Để có thể phát triển văn hóa cần phải biết tiếpthu chọn lọc, đồng thời phải biết phát huy bản sắc dân tộc, làmđộng lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xãhội.Qua hàng tră
lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LỄ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam Giảng viên: TS Trần Phú Huệ Quang Sinh viên: Nguyễn Thu Hoài Mã số sinh viên: 2157040176 Lớp: 2210DAI01204 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 2 năm 2022 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Chúng ta biết rằng mức độ phát triển kinh tế, công nghệ, khoa học kĩ thuật,… đều là thước đo đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia Tuy nhiên những yếu tố này chỉ có thể cho ta thấy được cuộc sống con người ngày càng phát triển, thuận tiện, ấm no hơn mà thôi Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy, cùng với sự phát triển của trình độ sản xuất là quá trình phát triển của văn hóa Quá trình phát triển văn hóa là một tất yếu và quá trình này luôn thay đổi Để có thể phát triển văn hóa cần phải biết tiếp thu chọn lọc, đồng thời phải biết phát huy bản sắc dân tộc, làm động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội Qua hàng trăm năm lịch sử, mặc cho bao thăng trầm thay đổi, từ chiến tranh cho tới sự xâm lược của các nước, nước ta vẫn giữ được cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội loài người Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi hành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người Vì vậy mà hiện nay, dân tộc ta đã giữ gìn được rất nhiều truyền thống văn hóa giàu bản sắc dân tộc, mang sắc thái rất riêng của nhiều vùng miền như tết Nguyên Đán, nón lá, hội Lim, hội Gióng, thờ vua Hùng,… Tất cả đều thể hiện những đặc trưng của từng vùng miền nói riêng và đất nước ta nói chung Với mong muốn tìm hiểu thêm về sự hình thành và phát triển của nền văn hoá Việt Nam, em xin được chọn “Lễ hội Đâm Trâu” làm đề tài để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về văn hóa Việt Nam Hàng năm, cứ sau mỗi mùa rẫy bà con dân tộc thiểu số ở các buôn làng thuộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên và một số vùng khác lại tổ chức lễ hội thần N'du và các vị thần khác nhằm Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 tạ ơn các vị thần đã phù hộ, độ trì cho bà con dân làng trong một năm qua làm ăn được mùa, con cháu khoẻ mạnh Đó chính là lễ “Sa-rơpu” (ăn trâu) mà người miền xuôi thường gọi là tết Thượng hay lễ Đâm Trâu Nguồn: tapchidulich Lễ hội Đâm Trâu khi nhắc đến thì nổi bật nhất chính là “cây nêu thần” và “con trâu” Đó là một nghi lễ độc đáo được tổ chức sau những ngày mùa với ý muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc Nó đã trở thành một sự kiện sinh hoạt dân gian vô cùng gần gũi với bà con trong bản làng Lễ hội ấy còn mang nhiều yếu tố văn hóa, truyền thống bởi nó thể hiện sự kết nối giữa con người và thân linh, các Giàng, hơn nữa còn thể hiện được tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau giữa các con dân trong bản Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Trong lễ hội ấy còn kết hợp nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa như cồng chiên, múa hát, múa kiếm, trang trí, điêu khắc, tạo hình,… Lễ hội đâm trâu góp phần làm nên bản sắc Tây nguyên Từ người Stiêng, Bahnar, Cờ tu, Êđê, Xê đăng, Yẻh, Xeđrá đến người Brâu đâu cũng có lễ hội đâm trâu, dù nghi thức lễ hội mỗi nơi tuy có khác nhau nhưng ý nghĩa và mong muốn thì giống nhau Lễ hội Đâm Trâu người Ba Na gọi là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa- rơpu,… mục đích là để tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập xây dựng buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng những sự kiện quan trọng khác Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu thần phù hộ cho buôn làng được khỏe mạnh, ấm no để mừng ngày mùa hay để mừng chiến thắng Nguồn gốc lễ hội này có từ bao giờ chưa ai biết, chỉ biết trong hệ thống lễ hội nông nghiệp phong phú ở Tây nguyên, lễ hội đâm trâu đã có từ lâu đời, được xem là lễ hội lớn phản ánh mối quan hệ giữa con trâu - cây lúa - sự ấm no - an vui - ước vọng Lễ đâm trâu, có nơi còn gọi là lễ ăn trâu Đây là lễ hiến sinh, là lời cảm ơn Giàng (trời), cảm ơn thần linh đã ban cho mưa thuận gió hoà, đã giúp cho dân làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại rẫy nương, cho mùa màng tươi tốt, dân làng sống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh Đây cũng là lễ thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ của cộng đồng người dân, và vì thế những người được chọn ra đâm trâu phải là trai tráng, khoẻ mạnh, biết cách đâm làm sao để sau vài ba nhát giáo con trâu đã có thể ngã gục Nơi tổ chức thường là trước Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 nhà rông, nhà cộng đồng, hoặc dưới một tán cổ thụ, trong ánh lửa hồng hừng hực, trong lời cúng vừa vang vọng, vừa u trầm, trong vẻ mặt nhuộm hồng ánh lửa đầy trang trọng của dân làng Có ba vật thể hiện tâm linh của Lễ đâm trâu tại Tây Nguyên, đó là cây nêu, Chiếc “gu” treo ở xà nhà; “Lá vang” Cây nêu (hay còn gọi là cây cột lễ) là trung tâm, là biểu tượng của lễ đâm trâu Con trâu dùng để hiến tế sẽ được cột vào gốc cây nêu Còn cây nêu được chọn phải cao, vươn dài bởi nó còn dùng để trang trí, trở thành cầu nối giữa thần linh và dân bản Gốc nêu là nơi trang trí đẹp nhất với chiếc “mâm thần” xoè rộng Thông thường, ba màu đen, đỏ, trắng sẽ được dùng để vẽ lên cây nêu, bởi ba màu ấy là những gam màu truyền thống của người dân tộc Co Thân nêu chạm khắc nhiều hình ảnh sinh động như thỏ, rùa, chim bay, cá lượn, bướm đậu cành hoa, khỉ ngồi gốc quế v.v… Ngọn nêu là những lá phướn đan bằng sợi giang xoè ra rất đẹp Những bông hoa kết bằng xơ vỏ cây được điểm xuyết cũng góp phần làm cho cây nêu thêm rực rỡ Trên đỉnh cây nêu là hình tượng chim chèo bẻo (Sip lít) và phượng hoàng đất (Sip rak) làm bằng gỗ tượng trưng cho tinh thần thượng võ của người Co cũng là linh vật được thờ cúng Chiếc “gu” treo ở xà nhà là nơi ngự trị của thần linh Nó mang dáng dấp một bông hoa xoè 8 cánh với 16 mảng hoa văn khác nhau Ngoài ra, ở trước cửa ra vào, người ta sẽ treo một chú khỉ gỗ và một con chim đại bàng gỗ đã được điêu khắc khéo léo từ trước.Chúng được buộc dây nối liền với thanh tre ở dưới bậc thềm Như vậy, khi có người tới, bước lên bậc thềm giẫm vào thanh tre ấy sẽ làm chú khỉ giơ tay, gật đầu chào khách, còn chim đại bàng thì vỗ cánh như thật, vô cùng sinh động, hấp dẫn, thú vị Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 “Lá vang” là những tấm ván gỗ được chạm khắc tinh xảo treo ở gian chính giữa giống như bức đại tự trong nhà cổ người Việt Người ta sẽ vẽ cuộc sống sinh hoạt thường ngày, những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của người dân lên những lá vang ấy Thực chất phải làm vậy là để Thần lửa - vị thần trông coi việc làm ăn sinh sống của gia đình được trông thấy cuộc sống của người dân Vì Thần luôn bận mãi việc bếp núc nên không thấy được quang cảnh lễ hội vui vẻ bên ngoài nên thường thì dân làng làm tấm “lá vang” treo ở cửa bếp mô tả hoành tráng về quang cảnh một lễ hội đâm trâu Cây Nêu Cây nêu và bộ gu của đồng bào dân tộc Cor Nguồn: Ảnh:Internet được trang trí cầu kì, độc đáo Nguồn: Ảnh: Đỗ Trưởng Hằng năm, lễ hội đâm trâu sẽ được tổ chức khi mùa màng thu hoạch xong, đây chính là thời điểm người nông dân được Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 rảnh rỗi, mọi người vui chơi, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa rẫy mới, thường được tổ chức từ tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch Để chuẩn bị cho tục đâm trâu, những thanh niên trai trẻ, khỏe mạnh sẽ được phân công vào rừng chặt bốn cây to, cao theo yêu cầu và bốn ngọn lồ ô đem về buôn làng Sau đó khắc họa lên các cây và các ngọn lồ ô ấy những hoa văn, họa tiết đặc trưng cho văn hóa tâm linh, địa hình kỳ bí và tín ngưỡng nơi đây Sau đó, họ sẽ dắt một con trâu được chọn kĩ lưỡng và buộc chặt vào cột nêu trước sân nhà Rông nơi sẽ tổ chức lễ hội Con trâu lễ phải là trâu mộng dáng đẹp: thân dài, mông nở, cặp sừng nhọn và cân đối Nó phải được tắm rửa sạch sẽ và cho ăn no để đợi hiến tế Phải chọn thật kĩ lưỡng vì nếu không sẽ bất kính với thần linh, với Giàng Trong số các cây lồ ô chặt về, phải chọn một cây lồ ô tượng trưng cho tay thần, cắm cao chính giữa Trói thêm một con heo lớn áp sát vào cột để chứng tỏ sự trù phú của buôn làng Thường thì lễ hội sẽ tổ chức trong ba ngày Ngày đầu, các trai làng đào lỗ trên bãi đất rộng để dựng cây cột lễ, cũng chính là cột nêu Người ta chọc tiết một con lợn ngay bên miệng lỗ mới đào Lễ vật này để cũng tạ thần “Ma huýt” - người cai quản nương rẫy và giữ hạt giống cây trồng Theo nghi lễ, các dân làng sẽ đứng thành vòng tròn, chắp tay cầu khấn, phải khấn theo nhịp lục lạc của thầy cúng Tiếp đó, một người ăn mặc rách rưới đóng giả “ma xấu” chạy quanh đường làng Mọi người hò reo, khua chiêng trống, vác gậy đuổi theo Cuối cùng, “ma xấu” bị dân làng bắt được Nó kêu khóc van xin tha mạng và hứa từ nay không làm hại súc vật, cây trồng, không gieo dịch bệnh, dân làng đủ gạo ăn Buổi tối, cả làng ngồi vây quanh đống củi cháy bập bùng Trai làng đánh chiêng nhảy múa, những cụ già ngồi ngâm nga những làm điệu dân ca tha thiết của người Co Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ngày thứ hai, cây nêu trang hoàng rực rỡ được dựng lên trong tiếng vỗ tay reo hò của dân làng Bốn thiếu nữ Co ăn mặc xinh đẹp với váy đen, áo trắng, cổ đeo hạt cườm, đầu đội những quả bông xanh dổ, tay đeo vòng đồng lấp lánh Các chàng gùi trên lưng những ống đựng nước thiêng mà họ đã lấy ở thác nước đầu nguồn về Sau đó, một tốp người múa bài “Kđáo” quanh gốc nêu chín lần Tiếp đó té nước thiêng lên mình trâu và cây cột lễ Lúc này chú trâu hiến sinh đã ngoan ngoãn nằm trong lọng dây buộc vào gốc nêu Dây buộc thì mềm dẻo nhưng lại rất chắc, sợi dây này được buộc lỏng quang cổ trâu chứ không xỏ vào mũi khi dắt trâu lên đồng Để gột rửa uế tạp, chú trâu được tắm rửa sạch sẽ và ăn “lá đoóc”- một loại cỏ thơm trước khi hành lễ Đêm này, dân làng vẫn sẽ vui đùa cùng múa hát và ăn uống bên ánh lửa bập bùng Ngày thứ ba, mọi người đều tề tựu đông đủ quanh góc cây nêu và con trâu hiến tế Cây nêu lúc này đã được trang trí vô cùng cầu kì, độc đáo cùng các linh vật theo quan niệm của người dân Thường thì buổi lễ sẽ bắt đầu lúc xế chiều Những trai làng thành thạo có nhiệm vụ đánh trống và cồng chiêng Đầu họ chít khăn đỏ, mặc áo lễ “Blan” hoặc mặc áo ló chui đầu, không tay, có thêu hoa văn sặc sỡ hai bên vạt áo, đóng khố hoa “Kteh” và trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh trỗi nhạc Các sơn nữ mặc áo “Phia” – một kiểu áo lễ của nữ giới, váy hoa “Kteh”, đầu chít khăn trắng như hoa lan rừng đang nở rộ Mọi người trong buôn làng, từ già trẻ, gái trai xúng xính trong bộ áo quần mới nhất, trò chuyện líu lo nơi sân nhà Rông Chủ trì ngày hội đâm trâu là một già làng có kinh nghiệm, uyên bác và lớn tuổi, còn gọi là “Riu Yang” (thầy cúng) Thầy Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 cúng đứng nghiêm trang bên cột đang buộc con trâu, sau lưng ông là nam thanh nữ tú, ban nhạc cồng chiêng Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, thầy cúng khấn: Cầu xin thần trời – thần nước – thần núi- thần sông suối hãy đến đây chứng kiến ngày hội đâm trâu của dân làng Cầu xin các thần linh thiêng hãy phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò, súc vật… Sau đó cho dẫn ra một con trâu đực và cột chặt vào cây nêu với một sợi dây thật chắc được làm bằng vỏ cây rừng, gọi là cột Gưng.Tiếng cồng chiêng lúc này ngừng lại để nhường lời cho vị già làng, chủ tế buổi lễ, phát biểu vài lời và đọc bài khóc trâu thống thiết: “…Ta thương trâu đã mười năm nay Ta chăn trâu vào đủ trăm ngày Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối Mời trâu ăn lá cây lần cuối Trâu hãy ăn lá rừng lần cuối Trâu hãy kêu nghé ọ lần cuối Người ta đã cột trâu vào cọc rồi Khách mời “ăn trâu” đã đến đầy nhà Chờ sáng mai họ sẽ vào ngày hội Ta thương tiếc trâu lắm trâu ơi Ta không thể giúp gì cho trâu được Trâu hãy rung cho ngã cọc nêu Trâu vùng vẫy cho đứt chùm dây Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Người ta sắp xẻ thịt trâu rồi đấy! Nơi vũng nước trâu dẫm vẫn còn Chân trâu cào mặt đất còn dấu Bãi cỏ nơi trâu còn đó Ngọn núi kia trâu đi với cái Bụi tre kia trâu vỗ nghé ngủ … Ta cho trâu ăn bột củ nghệ Ta cho trâu uống rượu ống nứa Trâu uống đi trước khi trâu chết! Ta tiếc thương trâu lắm trâu ơi! Thôi ta từ giã trâu ta từ đây Trâu hãy ăn nắm cỏ này lần cuối Trâu hãy ăn trước khi trâu chết Để trâu về giữ con thần lúa…” Sau đó tiếng cồng tiếng chiêng lại tiếp tục nổi lên với một nhịp độ nhanh hơn và thúc giục hơn cho Lúc này các thanh niên, thiếu nữ sẽ cùng vào nhảy múa theo điệu nhạc Lễ hội càng thêm hấp dẫn nhờ những vũ điệu uyển chuyển, âm thanh sôi động ấy Khi các điệu múa của các cô gái dừng lại thì ccas chàng trai đầu chít khăn đỏ tay cầm kiếm lại tiếp tục tiến ra Họ tiếp tục nhảy múa, sau đó đặt vũ khí xuống và dùng những gậy thước bằng gỗ dài để đấu với nhau Tốp này vào nghỉ thì lại có tốp khác ra thay Trong lúc họ múa, gái làng thi nhau té nước vào Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 họ Chàng nào tài hoa thì không bị ướt, chàng nào bị ướt nhiều tức là bị thần quở và có nguy cơ ế vợ Sau các màn múa hát họ bắt đầu đâm trâu Các chàng trai cầm giáo đứng xung quanh con trâu đã cột sẵn quanh gốc nêu Lúc này chú trâu đã bị đâm nhẹ vào chân sau, nên đã chạy vòng quanh cây nêu để tránh cái đau lần nữa Theo nhịp chiêng và trống vang lên, chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen ngợi, vì như thế là dũng mãnh, nhanh nhẹn và tài giỏi Trâu ngã xuống, máu chảy ra càng nhiều thì càng được thần linh phù hộ Các chàng bắt đầu xẻ thịt chia đều cho từng bếp trong buôn làng Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà Rông Đầu trâu được gác lên cột lề bởi sáng ngày sau còn có lễ rước đầu trâu lên nhà Rông Riêng cặp sừng trâu thì được giữ lại và treo lên vách nhà Rông Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà Rông Không khí của buổi lễ vẫn không hề lắng xuống sau khi lễ đâm trâu, mọi người vẫn cười đùa và nhảy múa với nhau, cùng quây quần ăn thịt trâu và uống rượu, mong chờ một mùa màng đầy đủ và sung túc Họ quây quần bên đống lửa tận hưởng những thành quả của ngày lễ, sự ban thưởng của thần linh Vì thế, lễ hội toát lên những sắc thái đặc trưng văn hóa tộc người, thể hiện sự cầu mong, tin yêu của người dân vào thần linh, chỉ mong được sống cùng người thân, gia đình, được cầu an bình, cầu hạnh phúc, cầu ấm no Qua lễ hội những nghệ thuật văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người như điêu khắc, trang trí nghệ thuật, biểu diễn, âm nhạc, múa hát, văn học dân gian, những thuần phong mỹ tục được trân trọng, bộc lộ và thăng hoa Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Lễ hội đâm trâu không chỉ mang đến sự chúc phúc của thần linh mà còn có nhiều hoạt động văn nghệ vui vẻ, nhộn nhịp, mang ý nghĩa nhân văn và tâm linh to lớn Đỉnh cao và linh hồn của lễ hội là lúc mũi giáo cắm vào tim con trâu, cùng lúc đó là tiếng cồng chiêng, tiếng hát cùng vang lên, bay vút lên không trung theo những ngọn nêu, những vũ điệu không ngừng nghỉ tạo niềm tin mùa bội thu, hăng say lao động sản xuất không sợ cuộc sống khó khăn hay thiên tai, địch họa Để sinh tồn phát triển và vượt thách thức ấy con người cần giao lưu gắn kết cộng đồng, cùng hướng tới sức mạnh siêu nhiên qua hình ảnh các thần linh qua nghi lễ Lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc Tây Nguyên Tiêu biểu có các lễ hội đâm trâu của người Êđê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na… nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng (trời), thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới Các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Hơn thế lễ hội còn thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Tây Nguyên nói riêng và dân tộc ta nói chung Hiện nay, lễ hội vẫn còn được giữ gìn và phát triển tốt đẹp theo chính sách của Nhà nước, chủ yếu là ở các bản làng Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng, Đak Lak,… và một số vùng khác Trong những năm trở lại đây, các lễ hội truyền thống của các anh em dân tộc thiểu số nhận được nhiều phản ứng của dư luận về hành động đối xử thô bạo với động vật Tuy nhiên, đời sống tín ngưỡng, giá trị văn hóa đã theo chân các dân tộc trên tây nguyên bao đời nay, do đó để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và hạn chế những tập tục không còn phù hợp Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 với đạo đức và lối sống hiện nay, đã có thông tư yêu cầu các nghi lễ trong các mùa lễ hội phải phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ và thay thế những thủ tục không còn phù hợp mang nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác trái với tinh thần yêu hòa bình, nhân ái và giá trị nhân văn bao gồm các hành vi như mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo… Vì vậy, lễ hội Đâm Trâu gần đây đã có sự thay đổi để phù hợp với các giá trị đạo đức và truyền thống dân tộc Như vậy chúng ta thấy rằng, lễ hội Đâm Trâu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, phong tục, tập quán của người dân Tây Nguyên mà còn mang giá trị văn hóa vô cùng lớn đối với dân tộc ta Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá Mỗi một quốc gia có nền văn hóa đặc trưng riêng Đó sẽ đặc điểm riêng biệt giúp ta nhận biết các dân tộc khác nhau Sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một đất nước, một dân tộc có quan hệ mật thiết với văn hóa Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là việc quan trọng, thiết yếu của mỗi quốc gia Tuy vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc đóng cửa không giao lưu với các nước bên ngoài Trái lại, ta cần phải mở cửa để không ngừng tiếp thu, học hỏi các nền văn hóa trên thế giới, phải không ngừng hội nhập và giới thiệu về văn hóa Việt Nam cho các nước bạn Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, mang giá trị đạo đức và hòa bình theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Văn hóa có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị Bên cạnh đó, kinh tế chính trị cũng là tiền lực cho văn hóa phát triển Như vậy, nước ta muốn phát triển, phải đồng thời phát triển đồng đều các mặt văn hóa, kinh tế, chính trị… để sớm ngày sánh vai cùng cường quốc năm châu Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm 2 Theo Cẩm nang cuộc sống – Cẩm nang lễ hội 3 Theo Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)