1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần so sánh tít báo của cùng một sự kiện trên cáctờ báo khác nhau

43 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh tít báo của cùng một sự kiện trên các tờ báo khác nhau
Tác giả Hồ Hạ Uyên, Hồ Nhi Quỳnh, Nhung Tuệ Nghi, Lê Ngọc Diễm Quỳnh, Nguyễn Quỳnh Bảo Hân, Nguyễn Ngọc Quỳnh Như, Trần Hoàng Phương Uyên
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Trang
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Báo chí & Truyền thông
Chuyên ngành Báo chí & Truyền thông
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Đánh giá tổng quan cách đặt tít của các tờ báo trên cùng một sự kiện...29IV.. Chính sự thay đổi đó đã dẫn đến những thay đổi trongnhận thức, hành vi cũng như phương thức tìm kiếm và tiếp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG

1) Hồ Hạ Uyên – 20561102902) Hồ Nhi Quỳnh – 21560311093) Nhung Tuệ Nghi – 21560311004) Lê Ngọc Diễm Quỳnh – 21560311115) Nguyễn Quỳnh Bảo Hân – 21560310926) Nguyễn Ngọc Quỳnh Như – 21560311077) Trần Hoàng Phương Uyên – 2156031119

TP HỒ CHÍ MINH - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I Lý do chọn đề tài 1

II Mục đích nghiên cứu 1

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

IV Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2

V Cấu trúc đề tài 2

NỘI DUNG 3

I Tít báo vào những khái niệm cơ bản 3

1 Khái niệm tít báo 3

2 Cấu trúc tít và dạng tít 3

2.1 Cấu trúc tít 3

2.2 Các dạng tít 4

3 Đặc điểm 4

4 Chức năng và tính chất 4

4.1 Chức năng 4

4.2 Tính chất 5

II Tít cho cùng một sự kiện trên các tờ báo khác nhau 5

1 Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 5

1.1 Khái quát sự kiện 5

1.2 Phân tích cách đặt tít của sự kiện đó ở các tờ báo 5

1.2.1 Tuổi Trẻ online 5

1.2.2 Pháp Luật TP Hồ Chí Minh 6

1.2.3 Lao động online 7

1.2.4 VnExpress 7

1.2.5 Dân trí online 8

1.2.6 Tuổi trẻ Thủ đô online 8

1.2.7 Sài Gòn Giải Phóng online 9

2 Ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang 10

2.1 Khái quát sự kiện 10

Trang 3

2.2 Ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang 10

2.2.1 Tuổi Trẻ online 10

2.2.2 Pháp Luật TP Hồ Chí Minh 11

2.2.3 Phụ nữ Việt Nam 12

2.2.4 Sài Gòn Giải Phóng online 12

2.2.5 Người Lao Động 13

2.2.6 Báo điện tử Tiền Phong 14

2.2.7 VnExpress 14

3 Johnny Depp thắng kiện Amber Heard 15

3.1 Khái quát sự kiện 15

3.2 Phân tích cách đặt tít của sự kiện đó ở các tờ báo 16

3.2.1 Tuổi Trẻ online 16

3.2.2 Thanh Niên online 16

3.2.3 Lao động online 17

3.2.4 VnExpress 18

3.2.5 Dân trí online 18

3.2.6 Báo điện tử Tiền Phong 19

3.2.7 Sức khỏe và Đời sống 20

3.2.8 Kinh tế và Đô thị 20

4 Đại biểu Quốc hội họp về vấn đề giá xăng, dầu 21

4.1 Khái quát sự kiện 21

4.2 Phân tích cách đặt tít của sự kiện đó ở các tờ báo 21

4.2.1 Tuổi Trẻ online 21

4.2.2 Sài Gòn Giải Phóng online 22

4.2.3 VnExpress 22

4.2.4 Lao Động Thủ đô 23

4.2.5 Báo điện tử VTV 23

4.2.6 Sức khoẻ và Đời sống 24

4.2.7 Người Lao Động 25

5 Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 25

5.1 Khái quát sự kiện 25

Trang 4

5.2 Phân tích cách đặt tít của sự kiện đó ở các tờ báo 26

5.2.1 Người Lao Động 26

5.2.2 Phụ nữ Việt Nam 26

5.2.3 Lao Động Thủ đô 27

5.2.4 Sài Gòn Giải Phóng online 28

5.2.5 Tuổi Trẻ online 28

5.2.6 Báo Bình Dương 29

III Đánh giá tổng quan cách đặt tít của các tờ báo trên cùng một sự kiện 29

IV Khảo sát ý kiến công chúng và tham khảo ý kiến chuyên gia 31

1 Khảo sát ý kiến công chúng 31

1.1 Cách thức thực hiện: 31

1.2 Kết quả khảo sát 31

2 Tham khảo ý kiến chuyên gia 37

KẾT LUẬN 38

Trang 5

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, báo chí Việt Nam có không ít thay đổi Báo in dần đánh mất vịthế của mình trong thời buổi công nghệ số Trong khi đó, báo điện tử có nhiều ưu thếvượt trội trong việc cung cấp thông tin Tin tức do vậy mà không còn là sản phẩm độcquyền của báo chí và nhà báo Chính sự thay đổi đó đã dẫn đến những thay đổi trongnhận thức, hành vi cũng như phương thức tìm kiếm và tiếp nhận thông tin của độc giả

Nó buộc các tờ báo và cả người làm báo phải không ngừng đổi mới, bắt kịp xu thế để thuhút được sự quan tâm của bạn đọc Một trong số đó phải kể đến sự thay đổi trong việc đặttít báo Tuy cùng đưa tin về một sự kiện, nhưng vì sự khác biệt trong tôn chỉ của tờ báo,đối tượng tiếp cận, mục đích, góc nhìn, nên các tờ báo vẫn có những phong cách đặt títkhác nhau

Loic Hervouet - Tổng Giám đốc Đại học Báo chí Lille (Pháp) từng nói: “Một cái títhấp dẫn làm cho ngay cả những độc giả lười nhác cũng cảm thấy không thể cưỡng lại nổi,thậm chí nó còn quyết định số phận của cả bài báo” Nhận thức được tầm quan trọng của

tít báo là yếu tố làm thu hút công chúng, nhóm Hai đã chọn đề tài: Tít cho cùng một sự kiện trên các báo khác nhau Vấn đề đặt ra là một cái tít hấp dẫn bạn đọc là như thế nào?

Các tờ báo điện tử chính thống giải quyết hiện tượng “giật tít” ra sao trước áp lực số lượtxem?

Thông qua đề tài này, nhóm 2 mong muốn làm rõ những vấn đề trên để những nhàbáo trẻ có định hướng đúng đắn trong sự nghiệp cầm bút Cũng cần phải nói rõ, việc sosánh cách đặt tít giữa các báo không nhằm nâng cao hay cố tình hạ thấp bất kì tờ báo nào.Thực tế, việc đặt lên bàn cân sẽ giúp ta nhìn nhận những mặt hạn chế và mặt tích cực ởcác tờ báo điện tử Việt Nam hiện nay

II Mục đích nghiên cứu

Ở mục 1, nhóm 2 đã xác định tầm quan trọng của tít báo trong việc thu hút côngchúng Tuy nhiên, để hiểu cụ thể tầm quan trọng ấy là gì, bài nghiên cứu của nhóm Haiphải đạt được các mục tiêu sau: thứ nhất, nhận biết xu hướng đặt tít của báo điện tử hiệnnay; thứ hai, đánh giá tổng quan cách đặt tít của các tờ báo trong cùng một sự kiện Từ

Trang 6

đó, làm rõ sự khác nhau đó có ảnh hưởng gì tới quyết định đọc báo của công chúng.Trong đó, khảo sát xu hướng lựa chọn tít báo của độc giả là nhiệm vụ trọng tâm, dựa vào

đó làm cơ sở để lý giải khuynh hướng đọc báo điện tử của công chúng hiện nay

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để giải thích cho các hành vi “tiêu dùng tin tức” của công chúng, bài nghiên cứukhông thể không có các hoạt động khảo sát lấy ý kiến Đối tượng khảo sát là bạn đọc(thuộc mọi độ tuổi) của các trang báo điện tử Nội dung khảo sát là các tít trong cùng một

sự kiện trên các tờ báo khác nhau, qua đó, xác định được xu hướng đọc báo của độc giảhiện nay

IV Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm 2 đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứukhác nhau Tuy nhiên, ba phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp luận,phương pháp quan sát khoa học kết hợp với phương pháp chuyên gia Đối với phươngpháp luận, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu dựa trên những thông tin và tài liệu tham khảo,đồng thời, liệt kê, phân tích, so sánh để đưa ra kết luận Về phương pháp quan sát khoahọc, nhóm sẽ thu thập những ý kiến lấy từ kết quả khảo sát để chứng minh cho luận điểmcủa mình Còn phương pháp chuyên gia, nhóm sẽ phỏng vấn các chuyên gia hoạt độngtrong lĩnh vực báo chí (nhà báo, giảng viên) để tham khảo quan điểm, cách nhìn của họtrước xu hướng đặt tít ở các báo điện tử hiện nay Những nhận định của các chuyên gia sẽ

là nguồn thông tin để bài nghiên cứu được khách quan, đa chiều

V Cấu trúc đề tài

Kết cấu của đề tài này được chia thành 4 phần, bao gồm: Tít báo và những khái niệm

cơ bản; Tít cho cùng một sự kiện trên các tờ báo khác nhau; Đánh giá tổng quan cách đặttít của các tờ báo trên cùng một sự kiện; Khảo sát ý kiến công chúng và tham khảo ý kiếnchuyên gia

Trang 7

NỘI DUNG

I Tít báo vào những khái niệm cơ bản

1 Khái niệm tít báo

Để làm rõ về khái niệm tít báo, chúng ta sẽ đi từ tổng quan đến chi tiết Theo từ điểntiếng Việt, nhan đề là từ gốc Hán, “nhan” là vẻ mặt, “đề” là viết chữ lên trên Do đó, nhan

đề chính là tên của văn bản, tác phẩm… thường do người viết đặt ra

Còn theo ngôn ngữ của giới báo chí, nhan đề được gọi là tựa, là cái “tít” (titre - tiếngPháp) Tít là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt tin/bài báo này với tin/bài báokhác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc Cóthể nói, tít là thành phần quan trọng nhất trong một tin/bài báo Tít là thành phần mà độcgiả đọc trước tiên, cho người đọc biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao họ phải quan tâm đến

Tít giới thiệu: thường đóng vai trò xác định sự việc, chỉ rõ thời gian và địa điểm;

hoặc nhắc lại nhân vật, sự kiện, vấn đề được đề cập trong số báo trước; hoặc họtên, chức vụ người phát ngôn thông điệp chính của tác phẩm

Tít bổ sung: bổ sung thông tin, giới thiệu chi tiết nổi bật, nhân vật trung tâm; hoặc

nguyên nhân, kết quả của sự kiện vấn đề được nêu ở nhan đề chính; hoặc kết nốivới một thông tin khác có cùng đề tài

Chùm tít: gồm hai hoặc ba loại tít trên Có chức năng tóm tắt, liệt kê những nội

dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc chùm bài

Trang 8

2.2 Các dạng tít

Tít thông tin: loại đầu đề này tóm tắt toàn bộ tin/bài báo để cung cấp thông tin chính

cho độc giả Đây là loại tít được sử dụng nhiều trên các tờ nhật báo, nhất là trong các tácphẩm thuộc thể loại thông tấn (tin, tường thuật, phỏng vấn, ghi nhanh,…)

Tít kích thích: loại đầu đề này thường thiên về phản ánh “cái thần” của tin/bài hơn là

nội dung tin/bài báo Tít kích thích thường chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đềcủa bài báo, làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngay lập tức.Có rất nhiều cách để viếtdạng tít này: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều khó tin, một chuyệnbuồn cười, hoặc có thể chơi chữ,…

Tít hỗn hợp: là loại đầu đề được sử dụng nhiều nhất Vì đây là dạng tít pha trộn nên

nó mang trong mình tính chất của cả hai dạng tít kể trên, bao gồm: chức năng cung cấpthông tin, và tính hấp dẫn mà loại tít kích thích đem lại nhằm thu hút độc giả

3 Đặc điểm

Tít báo có một số đặc điểm như sau: tít báo có số lượng rất lớn, mỗi trang báo có thể

có đến hàng chục tít Vì số lượng tít báo lớn như vậy nên tít phải đặc biệt, hấp dẫn thì độcgiả mới có thể ghi nhớ và nhắc lại Nếu độc giả càng không ấn tượng với tít báo thì khảnăng họ quan tâm đến nội dung bài càng thấp “Đời sống” của tít báo rất ngắn ngủi, thờigian một tít báo tồn tại phụ thuộc vào “tuổi thọ" của bài báo

4 Chức năng và tính chất

4.1 Chức năng

Tít báo giữ chức năng thông tin cho độc giả Do đó, chỉ bằng cách đọc lướt toàn bộđầu đề của một bài báo, người đọc đã có thể hình dung ra phần lớn nội dung mà tin/bài đềcập

Tít có thể nêu bật được chủ đề, hoặc chỉ nêu một góc độ nào đó của toàn bài báo Vìtít báo là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, nên nó cũng đồng thời đảm nhậnnhững chức năng chung của các tác phẩm đó Tuy nhiên, vì tít tồn tại tương đối độc lập

so với bài, nên nó cũng sở hữu những chức năng đặc thù như: chỉ trong một cấu trúc,ngôn ngữ định danh nhất định mà tít báo có thể khái quát được nội dung của toàn bộ

Trang 9

tin/bài Chưa kể, tít còn phải được trình bày một cách hấp dẫn thì mới tăng khả năng thuhút sự quan tâm của độc giả

4.2 Tính chất

Trước hết, đối với tính chất, tít phải dễ hiểu, rõ ràng, nghĩa là đặt tít như thế nào đểđộc giả có thể hiểu ngay lập tức Cụ thể hơn, ta phải tránh các từ trừu tượng, từ chuyênmôn, từ viết tắt hay từ lệch chuẩn, khi đặt tít cho tin/bài Không chỉ thế, từ ngữ phảitinh gọn, năng động, nghĩa là phải viết trực tiếp, tránh lỗi lặp, thừa từ Tít cũng phải chứathông tin chính xác, không quá chung chung, mơ hồ Đặt tít cần sử dụng hợp lý các phép

so sánh, ẩn dụ… để vừa nêu được thông tin độc đáo thông qua tít báo, vừa đảm bảo được

sự phù hợp của tít đối với nội dung của tin/bài, và tuyệt đối không mang hình thứcthương mại (quảng cáo, PR…)

II Tít cho cùng một sự kiện trên các tờ báo khác nhau

1 Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

1.1 Khái quát sự kiện

“Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam” là buổi lễ tri ân nằm trong chuỗi hoạtđộng Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do Bộ GD&ĐT tổ chức.Buổi lễ diễn ra vào sáng ngày 19/11 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội vớimục đích tri ân hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước đã và đang cống hiến thầm lặng, bền

bỉ cho sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai

1.2 Phân tích cách đặt tít của sự kiện đó ở các tờ báo

1.2.1 Tuổi Trẻ online

20221119110811408.htm

https://tuoitre.vn/de-nhung-hat-mam-cua-nhan-cach-tri-thuc-su-tu-te-luon-toa-sang-“Để những hạt mầm của nhân cách, tri thức, sự tử tế luôn toả sáng” là phát biểu

của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi lễ kỷ niệm và báo Tuổi trẻ đã “tận dụng” nó

Trang 10

để làm tít Tuy nhiên, cách trích dẫn “mất đầu mất đuôi” của báo Tuổi trẻ làm giảm đi

chức năng chuyển tải thông tin của tít, khiến cho nhan đề trở nên mơ hồ và khó hiểutrong mắt bạn đọc

Xét kỹ thì nhan đề này còn khá “lạc lõng” so với nội dung bài viết Do tít nàykhông có “điểm nhấn”, chưa khái quát được chủ đề, lĩnh vực và nhân vật được nhắc đếntrong bài Chính vì thế, có thể nói phần tít này chưa đáp ứng được tính hấp dẫn và ấntượng cần có của một nhan đề báo

1.2.2 Pháp Luật TP Hồ Chí Minh

tham-lang-post708483.html

https://plo.vn/ngay-nha-giao-viet-nam-la-dip-de-tri-an-nhung-nguoi-luon-cong-hien-Đây là đầu đề được tác giả trích dẫn từ câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính,

sau đó tường thuật lại để làm tít Tuy nhiên, tít của báo Pháp luật cơ bản là chưa tốt và

còn thiếu đầu tư

Cách tác giả “làm mới” câu nói của Thủ tướng còn nhàm chán, thiếu cảm xúc và

mơ hồ Việc đặt một cái tít “hiển nhiên” như vậy không những không mang lại thông tinmới cho độc giả mà còn chưa khái quát được thông tin chính trong bài Hơn nữa, nhàgiáo - đối tượng được tri ân - lại không được nêu rõ ràng, điều này chưa thể hiện được sựtôn trọng cần có đối với người nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước

Mặt khác, đầu đề này quá rập khuôn, cấu trúc và phong cách đặt tít quá “nhạt” vàlỗi thời so với tiêu chuẩn mà báo chí hiện đại đang và sẽ hướng đến nên nó không cònphù hợp để làm tít của một bài báo ngày nay

Trang 11

1.2.3 Lao động online

lang-cua-cac-nha-giao-1118329.ldo

https://laodong.vn/giao-duc/thu-tuong-pham-minh-chinh-tri-an-nhung-hy-sinh-tham-Nhìn chung, tít “Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những hy sinh thầm lặng của

các nhà giáo” khá tương đồng với tít của báo Pháp luật online Nhưng đầu đề của báo Lao động online rõ ràng là ổn hơn rất nhiều vì tít mang đến cho độc giả những thông tin

mới và cụ thể khi nêu được nhân vật phát biểu chủ chốt của bài, nói rõ được đối tượng hysinh thầm lặng được tri ân là các nhà giáo

1.2.4 VnExpress

nganh-4537992.html

https://vnexpress.net/bo-truong-giao-duc-phat-trien-giao-vien-la-viec-song-con-cua-Điểm ưu việt của tít này chính là khả năng nêu bật được chủ đề, góc nhìn một cáchtrực tiếp Điều này giúp độc giả nắm và đoán được đại khái thông tin chính của bài trongnháy mắt, đồng thời, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa phần tít và nội dung thông tin

Bộ trưởng Giáo dục - một chức vụ lớn của nhà nước - được đặt ngay đầu tít, kếthợp với cấu trúc câu khẳng định tạo hiệu quả tâm lý cao, đồng thời, tạo cảm giác tin cậycho độc giả Thế nhưng, sẽ không là vấn đề nếu phần tít trên không gọi quá tắt tên của cơquan Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tác giả nên ghi đầy đủ là Bộtrưởng Bộ Giáo dục, thay vì Bộ trưởng Giáo dục như phần tít trên

Trang 12

Bên cạnh đó, nhan đề trên cũng khiến cho người đọc có cảm giác câu văn bị “đứtgánh” khi kết câu bằng chữ “ngành” Mặc dù đó chỉ là vấn đề nhỏ, không ảnh hưởng đếnchức năng chuyển tải thông tin của tít, nhưng vô hình trung lại tạo cho người đọc cảmgiác bị hụt hẫng và không suôn miệng

1.2.5 Dân trí online

thiet-thoi-de-gan-bo-voi-nghe-20221119111459737.htm

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/phan-lon-nha-giao-chap-nhan-muon-van-Nhan đề này được dẫn lại từ phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Kim Sơn Có thể thấy, phần đầu đề trên rất rõ ràng và dễ hiểu, vì nội dung trongtít tự nói lên được bài báo đang đề cập đến vấn đề của lĩnh vực nào

Mặt khác, đây còn là một dạng tít gợi ý Nó vừa đủ để thu hút và kích thích sựquan tâm, tò mò của độc giả, và đồng thời cũng đảm bảo được tính riêng tư của các chủthể được nhắc đến trong bài

Hơn nữa, bản thân câu nói này cũng đã thành công trong việc tạo được sự đồngcảm ở độc giả, và khi phát biểu này được dùng để đặt tít thì hiệu quả truyền thông của nócàng được phát huy mạnh mẽ

1.2.6 Tuổi trẻ Thủ đô online

nam-211204.html

Trang 13

https://tuoitrethudo.com.vn/bo-gddt-to-chuc-dai-le-ky-niem-40-nam-ngay-nha-giao-viet-Nhìn chung, nhan đề này của báo Tuổi trẻ Thủ đô online phát huy rất tốt các chức

năng cũng như “chạm” được đến những tiêu chuẩn của một tít báo Song, bản thân nóvẫn còn mang nhiều hạn chế nhất định

Đây là cách đặt tít truyền thống của giới báo chí Nó đảm bảo được cấu trúc, từngữ chuẩn mực, nên dễ dàng tạo nên một tổng thể độc lập, ngắn gọn và dễ hiểu Tuynhiên, do cách đặt tít này đã quá “cũ”, lại không nêu được chi tiết nổi bật của sự kiện, nênkhi so sánh nó với những tít khác, thì rõ ràng tít này vẫn chưa đủ sức để hấp dẫn, thu hútđược người đọc Ngoài ra, viết tắt cụm “GD&ĐT” có thể là một trở ngại cho nhữngngười ít đọc báo hoặc ít tiếp xúc với cụm từ này

1.2.7 Sài Gòn Giải Phóng online

dong-dac-thu-cua-nha-giao-857551.html

https://www.sggp.org.vn/thu-tuong-yeu-cau-hoan-thien-chinh-sach-tuong-xung-voi-lao-Điểm cộng của tít báo Sài Gòn giải phóng so với tít của những tờ báo khác chính

là sự độc đáo Thay vì sử dụng thông tin nền của sự kiện hay lời trích dẫn của các lãnh

đạo làm tít, Sài Gòn giải phóng làm nổi bật bài báo của mình bằng cách sử dụng chi tiết

đáng giá nhất của nội dung bài

Tác giả còn rất tinh ý khi sử dụng cấu trúc câu mệnh lệnh để đặt tít, cho độc giảthấy được sự chủ động hết mình của Thủ tướng trong công cuộc đổi mới và phát triểnngành Giáo dục Việt Nam Đồng thời, cách đặt tít này còn giúp bài báo thêm uy tín vàcũng là cách “nhá hàng” chính sách mới đang trong quá trình hoàn thiện Đây cũng chính

là yếu tố góp phần thu hút bạn đọc

Trang 14

2 Ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang

2.1 Khái quát sự kiện

Chiều tối ngày 17/11, sau khi dùng bữa trưa tại trường Ischool Nha Trang, hàng loạthọc sinh phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm Sở Giáo dục và Đào tạo đã ghi nhậnkhoảng 257 học sinh bán trú của trường Ischool đang được điều trị tại các bệnh viện ở

TP Nha Trang Ngay sau đó, Sở Y tế Khánh Hòa bắt đầu vào cuộc điều tra nguyên nhân

sự việc, tạm thời đình chỉ hoạt động bếp ăn trường iSchool Nha Trang cho đến khi có kếtquả xác định nguyên nhân cụ thể gây ngộ độc

Đến ngày 18/11/2022, đội điều tra ngộ độc thực phẩm thành phố Nha Trang phối hợpChi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa lấy mẫu thức ăn đi kiểm nghiệm.Sau nhiều cuộc điều tra nguyên nhân, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, tác nhân khiến hàngtrăm học sinh trường Ischool Nha Trang ngộ độc và một bạn tử vong là do nhiễm vikhuẩn Salmonella

2.2 Ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang

2.2.1 Tuổi Trẻ online

cuu-tai-4-benh-vien-20221118114712458.htm

https://tuoitre.vn/hon-100-hoc-sinh-truong-ischool-nha-trang-bi-ngo-doc-thuc-pham-cap-Báo Tuổi Trẻ đã đặt nhan đề cho sự kiện này là “Hơn 100 học sinh Trường Ischool

Nha Trang bị ngộ độc thực phẩm, cấp cứu tại 4 bệnh viện”

Tựa đề của sự kiện này được báo Tuổi Trẻ cập nhật nhanh chóng, đảm bảo tính

thời sự của sự kiện ngay tại thời điểm đó Nhan đề này còn có cách diễn đạt ngắn gọn,

Trang 15

trực tiếp, có khả năng chuyển tải thông tin hiệu quả đến độc giả, giúp người đọc nắm bắtđược thông tin của toàn bộ sự kiện một cách khái quát và cụ thể

Nhìn một cách tổng quan, đầu đề này được tác giả đưa khi sự kiện còn đang “nónghổi” và với nhu cầu cập nhật tin tức nhanh chóng cũng như tính “cạnh tranh” cao giữacác tờ báo, dường như tít báo này được cập nhật chỉ sau vài giờ sau khi sự kiện “nổi” lên

Do đó, thông tin được tác giả đề cập vẫn còn chưa chắc chắn và cụ thể

Ngoài ra, tít này còn tận dụng triệt để số liệu “hơn 100 học sinh…” nhằm làm nổibật nội dung mà tác giả muốn người đọc nắm bắt Tuy nhiên, không thể phủ nhận đâymột là đầu đề quá an toàn, thường là phương án được các nhà báo sử dụng làm “phao cứusinh” để cập nhật tin tức nhanh chóng đến độc giả Do đó, độ hiệu quả về mặt truyềnthống của phần tít thì có, nhưng nó lại không thể thoát khỏi “cái mác” nhàm chán và bìnhthường

2.2.2 Pháp Luật TP Hồ Chí Minh

https://plo.vn/vu-hoc-sinh-ischool-nha-trang-ngo-doc-lay-8-mau-thuc-an-di-kiem-nghiem-post708373.html

Nhan đề được báo Pháp Luật đặt là “Vụ học sinh Ischool Nha Trang ngộ độc: Lấy

8 mẫu thức ăn đi kiểm nghiệm”

Khác với báo Tuổi Trẻ ở trên, tựa đề này lại không đi theo hướng khái quát toàn cảnh của sự kiện trên một tít báo Thay vào đó, báo Pháp Luật lại đi theo hướng cụ thể

hóa một khía cạnh khác của sự kiện là “lấy mẫu thức ăn đi kiểm nghiệm”

Trước hết, đây là một tựa đề hỗn hợp, đảm bảo được nội dung chính của sự kiện,ngoài ra còn “lồng ghép” vào một thông tin quan trọng của sự kiện chính là “kiểmchứng” để tìm ra nguyên do của vụ ngộ độc

Trang 16

Có thể thấy, đây là một nhan đề có tính ưu việt, bởi không chỉ nêu được trọng tâmcủa sự kiện “học sinh bị ngộ độc”, mà còn “thêm thắt” được chi tiết quan trọng của sựkiện này là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy nhiên, đây là một tít có hướng

đi an toàn và phổ biến, dù có nhấn mạnh thông tin quan trọng nhưng tít vẫn mang màusắc và công thức theo một khuôn mẫu nhất định

2.2.3 Phụ nữ Việt Nam

ischool-nha-trang-2022111908163529.htm

https://phunuvietnam.vn/dieu-tra-nguyen-nhan-vu-nghi-ngo-doc-thuc-pham-tai-truong-Báo Phụ nữ Việt Nam đặt tên tiêu đề là “Điều tra nguyên nhân vụ nghi ngộ độc

thực phẩm tại Trường Ischool Nha Trang”

Khác với những tít báo trước, nhan đề của sự kiện này báo Phụ Nữ Việt Nam

không đưa thông tin một cách tổng quan về toàn bộ diễn biến của sự kiện, mà tác giảchọn cách cập nhật thông tin theo thời gian sự kiện đang được tiếp diễn

Có thể thấy, đây là một tít đảm bảo được thông tin mà người đọc “muốn và cần”nắm là động thái của cơ quan chức năng đối với vụ việc kể trên Đây là một tít báo có gócnhìn mới lạ và hiện đại, bởi nó không chạy theo những tiêu chuẩn cụ thể về cách đặt títnhư trước kia Dưới góc nhìn đa chiều về sự kiện và đặc biệt là khả năng nắm bắt thôngtin vô cùng “nhạy bén” của tác giả, phần tít trên không những không bị rập khuôn, màcòn khái quát được nội dung mà tác giả muốn truyền tải trong bài đến với người đọc

2.2.4 Sài Gòn Giải Phóng online

Trang 17

Bài báo của tờ Sài Gòn Giải Phóng có nhan đề là “Khẩn trương làm rõ vụ ngộ độc

ở Khánh Hòa”

Cùng là một sự kiện và góc nhìn về tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện, báo Phụ

Nữ Việt Nam chọn cách thuật lại vụ điều tra của cơ quan chức năng, thì báo Sài Gòn Giải Phóng lại thể hiện nội dung sự kiện theo một góc nhìn “cấp bách” hơn Tác giả sử dụng

tính từ “khẩn trương” với mục đích nhấn mạnh điểm quan trọng của sự kiện, cũng như đềnghị cơ quan điều tra tăng cường điều tra, xác nhận và làm rõ nguyên nhân

Tít báo của tờ Sài Gòn Giải Phóng không chỉ hiệu quả về truyền đạt thông tin,đảm bảo được dung lượng quy định của tít, mà còn giúp cho người đọc có cái nhìn trựctiếp vào sự kiện Điều đó cho thấy, tít và góc nhìn của tác giả tương đối hài hòa với nộidung bài, làm nổi bật vấn đề chủ yếu của sự kiện là “nguyên nhân từ đâu mà ra”

2.2.5 Người Lao Động

1-tu-vong-20221120144540692.htm

https://nld.com.vn/thoi-su/257-hoc-sinh-truong-ischool-nha-trang-nhap-vien-mot-em-lop-Báo Người Lao Động đã đặt tên tít cho sự kiện này “257 học sinh Trường iSchool

Nha Trang nhập viện: Một em lớp 1 tử vong”

Trang 18

Tương tự với những nhan đề thông tin ở trên, báo Người Lao Động cũng sử dụng

tít hỗn hợp để khái quát và đề cập chi tiết quan trọng của sự kiện Tuy nhiên, so với tít

hỗn hợp của báo Pháp Luật thì tít báo của Người Lao Động có phần “lép vế” hơn hẳn.

Bởi thông tin trong tít có đề cập đến số lượng lớn học sinh nhập viện, nhưng nguyên nhânkhách quan đến từ đâu để độc giả hiểu thì lại không đề cập đến

Nhìn chung, đây là tít có “cố gắng” trong việc cập nhật thông tin cốt lõi và đảmbảo thu hút sự tò mò của độc giả Thế nhưng, nội dung của tít vẫn còn mơ hồ và lan man,cách diễn đạt thì lại khá “vụng về” Do đó, tít này không thể đảm bảo tính hấp dẫn đốivới độc giả

2.2.6 Báo điện tử Tiền Phong

hoc-sinh-tu-vong-post1488043.tpo

https://tienphong.vn/truong-ischool-nha-trang-noi-gi-ve-vu-ngo-doc-thuc-pham-khien-1-Về sự kiện này, báo Tiền Phong đã đặt nhan đề là “Trường iSchool Nha Trang nói

gì về vụ ngộ độc thực phẩm khiến 1 học sinh tử vong?”

Khác với các hướng đi của tít báo khác là thống kê, khái quát và làm rõ nội dung

ngay trên tít, nhan đề của báo Tiền Phong lại dùng câu nghi vấn để nhấn mạnh một trong

những chi tiết quan trọng của sự kiện Câu hỏi được đặt ngay tít “nhắm” trực diện vàomối bận tâm về cách giải quyết vấn đề của nhà trường của độc giả, đồng thời, nó khiếncho tin bài trên trở nên hấp dẫn hơn bởi cách diễn đạt “nửa úp, nửa mở” của nhan đề

Do đó, cách nhìn nhận của nhà trường là một thông tin quan trọng được tác giả lựachọn để đưa tin, có thể thấy, đây là một góc nhìn mới mẻ, sáng tạo và gây chú ý với độcgiả Đây thật sự là một tựa đề “nghi vấn” thành công, nêu lên được điểm nổi bật của sựkiện

2.2.7 VnExpress

Trang 19

https://vnexpress.net/hoc-sinh-truong-ischool-nha-trang-ngo-doc-do-nhiem-khuan-salmonella-4538648.html

Báo điện tử VnExpress đã đặt nhan đề cho sự kiện này là “Học sinh trường Ischool

Nha Trang ngộ độc do nhiễm khuẩn Salmonella”

Giống với các tít mang thông tin khác, đây là tựa đề nêu lên được thông tin chi tiếtcủa sự kiện, thể hiện được nội dung mà độc giả quan tâm Tựa đề đơn giản, bao quátđược nội dung và nêu lên được nguyên nhân của sự kiện, đảm bảo được cấu trúc của mộtnhan đề báo chí, trả lời cho câu hỏi Ai? Như thế nào? Vì sao? Dù tựa đề được vận dụngtheo cấu trúc cơ bản, nhưng không thể phủ nhận mức độ hiệu quả mà nó mang lại, thâutóm được thông tin “cốt lõi” của sự kiện

3 Johnny Depp thắng kiện Amber Heard

3.1 Khái quát sự kiện

Sự kiện Johnny Depp thắng kiện Amber Heard là một trong những sự kiện gây chấnđộng trên các mặt báo thời gian gần đây

Theo tờ New York Post đưa tin, sau 13 giờ làm việc căng thẳng ở buổi nghị án ngày

1/6/2022 (giờ địa phương), bồi thẩm đoàn tòa án Fairfax, Virginia (Mỹ) gồm 7 người đãđưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện tội phỉ báng giữa Johnny Depp và Amber Heard.Sau 6 năm tranh chấp kiện tụng với vợ cũ là Amber Heard, Johnny Depp đã giành phầnthắng theo phán quyết của Tòa án Nữ diễn viên Amber Heard phải bồi thường cho chồng

cũ 15 triệu USD; trong đó, 10 triệu USD là tiền bồi thường thiệt hại và 5 triệu USD làtiền phạt sau lời cáo buộc sai sự thật Tuy nhiên, do giới hạn luật về thiệt hại trừng phạtnên tài tử chỉ có thể nhận tối đa 10,35 triệu USD từ vợ cũ Về phía Heard, bồi thẩm đoànnhận thấy cô ảnh hưởng một phần bởi kiện cáo với Depp, nên được nhận 2 triệu USD tiền

Trang 20

bồi thường Trong buổi công bố kết quả vụ kiện, chỉ có Amber Heard xuất hiện, JohnnyDepp đang ở Anh Tài tử ăn mừng chiến thắng trong một quán rượu ở Newcastle.

3.2 Phân tích cách đặt tít của sự kiện đó ở các tờ báo

3.2.1 Tuổi Trẻ online

https://tuoitre.vn/johnny-depp-thang-kien-gianh-duoc-hon-10-trieu-usd-20220602070059518.htm

Báo Tuổi Trẻ đã đặt tít cho sự kiện trên là “Johnny Depp thắng kiện giành được

hơn 10 triệu USD”

Ở đây, tít chỉ nói chung chung là “hơn 10 triệu USD”, vì chưa có con số cụ thể cho

số tiền Johnny Depp sẽ nhận được, chỉ biết tối đa anh có thể nhận 10,35 triệu USD Việcđưa ra từ “hơn” như vậy đảm bảo tính đúng đắn cho bài báo thay vì đưa ra con số cụ thểchưa được xác thực Tít thiếu bổ ngữ trả lời cho câu hỏi “Johnny Depp thắng kiện ai?”

Cả hai nhân vật trong bài báo đều có tầm quan trọng như nhau, không phải chỉ nói riêng

về Johnny Depp Thế nên, việc tác giả lược mất nhân vật Amber Heard trong tít chưa thoảmãn người đọc ở yếu tố “Who?”

Tít của Báo Tuổi Trẻ cung cấp thông tin sự kiện một cách khách quan, không bình

luận hay tỏ thái độ Tít trên cũng đảm bảo bao quát được nội dung chính của bài Song, tít

sẽ trở nên hơi mơ hồ nếu tách khỏi chùm tin tức về “vụ kiện giữa Johnny Depp và vợ cũ”

vì người đọc không biết Johnny Depp thắng kiện ai

3.2.2 Thanh Niên online

post1464582.html

Trang 21

https://thanhnien.vn/johnny-depp-thang-kien-amber-heard-nhan-15-trieu-usd-boi-thuong-Báo Thanh niên đã đặt tít cho sự kiện kể trên là “Johnny Depp thắng kiện Amber

Heard, nhận 15 triệu USD bồi thường”

Khác với Báo Tuổi Trẻ, tít của Báo Thanh niên đưa ra con số cụ thể tiền bồi

thường là “15 triệu USD” Tuy nhiên, 15 triệu USD là số tiền ban đầu vợ cũ phải bồithường cho nam diễn viên, nhưng do giới hạn luật về thiệt hại trừng phạt, nên thực tếJohnny Depp chỉ nhận được tối đa 10,35 triệu USD Vậy nên, “15 triệu USD” không phải

số tiền chính xác mà Johnny Depp được nhận giống như tít đã viết Như vậy có thể khiếnngười đọc hiểu lầm thông tin Bên cạnh đó, từ “bồi thường” được đưa ra sau số tiền nhằmnhấn mạnh tính chất, mục đích của số tiền là bồi thường thiệt hại tinh thần lẫn vật chấtcho Johnny Depp

Tít của Báo Thanh niên đã tóm gọn được nội dung chính, có số liệu nổi bật, đưa ra

được hai cái tên nhân vật chính trong sự kiện Tít chưa đảm bảo được tính chính xác ở sốtiền bồi thường mà tít đã nêu ra

3.2.3 Lao động online

dong-nuoc-my-1051715.ldo

https://laodong.vn/giai-tri/johnny-depp-thang-kien-amber-heard-trong-phien-toa-chan-Báo Lao động đã đặt tít cho sự kiện trên là “Johnny Depp thắng kiện Amber Heard

trong phiên tòa chấn động nước Mỹ”

Tít trên đã thành công trong việc thu hút người đọc, sử dụng động từ mạnh “chấnđộng”, có tác dụng “giật tít” So với việc đưa ra một con số nổi bật trong bài như các báokhác, tít này lại nhấn mạnh quy mô của phiên toà Có thể thấy đây là một vụ kiện tầm cỡquốc gia, gây chú ý đến toàn dân Mỹ Việc ai giành chiến thắng là vấn đề đang đượcquan tâm Từ bối cảnh như vậy, phần tít trên càng làm nổi bật thêm chiến thắng củaJohnny Depp

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w