1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao”

228 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án “Tổ Hợp Chăn Nuôi Lợn Thương Phẩm Và Giống Lợn Ứng Dụng Công Nghệ Cao”
Tác giả Công Ty TNHH DABACO Tuyên Quang, Công Ty Cổ Phần Môi Trường ETC Việt Nam
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khá

Trang 2

Mục lục

MỞ ĐẦU 6

1 Xuất xứ của dự án 8

1.1 Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án 8

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 11

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan. 11

2 căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 14

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 14

2.1.1 Các văn bản pháp lý về Luật và Nghị định liên quan 14

2.1.2 Các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam 18

2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 19

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 20

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 21

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 29

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo đtm 34

5.1 Thông tin về dự án 34

5.1.1 Thông tin chung: 34

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 34

5.1.3 Công nghệ sản xuất 34

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 35

5.2.Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 38

5.3.dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 39

5.3.1 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành: 39

5.3.2 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành: 39

5.4 các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 41

5.5 chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 47

5.5.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 47

Trang 3

5.5.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thương mại 48

CHƯƠNG 1.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 51

1.1 thông tin về dự án 51

1.1.1 Tên, địa điểm thực hiện dự án 51

1.1.2 Chủ dự án 51

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 51

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 54

1.1.5 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 57

1.1.6 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 58

1.1.7 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án 59

1.2 các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 64

1.3 nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 85

1.3.1 Các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng 85

1.3.2.Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất đối với hoạt động chăn nuôi 87

1.3.3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu hóa chất cho các hoạt động khác: 91

1.3.4 Nguồn cung cấp điện 91

1.3.5 Nguồn cung cấp nước 91

1.3.7 Sản phẩm đầu ra của dự án 96

1.4 công nghệ sản xuất, vận hành 96

1.5 biện pháp tổ chức thi công 103

1.6 tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 103

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 105

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 105

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 105

2.1.1.1 Điều kiện về địa lý, địa hình 105

2.1.1.3 Điều kiện khí hậu khí tượng 108

2.1.1.4 Điều kiện thủy văn: 111

2.1.2 Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải này 113

Trang 4

2.1.3 Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội phục vụ đánh giá tác động môi trường của

dự án 113

2.1.3.1 Điều kiện về kinh tế - xã hội xã phúc ứng 113

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 114

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 114

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học: 123

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 124

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 125

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 128

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 128

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 128

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động giai đoạn vận hành 128

3.2.1.3 Đánh giá, dự báo tác động của chất thải rắn 141

3.2.1.5 Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi do, sự cố 148

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 153

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 204

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 210

CHƯƠNG 4.PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 212

CHƯƠNG 5.CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 213

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 213

5.1.1 Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động 213

5.2 Chương trình giám sát môi trường 219

5.2.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng 219

5.2.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 219

5.2.3 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thương mại 219

Trang 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 222

1 Kết luận 222

2 Kiến nghị 222

3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 223

tài liệu tham khảo 226

Trang 6

DANH MỤC ẢNH

Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án 53

Hình 1.2 Sơ đồ thu gom thoát nước mưa của Dự án 79

Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt 93

Hình 1 4 Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn kèm dòng thải 97

Hình 3.1.Hệ thống thoát nước của trang trại 153

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công suất 200m3/ngày.đêm 159

Hình 3.3.Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy 168

Hình 3.4 Hệ thống xử lý nước thải công suất 200m3/ngày.đêm 173

Hình 3.5.Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công suất 600m3/ngày.đêm 177

Hình 3 6.Sơ đồ công nghệ xử lý phân tươi 188

Hình 3.7.Sơ đồ công nghệ ủ phân 189

Hình 3 8 Mô hình mặt cắt ngang hố chôn lấp của Dự án 192

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các điểm mốc tọa độ theo hệ tọa độ quốc gia 52

Bảng 1.2.Định mức kỹ thuật chăn nuôi lợn nái đẻ, lợn thịt, lợn giống, lợn hậu bị 61

Bảng 1.3.Tổng đàn lợn tại dự án 62

Bảng 1.4.Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa 80

Bảng 1.5.Hệ thống thu gom thoát nước thải 81

Bảng 1.6.Tổng hợp Hệ thống xử lý nước thải đã xây dựng tại Dự án 81

Bảng 1.7.Nhu cầu thức ăn chăn nuôi heo nái 88

Bảng 1.8.Nhu cầu thức ăn chăn nuôi heo thương phẩm 88

Bảng 1.9.Nhu cầu thức ăn chăn nuôi lợn hậu bị 88

Bảng 1.10.Tổng hợp nhu cầu thức ăn chăn tại trang trại 89

Bảng 1.11 Bảng thống kê nhu cầu thuốc thú y và vắcxin 89

Bảng 1.12 Bảng thống kê nhu cầu sử dụng thuốc sát trùng và hóa chất 90

Bảng 1.13.Bảng nhu cầu sử dụng hóa chất cho HTXL nước cấp, nước thải 91

Bảng 1.14.Tổng hợp hệ thống cấp nước của dự án 94

Bảng 1.15 Nhu cầu sử dụng nước tại dự án 95

Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại trạm quan trắc Tuyên Quang (oC) 109

Bảng 2.2.Độ ẩm không khí trung bình tháng tại trạm quan trắc Tuyên Quang (%) 109

Bảng 2.3 Lượng mưa các tháng tại trạm quan trắc Tuyên Quang (mm) 110

Bảng 2.4 Số giờ nằng các tháng tại Trạm Tuyên Quang (giờ) 110

Bảng 2.5.Mực nước trên sông Lô (cm) 111

Bảng 2.6 Mực nước nhỏ nhất thiết kế H(cm) 112

Bảng 2.7.Mực nước lớn nhất thiết kế H(cm) 112

Bảng 2.8 Mực nước lớn nhất trong các tháng mùa thi công H(cm) 112

Bảng 2.9 Vận tốc dòng chảy lớn nhất trạm Quảng Cư V(m/s) 112

Bảng 2.10 Kết quả phân tích môi trường không khí trong khu vực và ngoài khu vực trang trại tháng 3/2022 116

Bảng 2.11 Kết quả phân tích môi trường không khí trong khu vực và ngoài khu vực trang trại tháng 6/2022 116

Bảng 2.12 Kết quả phân tích môi trường không khí trong khu vực và ngoài khu vực trang trại tháng 8/2022 117

Bảng 2.13 Kết quả phân tích môi trường không khí trong khu vực và ngoài khu vực trang trại tháng 12/2022 118

Bảng 2.15 Kết quả phân tích môi trường không khí trong khu vực và ngoài khu vực trang trại tháng 06/2023 119

Bảng 2.16: Mô tả vị trí lấy mẫu 121

Bảng 2.17.Sự phù hợp của dự án với quy chuẩn hiện hành 125

Bảng 3.1.Nguồn phát sinh gây ô nhiễm do chất thải trong giai đoạn vận hành 128

Trang 8

Bảng 3 2:Tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển của xe tải 129

Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển tại Dự án 130

Bảng 3.4.Thể tích khí sinh ra từ hệ thống biogas 132

Bảng 3.5.Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy chất hữu cơ trong nước thải 133

Bảng 3.6.Mật độ vi khuẩn trong không khí tại khu vực hệ thống xử lý nước thải 135

Bảng 3.7: Lượng vi khuẩn phát tán tại HTXLNT tập trung 135

Bảng 3.8.Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án chưa qua xử lý 137

Bảng 3.9.Lượng phân thải ra đối với lợn nuôi trong trang trại 142

Bảng 3.10.Khối lượng phân heo phát sinh tại trang trại 142

Bảng 3.11.Lượng phân sau ép và lượng phân trong nước thải 142

Bảng 3.12.Thành phần hóa học của phân heo 143

Bảng 3.13.Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi heo 143

Bảng 3 14.Thống kê khối lượng chất thải thông thường 146

Bảng 3.15.Danh mục các loại bệnh ở lợn 149

Bảng 3.16.Sự cố thường gặp khi vận hành hầm Biogas 150

Bảng 3.17.Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa 154

Bảng 3.18.Hệ thống thu gom thoát nước thải 155

Bảng 3.19.Thông số kỹ thuật hệ thống XLNT công suất 200 m3/ngày.đêm 161

Bảng 3.20.Danh mục thiết bị của hệ thống XLNT công suất 200 m3/ngày.đêm 162

Bảng 3.21.Thông số kỹ thuật hệ thống XLNT công suất 700 m3/ngày.đêm 171

Bảng 3.22.Danh mục thiết bị của hệ thống XLNT công suất 700 m3/ngày.đêm 171

Bảng 3.23: Lượng khí biogas của trại heo theo mô hình trại kín 184

Bảng 3.24: Lượng khí biogas phát sinh tại Dự án 185

Bảng 3.25.Một số biện pháp ứng phó sự cố máy móc thiết bị trong quá trình vận hành HTXLNT tập trung 199

Bảng 3.26.Các công trình xử lý và biện pháp bảo vệ môi trường 204

Bảng 3.27.Chi tiết độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 210

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án

Công ty Cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong việc tiên phong ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cao trong chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi Qua quá trình tìm hiểu và phân tích

xu hướng phát triển ngành chăn nuôi Năm 2017, Công ty Cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng “Dự án Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” với quy mô:

Đàn giống lợn 4800 nái bố mẹ; Đàn giống gà 60.000 con gà giống bố mẹ;

Con giống lợn: 49.000 con lợn/năm; Con giống gà 9,1 triệu con gà con/năm

Công ty Cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho “Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại xã Phúc ửng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” và đã được ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư xây dựng Tổ họp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” tại Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 10/10/2017

Đến quý IV năm 2018, Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam đã hoàn thành đầu tư xây dựng dự án và đưa dự án đi vào hoạt động với mục tiêu là cung cấp giống chất lượng cao và số lượng lớn, thực phẩm sạch ứng dụng công nghệ cao cung cấp cho thị trường

Tuy nhiên, đến năm 2020, Công ty đã loại bỏ hoạt động chăn nuôi gia cầm ra khỏi hoạt động chăn nuôi, sản xuất của Công ty Công ty thay đổi mục tiêu dự án từ sản xuất giống gia súc, gia cầm sang chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn; thay đổi quy mô thành:

3200 nái bố mẹ, 46.112 con giống; Lợn thương phẩm 20.000 con; Lợn hậu bị 20.000 con

và đổi tên dự án từ “Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm” thành “Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao” và đã được được Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt quyết định điều chỉnh về chủ trương dự án số 358/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2018 và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao” tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tại Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 17/03/2020 Đồng thời, căn cứ vào quyết định điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư số 51/QĐ- ƯBND ngày 19 tháng 02 năm 2019 của ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang Công ty cổ phần tập

Trang 10

đoàn DABACO Việt Nam đã chuyển giao toàn bộ dự án cho Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang là đại diện chủ dự án chịu trách nhiệm toàn bộ của hoạt động dự án “Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao” tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Đến thời điểm hiện tại, Công ty tiếp tục điều chỉnh tăng quy mô công suất, vốn đầu tư người đại diện ttheo pháp luật tại dự án, cụ thể: thay đổi quy mô thành: 4.200 nái bố mẹ, 73.022 con giống/ năm; Lợn thương phẩm 20.000 con; Lợn hậu bị 20.000 con tăng vốn lên 429.631.037.000 và đã được được ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt chấp thuận điều chỉnh về chủ trương đầu tư số 156/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2023

Dự án có quy mô xây dựng 49 chuồng trại để chăn nuôi 4.200 con lợn giống và 73.022 con lợn giống/năm (2,35 lứa/năm), Lợn thương phẩm 20.000 con; Lợn hậu bị 20.000 con với diện tích 41,113ha Căn cứ Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định hệ số đơn vị vật nuôi với lợn nái nội là 0,4; lợn thịt nội là 0,16; lợn đực là 0,6, lợn dưới 28 ngày tuổi: 0,016 Dự án nhập lợn nội từ trang trại lợn giống hạt nhân của Tập đoàn DABACO, nên sử dụng hệ số lớn nhất tương đương lợn bố mẹ là 1.722 đơn

vị vật nuôi; lợn thịt là 3.200 đơn vị vật nuôi; lợn hậu bị: 8.000 đơn vị vật nuôi, lợn con giống 1.168,352 đơn vị vật nuôi Tổng đơn vị vật nuôi của Dự án là 14090,35 > 1.000 đơn

vị vật nuôi

Căn cứ thứ tự số 16, cột (3) Phụ lục II kèm ttheo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Dự

án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức lớn, thuộc nhóm dự

án đầu tư nhóm I (điểm a Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường), là đối tượng phải lập báo cáo ĐTM Như vậy, đây là loại hình dự án chăn nuôi đang hoạt động, nay thay đổi quy

mô, công nghệ chăn nuôi Căn cứ thứ tự số 12 Phụ lục III kèm ttheo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Dự án nêu trên thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM

Đây là dự án thuộc nhóm dự án đầu tư nhóm I Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, báo cáo ĐTM của Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang đã hợp đồng với đơn vị tư vấn là Công ty

CP Môi trường ETC Việt Nam để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Nội dung báo cáo được lập dựa trên hướng dẫn ttheo mẫu số 04 - Phụ lục II - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

Trang 11

Hình 1 Tóm tắt quá trình thay đổi chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án

XNHT số 1250/XNHT-UBND ngày 19/08/2021

QĐsố156/QĐ-UBND ngày 27/04/2023

Đang thực hiện ĐTM

- Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang

- Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao”

- Lợn nái bố mẹ:

4.200 con -Lợn thương phẩm:20.000con

- Lợn hậu bị: 20.000 con

- Lợn giống: 73.022 con/ năm

QĐ số 51/QĐ-UBND ngày19/02/2019

- Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang

- Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao”

- Lợn nái bố mẹ: 3.200 con

- Lợn thương phẩm:20.000con

- Lợn hậu bị: 20.000 con

- Lợn giống: 46.112 con/ năm

QĐ phê duyệt ĐTM số 221/QĐ-UBND ngày 17/03/2020

Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 23/11/2018

- Công ty Cp Tập đoàn DABACO Việt Nam

- Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao”

Lợn nái bố mẹ: 3.200 con

- Lợn thương phẩm:20.000con

- Lợn hậu bị: 20.000 con

- Lợn giống: 46.112 con/ năm

Trang 12

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Dự án “Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao”do Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang lập đã được tiến hành thẩm định và được UBND tỉnh Tuyên Quang chấp thuận chủ trương số 107/QĐ-UBND ngày 31/03/2016; quyết định

số 358/QĐ-UBND ngày 23/11/2018; quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 19/02/2019 quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 27/04/2023

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan

hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi:

a.Dự án phù hợp với Quyết định số 325/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng chính phủ về việc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, cụ thể:

Phân bố không gian các vùng chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản ttheo quy mô trang trại tập trung tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một số xã thuộc các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa Phát triển chăn nuôi các giống lợn, gia cầm bản địa, dê

có giá trị kinh tế cao tại các huyện Na Hang, Lâm Bình và một số xã của các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Sơn Dương Phát triển đàn gia cầm quy mô trang trại, gia trại tập trung tại các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương Thu hút đầu tư phát triển hình

thành vùng chăn nuôi bò sữa và nuôi lợn công nghệ cao

b.Phù hợp với Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045,

cụ thể:

- Mục tiêu cụ thể: Mức tăng trưởng giá trị sản xuất: giai đoạn 2021 - 2025 trung bình

từ 4 đến 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm Sản lượng thịt thịt lợn tăng từ 63% đến 65%, năm 2030 thịt lợn tăng từ 59% đến 61%, xuất khẩu từ 15% đến 20% sản lượng thịt lợn Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030 Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt: từ 25% đến 30% vào năm 2025, từ 40 đến 50% vào năm 2030;

- Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: đến năm 2025 xây dựng được ít nhất

10 vùng cấp huyện, đến năm 2030 ít nhất 20 vùng cấp huyện

- Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030: Phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, đồng thời mở rộng quy mô đàn lợn chăn

Trang 13

nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống lợn bản địa, lợn lai giữa giống cao sản

và giống bản địa Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên ở quy mô từ 29 đến 30 hiệu con, trong

đó đàn lợn nái từ 2,5 đến 2,8 triệu con; đàn lợn được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%

c.Phù hợp với Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp

và PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững, cụ thể:

- Tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo vùng: Chuyển dịch dần chăn nuôi trang trại từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa thành phố, khu dân cư Trong từng địa phương hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm (có thể là xã, liên xã, huyện, liên huyện) theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để tập trung đầu tư

+ Giảm đàn lợn ở vùng Đồng bằng sông Hồng từ 25,74% năm 2013 xuống 15% năm 2020; vùng Đông Nam bộ từ 10,51% xuống 5%

+ Tăng đàn lợn ở vùng Trung du miền núi phía Bắc từ 24,1% năm 2013 lên 30% năm

2020, Bắc trung bộ từ 19,38% lên 24% và Tây Nguyên từ 6,58% lên 15%

- Tái cơ cấu vật nuôi: Sản lượng thịt lợn hơi năm 2013 chiếm 74,2%, thịt gia cầm chiếm 17,3% và 8,5% đối với thịt trâu bò Năm 2020, cơ cấu thịt lợn hơi xuất chuồng giảm còn 62%, tăng tỷ trọng thịt gia cầm lên 28% và thịt trâu bò là 10%

- Về cơ cấu sản xuất từng loại vật nuôi: Lợn: tỷ lệ lợn nái ngoại chiếm 19,8% năm

2013, tăng lên 30-33% năm 2020; phát triển lợn thịt giống ngoại và lai trên 75% máu ngoại nuôi công nghiệp

- Tái cơ cấu về phương thức sản xuất chăn nuôi:

+ Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại Xác định quy mô trang trại phù hợp với từng loại vật nuôi, từng vùng, địa phương, nhất là chăn nuôi lợn, vịt

Trang 14

- Lĩnh vực chăn nuôi thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

- Đáp ứng khoảng cách an toàn từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu dân cư, khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi

1.3.2 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương:

Dự án phù hợp với Quyết định số 240/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 – 2020 cụ thể:

Đàn lợn: 767,98 nghìn con; Sản phẩm chính của chăn nuôi lợn là sản xuất lợn thịt hướng nạc, lợn đặc sản và cung cấp giống lợn trong tỉnh và bán ra ngoài tỉnh

Đối với đàn lợn hướng nạc, siêu nạc: Quy mô 231.780 con; tổng số là 224 vùng, tập trung tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương và một số xã thuộc huyện Hàm Yên Duy trì tốc

độ phát triển bình quân giai đoạn 2012-2020 là 6,15-7%/năm Sản lượng thịt hơi 85,92 nghìn tấn

Phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo hình thức chăn nuôi bán công nghiệp, tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một số xã của huyện Hàm Yên

Lợn giống: phát triển ở Vùng phía Nam và vùng Trung tâm của tỉnh gồm các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang sử dụng nái ngoại hoặc nái lai; tạo con lai

3 máu hoặc 4 máu nuôi thương phẩm

Như vậy, dự án “Tổ họp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao” tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là phù hợp với các quy hoạch phát triển chăn nuôi của UBND tỉnh Tuyên Quang cũng như phù hợp với ngành nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

1.3.3 Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương:

Dự án được UBND Tỉnh Tuyên Quang đã thu hồi đất của Công ty CP Giống- Vật tư Nông nghiệp và giao lại cho Công Ty TNHH DABACO Tuyên Quang tại quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 14/07/2016/QĐ-UBND Vị trí thửa đất xin phép xây dựng trang trại chăn nuôi lợn của Công Ty TNHH DABACO Tuyên Quang tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương đã được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số CG 530173 ngày 29/09/2017 với nguồn gốc đất là đất nông nghiệp và phi nông nghiệp (đất giao thông)

Trang 15

1.3.4 Sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 v/v Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 tầm nhìn 2035 cụ thể:

Với mục tiêu tổng quát về yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước:

- Ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả tình trạng suy giảm tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cả về số lượng và chất lượng; Duy trì dòng chảy vào mùa khô trên các sông chính: sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy và các nhánh của các sông này; Khôi phục chất lượng các hồ chứa, các đoạn sông bị ô nhiễm; Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Bảo vệ sinh thái ngập và bán ngập nước hồ thủy điện Tuyên Quang; Kiểm soát được tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt các nguồn nước

Cụ thể cho phương án bảo vệ môi trường nước mặt là đến năm 2020 có 82% khu, Cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế và 90% chất thải rắn thông thường được xử

lý Đến năm 2021 hoàn thành việc quy định cắm mốc giới bảo vệ nguồn nước trong khai thác nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Việc phát triển các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, yếu tố dòng chảy, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông; đảm bảo dòng chảy môi trường tất cả các dòng chảy mặt có chiều dài hơn 10km trên địa bàn tỉnh

1.3.5.Phù hợp với Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 06/09/2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc Về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh

Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030

- Dự án không nằm trong khu vực quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang

1.3.6.Phù hợp với Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 12/08/2019 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Danh mục vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

- Dự án không nằm trong Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản pháp lý về Luật và Nghị định liên quan

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

Trang 16

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cdủa luật Xây dựng số 62/2020/QH13 ngày 17/06/2020 của Quốc hội;

- Luật Khí tượng thuỷ văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25/6/2015

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật Thú y

- Nghị định số 80/2022/NĐ-CP ngày 13/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một

số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật Khí tượng thuỷ văn

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

- Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thuỷ văn; đo đạc và bản đồ;

Trang 17

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

- Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/03/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải; Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất

- Nghị định số 55/2022/NĐ-CP ngày 23/08/2022 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 hướng dẫn thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 136/2020/NĐ-

CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát

Trang 18

triển Nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cạn;

- Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;

- Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02/08/2021 của Bộ công thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;

- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước;

- Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú ý nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

- Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi Thông tư BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn

07/2016/TT Thông tư 76/2017/TT07/2016/TT BTNMT ngày 29/12/2017 Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng

- Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam,

Trang 19

danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam

- Quyết định số 06/QĐ-BNN-CN ngày 02/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đính chính Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;

- Quyết định số 397/QĐ-CN-MTCN ngày 04/4/2017 của Cục trưởng Cục chăn nuôi ban hành hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung;

- Quyết định 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

2.1.2 Các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 62-MT:2016/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi:

- QCVN 01-14:2010/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học;

- QCVN 01-39:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi;

- QCVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- QCVN 01-41:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật;

- QCVN 01-79:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm - Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y;

- QCVN 01-184:2017/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở sản xuất tinh lợn;

- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và

Trang 20

Ngoài ra còn có các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam khác có liên quan đến dự án

2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có

thẩm quyền liên quan đến dự án

- Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 31/03/2016 quyết định chủ trương đầu tư

- Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 14/07/2016 v/v thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại xac Phúc Ứng, huyện Sơn Dương

- Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 21/09/2016 v/v cho công ty CP tập đoàn DABACO Việt Nam thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương

- Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 v/v phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng dự án Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương

- Hợp đồng thuê đất 10/HĐTĐ ngày 10/03/2017

- Biên bản bàn giao đất trên thực địa

- Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 21/06/2017 v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương

- Giấy phép xây dựng số 07/GPXD-UBND ngày 28/07/2017

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CG530173 cấp ngày 29/09/2017

- Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 v/v phê Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn

Trang 21

Dương

- Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 v/v điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án

Tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm

- Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 19/02/2019 v/v điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh

- Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 24/06/2019 v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương

- Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 09/07/2019 v/v phê duyệt điều chỉnh tên người

sử dụng đất tại Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 21/09/2016 của UBND tỉnh v/v cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương

- Hợp đồng thuê đất số 59/HĐTĐ ngày 09/09/2019

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (cấp lại lần 1) số 10 ngày 27/02/2020

- Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 17/03/2020 v/v phê Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Giấy phép xây dựng số 19/GPXD-UBND ngày 28/07/2020

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 12/GP-UBND ngày 20/05/2021

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 28/GP-UBND ngày 31/07/2021

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án “Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao” xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương số 1250/GXN-STNMT ngày 19/08/2021

- Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 27/04/2023 v/v quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Dự án Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao” xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương

- Báo cáo thuyết minh các hệ thống xử lý nước thải

- Các bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án: bản vẽ mặt bằng dự án, bản vẽ thiết kế hệ thống

xử lý nước thải, kho chứa, hầm chôn lấp

- Các thông tin thu thập về tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học trong quá trình điều tra, tham vấn

Trang 22

- Báo cáo xác nhận hoàn thành

- Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

- Báo cáo khai thác nước mặt

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang

chủ trì thực hiện, với sự tư vấn chính của Công ty CP Môi Trường ETC Việt Nam

a Chủ đầu tư: Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5000850408 cấp lần đầu ngày 24/05/2018 đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 26/02/2020

- Địa chỉ trụ sở: Thôn Định Trung, Xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

c.Quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được tổ chức

và thực hiện như sau:

- Thu thập các tài liệu, số liệu và các tài liệu có liên quan đến dự án và khu vực xung quanh;

- Khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích: Phối hợp với đơn vị quan trắc môi trường nền khu vực thực hiện dự án Sử dụng các thiết bị chuyên dụng, tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường không khí, đất, nước mặt để đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực triển khai dự án;

- Dự báo, đánh giá tác động của dự án đến các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội; đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu;

- Tiến hành tổng hợp thông tin, kết quả phân tích, kết quả điều tra lập báo cáo theo đúng cấu trúc và nội dung hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, ban hành kèm theo thông

Trang 23

tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Trình cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt báo cáo

Danh sách thành viên tham gia lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong bảng sau:

Trang 24

Bảng 1.Danh sách thành viên tham gia

Stt Họ và tên Chứcdanh/Tổchức

Học hàm, học vị và chuyên ngành đào

tạo

Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM

Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM

A Chủ dự án: Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang

dung trong báo cáo ĐTM

B Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Môi trường ETC Việt Nam

1 Trần Ngọc Hoàng Giám đốc ThS Quản lý môi

trường

Chỉ đạo thực hiện báo cáo ĐTM

2 Phạm Công Tòng Phó giám đốc Kỹ sư môi trường

Kiểm soát chung nội dung báo cáo

3 Phạm Thị Hảo Nhân viên Kỹ sư Môi trường Phụ trách nội dung Chương

1; Chương 3

4 Vũ Thu Hiền Nhân viên ThS.Môi trường Phụ trách Phần Mở đầu và

Chương 2

Trang 25

Stt Họ và tên Chứcdanh/Tổchức

Học hàm, học vị và chuyên ngành đào

tạo

Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM

Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM

5 Trần Thị Mai Nhân viên Kỹ sư Môi trường Phụ trách nội dung chương

4; chương 5

6 Phạm Thị Thắm Nhân viên ThS.Môi trường Tổng hợp báo cáo

Trang 26

d Phạm vi của báo cáo ĐTM

❖ Phạm vi quy mô công suất:

Giai đoạn 2: điều chỉnh, bổ sung thêm 1.000 lợn bố mẹ, 26.910 con giống/ năm, nâng tổng công suất của dự án lên thành Lợn nái bố mẹ: 4.200 con, Lợn thương phẩm: 20.000con, Lợn hậu bị: 20.000 con, Lợn giống: 73.022 con/ năm Chi tiết nội dung điều chỉnh, thay đổi

so với nội dung của Báo cáo đánh giá tác động đã được UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 17/03/2020 cấp như sau:

Stt Tên vật nuôi

Công suất đã được phê duyệt

Công suất của

dự án điều chỉnh (Quyết định 156/QĐ-UBND ngày 27/04/2023)

Nội dung điều chỉnh (Sản phẩm/năm)

1 Lợn nái bố mẹ 3.200 4.200 Điều chỉnh tăng thêm

1.000 con

2 Lợn thương

4 Lợn giống 46.112 con / năm 73.022 con/ năm Điều chỉnh tăng thêm

26.910 con giống/ năm

❖ Phạm vi quy mô các hạng mục công trình

*Các hạng mục đã đầu tư xây dựng Giai đoạn 1 theo Quyết định phê duyệt ĐTM số 221/QĐ-UBND ngày 17/3/2020 và xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 1250/GXN-STNMT ngày 19/8/2021

Stt Hạng mục công

trình Dài (m) Rộng (m) Số lượng Diện tích

(m²)

Tỉ lệ (%) Khu văn phòng

Trang 27

Stt Hạng mục công

trình Dài (m) Rộng (m) Số lượng Diện tích

(m²)

Tỉ lệ (%)

3’ Kho cám- Kho cơ

11 Chuồng nuôi 11 63,24 17,04 3 3232,83 0,79 11’ Chuồng nuôi 11’ 62,64 9,82 1 615,12 0,15

Trang 28

Stt Hạng mục công

trình Dài (m) Rộng (m) Số lượng Diện tích

(m²)

Tỉ lệ (%)

22 Đường giao thông-

- Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 200 m3/ngày.đêm

- Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 700 m3/ngày.đêm

- Bể tự hoại: 03 bể tự hoại tổng thể tích 40m3

- Bể tách mỡ từ nước thải nhà ăn: 3m3

- Công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường như sau: Nhà 01 Tầng cấp IV, với diện tích xây dựng 80 m2

- Nhà chứa phân: 03 nhà với diện tích 225 m2/1 nhà

Trang 29

- Kho chứa chất thải nguy hại diện tích 50m2

- Thiết bị xử lý xác lợn chết

❖ Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng giai đoạn 2:

- Tình hình chấp hành Luật BVMT của Dự án:

Nhận thức vai trò của môi trường đối với hoạt động sản xuất và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Công ty DABACO Tuyên Quang nỗ lực triển khai các giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi sinh và khai thác tiềm năng của nguồn năng lượng tái tạo đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới môi trường

Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Châu Âu:

- Đặc tính và quy trình:

+ Hệ thống ăn uống tự động cho lợn được nhập của các hãng theo tiêu chuẩn Châu

Âu Hệ thống cám được chứa trong các bồn Silô đầu chuồng được xích tải đưa vào các hộp định lượng theo lập trình quản lý lượng thức ăn cho từng loại lợn Và được xả cho lợn ăn

Trang 30

theo lập trình thời gian quy định

+ Hệ thống làm mát: làm mát bằng quạt hút và hệ thống tấm làm mát Trong chuồng nuôi hệ thống quạt, máy bơm nước, các cảm biến nhiệt trong chuồng và hệ thống bạt che được liên kết lập trình điều khiển qua máy tính Kiểm soát nhiệt độ trong chuồng tự động

+ Hệ thống xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải, nước rửa chuồng được thu gom chảy vào hệ thống Bioga Nước sau bioga được đưa vào các hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý đạt tiêu chuẩn sau đó được đưa ra hồ sinh học rồi mới được

xả thải ra môi trường Nước thải sau xử lý đảm bảo theo quy định hiện hành

❖ Phạm vi báo cáo ĐTM Dự án sẽ tập trung đánh giá các hoạt động sau:

- Phạm vi đánh giá tác động môi trường của dự án theo không gian bao gồm:

+ Khu công trình chuồng trại chăn nuôi lợn

+ Khu phụ trợ

- Phạm vi đánh giá tác động môi trường của dự án theo thời gian bao gồm:

Dự án đã thực hiện xong việc xây dựng các hạng mục công trình do vậy trong phạm

vị đánh giá tác động của báo cáo này chỉ xem xét đánh giá tác động của Dự án khi đi vào vận hành:

- Đánh giá dự báo các tác động môi trường cho toàn bộ quá trình hoạt động của Dự

án, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, các biện pháp giảm thiểu và cam kết bảo vệ môi trường cho Dự án

+ Hoạt động của trang trại chăn nuôi lợn;

+ Hoạt động sinh hoạt của nhân viên làm việc tại dự án

+ Đánh giá tác động từ công trình bảo vệ môi trường của Dự án đến môi trường xung quanh

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án như sau:

Bảng 2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

báo cáo

I Các phương pháp dự báo, đánh giá ĐTM:

I.1

Phương pháp liệt kê:

Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự

án với các thông số môi trường có khả năng

Chương 1, 3:

Áp dụng trong việc đưa ra mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và nguồn chất thải

Trang 31

Stt Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong

báo cáo

chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận

dạng tác động môi trường Một bảng kiểm tra

được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các

vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá

Phương pháp đánh giá nhanh:

- Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình

hoạt động của dự án dựa vào hệ số ô nhiễm do

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập;

- Phương pháp xác định hệ số ô nhiễm bụi theo hướng dẫn của WB

- Phương pháp xác định hệ số ô nhiễm khí thải theo Natz Transport

- Phương pháp đánh giá dựa trên hệ số ô nhiễm của tổ chức UNEP

Chương 3:

- Áp dụng trong các dự báo thiếu cơ sở tính toán hoặc chưa có số liệu tham khảo

- Phương pháp này được

áp dụng để tính dự báo tải lượng các thông số ô nhiễm bụi, khí thải trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án

I.3

Phương pháp mô hình hóa:

- Mô hình hóa môi trường là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất lượng môi

trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp

các tác nhân có khả năng tác động đến môi

trường Đây là phương pháp có ý nghĩa lớn nhất

trong quản lý môi trường, dự báo các tác động

môi trường và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm

- Phương pháp tính toán nồng độ bụi và

Chương 3:

Áp dụng để đưa ra các tính toán và kết quả ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công

Trang 32

đó liệt kê các hành động của hoạt động phát

triển với liệt kê những nhân tố môi trường có

thể bị tác động vào một ma trận Vì thế ta có thể

coi phương pháp này là sự triển khai ứng dụng

phương pháp lập bảng kiểm tra (Theo Môi

trường Đô thị, NXB Xây dựng)

Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án đối với từng thông số

hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối

quan hệ nhân - quả

Chương 3

Áp dụng tại chương 3 của báo cáo trong việc xây dựng các bảng mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án, các tác động và đối tượng chịu tác động

kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn, địa hình, địa

chất, môi trường và kinh tế-xã hội tại khu vực

dự án và lân cận, cũng như các số liệu phục vụ

cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp

khống chế, giảm thiểu tác động môi trường dự

án

Chương 2: Điều kiện địa

chất, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy văn, thông tin về hiện trạng hoạt động của dự án

tra, khảo sát hiện trường, phỏng vấn người dân

thông qua buổi tham vấn cộng đồng và kế thừa

Chương 2:

Hiện trạng tài nguyên sinh vật của khu vực thực hiện

dự án

Trang 33

Stt Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong

báo cáo

một số tài liệu nghiên cứu trước đây

- Nghiên cứu về thực vật: được thể hiện bằng cách quan sát tại hiện trường, kế thừa các

tài liệu nghiên cứu trước đây tại địa phương,

đồng thời phỏng vấn người dân, chính quyền

địa phương

II.3

Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện

trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:

Nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường từ

đó so sánh quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của

nhà nước Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá hiện

trạng chất lượng môi trường tự nhiên khu vực

Dự án

Chương 2:

Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy văn, thông tin về hiện trạng hoạt động của dự án

II.4

Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng:

Phương pháp này sử dụng trong quá trình họp tham vấn cộng đồng, phỏng vấn lãnh đạo

và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án

để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác

ĐTM

Chương 6:

Kết quả tham vấn

II.5

Phương pháp so sánh:

Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí

nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết, so

sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam để xác

định chất lượng môi trường hiện hữu tại khu

vực dự án;

Chương 3: So sánh các

giá trị nồng độ chất ô nhiễm trước xử lý so với QCVN hiện hành để đánh giá mức độ ô nhiễm

Chương 3: So sánh các

giá trị nồng độ chất ô nhiễm sau

xử lý với QCVN hiện hành để đánh giá hiệu quả xử lý

II.6

Phương pháp đánh giá, tính toán thủy văn

- Phương pháp đánh giá dựa trên các chỉ

số biến đổi thủy văn được sử dụng rộng rãi

trong việc đánh giá sự biến đổi chế độ thủy văn

Phương pháp được áp dụng trong Chương 2, Chương

3 của báo cáo

Trang 34

xây dựng, trong đó dựa trên cơ sở của hệ thống

thông tin địa lí (GIS) là công cụ quan trọng, có

thể hỗ trợ tốt cho quá trình đánh giá, phân tích

môi trường vùng và quy hoạch xây dựng

Phương pháp chập bản đồ được áp dụng trong

các bản vẽ quy hoạch để sử dụng trong báo cáo

đánh giá hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử

dụng đất, từ đó đánh giá được các tác động và

đề xuất biện pháp giảm thiểu cho Dự án

Phương pháp được áp dụng trong Chương 1, Chương

2, Chương 3 của báo cáo

II.8

Phương pháp cân bằng vật chất:

Trong công tác bảo vệ chất lượng nước nói chung và cấp phép xả nước thải nói riêng phải

nghiên cứu sự biến đổi của hàm lượng chất thải

trong nguồn nước và tính toán khả năng tiếp

nhận nước thải của nguồn nước Dưới đây trình

bày phương pháp đơn giản để tính toán sự biến

thiên nồng độ chất thải dưới tác động của quá

trình trộn lẫn giữa nước trong nguồn và nước

thải, dựa trên việc sử dụng phương trình cân

bằng vật chất trong một nguyên tố dòng chảy

Phương pháp được áp dụng trong Chương 3 của báo cáo

II.9

Phương pháp chuyên gia:

Là phương pháp thu thập ý kiến của chuyên gia trong việc nhận định, đánh giá nội

dung và hình thức của sản phẩm báo cáo đánh

Phương pháp được sử dụng trong chương 6 của báo cáo

Trang 35

Stt Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong

báo cáo

giá tác động môi trường Phương pháp này thu

thập các ý kiến khác nhau của các chuyên gia,

kiểm tra lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan

hơn về báo cáo

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung:

- Dự án Tổ hợp chăn nuôi lợn thương phẩm và giống lợn ứng dụng công nghệ cao tại Thôn Định Trung, Xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5000850408 cấp lần đầu ngày 24/05/2018 đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 26/02/2020

- Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang

- Địa chỉ trụ sở: Thôn Định Trung, Xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Điện thoại: 0919588286

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

- Quy mô sử dụng đất là 41,113ha

- Quy mô chăn nuôi lợn: 4.200 con lợn nái bố mẹ, lợn thương phẩm:20.000 con; lợn hậu bị: 20.000 con; lợn giống: 73.022 con/ năm

5.1.3 Công nghệ sản xuất

a.Công nghệ chăn nuôi lợn

- Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn nái

Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn nái được thể hiện như sau:

Nhập lợn giống (lợn nái và lợn đực giống) → Chăm sóc, nuôi dưỡng→ Phối giống

→ Mang thai→ Đẻ nuôi con → Lợn con cai sữa → Đưa sang chuồng nuôi lợn thịt, giữ lại làm hậu bị và xuất bán

- Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn thịt

Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn thịt được thể hiện như sau:

Lợn con sau cai sữa → Chăm sóc, nuôi dưỡng → Bán thịt

- Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn hậu bị

Lợn con sau cai sữa → Chăm sóc, nuôi dưỡng → lợn nái giống

- Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn giống

Trang 36

Lợn con sau cai sữa → Chăm sóc, nuôi dưỡng( được 6-10kg) → xuất bán

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án

Bảng 3.Diện tích các hạng mục công trình Stt Hạng mục công

trình Dài (m) Rộng (m) Số lượng Diện tích

(m²)

Tỉ lệ (%) Khu văn phòng

11 Chuồng nuôi 11 63,24 17,04 3 3232,83 0,79 11’ Chuồng nuôi 11’ 62,64 9,82 1 615,12 0,15

12 Chuồng nuôi 12 98,75 20,25 3 5999,06 1,46

13 Chuồng nuôi 13 98,75 20,25 4 7998,75 1,95

14 Chuồng nuôi 14 100,02 16,89 4 6757.35 1,64

15 Chuồng nuôi 15 98,75 20,25 1 1999,68 0,49

Trang 37

Stt Hạng mục công

trình Dài (m) Rộng (m) Số lượng Diện tích

(m²)

Tỉ lệ (%)

Trang 38

Stt Hạng mục công

trình Dài (m) Rộng (m) Số lượng Diện tích

(m²)

Tỉ lệ (%)

- Thuận tiện cho việc mở rộng phát triển sau này

- Phù hợp với địa hình tự nhiên & tiết kiệm tối đa diện tích đất xây dựng

Trang 39

- Bao quanh khu vực dự án là hệ thống hàng rào gạch, hàng rào thép gai nhằm kiểm soát người & động vật ra vào dự án

- Trong khu vực dự án có bố trí riêng biệt các khu chức năng: khu nhà chăn nuôi, khu nhà cách ly lợn ốm, khu nhà ở cán bộ nhân viên + kho, khu khử trùng, thay quần áo công nhân

- Tại vị trí cổng ra vào dự án, và các vị trí cổng ra vào chuồng chăn nuôi có bố trí hố khử trùng chung cho toàn khu và khử trùng riêng cho các chuồng

- Xây dựng đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học

01-5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án có quy mô xây dựng chuồng trại để chăn nuôi 4.200 con lợn nái bố mẹ, và 20.000 con lợn thịt/năm (2,35 lứa/năm), lợn hậu bị: 20.000 con, lợn giống: 73.022 con/ năm với diện tích 41,113 ha

- Phía Tây và phía Nam khu đất dự án cách khu dân cư tập trung khoảng 2km nên tác động của môi trường không khí đến khu dân cư này là không đáng kể

- Phía Đông, Bắc khu đất dự án tiếp giáp sông Phó Đáy (bên sông là khu dân cư tập trung thuộc thôn Ninh Hòa, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương với khoảng cách gần nhất đến ranh giới dự án khoảng 450m)

- Phía Tây Bắc khu đất dự án tiếp giáp sông Phó Đáy (bên sông là khu dân cư tập trung thuộc thôn Đèo Mon, xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương với khoảng cách gần nhất đến ranh giới dự án khoảng 450m)

Do vậy, vào những lúc thay đổi thời tiết, thay đổi hướng gió thì khu vực dân cư thôn Ninh Hòa, xã Hợp Hòa và khu dân cư thôn Đèo Mon có khả năng bị tác động bởi mùi hôi

từ khu chuồng chăn nuôi nếu chủ dự án không có các giải pháp giảm thiểu, khống chế khả năng phát tán mùi hôi Dự án có phương án phòng ngừa phát tán mùi hôi này, không để gây tác động đến môi trường khu vực dân cư thông Ninh Hòa, xã Họp Hòa và khu dân cư thôn Đèo Mon, xã Kháng Nhật được trình bày ở chương 3 của báo cáo

Dự án có 04 hệ thống xử lý nước thải tập trung cho trang trại Đối với nước thải sau

xử lý đã đáp ứng QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được lưu chứa trong hồ chứa trước khi xả thải ra ngoài môi trường và đã được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp giáy phép xả nước thải vào nguồn nước số 12/GP-UBND ngày 20/05/2021

5.2.Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Hoạt động chăn nuôi của dự án có phát sinh chất thải gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, cụ thể:

Trang 40

- Các phương tiện của công nhân, phương tiện vận tải ra vào dự án phát sinh bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí;

- Quá trình chăn nuôi phát sinh nước thải làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận và gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm Đồng thời phát sinh các chất thải như CTR, CTNH gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan nếu không được thu gom, xử lý

- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân viên cũng phát sinh nước thải, chất thải rắn, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí khu vực

5.3.Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 5.3.1 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành:

Dự án đã thực hiện xong phần xây dựng các hạng mục công trình chuồng trại, công trình phụ trợ bao gồm cả phần hạng mục công trình nâng quy mô công suất của dự án nên không thực hiện việc đánh giá các các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng thêm các hạng mục công trình chuồng trại, phụ trợ và công trình bảo

vệ môi trường dự án

5.3.2 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành:

Bảng 4.Nguồn phát sinh gây ô nhiễm do chất thải trong giai đoạn vận hành Stt Hoạt

động

Tác nhân ảnh hưởng

Đối tượng chịu tác động

Mức độ tác động

Thời gian tác động

Trung bình

Thời gian hoạt động của Dự án

- Sức khỏe của cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp tại Dự án;

- Môi trường nước mặt tiếp nhận nước thải từ Dự án;

- Môi trường đất, nước ngầm

Trung bình

Thời gian hoạt động của Dự án

- Môi trường nước mặt tiếp nhận nước thải từ Dự án;

- Môi trường đất, nước ngầm

Trung bình

Trong thời

động Dự án

Ngày đăng: 20/03/2024, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w