Trang 1 NÔNG THỊ THU TRANG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BẮC SƠN TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Trang 2 NÔNG THỊ
Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Ở Việt Nam, luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) từ khi ban hành và qua các lần sửa đổi, bổ sung đều thừa nhận rằng ngân sách huyện (gọi chung là cấp huyện) là ngân sách của chính quyền Nhà nước cấp huyện và là một bộ phận cấu thành NSNN, là cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN Việc tổ chức, quản lý thu chi ngân sách cấp huyện hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết trên địa bàn huyện Huyện Bắc Sơn nằm vào khoảng giữa thành phố Lạng Sơn và thành phố Thái Nguyên, có độ cao trung bình 400 m so với mực nước biển, nằm gọn trong khu vực núi đá vôi, có diện tích từ nhiên là 699,42 km2, phía tây tiếp giáp với huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên, phía nam giáp với huyện Hữu Lũng, phía Bắc giáp với huyện Bình Gia, phía đông giáp với huyện Văn Quan Huyện Bắc Sơn có 65.907 người gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tại 17 xã và 1 thị trấn Huyện lỵ đặt tại thị trấn Bắc Sơn Kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp, nguồn thu ngân sách hạn chế trong khi đó nhu cầu chi cho phát triển kinh tế là rất lớn, thu ngân sách hàng năm không đủ chi, tỉnh trợ cấp cân đối nên vấn đề tăng cường quản lý chi thường xuyên cần được chú trọng sử dụng hợp lý các khoản chi nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển Thực tế, công tác quản lý chi thường NSNN tại huyện Bắc Sơn trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định và đã có sự chuyển biến tích cực Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN vẫn chưa hoàn thiện, chưa đạt được hiệu quả cao, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cơ bản cần phải được khắc phục như hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi còn dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp, gây lãng phí, chi thường xuyên còn vượt dự toán, Cụ thể, kết quả chi thường xuyên từng năm được thực hiện như sau: Năm 2019 dự toán tỉnh giao 433.969,41 triệu đồng, thực hiện năm 2019: 476.454,69 triệu đồng, vượt 9,79% dự toán giao Năm 2020 dự toán tỉnh giao 498.305 triệu đồng, thực hiện năm 2020: 556.947,78 triệu đồng, vượt 111,77% dự toán giao Năm 2021 dự toán tỉnh giao 495.598 triệu đồng, thực hiện năm 2021: 515.274,56 triệu đồng, vượt 3,97% dự toán giao Với ý nghĩa và tính cấp thiết đó, trong thời gian nghiên cứu luận văn cao học tôi đã chọn đề tài: “ Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, góp phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN hiệu quả và tiết kiệm
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên nguồn Nguồn NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2019-2021
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn; là tài liệu giúp UBND cấp huyện và các đơn vị trực thuộc lập dự toán; xây dựng kế hoạch hoàn thiện cơ chế quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN tính đến năm 2025 có cơ sở khoa học
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có tính hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và có ý nghĩa thiết thực cho việc hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo giúp các đơn vị sử dụng NSNN đạt hiệu quả hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, giảm thất thoát nguồn ngân sách; từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn những nội dung trong đề tài đã giúp tác giả nhận thức sâu rộng hơn, gắn kết chặt hơn giữa lý luận và thực tiễn, hiểu rõ thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại đơn vị công tác, tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp tích cực cho quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN cấp huyện.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Chương 4 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện
1.1.1 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện
1.1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện a Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Nguyễn Ngọc Hải (2008) “Chi thường xuyên ngân sách nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống, nó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng đối tượng trong một đất nước Chi thường xuyên ngân sách nhà nước có các cơ quan có thẩm quyền quyết định như: Quốc hội, Chính phủ và cơ quan chính quyền được ủy quyền thực hiện chi”
Nguyễn Văn Huy (2010) “Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là họat động kinh tế không vì lợi nhuận, đây là họat động vì lợi ích của công đồng, vì lợi ích chung của cả đất nước” Đặng Văn Du (2010) “Chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) là quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được vào NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi giúp bộ máy Nhà nước vận hành và thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời đảm bảo chi cho các hoạt động sự nghiệp nhằm cung ứng các hàng hóa công cộng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn”
Theo Luật NSNN được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2015 thì “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh” (Luật ngân sách Quốc hội, 2015)
Như vậy ta có thể hiểu: Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là các khoản chi từ Ngân sách nhà nước nhằm đạt các mục tiêu về Kinh tế, chính trị xã hội của một đất nước b Khái niệm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách huyện nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên địa bàn cấp huyện Đó là toàn bộ các khoản chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện có trong dự toán, được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền địa phương cấp huyện về quản lý kinh tế, xã hội
1.1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện
- Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện nhằm phục vụ lợi ích của một quốc gia nói chung và cấp huyện nói riêng Điều này có nghĩa, thông qua ngân sách nhà nước, nhà nước cung cấp một lượng lớn hàng hóa công cộng cho nền kinh tế trong nước Qua đó, nhà nước thể hiện chức năng quản lý của nhà nước thông qua việc chi thường xuyên NSNN
- Các khoản chi thường xuyên NSNN cấp huyện phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng trong phạm vi một huyện: chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác trong một huyện Các hoạt động này mặc dù không trực tiếp tạo ra lợi nhuận hay tạo ra sản phẩm vật chất, nhưng những khoản chi thường xuyên này lại có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế ổn định góp phần nâng cao chất lượng lao động trong huyện
- Chi thường xuyên NSNN huyện gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong huyện: Phần lớn các khoản chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển, hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị, xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước
- Chi thường xuyên để đầu tư vào nguồn lực con người trong quá trình phát triển KT-XH trong huyện: Bên cạnh đó, thông qua các khoản chi này thực hiện các chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh - quốc phòng… Nguồn tài chính chi cho mục đích công cộng này có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: từ nguồn NSNN; nguồn tự tạo của các đơn vị thông qua hoạt động sự nghiệp; nguồn tài chính của các tổ chức kinh kinh tế, các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội; nguồn huy động từ sự đóng góp của dân cư theo chính sách hoặc tự nguyện, biếu tặng và nguồn từ nước ngoài thông qua hợp tác trong hoạt động sự nghiệp
- Chi thường xuyên NSNN cấp huyện bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của Nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: Thứ nhất, Chi cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung và thứ hai, chi để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội trong huyện Bằng vào các khoản chi tiêu dùng thường xuyên, nhà nước thể hiện được sự quan tâm của mình đến yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế Đồng thời với các khoản chi này, nhà nước thực hiện chức năng quản lý văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng
1.1.1.3 Nội dung chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện
Nội dung các khoản chi thường xuyên ngân sách được phân thành các nhóm chính như sau:
- Chi quản lý hành chính Nhà nước ở huyện: Là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp huyện Bao gồm 5 lĩnh vực cơ bản:
+ Chi về hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện
+ Chi về hoạt động của hệ thống cơ quan pháp luật
+ Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền KT-XH cho hệ thống các cơ quan quản lý KT-XH và chính quyền cấp huyện
+ Chi về hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp huyện + Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
- Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội ở huyện: Là khoản đặc biệt quan trọng, đảm bảo ổn định trật tự xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ
- Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: Là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội, liên quan đến sự phát triển đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư, gắn với quá trình đầu tư phát triển yếu tố con người Bao gồm các khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp như: sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình và các hoạt động khác
- Chi sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: Là khoản chi để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vụ chung cho cấp huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các thành phần kinh tế
- Chi khác: Ngoài các khoản chi thường xuyên lớn thuộc 4 lĩnh vực trên còn có các khoản chi khác cũng xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi trả tiền lãi do Chính phủ vay, chi hỗ trợ quỹ BHXH
Cơ sở thực tiễn về quản lý chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước
1.2.1 Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước tại một số địa phương trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định
- Công tác lập dự toán chi thường xuyên đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, đảm bảo đúng trình tự theo các văn bản quy định của nhà nước; các chỉ thị; chủ trương chỉ đạo; Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND huyện An Lão, các chỉ thị của UBND tỉnh và các đơn vị ban ngành
- Chất lượng dự toán chi thường xuyên đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện từng bước được nâng cao, nội dung các nhiệm vụ chi đã được tính toán tương đối sát trên cơ sở chính sách chế độ nhà nước, đảm bảo đúng theo mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các đơn vị
- UBND huyện đã chỉ đạo, điều hành, thực hiện phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối của từng đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện, về cơ bản phù hợp với khả năng cân đối ngân sách cấp huyện và ngân sách từng xã; đồng thời tạo điều kiện cho các cho các Sở, ban ngành, đơn vị và địa phương chủ động xây dựng và quyết định ngân sách của mình
- Các nội dung chi thường xuyên đơn vị sự nghiệp công lập đều nằm trong khuôn khổ dự toán, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ UBND huyện An Lão đã thực hiện việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính thuê Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, qua đó đã tạo điều kiện, cơ chế cho thủ trưởng các đơn vị cố quyền quyết định nội dung chi trong phạm vi kinh phí được giao
- Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện đúng với các quy định và hướng dẫn Các loại báo cáo tài chính cơ bản được các đơn vị lập đầy đủ, đúng quy định và gửi đúng thời gian quy định - Hoạt động kiểm tra, giám sát chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập đã góp phần minh bạch hóa, gia tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước Các cơ quan chủ quản và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện đã chấp hành nghiêm chỉnh đối với những quy định hiện hành về quản lý, kiểm soát và thanh toán các khoản chi đều phải hợp pháp, hợp lệ
1.2.1.2 Kinh nghiệm ở huyện Ba Vì, Hà Nội
Huyện Ba Vì đã thực hiện khoán theo chỉ tiêu biên chế và khoán chi hoạt động cho các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP Sau thời gian triển khai, các đơn vị được giao khoán đã chủ động khai thác tối đa nguồn thu ngân sách trên địa bàn, tích cực quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được phân bổ và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại Huyện đã chủ động tổ chức sắp xếp lại bộ máy, tăng cường công tác kiêm nhiệm cán bộ, công chức bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện tăng thu nhập cho cán bộ, công chức từ nguồn tiết kiệm kinh phí tự chủ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ góp phần thúc đẩy khả năng làm việc hăng say, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức
UBND huyện đã chú trọng công tác quản lý, điều hành ngân sách của các đơn vị dự toán trên điạ bàn huyện, đảm bảo công tác chấp hành dự toán tốt, không có phát sinh lớn ngoài dự toán UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thụ hưởng NS, các ban ngành chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý chi thường xuyên NS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi hiện hành Đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện cơ chế khoán chi cho 100% các đơn vị thuộc các phòng, ban ngành quản lý nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-
CP của Chính phủ, 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao
Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương huyện Ba Vì đã thu được những kết quả đáng khích lệ, kinh tế địa phương tăng trưởng, ổn định chính trị xã hội
1.2.1.2 Kinh nghiệm ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Với Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và các đơn vị khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính
Huyện Sơn Dương, Tuyên Quang đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác quản lý chi NSNN đáp ứng được các hoạt động phát triển KTXH, đã tăng cường cụ thể hóa các quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật
Trên cơ sở văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các phòng ban chức năng, xã, thị trấn phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng Các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật NSNN và các khoản trợ cấp, đơn vị Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng cấp huyện sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả
Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Sơn Dương đã chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nền việc chi tiêu NSNN được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực Việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về KTXH và để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra
Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu huyện sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN
Theo kinh nghiệm của huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí kinh phí NSNN Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn kinh phí NSNN
1.2.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu
- Những tồn tại và hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2021?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2021?
- Giải pháp nào cần được thực thi nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới?
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng,… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và một số địa phương, các chính sách của tỉnh đối với quản lý chi ngân sách nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Bắc Sơn cung cấp
Các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài thu thập từ Báo cáo của UBND huyện Bắc Sơn về quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện qua các năm 2019-2021 Ngoài ra thu thập thông tin, số liệu qua niên giám thống kê, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các Cơ quan Tài chính - Kế hoạch, thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Lạng Sơn và website của Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành khác có liên quan
2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Để đánh giá tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Sơn, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi: a Xác định mục đích và đối tượng điều tra:
Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp của đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Sơn
Tương ứng với mục đích trên thì đối tượng điều tra được chia làm 02 nhóm:
Nhóm 01 là Cán bộ quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm
Phòng Tài chính kế hoạch huyện Bắc Sơn, các phòng chức năng huyện Bắc Sơn
Nhóm 02 là cán bộ kế toán tại Thị trấn Bắc Sơn, các xã Long Đống; Bắc Quỳnh; Hưng Vũ; Trấn Yên; Vũ Lăng; Chiêu Vũ; Tân Lập; Tân Hương; Đồng Ý; Vũ Sơn; Vạn Thủy; Tân Tri; Chiến Thắng; Vũ Lễ; Tân Thành; Nhất Hòa; Nhất Tiến và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước b Xác định nội dung điều tra
Tương ứng với mỗi nhóm điều tra sẽ có một nội dung điều tra cụ thể:
- Nhóm 01, Thông tin phiếu điều tra tại Phụ lục 1 nhằm đánh giá khái quát về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Bắc Sơn
- Nhóm 02 bao gồm các nội dung cụ thể Phụ lục 02: Phần I là thông tin cá nhân của đối tượng tham gia trả lời câu hỏi; Phần II là câu hỏi nhằm đánh giá hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Bắc Sơn, cụ thể: (I) Lập dự toán chi thường xuyên; (II) Chấp hành chi thường xuyên; (III) Kế toán, quyết toán; (IV) Thanh tra, kiểm tra thực hiện chi thường xuyên
Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1 và phụ lục
2, được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá
(1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý c Xác định cỡ mẫu
- Đối tượng 1: Cán bộ quản lý ngân sách (Cán bộ đứng đầu huyện, xã, đơn vị thụ hưởng ngân sách) bao gồm 72 người (điều tra toàn bộ)
- Đối tượng 2: Kế toán tại Thị trấn, xã và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước là 62 người (điều tra toàn bộ) d Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
Phương thức tiến hành điều tra tác giả kết hợp đan xen, kết hợp giữa trực tiếp phỏng vấn và gửi phiếu lại thu hồi sau Kết quả điều tra thu hồi được Đối tượng 1: 72 phiếu hợp lệ; Đối tượng 2: 62 phiếu hợp lệ e Thang đo bảng câu hỏi
Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau: Điểm Khoảng Ý nghĩa
1 1,00 - 1,79 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức kém
2 1,80 - 2,59 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức yếu
3 2,60 - 3,39 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức trung bình
4 3,40 - 4,19 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức khá
5 4,20 – 5,00 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức tốt
- Thời gian điều tra: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2022
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin
2.2.2.1 Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu thành của hiện tượng được phân tích theo dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó Đây là phương pháp thống kê, được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô Phương pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tương quan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu được phân tích những yếu tố xác định hơn, tìm ra những quy luật và xu hướng đặc trưng cho các hiện tượng kinh tế, diễn biến kinh tế…
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập thông tin sẽ được phân tổ theo các tiêu chí đã được xây dựng Phương pháp phân tổ thống kê sẽ cho biết thực trạng và từ đó có những nhận định chính xác nhất đối với tình hình thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Sơn
2.2.2.2 Phương pháp bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê Tác giả sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Bắc Sơn
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
Sau khi tổng hợp số liệu, tác giả tiến hành so sánh số liệu giữa các năm
Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2021 Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại
2.2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Phương pháp này dùng để phân tích chất lượng cán bộ, công chức, chất lượng đào tạo Thực hiện thông qua sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tại UBND huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2019-2021 Đồng thời loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương
- Tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh) (%);
Tổng sản phẩm trong tỉnh tiếng Anh viết là Gross regional domestic product (viết tắt là GRDP), đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động cuối cùng (mới sáng tạo) trong năm nghiên cứu của tất cả các đơn vị thường trú (bao gồm các đơn vị có hoạt động kinh tế: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, chính trị - xã hội – nghề nghiệp, đơn vị an ninh, quốc phòng, cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, ) có trụ sở chính hoặc cơ sở hoạt động, sản xuất kinh doanh chính nằm trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh
GRDP = Tổng giá trị sản xuất (GO) – Tổng Chi phí trung gian (IC)
Hay: GRDP = GO – IC Ý nghĩa:
+ Đây là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một địa phương + Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư thông qua GDP bình quân đầu người
+ Cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn
+ Được sử dụng để tính tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của địa phương
GRDP năm n-1 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong các thời kỳ, từ đó có chính sách điều chỉnh hợp lý hơn
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh và đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách
Trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến công tác quản lý chi ngân sách Để đánh giá công tác dự toán ta nghiên cứu chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ tăng dự toán ngân sách nhà nước (%) = Dự toán năm n- Dự toán năm (n-1)
Dự toán năm n-1 Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ tăng chi dự toán ngân sách tăng hoặc giảm bao nhiêu lần so với năm trước đó
* Chấp hành dự toán chi ngân sách: Để đánh giá quá trình thực hiện chấp hành chi ngân sách nhà nước ta nghiên cứu chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ hoàn thành dự toán ngân sách nhà nước (%) = Thực hiện chi ngân sách năm n
Dự toán chi ngân sách năm n Chỉ tiêu này cho biết quá trình thực hiện chi ngân sách hoàn thành bao nhiêu phần trăm so với dự toán đề ra
- Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước địa phương (%) =
Chi ngân sách nhà nước địa phương theo từng loại phân tổ chủ yếu Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nội dung chi Ngân sách huyện (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn Ngân sách sang năm sau và chi trợ cấp cho Ngân sách xã, thị trấn) với tổng chi Ngân sách huyện; Phản ánh chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao, kết quả thực hiện năm sau so với năm trước của tổng chi Ngân sách huyện
* Kế toán, quyết toán Đế đánh giá công tác kế toán, quyết toán ngân sách ta đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
- Mức độ lập báo cáo:
+ Số lượng đơn vị thực hiện quyết toán đúng yêu cầu:
Tỷ lệ đơn vị thực hiện quyết toán đúng yêu cầu
Số đơn vị thực hiện quyết toán đúng yêu cầu Tổng đơn vị thực hiện
Chỉ tiêu này phản ánh thực hiện công tác thực hiện chi thường xuyên ở mức nào nếu chỉ tiêu này ở gần mức 100% thi các đơn vị thực hiện tốt công tác quyết toán chi và ngược lại
+ Số lượng đơn vị thực hiện quyết toán không đúng yêu cầu:
Tỷ lệ đơn vị thực hiện quyết toán không đúng yêu cầu (%)
Số đơn vị thực hiện quyết toán không đúng yêu cầu Tổng đơn vị thực hiện
Chỉ tiêu này phản ánh công tác lập báo cáo chi thường xuyên của đơn vị được thực hiện tốt hay kém
- Thời gian lập báo cáo:
+ Số lượng đơn vị nộp báo cáo đúng thời gian quy định
Tỷ lệ đơn vị nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian quy định(%)
Số đơn vị nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian quy định Tổng đơn vị thực hiện
Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đơn vị nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian quy định
+ Số lượng đơn vị nộp báo cáo không đúng thời gian quy định
Tỷ lệ đơn vị nộp báo cáo quyết toán không đúng thời gian quy định(%)
Số đơn vị nộp báo cáo quyết toán không đúng thời gian quy địnhTổng đơn vị thực hiện
Chỉ tiêu này phản ánh có tỷ lệ bao nhiêu phần trăm các đơn vị nộp báo cáo quyết toán không đúng thời gian quy định
- Chất lượng lập báo cáo:
+ Số lượng đơn vị lập báo cáo đúng mục lục ngân sách
Tỷ lệ đơn vị lập báo cáo quyết toán đúng mục lục ngân sách(%)
Số đơn vị lập báo cáo đúng mục lục ngân sách Tổng đơn vị thực hiện
Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đơn vị lập báo cáo quyết toán đúng mục lục ngân sách
+ Số lượng đơn vị lập báo cáo không đúng mục lục ngân sách
Tỷ lệ đơn vị lập báo cáo quyết toán không đúng mục lục ngân sách(%)
Số đơn vị lập báo cáo không đúng mục lục ngân sách Tổng đơn vị thực hiện
Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đơn vị lập báo cáo quyết toán không đúng mục lục ngân sách
* Thanh, kiểm tra ngân sách:
Công tác kiểm tra, giám sát quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước, được đánh giá qua chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ tăng số đợt thanh tra, kiểm tra (%) =
Số đợt thanh tra, kiểm tra năm n- Sô đợt thanh , kiểm tra năm (n-1)
Số đợt thanh tra, kiểm tra năm n Chỉ tiêu này phản ánh số đợt thanh tra, kiểm tra chi thương xuyên ngân sách thực hiện cao hơn năm trước bao nhiêu lần.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
Khái quát về huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Bắc Sơn là huyện có nhiều di chỉ khảo cổ về người tiền sử, nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện ra cả một nền văn minh của người Việt cổ, vào sơ kỳ đồ đá mới, mang tên văn hóa Bắc Sơn Bắc Sơn là căn cứ địa kháng chiến (căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai), nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, chống Nhật và Pháp của lực lượng Việt Minh những năm 1940 Năm 1975, hợp nhất 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, huyện Bắc Sơn thuộc tỉnh Cao Lạng và đến năm 1978, lại tách ra thành 2 tỉnh như cũ
Huyện Bắc Sơn nằm vào khoảng giữa thành phố Lạng Sơn và thành phố Thái Nguyên, có độ cao trung bình 400m so với mực nước biển, nằm gọn trong khu vực núi đá vôi, có diện tích từ nhiên là 699,42km2, phía tây tiếp giáp với huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên, phía nam giáp với huyện Hữu Lũng, phía Bắc giáp với huyện Bình Gia, phía đông giáp với huyện Văn Quan Huyện Bắc Sơn có 65.907 người gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tại 19 xã và 1 thị trấn Huyện lỵ đặt tại thị trấn Bắc Sơn Địa hình Địa hình Bắc Sơn khá phức tạp vì có núi đá, núi đất tạo thành một vòng cung dốc nghiêng về phía Tây Nam, xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là các thung lũng khá bằng phẳng, độ cao trung
Trên địa bàn Bắc Sơn có các ngọn núi cao từ 500-1.200m như ngọn Khau
Pi Ao (1107m), ngọn Pa Lép (503m)
Bắc Sơn có nhiệt độ bình quân khoảng 20,8C, độ ẩm trên 82%, lượng mưa trung bình 1.500 – 1.600 mm/năm Bắc Sơn nằm trong vòng cung đá vội Bắc Sơn nên ít bị ảnh hưởng của gió bão và sương muối
Trên địa bàn Bắc Sơn có quặng bauxite ở Gia Hoà, Hương Sóc, Lân Hát, Lân
Nà, Nà Nam, Pia Cáng, Tân Hương; thuỷ ngân ở Bố Ngần; vàng sa khoảng ở Lân Khuyến, Lần Rảo, Mỏ Nhài, đá ốp lát ở Vũ Sơn, Mỏ Hao, Vũ Lê
Tiềm năng kinh tế Đất ở Bắc Sơn chủ yếu là đất đỏ vàng trên đất sét (chiếm trên 42% diện tích tự nhiên), đất đỏ vàng trên đá magma axit (chiếm trên 28%), đất vàng trên đá cát (chiếm 34%), đất phù sa (chiếm 1,2%) và các loại đất tụ dốc, đất nâu đỏ trên đá vôi Đất đai của Bắc Sơn thích hợp trồng các loại cây như: quýt, lê, mận, mơ, ngô, khoai, sẵn, hồi, que
Trên địa bàn Bắc Sơn có quốc lộ 1B, tỉnh lộ 241 chạy qua
Bắc Sơn có 20 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Bắc Sơn và 19 xã: Nhất Tiến, Tân Thành, Nhất Hoà, Trấn Yên, Vũ Lăng, Tân Hương, Chiến Thắng, Vũ
Lễ, Tân Tri, Vũ Sơn, Tân Lập, Chiêu Vũ, Hưng Vũ, Hữu Vĩnh, Bắc Sơn, Đồng Ý, Vạn Thuỷ, Long Đống và Quỳnh Sơn
Bắc Sơn là địa bàn sinh sống của 6 dân tộc gồm: Tây, Kinh, Dao, Nùng, Hoa, H'Mông Người H'Mông ở Bắc Sơn sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương, trồng bắp và các loại cây ăn quả như: lê, mận, mơ, đào
Trang phục của người H'Mông được làm chủ yếu từ cây lanh có những hoạ tiết, hoa văn (hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy ốc) được thêu từ tơ tầm Màu sắc chủ đạo là xanh, đỏ, đen, vàng Trang phục truyền thống của phụ nữ H'Mông gồm áo (so) xẻ ngực, vảy (ta), tấm vải che phía trước váy (xế), thắt lưng và xà cạp (khử lau) Áo của phụ nữ H'Mông có cổ phía trước hình chữ V, được nẹp thêm vải màu, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn, hai ống tay áo thường được thêu hoa văn là những đường vẫn ngang với đủ màu sắc Váy của phụ nữ H'Mông có nhiều nếp gấp, rộng, thêu hoa văn ở chân vậy Phụ nữ H'Mông thường để tóc dài và quấn vòng quanh đầu rồi đội khăn
Nam giới H'Mông mặc quần màu đen, ống rộng có thắt lưng (lăng dua la) Vào những dịp lễ, tết, người H'Mông sử dụng khèn, đàn môi và cùng nhau múa khèn, múa ô hát ống và chơi những trò chơi dân gian như ném pao, đua ngựa, bắn nỏ, đẩy gậy, bắn cung người H'Mông có món đặc sản thắng cố với những gia vị độc đáo như thảo quả, mắc khén
Tiềm năng du lịch Đến Bắc Sơn, du khách có thể tham quan di tích lịch sử rừng Khuổi Nọi, nhà sàn Long Đống, thôn Mỏ Tất, đồn Mộ Nhài, đèo Tam Canh, đình Nông Lục và những thắng cảnh như: hang Nà Thi, hồ Tam Hoa, hồ Vũ Lăng, hồ Pác Mỏ, hang Pác
3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Ngày 19/12/2016, UBND tỉnh Lạng sơn ra Nghị quyết số 15/2016/NQ- HĐND Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020
Ngày 14/12/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Nghị Quyết số: 09/2020/NQ-HĐND Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lạng Sơn:
- Thẩm quyền ngân sách cấp huyện: HĐND huyện: Quyết định giao dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán; điều chỉnh dự toán và giám sát thực hiện ngân sách UBND huyện: Lập dự toán và xây dựng phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên, dự toán điều chỉnh và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và sở Tài chính
- Các nhiệm vụ chi thường xuyên ở huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn Chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Chi hoạt động Y tế; Chi văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình; Thực hiện chi cho các chính sách xã hội theo Nghị định số 67/2007/ NĐ-CP và Nghị định 13/2010/ NĐ-CP của Chính phủ; Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan cấp huyện quản lý: nông lâm nghiệp, giao thông, thủy sản, môi trường ; Chi sự nghiệp an ninh trật tự, an toàn xã hội; Chi hoạt động của cơ quan nhà nước huyện, hoạt động chính trị xã hội của huyện
Cơ cấu tổ chức quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.1 Sơ đồ quản lý chi thường xuyên NSNN ở huyện Bắc Sơn
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn)
Việc quản lý chi NSNN ở huyện Bắc Sơn được HĐND và UBND giao trực tiếp quản lý và điều hành cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuy nhiên, về quản lý chung phải được thực hiện thông qua các khâu, bộ phận liên quan
- Vai trò của Phòng Kế hoạch Tài chính huyện:
Phòng Tài chính - Kế hoạch (TC-KH) huyện Bắc Sơn là cơ quan chuyên môn được UBND huyện giao trọng trách quản lý NSNN nói chung và Chi thường xuyên NSNN huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ủy ban nhân dân huyện
Phòng tài chính-kế hoạch
Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
3.2.1 Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn thực hiện theo các bước sau:
UBND huyện Phòng TCKH Cơ quan chủ Đơn vị huyện quản
Chuyển ngân Phân bổ ngân Phân bổ ngân Thực hiện chi sách cho phòng sách cho các cơ sách cho các
TCKH quan chủ quản đơn vụ
Hình 3.2 Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Bắc Sơn, tỉnh
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Ủy ban nhân dân huyện: sau khi nhận được nghị quyết giao dự toán chi ngân sách của Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân Huyện Bắc Sơn giao ngân sách chi cho phòng tài chính kế hoạch Huyện Bắc Sơn
Phòng tài chính kế hoạch Huyện Bắc Sơn: Sau khi đã được Ủy ban nhân dân giao ngân sách để thực hiện các khoản chi đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt Phòng tài chính kế hoạch tiến hành phân bổ ngân sách cho các đơn vị chủ quản
- Giao ngân sách chi thường xuyên
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế chính trị trên địa bàn Huyện Bắc Sơn đã nhiều thay đổi: nông thôn trên địa bàn đạt 9/17 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đời sống cán bộ viên chức đã có nhiều thay đổi Chính vì vậy, các khoản chi thường xuyên cũng đã thay đổi đáng kể Đối với lĩnh vực giáo dục: Hiện nay trên địa bàn Huyện Bắc Sơn đang thực hiện chủ trương tăng quyền tự chủ cho các trường năm trên địa bàn huyện Thêm vào đó là nguồn chi cho lĩnh vực giáo dục ngày càng cao đã góp phần phát triển giáo dục tại địa phương như nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là tại các trường phổ thông Bên cạnh đó, đời sống của các cán bộ giáo viên trên địa bàn huyện cũng được quan tâm hơn như: chế độ tiền lương, ngoài ra còn thực hiện một số chính sách ưu đãi nhà giáo và các cán bộ làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo Thêm vào đó, huyện cũng đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ theo Nghị quyết trung ương 2, ngoài ra huyện cũng đang triển khai việc phổ cập giáo dục tiểu học và các chương trình học nâng cao dân trí địa phương dựa vào nguồn ngân sách nhà nước Việc xã hội hóa giáo dục trên địa bàn cũng được tích cực thực hiện nhằm xây dựng nền giáo dục hiện đại và tiên tiến, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương
Về qui mô trường lớp toàn huyện có 55 trường, giảm 4 trường do sáp nhập địa giới hành chính xã, 627 lớp, giảm 4 lớp so với năm học 2019 – 2020, trên
15 nghìn học sinh tăng gần 250 học sinh Duy trì sĩ số ở cấp học Mầm non đạt 75,1%, cấp tiểu học đạt 100%, cấp Trung học cơ sở đạt 99,5%
Từ nguồn kinh phí của Nhà nước Năm học 2020 – 2021 toàn huyện đã đầu tư, đưa vào sử dụng 25 phòng học và nhiều công trình phụ trợ; 23 phòng học,
2 phòng chờ và nhiều cơ sở vật chất khác được đầu tư từ nguồn xã hội hóa của các tổ chức
Lĩnh vực y tế: Hiện nay, với chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp trong đó có các hoạt động của ngành y tế không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh và năng suất lao động của cán bộ ngành y, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một nền y học hiện đại và đặc biệt là tạo điều kiện mở rộng mạng lưới y tế Với trung tâm y tế tại các xã phường đã được xây dựng, trang bị thêm cơ sở vật đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh người dân tuyến dưới
Lĩnh vực VH-TD-TT: Các khoản chi này nhằm nâng cao đời sống tinh thần, trình độ thẩm mỹ cho công chúng tạo điều kiện phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức và sức khoẻ cho mỗi công dân Trong thời gian qua cùng với quy mô chi thường xuyên NSNN tăng lên thì khoản chi cho sự nghiệp văn hoá - thể thao - du lịch cũng không ngừng được cải thiện
Chi quản lý hành chính Nhà nước: đối với lĩnh vực hành chính, Huyện Bắc Sơn đang có những bước tiến quan trong như: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công và đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ mà chương trình hành động cụ thể là thực hiện khoán chi trong các cơ quan hành chính Điều này đem lại những tác dụng cơ bản:
- Bãi bỏ tính bình quân trong phân bổ ngân sách, nói cách khác là xóa bỏ cơ chế "xin cho" đã tồn tại quá lâu trong cơ chế bao cấp
- Xây dựng dự toán ngân sách gọn, nhẹ, đặc biệt là không tách bạch giữa phần khoán chi và phần không khoán chi Từ đó góp phần tích cực cho việc theo dõi, quản lý và quyết toán, giao dự toán kế hoạch hàng năm được ổn định
Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn Huyện Bắc Sơn đã bộc lộ một số các nhược điểm cần phải khắc phục ngay như tình trạng cải cách còn chậm và chưa đồng bộ Các quy định trong lĩnh vực hành chính nhà nước còn có nhiều văn bản chồng chéo lên nhau, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao, phẩm chất đạo đức của nhiều đối tượng bị suy đồi Vì vậy trong các năm tiếp theo, huyện cần tích cực hơn nữa trong việc cải cách thủ tục hành chính Đối với các lĩnh vực cũng được huyện quan tâm và phát triển nhằm thực hiện các mục tiêu mà huyện đề ra, nâng cao đời sống người dân, nâng cao đời sống cán bộ viên chức đang công tác trong khu vực hành chính nhà nước, để các cán bộ nâng cao năng lực công tác, đóng góp nhiều hơn cho nhà nước
Tại các đơn vị: Thực hiện Chi thường xuyên ngân sách nhà nước đã được giao Trong quá trình thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các khoản chi thường được theo dõi chặt chẽ từ các khoản chi sao cho đúng với các quy định của nhà nước Đối với các khoản chi phát sinh đều được báo cáo và được các cấp chứng năng thâm định tính hợp lý của các khoản chi này Các thủ tục trong quá trình giải ngân các khoản chi thường xuyên được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng với các quy định của nhà nước Các bên chức năng kiểm soát chặt chẽ đảm bảo hiệu quả các khoản chi Với các khoản chi phát sinh, đều được báo cáo lên cấp trên để có những hướng dẫn cho các đơn vị cấp dưới Khi gặp các vướng mắc trong quá trình giải ngân ngân sách nhà nước, đơn vị cấp dưới được các đơn vị chắc năng hướng dẫn tỉ mỉ, khi có vướng mắc thì nhanh chóng được giải quyết, không để tình trạng kéo dài, ảnh hưởng đến việc chi cũng như ảnh hưởng đối với đơn vị cấp dưới
3.2.2 Nội dung quản lý quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
3.2.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên NSSN a Căn cứ pháp lý về lập dự toán chi thường xuyên NSNN:
- Thực hiện theo Luật ngân sách năm 2002;
- Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ “Quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước”;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập” (áp dụng năm 2014);
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập” (áp dụng từ năm 2015)
- Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017”
- Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
* Phương pháp lập dự toán
Các nghị định trên mở đường cho việc áp dụng quản lý NSNN theo kết quả đầu ra Tuy nhiên, trên thực tế lập dự toán về chi ngân sách ở huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn vẫn kết hợp cả sử dụng phương pháp là quản lý theo yếu tố đầu vào (phương pháp quản lý theo hướng truyền thống), lập dự toán chi thường xuyên được tiến hành trong thời gian cố định mỗi năm một lần Với phương pháp này, toàn bộ quy trình quản lý không thể hiện được kết quả công việc, không phản ánh được với lượng chi phí cũng như kết quả đạt được như thế nào, không biết cơ quan nào hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào, có tương xứng với mức chi phí bỏ ra hay không
Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
3.3.1 Đánh giá kết quả đạt được
Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn từ năm
2019 đến nay đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước và đã đạt được những kết quả nhất định Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của huyện Ngoài các khoản chi thường xuyên, huyện đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất, nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác Từ đó hoàn thành vai trò nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra
Việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên một cách tương đối rõ ràng giữa các cấp chính quyền huyện với xã đã góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sử dụng NSNN ở địa phương; qua đó, không những tạo điều kiện cho chính quyền huyện hoạt động độc lập hơn trong khả năng của mình để xây dựng các chính sách chi tiêu, mà còn hướng tới việc nâng cao tính trách nhiệm về chính trị, tính hiệu quả và minh bạch trong quản lý chi NSNN
Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều chuyển biến đáng kể Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN cũng như nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của huyện Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN Khâu chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của kho bạc ngày càng chặt chẽ hơn Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như những hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách
Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT-XH của huyện như: Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phát triển thương mại du lịch, phát triển kinh tế vùng rau an toàn, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…
Cơ cấu chi ngân sách huyện đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra
Tại cấp xã đã có sự cải thiện nhất định trong phân bổ nguồn lực như đã hình thành hệ thống định mức làm cơ sở cho việc phân bổ NSNN trong điều kiện nguồn lực tài chính của huyện còn giới hạn; đã xác lập được thứ tự ưu tiên trong phân bổ NSNN, chú trọng đến chi thường xuyên nhưng vẫn phải ưu tiên cho chi đầu tư phát triển; quan tâm bố trí ngân sách để chi cho các lĩnh vực xã hội, đảm bảo phân bổ các khoản chi giáo dục và y tế công bằng giữa các địa phương Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương cũng đã cải thiện được tính minh bạch trong quản lý chi NSNN
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên NS huyện còn tồn tại một số hạn chế nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, về chất lượng công tác lập dự toán chi thường xuyên
Quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN rất phức tạp, đòi hỏi thực hiện qua nhiều bước, tốn kém thời gian và công sức Tuy nhiên, thực tế nhiều đơn vị không đảm bảo quy định về căn cứ, phương pháp và trình tự lập dự toán
Công tác lập dự toán mang nặng tính hình thức, thường căn cứ vào dự toán của năm trước để điều chỉnh cho năm sau Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách thường chậm về thời gian quy định, chủ yếu dựa vào dự toán và phân bổ của thành phố để kịp thời cho kỳ họp HĐND huyện vào cuối năm do đó mà quy trình thực hiện hay bị rút ngắn và kiểm soát đôi khi chưa kỹ càng
Việc xây dựng dự toán chưa bao quát và định mức hóa các nhiệm vụ chi, phần nhiều mang tính chất định tính Định mức chi căn cứ nhiều vào chỉ tiêu biên chế của các đơn vị mà chưa bao quát tình hình thực tế và nhiệm vụ đặc thù của các cơ quan Một số cơ quan được giao nhiều nhiệm vụ chi nhưng ngân sách không bố trí đủ kinh phí dẫn đến thực hiện không hết các nhiệm vụ hoặc UBND huyện phải ban hành những quyết định cấp ngân sách cá biệt trong năm để đảm bảo nhiệm vụ chi Điều này tạo ra tính ỷ lại, cứ có nhiệm vụ phát sinh lại trình xin kinh phí thậm chí là lập dự toán cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế để đề phòng bị cắt giảm khi duyệt dự toán
Dự toán được xây dựng theo phương pháp đầu vào là chủ yếu mà không theo kết quả đầu ra, các đơn vị căn cứ vào dự toán năm trước, điều chỉnh tỷ lệ để lập dự oán cho năm sau mà không để ý nhiều đến hiệu quả thực hiện ngân sách Thực tế cho thấy một số nhiệm vụ chi không hiệu quả nhưng cứ được tăng thêm dự toán qua từng năm Chính vì vậy quản lý chi thường xuyên NSNN chưa gắn với mục tiêu, chưa khuyến khích người sử dụng tiết kiệm NSNN Thêm vào đó, thực tế hiện nay trên địa bàn hàng năm cứ đến thời điểm cuối năm ngân sách hầu hết các đơn vị cố gắng bằng mọi cách để rút hết dự toán ngân sách của mình chứ không để lại dù nguồn chi có tính chất tự chủ được phép chuyển sang năm sau chi tiếp, các đơn vị không tính đến hiệu quả của các khoản chi Dẫn đến tình trạng áp lực cho KBNN cũng như cơ quan tài chính trong việc kiểm soát khoản chi NSNN với một khối lượng công việc quá tải dồn vào cuối năm
Thứ hai, về chất lượng công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên Đầu năm các đơn vị thường chỉ được ứng trước dự toán để chi lương và phụ cấp theo lương, phần còn lại được đơn vị dự toán cấp 1 giữ lại dưới danh nghĩa phục vụ cho những nhiệm vụ chung tạo ra sự thụ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình Việc phân bổ dự toán chưa sát với thực tế nhu cầu chi nên thường xảy ra tình trạng điều chỉnh, bổ sung các khoản mục dẫn tới khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước
Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa thực hiện các chế độ chính sách, chỉ tiêu một cách nghiêm túc như công tác phí, chi tiêu hội nghị, tiếp khách, Các đơn vị có tâm lý “đua nhau” xin kinh phí tổ chức lễ hội, kỷ niệm, các sự kiện của đơn vị thay vì xem xét tính cấp thiết và khả năng tự cân đối của đơn vị Tình trạng nhiệm vụ phát sinh đến đâu, cấp kinh phí thực hiện đến đó, gây thụ động cho cả công tác quản lý ngân sách và cả đơn vị thực hiện Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho những tiêu cực xảy ra trong việc “xin - cho”
Thứ ba, về chất lượng công tác quyết toán chi thường xuyên
Báo cáo quyết toán của các đơn vị thường chưa đảm bảo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, khi nộp vẫn còn phải sửa chữa, điều chỉnh gây tình trạng chậm quyết toán Xét duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý các khoản chi không đúng chế độ Việc quyết toán chi thường xuyên ngân sách các cấp có sự đan xen, lồng ghép nên phải chờ đợi nhau, cấp trên chờ cấp dưới dẫn đến kéo dài thời gian Một bất cập lớn trong quá trình quyết toán ngân sách đó là: hầu hết các đơn vị, các địa phương chỉ quan tâm đến khâu lập và chấp hành dự toán nhưng lại xem nhẹ công tác quyết toán Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị để phục vụ báo cáo; chỉ giải trình với các số liệu bất thường chứ chưa phân tích, đánh giá để làm cơ sở cho việc quản lý và điều chỉnh định mức chi cho phù hợp; chưa rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách các năm tiếp theo Hiện nay thực trạng ghi thu ghi chi ngân sách các khoản học phí, viện phí còn nhiều bất cập Số liệu quyết toán ghi thu ghi chi qua các năm lớn hơn rất nhiều so với dự toán Thêm vào đó các khoản ghi thu ghi chi này thường triển khai rất chậm, làm ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và KBNN huyện
Thứ tư, về chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi thường xuyên
Mặc dù được tiến hành thường xuyên nhưng công tác thanh tra, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao, còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm Kết quả thanh tra chưa phản ánh trung thực hoàn toàn tình hình thực tế của đơn vị nên chưa mang tính chất răn đe Công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước đúng thủ tục nhưng thủ tục hành chính còn rườm rà, giải quyết công việc vẫn cứng nhắc, cán bộ bị quá tải nhất là những tháng cuối quý, cuối năm gây ra ách tắc trong xử lý chứng từ, giao dịch với các đơn vị sử dụng ngân sách ở một số nơi còn tồn tại tình trạng quan liêu Sự phối kết hợp và báo cáo thông tin giữa Kho bạc và cơ quan tài chính cùng cấp đôi khi chưa đầy đủ, kịp thời
Một là, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện
Việc áp dụng luật Ngân sách tại các cơ quan, đơn vị vẫn còn mặt hạn chế do vậy mà gây ra tình trạng lập dự toán qua loa, sử dụng ngân sách sai quy định
Hai là, thời gian xây dựng dự toán và mô hình ngân sách còn bất cập
Quan điểm, định hướng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
4.1.1 Quan điểm quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Việc hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Bắc
Sơn phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn, Huyện uỷ, UBND huyện Bắc Sơn nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội
Thứ hai, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra Thực hiện việc chi tiêu quốc gia theo đúng nguyên tắc của ngân sách, trọng tâm chủ yếu của nguyên tắc ngân sách chính là sử dụng quyền cưỡng bách của Quốc hội do Hiến pháp quy định để đảm bảo trong giới hạn tài nguyên kinh tế mà Chính phủ đã đạt được do Quốc hội phê chuẩn, những hoạt động của Chính phủ sẽ mang lại lợi ích cụ thể và to lớn cho dân chúng trong nước với những chi phí tối thiểu
Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách NSNN phải được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, trong trường hợp còn bội chi thì số chi nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách
Thứ tư, tránh hiện tượng lãng phí, tham ô, biển thủ công quỹ cũng như việc sử dụng kinh phí sai so với mục đích cấp phát
4.1.2 Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại
Quản lý chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Tiếp tục thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính để giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức sắp xếp bộ máy, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả công việc Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Quản lý chi thường xuyên NSNN phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển KT-XH trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành Một trong những mục tiêu quan trọng là việc nâng cao chất lượng và tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản hướng tới sự phát triển bền vững của địa bàn
Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước Quản lý chi thường xuyên NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công Gắn kết kinh phí với kết quả càng chặt chẽ thì áp lực sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả càng cao Việc đánh giá, giám sát của người đóng thuế/người thụ hưởng cũng cụ thể hơn, rõ ràng hơn
Thực hiện lập được kế hoạch ngân sách trung hạn nhằm bao quát được kế hoạch tài chính trong 3 năm, bảo đảm tính liên tục và tầm nhìn chiến lược của kế hoạch ngân sách trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô; đồng thời đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải chú trọng đến đầu ra theo các tiêu chí được xác định trước
Từng bước hiện đại hóa quản lý ngân sách và kế toán nhà nước bằng Hệ thống quản lý thông tin tích hợp, kế toán dồn tích do KBNN thực hiện Cho phép tổng hợp một cách đầy đủ và kịp thời về tình hình chấp hành ngân sách ở tất cả các cấp, tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát nguồn thu, các khoản chi, đánh giá đúng thực trạng tài khóa tại các thời điểm cần thiết
Sắp xếp hoàn thiện bộ máy làm công tác quản lý NSNN từ huyện trở xuống, tổ chức các lớp tập huấn, cho đi đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, chọn lựa, thu hút những cán bộ có năng lực chuyên môn cao được đào tạo chính qui bài bản để bố trí làm công tác quản lý NSNN… Quản lý chi NSNN phải hướng tới mục tiêu phát triển KT-XH địa phương, các khoản chi cần phải đứng trên mục tiêu phát triển KT-XH
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
4.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên
Lập dự toán chính xác là công việc “kiểm soát trước” nhằm định hướng việc chấp hành dự toán ngay từ ban đầu Xây dựng dự toán cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phải được dự lường một cách đầy đủ, chặt chẽ Đây là cơ sở phân bổ kinh phí chính xác, xóa bỏ tình trạng làm theo kiểu cũ, nặng tính hình thức vẫn còn xảy ra dẫn đến các đơn vị sử dụng ngân sách bổ sung dự toán hoặc thực hiện cấp bổ sung dự toán bằng lệnh chi tiền Để đảm bảo đến 31/12 phải giao xong dự toán, cần giảm bớt các khâu trung gian, trùng lắp trong quy trình như cơ quan tài chính thông báo số kiểm tra dự toán chi cho cơ qun chủ quản hoặc đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách Việc xây dựng dự toán chi của từng cấp ngân sách nên để cho cấp đó chủ động thực hiện trên cơ sở xem xét khả năng thu và yêu cầu chi của địa phương để xây dựng dự toán và phân bổ dự toán cho từng đơn vị trực thuộc sao cho thực hiện được các nhiệm vụ của huyện cũng như các đơn vị trực thuộc Từng đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách phải tự phân khai dự toán của đơn vị mình theo 4 nhóm mục hiện hành
UBND huyện Bắc Sơn khi thực hiện giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, cần thiết phải phân khai chi tiết đến từng đơn vị để KBNN phối hợp kiểm tra tổng dự toán được UBND giao phải khớp đúng với số chi tiết cho từng đơn vị Quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo theo đúng Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán Trong quá trình lập dự toán đặc biệt lưu ý chất lượng của 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn, số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi cho cơ quan Tài chính Các cấp ngân sách cần có sự phối hợp để làm rõ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán
Các đơn vị thuộc huyện lập dự toán chi thường xuyên phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Lập và gửi dự toán đúng theo quy định Phòng tài chính - kế hoạch huyện tổng hợp và xây dựng dự toán chi thường xuyên NS trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị, đồng thời dự kiến nguồn thu được hưởng để cân đối nhiệm vụ chi Phòng Tài chính - Kế hoạch và các đơn vị liên quan cần phối hợp xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương Đổi mới về quyết định dự toán NS: Quyết định dự toán chi NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hưởng NSNN cơ quan Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách cấp mình thông qua UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn
4.2.2 Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán và tổ chức thực hiện chi thường xuyên Ngân sách huyện
Việc thực hiện dự toán NSNN phải được duyệt chia ra cụ thể theo quý, tháng và đảm bảo: Kinh phí chi quỹ lương và kinh phí quản lý có tính toán mức biến động tăng, giảm quỹ trong năm để điều chỉnh cho phù hợp Kinh phí sự nghiệp được duyệt có xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch Xây dựng hạn mức chi thường xuyên để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thường xuyên, đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch
Cần có sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính các cấp để hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, và thông tin kịp thời những vấn đề tồn tại vướng mắc trong quá trình chấp hành dự toán để kịp thời tìm ra biện pháp tháo gỡ, giải quyết Đồng thời, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ hưởng ngân sách phải thống nhất trong quản lý nhằm tránh sự chồng chéo không cần thiết
Tổ chức triển khai thật tốt cơ chế khoán chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không có thu; có cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu; triển khai, thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế dân chủ Điều này sẽ giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá lạc hậu không phù hợp với thực tế
Cơ quan Tài chính các cấp cần quan tâm thường xuyên để chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phương thức quản lý Để tránh tình trạng xin cho, gây lãng phí trong quá trình sử dụng ngân sách, việc khoán chi ngân sách từ huyện Bắc Sơn đến các đơn vị trực thuộc, cấp xã cần được đơn giản hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo, quản lý để tránh tham ô, tham nhũng, lãng phí và tạo được động lực trong việc tiết kiệm chi và chi có hiệu quả Việc khoán này phải dự vào chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, công việc thực hiện, định biên cán bộ đơn vị; chế độ chính sách hiện hành Quan trọng nhất, khoán chi thường xuyên phải dựa trên cơ sở công bằng, khách quan, minh bạch
4.2.3 Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách huyện
- Quyết toán NSNN phải giải quyết được vấn đề về số liệu ngân sách Điều đó có nghĩa là phản ánh được đầy đủ số liệu thu - chi NS Các khoản thu phải được hạch toán và phản ánh đầy đủ khi báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Quyết toán NSNN phải thể hiện được tính tuân thủ trong việc thu - chi ngân sách, giải trình về quyết toán không chỉ là các vấn đề về số liệu mà còn phải giải trình được việc quản lý thu - chi ngân sách trong tiến độ có tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như đạt được các yêu cầu đã đề ra khi quyết định ngân sách
- Quyết toán NSNN phải báo cáo được tính hiệu lực, hiệu quả của các khoản thu - chi ngân sách Đây là vấn đề quan trọng bởi nguồn lực là có hạn, vậy cơ quan quản lý, điều hành nguồn lực phải báo cáo và giải trình các nguồn thu đã được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả và đảm bảo tiết kiệm
- Số liệu quyết toán phải trung thực, chính xác, phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh theo Mục lục ngân sách, báo cáo quyết toán đủ về số lượng, đúng về thời gian
- Thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư với 100% các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng để xác định rõ giá trị công trình đưa vào sử dụng Xây dựng chế tài xử phạt đối với các trường hợp không chấp hành các quy định về việc quyết toán vốn đầu tư hoặc chậm quyết toán vân đầu tư
- Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quyết toán và kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách năm trước theo quy định của Luật NSNN; thực hiện đối với 100% các đơn vị thụ hưởng NSNN, các xã, thị trấn
* Thực hiện công tác công khai NSNN từ khâu xây dựng dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách:
Cơ quan tài chính các cấp thực hiện chế độ công khai NSNN theo đúng quy định tại Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư 343/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công khai NSNN đối với các cấp ngân sách
Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc công bố công khai theo đúng quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ
Kiến nghị
4.3.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính
Thứ nhất, NSNN hiện nay được thực hiện khá hoàn chỉnh từ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đến các đơn vị thụ hưởng, qua các khâu lập dự toán, phê duyệt dự toán cho tới việc thực hiện chi trả và quyết toán NSNN Trong những năm gần đây, về quy mô, phương thức cấp phát NSNN đã coi trọng tới công việc kiểm soát chi NSNN bằng các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính và cơ quan chức năng Tuy vậy, tổ chức quản lý thu - chi từ NSNN vẫn còn cồng kềnh, chưa đồng bộ, sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan chức năng chưa rõ ràng, còn tồn tại hiện tượng chồng chéo, lồng ghép, không có cơ quan nào kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cấp phát, chi ngân sách có đúng mục đích, đối tượng hay không, dẫn đến tình trạng cấp phát chi NSNN chưa mang được hết tính hiệu quả, còn tồn tại sự lãng phí
Thứ hai, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý
Thứ ba, khi dự toán chi NSNN đã được Quốc hội phê chuẩn thì việc tổ chức thực hiện cấp phát chi NSNN thuộc về cơ quan tài chính Vấn đề hết sức quan trọng đang được đặt ra là mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan Nhà nước sau khi nhận được phân bổ NSNN và tiếp tục thực hiện cấp phát chi NSNN đến các đơn vị thụ hưởng
Thứ tư, kiến nghị Chính phủ và UBND tỉnh tiếp tục ban hành hệ thống các văn bản hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và khoán chi hành chính, cũng như ban hành các văn bản quy định các tiêu chí để đánh giá, lượng hóa mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị nhận khoán Đây là căn cứ để các đơn vị này xây dựng các định mức công việc nội bộ phục vụ cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức Cần có các văn bản hướng dẫn việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tương đối cụ thể, thuận lợi cho các đơn vị khi triển khai thực hiện
Thứ năm, khi bộ tài chính ban hành các thông tư và văn bản hướng dẫn Luật cần phải rõ ràng, dễ hiểu, hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các văn bản này và văn bản khác, làm cho KBNN cũng như các đơn vị sử dụng ngân sách khó áp dụng, hoặc áp dụng không sát với hướng dẫn Các thông tư hướng dẫn phải kịp thời, phải có tính độc lập, văn bản sau phải thay thế văn bản trước, hạn chế ban hành các văn bản bổ sung hay sửa đổi một số điểm của văn bản trước
4.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Lạng Sơn
Trong thời gian tới, UBND tỉnh Lạng Sơn cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc quản lý Ngân sách địa phương nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước hiện hành, tạo điều kiện cho việc vận dụng của địa phương được thuận tiện hơn
- Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thu, chi ngân sách cho các huyện, thành phố, thị xã nhất là các khoản đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
- Đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách được đúng tầm, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính - Kho bạc
- Thuế đáp ứng được theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền cũng như phục vụ cân đối ngân sách trên địa bàn huyện
- Tỉnh cần tăng cường hướng dẫn, định kì kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về chính sách, chế độ đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính ở các huyện,thành phố, thị xã, các xã phường, thị trấn
4.3.3 Kiến nghị đối với UBND huyện
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của tỉnh trong quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn Đảng ủy, HĐND, UBND huyện Bắc Sơn cần đề ra đường lối phát triển KTXH phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương làm cơ sở cho chính quyền các cấp bám sát trong triển khai thực hiện, nhất là trong quá trình thực hiện phân bổ ngân sách Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đơn vị cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong giám sát quá trình quản lý ngân sách và chi tiêu theo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản chi thường xuyên ngân sách theo đúng chế độ Phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn Nâng cao năng lực quản lý NSNN ở các cấp chính quyền, thực hiện việc chi tiêu đúng chế độ cắt giảm các khoản chi không cần thiết Các địa bàn thu không đạt kế hoạch phải giảm chi tương ứng, chỉ bổ sung ngoài kế hoạch những khoản chi phát sinh thực sự cấp thiết, phòng dịch bệnh thiên tai
Thứ hai, xây dựng hệ thống định mức hướng tới phù hợp với mục tiêu quản lý Thay đổi tư duy xây dựng kế hoạch ngân sách trên cơ sở nguồn lực hiện có bằng cách quản lý chi tiêu công chủ yếu dựa trên cơ sở kết quả đầu ra
Hệ thống chế độ và định mức chi tiêu sử dụng nguồn lực công tại các đơn vị hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp hiện nay chưa phù hợp với thực tế nên cần thay đổi, điều chỉnh và quy định rõ theo các hướng đổi mới đã xác định theo kết quả đầu ra Đối với khu vực hành chính Nhà nước, cần quy định rõ, chặt chẽ, cụ thể các chế độ định mức sử dụng Đối với các đơn vị sự nghiệp, nên quy định khung và giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng Hạn chế áp đặt chế độ quản lý kiểu kiểm soát trước đây, chú trọng mạnh mẽ tới kết quả đầu ra của các khoản chi tiêu công NSNN và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương
Thứ ba, thiết lập hệ thống thông tin tài chính công thống nhất, thông suốt toàn tỉnh gắn với hệ thống thông tin toàn quốc, nối liền giữa các cơ quan quản lý (Tài chính, KBNN, Kế hoạch và đầu tư ) và các cơ quan, ban, ngành sử dụng nguồn lực công Như vậy sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị, mang lại hiệu quả quản lý cao hơn