHT, tư duy, sự nhanh nhẹn, thông minh để cùng nhau giải quyết vấn đề đặt ra Ví dụ: Tổ chức trò chơi tiếp sức vượt chướng ngại vật trong giờ thể dục,

+ Tổ chức thảo luận nhóm: được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia

một cách chủ động vào quá trình học tập; tạo cơ hộicho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau HS làm việc hợp tác trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao Mọi thành viên trong nhóm đều phải tham gia tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được nhóm phân công, trong thảo luận nhóm hương pháp này có nhiều ưu điểm: Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và HS nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm;Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên

HS, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp trẻ dễ hoà nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú; kĩ năng nói, giao tiếp, kĩ năng hợp tác của HS được phát triển

+ Đóng vai: Đây là phương pháp giúp các em thực hành một số cách ứng

xử, kỹ năng xử lý tình huống giả định nhằm đánh giá ứng xử với vấn đề của

Trang 39

môn học Phương pháp này thường gây hứng thú và chú ý, nảy sinh óc sáng tạo cho HS, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo nội dung bài học Khi thực hiện đóng vai sẽ giúp các em hợp tác về việc tổ chức phân vai, giao nhiệm vụ cho thành viên, mỗi thành viên chủ động nhập vai và thực hiện nhiệm vụ; đánh giá, nhận xét nên làm gì trước, sau;

+ Dự án: Các dự án thường thực hiện theo nhóm, do vậy mà đòi hỏi tinh thần cộng tác làm việc và sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên Nhờ đó

mà kỹ năng hợp tác giữa HS với GV, HS với HS được tăng cường Để thực hiện dự án, trước tiên khi nhận nhiệm vụ, HS phải tổ chức nhóm, phân công cho từng thành viên, đồng thời phải xác định được cách thức hoạt động, dự kiến các công việc và thời gian hoàn thành Trong quá trình làm việc, thành viên tích cự hoàn thành nhiệm vụ của mình, chia sẻ, giúp đỡ bạn cùng hoàn thành Cuối cùng, nhóm chủ động tập hợp ý kiến từng người, cần xử lý hài hòa mâu thuẫn, bất đồng khi đề xuất ý kiến

1.3.6.2 Thông qua hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ các môn học bắt buộc và tự chọn như: văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động Các hoạt động này góp phần phát triển các năng lực cho học sinh Đặc biệt, thông qua phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác Các phương pháp gồm:

- Hoạt động văn hóa văn nghệ: hoạt động văn hóa, văn nghệ là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các nhà trường Không chỉ tạo ra sân chơi

bổ ích, lành mạnh, không khí vui tươi, phấn khởi, gắn kết trong giáo viên, học sinh, hoạt động này còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Khi thực hiện hoạt động văn hóa văn nghệ kích thích HS tham gia vào các nhiệm vụ, sinh hoạt chung từ

Trang 40

đó tạo ra sự gắn kết HS tham gia văn hóa văn nghệ sẽ chủ động trong mối quan hệ với bạn bè cùng lớp, khối lớp, cụm trường, Các hoạt động văn hóa văn nghệ như hát, múa, đọc thơ, chơi các loại nhạc cụ,

- Hoạt động thể dục thể thao: Đây là hoạt động mang tính tập thể mà HS

có thể hợp tác với nhau như môn đá bóng, bóng rổ, trò chơi dân gian, nhảy/múa hiện đại, chạy tiếp sức, khi các HS cùng tham gia thành nhóm, đội thì phát huy được sức mạnh tinh thần và năng lực thực hiện thể dục thể thao chung Để tổ chức thành nhóm/đội các em phải tập hợp và phân chia năng lực, sở trường được phân chia nhiệm theo vị trí của cá nhân tham gia trò chơi có luật, mỗi thành viên đảm nhận nhiệm vụ thể hiện sức mạnh của mình trong môn thể thao đó

- Hoạt động lao động: Hoạt động này thể hiện trong những buổi lao động công ích tại địa phương, trường học hoặc nơi sinh sống của HS chẳng hạn: dọn

vệ sinh ở khu vực trường học, dọn vệ sinh tại nơi các em sinh sống, khu di tích lịch sử, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ qua chương trình "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" Khi tham gia hoạt động lao động giúp các

em HS sống có tinh thần trách nhiệm với những người xung quanh, cùng thực hiện nhiệm vụ chung, trong đó các em thể hiện sự phân công trong quá trình thực hiện tiến độ công việc, người chỉ đạo hoạt động, kết thúc hoạt động thì báo cáo kết quả cho GV, nhà trường, chính quyền địa phương

- Hoạt động vui chơi giải trí: Hoạt động này thể hiện sự hợp tác cho các

em trong cùng tham gia trò chơi giải trí, thể hiện tinh thần đồng đội, tạo nên sức mạnh của đội/nhóm ví dụ trò chơi kéo co, team building ngoài trời, trại hè, các em tự tổ chức phân chia nhiệm vụ cùng nhau nhằm tạo ra không khí vui tươi, lành mạnh, thể hiện tinh thần đoàn kết

- Hoạt động chính trị, xã hội: Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con

Ngày đăng: 22/03/2024, 11:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w