1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Phát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Biển Của Nhật Bản Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quang Huy
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thị Lan Hương, TS. Lại Lâm Anh
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Phát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt NamPhát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-*** -

NGUYỄN QUANG HUY

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA NHẬT BẢN

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành : Kinh tế Quốc tế

Mã số : 9.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tập thể hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Trần Thị Lan Hương

2 TS Lại Lâm Anh

Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Chiến Thắng

Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng

Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Duy Đông

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Vào hồi giờ, ngày tháng năm …

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện khoa học xã hội

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhật Bản là quốc gia biển Tuy nhiên, trước khi chiến tranh Lạnh kết thúc, kinh tế biển của Nhật Bản chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có Điều này cũng dễ hiểu bởi trong thời kỳ trước đó, Nhật Bản tập trung theo đuổi chính sách phát triển kinh tế dựa vào các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ mũi nhọn, tạo nên sự thần kỳ Châu Á Sự sụp đổ của bong bóng tài sản năm

1991 tại Nhật Bản đã khiến nền kinh tế Nhật Bản trải qua một thập kỷ “mất mát”, cần tái cơ cấu lại để phục hồi kinh tế Đồng thời với bối cảnh trong nước, thế

kỷ XXI được coi là thế kỷ của đại dương, và việc “vươn ra biển” trở thành xu thế lớn, định hướng quan trọng cho tất cả các quốc gia có biển, thậm chí cả các quốc gia không có biển; trong đó có Nhật Bản và Việt Nam

Là quốc gia ven biển, Nhật Bản đã nhanh chóng xây dựng Luật cơ bản

về chính sách đại dương (Basic Act on Ocean Policy) năm 2007, cùng với đó là các Kế hoạch cơ bản về chính sách đại dương (Basic plan on Ocean Policy), được nội các Nhật Bản ban hành 5 năm/1 lần nhằm cụ thể hoá chính sách Đại dương trong từng giai đoạn Nhờ thực hiện khá thành công Chính sách đại dương từ năm 2007, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc số 1 trong khu vực

về phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong các ngành kinh tế quan trọng như đóng tàu, vận tải biển, nuôi trồng và chế biến hải sải, năng lượng tái tạo, công nghiệp hàng hải, du lịch biển… Các ngành kinh tế mũi nhọn của Nhật Bản được dựa trên việc khai thác các cơ hội mang lại từ các ngành kinh tế biển truyền thống, các nguồn tài nguyên biển cần áp dụng công nghệ hiện đại (khai thác tài nguyên đáy biển, mặt biển, tài nguyên gió, sóng biến…) và các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế (xuất nhập khẩu, du lịch quốc tế, vận tải quốc tế…) Nhờ hệ thống chính sách phát triển bài bản và hiệu quả, sự đầu tư lớn của chính phủ Nhật Bản, kinh tế biển Nhật Bản từ năm 2007 đến nay đã phát triển rất mạnh, đóng góp quan trọng trong GDP của cả nước, có các ngành kinh tế đáng để các nước đi sau như Việt Nam học tập như ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biển hải sản, ngành năng lượng tái tạo trên biển, công nghiệp đóng tàu và nhiều ngành kinh tế khác

Đối với Việt Nam, biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

xã hội bởi nước ta có bờ biển dài, có vị trí địa lý quan trọng và hướng ra biển Sau 10 năm thực hiện chiến lược biển năm 2007, vào năm 2018, Chiến lược kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 ra đời nhằm đáp ứng với tình hình phát triển mới trong nước và quốc tế, đặt ra những yêu cầu phải coi biển trở thành nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia Với quan điểm Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững thịnh vượng và an toàn, gắn kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh

và an toàn, giữ vững độc lập tự chủ và tăng cường hợp tác quốc tế về biển, Việt Nam đặt mục tiêu đưa các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10% GDP cả nước, kinh tế của các tỉnh ven biển đạt 65-70% GDP cả nước vào năm 2030

Trang 4

Đây là một mục tiêu đầy tham vọng bởi cho đến này kinh tế biển ở Việt Nam vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có

Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong đó có kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Nhật Bản là nhiệm vụ cần thiết Là một nước đi sau về trình độ phát triển kinh tế, còn nhiều tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế biển nhưng cũng đang gặp phải nhiều vấn đề cần phải giải quyết để thực hiện chiến lược kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, nên việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là những nước thành công trong phát triển kinh tế biển là rất quan trọng để Việt Nam rút ra những bài học

kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển Với lý do trên, đề tài “Phát triển

kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam” mang tính cấp thiết

cả về lý luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Mục đích nghiên cứu:

Phân tích, chính sách và thực trạng phát triển kinh tế biển của Nhật Bản kể

từ năm 2007 đến năm nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong phát triển kinh tế biển giai đoạn đến năm 2030

+ Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài giải quyết 4 nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Làm rõ nội hàm khái niệm, đặc điểm và vai trò của kinh tế biển trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia

- Nghiên cứu các tiềm năng phát triển kinh tế biển của Nhật Bản; các chính sách phát triển kinh tế biển của Nhật Bản kể từ năm 2007 đến năm nay

- Làm rõ những thành công, hạn chế, các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế biển của Nhật Bản kể từ năm 2007 đến nay

- Rút ra bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế biển Nhật Bản

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến năm 2023

+ Phạm vi không gian: luận án tiếp cận việc khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển quan trọng của Nhật Bản, bao gồm: công nghiệp đóng tàu, năng lượng tái tạo trên biển, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển

+ Phạm vi nội dung: Kinh tế biển là một phạm trù rộng, vì vậy luận án chỉ lựa chọn nghiên cứu về các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế biển của Nhật Bản, thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển quan trọng của Nhật Bản, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 5

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận nghiên cứu: Đề tài sử dụng cách tiếp cận liên ngành, có

nghĩa là dựa trên các lý thuyết kinh tế học, kinh tế ngành, thương mại quốc tế, quan hệ quốc tế, các ngành liên quan như lịch sử, chính trị học, văn hoá… để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp phân tích hệ thống: đề tài sẽ sử dụng phương pháp này

để phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển trong gần 20 năm qua ở Nhật Bản (kể từ năm 2007) Phương pháp này sẽ đi theo các phân đoạn thời gian, từng phân ngành liên quan để làm rõ vấn đề nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: đề tài thu thập các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để phân tích, so sánh, đánh giá, từ đó thấy được những thiếu hụt và khoảng trống trong những công trình nghiên cứu trước đó, từ đó tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện

+ Phương pháp case-study: đề tài sử dụng một số trường hợp nghiên cứu điển hình trong phát triển kinh tế biển Nhật Bản nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu

+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài, NCS phỏng vấn một số chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu và quản lý kinh tế biển, đặc biệt là các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Bộ tài nguyên và môi trường, Cục thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

để có thêm dữ liệu và nhận định, giúp nghiên cứu sinh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

+ Phương pháp thu thập số liệu: Các dữ liệu (gồm số liệu và tài liệu) được sử dụng là dữ liệu sơ cấp, thứ cấp bao gồm:

(1) Các nghiên cứu của các học giả nước ngoài, trong nước

(2) Các nghiên cứu, báo cáo, tài liệu thống kê… thu thập từ các nguồn tin cậy của các nước Nhật Bản, Việt Nam, các tổ chức quốc tế

+ Phương pháp phân tích dữ liệu:

Đề tài sử dụng phương pháp định tính, định lượng để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra cụ thể: (1) Thống kê, tổng hợp các nguồn tư liệu đã có; (2) Mô tả và phân kỳ lịch sử; (3) Nghiên cứu, so sánh các giai đoạn

5 Những đóng góp của luận án

- Luận án sẽ tập trung xây dựng khung phân tích về phát triển kinh tế biển, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng, để từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển Nhật Bản

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế trong phát triển kinh tế biển Nhật Bản, luận án rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển kinh tế biển

Trang 6

- Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Nhật Bản, luận án rút ra các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong phát triển kinh tế biển thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, muốn phát triển kinh tế biển cần: xây dựng thể chế và hệ thống chính sách, phát triển bền vững,

tự chủ về công nghệ, tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế biển;

Luận án đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam muốn phát triển kinh tế biển cần: hoàn thiện thể chế chính sách, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển ngành nghề kinh tế biển có trọng điểm, tăng cường ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư;

Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cho hoạt động giáo dục và đào tạo, cho các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực kinh tế biển

7 Kết cấu luận án

Đề tài bao gồm phần Mở đầu, ba chương nội dung, Kết luận và tài liệu tham khảo Dự kiến 4 chương nội dung như sau :

Chương 1 : Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2 : Những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế biển

Chương 3 : Thực trạng phát triển kinh tế biển Nhật Bản giai đoạn 2007-2023

Chương 4 : Một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu về các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển kinh tế biển:

Trong nhiều công trình nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biển đã được phân tích dưới nhiều góc cạnh khác nhau Trong cuốn

“Towards an ocean governance framework and national ocean policy for Peru”

của Miriam Sara Repetto, thuộc United Nations, do quỹ The Nippon Foundation of Japan tài trợ năm 2005,

Phát triển kinh tế biển quốc gia còn được đề cập đến trong nhiều tài liệu

nước ngoài khác như: “Marine and coastal protected areas: a guide for

planners and managers”, tác giả Salm RV, Clark JR, Siirila E, NXB

Switzerland and Cambridge năm 2000; hoặc “Integrated coastal and ocean

management: concepts and practices” tác giả Cicin-Sain B, Knecht RW; NXB

Island, Washington DC, năm 1998; hoặc “Linking marine protected areas to

Trang 7

integrated coastal and ocean management: a review of theory and practice”

của Bilina Cicin Sain và Stefano Belfiore, University of Deleware, USD, 2012

Trong cuốn “Blue growth: scenarious and drivers for sustainable

growth from the oceans, seas and coast” của Uỷ ban châu Âu năm 2012, (EC

Third Interim Report, 13/3/2012, Rottterdam/Brussels),

OECD năm 2016 xuất bản cuốn sách “The Ocean Economy in 2030”,

Paris, 2016

Các tài liệu trong nước cũng bàn nhiều đến các vấn đề này Trong cuốn sách “Phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia, Singapore và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, tiến sĩ Lại Lâm Anh đã phân tích các khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế biển, quản lý biển, những đặc điểm nổi bật và hạn chế của Trung Quốc, Malaysia, Singapore trong phát triển kinh tế biển, quản lý kinh tế biển, từ đó gợi ý các chính sách cho Việt Nam Các chính sách được tác giả đề cập đến là phát triển các hệ thống cảng biển, vận tải biển, công nghiệp cảng biển, khai thác dầu khí và khoáng sản, du lịch biển Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ của Hà Thị Thanh Thuỷ “Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh tế

du lịch biển ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” cũng hệ thống khái niệm kinh tế biển, kinh tế du lịch biển, vai trò của du lịch biển trong phát triển kinh tế biển Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Ninh với đề tài “Kinh tế biển

ở các tỉnh Nam trung bộ Việt Nam trong hội nhập quốc tế” cũng tập trung phân tích sâu các vấn đề về kinh tế biển, vai trò của kinh tế biển đối với các quốc gia ven biển…Các công trình nghiên cứu trong nước đã phần nào làm rõ được một

số khái niệm, vai trò, nội hàm của kinh tế biển, các chính sách cơ bản để phát triển kinh tế biển Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung chủ yếu ở một số vùng, địa phương và một số quốc gia trong khu vực, chưa có cách nhìn bao quát, tổng thể về vấn đề nghiên cứu của luận án

Thứ hai, nghiên cứu tài nguyên và chính sách phát triển kinh tế biển

ở Nhật Bản:

Nhật Bản là quốc gia hải đảo, nghèo tài nguyên, đã từ lâu phụ thuộc nhiều vào các tuyến đường thương mại hàng hải qua eo biển Malacca và biển Đông để phát triển kinh tế Do đó, bảo vệ tự do và an ninh hàng hải, hàng không ở biển luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với Nhật Bản Trong cuốn

sách “Sea of Japan” do Bộ ngoại giao Nhật Bản xuất bản năm 2002,

Nghiên cứu về tài nguyên trong phát triển kinh tế biển Nhật Bản, các công trình nghiên cứu đã làm nổi bật các tài nguyên quan trọng của Nhật bản như các loài cá (Victoria Lyon Bestoer và Theodore Bestor, 2014), các tài nguyên khoáng sản dưới biển và các nguồn tài nguyên phát triển năng lượng tái tạo trên biển (Jonathan Arias, 2018) Tác giả Michael A McDevitt và Dmitry

Gorenburg trong bài viết “The long littoral project: Sea of Japan: a maritime

perspective on Indo – Pacific security”, đăng trên CNA strategic studies, 2013,

Năm 2007, Nhật Bản đề ra Kế hoạch cơ bản thực hiện chính sách đại

Trang 8

dương (Basic Plan on Ocean Policy), Act No33, 2007, Japan Trong Kế hoạch

này, Nhật Bản nhận thức “Phát triển và sử dụng các đại dương là điều kiện cơ bản và cấp thiết để phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo sự đa dạng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường biển để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người”

Trong bài viết “Maritime Policy in Japan” (2011), tác giả Habara Keiji

đã phân tích các vấn đề hiện tại mà Nhật Bản đang phải đối mặt trong ngành kinh tế biển, đồng thời phân tích những lợi thế và cấu trúc kinh doanh của ngành kinh tế biển, vai trò của biển đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản Bài viết được đăng trên tạp chí Journal of maritime research, số 1, trang 65-84, Nhật Bản

Thứ ba, nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế biển của Nhật Bản

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế biển của Nhật Bản rất đa dạng OECD năm 2016 phát hành ấn phẩm “Peer Review of the Japanese shipbuilding Industry”,

Chính sách đầu tư phát triển kinh tế biển của chính phủ Nhật Bản được phân tích qua một số tác phẩm điển hình Al Karim Govindji (2018) đã phân tích các chính sách phát triển điện gió ngoài khơi của Nhật Bản trong tác phẩm

“Apparaisal of the offshore wind industry in Japan”; Guillaime Hennquin (2016) đã phân tích các chính sách phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản và các dự án năng lượng tái tạo chủ yếu đang triển khai ở Nhật Bản trong tác phẩm

“Hydro, tidal and wave energy in Japan”; Irina Popescu, Toshihiko Ogushi (2013) đã phân tích các chính sách phát triển nghề cá ở Nhật Bản, hệ thống quản lý và cấp phép đánh bắt cá ở Nhật Bản trong tác phẩm “Fisheries in Japan” Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) của Việt Nam phân tích các chính sách phát triển thuỷ sản của Nhật Bản khi phân tích sách trắng về các biện pháp thúc đẩy nghề cá năm 2020 của Nhật Bản Công trình nghiên cứu của OECD (2021), Irina Ppopescu và Toshihiko Ogushi (2013) cho rằng Nhật Bản

là quốc gia có sản lượng và giá trị nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản rất lớn, duy trì sự ổn định nguồn cung ở các loại thuỷ hải sản chủ yếu như cá ngừ, cá ngừ vằn, cá mòi, cá thu, động vật có vỏ, cua, mực ống, cá hồi…,

Ngoài các bài viết trên, Nhật Bản còn xuất bản các Sách trắng về ngành thuỷ sản, Sách trắng năng lượng tái tạo, Sách trắng du lịch… Số liệu trong các Sách trắng này tương đối rộng, bao hàm nhiều ngành /lĩnh vực/khía cạnh khác nhau Đây cũng là nguồn tài liệu qúy để NCS tham khảo trong nghiên cứu, đánh giá và trích dẫn trong luận án

Thứ tư, nghiên cứu về phát triển kinh tế biển của Việt Nam:

Về tài nguyên biển, ấn phẩm của Ban tuyên giáo Trung ương năm 2013

“100 câu hỏi – đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”

Liên quan đến các vấn đề bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo, tác giả Nguyễn Hồng Thao trong Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về biển Đông đã có bài viết

“Biển Đông – ba giai đoạn, bốn thách thức, hai cách tiếp cận khu vực và một niềm

Trang 9

tin”, đăng trong cuốn sách “Biển Đông: hướng tới một khu vực hoà bình, an ninh

và hợp tác”, Đặng Đình Quý (chủ biên), Nxb thế giới 2011

Về vai trò của biển và sự hình thành chính sách biển của Việt Nam theo

thời kỳ lịch sử, tác giả Nguyễn Văn Kim trong bài “Biển với lục địa: biển Việt

Nam trong các không gian biển Đông Nam Á”, đăng trên Tạp chí phát triển

Trong phát triển kinh tế biển, nhiều công trình nghiên cứu và bài viết

đã phân tích các đóng góp của ngành kinh tế biển Việt Nam (Bộ tài nguyên và môi trường 2020), “Chiến lược kinh tế biển: cách tiếp cận và nội dung chính (Bùi Tất Thắng, 2007); “Tiềm năng biển Việt Nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong thập niên đầu thế kỷ XXI” (Nguyễn Thanh Minh, 2011); “Phát triển kinh tế biển xanh” của Hải Lam (2022) đăng trên Tạp chí tuyên giáo

“Bàn về nguyên tắc cơ bản của Chiến lược biển Việt nam trong thế kỷ

XXI”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2011; “Hợp tác ở Biển Đông: Tình hình và vấn đề” của Hoàng Khắc Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

Số 12 (165) - 2013, tr 35; “Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế -

Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Bá Diến (Chủ biên) Nxb Tư

pháp, Hà Nội, năm 2009; “South China Sea disputes and Implication for Oil

and Gas Development”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần

thứ năm với chủ đề Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực,

11-12/11/2013, Hà Nội, Việt Nam…Các tài liệu này chủ yếu đề cập đến các quan điểm chỉ đạo trong định hướng chiến lược biển của Việt Nam, vai trò của biển trong phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế; các định hướng cơ bản trong chiến lược biển của Việt Nam, tiềm năng và thách thức của Việt Nam trong thực hiện chiến lược biển

1.2 Đánh giá chung về tài liệu nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá chung

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây đã cung cấp phần nào những cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển và thực trạng phát triển kinh tế biển của Nhật Bản cũng như Việt Nam Do khả năng tiếp cận tài liệu thông qua các thư viện điện tử, sách xuất bản và bài viết ở Việt Nam về kinh tế biển Nhật Bản không đẩy đủ và cập nhật, nghiên cứu sinh đã cố gắng tập hợp những tư liệu, số liệu về chính sách, thực tiễn phát triển kinh tế biển, các nhân tố ảnh hưởng và một số hạn chế trong phát triển kinh tế biển của Nhật Bản Tuy nhiên, sự phân tích của các công trình nghiên cứu trên còn rất rời rạc,

Trang 10

không hệ thống, chưa cập nhật, chưa đề cập rõ nét chiến lược và chính sách phát triển kinh tế biển của Nhật Bản Tác giả luận án thấy rằng đây là những tài liệu quan trọng để xây dựng khung phân tích cho luận án và sẽ được tiếp tục làm rõ các vấn đề trên trong luận án tiến sĩ của mình

Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển rời rạc được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau, ở một số vùng hoặc một số lĩnh vực Phần lớn, tài liệu nghiên cứu sinh có được là các số liệu thống kê hoặc các báo cáo ngắn, được thực hiện trong một giai đoạn hoặc một thời điểm cụ thể nào đó Ít có những tài liệu mang tính chất tổng thể, toàn diện và cụ thể về phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển của Nhật Bản và những thách thức đặt ra trong phát triển kinh tế biển như đã đặt ra trong Chính sách đại dương và các kế hoạch thực hiện chính sách đại dương của Nhật Bản Tác giả luận án sẽ kế thừa các kết quả của các tác giả đi trước, tiếp tục hệ thống hoá các vấn đề, cập nhật thông tin và

tư liệu nghiên cứu để đưa ra những đánh giá mang tính chất toàn diện giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra

Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển ở Việt Nam tương đối nhiều Tuy nhiên, để tổng quát theo khung phân tích và logic của luận án, cần phải sử dụng cách tiếp cận tổng thể và theo hướng nghiên cứu để rút ra bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản Do vậy, tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu dựa trên tài liệu

đã sưu tầm dược để phát hiện ra các vấn đề, hệ thống hoá, logic hoá và thống nhất các luận cứ khoa học theo quan điểm nghiên cứu của riêng mình

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến kinh nghiệm Nhật bản trong phát triển kinh tế biển (các công trình cấp Bộ, cấp nhà nước, cấp luận án tiến sĩ) không nhiều và không liên quan trực tiếp đến đề tài này Chính vì vậy, đề tài hoàn toàn mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, được nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời tìm ra các phát hiện khoa học mới để rút ra bài học cho Việt Nam

Đề tài cũng có tính mới và có ý nghĩa lớn về thực tiễn Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kinh tế biển dường như còn thiếu vắng ở Việt Nam Trong các hội thảo quốc tế về biển Đông tổ chức tại Hà Nội những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến biển Đông và quan điểm của một số nước về biển Đông đã được các học giả nghiên cứu tương đối đa dạng Tuy nhiên, phần lớn các hội thảo, các bài viết về kinh nghiệm quốc tế tập trung vào biển Đông dưới góc độ an ninh khu vực và quan hệ quốc tế Nghiên cứu về kinh tế biển chưa được tập trung chuyên sâu trong các công trình nghiên cứu trước đó là việc hoạch định và thực thi chính sách kinh tế biển của một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam Trong bối cảnh tình hình biển Đông đang nóng lên, kỷ nguyên đại dương đang dậy sóng, bên cạnh những nghiên cứu về cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo đối với Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông, chúng ta cần có những nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và chiến lược phát triển kinh tế biển hiện đại

Trang 11

của Việt Nam hiện nay, để từ đó tham chiếu, rút kinh nghiệm, kiến nghị với chính phủ để điều chỉnh chiến lược kinh tế biển cho phù hợp với tình hình trong nước, khu vực và quốc tế

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án

Một là, phát triển kinh tế biển đang là chủ đề không mới, được nghiên cứu và rút kinh nghiệm rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam các công trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế biển còn tương đối ít

Hai là, nghiên cứu phát triển kinh tế biển ở Việt Nam tương đối đa dạng, đa chiều, đưa ra nhiều vấn đề quan trọng về thành công, hạn chế, rào cản chính sách

Ba là, bài học kinh nghiệm quốc tế khi nghiên cứu phát triển kinh tế biển Nhật Bản còn đàn rất ít, đòi hỏi nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu và rút

ra các bài học cho Việt Nam

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

2.1 Các khái niệm cơ bản

- Kinh tế biển là các hoạt động kinh tế thông qua việc sử dụng các nguồn lực của biển ở 3 phạm vi: ven bờ, mặt biển và đáy biển nhằm mang lại các lợi ích cho các chủ thể kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Kinh tế biển bao gồm các ngành: kinh tế hàng hải; nuôi trồng, đánh bắt, khai thác và chế biển thuỷ sản; thăm dò và khai thác, chế biến dầu khí, năng lượng tái tạo, du lịch biển và các ngành kinh tế ven biển và các ngành khác

- Phát triển kinh tế biển: là quá trình khai thác các nguồn lực của biển để phục vụ lợi ích của các nhóm chủ thể và quốc gia, đồng thời là quá trình hoàn chỉnh

về chính sách, biện pháp, cơ cấu ngành kinh tế biển để đảm bảo khai thác nguồn lực biển một cách hiệu quả nhất nhưng vẫn hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống và công bằng xã hội

2.2 Đặc điểm và vai trò của phát triển kinh tế biển

2.2.1 Đặc điểm của phát triển kinh tế biển

Thứ nhất, phát triển kinh tế biển phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên biển của quốc gia

Thứ hai, phát triển kinh tế biển có mối quan hệ hài hoà với các lĩnh vực kinh tế khác trong nước

Thứ ba, phát triển kinh tế biển phải hướng tới sự phát triển bền vững và gắn với sự bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

2.2.2 Vai trò của phát triển kinh tế biển

Trang 12

Thứ nhất, biển và đại dương là nguồn cung cấp thực phẩm, năng lượng

và khoáng sản quan trọng phục vụ đời sống con người và là nguồn lực cho phát triển các ngành kinh tế biển

Thứ hai, kinh tế biển góp phần mở rộng trao đổi thương mại và hàng

hải quốc tế

Thứ ba, tạo công ăn việc làm

Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các vùng, địa phương ven biển Thứ năm, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế

2.3 Các nội dung cơ bản về phát triển kinh tế biển

Thứ nhất, phát triển kinh tế biển phụ thuộc vào chính sách phát triển

kinh tế biển của từng quốc gia

Thứ hai, phát triển các ngành kinh tế biển mũi nhọn phụ thuộc nhiều

vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sinh vật và vị trí không gian vùng biển

Thứ ba, bảo vệ môi trường sinh thái biển là một trong những mục tiêu

cần phải được đảm bảo khi phát triển kinh tế biển

Thứ tư, phát triển kinh tế biển phải đảm bảo việc giữ vững chủ quyền

biển đảo, an ninh quốc phòng trên biển

Thứ năm, phát triển kinh tế biển trên cơ sở công nghệ hiện đại, thiết lập

bộ cơ sở dữ liệu về biển để đảm bảo tính tích hợp, đánh giá dự báo và hoạch định chính sách

2.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế biển

- Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế biển

- Giá trị gia tăng trong phát triển các ngành kinh tế biển

- Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế biển

- Kết quả hoạt động của các ngành kinh tế biển

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển của một quốc gia, đó là các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài Cụ thể như sau:

Nhân tố bên trọng: bao gồm: (1) Tài nguyên biển; (2) Vị trí chiến lược của biển; (3) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; (4) Nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế biển; (5) Khả năng huy động nguồn lưc trong phát triển kinh tế biển

Nhân tố bên ngoài bao gồm: (1) Môi trường kinh tế toàn cầu; (2) Việc

ký kết các thoả thuận, hiệp ước kinh tế khu vực, toàn cầu của quốc gia; (3) Biến đổi khí hậu toàn cầu; (4) Môi trường chính trị và an ninh toàn cầu

2.5.1 Nhân tố bên trong

Thứ nhất, tài nguyên biển:

Thứ hai, vị trí chiến lược của biển

Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia:

Thứ tư, nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế biển

Thứ năm, khả năng huy động nguồn lưc trong phát triển kinh tế biển

Trang 13

2.5.2 Nhân tố bên ngoài

Thứ nhất, môi trường kinh tế toàn cầu:

Thứ hai, ký kết các thoả thuận, hiệp ước kinh tế khu vực, toàn cầu của

quốc gia

Thứ ba, biến đổi khí hậu toàn cầu: Biển và đại dương chịu nhiều tác

động của biến đổi khí hậu

Thứ tư, môi trường chính trị và an ninh toàn cầu: Môi trường chính trị -

an ninh toàn cầu bao gồm nhiều khía cạnh như hoà bình, xung đột, chiến tranh,

an ninh phi truyền thống, cán cân quyền lực quốc tế, toàn cầu hoá, xu hướng

hợp tác, thoả hiệp, đấu tranh, cạnh tranh, kiềm chế nhau…

Kết luận chương 2

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NHẬT BẢN

GIAI ĐOẠN 2007-2023 3.1 Khái quát phát triển kinh tế biển Nhật Bản

3.1.1 Vị trí địa chiến lược và tài nguyên trong phát triển kinh tế biển của Nhật Bản

3.1.1.1 Vị trí địa chiến lược của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia biển Các vùng biển Nhật Bản có vị trí địa chiến lược rất quan trọng Các vùng biển của Nhật Bản đưa đất nước mặt trời mọc tiếp giáp biên giới biển với Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Hàn Quốc và vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn Do Nhật Bản có nhiều cảng biển tốt và phân

bố đều đặn trên đường bờ biển dài, nên phần lớn người dân Nhật Bản sinh sống nhờ các cảng biển này, chủ yếu trên hai lĩnh vực: đánh bắt hải sản và giao thương trên biển Đặc điểm địa lý của Nhật Bản mang lại cho đất nước này sự giàu có về tài nguyên biển Về nguồn lợi thuỷ sản, biển Nhật bản được chia làm

8 vùng chính, phù hợp với môi trường sinh sống của các loại thuỷ sản quý hiếm của đất nước này Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, Nhật Bản đang tiến hành thăm dò khai thác tài nguyên dưới đáy biển, trong đó có các quặng kim loại, đất hiếm, nguồn khí đốt tự nhiên Methan Hydrate (hay còn gọi là băng cháy) với trữ lượng lớn

3.1.1.2 Tài nguyên trong phát triển kinh tế biển

- Về tài nguyên thuỷ sản

Đặc điểm địa lý của Nhật Bản mang lại cho đất nước này sự giàu có về tài nguyên biển Các dòng hải lưu chảy dọc theo các bờ biển của Nhật Bản và

sự khác biệt về khí hậu của các môi trường nước này khiến những vùng nước này trở thành một trong những vùng đánh bắt đa dạng và năng suất nhất trên thế

giới

- Về tài nguyên khoáng sản, khai khoáng dưới biển:

Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, Nhật Bản đang tiến hành thăm dò khai thác tài nguyên dưới đáy biển Năm 2015, Nhật Bản phát hiện ra

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w