Định hướng phát triển không gian du lịch sinh thái Cần Giờ...17 Trang 5 MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đềĐôi khi chúng ta lại bị quyến rũ bởi những gì đối lập với thực tế mình đang sống, khaokhát mộ
lOMoARcPSD|38784156 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Chuyên nghành: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Mã ngành: 7810103 Đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG DU LỊCH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: THÂN TRỌNG THỤY Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN MSSV: 2024209195 Lớp: 11DHQTDVLH3 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2023 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Chuyên nghành: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Mã ngành: 7810103 Đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG DU LỊCH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: THÂN TRỌNG THỤY Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN MSSV: 2024209195 Lớp: 11DHQTDVLH3 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2023 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 Mục Lục MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề .1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu tổng quát .2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3 Câu hỏi nghiên cứu 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH SINH THÁI 5 1.1 Khái niệm du lịch sinh thái 5 1.2 Các loại hình du lịch sinh thái .5 1.3 Đặc điểm của du lịch sinh thái .5 1.4 Vai trò của du lịch sinh thái 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 7 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ 8 2.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Cần Giờ 8 2.2 Tài nguyên thiên nhiên 9 2.2.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn 9 2.2.2 Hệ sinh thái biển, sông, kênh, rạch, 10 2.2.3 Hệ sinh thái ven bờ .10 2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 10 2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 11 2.5 Nguồn nhân lực 11 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 12 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 3.1 Thực trạng khai thác du lịch sinh thái ở Cần Giờ 13 3.1.1 Thực trạng khách du lịch đến Cần Giờ .13 3.1.2 Thực trạng hoạt động của các khu du lịch 13 iv Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 3.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ 16 3.2.1 Quan điểm .16 3.2.2 Định hướng phát triển không gian du lịch sinh thái Cần Giờ 17 3.3 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với ngành du lịch sinh thái Cần Giờ .18 3.3.1 Điểm mạnh 18 3.3.2 Điểm yếu 18 3.3.3 Cơ hội 19 3.3.4 Thách thức 20 3.4 Giải pháp phát triển du lịch Cần Giờ 21 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 22 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 25 v Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đôi khi chúng ta lại bị quyến rũ bởi những gì đối lập với thực tế mình đang sống, khao khát một cảm giác mới lạ, một chất xúc tác mới cho cuộc sống và sự hiểu biết của mình Khi ống khói của các nhà máy, các xí nghiệp ngày một vươn cao chiếm lĩnh dần khoảng xanh của bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa trở thành xu hướng chung, các khu công nghiệp tập trung, các nhà cao tầng và khói bụi giao thông tràn ngập khắp nơi thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là một tất yếu Du lịch sinh thái không phải là hoạt động bên lề nữa, nó thực sự là một nguồn lợi quốc gia đem về một khoản ngoại tệ lớn cho nguồn ngân sách quốc gia Không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế Một đặc điểm rất quan trọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa” Việt Nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái Huyện Cần Giờ là một huyện khó khăn nhất của thành phố Tuy nhiên, Cần Giờ có ưu thế so với quận huyện khác của thành phố trong việc khai thác tài nguyên rừng, biển và đặc biệt là du lịch sinh thái Do đó, phát triển huyện Cần Giờ trở thành một trong những trung tâm du lịch về du lịch sinh thái có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố có rừng ngập mặn với mạng lưới sông, rạch chằng chịt, quanh co rất đặc trưng vùng sông nước Cần Giờ hoàn toàn có thể trở thành đô thị du lịch sinh thái biển hấp dẫn du khách Phát triển du lịch Cần Giờ là yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế – xã hội nâng cao đời sống, nâng cao dân trí, của một huyện được coi là nghèo nhất Thành phố Hồ Chí Minh Để phát triển bền vững ngành du lịch Cần Giờ cần thiết đầu tư bảo vệ môi trường và sự đầu tư bảo vệ môi trường đó chính là sự đầu tư cho phát triển du lịch 1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 Du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia Nó ra đời vào cuối những năm 80 và phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây Du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về du lịch sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định Rừng ngập mặn Cần Giờ – khu dự trữ sinh quyển của Thế giới nằm gọn trong địa bàn huyện Cần Giờ.Với điều kiện môi trường đặc biệt, hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái trung gian với rất nhiều loài động thực vật khác nhau Có một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè, trăn đất, cá sấu hoa cà, rắn cạp nong,… Có thể nói, sự hồi sinh của rừng ngập mặn Cần Giờ và việc được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000 là tiền đề thuận lợi cho Cần Giờ phát huy, tận dụng lợi thế để phát triển du lịch sinh thái rừng, biển kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Vì vậy, đề tài “PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI RỪNG – BIỂN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG DU LỊCH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG” 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát - Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng du lịch thân thiện với môi trường 2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ - Những vấn đề về môi trường liên quan đến phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ - Đề ra những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái nói chung và du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ nói riêng 3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau: 2 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 Câu hỏi 1: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Cần Giờ là gì? Câu hỏi 2: Tại sao Cần Giờ phải phát triển du lịch sinh thái theo hướng thân thiện với môi trường? Câu hỏi 3: Phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ có ý nghĩa gì với người dân ở đây? 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - Điều kiện tự nhiên và điều kiên kinh tế xã hội của khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ - Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ, từ đó để khai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây - Vấn đề môi trường liên quan đến phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ 4.2 Phạm vi nghiên cứu Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn – biển huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh 5 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái và biển Cần Giờ qua sách báo, internet, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ… - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp thực địa - Xây dựng bảng hỏi 6 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà kinh doanh du lịch Các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái luôn thu hút các chuyên gia về du lịch Trên thế giới từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du lịch sinh thái khá phổ biến Ở Việt Nam Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam“ do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch; công trình “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì ( Hà Tây ) phục vụ mục đích du lịch “của 3 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 Phó tiến sĩ Đặng Duy Lợi( 1992 ); công trình “Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ“ của Tổng cục du lịch ( 1993 ); và công trình “Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài TP Hồ Chí Minh đến năm 2010“ của công ty Du lịch Sài Gòn Tourist (1995 ) chỉ mới phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một phần nào đó đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch ở trong nước, nhưng chưa nói rõ về loại hình du lịch sinh thái Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,ở nước ta đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện đề tài “Hiện trạng và những định hướng cho công tác qui hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL” ( 1996-2010 ) với mục tiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch và đề xuất phương hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL cùng các phương án phát triển cụ thể Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng ĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan, vui chơi giải trí và du lịch biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu về loại hình du lịch sinh thái cụ thể Cho đến năm 1998 đã có công trình nghiên cứu của Phan Huy Xu và Trần Văn Thanh về “Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và định hướng khai thác du lịch sinh thái ở ĐBSCL“ Công trình nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế các điểm, tuyến, cụm du lịch sinh thái ở vùng ĐBSCL Các tác giả đã thiết kế các sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng nhằm phát triển du lịch bền vững… Các dự án này đã phác thảo các sản phẩ m du lịch sinh thái cần được đưa vào khai thác du lịch sinh thái Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã phần nào thể hiện được hiện trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào mô hình du lịch sinh thái, bên cạnh đó cũng chưa nghiên cứu rõ về du lịch sinh thái, đặc biệt ở Cần Giờ 4 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Khái niệm du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế-xã hội cho cộng đồng địa phương (Wikipedia, 2023) 1.2 Các loại hình du lịch sinh thái Cùng với sự phát triển du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các hoạt động du lịch cũng từng bước phát triển và đa dạng loại hình Dưới đây là các loại hình du lịch phổ biến: Du lịch xanh, du lịch cắm trại, picnic, dã ngoại Du lịch trên sông, hồ, hay biển Du lịch tham quan miệt vườn, thiên nhiên, làng bản Du lịch thái hiểm, tham quan hang động, lặn biển, leo núi 1.3 Đặc điểm của du lịch sinh thái Du lịch sinh thái bao gồm những đặc điểm cơ bản sau: Giúp thỏa mãn về nhu cầu trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên đối với du khách Khi du khách tham quan khu du lịch sinh thái sẽ có mong muốn được trải nghiệm về cảnh thiên nhiên mang vẻ hoang sơ, với hệ sinh thái vô cùng phong phú và có nét văn hóa bản địa Tại đây du khách sẽ được hòa mình vào môi trường tự nhiên và khám phá nền văn hóa của người dân nơi đây Có nhiều trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn 5 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 Các khu du lịch sinh thái thường có đặc điểm là thoáng mát, gần gũi với tự nhiên Vì vậy nhiều đơn vị lữ hành đã thiết kế ra các trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn nhằm mang tới cảm giác thân thiện, gần gũi và thư giãn cho du khách Loại hình du lịch thân thiện và rất gần gũi với thiên nhiên Đối với loại hình du lịch sinh thái, thiên nhiên mang tới vai trò vô cùng quan trọng Khi tham quan loại hình này du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều về thiên nhiên, cây cỏ, sông nước,… Chi phí dành cho các tour du lịch sinh thái phải chăng Xét về giá thành mà những gì khu du lịch sinh thái mang lại được đánh giá là tương đối rẻ, phù hợp cho rất nhiều du khách có thể tham quan và trải nghiệm Giúp hỗ trợ về bảo tồn hệ sinh thái Đây được đánh giá là một đặc điểm khác biệt và nổi bật của du lịch sinh thái so với những loại hình du lịch khác Tại du lịch sinh thái, hình thức, địa điểm và mức độ dành cho các hoạt động du lịch được quản lý cho sự bền vững của cả hệ sinh thái Hỗ trợ cho việc phát triển cộng đồng địa phương Loại hình du lịch sinh thái mang tới vai trò cải thiện đời sống tốt nhất góp phần tăng thêm những lợi ích cho cộng đồng địa phương cũng như môi trường của khu vực đó 1.4 Vai trò của du lịch sinh thái Cũng như một số loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái mang tới một số vai trò nhất định: Lợi ích về kinh tế Du lịch sinh thái góp phần vào việc làm tăng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên của ngành du lịch và nâng cao vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch Khi du lịch sinh thái phát triển còn giúp tạo điều kiện về công ăn, việc làm cũng như thu nhập cho những cộng đồng trong và ngoài khu vực tổ chức các hoạt động du lịch sinh 6 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng khai thác du lịch sinh thái ở Cần Giờ 3.1.1 Thực trạng khách du lịch đến Cần Giờ Số lượng khách đến Cần Giờ ngày càng tăng - Khách trong nước: chủ yếu là học sinh, sinh viên từ Tp HCM và các khu vực lân cận do trường hoặc các công ty du lịch tổ chức Họ thường đến vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ với mục đích tham quan, sinh hoạt dã ngoại hay kết hợp tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn; Đôi khi du khách là cán bộ, công nhân viên xí nghiệp, nhà máy, các gia đình tự đến hay thông qua công ty du lịch Du khách thường đến vào những ngày lễ, tết, cuối tuần với mục đích tham quan nghỉ ngơi Một số ít khách là nhà khoa học trong nước từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu họ thường đi theo nhóm hoặc hướng dẫn các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đến nghiên cứu và thực tập tại rừng - Khách quốc tế: Số lượng khách quốc tế đến Cần Giờ hạn chế chủ yếu từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc Phần lớn, họ đến với mục đích nghiên cứu khoa học, tìm hiểu hệ sinh thái rừng, vì vậy doanh thu từ khách du lịch theo loại hình này không đáng kể Đây là hạn chế rất lớn, điều này đòi hỏi các nhà chức trách phải có chiến lược trong cách quản lý và tiếp thị du lịch ra thị trường thế giới - Doanh thu hàng năm: Đối tượng đến chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức và nếu là khách nước ngoài thì thường là những nhà nghiên cứu Chính vì thế, doanh thu từ DL rất thấp, ước tính năm 2012 là 126 tỷ đồng/năm 3.1.2 Thực trạng hoạt động của các khu du lịch Khu du lịch 30/4 Bãi biển này dài hơn 1km, là khu nghỉ mát yên tĩnh rất thích hợp cho người dân Tp HCM cũng như các tỉnh lân cận vào các ngày lễ, tết và dịp cuối tuần Khu vực biển 30/4 rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, an dưỡng, thể thao dưới nước, câu cá,… Du khách vừa có thể thưởng thức những món ăn hải sản vừa trao đổi cuộc sống cũng như phương pháp đánh bắt thủy hải sản cùng những phong tục tập quán của người dân địa phương Tuy nhiên, biển Cần Giờ có một số hạn chế như: nước biển chứa nhiều phù sa nên có màu nâu 13 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 đen, sóng tương đối lớn, cát không mịn lại chứa nhiều xác của động vật biển Thêm vào đó, sự thiếu ý thức của 1 bộ phận nhỏ người dân bản địa cũng như du khách nên hiện nay bãi biển nhếch nhác, khá ô nhiễm Địa danh này phần lớn khách du lịch đến CG đều ghé thăm, có lẽ do đường đi dễ dàng (cho phép ô tô đến tận nơi), không khí biển mát dịu, hải sản tươi sống, hệ thống nhà hàng, khách sạn khang trang… Lâm viên Cần Giờ Lâm viên CG hay còn gọi là “Đảo Khỉ” Có thể nói, điểm du lịch hấp dẫn thứ 2 này làm nên sự nổi tiếng của rừng ngập mặn Cần Giờ Lâm viên được bao bọc bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt, vì thế khi du khách đi ghe thuyền len lỏi theo dòng nước quanh co sẽ có được những cảm giác rất thú vị Lâm viên rộng 2100 ha (gồm một số đốm rừng tái sinh tự nhiên và rừng trồng), độ che phủ đạt 91%, trong đó 514 ha được đưa vào khai thác du lịch Trong rừng, có nhiều loài động vật như: bò sát, lưỡng cư, chim… đặc biệt có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Có thể tạm gọi Đảo Khỉ là “Vương quốc khỉ”, với 4 loài (khỉ đuôi dài, khỉ lợn, khỉ chó, khỉ vàng) được nuôi và bảo vệ trong điều kiện bán tự nhiên rất gần gũi với khách, số lượng lên tới gần 1000 con Nhân viên bảo vệ ở đây cho biết: “Trước đây, khi chưa thành lập lâm viên những đàn khỉ sống rải rác ở sâu trong rừng, từ khi có được nhiều thức ăn của khách tham quan, chúng kéo “đại gia đình” ra và ngày càng dạn dĩ tiếp cận với con người.” Đây cũng là căn cứ địa cách mạng rộng lớn với hệ thống hầm bí mật che dấu bộ đội đặc công Rừng Sác một thời lửa đạn Hiện nay, đã phát hiện một số hầm và đang tìm kiếm những nắp hầm cùng những khu căn cứ nằm giữa rừng Khách đến đây sẽ tìm thấy lại những hoạt động của Bộ Chỉ huy miền Rừng Sác cùng những trận đánh nổi tiếng của các chiến sĩ đặc công làm tiêu hao sinh lực của Mỹ – Ngụy trên sông Lòng Tàu, Soài Rạp… Ngoài ra, DK còn được quan sát tận mắt hình ảnh dựng lại về cuộc sống và sinh hoạt của các chiến sĩ năm xưa Khu du lịch Vàm Sát Điểm du lịch Vàm Sát (rộng 2000 ha) nằm trong rừng ngập mặn CG, thuộc xã Lý Nhơn Với bạt ngàn cây rừng ngập mặn, cùng hệ động – thực vật đa dạng, phong phú, Vàm Sát hiện là một trong 4 điểm hấp dẫn bậc nhất hiện nay của CG (Vàm Sát, Đảo Khỉ, bãi tắm 14 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 30/4, thị trấn Cần Thạnh) Bên cạnh bạt ngàn cây đước còn có vẹt, ô rô, chà là, bần… mỗi loài một vẻ, mỗi cách sinh trưởng đến kì lạ Trong rừng có mèo, trăn, rắn, khỉ, kì đà, heo… và nhiều loài thú quý hiếm khác, Nét độc đáo nhất của Vàm Sát là có tháp Tang Bồng cao 25 hình cánh cung vút thẳng lên trời Tại đây, du khách có thể phóng tâm mắt chiêm ngưỡng tất cả những gì mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng duyên hải Thi vị nhất vẫn là mỗi khi chiều về, du khách đứng trên đỉnh tháp phóng mắt về phía vườn chim ngắm nhìn những đàn cò chấp chới trong nắng vàng hoàng hôn bay về tổ ấm sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi, hình ảnh ấy khó có thể phai nhạt cho chuyến du ngoạn CG Ngoài ra, du khách có thể tự chèo thuyền nhỏ len lỏi vào rừng để tham quan, tìm hiểu hệ động vật vô cùng phong phú Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên Tp HCM Điểm này rất thích hợp cho giới trẻ là sinh viên, học sinh… vì giá phòng trọ bình dân, lại sang trọng và sức chứa lên tới 156 người Tới đây, khách DL được thụ hưởng bầu không khí trong lành từ cái mát lạnh của rừng đến những làn gió nhè nhẹ của biển Đồng thời, cũng là cơ hội cho các bạn trẻ thi thố tài năng sinh hoạt tập thể, với các chương trình giao lưu văn hóa vừa sôi nổi, gắn kết, thân mật Trung tâm này, tọa tạc tại tiểu khu 21 (nằm trên địa bàn xã Long Hòa) thuộc phân khu phục hồi sinh thái với diện tích khai thác giai đoạn một gần 1 ha Là khu vực dành riêng cho sinh hoạt dã ngoại, học tập, giải trí, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của các bạn thanh thiếu niên Tp HCM Tại đây, DK có thể sinh hoạt lửa trại qua đêm, câu cá, chèo thuyền, tham quan rừng ngập mặn, tắm biển 30/4, viếng “Vương quốc khỉ” hay tham quan các khu di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa truyền thống của CG Địa danh này ngày càng thu hút khách DL, chủ yếu là giới học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên, công đoàn Thị trấn Cần Thạnh Nơi đây, tập trung nhiều điểm di tích văn hóa đặc sắc phục vụ cho các loại hình du lịch, du khảo như: giồng Am, lăng Ông Thủy Tướng, đình thần, chùa Làng, bảo tàng, miếu, thánh thất, nhà thờ Đặc biệt, dãi đất biển đan xen những vườn cây ăn trái xum xê: xoài, nhãn, mãng cầu… cùng những món ăn hải sản tươi sống từ các ao nuôi tôm sú, nghêu, sò…hay thuyền ghe mỗi khi cập bến sẽ hài lòng khách ghé tham quan 15 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 Đảo Thạnh An Là một đảo nhỏ nằm giữa sông và biển, phương tiện đến đây là dùng ghe, tàu Ngoài các điểm tham quan làng chài truyền thống với nét đặc trưng của đảo, trong tương lai Thạnh An còn là điểm DL thích hợp với loại hình dã ngoại kết hợp với loại hình giải trí khác như: câu cá, chèo thuyền… Ngoài ra, DK còn có thể tham quan núi Giồng Chùa – ngọn núi duy nhất ở Tp HCM Núi Giồng Chùa nhìn từ xa như một hòn non bộ giữa biển khơi, không bị ngập nước và ảnh hưởng bởi thủy triều Thổ nhưỡng ở Thạnh An là loại đất nâu vàng, thích nghi cho loại cây lá rộng, ở đây vừa được thả nuôi 100 con khỉ, làm phong phú thêm hệ động vật tự nhiên hoang dã trên đảo Hiện nay, điểm du lịch này rất ít người tham quan do chúng chưa thực sự hấp dẫn và bất tiện về đường đi Muốn thăm điểm này chúng ta có thể theo đường bộ xuống thị trấn rồi gửi xe, đi thuyền máy (thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ) ra thăm đảo Riêng tham quan Giồng Chùa DK phải thuê ghe nhỏ và nhờ dân sống ở đảo chở đi 3.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ 3.2.1 Quan điểm Xây dựng Cần Giờ thành nơi du lịch sinh thái có hệ động thực vật đa dạng, văn hóa lịch sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du khách Nằm trong hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của cả nước, rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh quyển của trái đất, là một dạng sinh thái không nhiều ở nước ta và trên thế giới Bảo tồn rừng ngập mặn Cần Giờ không những có ý nghĩa lớn lao về bảo tồn các di sản tự nhiên và văn hóa, bảo tồn sự đa dạng sinh học, mà còn đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường sinh thái trong lành cho nhân loại khi diện tích rừng, trong đó có rừng ngập mặn ngày càng mất đi Phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ để kinh doanh du lịch có hiệu quả nhưng đồng thời phải góp phần bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên môi trường sinh thái để bảo đảm sự phát triển bền vững Đây là điều kiện tiên quyết và là mục tiêu hàng đầu của hoạt động khai thác du lịch tại Cần Giờ Có thể những đơn vị khai thác du lịch chỉ quan tâm tới mục đích kinh tế, nhưng nếu việc bảo tồn môi trường sinh thái không được đánh giá đúng mức 16 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com)