Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khá
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 10
1 Xuất xứ của dự án 10
1.1 Thông tin chung về dự án 10
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 11
2.1 Văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 12
2.2 Văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 14
2.3 Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 15
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 15
3.1 Chủ dự án 15
3.2 Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM: 15
4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 16
4.1 Các phương pháp ĐTM 16
4.2 Các phương pháp khác 17
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 18
5.1 Thông tin về Dự án 18
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 19
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án: 20
Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 26
1.1 Thông tin về dự án 26
1.1.1 Tên dự án 26
1.1.2 Chủ dự án 26
1.1.3 Vị trí địa lý 26
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 26
Trang 41.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi
trường 29
1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 31
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 52
1.2.3 Các hoạt động của dự án 52
1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 53
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 53
1.3.1 Nhu cầu vật liệu xây dựng thi công: 53
1.4 Biện pháp tổ chức thi công 58
1.4.1 Công tác chuẩn bị 58
1.4.2 Biện pháp thi công đường 59
1.5 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý thực hiện dự án 61
1.5.1 Tiến độ thực hiện dự án 61
1.5.2 Tổng mức đầu tư 62
1.5.3 Tổ chức quản lý thực hiện dự án 62
Chương 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 64
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 64
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 64
2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 64
2.1.3 Nguồn tiếp nhận nước thải và đặc điểm chế độ thuỷ văn nguồn tiếp nhận nước thải của dự án 69
2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 70
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 73
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 73
2.2.2 Hiện trạng tài nguyên sinh học 78
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 80
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 80
Chương 3 81
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 81
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ 81
MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 81
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 81
Trang 53.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 81
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 119
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 145
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 145
3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 148
3.3 Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 150
3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 150
3.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 151
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 151
3.4.1 Về các phương pháp dự báo 151
3.4.2 Về các phương pháp tính 152
Chương 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 153
Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 154
5.1 Chương trình quản lý môi trường 154
5.2 Chương trình giám sát môi trường 155
5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình 155
Chương 6 157
KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 157
6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 157
6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 157
6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 157
6.1.3 Tham vấn bằng văn bản 157
6.1.4 Kết quả tham vấn 157
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 161
1 Kết luận 161
2 Kiến nghị 161
3 Cam kết 162
CÁC TÀI LIỆU VÀ DỮ LIỆU THAM KHẢO 164
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 15
Bảng 1.1 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất thực hiện dự án 28
Bảng 1.2 Tổng hợp khối lượng đền bù phục vụ GPMB dự án 28
Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu chính phục vụ thi công dự án 53
Bảng 1.4 Cân bằng đào đắp chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng dự án 54
Bảng 1.5 Nhu cầu nhiên liệu phục vụ thi công xây dựng 57
Bảng 2.1 Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các năm: 66
Bảng 2.2 Tổng hợp độ ẩm không khí qua các năm: 66
Bảng 2.3 Tốc độ gió trung bình khu vực trong năm 2021 (Đơn vị m/s): 67
Bảng 2.4 Tổng hợp lượng mưa, bốc hơi qua các năm: 67
Bảng 2.5 Tổng hợp thời gian chiếu sáng năm 2016-2021: 68
Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh 75
Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 77
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng đất 78
Bảng 3.1 Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật 82
Bảng 3.2 Khối lượng phá dỡ các công trình hiện trạng 83
Bảng 3.3 Khối lượng thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ công trình hiện hữu 83
Bảng 3.4 Tổng hợp điều phối đất trong phạm vi dự án 84
Bảng 3.5 Thành phần và khối lượng chất thải phát sinh dự kiến 85
Bảng 3.6 Tổng hợp chất thải rắn phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng dự án 85
Bảng 3.7 Các thông số tính toán và nồng độ ô nhiễm cực đại tại mặt đất 88
Bảng 3.8 Phân loại khí quyển theo phương pháp Pasquill 89
Bảng 3.9 Hệ số khuếch tán ô nhiễm 89
Bảng 3.10 Kết quả tính toán nồng độ bụi 89
Bảng 3.11 Dự báo số lượt xe tham gia vận chuyển của Dự án 91
Bảng 3.12 Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển 92
Bảng 3.13 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông 93
Bảng 3.14 Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ quá trình vận chuyển giai đoạn thi công trong 1 giờ 93
Bảng 3.15 Nồng độ bụi, khí thải phát tán do vận chuyển nguyên vật liệu và đất đá đổ thải 94
Bảng 3.16 Hệ số ô nhiễm K 95
Bảng 3.17 Tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động của máy móc, thiết bị 96
Bảng 3.18 Tải lượng chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO của máy móc thi công 96
Trang 7Bảng 3.19 Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại 97
Bảng 3.20 Bảng tổng hợp tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 98
Bảng 3.21 Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị 100
Bảng 3.22 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt công nhân 101
Bảng 3.23 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 102
Bảng 3.24 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 103
Bảng 3.25 dự kiến chủng loại và khối lượng phát sinh CTNH 106
Bảng 3.26 Hiện trạng sử dụng đất của dự án 107
Bảng 3.27 Mức ồn tối đa của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công: 109
Bảng 3.28 Mức rung của các phương tiện thi công (dB): 110
Bảng 3.29 Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người: 112
Bảng 3.30 Biện pháp, thu gom xử lý chất thải 120
Bảng 3.31 Dự báo lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến: 147
Bảng 3.32 Hệ số ô nhiễm không khí của các loại xe: 147
Bảng 3.33 Tải lượng thải của các chất ô nhiễm không khí phát sinh trên tuyến: 147
Bảng 3.34 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 150
Bảng 5.1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 154
Bảng 6.1 Tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn 158
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án 62
Hình 3.1 Biểu đổ thể hiện nồng độ bụi phụ thuộc vào khoảng cách 90
Hình 3.2 Hình ảnh tuyến đường bị tác động do hoạt động vận chuyển 114
Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống tách dầu 2 bậc 127
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
B
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
C
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
E
EMP Kế hoạch quản lý môi trường
ES Cán bộ giám sát môi trường
G
Trang 10H
K
KBTTN Khu bảo tồn tự nhiên
KHQLCT Kế hoạch quản lý chất thải KHQLMT Kế hoạch quản lý môi trường
Trang 11S
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
SEO Cán bộ môi trường và an toàn của Nhà thầu(Security and
W
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Huyện Nông Cống nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thanh Hóa, có diện tích 292,5 km², dân số năm 2021 là 182.801 người Về vị trí: Phía Bắc giáp huyện Triệu Sơn và huyện Đông Sơn, phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn, phía Tây giáp huyện Như Thanh, phía Đông giáp huyện Quảng Xương Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, huyện Nông Cống đã từng bước hoàn thiện
hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn, từ đấy góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư Nhiều nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động giải quyết được lượng lớn lao động tại địa phương; giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mặc dù, hệ thống giao thông ở địa phương đã có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển về kinh tế - xã hội như:
Sự quá tải của tuyến đường Quốc lộ 45: Quốc lộ 45 là tuyến đường giao thông chính nối huyện Nông Cống với thành phố Thanh Hóa, đây là tuyến đường huyết mạch giúp lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ngoài ra đây cũng là tuyến đường độc đạo để đi từ thành phố Thanh Hóa vào các huyện Như Thanh, Như Xuân Với sự phát triển về kinh tế, các nhà máy được xây dựng trong những năm qua dẫn đến nhu cầu vận tải thông qua Quốc lộ 45 ngày càng tăng cao, trong khi Quốc lộ 45 được thiết kế từ lâu với quy mô nhỏ, hẹp không đáp ứng được nhu cầu giao thương, vận tải Tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc, mất an toàn giao thông đặc biệt là những giờ cao điểm Với hạn chế về giao thông như vậy sẽ dẫn đến làm chậm sự phát triển kinh tế và giảm sức hút đầu tư của địa phương
- Hệ thống giao thông ở các xã trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế: Các xã Tân Khang, Tân Thọ nằm ở phía Bắc huyện Nông Cống với quỹ đất phát triển rộng lớn Tuy nhiên, hệ thống giao thông chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa khai thác hết được những tiềm năng phát triển tại địa phương Hiện nay, trên địa bàn các xã tuyến đường Nghi Sơn - Sao Vàng là tuyến đường lớn duy nhất đi qua nhưng việc phát triển dọc theo tuyến đường còn nhiều hạn chế Với những khó khăn về giao thông như vậy dẫn đến kinh tế tại địa phương kém phát triển, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập thất thường ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của huyện Nông Cống nói riêng
- Để khắc phục những tồn tại nêu trên việc đầu tư Đường giao thông kết nối Quốc lộ
45 đoạn từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn (Cầu Nỏ Hẻn) nhằm giảm tải cho Quốc
lộ 45 và mở ra quỹ đất mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho các xã phía Bắc của huyện Nông Cống là hết sức cần thiết Khi dự án hoàn thành cùng với các dự án giao thông đang triển khai trên địa bàn huyện như: đường cao tốc Bắc - Nam, đường Vạn Thiện đi Bến
En sẽ nâng cao hạ tầng giao thông tại địa phương, từ đấy giúp thu hút đầu tư và thúc đẩy
Trang 13Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ
và Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa khoảng 28,5282 ha vì vậy thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đối chiếu với quy định tại khoản 4, điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Phụ lục III của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì Dự án thuộc nhóm I phải lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt
* Phạm vi thực hiện của báo cáo ĐTM bao gồm:
- Hoạt động rà phá bom mìn;
- Hoạt động thi công xây dựng phần tuyến;
- Hoạt động thi công các công trình phụ trợ: hệ thống an toàn giao thông; hệ thống chiếu sáng, các công trình phụ trợ khác và hoạt động công trường, đổ thải,…
* Phạm vi ĐTM không bao gồm:
- Hoạt đồng đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng;
- Hoạt động khai thác nguyên vật liệu
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân huyện Nông Cống phê duyệt
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan
hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
(1) Về quy hoạch tỉnh:
Việc xây dựng tuyến đường hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hóa đến năm
2025 và định hướng đến năm 2030;
(2) Về quy hoạch xây dựng, giao thông nông thôn:
- Dự án phù hợp với Quyết định số 1863/QĐ-UBND ngày 02/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến 2045; Thông báo số 145 - TB/VPTU ngày 27/5/2022 của Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc Kết luận của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư
Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Nông Cống
(3) Về quy định bảo vệ môi trường:
Theo quy mô và loại hình thực hiện dự án chiếu theo Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ xác định dự án không thuộc nhóm có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng thuộc Dự án nhóm I có yếu tố nhạy cảm về môi trường Phù hợp với loại hình dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công
(4) Về kế hoạch sử dụng đất:
- Diện tích thực hiện dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế
Trang 14hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch huyện Nông Cống
- Tổng diện tích đất cần thu hồi để thực hiện dự án khoảng 28,5282 ha, trong đó diện tích đất lúa dự kiến khoảng 28,5282 ha đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa chấp thuận tại Nghị quyết số 412/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 thông qua danh mục công trình, dự
án cần thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Tại thời điểm lập báo cáo ĐTM, trên cơ sở đo đạc và dữ liệu trích đo thì diện tích đất lúa chiếm dụng thực tế khoảng 28,5282 ha
(5) Về các quy hoạch khác có liên quan:
Phương án tuyến nghiên cứu trên cơ sở hướng tuyến quy hoạch DH-NC.08 theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Nông Cống đã được phê duyệt tại Quyết định số 1863/QĐ-UBND ngày 02/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Có điều chỉnh một số đoạn tuyến cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của cấp đường, đoạn cuối tuyến đi trùng với quy hoạch DH-NC.07 và giao với đường Thọ Xuân-Nghi Sơn tại Km24+300 thuộc địa phận xã Tân Thọ, huyện Nông Cống;
Như vậy, Dự án được triển khai phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Nông Cống nói riêng Việc hoàn thành Dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối giao thông liên xã thuộc huyện Nông Cống, khai thác thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, tạo chơ chế thuận lợi thu hút đầu tư, đón đầu các xu thế phát triển chung của tỉnh, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nông Cống đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1 Văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Các văn bản pháp lý
* Các văn bản liên quan trực tiếp đến lập báo cáo ĐTM:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
* Các văn bản liên quan đến môi trường và sử dụng đất:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày 18/6/2014;
- Luật đầu tư công số 39/1029/QH14 ngày 13/6/2019;
Trang 15- Luật điện lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 03/12/2004;
- Luật thủy lợi số 08/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/6/2017;
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và luật Đê điều được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018;
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Thuỷ lợi;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
- Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/01/2006 quy định bảo hiểm chữa cháy, nổ bắt buộc;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi
Trang 16thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 cuả Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu
tư xây dựng;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 về Quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công;
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v ban hành Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn
- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2023/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;
- QCVN 14:2008/BNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp;
- QCVN 03:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một
số kim loại nặng trong đất;
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác theo quy định pháp luật
Trang 17Cống về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 đoạn từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn (Cầu Nỏ Hẻn); - Nghị quyết số 163/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 của Hội đồng nhân dân huyện Nông Cống về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 đoạn từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn (Cầu Nỏ Hẻn);
2.3 Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Các tập thuyết minh liên quan: Thuyết minh thiết kế cơ sở; Thuyết minh báo cáo địa chất – thủy văn, địa hình, địa mạo công trình;
- Kết quả khảo sát đo đạc ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm; các thông số môi trường khu vực dự án do Chủ dự án phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư và môi trường VMEC thực hiện vào tháng 6/2023
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng nội dung và cấu trúc quy định tại Mẫu số 04 – Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Báo cáo ĐTM do
Uỷ ban nhân dân huyện Nông Cống - Chủ dự án thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH
tư vấn kỹ thuật địa chính và môi trường
3.1 Chủ dự án
- Tên chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Nông Cống
- Địa chỉ: 590, Đường Bà Triệu, Thị trấn Nông Cống, Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá
- Điện thoại: 0843937199
- Đại diện: Ông Lê Anh Tuấn - Chức vụ: Giám đốc ban
3.2 Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM:
- Tên cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn kỹ thuật địa chính và môi trường
- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Tám - Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà văn phòng số 175 Trần Phú, Phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá
- Điện thoại: +84941744588
Danh sách các cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án:
Bảng 0.1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Họ tên Chuyên môn Chức vụ Nội dung ĐTM Ký tên
I Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Nông Cống
Trang 181 Lê Anh Tuấn - Giám
đốc
Phụ trách tổng thể quá trình thực hiện báo cáo ĐTM
II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH tư vấn kỹ thuật địa chính và môi trường
1 Lê Đào Đại CN Môi
trường
Nhân viên
Phụ trách và phối hợp với đơn vị liên doanh trong công tác lấy mẫu môi trường nền và xử
lý số liệu môi trường
2 Vũ Ngọc Châu CN Môi
trường
Nhân viên
Phụ trách Tổng hợp, biên tập nội dung các chương 1, 2, 3, 4 và thực hiện xây dựng hệ thống sơ đồ môi trường
của báo cáo
3 Lê Tuấn Anh CN Môi
trường
Nhân viên
Phối hợp thực hiện nội dung chương 1 của báo
cáo
4 Dương Khôi
Khoa
CN Môi trường
Nhân viên
Phối hợp thực hiện nội dung chương 1 của báo cáo
5 Nguyễn Minh
Chiến
CN Môi trường
Nhân viên
Thực hiện việc điều tra, tổng hợp số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội và khí tượng thủy văn; viết nội dung chương 2
4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Trong quá trình lập báo cáo ĐTM của Dự án, các phương pháp được sử dụng là:
4.1 Các phương pháp ĐTM
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: Phương pháp
này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn) Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và
Trang 19không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai Nội dung phương pháp được sử dụng tại Mục 3.1.1, Mục 3.2.1 Chương 3 của báo cáo ĐTM
- Phương pháp danh mục môi trường: Phương pháp này được áp dụng để định hướng
nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn thi công, vận hành Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình vận hành sản xuất đến hệ sinh thái, chất lượng môi trường và kinh tế - xã hội trong khu vực Nội dung phương pháp được sử dụng tại Mục 3.1.1, Mục 3.2.1 Chương 3 của báo cáo ĐTM
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án
tương tự được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đã được thẩm định và phê duyệt bởi cơ quan có chức năng Phương pháp được áp dụng tại Mục 2.2 Chương 2, Mục 3.2.1 Chương
3 của báo cáo ĐTM
- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với
Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của Dự án Phương pháp này được sử dụng tại Mục 2.2 Chương 2, Mục 3.1.1, Mục 3.2.1 Chương 3 của báo cáo ĐTM
4.2 Các phương pháp khác
- Phương pháp bản đồ và GIS: Báo cáo sử dụng phương pháp bản đồ đơn giản thể hiện
vị trí; mối tương quan của Dự án với các đối tượng xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng trong quá trình thi công và hoạt động; điểm lấy mẫu quan trắc, giám sát môi trường để mô phỏng các vị trí đã thực hiện đo đạc và sẽ đo đạc trong tương lai Phương pháp được áp dụng tại Mục 1.1.3 Chương 1, Mục 4.2 Chương 4 của báo cáo ĐTM
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Được sử dụng trong quá trình tham vấn lấy ý
kiến của UBND, UBMTTQ các thị trấn/xã: thị trấn Nông Cống, xã Yên Sơn và Văn Sơn và đại diện cộng đồng dân cư Từ đó, thu thập thông tin về môi trường dễ bị tác động bởi hoạt động của Dự án làm cơ sở đánh giá cũng như đưa ra các biện pháp BVMT đồng thời phát triển kinh tế, xã hội địa phương, Phương pháp này được sử dụng trong Mục 5.1 Chương 5 của báo cáo ĐTM
- Phương pháp khảo sát và đo đạc ở hiện trường: Trước và trong quá tiến hành thực
hiện ĐTM, đơn vị tư vấn và Chủ dự án tiến hành khảo sát thực địa để xác định đối tượng xung quanh, nhạy cảm nhằm xác định vị trí các điểm có khả năng tác động bởi các hoạt động của Dự án, qua đó lựa chọn vị trí thực hiện dự án Nội dung của phương pháp khảo sát
và đo đạc ở hiện trường bao gồm các công tác sau:
+ Khảo sát điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, hiện trạng giao thông, môi trường trong khu vực thực hiện Dự án;
+ Đo đạc, lấy mẫu;
+ Quan sát hiện trường;
Trang 20+ Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan;
+ Đánh giá các thông tin, số liệu sau khi khảo sát, điều tra
Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong Mục 1.1, Mục 1.2, Mục 1.3, Mục 1.4, Mục 1.5, Mục 1.6 Chương 1 và Mục 2.1, Mục 2.2 Chương 2 của Báo cáo ĐTM
- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Phương pháp này nhằm mục đích xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, đất tại khu vực thực hiện Dự án
Từ kết quả phân tích đưa ra đánh giá, nhận định về chất lượng môi trường nền của khu vực nhằm có các giải pháp tương ứng trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án Phương pháp này được sử dụng trong Mục 2.2 Chương 2 của báo cáo ĐTM
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin về Dự án
5.1.1 Thông tin chung
(1) Tên dự án: Dự án Đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 đoạn từ thị trấn Nông
Cống đi huyện Triệu Sơn (Cầu Nỏ Hẻn)
(2) Địa điểm thực hiện dự án: Tế Lợi, Tế Thắng, Trung Thành, Tân Khang, Tân Thọ
và thị Trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
(3) Chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Nông Cống
- Địa chỉ: 590, Đường Bà Triệu, Thị trấn Nông Cống, Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá
- Điện thoại: 0843937199
- Đại diện: Ông Lê Anh Tuấn - Chức vụ: Giám đốc ban
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất
a Phạm vi dự án
- Điểm đầu Km0+00 đường quy hoạch đi Quốc lộ 45 tại địa phận xã Tế Lợi;
- Điểm cuối tuyến Giao với đường Nghi Sơn - Sao vàng dự kiến tại Km24+300 thuộc địa phận xã Tân Thọ, huyện Nông Cống
- Địa điểm: Tế Lợi, Tế Thắng, Trung Thành, Tân Khang, Tân Thọ và thị Trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
b Quy mô dự án
Đầu tư xây dựng mới khoảng 13,546 Km đường giao thông đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng theo TCVN4054-2005, vận tốc thiết kế Vtk= 80km/h Bề rộng nền đường Bn=12m, Bm=2x3,5=7,0m; Blề=2x2,5m=5,0m; (Blgc=2x2m=4,0m đồng nhất kết cấu áo đường) Điểm đầu Km0+00 giao với đường Nguyễn Đốc (Theo Quy hoạch đường Đông tây
5, gần bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống); Điểm cuối tuyến Km13+546 giao với đường tỉnh lộ 506 (Thọ Xuân - Nghi Sơn) tại Km24+581,60 thuộc địa phận xã Tân Thọ, huyện Nông Cống Chiều dài tuyến khoảng 13,546 Km
- Công trình thoát nước xây dựng bằng BTXM và BTCT; Thiết kế với tải trọng
Trang 21H30 Công trình cầu được thiết kế theo TCVN 11823H30 2017; tải trọng HL93 và người đi bộ 3x10-3Mpa; cầu bằng BTCT và BTCTDƯL
+ Dự kiến trên tuyến có 07 cầu nhỏ Lc<25m: Qua kênh N8 tại Km1+416,104 chiều dài L=1x12m; tại Km6+384,53m chiều dài L=1x12m; tại Km7+200m chiều dài L=1x12m; tại Km10+255,19m chiều dài L=1x15m; tại Km11+206,50m chiều dài L=1x12m; Qua kênh tiêu tại Km8+209,70m chiều dài L=1x24m; Qua kênh N6 tại Km12+23,43m chiều dài L=1x12m và 01 cầu trung 25m<Lc<100m qua sông Lãng Giang tại Km11+534,60m chiều dài L=2x24m;
5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
a Các hạng mục công trình chính của dự án
Đầu tư xây dựng mới khoảng 13,546 Km đường giao thông đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng theo TCVN4054-2005, vận tốc thiết kế Vtk= 80km/h Bề rộng nền đường Bn=12m, Bm=2x3,5=7,0m; Blề=2x2,5m=5,0m; (Blgc=2x2m=4,0m đồng nhất kết cấu áo đường) Điểm đầu Km0+00 giao với đường Nguyễn Đốc (Theo Quy hoạch đường Đông tây
5, gần bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống); Điểm cuối tuyến Km13+546 giao với đường tỉnh lộ 506 (Thọ Xuân - Nghi Sơn) tại Km24+581,60 thuộc địa phận xã Tân Thọ, huyện Nông Cống Chiều dài tuyến khoảng 13,546 Km
- Công trình thoát nước xây dựng bằng BTXM và BTCT; Thiết kế với tải trọng XB80 Bề rộng cống bằng bề rộng nền đường;
H30 Công trình cầu được thiết kế theo TCVN 11823H30 2017; tải trọng HL93 và người đi bộ 3x10-3Mpa; cầu bằng BTCT và BTCTDƯL
b Các hạng mục công trình phụ trợ
Dự kiến bố trí 03 lán trại; 03 bãi tập kết máy móc; 03 bãi tập kết vật liệu
5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường
Dự án yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa khoảng 28,5282 ha diện tích đất lúa của 350 hộ
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
* Giai đoạn thi công xây dựng:
Hoạt động phát quang, giải phóng mặt bằng chuẩn bị mặt bằng thi công, đào đắp nền đường, thi công các hạng mục công trình và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đất, đá thải, phế thải phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, có nguy cơ gây ngập úng, gián đoạn nguồn nước tưới, ảnh hưởng đến cảnh quan, hoạt động giao thông đường bộ và tiềm ẩn nguy cơ
sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy, nổ,
Trang 22ồn
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của
dự án:
5.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng
5.3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải
a) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải:
- Nước thải thi công xây dựng: Nước thải vệ sinh dụng cụ, thiết bị… phát sinh khoảng 05m3/ngày; nước xịt rửa xe phát sinh khoảng 6,75m3/ngày Thành phần chứa nhiều bùn, đất, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ…
- Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng phát sinh khoảng 2,2 m3/ngày Thành phần chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và các vi sinh vật
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu vực dự án cuốn theo các loại đất, cát, dầu mỡ rơi vãi, vật liệu xây dựng như xi măng, vôi vữa ; lưu lượng ngày mưa lớn nhất là 1,33 m3/s
b)Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải:
- Bụi do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, bụi do đào đất và thi công công trình;
- Khí thải từ các loại máy móc, thiết bị hoạt động trên khu vực dự án và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thi công xây dựng; thành phần chủ yếu là các chất ô nhiễm như: với thành phần chủ yếu là COx, NOx, SO2, HC,
c) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường:
- Sinh khối thực vật (Cây xanh, cây bụi, cỏ dại ) từ quá trình phát quang, dọn dẹp thực vật
- Chất thải từ quá trình phá dỡ lán trại, dọn dẹp các khu vực tập kết nguyên vật liệu,…
d) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại:
Hoạt động văn phòng và hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay dầu đối với phương tiện thi công phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 1,5 kg/ngày Thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, ắc quy thải, pin thải, hộp mực in thải
e) Tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm khác và sự cố môi trường:
Trang 23phương tiện, máy móc thi công trên công trường
- Sự cố cháy nổ, sét đánh, điện giật; sự cố tai nạn lao động, sự cố bom mìn và hoạt động thi công; sự cố tai nạn giao thông và sự cố mưa, bão, ngập lụt
5.3.2 Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động
a) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải:
Nước mưa chảy tràn, thành phần gồm chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, lưu lượng ngày mưa lớn nhất là 1,33 m3/s
b) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải:
Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải trên tuyến đường với thành phần chủ yếu là COx, NOx, SO2, HC,
c) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn:
Hoạt động bảo trì, vận hành các công trình trên tuyến phát sinh chất thải rắn thông thường với khối lượng khoảng 1 m3/đợt bảo dưỡng Thành phần chủ yếu là đất đá thải, cọc tiêu hỏng
d) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại:
Hoạt động vận hành, bảo trì các công trình và hệ thống an toàn giao thông trên tuyến phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 3-5kg/đợt bảo dưỡng Thành phần chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang hỏng, sơn thừa, nhựa đường bám dính
d) Tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm khác và sự cố môi trường:
- Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các phương tiện tham gia giao thông (xe máy, ô tô) trên tuyến đường
- Sự cố cháy nổ, sét đánh, tai nạn giao thông và sự cố mưa, bão, ngập lụt
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng
1 Nước thải sinh hoạt
Bố trí 02 nhà vệ sinh di động có dung tích bể chứa nước thải 1.200 lít/nhà Định kỳ thuê đơn vị chức năng hút bùn cặn, nước thải mang đi xử lý (tần suất khoảng 2 lần/tuần hoặc khi bể chứa đầy)
Trang 24Stt Chất thải Hệ thống thu gom, xử lý
2 Nước thải thi công
+ Đối với nước thải phát sinh là nước rửa xe: Bố trí cầu rửa xe gần khu vực cổng ra vào của dự án Lượng nước thải này sẽ được lắng cặn và tái sử dụng để cho công tác phối trộn vữa, bê tông, rửa máy móc, thiết bị, , không thải bỏ Định kỳ 1 tuần/lần hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom bùn cặn mang đi xử lý theo quy định
+ Đối với nước thải từ hoạt động vệ sinh máy móc, thiết bị: Bố trí 2 - 3 thùng phuy chứa nước dung tích
200 lít phục vụ rửa dụng cụ xây dựng, sau đó tận dụng cho phối trộn vật liệu xây dựng hoặc dập bụi
3 Nước mưa chảy tràn Bố trí hố lắng, rãnh tiêu thoát nước tạm thời trên
5 Bụi, khí thải do quá
trình vận chuyển vật tư
- Phương tiện vận chuyển được phủ kín thùng xe; hạn chế bụi xây dựng bằng cách tưới ẩm dọc theo các tuyến đường vận chuyển đất, đá thải và vật liệu xây dựng 04 lần/ngày và có thể tăng lên 5 - 6 lần/ngày trong những ngày hanh khô, có gió; Vận chuyển nguyên vật liệu đúng như kế hoạch thi công; Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm,…
6 Khí thải từ hoạt động
máy móc thi công
Không sử dụng các phương tiện, thiết bị đã quá thời gian đăng kiểm hoặc không được các trạm Đăng kiểm cấp phép; Bảo dưỡng định kỳ máy móc, phương tiện thi công
7 Khí thải từ quá trình
hàn
Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp hàn
Trang 25Stt Chất thải Hệ thống thu gom, xử lý
8 lần vào những ngày khô hanh; Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thực hiện
9
Bụi, khí thải phát sinh
từ quá trình thảm bê tông nhựa nóng
Sử dụng công nghệ trải thảm bê tông nhựa nóng được cơ quan chuyên ngành thẩm định và phê duyệt
10
Bụi từ quá trình vệ sinh công trình sau thi
công
- Trang bị bảo hộ cho người lao động; thực hiện phun nước tưới ẩm trước khi quét dọn vào thời tiết khô hanh; thi công đến đâu dọn sạch đến đó
11 Chất thải sinh hoạt
-Thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp; Chất thải rắn tái chế: tái sử dụng hoặc bán phế liệu; Các chất thải không được tái sử dụng sẽ được chủ đầu tư hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý hợp vệ sinh
12 Chất thải thi công
- Đất thải từ quá trình cân bằng đào đắp và phế thải
từ hoạt động phá dỡ công trình hiện trạng được thu gom, vận chuyển đến vị trí đổ thải đã được địa phương chấp thuận;
- Chất thải có khả năng tái chế như sắt thép, thùng bìa carton,… được thu gom và bán cho các đơn vị thu mua phế liệu trên địa bàn huyện Nông Cống
13 Chất thải nguy hại
Bố trí 02 thùng phuy loại 120lit; Bố trí khu vực lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại dung tích 6 m3; Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển
đi xử lý
14 Tiếng ồn, độ rung
- Không sử dụng các thiết bị máy móc cũ, lạc hậu
có khả năng gây ồn cao
- Phải trang bị cho công nhân các phương tiện bảo
hộ lao động để chống ồn, đảm bảo sức khoẻ cho công nhân
- Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực dự án, trên các đoạn đường chạy qua các khu dân cư tập trung, các khu công cộng, trường học
- Trong quá trình xây dựng tuyệt đối không sử dụng máy đầm rung, lu rung gây rung động lớn, ảnh
Trang 26Stt Chất thải Hệ thống thu gom, xử lý
hưởng đến kết cấu công trình hiện trạng
- Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, từ
đó đặt ra lịch thi công cho phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép theo các quy chuẩn hiện hành
5.4.2 Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động
a) Công trình, biện pháp thu gom, quản lý nước mưa chảy tràn:
Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước dọc và ngang đường theo thiết kế về hệ thống thoát nước dọc tuyến theo hình thức tự chảy
b) Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
Thực hiện trồng cỏ, trồng cây xanh dọc hai bên tuyến đường
c) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường:
Chính quyền địa phương sẽ tổ chức thu gom, vận chuyển đi xử lý theo quy định
f) Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Thực hiện đầy đủ theo nội dung báo cáo ĐTM
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
5.5.1 Giai đoạn thi công xây dựng dự án
Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng chúng tôi đề xuất chương trình quan trắc giám sát, cụ thể như sau:
a) Giám sát chất lượng môi trường không khí, ồn, rung
- Vị trí lấy mẫu: 03 vị trí tại tuyến thi công dự án
- Thông số quan trắc (03 thông số): Bụi lơ lửng, tiếng ồn, độ rung;
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần, trong thời gian thi công xây dựng;
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung
b) Giám sát chất lượng nước mặt:
- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại kênh thuỷ lợi (cách điểm cuối tuyến 350m về phía Đông)
- Thông số giám sát (10 thông số): pH, Ôxy hòa tan (DO), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5 (20oC), COD, Amoni (NH4+ tính theo N), Nitrat (NO3- tính theo N), Phosphat (PO43- tính theo P), Tổng dầu mỡ, Coliform;
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần, trong thời gian thi công xây dựng;
- Quy chuẩn so sánh: Cột B1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
Trang 27- Vị trí giám sát: Tại khu vực thu gom, tập kết, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại
- Nội dung giám sát: Khối lượng chất thải; phân định, phân loại và quá trình thu gom, tập kết, chuyển giao xử lý các loại chất thải phát sinh
- Tần suất giám sát: Thường xuyên hàng ngày
d) Giám sát khác:
- Giám sát nứt nẻ, sụt lún
- Giám sát hoạt động đổ thải tại bãi thải
5.5.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Theo Quy định tại Khoản 2 Điều 111, Khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường
2020, điểm b khoản 1 Điều 97, điểm c khoản 1 Điều 98 và các Phụ lục số XXVIII, XXIX, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì dự án không phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải, bụi và khí thải Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện giám sát các yếu tố nứt nẻ, sụt lún, hư hỏng mặt đường trên tuyến theo quy định
Trang 28- Tên chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Nông Cống
- Địa chỉ: 590, Đường Bà Triệu, Thị trấn Nông Cống, Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá
Phạm vi dự án được nghiên cứu như sau:
- Điểm đầu Km0+00 giao với đường Nguyễn Đốc (Theo Quy hoạch đường Đông tây
5, gần bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống);
- Điểm cuối tuyến Km13+546 giao với đường tỉnh lộ 506 (Thọ Xuân - Nghi Sơn) tại Km24+581,60 thuộc địa phận xã Tân Thọ, huyện Nông Cống
- Địa điểm: Tế Lợi, Tế Thắng, Trung Thành, Tân Khang, Tân Thọ và thị Trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
1.1.4.1 Hiện trạng tuyến đường nghiên cứu
Theo Nghị quyết số 135/NQ-HĐND ngày 26/11/2022, điểm đầu dự dán nối vào Quốc
Lộ 45 Hiện nay UBND huyện Nông Cống đang thực hiện Quy hoạch điều chỉnh mở rộng thị trấn, huyện Nông Cống đến năm 2035 định hướng phát triển khu công nghiệp, định hướng phát triển giao thông Quốc lộ 45 sau khi dự án cao tốc Bắc Nam đi vào sử dụng Theo Quy hoạch có tuyến đường Bắc Nam 5 kéo dài phù hợp, đảm bảo kết nối giao thông huyện Nông Cống, giảm ùn tắc giao thông, lưu lượng giao thông qua hầm chui QL45 thuộc
dự án Cao tốc Bắc Nam.ư
Để hoàn thành dự án theo nội dung chủ trương đầu tư đã được HĐND huyện phê duyệt tại Nghị quyết số 135/NQ-HĐND ngày 26/11/2022 và mang tính hiệu quả của dự thuận lợi giao thông đi lại cho người dân địa phương theo định hướng quy hoạch chung mở rộng thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống đến năm 2035 HĐND huyện Nông Cống ra Nghị quyết sô 163/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 đoạn từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn (Cầu
Nỏ Hẻn) Điều chỉnh điểm đầu Km0+00 dự án về giao với đường Nguyễn Đốc (Theo Quy hoạch đường Đông tây 5, bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống)
Căn cứ vào hướng tuyến đã thực hiện trong bước Lập chủ trương đầu tư, Tư vấn thiết
Trang 29kế đã thu thập và cập nhật các quy hoạch đang thực hiện liên quan đến dự án; tiến hành nghiên cứu, rà soát hiện trường, đối chiếu với địa hình, địa vật thời điểm hiện tại và triển khai nghiên cứu điều chỉnh cục bộ một số đoạn tuyến Chiều dài tuyến khoảng 13,546km, tuyến nằm hoàn toàn địa phận huyện Nông Cống Cụ thể từng đoạn:
+ Đoạn từ Km0+00-Km2+13.94 tuyến đi qua địa phận thị trấn Nông Cống
+ Đoạn từ Km2+13.94-Km3+300 tuyến đi qua địa phận xã Tế Lợi
+ Đoạn từ Km3+300-Km5+866 tuyến đi qua địa phận xã Tế Thắng
+ Đoạn từ Km5+866-Km8+200 tuyến đi qua địa phận xã Trung Thành
+ Đoạn từ Km8+200-Km10+200 tuyến đi qua địa phận xã Tân Khang
+ Đoạn từ Km10+200-Km13+546.37 tuyến đi qua địa phận xã Tân Thọ
Phương án tuyến cụ thể như sau:
- Từ Km0+00 -:- Km2+13,94 tim tuyến đi theo tim quy hoạch thị trấn, cắt qua ruộng canh tác, kênh N8, địa hình tương đối bằng phẳng
- Từ Km2+13,94 -:- Km2+425,42 tim tuyến cắt qua khu vực trang trại, ao nuôi cá địa hình tương đối bằng phẳng
- Từ Km2+425,42 -:- Km2+756,60 tim tuyến cắt qua đồi đang khai thác ( thuộc công ty Kiêm Ngân Phát quản lý khai thác, ao nuôi cá địa hinh tương đối mấp mô
- Từ Km2+756,60 -:- Từ Km3+287,76 tim tuyến cắt qua kênh N8 mương tưới, tiêu, bờ ruộng, ruộng canh tác trái tuyến ruộng canh các, phải tuyến ruộng canh tác, đường điện 110kw chạy dọc theo tuyến, địa hình bằng phẳng
- Từ Km3+287,76 -:- Từ Km4+271,47 tim tuyến cắt qua mương tưới, mương tiêu, bờ ruộng, ruộng canh tác trái tuyến ruộng canh các, phải tuyến ruộng canh tác, đường điện 110kw chạy dọc theo tuyến, địa hình bằng phẳng
- Từ Km4+271,47 -:- Từ Km4+675,20 tim tuyến cắt qua mương tưới, mương tiêu, bờ ruộng, ao, ruộng canh tác trái tuyến ruộng canh các, phải tuyến ruộng canh tác, đường điện 110kw chạy dọc theo tuyến, địa hình bằng phẳng
- Từ Km4+675,20 -:- Từ Km5+513,37 tim tuyến cắt qua mương tưới, mương tiêu, bờ ruộng, ruộng canh tác, hai bên tuyến ruộng canh các, địa hình bằng phẳng
- Từ Km5+513,37 -:- Từ Km5+600 tim tuyến cắt qua ao, đường bt dân sinh, đất thổ cư, hai bên tuyến là rân cư sinh sống, địa hình bằng phẳng
- Từ Km5+600 -:- Từ Km6+00 tim tuyến cắt qua mương tưới, mương tiêu, bờ ruộng, ruộng canh tác, hai bên tuyến ruộng canh các, địa hình bằng phẳng
- Từ Km6+00 -:- Từ Km6+279,11 tim tuyến cắt qua mương tưới, mương tiêu, bờ ruộng, đường bê tông, ruộng canh tác, hai bên tuyến ruộng canh các, địa hình bằng phẳng
- Từ Km6+279,11 -:- Từ Km6+500 tim tuyến cắt qua khu chăn nuôi nhỏ lẻ, ao, ruộng canh tác, kênh N8, trái tuyến là khu di tích Quân Lương Nghĩa Quân, xen lẫn ruộng canh tác, ao nuôi cá, phải tuyến là ruông canh tác, xen lẫn ao, địa hình bằng phẳng
- Từ Km6+500 -:- Từ Km11+216,01 tim tuyến cắt qua kênh N8 mương tưới, tiêu, bờ ruộng, điện 110kw, ruộng canh, hai bên tuyến ruộng canh các, địa hình bằng phẳng
Trang 30- Từ Km11+216,01 -:- Từ Km11+930 tim tuyến cắt qua Sông Lẵng Giang, khu mộ xây,
và khu vực dân cư, xen lẫn ruộng canh tác, hai bên tuyến là khu vực dân cư ở tập trung
- Từ Km11+930 -:- Từ Km12+350 tim tuyến cắt qua kênh N6, ruộng canh tác, nhà 2 tầng, đất ở, đường QL47C, hai bên tuyến ruộng canh các, địa hình bằng phẳng
- Từ Km12+350 -:- Từ Km13+546,37 tim tuyến đi theo tim quy hoạch, cơ bản bám theo đường cấp phối hiện tại, hai bên tuyến là ruộng canh tác, địa hình bằng phẳng
1.1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 160.000 m2, cụ thể tại bảng sau:
Bảng 1.1 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất thực hiện dự án
1 Đất nông nghiệp (đất lúa 2 vụ LUC) m2 282.823,48
Trang 31TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
1.1.5.1 Khoảng cách đến khu vực dân cư
Dự án xây dựng mới, 2 bên tuyến chủ yếu là đồng ruộng Cách điểm đầu dự án khoảng 80m là khu dân cư khối 3, thị trấn Nông Cống
1.1.5.1 Khoảng cách đến các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Dự án được triển khai đi qua khu vực có diện tích đất trồng lúa trên địa bàn Tế Lợi,
Tế Thắng, Trung Thành, Tân Khang, Tân Thọ và thị Trấn Nông Cống Với diện tích đất trồng lúa nước 2 vụ phải thu hồi khoảng 28,2845 ha
1.1.5.2 Mối tương quan của Dự án với các đối tượng kinh tế - xã hội
Huyện Nông Cống nằm trong vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ đã được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tại quyết định số: 1447/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ Là huyện nằm trong tiểu vùng kinh tế đồng bằng ven biển: bao gồm các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) và Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An), lấy Khu kinh
tế Nghi Sơn và khu đô thị - công nghiệp Hoàng Mai làm trung tâm và động lực phát triển Huyện Nông Cống có vai trò liên kết vùng kinh tế động lực của tỉnh: KKT Nghi Sơn – Lam Sơn Sao Vàng, là vùng phụ trợ đắc lực cho KKT Nghi Sơn đồng thời vẫn đảm bảo là vùng sinh thái, phát triển có kiểm soát theo hướng tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường Phát huy được các tiềm năng thế mạnh, khai thác có hiệu quả và tiết kiệm quỹ đất
để đưa huyện Nông Cống đến năm 2030 trở thành huyện mạnh của tỉnh với cơ cấu kinh tế chủ đạo là Dịch vụ - Thương mại – Du lịch – Công nghiệp Tăng cường sự giao thương, kết nối hiệu quả với các địa phương lân cận, hướng Đông – Tây như: Nghi Sơn – Nông Cống – Như Thanh – Như Xuân Là vùng kết nối ven biển phía Đông; kế thừa phát huy tối ưu thế mạnh về hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của huyện đã đạt được
Các tuyến đường qua huyện như đường tỉnh 506 (Sao Vàng-Nghi Sơn), Cao tốc Nam, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47C, ĐT.505, ĐT.512, ĐT.513… Đây là lợi thế rất lớn để huyện Nông Cống phát triển các ngành dịch vụ vận tải, logistics, giao lưu thương mại trung chuyển hàng hóa giữa đồng bằng ven biển và miền núi Thanh Hóa, giữa cảng biển, khu công nghiệp, là lợi thế cho huyện phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ
Trang 32Bắc-cao theo hình thức tập trung, quy mô lớn và hiện đại
Với những yếu tố thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người và những thời cơ, thuận lợi, cùng với nỗ lực và quyết tâm của Chính quyền và Nhân dân, huyện Nông Cống đang hội tụ đầy đủ điều kiện để vươn lên trở thành đầu tàu thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực phía Nam của tỉnh Thanh Hóa và là “thỏi nam châm” lớn thu hút đầu tư
a/ Quan hệ liên tỉnh:
Huyện Nông Cống nằm trong Quy hoạch vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 144/QĐ-TTg ngày 16/9/2009, bao gồm 4 huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh & Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa và 2 huyện: Quỷnh Lưu, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa của tỉnh Nghệ An Với tính chất là
+ Vùng kinh tế tổng hợp, đóng vai trò động lực của khu vực Bắc Trung Bộ với các ngành Kinh tế chủ đạo gắn liền với kinh tế Biển Và phát triển nông lâm ngư nghiệp
+ Là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại du lịch của vùng Bắc Trung bộ và Quốc Gia, kết nối với các thị trường Quốc tế lân cận
+ Là vùng có vườn Quốc Gia và khu vực đa dạng sinh học cần được bảo tồn; hệ thống các hồ chứa nước,…
+ Là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, nghỉ dưỡng cấp quốc gia, quốc tế gắn liền với các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa
Theo đó, vai trò của Huyện Nông Cống trong vùng Nam Thanh Bắc Nghệ:
- Là trung tâm trục phát triển Đông Tây Nam Thanh 1 (Quốc lộ 45) phía Bắc: nối kết các đô thị Yên Thái – Thị trấn Nông Cống – Bến Sung, Yên Cát – Đồng Mới – Quế Phong – Nghệ An
- Là Trung tâm kết nối Biển – Rừng phía Bắc (QL.45 & ĐT 525) Bến En – Thị trấn Nông Cống – Tĩnh Gia
- Nằm trên trục phát triển vùng Đông Tây qua tỉnh lộ 512: Tân Dân – Cầu Trạp – Nông Cống
- Nằm trong vùng kinh tế đồng bằng ven biển (các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Quỳnh Lưu) lấy KKT Nghi Sơn & khu Công nghiệp Hoàng Mai làm trung tâm và động lực phát triển với các ngành kinh tế chính là cảng nước sâu, nông nghiệp áp dụng công nghệ sinh học
b) Quan hệ trong tỉnh:
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2025), đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Một là, phát triển kinh tế nahnh và bền vững trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ Quốc: Tập trung chỉ đạo phát triển 4 trung tâm kinh tế, động lực, 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế tạo không gian mới cho phát triển kinh tê xã hội của tỉnh:
2020 Là trung tâm của hành lang kinh tế Quốc tế, nối Cảng Biển Nghi Sơn – Cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước CHDC Lào, thông qua đường CHK Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217 và Cửa khẩu Na Mèo Trong đó, đoạn tuyến từ CHK Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn (nối 2 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh) đoạn qua huyện có chiều dài khoảng 30 km, chiếm gần ½ tuyến đường, tổng
Trang 33chiều dài tuyến đường khoảng 65 km
- Nằm trong vùng liên kết các huyện phía Tây Nam với TP Thanh Hóa qua QL.45: Như Thanh – Như Xuân – Nông Cống – Tp Thanh Hóa
- Khi tuyến đường Cao tốc Bắc Nam hình thành, tuyến đường đi qua huyện có 1 nút giao tại xã Vạn Thiện, kết nối với QL.45 và đường tỉnh 525 sẽ là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng Kết hợp với dự án đường Ven Biển, kết nối vùng du lịch biển phía Đông với các vùng cảnh quan sinh thái đồi núi phía Tây, mà huyện Nông Cống đóng vai trò
là trung tâm đầu mối giao thương
1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
1.1.6.1 Mục tiêu
Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, tăng cường khả năng kết nối và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại giữa các vùng trong khu vực với Cảng hàng không Thọ Xuân, thành phố Thanh Hóa, khu di tích Am Tiên, chia sẻ lưu lượng giao thông trên tuyến QL 45 và mở rộng không gian phát triển cho huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất
1) Loại hình: Công trình giao thông cấp III
2) Quy mô:
Đầu tư xây dựng mới khoảng 13,546 Km đường giao thông đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng theo TCVN4054-2005, vận tốc thiết kế Vtk= 80km/h Bề rộng nền đường Bn=12m, Bm=2x3,5=7,0m; Blề=2x2,5m=5,0m; (Blgc=2x2m=4,0m đồng nhất kết cấu áo đường) Điểm đầu Km0+00 giao với đường Nguyễn Đốc (Theo Quy hoạch đường Đông tây
5, gần bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống); Điểm cuối tuyến Km13+546 giao với đường tỉnh lộ 506 (Thọ Xuân - Nghi Sơn) tại Km24+581,60 thuộc địa phận xã Tân Thọ, huyện Nông Cống Chiều dài tuyến khoảng 13,546 Km
- Công trình thoát nước xây dựng bằng BTXM và BTCT; Thiết kế với tải trọng XB80 Bề rộng cống bằng bề rộng nền đường;
H30 Công trình cầu được thiết kế theo TCVN 11823H30 2017; tải trọng HL93 và người đi
bộ 3x10-3Mpa; cầu bằng BTCT và BTCTDƯL
+ Dự kiến trên tuyến có 07 cầu nhỏ Lc<25m: Qua kênh N8 tại Km1+416,104 chiều dài L=1x12m; tại Km6+384,53m chiều dài L=1x12m; tại Km7+200m chiều dài L=1x12m; tại Km10+255,19m chiều dài L=1x15m; tại Km11+206,50m chiều dài L=1x12m; Qua kênh tiêu tại Km8+209,70m chiều dài L=1x24m; Qua kênh N6 tại Km12+23,43m chiều dài L=1x12m và 01 cầu trung 25m<Lc<100m qua sông Lãng Giang tại Km11+534,60m chiều dài L=2x24m;
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1 Các hạng mục công trình chính
1.2.1.1 Hạng mục tuyến
1 Kết quả thiết kế bình đồ tuyến
Trang 34- Dự án có Điểm đầu Km0+00 giao với đường Nguyễn Đốc, thị trấn Nông Cống; Điểm cuối Km13+546,37 giao với đường tỉnh lộ 506 (Thọ Xuân – Nghi Sơn) tại lý trình Km24+580 thuộc địa phận xã Tân Thọ, huyện Nông Cống
- Phương án tuyến cơ bản đi phù hợp với Nghị quyết sô 163/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 của HĐND huyện Nông Cống về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 đoạn từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn (Cầu Nỏ Hẻn) Chiều dài tuyến L=13.546,37m, qua địa phận:
+ Đoạn từ Km0+00-Km2+13.94 tuyến đi qua địa phận thị trấn Nông Cống
+ Đoạn từ Km2+13.94-Km3+300 tuyến đi qua địa phận xã Tế Lợi
+ Đoạn từ Km3+300-Km5+866 tuyến đi qua địa phận xã Tế Thắng
+ Đoạn từ Km5+866-Km8+200 tuyến đi qua địa phận xã Trung Thành
+ Đoạn từ Km8+200-Km10+200 tuyến đi qua địa phận xã Tân Khang
+ Đoạn từ Km10+200-Km13+546.37 tuyến đi qua địa phận xã Tân Thọ
Chiều dài tuyến bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi có L=13.546,37m, dài hơn so với bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (L=12.750m) là 796,37m: Bước nghiên cứu khả thi chuẩn xác lại chiều dài các cánh tuyến, đồng thời bố trí các đường cong đảm bảo theo quy
mô cấp đường; …
Đối với nút giao Km12+342 giao với QL47C/Km6+980: Theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Nông Cống đến năm 2045 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1863/QĐ-UBND ngày 2/6/2021; trong đó: Dự án Đường giao thông kết nối quốc lộ 45 đoạn
từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn (Cầu Nỏ Hẻn) theo hướng tuyến quy hoạch NC.08 Có điều chỉnh một số đoạn tuyến cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của cấp đường, đoạn cuối tuyến đi trùng với quy hoạch DH-NC.07 và cắt qua đường QL47C tại Km6+980
DH-và giao với đường tỉnh 506 (Sao Vàng-Nghi Sơn) tại Km24+580/ĐT.506 thuộc địa phận xã Tân Thọ, huyện Nông Cống Kiến nghị Chủ đầu tư báo cáo Sở GTVT Thanh Hóa cập nhật
bổ sung vào quy hoạch các điểm đấu nối đường nhánh vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phù hợp với thực tế hiện trường và quy hoạch đã được duyệt
Đối với nút giao ngã ba tại Km13+546,37 giao với ĐT.506/Km24+580(P) (Sao Nghi Sơn) đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận điểm đấu nối tại văn bản số 9986/UBND-CN ngày 13/7/2023
Vàng-Bảng tổng hợp thống kê kết quả thiết kế bình diện tuyến STT Bán kính cong nằm R (m) Số lượng đỉnh
Trang 35Bảng tổng hợp các yếu tố đường cong nằm
Hệ tọa độ sử dụng trong dự án: Hệ tọa độ quốc gia VN2000 kinh tuyến trục 105 O 00’ múi chiếu 3 O
- Tuyến thiết kế có tổng chiều dài L=13.546,37 Tuyến gồm 8 đỉnh đường trong đó: Bán kính cong nằm Rmin = 500m; Rmax = 5000m
đảm bảo theo đúng quy mô cấp đường
- Nhận xét, đánh giá bình diện tuyến: Tuyến đi cơ bản theo quy hoạch chung vùng huyện Nông Cống
Trang 36* Nền đường
**Nền đường thông thường:
- Nền đường phải luôn duy trì được sự ổn định toàn khối, hình dạng nền đường đáp ứng được các yêu cầu xe chạy trong quá trình khai thác
- Nền đường phải có đủ cường độ để chịu được tác dụng của tải trọng xe chạy truyền xuống thông qua kết cấu áo đường
Trang 37- Toàn tuyến là nền đường đắp hoặc nửa đào, nửa đắp
- Quy định thiết kế nền đường đắp như sau:
+ H 6,0m: taluy 1/1,5; gia cố mái taluy bằng trồng cỏ
+ H > 6,0m: taluy 1/1,5; gia cố mái taluy bằng trồng cỏ kết hợp gia cố bằng BTXM M200 dày 15cm đặt trên lớp vữa XM M100 dày 2cm, chân khay bằng BTXM M150 đặt trên lớp đá dăm đệm dày 10cm
- Đối với nền đường đắp 50cm dưới đáy áo đường được đầm chặt với K≥0,98 Đối với nền đường đào 30cm dưới đáy áo đường được xáo xới, đầm chặt với K ≥ 0,98 Trường hợp nền đào vào đất không đạt yêu cầu về độ chặt thì dưới đáy lớp K≥0,98 phải xáo xới đất nền và đầm lại để đảm bảo 30cm tiếp theo có độ chặt K≥0,95
- Vật liệu đắp nền đường K≥0,95: Đắp bằng vật liệu đất đảm bảo theo quy định
Xử lý nền đường yếu:
- Theo hồ sơ địa chất có cấu trúc địa chất trên tuyến phức tạp bao gồm các lớp như sau:
Lớp (Đ) – Lớp đắt đắp nền đường cũ, bờ kênh, đường giao thông nội đồng
Lớp (B) – Lớp bùn ruộng, bùn ao, bùn sông hồ, đầm lầy, tầng phủ hữu cơ
Lớp (1) – Lớp sét màu xám vàng, xám trắng, loang lổ, trạng thái dẻo cứng
Lớp (1A) – Lớp sét màu xám vàng, xám trắng, trạng thái dẻo mềm
Lớp (2) – Lớp bùn sét màu xám đen lẫn ít tàn tích hữu cơ, trạng thái dẻo chảy
Lớp (3) –Lớp sét màu xám vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng đôi chỗ nửa cứng
Lớp (4) – Lớp đá phiến sét màu xám, xám đen, nứt nẻ phân lớp phong hóa mạnh
Lớp (5) – Lớp đá phiến sét màu xám đen RQD=11-12%, TCR=36-35%
Lớp (6) – Lớp đá chứa quặng secpentin màu xám ghi, xám đen
Trang 38- Cỏc loại đất đào trờn tuyến gồm: loại đất đỏ xụ bồ, nền múng nhà, tường rào, đất nền đường cũ, đất khụng thớch hợp khụng đảm bảo chỉ tiờu cơ lý để đắp nền đường do đú khụng tận dụng đắp lại
C?c quan tr?c chuy?n v? ngang
C?c quan tr?c lỳn C?c quan tr?c lỳn C?c quan tr?c lỳn
éI? N HèNH B? TRÍ THI? T B? QUAN TR? C GIAI éO? N HOÀN THI? N
12m
- Kích th-ớc trong bản vẽ là cm, trừ khi có chỉ định khác.
- Htđ là chiều dầy lớp đất đào thay
- Hcọc : Chiều dài cọc gỗ hoặc cọc tre
- Đất thay đ-ợc dùng chung với vật liệu đắp nền đ-ờng
- Đối với cọc, có thể dùng cọc tre đặc ruột hoặc cọc gỗ đáp ứng yêu cầu sau: Ghi chú:
1200
Ph?n di?n tớch dào thay d?t
+ Cọc tre là loại đặc ruột có đ-ờng kính cọc D=10cm, mật độ đóng là 25 cọc/m2 + Cọc gỗ (cừ, tràm) là loại có đ-ờng kính cọc D=12cm, mật độ đóng là 16 cọc/m2
Trang 39- Các yêu cầu về độ chặt nền đường: tuân thủ TCVN 4054-2005 và Mục 2.5 của 22 TCN 211-06, cụ thể như sau:
+ Dưới đáy kết cấu áo đường phải bố trí lớp đáy móng đạt độ chặt K ≥0,98 (so với đầm nén tiêu chuẩn theo 22TCN 333-06), có mô đuyn đàn hồi ở độ chặt và độ ẩm thi công E≥42MPa và tỷ số CBR ngâm bão hòa 4 ngày đêm ≥6%
+ Tối thiểu 50cm nền đường tiếp theo phải đạt độ chặt K ≥ 0,95, tỷ số CBR ngâm bão hòa 4 ngày đêm ≥4%
4 Thiết kế mặt đường
a Kết cấu tuyến chính:
- Mô đun đàn hồi yêu cầu: Căn cứ vào tuyến đường QL45, QL47C và đường tỉnh 506 (SV-NS): Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22TCN211- 06: Theo bảng 3.4 (Trị số mô đun đàn hồi yêu cầu) với quy mô đường cấp III đồng bằng ta có Eyc=147Mpa Kiến nghị lựa chọn mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc=155MPa để thiết kế cho kết cấu móng, mặt đường Giải pháp thiết kế kết cấu áo đường cụ thể như sau:
Kết cấu mặt đường làm mới (KC1): Áp dụng cho phần mặt đường làm mới hoặc mở
rộng (Bao gồm Phần xe chạy và lề gia cố) Phương án kết cấu áo đường làm mới (KC1) gồm các lớp từ trên xuống:
+ Mặt BTN chặt C12.5 dày 6cm
+ Tưới nhựa dính bám 0,50kg/m2
+ Mặt BTN chặt C19 dày 7cm
+ Tưới nhựa thấm bám 1,0kg/m2
+ Móng trên CPĐD loại 1 dày 25cm
+ Móng dưới CPĐD loại 2 dày 30cm
+ Đắp tăng cường lớp đất dưới đáy móng K0,98 dày 30cm
Kết cấu tăng cường (KC2): Áp dụng cho phần mặt đường trên đường cũ (QL47C)
+ Móng trên CPĐD loại 1 dày 25cm
+ Móng dưới CPĐD loại 2 dày 30cm
Trang 40- Do các đường ngang dân sinh có kết cấu hiện trạng là mặt đường BTXM và đường đất nên kết cấu vuốt nối sử dụng như sau: Lớp mặt bằng BTXM M300 đá 1x2 dày 20cm; trên 01 lớp ni lông chống mất nước; Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm
5 Thiết kế nút giao, đường giao
- Trên tuyến có các nút giao, với cấp đường thiết kế của dự án và các đường giao, thiết kế nút giao cùng mức, cụ thể như dưới đây
- Trên tuyến có 02 nút giao hiện trạng là nút giao bằng, tại các vị trí:
1 Nút giao Quốc lộ 47C (Km6+980) Km12+342,10 Ngã tư
2 Nút giao ĐT.506(SV-NS) (Km24+580) Km13+546,37 Ngã ba
-