1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây na dai tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Tăng Năng Suất Cây Na Dai Tại Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thị Tin
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Huấn
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Nguyễn Thị Tin Tên Luận văn: "Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây Na dai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên" Ngành

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ TIN

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT CÂY NA DAI TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ TIN

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT CÂY NA DAI TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THẾ HUẤN

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tin

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thế Huấn người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức bà con nông dân, các phòng ban, địa phương huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tin

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

THESIS ABSTRACT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 4

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

3.1 Ý nghĩa khoa học 4

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

Chương 1, TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6

1.2 Một số đặc điểm thực vật học sinh trưởng phát triển của cây na 7

1.3 Tình hình nghiên cứu cây Na trên thế giới và ở Việt Nam 8

1.3.1 Tình hình nghiên cây Na trên thế giới 8

1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây Na ở Việt Nam 11

1.4 Những nghiên áp dụng thúc đẩy khả năng sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na 17

1.4.1 Nghiên cứu về phân bón 17

1.4.2 Nghiên cứu về các biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na 18

1.4.3 Kĩ thuật thụ phấn nhân tạo cho na 22

1.5 Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh 25

1.5.1 Các loại sâu hại 25

Trang 6

1.5.2 Các loại bệnh hại 27

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện 29

2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 29

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 29

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 29

2.2 Nội dung nghiên cứu 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu 29

Bố trí thí nghiệm Error! Bookmark not defined 2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 32

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Kết quả nghiên cứu về đốn tỉa cho cây na Võ Nhai 33

3.1.1 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra lộc, ra hoa na 33

3.1.2 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến số lá và chiều dài cành lộc 34

3.1.3 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến đường kính cành lộc 36

3.1.3 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến số hoa trên cành lộc 37

3.1.4 Ảnh hưởng của đốn tỉa sau thu hoạch đến năng suất 39

3.2 Kết quả nghiên cứu về bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) cho cây na huyện Võ Nhai 41

3.2.1 Ảnh hưởng của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến thời gian ra lộc, ra hoa na 42

3.2.2 Ảnh hưởng của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến số lá và chiều dài cành lộc 43

Trang 7

3.2.3 Ảnh hưởng của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến đường kính cành

lộc 44

3.2.4 Ảnh hưởng của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến số hoa trên cành lộc 45

3.2.5 Ảnh hưởng của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất Na dai tại huyện Võ Nhai 47

3.2.6 Ảnh hưởng của các mức phân bón tổng hợp NPK(16-16-8) đến hình thái quả Na dai tại huyện Võ Nhai 49

3.2.7 Ảnh hưởng của các mức phân bón tổng hợp NPK(16-16-8) đến chất lượng quả 51

3.3 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng cây Na tại Võ Nhai 53

3.3.1 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến đến số hoa trên cành lộc 53

3.3.2 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến số hoa đậu quả của na dai Võ Nhai 55

3.3.3 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất 57

3.3.4 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến chất lượng quả na dai tại huyện Võ Nhai 58

3.3 Theo dõi về tình hình sâu bệnh hại tại các thí nghiệm 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

1 Kết luận 61

2 Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC

Trang 8

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

FAO : Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới PTNT : Phát triển nông thôn

UBND : Uỷ ban nhân dân

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng phân bón cho na theo tuổi cây 17 Bảng 1.2: Thời vụ bón phân cho na 18 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra lộc,

ra hoa na 33 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến số lá và chiều dài cành lộc 35 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến đường kính cành lộc cây na Dai tại huyện Võ Nhai 36 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến số hoa trên cành lộc 38 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến năng suất na dai tại huyện Võ Nhai 40 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của tổng hợp NPK(16-16-8) đến thời gian ra lộc, ra hoa na huyện Võ Nhai 42 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến số lá và chiều dài cành lộc 43 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính cành lộc của cây Na dai tại huyện Võ Nhai 44 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến số hoa trên cành lộc 46 Bảng 3.10: Ảnh hưởng đến của phân bón tổng hợp NPK (16-16-8) đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất Na dai 48 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các mức phân bón tổng hợp NPK (16-16-8) đến hình thái quả Na dai tại huyện Võ Nhai 49 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các mức phân bón tổng hợp NPK(16-16-8) đến chất lượng quả Na dai tại huyện Võ Nhai 51 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến đến số hoa trên cành lộc 54

Trang 10

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến số hoa đậu quả sau phun 30 ngày (10 hoa/cây, 3 cây /công thức) 55 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng cây Na tại Võ Nhai 57 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến chất lượng quả na dai tại huyện Võ Nhai 59 Bảng 3.17: Ảnh hưởng của sâu bệnh hại qua theo dõi các thí nghiệm 60

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến số lá và chiều dài cành lộc 35 Hình 3.2 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến đường kính cành lộc cây na dai tại huyện Võ Nhai 37 Hình 3 3 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến số hoa trên cành lộc 39 Hình 3 4 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến năng suất na dai tại huyện Võ Nhai 40 Hình 3 5 Ảnh hưởng của của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến số lá và chiều dài cành lộc 43 Hình 3 6 Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính cành lộc của cây Na dai tại huyện Võ Nhai 45 Hình 3.7 Ảnh hưởng của bón phân tổng hợp NPK(16-16-8) đến số hoa trên cành lộc 47 Hình 3 8 Ảnh hưởng đến của phân bón tổng hợp NPK(16-16-8) đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất Na dai 48 Hình 3 9 Ảnh hưởng của các mức phân bón tổng hợp NPK (16-16-8) đến hình thái quả Na dai tại huyện Võ Nhai 50 Hình 3 10 Ảnh hưởng của các mức phân bón tổng hợp NPK(16-16-8) đến chất lượng quả Na dai tại huyện Võ Nhai 52 Hình 3 11 Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến đến số hoa trên cành lộc 54 Hình 3 12 Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến số hoa đậu quả sau phun 30 ngày (10 hoa/cây, 3 cây /công thức) 56 Hình 3.13 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng cây Na tại Võ Nhai 57 Hình 3 14 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến chất lượng quả na dai tại huyện Võ Nhai 59

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả luận văn: Nguyễn Thị Tin

Tên Luận văn: "Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng

năng suất cây Na dai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên"

Ngành khoa học của luận văn: Khoa học cây trồng; Mã số: 8.62.01.10 Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp kỹ

thuật đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây na dai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện trên 3 thí nghiệm mỗi thí nghiệm

gồm 4 công thức trên giống na dai, tuổi cây theo dõi 8-12 năm sau trồng Thí nghiệm bố trí theo theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) Mỗi thí nghiệm gồm

4 công thức và 3 lần nhắc lại, theo dõi trên 3 cây/công thức, diện tích 2.000 m2

trên vườn na đang thâm canh theo phương pháp truyền thống của hộ dân tại xã

La Hiên huyện Võ Nhai Để có được kết quả đánh giá chúng tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa, phân bón tổng hợp dầu trâu NPK(16-16-8), chất kích thích sinh trưởng (GA3) đến động thái sinh trưởng cành, ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng na dai Sử dụng các vật liệu như

phân bón tổng hợp NPK(16-16-8); Phân vô cơ: đạm urê Hà Bắc (46%N), phân

KCl (60% K2O), phân super lân Lâm Thao (17% P2O5) và chất kích thích sinh trưởng: GA3

Trang 13

THESIS ABSTRACT Master of Science: Nguyen Thi Tin

Thesis title: "Research on technical measures for intensive farming to

increase productivity of Na dai trees in Vo Nhai district, Thai Nguyen province"

Maor; Code: Crop science; 8.62.01.10

Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forrestry, Thai Nguyen University

Research Objectives: Assess the effects of technical measures on the

growth, development and productivity of custard apple trees in Vo Nhai district, Thai Nguyen province

Materials and Method:Conducted 3 experiments, each experiment included

4 formulas on custard apple varieties, tree age was monitored 8-12 years after planting The experiment was arranged in a completely randomized design (CRD) Each experiment includes 4 treatments and 3 replicates, monitored on

3 trees/recipe, an area of 2,000 m2 on an intensively cultivated custard apple garden using traditional methods of households in La Hien commune, Vo Nhai district To obtain evaluation results, we conducted research on the effects of pruning time, synthetic fertilizer buffalo oil NPK (16-16-8), growth stimulant (GA3) on the behavior Branch growth, flowering, fruiting, yield, and quality of custard apple Use materials such as synthetic fertilizer NPK (16-16-8); Inorganic fertilizer: Ha Bac urea nitrogen (46% N), KCl fertilizer (60% K2O), Lam Thao superphosphate fertilizer (17% P2O5) and growth stimulant: GA3

Main findings and conclusions: Monitoring experiments affecting the

growth and development of custard apple trees showed higher results than the control formula, thereby providing a basis for applying technical measures of pruning and fertilization to improve productivity and quality of custard apple trees in the coming time, contributing to solving the practice of custard apple production in Vo Nhai district, Thai Nguyen province

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Võ Nhai là huyện có diện tích đất tự nhiên là 83.839,48 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 78.345,15 ha, chiếm 93,44% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 11.083,38 ha chiếm 13,22%, tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất lâm nghiệp 67.006,54 ha chiếm 79,92% tổng diện tích đất tự nhiên Tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện theo thống kê năm 2022: 1.655,64 ha Trong đó: Diện tích cây ăn quả cho sản phẩm trên 1.350 ha; diện tích cây ăn quả trồng mới trên 325 ha, gồm một số loại cây ăn quả chính như: Na, Nhãn, Bưởi, Cam, Quýt, Ổi tập trung tại các xã: Tràng Xá, La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Dân Tiến, Phương Giao Với điều kiện tự nhiên thuận lợi trong phát triển cây ăn quả, vì

là huyện miền núi nên diện tích đồi núi rất lớn, điều đó sẽ khó khăn cho việc sản xuất lúa nước Tuy nhiên lại lợi thế cho cây ăn quả phát triển và nhất là cây na với diện tích 817 ha Na trồng tại đây có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, thịt quả trắng, được người tiêu dùng ưa chuộng Nên là vùng lựa chọn nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao của tỉnh, của huyện với lợi thế trên 80% dân số toàn huyện tham gia sản xuất nông nghiệp, có nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm Điều kiện tự nhiên thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển cây công nghiệp dài ngày Lượng mưa ổn định, nguồn nước phong phú bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm

Trên toàn huyện Võ Nhai, cây Na được trồng ở khắp các xã, tập trung nhiều nhất tại ba xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và xã Liên Minh Cây

na đã giúp người dân cải thiện được cuộc sống, tăng thu nhập Sản phẩm cây

ăn quả đã được các thương lái mua và mang đi tiêu thụ ở các thị trường trong

và ngoài tỉnh Năm 2017, đã liên kết với một số siêu thị lớn tại Hà Nội để thu mua Na của một số hộ gia đình trên địa bàn, nâng cao giá trị thương phẩm

Trang 15

cho Na Năm 2018, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã quyết định cấp bằng công nhận Nhãn hiệu tập thể Na La Hiên

Trên thực tế cây na đã là cây xóa đói giảm nghèo ở vùng đất núi đá vôi,

tuy có nhiều thuận lợi về điều kiện thổ nhưỡng cho cây na phát triển song để

phát triển na với mục tiêu sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, ổn định, đảm bảo VSATTP, vùng na Võ Nhai bộc lộ nhiều vấn đề khó khăn cần phải

có các biện pháp khắc phục có thể thấy như:

- Na chủ yếu được trồng trên triền núi đá, nơi có các dải đất hẹp xen lẫn với đá hoặc các hốc đá có đất, độ dốc lớn, đất thường bị rửa trôi xói mòn mạnh, nhanh bạc màu cộng với sự đầu tư chăm sóc của người dân rất ít nên vườn na chỉ xanh tốt và cho thu hoạch theo tự nhiên khoảng 4-5 năm đầu, sau

đó cây nhanh thoái hóa, quả nhỏ, nhiều hạt, chất lượng kém, giá bán thấp, hiệu quả kinh tế giảm dần theo từng năm Bởi vậy cần phải có các biện pháp

kỹ thuật đồng bộ vừa quản lý tốt độ ẩm đất, chống được rửa trôi xói mòn, vừa tăng được độ phì của đất làm cho cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng và kéo dài tuổi thọ của cây

- Do trồng ở trên núi đá dốc, hiểm trở nên việc thu hái quả, vận chuyển vật tư phân bón lớn như phân hữu cơ hoặc các phân bón NPK riêng rẽ để bón cho cây theo quy trình là rất khó khăn, do vậy phải nghiên cứu ứng dụng các loại phân bón tổng hợp phân giải chậm với khối lượng ít, kết hợp với phân bón lá có chứa các nguyên tố vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng để bổ sung dinh dưỡng cho cây ở những giai đoạn thiết yếu, làm tăng sự đậu quả, chất lượng và mẫu mã quả

- Sâu, bệnh hại cũng là một yếu tố cản trở lớn đến sản xuất na ở Võ Nhai, Những sâu, bệnh thường gặp ở vùng na Võ Nhai là các loài rệp sáp phấn, nhện, bọ phấn, ruồi đục quả, bệnh muội đen, thán thư vvv Những loại sâu, bệnh này không chỉ làm cho cây bị chết, mà thường xuyên làm hạn chế tới sức sinh trưởng của cây, làm cho cây ra hoa đậu quả kém, năng suất thấp,

Trang 16

đặc biệt là làm cho mã quả xấu, hoặc bị thối không thể sử dụng được, bởi vậy không thể không nghiên cứu các biện pháp phòng trị chúng Tuy nhiên những biện pháp phòng trị sâu, bệnh đối với một vùng na sản xuất hàng hóa phải vừa đảm bảo hiệu quả phòng trị sâu, bệnh, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm

- Cây na đã được trồng lâu năm, người nông dân cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất na nhưng mới chỉ chú ý đến sản xuất theo lối truyền thống, thu hoạch quả tập trung trong thời gian ngắn từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8 Vấn đề kỹ thuật sản xuất rải vụ thu hoạch, kỹ thuật điều khiển cho na

ra hoa, tạo quả trái vụ, kéo dài thời gian thu hoạch sớm hoặc muộn hơn so với chính vụ chưa được quan tâm chú trọng Do vậy ngoài các biện pháp kỹ thuật

bổ trợ đã áp dụng với sản xuất na như chế độ bón phân tổng hợp NPK, bổ sung phân bón qua lá, đốn tỉa sau thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh hại, cần thử nghiệm, theo dõi đánh giá các biện pháp kỹ thuật canh tác rải vụ na phù hợp (bao gồm kỹ thuật cắt tỉa và thời gian cắt tỉa cành, tuốt lá cưỡng bức, kỹ thuật

sử dụng chất KTST, chế độ nước tưới) để khai thác tiềm năng năng suất của giống, kéo dài thời gian thu hoạch quả, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng na tại Võ Nhai

Người dân trồng na tại Võ Nhai chủ yếu sản xuất thâm canh theo lối truyền thống, tổ chức sản xuất theo cá thể hộ gia đình, nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, thiếu hệ thống dịch vụ kỹ thuật, thương mại; chưa tạo ra và gắn kết các chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng tiềm năng Thị trường tiêu thụ sản phẩm tự phát, chưa gắn việc hình thành và kết gắn ngành nông nghiệp sản xuất với các ngành khác như với công thương (triển lãm, hội trợ …), ngành dịch vụ kỹ thuật (cung ứng các loại vật tư, thiết bị kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kỹ thuật), ngành thông tin (tuyên truyền quảng bá sản phẩm)

Xuất phát từ thực tiễn trên Để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững và nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản

Trang 17

phẩm Na nói riêng, chúng tôi nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu các biện pháp

kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây Na dai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên" là bước đi đầu trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhằm đáp

ứng nhu cầu của thị trường Từ nghiên cứu đó ứng dụng chuyển giao các tiến

bộ kỹ thuật vào sản xuất kết hợp với liên kết và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong những năm tới và các năm về sau

2 Mục tiêu của đề tài

Đánh giá được một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp (đốn tỉa, bón phân

và chất kích thích sinh trưởng GA3) đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống na dai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa, phân bón tổng hợp, chất kích thích GA3 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống năng suất cây na dai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học về làm cơ

sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây na dai nói chung và tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên nói riêng

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng phân các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng cây na dai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đề xuất biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, bón phân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của cây na dai trong thời gian tới, góp phần giải quyết thực tiễn sản xuất cây na dai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng

Trang 18

- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản lượng nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất trồng cây ăn quả, tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống của người nông dân, tạo hướng đi mới

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

- Đốn tỉa cành, ngọn cho cây na có vai trò rất quan trọng, vì có ảnh hưởng đến năng suất của cây Mục đích của việc đốn tỉa cành là tạo cho cây

có hình dáng đều đặn, chắc chắn, thông thoáng, hưởng được nhiều ánh sáng, loại bỏ được các cành bị sâu bệnh, cành bị khô chết và các cành vô hiệu; đồng thời đốn tỉa ngọn cũng giúp cho quá trình chăm sóc, thu hoạch thuận lợi hơn Nếu không đốn tỉa ngọn thì cây na sẽ mọc cao, dẫn đến khó khăn trong việc chăm sóc như: phải leo trèo lên cây để thụ phấn bổ sung, vặt bớt quả vẹo, thu hoạch na ; nếu không đốn tỉa cành thì các cành, các tược sẽ mọc dầy, làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các chồi non không phát triển được, sau vài năm cây na chỉ cho quả ở phía trên và phía ngoài tán nơi có ánh sáng, còn trong lòng tán thì không Như vậy, việc đốn tỉa các cành, ngọn là rất cần thiết

để lòng, tán cây được thông thoáng, có đầy đủ ánh sáng, kích thích các chồi cho trái phát triển nên sẽ cho năng suất cao hơn Tuy nhiên, chúng ta chưa biết đốn tỉa vào thời điểm nào thì phù hợp và phương pháp đốn tỉa như thế nào thì cho năng suất, chất lượng cao nhất Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thời gian đốn tỉa và phương pháp ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng na tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Theo các nhà khoa học, bón đủ lượng, đúng chủng loại và kịp thời cho cây hấp thu qua rễ để cây hấp thụ nhanh dinh dưỡng nuôi cây và quả

là rất quan trọng Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng rất nhỏ nhưng lại giữ vai trò quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có Do đó, khi bổ sung các chất dinh dưỡng trực tiếp đúng chủng loại,

Trang 20

liều lượng và kịp thời sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng na tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- GA3 là chất kích thích sinh trưởng (Gibberellic acid) Gibberellin có

tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào theo chiều dọc, kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây theo chiều cao, làm thân vươn dài, giúp hình thành các chồi nách nhiều hơn, GA3 giúp cho quả sáng đẹp mã, quả to đều đẹp, nâng cao hiệu quả kinh tế Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến năng suất và chất lượng na ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

1.2 Một số đặc điểm thực vật học sinh trưởng phát triển của cây na

Tên khoa học: Annona squamosa

Giới (regnum): Plantae

Phân lớp (subclass): Magnoliidae

Bộ (ordo): Magnoliales

Họ (familia): Annonceae

Chi (genus): Annna

Loài (species): A squamosa

- Rễ cây na ăn sâu khoảng 0,6 – 0,8m, có bộ rễ hút ăn nông, tầng hoạt động 20 – 40cm, sự phát triển ăn trong lòng đất tương tương với chiều thẳng đứng với của cây na

- Thân cây na có thân gỗ nhỡ, cao từ 2,5 – 3,5m, đường kính thân từ 8,4 – 10cm Có 4 – 6 cành cấp 1 và nhiều cành cấp thứ, tạo tán không đều, dạng tháp hoặc tán tròn, dường kính tán trung bình 2,5 – 3,5m Cành quả na thường mọc trên cành mẹ (cành của năm trước)

- Cây na có lá đơn, mọc cách, cuống lá và mép lá nhẵn, lá mỏng có màu xanh lục Lá có hình dáng thuôn dài, có 5-7 cặp gân nổi qua gân trục lá Kích

Trang 21

thước trung bình lá: Dài 10-12 cm, rộng 3,5 cm – 5 cm, góc xòe hai phiến lá:

- Quả cây na hình tròn nhiều múi, trong mỗi múi na có hạt, hạt na màu nâu sậm, có chưa độc tố, làm bỏng nóng rát, có thể dùng hạt na để diệt trừ sâu

bọ hại cây trồng hoặc diệt trấy rận

Thời gian từ lúc hoa cây na thụ phấn (đậu quả) đến khi quả chín hoàn toàn từ 100 – 110 ngày hoặc từ khi tuốt lá là 120 - 125 ngày Thời điểm thu hoạch tốt nhất kể từ khi đậu trái là 90 - 100 ngày

1.3 Tình hình nghiên cứu cây Na trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Tình hình nghiên cây Na trên thế giới

- Nghiên cứu về kỹ thuật đốn tỉa

Castro et al (1999) dẫn khẳng định của Tustin (1997) rằng đốn tỉa là biện pháp tác động kỹ thuật quan trọng để điều chỉnh sinh trưởng và phát triển của cây Đốn tỉa ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây thông qua việc điều chỉnh giữa sinh trưởng sinh dưỡng và ra quả (Cautin et al 1999) Có một vài kiểu đốn tỉa như đốn tạo bóng cây, đốn bảo vệ, đốn trẻ lại (còn gọi là đốn xanh) (Torres và Sanchez, 1992; Agustin và Alviter, 1996; Pinto và Ramos 1997; Nakasone và Paull 1998; Bonaventure 1999) Tuy nhiên, Alvarez et al 1999 cho rằng chỉ có 2 kiểu đốn cơ bản là đốn tạo hình và đốn trong thời kỳ cây cho quả Đốn tạo hình được tiến hành từ năm thứ nhất đồng thời với việc huấn luyện cây, phụ thuộc

Trang 22

vào từng loài và tiếp tục tới năm thứ 5 (Agustin và Alviter 1966) Điều này rất cần thiết đối với cherimoya ngay từ khi còn trong vườn ươm (Nakasone và Paull 1998) Tuy nhiên đối với soursop và sugar apple chúng chỉ có những cành sát mặt đất và có một thân chính thì không cần thiết phải tiến hành sớm như vậy (Coronel 1994; Pinto và Ramos 1997)

Mục đích của đốn tỉa là để tạo ra một khung tán cho năng suất tốt nhất; tiếp nhận không khí và ánh sáng tốt; tạo điều kiện dễ dàng cho chăm sóc như thụ phấn, phun thuốc và thu hoạch; loại bỏ những cành quá thấp, đặc biệt là những cành chạm đất và những cành chen lấn cọ xát với các cành khác (Torres và Sanchez, 1992; Pinto và Ramos 1997; Nakasone và Paull 1998; Bonaventure 1999)

Anderson và Richardson (1992) mô tả kỹ thuật đốn tỉa trong 4 năm đầu bao gồm: Cắt ngọn chỉ để thân chính cao 80cm để kích thích các cành cấp 1 phát triển Đến mùa xuân năm thứ 2, cắt những cành cấp 1 chỉ để lại độ dài 40cm để kích thích cành cấp 2 phát triển Tương tự năm thứ 3 và thứ 4 cũng cắt tỉa như vậy, nhưng cành cấp 2 để lại 30cm, cành cấp 3 để lại 20cm

Agustin và Alviter (1996) mô tả phương pháp cắt tỉa đối với cherimoya có khác một chút là giữ lại 2 hoặc 3 cành chính ngay từ tháng thứ 4 hoặc thứ 5 sau trồng Hai cành chính được chọn để lại phải là 2 cành khỏe, các cành khác đều phải loại bỏ để 2 cành phát triển theo hình chữ V Nếu tạo bộ khung 3 cành như phương pháp của Nakasone và Paull (1998) thì thân chính cao 90cm cắt bỏ ngọn

để kích cành bên mọc tạo thành tam giác giữa các cành với nhau một góc bằng

1200, cành nọ cách cành kia 15-25cm ở phía trên để tạo bộ khung chắc sau 5 năm trồng

Đốn tỉa giai đoạn cây đã cho quả là việc làm bình thường đối với cherimoya và sugar apple (Agustin và Alviter, 1996; Bonaventure 1999), song đối với soursop lại không được đề cập (Torres và Sanchez 1992; Pinto và Ramos

Trang 23

1997) Lý do giải thích là do vị trí của mầm sinh trưởng của soursop là ở nách lá còn của cherimoya và sugar apple lặn ở chân cuống lá (Nakasone và Paull 1998)

Đốn tỉa giai đoạn cây cho quả đối với sugar apple là cắt tất cả các cành cấp 1 năm tuổi, mỗi cây chỉ để lại 120-150 cành với chiều dài 10cm (Nakasone

và Paull 1998) Hoa sẽ ra ngay ở cuối cành mới bật Ở Trung Quốc, Đài Loan tỉa quả thông thường vào tháng giêng hoặc tháng hai, thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9 Tuy nhiên nếu đốn tỉa quả vào mùa hè (tháng 6-10) thì thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3 Đối với cây na khi vào mùa đông khoảng tháng 10 -11 sẽ

có quả cho thu hoạch nếu điều chỉnh thời gian cắt tỉa mầm trong thân vào khoảng cuối tháng 5 và đầu tháng 6 (hay còn gọi là thực hiện làm na rải vụ)

- Nghiên cứu về dinh dưỡng và phân bón

Việc bón lót trước khi trồng tùy thuộc vào từng loại và dinh dưỡng của đất trồng Ở Ấn Độ phân bón cho cây vào đầu mùa mưa với tỷ lệ 250g N+ 125g P + 125g K cho 1 cay (Anon 1981) Sử dụng phân bón cho cây Na căn cứ điều kiện thời tiết khí hậu của từng năm, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, tuổi cây và tùy từng loài Ở Venezuaela thường bón cho mỗi hố trồng 250g phân NPK tổng hợp 10-10-15 hoặc 10-15-15 và 5kg phân hữu cơ (Araque 1971 Cần điều chỉnh độ pH đất tới 6 bằng bón đô-lô-mit hoặc vôi bột Ngoài phân tích đất, phân tích lá để bón cho na cũng được áp dụng ở nhiều nước (Mengel và Kirkby 1987; Gonzalez và Esteban 1974; Lapros 1991) Hàm lượng các nguyên

tố đa lượng và vi lượng biểu hiện trong lá khi đủ dinh dưỡng hoặc thiếu phụ thuộc vào từng loài

Kích thước quả, màu sắc, hình dạng và vị quả là những đặc điểm chất lượng để bị ảnh hưởng do thiếu dinh dưỡng (Mengel và Kirkby 1987)

Quả na chứa hàm lượng kali rất cao nên tránh tình trạng thiếu kali ảnh hưởng đến chất lượng quả thì hàm lượng kali trong lá nên duy trì ở mức 1% (Torres và Sanchez 1992; Silva và Silva 1997)

Trang 24

Đối với cây Na trong giai đoạn đã cho quả, người ta đã tính được rằng dinh dưỡng trong đất bị lấy đi từ quả phụ thuộc vào loài, giống và năng suất (Mengel và Kirkby 1987)

Ngoài biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, bón phân các biện pháp kỹ thuật khác như tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cũng được nghiên cứu tương đối bài bản Riêng đối với sâu đã phát hiện ra 9 đối tượng phá hoại chính và 9 đối tượng khác Về bệnh hại có 7 bệnh chính và 10 bệnh ít phổ biến cùng với các biện pháp phòng trừ (Torres và Sanchez 1992; Agustin và Alviter 1996)

Sử dụng phân bón và chất điều hòa sinh trưởng

Trong vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao, hoặc những thời kỳ khô hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bán phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón phân qua lá là giải pháp cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng,

bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây Hiện nay việc kết hợp giữa phân bón gốc, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây na nói riêng ở My, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản…

1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây Na ở Việt Nam

Na được nhập vào nước ta từ lâu và được trồng khắp cả nước từ miền Bắc đến miền Nam chỉ trừ một vài vùng có nhiệt độ xuống quá thấp về mùa đông Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên rất thích hợp với khí hậu ấm áp

và khô Tuy nhiên, cây Na sinh trưởng được trong điều kiện thời tiết nóng ẩm

Na rất sợ rét, cây trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ 00C trong thời gian ngắn song rụng hết lá, ở 40C cây đã bị thiệt hại do nhiệt độ thấp, vì vậy ít thấy

na mọc ở các điểm vùng cao các tỉnh phía Bắc nơi hàng năm có sương muối Nhưng nếu ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng nhiệt độ mùa hè quá cao

>400C, hạn hán kéo dài hoặc khô nóng cũng không thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đặc biệt khả năng thụ phấn, thụ tinh và của Na và phát triển của quả Na không kén đất, chịu hạn tốt, không thích đất úng Trồng na

Trang 25

tốt nhất ở đất có tầng dầy, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sông suối, đất chân núi đá vôi thoát nước nhiều mùn, giàu dinh dưỡng là thích hợp hơn cả

Cây na là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và được trồng khá phổ biến ở các vùng kinh tế của đất nước Trong những năm gần đây, cây

na đã trở thành một loại cây xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng cao, vùng núi đá vôi Được xếp vào loại cây ăn quả thứ yếu sau chuối, cam, bưởi…Hầu hết các vùng sản xuất na trên cả nước chưa được quy hoạch, sản xuất manh mún, chưa tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có quy mô Trong đó có một số vùng trồng na tập trung nổi tiếng có giá trị hàng hóa đó là:

- Na Chi Lăng (Lạng Sơn): Cây na được coi là cây ăn quả đặc sản của huyện Chi Lăng Trong những năm gần đây diện tích trồng na của huyện tăng dần, 1.200 ha năm 2015 lên gần 1.800 ha năm 2022 Việc trồng na mang lại thu nhập cho người dân trên 200 tỷ đồng Vùng na tập trung nhiều nhất ở xã Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng với 700 ha trồng na dai

- Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cây na cũng được xem là cây ăn quả đặc sản chủ lực với diện tích trồng khoảng 1.700 ha, sản lượng hàng năm đạt gần 10.000 tấn Địa phương có diện tích trồng na lớn của tỉnh như huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, huyện Xuyên Mộc,…

- Tại Quảng Ninh: Diện tích cây na là 1.287,6 ha, diện tích cho sản phẩm là 1.173,1 ha, năng suất 118,7 tạ/ha, sản lượng là 13.928,6 tấn Cây na được trồng tập trung chủ yếu tại huyện Đông Triều với diện tích năm 2016 gần 1.000 ha, diện tích cho sản phẩm trên 930 ha, năng suất bình quân trên diện tích cho sản phẩm là 122 tạ/ha Ngoài cây na còn được trồng tại một số địa phương khác như: Quảng Yên (107,3 ha), Uông Bí (40 ha), Tiên Yên (44 ha), Hải Hà (20 ha),

1.3.2.1 Những nghiên cứu chung về cây Na ở Việt Nam

Trong những năm qua kết quả nghiên cứu về Na ở trong nước còn nhiều hạn chế Đây là cây ăn quả phụ thuộc nhiều vào điều kiện thổ nhưỡng,

Trang 26

đất đai vùng miền nên số lượng các công trình nghiên cứu ít, mang tính đơn

lẻ, không liên tục và hệ thống

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 2000 ha đất trồng na, tập trung nhiều ở các vùng đất cát pha Năm 2014, trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư bắt đầu triển khai chương trình ứng dụng kỹ thuật tuốt lá để xử lý cho na ra hoa trái vụ, đến nay Trung tâm đã xây dựng được khoảng 75 mô hình xử lý ra hoa trái vụ cho các hộ nông dân trong tỉnh Tại thời điểm này, nhiều nhà vườn đang thu hoạch mãng cầu trái vụ, năng suất bình quân đạt hơn

5 tấn/ha với giá bán tại vườn 13.000 - 23.000 đồng/kg lợi nhuận tăng gấp 2 –

3 lần so với cùng kỳ năm trước Theo khuyến cáo của các cán bộ trung tâm khuyến nông – khuyến ngư, vườn mãng cầu nếu được chăm tưới tốt thì quả ngon hơn, ít sâu bệnh Tuy nhiên, để bảo đảm nước tưới cho cây, vào mùa khô nhà vườn cần lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm Thời gian qua, trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư cũng đã xây dựng một số mô hình xử lý cho mãng cầu ra hoa trái vụ, kết hợp với công nghệ tưới tiết kiệm đạt hiệu quả cao

1.3.2.2 Nghiên cứu về sâu bệnh trên cây na

Theo Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt, Phạm Văn Lầm (2005), “Thành phần

sâu hại mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) tại Bình Chánh Tp Hồ Chí Minh” gồm: Sâu hại hoa (bọ đục bông, sâu vòi voi), rệp bông (rệp sáp - (Planococus

lilacinus) , sâu đục quả (Anonaepestis bengalella), mối hại gốc, nhện đỏ,

Trang 27

1.3.2.3 Nghiên cứu cây na tại Lục Nam, Bắc Giang

Từ Đề tài "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm rải vụ, tăng năng suất, phẩm chất cây na tại huyện Lục Nam, Bắc Giang" - Luận văn thạc

sĩ Nông nghiệp chuyên ngành đào tạo Trồng trọt mã số: 60.62.01 của Dương Thị Thủy trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội do tiến sĩ Đoàn Văn Lư hướng dẫn năm 2009-2010 đã đưa ra được một số biện pháp kỹ thuật (tỉa cành, thụ phấn bổ sung, bón phân ) nhằm rải vụ, tăng năng suất, phẩm chất cây na phù hợp để áp dụng và nhân rộng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hiện trên địa bàn huyện Lục Nam có hơn 1.700 ha na dai, trong đó khoảng 87% diện tích được người dân tổ chức sản xuất rải vụ (áp dụng kỹ thuật tỉa cành, thụ phấn bổ sung) Điều này góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và kéo dài thời vụ thu hoạch cho quả na từ tháng 7 đến tháng 12 hằng năm Hiện nay diện tích na dai sản xuất tập trung chủ yếu ở các xã: Nghĩa Phương, Đông Phú, Huyền Sơn, Cương Sơn, Đông Hưng và Lan Mẫu Đây cũng chính là khu vực địa lý đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học

và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ cho quả na Lục Nam

1.3.2.4 Nghiên cứu cây Na tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Theo kết quả nghiên cứu của TS Đỗ Đình Ca trong đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng na Chi Lăng - Lạng Sơn góp phần xây dựng vùng na hàng hóa” đã tuyển chọn được 15 cây ưu tú

làm vật liệu nhân giống và cho ghép cải tạo xây dựng mô hình thâm canh

Các cây được tuyển chọn đều là những cây gieo hạt, có năng suất từ 15kg đến 20kg, cá biệt có cây đạt năng suất cao là 25kg, cao gấp 1,5-2,0 lần so với trung bình của khu vực Trọng lượng quả trung bình trên 220gam Nhóm 5 cây

ưu tú loại I có trọng lượng quả từ 220 - 299 gam, tỷ lệ phần ăn được TB từ 62,5

- 75,5%, độ Brix TB từ 21 - 22,4% Nhóm 5 cây ưu tú loại II có trọng lượng quả từ 178 - 257 gam, tỷ lệ phần ăn được TB từ 63,2 - 69,6%, độ Brix TB từ

Trang 28

20,2 - 21,8% Nhóm 5 cây ưu tú loại III có trọng lượng quả từ 205 - 326 gam,

tỷ lệ phần ăn được TB từ 63,7 - 70,6%, độ Brix TB từ 19,5 - 22,0%

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chi Lăng thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác rải vụ na tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2021 Việc kéo dài thời gian rải vụ na

đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội tại vùng trồng na của huyện Chi Lăng, tăng thu nhập cho người dân từ sản phẩm quả Na Chi Lăng đặc sản của địa phương Với những kết quả đã đạt được, đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá cao và thống nhất đánh giá, nghiệm thu đạt mức xuất sắc Để kéo dài thời gian thu hoạch quả na, kỹ sư Nhân đã nghiên cứu, thực hiện 8 mô hình sản xuất na rải vụ với diện tích 3 ha tại xã Chi Lăng Sau khi nghiên cứu, thử nghiệm, tác giả đã đề xuất các giải pháp như: cắt tỉa cành, tuốt lá cưỡng bức; sử dụng vật liệu giữ ẩm; sử dụng chất điều tiết giữ

ẩm Thời vụ cắt tỉa cành, tuốt lá cưỡng bức được triển khai ở 4 ngưỡng thời gian khác nhau từ ngày 15/7 đến ngày 10/8 để tạo ra 2 vụ thu hoạch quả kéo dài từ 2 đến 4 tháng Cách làm này cho thu quả rải vụ từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 12; quả chính vụ thu hoạch từ ngày 8/8 đến ngày 28/8 Với cách làm này, năng suất na rải vụ tăng từ 79,3% đến 83,6% so với không thâm canh rải vụ Phương pháp này còn áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến để giữ

độ ẩm cho đất tại các vùng trồng na không chủ động được nước tưới Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng (kết hợp các loại phân vi lượng bón qua lá), phân vi lượng Atonik… giúp quả ngọt, mẫu mã đẹp và năng suất thực thu cao hơn đối chứng từ 5 đến

6 kg/cây Na rải phù hợp với những khu vực chủ động nước tưới và phân bón,

vì vậy, ở những khu vực thích hợp nông dân có thể canh tác theo phương pháp này để tăng thêm thu nhập Giá bán na trái vụ tương đối ổn định, dao động ở mức 35.000 - 40.000 đồng/kg, cao hơn na chính vụ 5.000 đồng/kg

Trang 29

Thời gian thu hoạch kéo dài, giá thành ổn định nên giúp người trồng na có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/ha

1.3.2.5 Nghiên cứu về cây Na tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Theo kết quả điều tra tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (Casrad) năm 2012 tại ba xã Việt Dân, Tân Việt, An Sinh thì

tỷ lệ cây có độ tuổi trung bình từ 4 tuổi trở lên chiếm 85%, độ tuổi cây từ 10 tuổi trở lên chiếm 50% Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra hiện

trạng của đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng

suất, chất lượng quả và phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây Na” của Chi cục

Trồng trọt và Bảo vệ thực vật năm 2011 tỷ lệ số cây từ 5 - 15 năm tuổi tại 3 xã

An Sinh, Việt Dân và Tân Việt chiếm trên 80%, trong đó diện tích cây trên từ 14

- 15 năm tuổi chiếm trên 2% diện tích Đến thời điểm hiện tại số cây có độ tuổi trên 20 năm tuổi tương ứng trên 2% diện tích và trong 3 năm tới diện tích cây có

độ tuổi trên 20 năm chiếm 7 - 10% diện tích

Đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng

suất, chất lượng quả và phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây Na” cũng xác định

được thời gian tốt nhất để tiến hành tuốt lá, tỉa cành cho cây na là vào cuối tháng 1 để cây có thể phân hóa mầm hoa tốt và đạt số lượng hoa/cây cao nhất Hiệu quả kinh tế cao nhất là ở công thức tuốt lá, tỉa cành cuối tháng 1 kết hợp với thụ phấn bổ sung kết hợp với phun chế phẩm đậu quả (năng suất cao hơn đối chứng 48,31 tạ/ha, hiệu quả kinh tế tăng 42,6%) Kết quả thực hiện mô hình cho thấy việc tác động đồng thời các biện pháp kỹ thuật đúng thời điểm như: Tuốt lá, cắt đầu cành vào cuối tháng 1, thụ phấn bổ sung kết hợp tiến hành phun chế phẩm đậu quả HPC B97 sẽ làm tăng năng suất, chất lượng quả

na gần 22% và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn 32,7% so với sản xuất theo tập quán của nông dân (có tiến hành các công việc tuốt lá, tỉa cành, thụ phấn

bổ sung, phun chế phẩm đậu quả nhưng không đồng nhất và thời gian thực hiện tùy theo nông nhàn của gia đình) Đề tài cũng hoàn thiện quy trình kỹ

Trang 30

thuật thâm canh, quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây na dai, đồng thời tổ chức thành công lớp huấn luyện IPM cho 45 nông dân trồng na tại thị xã Đông Triều Hiện nay các kết quả nghiên cứu của đề tài vẫn được triển khai áp dụng với trên 300 ha áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh na và diện tích này có xu hướng ngày càng được nhân rộng trên địa bàn thị xã

1.4 Những nghiên áp dụng thúc đẩy khả năng sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na

1.4.1 Nghiên cứu về phân bón

Để cây na sinh trưởng và phát triển tốt sớm cho quả và năng suất cao cần bón kết hợp giữa phân hữu cơ, phân tổng hợp NPK đủ số lượng và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các thời kỳ sinh trưởng, ra hoa kết quả trong năm Có thể bón theo liều lượng sau:

Bảng 1.1: Lượng phân bón cho na theo tuổi cây

Trang 31

Bảng 1.2: Thời vụ bón phân cho na

1.4.2 Nghiên cứu về các biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na

1.4.2.1 Điều khiển ra hoa trái vụ cho na

Đây là một yêu cầu của thị trường làm sao để có thể kéo dài thời gian thu hoạch na hàng năm Điều khiển ra hoa trái vụ cũng là một khâu trong quy trình kỹ thuật thâm canh na

Đặc điểm của Na là sau khi rụng lá, cành sẽ nảy chồi lá mới, trên đó có mang theo hoa Tùy từng vùng mà có cách xử lý ra hoa rải vụ như sau:

Để tự nhiên na rụng lá vào tháng 12 - 1, ra hoa, quả vào tháng 5 - 6, chín vào tháng 9 Muốn na ra hoa sớm, kết quả vào tháng 4, thu hoạch vào 5 - 15/8 thì cần thực hiện đồng thời một số biện pháp kỹ thuật sau:

Sau thu hoạch tỉa bỏ cành la, cành vóng, cành sâu bệnh để tán thông thoáng Vào tháng 11 vặt hết lá xanh trên tán cây Cũng có thể dùng thuốc dấm hoa quả Trung Quốc (Ethlen 45%), pha 1 lọ 5ml với 1lít nước, phun ướt tán Sau 10 - 15 ngày thì na sẽ rụng hết lá Vào đầu tháng 2, cần tưới ẩm, bón thúc phân sớm Bón mỗi cây 20 - 30 kg phân chuồng hoai mục và 3 - 10kg NPK (5:10:3) đồng thời giữ ẩm liên tục, cây sẽ ra hoa và kết quả vào tháng 4 như ý muốn

Trang 32

Kinh nghiệm trồng na ở Thái Lan, người ta còn kết hợp việc cắt tỉa với tuốt lá để làm cho hoa ra muộn hơn Thường cắt tỉa vào tháng 5 chọn cắt những cành non, chỉ để lại đoạn cành bánh tẻ có màu xanh nâu Sau đó tuốt hết lá, cành này sẽ mọc chồi mới có hoa và quả thu hoạch vào tháng 10 - 11 Các biện pháp làm cho na ra quả trái vụ đều có kết hợp với việc bón phân và tưới nước

Theo kinh nghiệm thì phương pháp cụ thể có thể làm như sau:

(1) Sau thu hoạch

- Bón 5 kg phân hữu cơ + 1-2 kg NPK 16.16.8 + 0,4 kg vôi/cây Cuốc xới đất để vùi lấp phân khi bón

- Muốn Na ra hoa rải vụ thì áp dụng kỹ thuật tuốt lá: pha 800g Urê với

8 lít nước, phun ướt đẫm cây làm rụng lá già, số lá còn lại thì tuốt bỏ luôn

- Sau khi lá rụng, cắt bỏ toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành ấy, cắt bỏ tất cả ngọn Vết cắt ở nơi tiếp giáp giữa đoạn cành bánh tẻ và cành non Sau khi cắt,

ta có 1 bộ cành trụi lá toàn cành hữu hiệu, sẵn sàng ra cành mới và hoa đồng thời, tưới nước đẫm lại cho Na

- Bón phân: 1 kg NPK 16.16.8/cây khi nhú lá mới

(3) Thụ phấn bổ sung

Trung bình một cây na 5-6 năm tuổi thường có khoảng 800-1200 hoa nhưng chỉ có 200-300 hoa được thụ phấn trong khoảng 1 tháng, những hoa ra sau thường được ngắt bỏ Hoa được thụ phấn sau một tuần sẽ hình thành quả

Trang 33

non Do được thụ phấn tập trung nên quả tròn, to, cân đối, không méo mó, hình thức mẫu mã đẹp, thời gian thu hoạch tập trung nên rất thuận lợi cho việc chăm sóc bón phân nuôi quả Hoa không được thụ phấn ra rải rác khoảng

2 tháng, tỷ lệ đậu quả rất thấp, quả méo mó, không cân đối, nhỏ, rất khó cho việc chăm sóc bón phân đồng loạt để quả phát triển

* Cách lấy phấn hoa

Chọn ngày nắng ráo, hái những hoa ở gần ngọn, đầu cành của các cành nhỏ (thường những hoa này không đậu quả) để lấy phấn Chọn hái những hoa sắp nở: Cành đã dài, màu trắng vàng, các cánh đã bắt đầu tách khỏi nhau, nhị đực đã bắt đầu chuyển sang màu trắng kem, bao phấn sắp nứt Thời gian hái hoa tốt nhất là vào buổi chiều từ 15 giờ đến 18 giờ Hái xong cho hoa vào túi giấy đậy kín, để qua đêm cho hoa nở và phấn chín hoàn toàn Sáng hôm sau

đổ hoa ra đĩa khô, sạch, bỏ hết cánh hoa, rũ cho hạt phấn rơi ra, thu gom phấn cho vào lọ thủy tinh hoặc đĩa có phủ vải lên trên để giữ ẩm rồi đem đi thụ phấn cho na

Cũng có thể hái hoa và lấy trực tiếp phấn hoa rồi thụ phấn ngay vào những hoa khác mà không cần ủ qua đêm Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi hoa mới chỉ nở lác đác với số lượng ít, do cách làm này tốn thời gian

* Cách thụ phấn

Dùng bàn tay trái đỡ nhẹ lấy đế hoa, cuống hoa lọt giữa ngón trỏ và ngón giữa bàn tay trái, lấy ngón tay cái của bàn tay trái tách nhẹ cánh hoa ra trong khi tay phải cầm bút lông hoặc que tăm có quấn bông gòn chấm vào lọ hạt phấn rồi phết nhẹ và xoay đều cho phấn dính vào bó nhụy cái giữa lòng hoa Thời gian thụ phấn tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, hoa nào nở trước thì thụ trước, hoa nào nở sau thì thụ sau

Kinh nghiệm chọn hoa cho thấy, chọn hoa để thụ phấn sao cho số hoa cách đều trên cành thì tỷ lệ đậu quả mới cao, quả sẽ to và ít bị rụng quả sau này Nếu làm thành thạo 1 người có thể thụ phấn cho 800-1000 hoa/ngày

Trang 34

Khoảng 3-4 ngày thụ phấn 1 lần cho cây và cả mùa na cũng chỉ thụ phấn 8-10 lần khi cây ra hoa nhiều nhất

Trong thời gian thụ phấn bổ sung, không nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, hạn chế tưới nước Khi hoa đã đậu, quả bắt đầu lớn thì cần tăng cường bón phân, tưới nước, chăm sóc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời để nuôi quả lớn

Nếu điều kiện thời tiết phù hợp thì tỷ lệ đậu quả của hoa na cũng khá cao, khoảng 80-90 % số hoa được thụ phấn, 1 cây na 5-6 năm tuổi trung bình cho 150-200 quả/cây Điều kiện thời tiết khô hạn, gió mùa đông bắc, gặp trời mưa bão thì việc thụ phấn gặp khó khăn, ít đậu quả

(4) Tỉa và bao quả dành cho xuất khẩu

Mục đích là làm cho quả to, sáng đẹp đều, không bị tỳ vết đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và còn hạn chế sâu bệnh, rệp phá trái nên bán được giá cao Cách làm: Khi quả to bằng trứng cút, tỉa bỏ quả nhỏ, cành lá vướng quả xong phun thuốc để diệt trứng, sâu hay nấm có sẵn trên quả Sau đó 1 ngày dùng túi bao loại 16 x 20 cm bao quả lại, nhớ xiết chặt miệng bao

Tỉa bỏ các quả ra sớm trong năm thứ 2, thứ 3 để cây lớn nhanh Tỉa quả khi cây trưởng thành (5-6 tuổi trở đi) sẽ làm tăng chất lượng quả Tiến hành tỉa những quả dị hình, sâu bệnh,

Các vùng trồng na ở nước ta thuộc các vùng sinh thái khác nhau, có điều kiện khí hậu trong năm khác nhau Do vậy cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên từng vùng mà áp dụng các biện pháp dải vụ thích hợp

1.4.2.2 Thu hoạch

Na dai khi đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh là quả đã già, cần thu hoạch ngay, mùa thu hoạch bắt đầu vào tháng 6 cho đến tháng 9 - 10 âm lịch Từ khi bắt đầu nở hoa tới khi thu hoạch là 110 - 120 ngày Quả cho thu hoạch sớm hay muộn phụ thuộc nhiệt độ, điều kiện cung cấp nước tưới ở nơi trồng Nhiệt độ cao, nước đầy đủ thì quả to và sớm thu hoạch hơn

Trang 35

Quả hái lúc đã già: Na mở mắt, khe hở giữa các mắt nông và hạt có màu nâu hoặc nâu đen Dùng kéo cắt sao cho quả mang theo một đoạn cuống Quả na già hái về, bảo quản ở nhiệt độ 25 – 300C sau 2 - 3 ngày là chín

Với na xiêm: thu hoạch khi vỏ quả từ màu xanh tối, bóng chuyển sang vàng và kém bóng đi một chút, rõ hơn nữa là các gai trên lưng mỗi múi tách nhau ra và trương nước Khác na dai, na xiêm hầu như chín quanh năm

Thường dùng nhiệt độ thấp bảo quản để đảm bảo được cảm quan và chất lượng quả tốt nhất là bảo quản trong nhiệt độ 15-200C, độ ẩm không khí

85 - 90% Trước khi bảo quản cần dùng 0,5 - 1,0 g/lít Benlate xử lí quả trong

5 giây hay 500mg/lít Carbendazin ngâm trong 1 phút để chống nấm bệnh làm thối quả

1.4.3 Kĩ thuật thụ phấn nhân tạo cho na

Hoa na là hoa lưỡng tính, thông thường hoa cái nở sớm hơn hoa đực hai ngày do đó khi nhị đực tung phấn thì khả năng tiếp nhận của đầu nhuỵ đã kém hơn rất nhiều nên việc thụ phấn và thụ tinh sẽ khó khăn Việc thụ phấn cho na nhờ vào một loài bọ cánh cứng rất nhỏ thuộc chi Carpaphilus thực hiện Xong nếu để hoa thụ phấn tự nhiên thì tỷ lệ đậu quả rất thấp Hiện nay người ta dùng phương pháp thụ phấn nhân tạo đã làm tăng tỷ lệ đậu quả lên rất nhiều

Theo Trần Thế Tục, lựa chọn hoa để thụ phấn là những hoa to mọc ở thân chính, cành chính để lấy phấn cho na Không lấy phấn ở những hoa nhỏ, cuống hoa nhỏ, hoa phát triển không cân đối, hoa ở chóp cành hoặc những cành nhỏ Theo Vũ Công Hậu thì: Hoa để lại, thụ phấn cho kết thành quả là những hoa to ở trên cành to, phía gần thân Hoa ở gần ngọn các cành hoặc trên cành nhỏ thường không đậu hoặc tỷ lệ đậu quả thấp nên ngắt dùng làm hoa cho phấn Hiện trong thực tế người dân đang áp dụng cách chọn hoa này Thông thường người ta lấy những hoa sắp nở vào chiều tối cho vào hộp pêtri, giữ trong phòng ở nhiệt độ bình thường để nở hoa, tung phấn Sáng hôm sau

Trang 36

dùng chổi lông chấm nhẹ hạt phấn lên đầu nhụy để thụ phấn cho hoa cái

Kinh nghiệm và kết quả thụ phấn nhân tạo cho thấy lấy hạt phấn khi hoa vừa tung phấn để thụ phấn cho hoa cái hiệu quả sẽ tốt hơn Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn đạt 53,1%, tỷ lệ đậu quả đạt đến 90%; nếu lấy phấn từ hôm trước thì tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 8,8%, tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 64,5%

Thời gian thụ phấn:

Có thể chia thời kì nở hoa của na thành 3 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1: Hoa mới nở, cánh hoa bắt đầu tách

+ Giai đoạn 2: Hoa nở, 3 cánh hoa đã rời nhau, nuốm nhuỵ đã chuyển sang màu trắng, đầu nuốm nhuỵ có nhiều chất nhầy, dính

+ Giai đoạn 3: Hoa nở rõ, 3 cánh hoa đã xoè hết cỡ

Ở giai đoạn 1 hoa vừa mới tách thao tác thụ khó khăn nên thụ phấn cho

na ở giai đoạn 2 thao tác sẽ dễ dàng hơn, tỷ lệ đậu quả đạt 87,9% Ở giai đoạn

3 tỷ lệ đậu chỉ đạt 5,3%, còn đối chứng không thụ phấn chỉ đạt 4,4%

Ngoài thụ phấn nhân tạo cho na để tăng tỷ lệ đậu, nhiều nơi đã sử dụng các chất kích thích sinh trưởng để phun cho cây đều thấy kết quả:

Sundarajan S và cộng sự (1968) sau khi hoa nở dùng GA3 với nồng độ

10, 25, 50 mg/lít hay NAA với nồng độ 5, 10, 25 mg/lít, nhận thấy tỷ lệ đậu quả, độ lớn của quả, trọng lượng quả và sự giảm bớt số hạt trong quả cho thấy dùng GA3 50mg/lít đạt kết quả khá tốt

Keskar B.G và cộng sự (1986) dùng NAA nồng độ 10 - 30mg/lít trong thời gian nở hoa, 8 ngày phun 1 lần, tổng cộng phun 4 lần cho thấy có tác dụng làm tăng số quả trên cây

Kalarni, S.S (1995) dùng GA3 50mg/lít hoặc 100mg/lít, NAA 20 để phun cho cây cũng làm tăng tỷ lệ đậu quả rõ rệt

Những kết quả trên đã làm rõ thêm tác dụng của các chất kích thích sinh trưởng đối với việc làm tăng tỷ lệ đậu quả đối với cây na Đây là những gợi ý bổ ích để các chủ vườn na suy nghĩ chọn lọc và ứng dụng vào sản suất

Trang 37

của địa phương mình nhằm nâng cao năng suất vườn na

Trung bình một cây na 5-6 năm tuổi thường có khoảng 800-1200 hoa nhưng chỉ có 200-300 hoa được thụ phấn trong khoảng 1 tháng, những hoa ra sau thường được ngắt bỏ Hoa được thụ phấn sau một tuần sẽ hình thành quả non Do được thụ phấn tập trung nên quả tròn, to, cân đối, không méo mó, hình thức mẫu mã đẹp, thời gian thu hoạch tập trung nên rất thuận lợi cho việc chăm sóc bón phân nuôi quả Hoa không được thụ phấn ra rải rác khoảng

2 tháng, tỷ lệ đậu quả rất thấp, quả méo mó, không cân đối, nhỏ, rất khó cho việc chăm sóc bón phân đồng loạt để quả phát triển

* Cách lấy phấn hoa

Chọn ngày nắng ráo, hái những hoa ở gần ngọn, đầu cành của các cành nhỏ (thường những hoa này không đậu quả) để lấy phấn Chọn hái những hoa sắp nở: Cành đã dài, màu trắng vàng, các cánh đã bắt đầu tách khỏi nhau, nhị đực đã bắt đầu chuyển sang màu trắng kem, bao phấn sắp nứt Thời gian hái hoa tốt nhất là vào buổi chiều từ 15 giờ đến 18 giờ Hái xong cho hoa vào túi giấy đậy kín, để qua đêm cho hoa nở và phấn chín hoàn toàn Sáng hôm sau

đổ hoa ra đĩa khô, sạch, bỏ hết cánh hoa, rũ cho hạt phấn rơi ra, thu gom phấn cho vào lọ thủy tinh hoặc đĩa có phủ vải lên trên để giữ ẩm rồi đem đi thụ phấn cho na

Cũng có thể hái hoa lấy trực tiếp phấn hoa rồi thụ phấn ngay vào những hoa khác mà không cần ủ qua đêm Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi hoa mới chỉ nở lác đác với số lượng ít, do cách làm này tốn thời gian

* Cách thụ phấn

Dùng bàn tay trái đỡ nhẹ lấy đế hoa, cuống hoa lọt giữa ngón trỏ và ngón giữa bàn tay trái, lấy ngón tay cái của bàn tay trái tách nhẹ cánh hoa ra trong khi tay phải cầm bút lông hoặc que tăm có quấn bông gòn chấm vào lọ hạt phấn rồi phết nhẹ và xoay đều cho phấn dính vào bó nhụy cái giữa lòng

Trang 38

hoa Thời gian thụ phấn tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, hoa nào nở trước thì thụ trước, hoa nào nở sau thì thụ sau

Kinh nghiệm chọn hoa cho thấy, chọn hoa để thụ phấn sao cho số hoa cách đều trên cành thì tỷ lệ đậu quả mới cao, quả sẽ to và ít bị rụng quả sau này Nếu làm thành thạo 1 người có thể thụ phấn cho 800-1000 hoa/ngày Khoảng 3-4 ngày thụ phấn 1 lần cho cây và cả mùa na cũng chỉ thụ phấn 8-10 lần khi cây ra hoa nhiều nhất

Trong thời gian thụ phấn bổ sung, không nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, hạn chế tưới nước Khi hoa đã đậu, quả bắt đầu lớn thì cần tăng cường bón phân, tưới nước, chăm sóc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời để nuôi quả lớn

Nếu điều kiện thời tiết phù hợp thì tỷ lệ đậu quả của hoa na cũng khá cao, khoảng 80-90 % số hoa được thụ phấn, 1 cây na 5-6 năm tuổi trung bình cho 150-200 quả/cây Điều kiện thời tiết khô hạn, gió mùa đông bắc, gặp trời mưa bão thì việc thụ phấn gặp khó khăn, ít đậu quả

1.5 Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh

Na được coi là một loại cây trồng ít sâu bệnh nguy hiểm xong nếu trồng tập chung thì vườn cây thường có nhiều các đối tượng sâu bệnh hại, ảnh hưởng đáng kể tới năng suất, phẩm chất quả tốt Vì vậy, phải thường xuyên theo dõi kịp thời để phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ

1.5.1 Các loại sâu hại

1.5.1.1 Sâu hại hoa còn gọi là sâu vòi voi

Thuộc bộ cánh cứng Coleoptera Sâu trưởng thành hình bầu dục màu

nâu xám Sâu non có màu trắng sữa, đầu màu nâu Sâu trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban ngày, thường tập trung phía trong cánh hoa và đẻ trứng luôn trong đó Sâu non, sâu trưởng thành đều cắn phá cánh hoa

Cách phòng trừ:

Dùng Sago - Super 20EC, thuốc có tính xông hơi mạnh nhưng lại dễ

Trang 39

phân huỷ trong thời gian ngắn để phun cho cây Liều lượng sử dụng là 20 - 25

ml pha trong một bình 8 ít nước phun đều trên tán cây vào lúc sáng sớm hay chiều mát Phun 2 lần, lần thứ 2 cách lần thứ nhất 15 ngày

1.5.1.2 Rệp bông, rệp sáp

Gây hại trên lá, quả Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn Rệp sáp tập trung chích hút trên lá và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai sần không lớn được Nếu rệp sáp tấn công vào giai đoạn quả non thì quả thường

bị rụng Nếu tấn công vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất giá trị thương phẩm Khi chích hút quả na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng

- Sau khi thu hoạch, tỉa xén cành làm cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp

* Cách điều trị:

Khi trồng chú ý bố trí mật độ khoảng cách hợp lí, không trồng quá dày

và tạo cho vườn na được thông thoáng

Thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành khuất trong tán lá

để vườn được thông thoáng Những quả, cành có quá nhiều rệp thì nên cắt bỏ

và đem đốt để hạn chế sự lây lan của rệp

Rệp di chuyển được là nhờ kiến Để hạn chế sự lây lan này thì cần phải trừ kiến bằng cách: dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở gốc na và có thể dùng Padan, Basudin hoặc Regent hột dải xung quanh gốc

Mật độ rệp cao, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu ít độc hại như: Dragon58EC (10-15cc/8lít nước), Sago-Super 20EC (25cc/8lít nước), Dimenat 40EC phun 2 lần liên tiếp cánh nhau 5-7 ngày, ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 15 - 20 ngày Nếu trong thời gian thu hoạch thì phải thu hái hết quả già, quả chín rồi mới phun thuốc

Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu ít gây hại cho

Trang 40

thiên địch như: DRAGON 585EC (15ml/ 8 lít nước), SAGO SUPER 20EC (25 ml/ 8 lít nước), DIMENAT 40EC Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7-

10 ngày để bảo đảm diệt sạch rệp sáp Chú ý đảm bảo thời gian cách ly

1.5.1.3 Sâu đục quả (Anonaepestis bengalella)

Sâu trưởng thành là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ sâu non dài khoảng

20 - 25mm Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn, đục vào bên trong thịt quả Triệu trứng quả bị sâu hại là thấy bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài, thường trên 1 quả có nhiều sâu phá hại

Ngày đăng: 22/03/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w