Có thể chia các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Lào theo các nhóm chủ yếu sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Lào Cơng trình Liên minh đồn kết chiến đấ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN PHAN TUẤN SƠN HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC QUÂN SỰ VIỆT NAM – LÀO (1954 - 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN PHAN TUẤN SƠN HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC QUÂN SỰ VIỆT NAM – LÀO (1954 - 1975) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8.22.90.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS Nghiêm Thị Hải Yến THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 27% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Phan Tuấn Sơn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học TS Nghiêm Thị Hải Yến đã hết sức tận tình, dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp đỡ, trao đổi và chỉ ra những định hướng để tôi hoàn thành đề tài Tôi xin cảm ơn Thư viện Quân đội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Lịch Sử đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của tôi Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, vừa thực hiện được luận văn Lòng tri ân sâu sắc nhất của tôi xin được gửi tới gia đình, bạn bè đã không ngừng cổ vũ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Phan Tuấn Sơn ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn .ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt v MỞ ĐẦU .1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .8 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9 6 Nguồn tư liệu .9 7 Đóng góp của đề tài 10 8 Cấu trúc của luận văn .10 Chương 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC QUÂN SỰ VIỆT NAM - LÀO (1954 – 1975) .11 1.1 Cơ sở địa – chính trị 11 1.2 Sự tương đồng lịch sử - văn hóa 12 1.3 Tình hình quốc tế từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỷ XX .21 1.4 Tình hình khu vực Đông Nam Á 24 1.5 Tình hình bên trong mỗi nước 29 1.5.1 Tình hình Việt Nam và chủ trương hợp tác quân sự với Lào 29 1.5.2 Tình hình Lào và chủ trương hợp tác quân sự với Việt Nam 36 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2 HỢP TÁC QUÂN SỰ VIỆT NAM – LÀO TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1968 40 2.1 Hợp tác xây dựng căn cứ kháng chiến và tuyến đường vận tải 40 2.2 Hợp tác phát triển chuyên gia quân sự 48 2.3 Hợp tác phát triển lực lượng vũ trang cách mạng 52 2.4 Phối hợp trong mở các chiến dịch quân sự 59 2.5 Phối hợp trong hoạt động tiễu phỉ 66 Tiểu kết chương 2 68 iii Chương 3 HỢP TÁC QUÂN SỰ VIỆT NAM – LÀO TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 70 3.1 Hợp tác mở rộng và bảo vệ vùng giải phóng 70 3.2 Hợp tác phát triển chuyên gia quân sự 74 3.3 Hợp tác xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng 78 3.4 Phối hợp trong các chiến dịch quân sự 83 3.5 Một số nhận xét về hợp tác quân sự Việt Nam – Lào (1954 – 1975) 90 Tiểu kết chương 3 96 KẾT LUẬN .98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .101 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Ban Chấp hành BCH 2 Quân đội nhân dân QĐND iv MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong lịch sử quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là một điển hình, một tấm gương mẫu mực hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hình thành từ rất sớm, không ngừng phát triển qua thử thách vững bền của thời gian, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, phát triển tới đỉnh cao trong năm đấu tranh giải phóng dân tộc Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Việt – Lào, hai nước chúng ta Tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long" Và như Chủ tịch Xuphanuvông đã mình họa: Tình hữu nghị đó cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát thơm hơn bất cứ đoá hoa nào thơm nhất” Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có những tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài, toàn diện như vậy” Đối với nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới những thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược Trong mối quan hệ Việt Nam – Lào, có thể nói, sự phối hợp quân sự giữa hai nước là tài sản vô giá của mối quan hệ đặc biệt, khắc sâu tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai quân đội, hai Đảng, nhân dân hai nước, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào và hỗ trợ tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu đã công bố, hợp tác quân sự Việt Nam - Lào từ năm 1954 đến năm 1975 chưa được thể hiện một cách hệ thống Từ thực tiễn này, 1 chúng tôi cho rằng, đi sâu nghiên cứu, làm rõ hợp tác quân sự Việt Nam - Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là vấn đề cấp thiết Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế mà nhân dân hai nước đang tiến hành, đã tạo ra những xung lực mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam với những phương thức mới và những nội dung mới Hơn nữa, tình hình quốc tế, khu vực và trong mỗi nước có những diễn biến phức tạp, khó lường Bên cạnh sự chống phá về nhiều mặt của kẻ thù, tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến trước đây đã bị xuyên tạc Do vậy, việc giữ gìn, vun đắp và phát huy vai trò của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào nói chung và hợp tác quân sự nói riêng đang trở lên cấp thiết Điều này cũng cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để bảo vệ thành quả cách mạng cũng như liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào đã giành được, từ đó xây dựng, phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của quân đội và nhân dân hai nước Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Hợp tác trong lĩnh vực quân sự Việt Nam - Lào (1954 – 1975)” làm luận văn cao học của mình 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với truyền thống đoàn kết, gắn bó trong lịch sử và tầm quan trọng đặc biệt, quan hệ Việt Nam – Lào thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử, chính trị, quan hệ quốc tế Nhiều công trình từ cấp quốc gia đến các công trình của các tác giả độc lập đã phản ánh mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau; nhiều hội thảo quốc gia, quốc tế được tổ chức nhân kỷ niệm các năm chẵn trong quan hệ hai nước tập hợp các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Có thể chia các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Lào theo các nhóm chủ yếu sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Lào Công trình Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào – Campuchia (1983) của tác giả Hoàng Văn Thái gồm hai phần: Phần thứ nhất, liên minh ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia là một tất yếu khách quan, là quy luật tồn tại và phát triển của ba dân tộc; Phần thứ hai, củng cố và tăng cường liên minh ba nước là nhân tố bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của ba nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đây là một trong những cuốn sách quan trọng về liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương nói chung và hai nước Việt Nam - Lào nói riêng; không chỉ 2 cung cấp tư liệu, cuốn sách còn giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm của liên minh chiến đấu, về một số nguyên tắc chiến lược của liên minh chiến đấu và trách nhiệm của quân đội, của nhân dân Việt Nam trong xây dựng, tăng cường và củng cố liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong thời kỳ cách mạng mới Tác giả On Đình Bảo với cuốn Sức mạnh của khối đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong chống Mỹ (1954 - 1975) (1989) đã khắc họa sinh động sức mạnh của khối đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) và khẳng định: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam - Lào - Campuchia giành được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi có ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa quốc tế hết sức to lớn Đó chính là thắng lợi của tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Công trình Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt (1993) là kỷ yếu hội thảo khoa học, trong đó quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã được nhắc đến là một biểu tượng tốt đẹp trong lịch sử thế giới đương đại Kết quả cuộc hội thảo góp phần làm sâu sắc quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị Đặc biệt, cuốn kỷ yếu có nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt - Lào; về liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc và về quân tình nguyện Việt Nam tại Lào Do đó, cuốn sách có giá trị to lớn trong việc cung cấp những tư liệu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn Tác giả Hoài Nguyên với cuốn Lào - Đất nước con người (1997), đã giới thiệu đất nước Lào tươi đẹp với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng Cùng với đó, khi mô tả về 20 năm đấu tranh của nhân dân Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược và giành thắng lợi vĩ đại (1955-1975), cuốn sách dành nhiều trang viết về mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước Lào - Việt Nam trên các mặt, đặc biệt là trong đấu tranh quân sự, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Lào vào năm 1975 Năm 2007, tác giả Lê Đình Chỉnh xuất bản cuốn Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954-2000 cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về lịch sử của nhân dân hai nước Việt - Lào trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do giai đoạn 1954-1975 Đáng lưu ý, trong các Chương 1, 2 và 3, tác giả đã nêu bật tình đoàn kết chiến đấu giữa quân dân hai nước chống Mỹ xâm lược và kết quả của tình đoàn kết chiến đấu giành được là giải phóng hoàn đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của hai dân tộc Việt - Lào 3 Năm 2006, tác giả Nguyễn Xuân Ớt xuất bản cuốn Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) - Lịch sử và kinh nghiệm đã phục dựng lại bức tranh rõ nét về quá trình liên minh chiến đấu giữa cách mạng hai nước Việt Nam và Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975 trên các lĩnh vực chủ yếu như: Kinh tế, quân sự, văn hóa và giáo dục Ở từng vấn đề cụ thể, tác giả đã đi sâu phân tích âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và các lực lượng thân Mỹ đối với cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam Nổi bật trong nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào phải kể đến công trình do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007) (2011) Đây là sản phẩm chính trong dự án nghiên cứu quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam Công trình gồm có 6 sản phẩm: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam 1930 -2007; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Bài viết của lãnh đạo Đảng, nhà nước; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)- Văn kiện Đảng và Nhà nước; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Biên niên sự kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Hồi ký; tập Sách ảnh tư liệu và bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt - Lào” Công trình nêu bật quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội, đặc biệt là trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung Năm 2012, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào hợp tác xuất bản đặc san Việt Nam - Lào 50 năm hợp tác và phát triển (1962 - 2012) bằng hai thứ tiếng Việt Nam, Lào, bao gồm các bài viết nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam và Lào trên các lĩnh vực: quan hệ về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo Tiêu biểu như: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào của Kim Ngọc; Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam - Lào trong lịch sử của Nguyễn Hào Hùng; Phát triển bền vững nông - lâm nghiệp ở Lào và khả năng hợp tác với Việt Nam của Trương Duy Hòa; 50 năm quan hệ Lào - Việt Nam của Sủn Thon Xay Nha Chắc; Quan hệ và hợp tác đặc biệt trong phát triển giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam của Hỉn Phết Xay Nha Sip Phăn Đon… Những bài viết này, ở các khía cạnh khác nhau, đều luận giải và minh chứng cho thành tựu cũng như tính chất đặc biệt trong quan hệ hai nươc 4 Tiếp sau đó, năm 2017, nhân kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2017) và 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (1977 - 2017), Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên soạn công trình “Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2017)” để tuyên truyền kỷ niệm, tái hiện lịch sử quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc kể từ khi hai nước ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, năm 1977 Trong nghiên cứu “Nhìn lại 55 năm quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Lào (1962 - 2017)” (2017), tác giả Trương Duy Hòa đã hệ thống lại quan hệ Việt Nam - Lào kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến năm 2017, nhận diện về quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước bao gồm cả thành tựu, hạn chế và đưa ra một số góp ý về chính sách thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào trong thời gian tới Năm 2018, tác giả Dương Đình Lập xuất bản cuốn Tình đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia trong lịch sử Cuốn sách gồm ba phần: Phần thứ nhất, tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong lịch sử; Phần thứ hai, đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào (1945-1975); Phần thứ ba, đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia (1945-1954, 1970-1975 và 1978-1989); góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước qua các giai đoạn lịch sử Nhóm các công trình nghiên cứu về hợp tác quân sự Việt Nam – Lào Cuốn Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) (2005) đã trình bày những mặt hoạt động chủ yếu của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại Lào như: giúp tổ chức, xây dựng, phát triển lực lượng quân sự, chính trị; cùng các đơn vị quân đội và nhân dân Lào phối hợp với các đơn vị chủ lực Việt Nam chiến đấu, giành thắng lợi từng bước, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Lào đến thắng lợi hoàn toàn Năm 2009, nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào (30/10/1949 - 30/10/2009), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tổ chức hội thảo khoa học Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào - Biểu tượng tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt - Lào” Kỷ yếu sau đó được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành năm 2010 Công trình đã làm sáng tỏ đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu toàn diện giữa Đảng, Nhà nước, 5 nhân dân và quân đội hai nước Việt - Lào, trong đó có sự liên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam với quân đội và nhân dân Lào Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009) phối hợp xuất bản kỷ yếu Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng Cuốn kỷ yếu nêu rõ tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội hai nước Việt - Lào trên chiến trường nóng bỏng nhất của cách mạng Lào là Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng Đặc biệt, những bài viết như: Chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng - Chân lý về liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam của tác giả Buxu Sỉsẳn; Chiến thắng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng - Biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào của tác giả Nguyễn Văn Nhật; Mặt trận Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, nơi thể hiện đậm nét về tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Lào của tác giả Nguyễn Huy Thục; Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trên chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng - Biểu tượng sinh động của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước của tác giả Trần Đức Cường; Phu Kẹt anh hùng - Biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu anh dũng của quân đội hai nước Việt Nam - Lào của tác giả Đinh Quang Hải đã cung cấp cho tác giả những tư liệu về hợp tác quân sự giữa nhân dân hai nước Bài viết Quan hệ đặc biệt Việt - Lào về quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) của tác giả Nguyễn Mạnh Hà đã nêu bật mối quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa hai nước trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng Tác giả cho rằng hợp tác quân sự Việt Nam - Lào là yếu tố góp phần làm cho quan hệ quân sự Việt - Lào ngày càng bền chặt Tác giả Trần Thị Thu Hương với bài viết Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào trong hai cuộc kháng chiến (2014), đã làm rõ quá trình liên minh chiến đấu giữa các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam với quân giải phóng nhân dân Lào, đặc biệt là sự phối hợp của quân tình nguyện Việt Nam với các đơn vị của Lào mở nhiều chiến dịch lớn trên chiến trường Lào, đặc biệt là chiến trường cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, giành thắng lợi quyết định, tạo bước ngoặt lớn cho cách mạng Lào Với cách phân tích và luận giải sâu sắc, tác giả đi đến khẳng định tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là nhân tố quan trọng góp phần hoàn thành sự nghiệp kháng chiến, giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước 6 Tác giả Trần Đức Cường với bài Đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia - Tài sản vô giá của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương (2015), đã khái quát tình đoàn kết giữa ba dân tộc từ thời kỳ phong kiến cho đến ngày nay Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tác giả nêu bật tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong các chiến dịch lớn như: Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (1961), Nậm Thà 1962, Đường số 8, Đường số 12 (1963), Nậm Bạc (1968), Cánh đồng Chum (1964, 1969, 1970, 1972), Đường 9 - Nam Lào (1971) qua đó tạo bước ngoặt cho cách mạng ba nước và là cơ sở cho liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia phát triển Cuốn sách Hoạt động của các chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975 (2022) của tác giả Lê Nam Phong đã làm rõ sự ra đời, xây dựng, phát triển các đoàn chuyên gia quân sự về mọi mặt và quá trình hoạt động của các chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975, qua hai giai đoạn: 1959 – 1968 (góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”) và 1969 – 1975 (góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “Chiến trang đặc biệt tăng cường”, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước) Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cơ bản đã góp phần phục dựng sinh động mối quan hệ và tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử, dưới nhiều góc độ khác nhau và có những đánh giá, nhận xét sâu sắc về mối quan hệ đặc biệt, về liên minh, hợp tác quân sự giữa quân đội và nhân dân hai nước Nhiều tư liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ lớn của Việt Nam như Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã được các tác giả khai thác, phân tích triệt để Những công trình này không chỉ soi rọi nhiều vấn đề lịch sử mà còn gợi mở một số nội dung về hợp tác quân sự Việt Nam – Lào giai đoạn 1954 – 1975 Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về hợp tác quân sự Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 –1975 dưới góc độ lịch sử Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu các công trình nghiên cứu trên rất quan trọng, vừa cung cấp nhiều tư liệu quý, vừa là sự gợi mở bổ ích cho tác giả khi thực hiện đề tài này 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ tiến trình và những nội dung về hợp tác quân sự giữa Việt Nam – Lào từ năm 1954 đến năm 1975 trong bối cảnh quốc tế, 7 khu vực và tình hình mỗi nước có những thay đổi căn bản, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm vận dụng cho hiện nay - Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây: + Phân tích, làm rõ nền tảng, những yếu tố tác động đến hợp tác quân sự Việt Nam – Lào giai đoạn 1954 – 1975 + Làm rõ sự phát triển của quan hệ hợp tác quân sự Việt Nam – Lào (1954 – 1975) + Rút ra một số nhận xét, đánh giá về hợp tác quân sự Việt Nam – Lào giai đoạn 1954 – 1975) 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác trong lĩnh vực quân sự Việt Nam - Lào (1954 – 1975) - Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1954 đến năm 1975 Năm 1954 là mốc Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương Nhưng sau đó, đế quốc Mỹ và tay sai từng bước can dự vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương Từ đây, nhân dân hai hai nước Việt Nam và Lào lại đoàn kết hợp tác chống đế quốc Mỹ xâm lược Mốc kết thúc đề tài là năm 1975 với cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bắc - Nam sum họp một nhà Đây cũng là năm cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn đánh dấu bằng sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975) Sự kiện năm 1975 đánh dấu tình đoàn kết gắn bó keo sơn của Việt Nam và Lào trong quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên một chiến trường thống nhất nhằm chống một kẻ thù chung với cùng một mục tiêu là giải phóng dân tộc Trong luận văn, để thấy được bước phát triển của hợp tác quân sự Việt Nam - Lào, tác giả phân chia sự hoạt động thành hai giai đoạn cụ thể: 1954 - 1968, 1969 – 1975 Bởi mốc 1968 là năm đế quốc Mỹ kết thúc chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và từ năm 1969 trở đi chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” + Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu hợp tác về mặt quân sự giữa Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống Mỹ Tuy nhiên, đây là mối quan hệ tác động của 8 nhiều yếu tố quốc tế, khu vực nên trong chừng mực nhất định, phạm vi không gian của đề tài có thể được mở rộng thêm + Về nội dung nghiên cứu: Luận văn giới hạn nội dung nghiên cứu trên lĩnh vực hợp tác quân sự Việt Nam – Lào ở một số lĩnh vực chủ yếu như xây dựng căn cứ, phát triển chuyên gia, phát triển lực lượng vũ trang và phối hợp trong các chiến dịch quân sự; đánh giá kết quả, hạn chế, từ đó nêu lên một số đặc điểm và đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hợp tác quân sự Việt Nam – Lào trong giai đoạn 1954 - 1975 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: Tác giả luận văn quán triệt sâu sắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết quốc tế, về liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, về chiến tranh nhân dân, về xây dựng hậu phương và quân đội làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài - Về phương pháp nghiên cứu: Là một công trình nghiên cứu lịch sử nên luận văn được hoàn thành với việc áp dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic Với phương pháp lịch sử, đề tài làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình phát triển hợp tác quân sự Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống Mỹ theo một trình tự liên tục về mặt thời gian và nhiều mặt, trong mối liên hệ với các sự kiện của bối cảnh quốc tế, khu vực và trong mỗi nước Với phương pháp logic, quan hệ hợp tác quân sự Việt Nam – Lào được xem xét, nghiên cứu dưới dạng tổng quát, nhằm rút ra những nhận xét, luận giải về vai trò của mối quan hệ hợp tác này Đồng thời, để làm sáng tỏ yêu cầu đặt ra, những phương pháp khác như so sánh, thống kê, tổng hợp cũng được tác giả vận dụng Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn nhằm so sánh sự hợp tác quân sự Việt Nam và Lào giữa hai giai đoạn 1954 - 1968 và 1969 - 1975 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm khảo cứu các công trình, làm rõ hợp tác quân sự Việt Nam - Lào từ năm 1954 đến năm 1975 6 Nguồn tư liệu Để hoàn thành luận văn, tác giả tham khảo và sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Tư liệu gốc được lưu trữ tại Thư viện Quân đội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Các văn kiện liên quan đến quan hệ đối ngoại hai Đảng, hai Nhà nước; các Hiệp định, bản Tuyên bố chung, Nghị định thư, biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Chính phủ; các tài liệu thống kê của các bộ, ban, ngành liên quan 9 - Tư liệu tham khảo bao gồm chuyên khảo, bài báo, các bài bình luận của các tác giả trong về về lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử cách mạng Lào và lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào - Nguồn tài liệu khai thác từ các trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào 7 Đóng góp của đề tài - Về lý luận: Đề tài phục dựng lại hợp tác quân sự Việt Nam – Lào từ năm 1954 đến năm 1975, góp thêm nhận xét về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, từ đó chỉ rõ đặc điểm, vai trò của hợp tác quân sự hai nước với các chủ thể có liên quan Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho việc bổ sung, tìm ra những giải pháp phù hợp để củng cố tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào cũng như nâng cao chất lượng hợp tác quân sự Việt Nam - Lào thời kỳ mới - Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, lịch sử liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào và lịch sử tổ chức quân sự Việt Nam thời kỳ hiện đại 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những yếu tố tác động đến hợp tác quân sự Việt Nam - Lào (1954 – 1975) Chương 2: Hợp tác quân sự Việt Nam – Lào từ năm 1954 đến năm 1968 Chương 3: Hợp tác quân sự Việt Nam – Lào từ năm 1969 đến năm 1975 10 Chương 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC QUÂN SỰ VIỆT NAM - LÀO (1954 – 1975) 1.1 Cơ sở địa – chính trị Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có chung đường biên giới dài 2.337,459 km Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ; Lào nằm ở sườn Tây, sâu trong đất liền; Việt Nam nằm ở phía Đông, nhìn ra Biển Đông Dãy Trường Sơn có thể ví như “cột sống” tự nhiên, hai nước Việt Nam - Lào như hai nửa cơ thể, cùng chung một cột sống ấy không dễ gì tách rời nhau Trong những năm chiến tranh, dãy Trường Sơn là biểu tượng của sự kiên cường, bền vững, của ý chí quyết tâm kháng chiến giành độc lập, tự do của hai dân tộc, tạo nên sự gắn bó mật thiết hai dân tộc với nhau Yếu tố địa lý gần gũi trên là điều kiện quan trọng để Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác quân sự trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù chung là đế quốc Mĩ Lãnh thổ hai nước Lào và Việt Nam nằm kề cận bên nhau, hình thể có nét giống nhau, chiều ngang không rộng nhưng trải dài Địa hình tự nhiên với hệ thống giao thông ở Lào và Việt Nam cùng chạy dài theo trục Bắc - Nam Về mặt tự nhiên, bên cạnh đường số 13 nối Pakse (Lào) - Kratié (Campuchia) - Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Lào có thể thông thương ra biển gần nhất bằng hệ thống các đường xương cá chạy ngang trên lãnh thổ hai nước như: đường số 6 nối Sầm Nưa thuộc tỉnh Houaphanh với Thanh Hóa, đường số 7 nối Xiêng Khoảng - Nghệ An, đường số 8 nối Borikhamsai - Hà Tĩnh, đường số 12 nối Khammouane - Quảng Bình, đường số 9 nối Savannakhet - Quảng Trị, đường số 18B nối Attapeu - Kon Tum Đường mòn Hồ Chí Minh cùng với hệ thống các con đường dọc ngang xuyên qua biên giới Việt - Lào, dọc theo dãy Trường Sơn tạo nên sự kỳ diệu độc đáo của con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến trong những năm đánh Mỹ Đó chính là bằng chứng sinh động của mối quan hệ chiến lược Việt - Lào trong quân sự nói riêng, là cơ sở khách quan quan trọng đáng chú ý trong mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào nói chung Về mặt địa - quân sự, Việt Nam và Lào là hai nước nằm ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược ở vùng Đông Nam Á Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam và Lào thường xuyên là đối tượng nhòm ngó với mưu đồ nô dịch của các thế lực bên ngoài 11 Do bờ biển Việt Nam ở phía Đông tương đối dài làm cho công tác phòng thủ gặp nhiều khó khăn nên nhiều phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải dựa vào địa thế hiểm trở, nhất là với dãy Trường Sơn để khắc chế những điểm yếu hở sườn ở phía Đông Những vị trí quân sự như Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (Bắc Lào), cao nguyên Bôlaven (Nam Lào) và Tây Nguyên hay vùng rừng núi Tây Bắc (Việt Nam) là những vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu ở Đông Dương, mà theo một số nhà quân sự, ai nắm được những địa bàn trên, người đó sẽ làm chủ toàn bộ chiến trường Đông Dương Hơn nữa, Lào là một đất nước không giáp biển nên chỉ có thể ra biển qua các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan hoặc Campuchia Như vậy, vị trí liền kề rõ ràng là một cơ sở tối quan trọng cho sự phát triển quan hệ hai nước Việt Nam và Lào từ trong lịch sử Đồng thời là yếu tố để tăng cường hợp tác quân sự Việt Nam – Lào trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung 1.2 Sự tương đồng lịch sử - văn hóa Từ xa xưa, nhân dân hai nước Việt - Lào đã có sự giao lưu kinh tế, văn hoá Lúc đầu chủ yếu là vùng biên giới, về sau do giao thông phát triển, đường sá mở mang, phương tiện giao thông thuận tiện hơn thì sự giao lưu giữa hai nước được mở mang Nhân dân sống hai bên biên giới thường là cùng bộ tộc, có quan hệ huyết thống, cùng phong tục tập quán, nên sự giao lưu càng dễ dàng, thuận tiện, đưa đến những cuộc di cư tự nhiên, người Việt sang Lào hay người Lào sang Việt Nam làm ăn sinh sống Trong lịch sử, cả Việt Nam và Lào đều là cửa ngõ của Đông Nam Á ở phía Đông, nên hai nước sớm hình thành khối liên minh đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung Sự kiện lịch sử ghi nhận mối quan hệ giữa hai nước, được thư tịch cổ Việt Nam phản ánh sớm nhất là vào năm 550, khi nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế bị nhà Lương đàn áp Lý Nam Đế phải chạy lên vùng Khuất Lạo, người anh ruột của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo đã đến vùng Dĩ Năng của người Lào lập căn cứ chống giặc và được nhân dân Lào nhiệt tình giúp đỡ [60; tr.75] Từ khi Đại Việt độc lập, triều Lý một mặt ổn định mọi mặt trong nước, phát triển thực lực, mặt khác lo chuẩn bị lực lượng chống Tống nên đặc biệt quan tâm đến vùng biên cương phía Tây Việc ổn định biên giới Việt - Lào là một trong những việc làm được nhà Lý coi trọng để bảo vệ hậu phương Dưới triều Lý, các tù trưởng Lào vẫn thường sang triều cống Sang thời Trần, đứng trước nguy cơ xâm lược của đế quốc 12 Mông - Nguyên, liên minh Lào - Việt đã được củng cố Nhà Trần đặc biệt ý thức được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống phòng thủ ở phía Tây Bắc và phía Tây nước ta, nhằm đối phó với phong kiến Trung Quốc Khi nhà Trần suy yếu, nhà Hồ lên, các quý tộc nhà Trần đã chạy sang đất Lào để lánh nạn và chờ cơ hội phục hồi lại ngai vàng Nhân dân Lào đã che chở và bảo bọc họ Ngay từ thế kỷ XIV, khi vương quốc Lan Xang độc lập ra đời, trên cơ sở bang giao đã có từ trước giữa nhân dân hai nước, mối bang giao giữa hai nhà nước cũng nhanh chóng được thiết lập Mối giao hảo thân thiện ngày càng trở nên gắn bó hơn khi cuộc xâm lược của nhà Minh xuống vùng này đang gần kề Hai nước đã cùng nhau sát cánh đương đầu với cuộc xâm lược đó [33; tr.41] Đầu thế kỷ XV, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi đã cử các tướng thông thạo tiếng Lào sang liên hệ với vua Lào để mua voi, lương thực, vũ khí của Lào Trên thực tế quân dân Việt - Lào đã cùng chiến đấu dũng cảm chống lại quân Minh Tuy trong thời gian này, quan hệ giữa hai bên có xấu đi do sự kích động của nhà Minh và phong kiến Thái, nhưng khi Lê Lợi lên ngôi, bang giao giữa hai nước lại trở nên tốt đẹp Dưới thời Thao Thèng Khâm (1479 - 1489) và Phaya Vi Xun (1507 - 1530), Lạn Xang phát triển và ổn định, quan hệ với Việt Nam vì thế cũng rất bền vững Đầu thế kỷ XVI, ở Việt Nam, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra triều Mạc Các quần thần của nhà Lê đã chạy sang Lào và được vua Lào giúp đỡ Chính vua Lê Duy Ninh cũng sang lánh nạn ở Lào, rồi lên ngôi vua ở đây (Sầm Châu – Sầm Nưa) Việc thắt chặt quan hệ hòa hiếu thông qua quan hệ hôn nhân được xem là một biện pháp vô cùng quan trọng và cần thiết giữa hai nước Năm 1564, vua Lan Xang đã cử người sang mang tặng phẩm và bốn con voi, lại xin cầu hôn công chúa Ngọc Hoa Vua Lê bèn sai thái sư đem con gái nuôi gả cho để kết hòa hiếu với nước láng giềng Mối nhân duyên này càng làm cho quan hệ giữa hai nước thêm bền đẹp Từ cuối thế kỷ XVIII, Lào bị chia làm ba tiểu quốc: Viên Chăn, Luông Pha Băng và Chăm Pa Xắc Để duy trì quyền lợi của mình, các tiểu vương đã cấu kết với các thế lực bên ngoài: Việt Nam, Thái Lan và Campuchia Chính quyền Viêng Chăn đã nhận được sự giúp đỡ của các Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn sau này Khi phong trào Tây Sơn nổ ra và giành thắng lợi, vua Quang Trung là người nhìn xa trông rộng đã thấy rõ tầm quan trọng của mối đoàn kết Việt - Lào, nên đã cho sứ giả đến Trấn Ninh, Trịnh 13