1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam”

333 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam”
Định dạng
Số trang 333
Dung lượng 46,04 MB

Nội dung

245.2.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn vận hành .... 295.2.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tá

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 7

1.1 Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 7

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 8

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 8

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 9

1.3.2.1 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác 9

1.3.2.2 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 10

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 11

2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật 11

2.1.1 Văn bản pháp luật 11

2.1.1.1 Các văn bán Luật 11

2.1.1.2 Các Nghị định liên quan 12

2.1.1.3 Các Thông tư liên quan 13

2.1.1.4 Các Quyết định liên quan 14

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 14

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền về dự án 16

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 16

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 16

3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án và đơn vị tư vấn 16

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 20

5.1 Thông tin về dự án 20

5.1.1 Thông tin chung 20

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 20

5.1.3 Công nghệ sản xuất: Để sản xuất ra sản phẩm làm tấm quang năng Dự án bao gồm 4 quy trình sản xuất chính bao gồm: 20

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường 24

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường 24

Trang 4

5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng 24

5.2.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn vận hành 25

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 25

5.3.1 Nước thải, khí thải 25

5.3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải 25

5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại 27

5.3.2.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn 27

5.3.2.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại 28

5.3.3 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của Tiếng ồn, độ rung 28

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường Error! Bookmark not defined. 5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường 29

5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng 29

5.2.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn vận hành 29

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 30

5.3.1 Nước thải, khí thải 30

5.3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải 30

5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại 32

5.3.2.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn 32

5.3.2.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại 33

5.3.3 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của Tiếng ồn, độ rung 33

5.3.4 Các tác động khác 34

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 34

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 34

5.4.1.1 Nước thải 34

5.4.1.3 Công trình, biện pháp thu gom lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường 40

2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại 41

5.4.2 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 43

5.4.3 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 43

5.5.1 Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 45

5.5.2 Giai đoạn vận hành thử nghiệm 46

5.5.2.3 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại 46

Trang 5

5.5.3 Giai đoạn hoạt động (vận hành thương mại) 46

5.5.3.1 Giám sát chất lượng nước thải 46

5.5.3.3 Giám sát khí thải 47

5.5.3.3 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại 48

CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 50

1 Tóm tắt về dự án 50

1.1 Thông tin chung về dự án 50

1.1.1 Tên dự án 50

1.1.2 Chủ dự án 50

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 50

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 51

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 51

1.1.5.1 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư 51

1.1.5.3 Hệ thống hạ tầng khu vực thực hiện dự án 51

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 55 1.1.6.1 Mục tiêu của dự án 55

1.1.6.2 Loại hình sản xuất của dự án 56

1.1.6.3 Quy mô, công suất của dự án 56

1.1.5.3 Công nghệ sản xuất của dự án 57

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 59

1.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án 59

1.2.1.2 Các hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án 63

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 65

1.2.4 Hạng mục các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 72

1.2.4.1 Công trình bảo vệ môi trường giai đoạn thi công 72

1.2.4.2 Công trình bảo vệ môi trường giai đoạn hoạt động 74

2.1 Hệ thống xử lý khí thải của quy trình sản xuất tế bào quang điện: 77

2.3 Hệ thống xử lý khí thải của quy trình sản xuất tấm quang năng: 79

3 Công trình lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải sản xuất, chất thải nguy hại 79

3.1 Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác 81

3.2 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 81

3.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 82

Trang 6

3.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng 82

3.3.2 Giai đoạn vận hành của dự án 84

3.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 93

3.5.1 Chuẩn bị mặt bằng, tập kết nguyên vật liệu 111

3.5.2 Tập kết nguyên vật liệu xây dựng 113

3.5.3 Xây dựng các hạng mục công trình 114

3.5.3.1 Biện pháp thi công xây dựng các công trình 114

3.6 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 114

3.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 114

3.6.2 Vốn đầu tư 115

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 117

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội 117

2.2.1.Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 121

2.2.1.1 Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn và độ rung 121

2.2.1.2 Hiện trạng môi trường nước 123

2.2.1.3 Hiện trạng môi trường đất 125

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 128

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 130

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 131

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 131

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 131

3.1.1.1 Các tác động môi trường liên quan đến chất thải 131

3.1.1.2 Tác động không liên quan đến chất thải 152

3.1.1.3 Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác 154

3.1.1.4 Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án 154

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 155

3.1.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải 155

3.1.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại 157

3.1.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải 157

Trang 7

3.1.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động đối với tiếng ồn, độ rung 158

3.1.2.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 159

3.1.2.6 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 159

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 162

3.2.1 Đánh giá, dự báo tác động 162

3.2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải 163

3.2.2 Nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung 181

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 187

2.3 Hệ thống xử lý khí thải của quy trình sản xuất tấm quang năng: 202

3.3.1 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 220

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO 221

3.4.1 Về mức độ chi tiết 221

3.4.2 Về mức độ tin cậy 221

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG ĐA DẠNG SINH HỌC 223

CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 224

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 224

5.2.1 Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 234

5.5.1 Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 234

5.5.2 Giai đoạn vận hành thử nghiệm 234

5.5.2.3 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại 235

5.5.3 Giai đoạn hoạt động (vận hành thương mại) 235

5.5.3.1 Giám sát chất lượng nước thải 235

Tần suất giám sát như sau: 3 tháng/lần 236

5.5.3.3 Giám sát khí thải 236

5.5.3.3 Giám sát môi trường lao động 237

5.5.3.4 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại 237

CHƯƠNG VI KẾT QUẢ XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA 239

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 240

1 KẾT LUẬN 240

2 KIẾN NGHỊ 240

3 CAM KẾT 240

Trang 8

CEETIA Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

WHO Tổ chức Y tế thế giới

VSMT Vệ sinh môi trường

UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

TT Thông tư

TSS Tổng chất rắn lơ lửng

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

PCCC Phòng cháy chữa cháy

CTR Chất thải rắn

NTXD Nước thải xây dựng

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

NTSH Nước thải sinh hoạt

QL Quốc lộ

QĐ Quyết định

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

GHCP Giới hạn cho phép

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CTNH Chất thải nguy hại

CP Chính phủ

DO Oxy hòa tan

KTXH Kinh tế xã hội

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

- Công ty JINKOSOLAR HONG KONG LIMITED là chủ sở hữu của Công ty TNHH chế tạo thông minh Jinko Solar (Việt Nam) được thành lập vào năm 2006, là một công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời với hoạt động sản xuất chính ở Giang Tây và Chiết Giang (Trung Quốc) Jinko Solar là một trong những nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời sáng tạo và lớn nhất trên thế giới, chuyên phân phối các sản phẩm năng lượng mặt trời và cung cấp các giải pháp và dịch vụ của mình đến các cơ sở, đối tác thương mại và khách hàng cư dân ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Chile, Nam Phi, Ấn Độ và khu vực khác Hiện nay, Jinko Solar quy tụ hơn 15.000 công nhân viên trên 7 cơ sở sản xuất trên toàn cầu và 14 công ty con ở nước ngoài trong đó có Việt Nam

- Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa Công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của hàng loạt các loại hình kinh

tế xã hội khác Các hoạt động thường mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội, đưa lại nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho con người và các tiện ích xã hội khác, nhưng đồng thời cũng có thể phát sinh ra nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường và các sự cố gây tổn hại đến môi trường Vì vậy, chiến lược về bảo vệ môi trường

và phát triển bền vững đất nước đang ngày càng được sự quan tâm sâu sắc và đúng mức của các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học

- Nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời phong phú, phân bố rộng rãi, là một loại tài nguyên tái sinh có tiềm năng phát triển mạnh nhất Đối diện với các vấn đề tồn tại nổi cộm hiện nay của thế giới như thiếu nguồn năng lượng và ô nhiễm môi trường thì việc phát điện bằng quang điện có nhiều ưu điểm như sạch sẽ, an toàn, tiện lợi, hiệu quả cao đã trở thành một ngành nghề mới được phát triển trọng điểm và được cả thế giới quan tâm đến Do các nước ngày càng chú trọng khai thác các tài nguyên tái sinh, mấy năm gần đây ngành nghề quang điện toàn cầu phát triển mạnh mẽ, quy mô ngành nghề này không ngừng được mở rộng, giá thành sản phẩm liên tục được hạ thấp, ngành nghề quang điện theo một xu thế phát triển với tốc độ nhanh

- Công ty TNHH chế tạo thông minh Jinko Solar (Việt Nam) có địa chỉ tại lô CN

24, ô đất 10.01 - 10.06 và khu đất thuê số CN 04, ô đất 03.01-03.12 Khu công nghiệp Hải Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quang điện Chủ dự án được Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký

đầu tư mã số 3282186668 đăng ký lần đầu ngày 20/10/2023 Quy mô công suất như sau:

+ Quy mô sử dụng đất của dự án: Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện

Jinko Solar Hải Hà được xây dựng tại Khu công nghiệp Hải Hà có tổng diện tích đất sử

dụng là 10,03 ha

Trang 10

+ Quy mô sản phẩm của dự án: Sản xuất tế bào quang điện: 256.410.256 sản

phẩm/năm; tấm quang năng:17.544.000 sản phẩm/năm

- Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam

hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện khác (sản xuất tế bào quang điện và tấm quang năng); do đó dự án thuộc số thức tự 17 mức III phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Dự án thuộc loại hình sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử với công suất lớn Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 37 Luật

Bảo vệ môi trường và Điểm a, khoản 2, điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, dự án Tổ

hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

- Thực hiện các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường Công ty TNHH chế tạo thông minh Jinko Solar (Việt Nam) đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Công nghệ môi trường Quảng Ninh thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Việt Nam trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

- Loại hình dự án: Dự án mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

- Cơ quan phê duyệt giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh

- Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư: Công ty TNHH chế tạo thông minh Jinko Solar (Việt Nam)

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Dự án phù hợp với quy định về phân vùng môi trường được quy định tại Nghị định

số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Cụ thể: Tuân theo Điều 22, điều 23, điều 25, mục 1, Chương III của Nghị định

- Dự án thuộc mục số 35 Công nghệ quang điện thuộc phụ Lục I Danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển kèm theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng

12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển

- Dự án phù hợp với ngành nghề dự kiến thu hút vào KCN Texhong Hải Hà đã đăng ký và được thẩm định tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1884/QĐ-BTNMT ngày 22/08/2022)

Trang 11

và Quyết định số 2979/QĐ-UBND ngày 06/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập KCN Texhong Hải Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ sử dụng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế trong tương lai)

- Dự án phù hợp với Nghị Quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Quốc Hội

- Dự án triển khai phù hợp với Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Dự án triển khai phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được UBND Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại quyết định số 3096/QĐ-UBND Theo đó Dự án thuộc ngành sản xuất sản phẩm thiết bị tiết kiệm năng lượng

- Dự án hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhiền đến năm 2050, trong đó phương hướng phát triển ngành công nghiệp là chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo

- Dự án phù hợp với nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của BCH Đảng

bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020- 2025, định hướng đến năm 2030, đã xác định: Phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có trọng tâm, trọng điểm dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh và từng địa phương gắn liền với các chiến lược, quy hoạch; …Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho tăng trưởng

và thu ngân sách nhà nước Tập trung vào các ngành, công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao, thu hút các nhà đầu tư, các dự án phát triển bền vững, chú trọng chất lượng và hiệu quả kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường, định hướng thu hút vào ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử, công nghiệp thông tin, các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao

có nhu cầu lớn trên thị trường Nhà đầu tư có cam kết tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.2.1 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác

Dự án có vị trí tại khu đất thuê số CN 24, ô đất 10.01 - 10.06 và Khu đất thuê

số CN 04, ô đất 03.01 – 03.12 Khu công nghiệp Texhong Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

- Dự án nằm trong KCN Hải Hà trong vòng bán kính 1 km không có hộ dân, khi đi vào thi công và hoạt động chủ dự án có các biện pháp giảm thiểu đảm bảo về xử lý khí thải

và nước thải Do đó tác động đến các hộ dân trong khu vực là không đáng kể

Trang 12

- Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động địa phương, tăng nguồn thuế cho nhà nước và góp phần đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh

1.3.2.2 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Namthuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ) Dự án phù hợp với mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020

- 2025, định hướng đến năm 2030 và lĩnh vực tỉnh Quảng Ninh đang quan tâm thu hút đầu tư

- Vị trí thực hiện dự án phù hợp với phân khu chức năng của KCN: Dự án được xây dựng tại Khu đất thuê số CN 24, ô đất 10.01 - 10.06 và Khu đất thuê số CN 04, ô đất 03.01 – 03.12, KCN Texhong Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Diện tích đất dự kiến sử dụng của dự án là: 40 ha Công ty TNHH chế tạo thông minh Jinko Solar (Việt Nam) và Công

ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam (Chủ đầu tư hạ tầng KCN) đã thống nhất

và ký kết Hợp đồng giữ chỗ đất tại KCN Texhong Hải Hà, huyện Hải Hà (Hợp đồng giữ đất số 2023-1231/HĐKT-BĐS/KCN-JINKO ký ngày 25/9/2023) phù hợp với quy hoạch

sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 của huyện Hải Hà - đã được phê duyệt tại Quyết định 838/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh

1.4 Sự phù hợp của dự án với ngành nghề đầu tư và phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp

- Vị trí KCN có đường giao thông đối nội, đối ngoại đều thuận tiện Vị trí KCN nằm gần đường cao tốc Hà Nội – Móng Cái đây là trục đường giao thông quan trọng, nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hải Phòng, Hà Nội, cảng vận chuyển thủy nội địa của cảng tổng hợp Hải Hà rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nội bộ trong KCN cũng được quy hoạch theo quy chuẩn, toàn hệ thống giao thông nội bộ này được nối liền với hệ thống giao thông bên ngoài KCN nên rất thuận lợi trong giai đoạn thi công xây dựng và chở nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm trong giai đoạn hoạt động của dự án

- Dự án triển khai phù hợp với Giấy phép môi trường số 3487/QĐ-BTNMT ngày 30/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 13

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/6/2001;

- Luật số 40/2013/QH13 ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam khóa X thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam khoá XIV, thông qua ngày 20/11/2019;

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;

Trang 14

bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/ 2020 của Chính phủ quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/05/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/11/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự

án đầu tư xây dựng ngày 05/04/2017;

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản

lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ Về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai;

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật điện lực và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật điện lực;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản

lý khu công nghiệp và khu kinh tế

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trang 15

- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất

2.1.1.3 Các Thông tư liên quan

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/20209 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 37/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ Công Thương quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;

- Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019;

- Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về độ rung – giá trị cho phép về độ rung tại nơi làm việc;

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý

vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 04/2015/TT-BTBXD ngày 3/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ

về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư 06/2015/TT-BCT ngày 23/4/2015 của Bộ Công Thương về việc sửa

Trang 16

đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa;

- Thông tư số 17/2022/TT-BCT ngày 27/10/2022 của Bộ công thương sửa đổi,

bổ sung một số điều của thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của

Bộ trưởng Bộ công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất

2.1.1.4 Các Quyết định liên quan

- Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/07/20216 của Thủ tướng chính phủ Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc;

- Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Văn bản số 6966/UBND-MT ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

- Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BTNMT ngày 07/08/2020 của Bộ Tài Nguyên

và Môi Trường hợp nhất thông tư quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê, chuyển mục đích

sử dụng đất, thu hồi đất;

- Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/1/2018 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 09/7/2022 của Hội đồng nhân Dân tỉnh

Quảng Ninh về thông qua quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/4/2020 của Bộ Xây dựng về thoát nước và xử lý nước thải

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

* Quy chuẩn về xây dựng:

- QCVN 04-1: 2015/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Nhà ở và công trình công cộng – Phần 1: Nhà ở

- QCVN 09: 2017/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả

- TCVN 5574:2012: Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

- TCVN 5575-2012: Tiêu chuẩn kết cấu thép

- TCVN 4085:2011: Tiêu chuẩn kết cấu gạch đá

- TCVN 9361-2012: Tiêu chuẩn kết cấu nền móng

- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng

Trang 17

* Quy chuẩn chất lượng không khí, tiếng ồn và độ rung

- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung - Giá trị cho phép

tại nơi làm việc

- QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toán cháy cho nhà và công trình

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- QCĐP 4: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng không khí xung quanh tỉnh Quảng Ninh

- QCĐP 5: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ tỉnh Quảng Ninh

- QCVN 03:2019/BYT về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

* Quy chuẩn chất lượng nước

- QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy Chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt, cột B

- QCVN 02:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

- QCĐP 3: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

* Quy chuẩn về môi trường đất

- QCVN 03:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn một số kim loại nặng trong đất;

* Quy chuẩn về chất thải nguy hại

- QCVN 50:2013/BTNMT – Ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử

lý nước;

- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- TCVN 6707:2009/BTNMT - CTNH - Dấu hiệu cảnh báo;

- TCVN 6706:2009/BTNMT về phân loại chất thải nguy hại

- TCXDVN 4474:1987 - Thoát nước bên trong Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXDVN 4513:1988 Cấp nước bên trong Tiêu chuẩn thiết kế;

Trang 18

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền về dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 3282186668 Do Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh ngày 20/10/2023

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Thuyết minh dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam

- Các số liệu khảo sát môi trường khu vực dự án do Công ty TNHH chế tạo thông minh Jinko Solar (Việt Nam) phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Công nghệ môi trường Quảng Ninh thực hiện

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể dự án, vị trí khu đất và bản vẽ thiết kế các hạng mục bảo

vệ môi trường của dự án và các tài liệu, bản vẽ liên quan khác

- Kết quả tính toán mô hình Aloha, AUSPLUME

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án và đơn vị tư vấn

Báo cáo ĐTM của dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải

Hà Việt Nam phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Công nghệ môi trường Quảng Ninh thực hiện Báo cáo được thực hiện theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo

vệ môi trường

Trình tự tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM

1 Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan

2 Khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện Dự án

3 Phối hợp cùng với các chuyên gia, kỹ thuật viên phân tích đi khảo sát hiện trường, lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường vật lý

4 Tổng hợp, xử lý số liệu, tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng và các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan

5 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án

6 Tổ chức tham vấn ý kiến chuyên gia

7 Trình thẩm định và giải trình báo cáo ĐTM trước hội đồng thẩm định

8 Chỉnh sửa báo cáo ĐTM theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định và nộp bản báo cáo chính thức để Bộ Tài nguyên và Môi trường tỉnh xem xét phê duyệt

Chủ dự án: CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO THÔNG MINH JINKO SOLAR

Trang 19

Quảng Ninh

- Điện thoại: 0788.243.264

Đơn vị tư vấn lập báo cáo: Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Quảng Ninh

Địa chỉ: số 16 Hải Phượng, P.Hồng Hải, TP Hạ Long, Quảng Ninh

Điện thoại: 0979.88.00.55

Đại diện: Ông Nguyễn Hải Ninh - Chức vụ: Giám đốc

Đơn vị thực hiện quan trắc Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường theo hợp đồng nguyên tắc số 01/2021/HĐNT giữa Công ty TNHH Công nghệ môi trường Quảng Ninh và Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường:

Phòng thí nghiệm phân tích môi trường – Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường

Số Vimcerts 004 cấp lần 5 kèm Quyết định số 1644/QĐ-BTNMT ngày 28/07/2020 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Địa chỉ: Tầng 4, số 236 - Võ Nguyên Hiến - TP Vinh - Nghệ An

Điện thoại: 0932.492.499

Đại diện: Ông Phạm Anh Tuấn Chức vụ: giám đốc

Danh sách các cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM được thể hiện ở bảng sau:

môn/chức vụ

Nội dung phụ trách trong quá trình lập ĐTM

Ký tên

I Công ty JINKOSOLAR HONG KONG LIMITED

1 Ông: HUANG JING

XING

Tổng Giám đốc đối ngoại dự án

Cung cấp hồ sơ pháp lý và phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện lập

II Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Quảng Ninh

1 Nguyễn Hải Ninh Giám đốc Chủ biên

2 Vi Thị Kim Phú Kỹ sư môi trường Mở đầu, Chương I,

Chương II

3 Hoàng Thị Liên Kỹ sư sinh học Chương III

Trang 20

4 Nguyễn Thị Thùy Linh Kỹ sư môi trường Chương V

5 Nguyễn Kiêm Lượng Kỹ sư môi trường Chương IV

III Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường

1 Phạm Anh Tuấn Giám đốc Giám sát chịu trách

nhiệm về kết quả

2 Nguyễn Trọng Lục Trưởng PTN Phân tích các chỉ

tiêu quan trắc

3 Đặng Thị Thu Hiền Chuyên viên PTN

4 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Để nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Cụ thể, các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM được trình bày trong bảng sau:

* Phương pháp ĐTM:

- Lập bảng liệt kê:

+ Dùng để thống kê các số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực

dự án từ các trung tâm nghiên cứu đã được kiểm định độ tin cậy (Chương 2: thu thập các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội)

+ Số liệu đánh giá tác động thu thập từ các tài liệu khoa học đảm bảo độ tin cậy, tương tự với dự án, có thể áp dụng để đánh giá ô nhiễm cho dự án (Đánh giá tác động của các thành phần ô nhiễm tại Chương 3)

* Nhóm phương pháp khác

- Phương pháp thống kê:

+ Được sử dụng để thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội và

môi trường tại khu vực dự án Các số liệu này sẽ là cơ sở để đánh giá lan truyền ô nhiễm, đánh giá đối tượng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án (Chương 2, 3)

- Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp

+ Được sử dụng để đánh giá tác động qua lại giữa các quá trình, tác động của dự

án đến các công trình lân cận và các giai đoạn của dự án (Chương 3)

Trang 21

- Phương pháp chuyên gia:

+ Phương pháp này sử dụng nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia về thực hiện ĐTM dự án tương tự để chọn lọc và loại trừ các phương án có độ tin cậy thấp, ít khả thi (Tham khảo các ý kiến đánh giá tại chương 3)

- Phương pháp tính toán mô hình phát thải các chất ô khí thải sử dụng mô hình AUSPLUME, mô hình Aloha

+ Phương pháp tính toán theo công thức lan truyền ô nhiễm dựa theo công thức Gauss để dự báo tải lượng, nồng độ bụi phát sinh

+ Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa vào hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam

+ Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Được thực hiện bằng các máy móc, thiết bị, sử dụng hóa chất theo các TCVN, QCVN hiện hành

- Phương pháp chồng ghép bản đồ: Chồng các hạng mục công trình lên trên các bản đồ sử dụng đất, nguồn lợi để phục vụ mô tả vị trí của dự án trong tương quan với môi trường tự nhiên, mô tả các đặc điểm về điều kiện tự nhiện làm cơ sở cho phần nhận định đánh giá tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu và quản lý ở chương 2

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các

dự án nhà máy sản xuất silic và dự án nhà máy sản xuất tế bào quang điện và tấm quang năng của Tập đoàn đang hoạt động cùng một công nghệ sản xuất và đang hoạt động đã được phê duyệt quyết định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh và Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành:

+ Từ kết quả đo đạc môi trường nền tại khu vực dự án, so sánh kết quả đó với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành tương ứng để đánh giá chất lượng môi trường nền (Chương 2)

+ Dựa trên các số liệu tính toán, dự báo nồng độ ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của dự án để so sánh đối chiếu với mức cho phép theo các quy chuẩn hiện hành nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như làm cơ sở để đề xuất biện pháp giảm thiểu, xử lý (Chương 3)

- Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, tài liệu, số liệu: Tổng hợp tất cả số liệu thu thập được

- Phương pháp cân bằng vật chất

+ Được sử dụng để tính toán, cân bằng về khối lượng, là cơ sở để dự báo nồng

độ ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của dự án nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như

làm cơ sở để đề xuất biện pháp giảm thiểu, xử lý (Chương 3)

- Phương pháp tính toán thực nghiệm:

+ Sử dụng các phương trình thực nghiệm của các tác giả trong nước, cũng như

nước ngoài để tính toán, tính toán tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh, dự báo biến đổi chất lượng nước,…

Trang 22

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam

- Địa điểm thực hiện: Khu đất thuê số CN 24, ô đất 10.01 - 10.06 và Khu đất thuê

số CN 04, ô đất 03.01 – 03.12, KCN Hải Hà, huyện Hải Hà

- Chủ dự án: CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO THÔNG MINH JINKO SOLAR (VIỆT NAM)

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

- Phạm vi dự án: Đánh giá đối với giai đoạn thi công và hoạt động của dự án

- Quy mô sử dụng đất của dự án: Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện

Jinko Solar Hải Hà Việt Nam được xây dựng tại Khu đất thuê số CN 24, ô đất 10.01 -

10.06 và Khu đất thuê số CN 04, ô đất 03.01 – 03.12, KCN Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam có Tổng diện tích xây dựng là 40,03 ha Trong đó: Tổng diện tích đất xây dựng: 760.444,48 m2; mật độ xây dựng: 454.469,93 m2; Tổng diện tích sàn xây dựng: 597.675,49 m2; Tổng diện tích xây dựng: 59,8 %; Hệ số sử dụng đất: 0,8 lần; tỷ lệ cây xanh: 21,6%; Tỷ lệ giao thông và sân bãi: 18,6%

- Quy mô lao động của dự án: Khi dự án đi vào hoạt động ước tính sử dụng

2.400 công nhân lao động

- Quy mô sản phẩm của dự án: Sản xuất tấm quang năng (Solar modules) với

tổng công suất khoảng 17.544.000 sản phẩm/năm (tương đương 456.144 tấn sản phẩm/năm)

- Tính chất: Là nhà máy sản xuất tấm quang năng (Solar modules), xuất khẩu 100% sang thị trường nước ngoài

5.1.3 Công nghệ sản xuất:

Tế bào quang điện (Solar cells) và tấm quang năng (Solar modules) là sản phẩm của Dự án được sản xuất bằng máy móc, thiết bị chính nhập khẩu từ Trung Quốc (mới 100%) với công nghệ cơ bản như sau:

(1) Quy trình công nghệ sản xuất tế bào quang điện:

Nguyên liệu đầu vào chính là tấm silic đơn tinh thể (được nhập từ nhà máy sản xuất tấm Silic, đã cắt theo kích thước tiêu chuẩn) → Kiểm tra → Tạo nhám gai bề mặt

→ Khuếch tán Boron → Khắc mặt sau → Tạo màng LPCVD Loại bỏ Thủy tinh Photpho silicat → Khuếch tán Photpho → Khắc mặt chính (mặt trước) → Oxy hóa nhiệt → CVD oxy hóa màng nhôm → Phủ lớp chống phản xạ mặt sau → Phủ lớp chống phản xạ mặt chính (mặt trước) → Khắc lase tạo rãnh → In lưới sợi → Thêu kết → Truyền ánh sáng → Phân loại → Đóng gói sản phẩm (toàn bộ sản phẩm của quy trình sản xuất tế bào quang điện được chuyển tiếp sang sản xuất tấm quang năng)

Trang 23

(2) Quy trình sản xuất tấm quang năng:

Kiểm tra chất lượng của tế bào quang điện → Cắt tế bào quang điện, tấm Ethylene Vinyl Acetate (viết tắt là EVA: là một lớp nhựa trong suốt giúp cố định tấm tế bào quang điện) → Hàn tự động mặt trước, mặt sau → Sắp xếp và ép lớp → Kiểm tra bên ngoài và

EL (EL là một loại máy kiểm tra các vết nứt siêu nhỏ trên bề mặt của của tấm quang năng thông qua hệ thống chụp và quét hình ảnh bề mặt của tấm quang năng )* → Ép cán mỏng → Cắt viền và tạo khung → Lắp đặt hộp dây nối và đổ keo → Làm cứng →

Vệ sinh làm sạch → Kiểm tra chất lượng → Đóng gói và nhập kho

(*) Trường hợp sản phẩm không đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa đến quy trình sửa chữa, cụ thể:

- Đối với EL kém, nhân viên sử dụng mỏ hàn điện làm nóng và làm chảy băng hàn trên miếng pin bị lỗi → Sử dụng bút hàn để châm một lượng nhỏ chất trợ dung và khu vực hàn của đường dây lưới chính của pin đủ điều kiện và sử dụng băng hàn để hàn

ô liền kề để hoàn thành chuỗi pin → Qua máy kiểm tra EL → Đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bước tiếp theo, không đạt yêu cầu sẽ được phân loại và xuất sang thị trường nước ngoài theo tiêu chuẩn thấp hơn

- Đối với ngoại quan (bên ngoài) kém, nhân viên lấy đi dị vật → Kiểm tra ngoại quan xem có đủ tiêu chuẩn không → Qua máy kiểm tra EL → Đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bước tiếp theo, không đạt yêu cầu sẽ được phân loại và xuất sang thị trường nước ngoài theo tiêu chuẩn thấp hơn

- Đối với các sản phẩm không đạt yêu cầu El sau khi sửa chữa không đạt bị loại

ra khỏi quy trình sản xuất bán để sử dụng theo tiêu chuẩn thấp Sản phẩm của dự án xuất khẩu 100% sang thị trường nước ngoài Dự án không thải bỏ các sản phẩm tấm quang năng hết hạn sử dụng ra môi trường

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

- Kho thành phẩm: Diện tích đất xây dựng 8.156,8m2

- Kho pin: Diện tích đất xây dựng 1.885m2

Trang 24

- Nhà văn phòng kết hợp để xe: Diện tích đất xây dựng 1.610m2

- Trạm NH3: Diện tích xây dựng 717,5m2

- Trạm SiH4: Diện tích xây dựng 344,8m2

- Trạm PCl3, TMA: Diện tích xây dựng 367,5m2

- Trạm tách khí: Diện tích đất xây dựng 1.144,1m2

- Kho hóa phẩm: Diện tích xây dựng 1.564,6m2

- Kho hóa chất tập trung: Diện tích xây dựng 1.477m2

- Trạm xử lý nước thải: Diện tích xây dựng 10.530,2m2

b Các hạng mục công trình phụ trợ

- Bể nước PCCC và sản xuất; Nhà bảo vệ; Nhà đấu nối hệ thống điện1: Diện tích xây dựng 35 m2; nhà đấu nối điện 2; Giàn đỡ ống; Bệ đỡ thiết bị Hệ thống giao thông nội

bộ, sân bãi; Tường rào, vườn hoa, cây xanh

- Hệ thống cấp điện: Nguồn cung cấp điện chính được lấy từ đường dây 22KV đi của Khu công nghiệp phía Đông Dự án cấp điện cho 03 trạm biến áp (TBA) 22/0,4KV Trạm biến áp số 1 công suất dự kiến 30.000kVA, trạm biến áp số 2 công suất dự kiến 10.000 kVA, trạm biến áp số 3 công suất dự kiến 8000kVA Từ TBA, mạng lưới điện 0,4kV cấp tới các tủ điện tại các tầng của nhà xưởng, văn phòng, phu phụ trợ, nhà bảo vệ

- Hệ thống cấp nước: Bao gồm bể cấp nước PCCC và sản xuất, đường ống dẫn tới từng khu vực

- Hệ thống cấp nước: Tổng nhu cầu cấp nước lần đầu cho dự án là 10.650

m3/ngày.đêm Nguồn cấp: Nguồn nước theo quy hoạch khu công nghiệp được cấp đến

chân tường rào phía Tây Nam của dự án, cụ thể:

+ Nước cấp cho hệ thống lọc RO là 9.600 m3/ngày.đêm

+ Nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải: 750 m3/ngày.đêm

+ Nước cấp sinh hoạt trong ngày khoảng: 300 m3/ngày.đêm

- Nước dùng cho PCCC: Dẫn về bể nước ngầm có dung tích 10.000 m3, đặt ở phía Đông Bắc dự án Khi có sự cố cháy nổ, nước được bơm qua đường ống D110 đến các trụ cứu hỏa của Dự án để chữa cháy

c Các công trình bảo vệ môi trường

* Công trình xử lý nước thải:

Trang 25

+ Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn tạo nhám, gai bề mặt số 01 công suất 100.000 m3/giờ

+ Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn tạo nhám, gai bề mặt số 02 công suất 100.000 m3/giờ

+ Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn làm sạch sau và khuếch tán Boron công suất 100.000 m3/giờ

+ Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn khắc mặt sau (bước đánh bóng kiềm của công đoạn khắc mặt sau) công suất 120.000 m3/giờ

+ Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn khuếch tán Phốtpho, công suất 20.000

m3/giờ

+ Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn khắc mặt chính công suất 90.000 m3/giờ + Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn khắc mặt chính công suất 90.000 m3/giờ + Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn vệ sinh thuyền than chì và kho hóa chất công suất 65.000 m3/giờ

+ Hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ 02 hệ thống xử lý nước thải công suất 12.000 m3/giờ

+ Hệ thống xử lý khí thải từ công đoạn tạo màng LPCVD công suất 50.000

- Biện pháp xử lý khí thải tại quy trình sản xuất tấm quang năng:

+ Hệ thống xử lý khí thải hữu cơ phát sinh từ công đoạn hàn tự động của nhà xưởng lắp ghép tấm pin (nhà xưởng sản xuất tấm quang năng) công suất 22.000 m3/giờ

+ Hệ thống xử lý khí thải hữu cơ phát sinh từ công đoạn vệ sinh làm sạch của nhà xưởng lắp ghép tấm pin (nhà xưởng sản xuất tấm quang năng) công suất 22.000 m3/giờ

+ Hệ thống thoát khí thải nhiệt tại công đoạn hàn của nhà xưởng sản xuất tấm quang năng công suất 54.000 m3/giờ

* Công trình thu gom chất thải rắn thông thường:

- Khu vực tập kết chất thải rắn thông thường có diện tích: 500 m2

Trang 26

- Khu vực tâp kết chất thải rắn sinh hoạt có diện tích 30 m2

* Công trình thu gom chất thải nguy hại:

- Kho chứa chất thải nguy hại sản xuất mỗi có diện tích khoảng 300 m2

- Bố trí 01 kho chứa chất thải nguy hại trong quá trình vận hành bảo dưỡng thiết

- Giai đoạn vận hành dự án: Hoạt động giao thông vận tải ra vào dự án; hoạt động sản xuất của dự án; Hoạt động sinh hoạt của CBCNV làm việc tại dự án; Hoạt động của máy phát điện dự phòng; Hoạt động bảo dưỡng máy móc, thiết bị; Hoạt động vận hành

hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều

25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường

5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình của Dự án bao gồm: Xây dựng nhà xưởng lắp ráp tấm pin; nhà xưởng sản xuất tế bào quang điện 1,2; Xây dựng kho thành phẩm 1; Xây dựng tầng 2 và tầng 3 của Nhà văn phòng, nhà để xe thô sơ; xây dựng bể nước sản xuất và PCCC; Xây dựng trạm Trạm NH3, N20; Xây dựng Trạm SIH4; Xây dựng Trạm Metan, Xây dựng TMA; Xây dựng trạm tách khí; Xây dựng kho hóa phẩm 1; Xây dựng kho hóa phẩm 2; Xây dựng trạm xử lý nước thải; Xây dựng kho chất thải rắn nguy hiểm; Xây dựng khà chứa rác; Xây dựng hệ thống loại bỏ silic tái sử dụng nước; Xây dựng nhà bảo vệ; Xây dựng nhà đấu nối hệ thống; Lắp đặt toàn bộ máy móc

để sản xuất tế bào quang điện và sản xuất tấm quang năng;

- Các hoạt động xây dựng có khả năng tác động xấu đến môi trường như: phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải khác, CTR sinh hoạt, CTR thông thường, CTNH; ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, cảnh quan, môi trường khu vực Dự án

5.2.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm

Trang 27

Nước thải phát sinh từ các công trình xử lý nước thải sinh hoạt; nước thải sản xuất, nước thải từ hệ thống xử lý khí thải, bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ quá trình sản xuất

tế bào quang điện và tấm quang năng của Dự án; bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải (bể tự hoại và HTXLNT của dự án)

5.2.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn vận hành

a) Hoạt động xuất nhập hàng hóa và nguyên liệu, phương tiện giao thông

Các hoạt động xuất nhập hàng hóa và nguyên liệu, phương tiện giao thông phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, rung Các hoạt động này ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực Dự án

b) Hoạt động sản xuất của Dự án

Các hoạt động này có phát sinh hơi hóa chất từ các công đoạn tạo nhám gai bề mặt, khắc mặt sau, khắc mặt chính, vệ sinh sản phẩm phát sinh bụi, khí thải từ khuếch tán Boron, tạo màng LPCVD, khuếch tán photpho, CVD oxy hóa màng nhôm, phủ lớp chống phản xạ mặt trước, phủ lớp chống phản xạ mặt sau, hàn tự động; phát sinh nước thải từ quá trình sản xuất, nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên; phát sinh CTR

từ các sản phẩm lỗi, hỏng và phát sinh CTNH Các hoạt động này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đất, nước, không khí khu vực Dự án

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Nước thải, khí thải

5.3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

a Quy mô, tính chất của nước thải trong giai đoạn thi công:

- Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt: Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng với khối lượng là 5 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chấp hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và

vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli)

- Nguồn phát sinh nước thải từ quá trình thi công xây dựng: Từ quá trình rửa máy móc, thiết bị thi công với khối lượng là 2 m3/ngày.đêm Thành phần các chất ô nhiễm: TSS, dầu mỡ

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm

- Công suất vận hành thử nghiệm bằng 50% công suất chính và thực hiện trong vòng 6 tháng Trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ phát sinh một số chất thải ảnh hưởng tới môi trường Tuy nhiên lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này bằng 50% so với giai đoạn vận hành thương mại và thời gian tác động ngắn

Trang 28

c Giai đoạn hoạt động (vận hành thương mại)

* Tổng lượng nước thải phát sinh tại dự án khoảng 9.150 m 3 /ngày.đêm, bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của dự

án với lượng là 300 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS, BOD, Phosphat, amoni

- Tổng khối lượng nước thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất sác sản phẩm của Dự án là 8.850 m3/ngày đêm, bao gồm:

+ Nước loại từ hệ thống tháp giải nhiệt phát sinh 500 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS

- Nước thải từ công đoạn pha loãng hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải phát sinh 400 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: HF, HCl

- Nước thải chứa axit loãng phát sinh 4.250 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: HF, HCl

- Nước thải chứa axit đậm phát sinh 250 m3/ngày.đêm dẫn về Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) số 1 Thông số ô nhiễm đặc trưng: HF, HCl

- Nước thải chứa kiềm đậm phát sinh 700 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: Na2SiO2(OH)2, H2O2, NaOH

- Nước thải kiềm loãng phát sinh 2.000 m3/ngày.đêm dẫn về HTXLNT số 1

Thông số ô nhiễm đặc trưng: H2O2, NaOH

- Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải chứa axit và kiềm phát sinh 400

m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: HF, HCl, H2[SiF6]

+ Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải có thành phần amoniac cao phát sinh 350

m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: NH3

5.3.1.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

a Quy mô, tính chất của bụi, khí thải giai đoạn thi công

- Nguồn phát sinh bụi từ quá trình thi công xây dựng công trình: Thông số ô nhiễm đặc trưng là bụi, đất đá CTR xây dựng

- Nguồn phát sinh bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển máy móc thiết bị: Thông

số ô nhiễm đặc trưng là Khí CO, NOx

- Nguồn phát sinh bụi, khí thải từ quá trình hàn kim loại: Thông số ô nhiễm đặc trưng là bụi, CO, NOx, SO2

b Quy mô, tính chất của bụi, khí thải giai đoạn vận hành thử nghiệm

- Công suất vận hành thử nghiệm bằng 50% công suất chính và thực hiện trong vòng 6 tháng Trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ phát sinh một số chất thải ảnh hưởng tới môi trường Tuy nhiên lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này bằng 50% so với giai đoạn vận hành thương mại và thời gian tác động ngắn

Trang 29

c Quy mô, tính chất của bụi, khí thải giai đoạn vận hành thương mại

- Các hoạt động phát sinh khí thải hơi hóa chất phát sinh từ xưởng sản xuất tế bào quang điện tại công đoạn: Tạo nhám, gai bề mặt; làm sạch sau và khuếch tán Boron; khắc mặt sau; khuếch tán Photpho; khắc mặt chính; khắc mặt sau; vệ sinh thuyền thạch anh và kho hóa chất; khu vực trạm xử lý nước thải Thông số ô nhiễm đặc trưng: Hơi axit HCl,

HF và Cl2

- Nguồn phát sinh bụi, khí thải silen, amoniac phát sinh tại công đoạn: Tạo màng LPCVD; phủ lớp chống phản xạ mặt chính; phủ lớp chống phản xạ mặt sau; CVD oxy hóa màng nhôm Thông số ô nhiễm đặc trưng: SiH4, NH3, bụi

- Nguồn phát sinh hơi hữu cơ từ nhà xưởng sản xuất tế bào quang điện tại công đoạn in lưới sợi thiêu kết Thông số ô nhiễm đặc trưng: Benzen, SO2, NOx, CO

- Nguồn phát sinh bụi từ khu vực vệ sinh thiết bị Thông số ô nhiễm đặc trưng: Bụi silic

- Nguồn khí thải tại nhà xưởng sản xuất tấm quang năng phát sinh từ công đoạn hàn tự động; vệ sinh làm sạch sản phẩm Thông số ô nhiễm đặc trưng: SO2, NOx, CO,

5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại

5.3.2.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn

* Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR sinh hoạt

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc:

Hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng phát sinh CTR sinh hoạt với khối lượng khoảng 60 kg/ngày với thành phần chủ yếu là giấy, túi nilon, vỏ hộp nhựa, vỏ chai thủy tinh, kim loại,

b) Trong giai đoạn vận hành:

Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phát sinh CTR sinh hoạt với khối lượng khoảng 1.200 kg/ngày và thành phần chủ yếu gồm: Vỏ đồ hộp, pallet, giấy báo, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,

* Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR thông thường

a) Giai đoạn thi công xây dựng

Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án phát sinh CTR

Trang 30

thông thường với khối lượng khoảng 700 kg/ngày Thành phần chủ yếu gồm: vật liệu rơi vãi, đất, đá, cát, gạch vỡ, bê tông thừa, vỏ bao bì, sắt, thép

- Hoạt động lắp đặt máy móc của Dự án phát sinh CTR thông thường với khối lượng khoảng 150 kg/ngày Thành phần: Gỗ palets, bao bì giấy, nhựa xốp, nolong, bìa cat tông, giẻ lau thiết bị

b) Trong giai đoạn vận hành

Hoạt động sản xuất của dự án phát sinh một lượng lớn CTR thông thường với khối lượng khoảng 1.200 kg/ngày với thành phần chủ yếu gồm: Vỏ bao bì, thùng catton chứa nguyên liệu, nhãn mác, khung nhôm méo, lỗi hỏng, tấm tế bào quang điện lỗi thải

bỏ, tấm Silic bị vỡ vụn, găng tay, đồ bảo hộ lao động không chứa thành phần nguy hại

5.3.2.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

a Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại giai đoạn thi công

Hoạt động thi công xây dựng phát sinh CTNH với khối lượng 116,2 kg/tháng bao

gồm: Dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, pin, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm:

- Công suất vận hành thử nghiệm bằng 50% công suất chính và thực hiện trong vòng 6 tháng Trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ phát sinh một số chất thải ảnh hưởng tới môi trường Tuy nhiên lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này bằng 50% so với giai đoạn vận hành chính thức và thời gian tác động ngắn

c Giai đoạn hoạt động (vận hành thương mại)

- Chất thải nguy hại phát sinh khoảng 283 kg/ngày bao gồm:

+ Chất thải phát sinh trong quy trình sản xuất: 250 kg/ngày bao bì thải cứng bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn, bao bì thải khác, kim loại nhiễm các thành phần nguy hại, chất thải có các thành phần nguy hại từ xử lý khí thải (Amoni Sulfat từ quá trình xử lý khí thải), bụi từ quá trình xử lý khí,…

+ Chất thải phát sinh từ quá trình bảo dưỡng thiết bị và hoạt động văn phòng: 33 kg/ngày thành phần chủ yếu bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ắc quy chì thải,…

+ Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khoảng 3.000 kg/ngày thành phần chủ yếu gồm HF, HCl, SiH4, NH3, (Bùn sau khi ép sẽ thuê đơn vị có chức năng để mang đi xử

lý theo đúng quy định Bùn thải phát sinh sẽ được quan trắc và so sánh với QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn từ quá trình xử lý nước để xác định ngưỡng chất thải nguy hại, nếu là chất thải nguy hại sẽ thu gom và thuê đơn vị xử lý chất thải nguy hại theo quy định Nếu là chất thải rắn thông thường sẽ thu gom và thuê đơn vị xử lý như chất thải rắn thông thường)

5.3.3 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của Tiếng ồn, độ rung

- Giai đoạn thi công xây dựng:

+ Nguồn phát sinh tiếng ồn: Từ các loại máy móc thi công (xe tải, máy đầm, máy ủi, ); từ hoạt động thi công hàn, cắt

Trang 31

+ Nguồn phát sinh độ rung: Do hoạt động của các phương tiện, máy móc thi công chủ yếu là ô tô vận chuyển, máy đầm, máy ủi,… một số thiết bị như máy cắt, khoan, máy hàn,…

- Giai đoạn hoạt động:

+ Nguồn phát sinh tiếng ồn: Hoạt động phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông, ; hoạt động của các loại máy móc trong quy trình sản xuất, máy thổi khí HTXLNT

+ Nguồn phát sinh độ rung: Do hoạt động của các phương tiện, máy móc chủ yếu

là ô tô vận chuyển

5.4 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường

5.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình của Dự án bao gồm: Xưởng sản xuất tế bào quang điện; xưởng lắp ráp tấm pin; Xây dựng kho thành phẩm 1; Xây dựng Nhà văn phòng, nhà để xe thô sơ; xây dựng bể nước sản xuất và PCCC; Xây dựng trạm Trạm NH3, N20; Xây dựng Trạm SIH4; Xây dựng Trạm Metan, Xây dựng TMA; Xây dựng trạm tách khí; Xây dựng kho hóa phẩm 1; Xây dựng kho hóa phẩm 2; Xây dựng trạm

xử lý nước thải; Xây dựng kho chất thải rắn nguy hiểm; Xây dựng khà chứa rác; Xây dựng nhà bảo vệ; Xây dựng nhà đấu nối hệ thống; Lắp đặt toàn bộ máy móc để sản xuất tế bào quang điện và sản xuất tấm quang năng;

- Các hoạt động xây dựng có khả năng tác động xấu đến môi trường như: Phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải khác, CTR sinh hoạt, CTR thông thường, CTNH; ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, cảnh quan, môi trường khu vực Dự án

5.4.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm

Nước thải phát sinh từ các công trình xử lý nước thải sinh hoạt; nước thải sản xuất, nước thải từ hệ thống xử lý khí thải, bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ quá trình sản xuất kéo silic đơn tinh thể, quy trình cắt tấm, quy trình sản xuất tế bào quang điện và lắp ghép tấm quang năng của Dự án; bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải (bể tự hoại và HTXLNT của dự án)

5.4.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn vận hành

a) Hoạt động xuất nhập hàng hóa và nguyên liệu, phương tiện giao thông

Các hoạt động xuất nhập hàng hóa và nguyên liệu, phương tiện giao thông phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, rung Các hoạt động này ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực Dự án

b) Hoạt động sản xuất của Dự án

Trang 32

Các hoạt động này có phát sinh bụi khí thải hơi hóa chất từ các công đoạn tạo nhám gai bề mặt, khắc mặt sau, khắc mặt chính, vệ sinh sản phẩm phát sinh bụi, khí thải từ khuếch tán Boron, tạo màng LPCVD, khuếch tán photpho, CVD oxy hóa màng nhôm, phủ lớp chống phản xạ mặt trước, phủ lớp chống phản xạ mặt sau, hàn tự động; phát sinh nước thải từ quá trình sản xuất, nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên; phát sinh CTR từ các sản phẩm lỗi, hỏng và phát sinh CTNH Các hoạt động này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đất, nước, không khí khu vực Dự án

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Nước thải, khí thải

5.3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

a Quy mô, tính chất của nước thải trong giai đoạn thi công:

- Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt: Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng với khối lượng là 5 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chấp hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và

vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli)

- Nguồn phát sinh nước thải từ quá trình thi công xây dựng: Từ quá trình rửa máy móc, thiết bị thi công với khối lượng là 2 m3/ngày.đêm Thành phần các chất ô nhiễm: TSS, dầu mỡ

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm

- Công suất vận hành thử nghiệm bằng 50% công suất chính và thực hiện trong vòng 6 tháng Trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ phát sinh một số chất thải ảnh hưởng tới môi trường Tuy nhiên lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này bằng 50% so với giai đoạn vận hành thương mại và thời gian tác động ngắn

c Giai đoạn hoạt động (vận hành thương mại)

* Tổng lượng nước thải phát sinh tại dự án khoảng 9.150 m 3 /ngày.đêm, bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của dự án với lượng là 300 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS, BOD, Phosphat, amoni

- Tổng khối lượng nước thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất các sản phẩm của Dự án là 8.850 m3/ngày đêm, bao gồm:

+ Nước loại từ hệ thống tháp giải nhiệt phát sinh 500 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS

+ Nước thải từ công đoạn pha loãng hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải phát sinh 400 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: HF, HCl

Trang 33

+ Nước thải axit loãng phát sinh 4.250 m3/ngày.đêm dẫn về HTXLNT số 1

Thông số ô nhiễm đặc trưng: HF, HCl

+ Nước thải chứa axit đậm phát sinh 250 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: HF, HCl, H2[SiF6]

+ Nước thải chứa kiềm đậm phát sinh 700 m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: Na2SiO2(OH)2, H2O2, NaOH

+ Nước thải chứa kiềm loãng phát sinh 2.000 m3/ngày.đêm dẫn về Hệ thống xử

lý nước thải (HTXLNT) số 1 Thông số ô nhiễm đặc trưng: H2O2, NaOH

+ Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải chứa axit và kiềm phát sinh 400

m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: HF, HCl, H2[SiF6]

+ Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải có thành phần amoniac cao phát sinh 350

m3/ngày.đêm Thông số ô nhiễm đặc trưng: NH3

5.3.1.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

a Quy mô, tính chất của bụi, khí thải giai đoạn thi công

- Nguồn phát sinh bụi từ quá trình thi công xây dựng công trình: Thông số ô nhiễm đặc trưng là bụi, đất đá CTR xây dựng

- Nguồn phát sinh bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển máy móc thiết bị: Thông

số ô nhiễm đặc trưng là Khí CO, NOx

- Nguồn phát sinh bụi, khí thải từ quá trình hàn kim loại: Thông số ô nhiễm đặc trưng là bụi, CO, NOx, SO2

b Quy mô, tính chất của bụi, khí thải giai đoạn vận hành thử nghiệm

- Công suất vận hành thử nghiệm bằng 50% công suất chính và thực hiện trong vòng 6 tháng Trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ phát sinh một số chất thải ảnh hưởng tới môi trường Tuy nhiên lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này bằng 50% so với giai đoạn vận hành thương mại và thời gian tác động ngắn

c Quy mô, tính chất của bụi, khí thải giai đoạn vận hành thương mại

* Bụi, khí thải phát sinh từ nhà xưởng sản xuất tế bào quang điện

- Các hoạt động phát sinh khí thải hơi hóa chất phát sinh từ xưởng sản xuất tế bào quang điện tại công đoạn: Tạo nhám, gai bề mặt; làm sạch sau và khuếch tán Boron; khắc mặt sau; khuếch tán Photpho; khắc mặt chính; khắc mặt sau; vệ sinh thuyền thạch anh và kho hóa chất; khu vực trạm xử lý nước thải Thông số ô nhiễm đặc trưng: Hơi axit HCl,

HF và Cl2

- Nguồn phát sinh bụi, khí thải silen, amoniac phát sinh tại công đoạn: Tạo màng LPCVD; phủ lớp chống phản xạ mặt chính; phủ lớp chống phản xạ mặt sau; CVD oxy hóa màng nhôm Thông số ô nhiễm đặc trưng: SiH4, NH3, bụi

- Nguồn phát sinh hơi hữu cơ từ nhà xưởng sản xuất tế bào quang điện tại công đoạn in lưới sợi thiêu kết Thông số ô nhiễm đặc trưng: Benzen, SO2, NOx, CO

Trang 34

- Nguồn phát sinh bụi từ khu vực vệ sinh thiết bị Thông số ô nhiễm đặc trưng: Bụi silic

* Khí thải phát sinh từ nhà xưởng lắp ghép tấm quang năng:

- Nguồn khí thải tại nhà xưởng sản xuất tấm quang năng phát sinh từ công đoạn hàn tự động; vệ sinh làm sạch sản phẩm Thông số ô nhiễm đặc trưng: SO2, NOx, CO,

5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại

5.3.2.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn

* Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR sinh hoạt

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc:

Hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng phát sinh CTR sinh hoạt với khối lượng khoảng 90 kg/ngày với thành phần chủ yếu là giấy, túi nilon, vỏ hộp nhựa, vỏ chai thủy tinh, kim loại,

b) Trong giai đoạn vận hành:

Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phát sinh CTR sinh hoạt với khối lượng khoảng 1.200 kg/ngày và thành phần chủ yếu gồm: Vỏ đồ hộp, pallet, giấy báo, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,

* Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR thông thường

a) Giai đoạn thi công xây dựng

Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án phát sinh CTR thông thường với khối lượng khoảng 700 kg/ngày Thành phần chủ yếu gồm: vật liệu rơi vãi, đất, đá, cát, gạch vỡ, bê tông thừa, vỏ bao bì, sắt, thép

- Hoạt động lắp đặt máy móc của Dự án phát sinh CTR thông thường với khối lượng khoảng 150 kg/ngày Thành phần: Gỗ palets, bao bì giấy, nhựa xốp, nolong, bìa cat tông, giẻ lau thiết bị

b) Trong giai đoạn vận hành

Hoạt động sản xuất của dự án phát sinh một lượng lớn CTR thông thường với khối lượng khoảng 1.500 kg/ngày với thành phần chủ yếu gồm: Vỏ bao bì, thùng catton chứa nguyên liệu, nhãn mác, khung nhôm méo, lỗi hỏng, tấm tế bào quang điện lỗi thải

bỏ, tấm Silic bị vỡ vụn, găng tay, đồ bảo hộ lao động không chứa thành phần nguy hại

Trang 35

5.3.2.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

b Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại giai đoạn thi công

Hoạt động thi công xây dựng phát sinh CTNH với khối lượng 116,2 kg/tháng bao

gồm: Dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, pin, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm:

- Công suất vận hành thử nghiệm bằng 50% công suất chính và thực hiện trong vòng 6 tháng Trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ phát sinh một số chất thải ảnh hưởng tới môi trường Tuy nhiên lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này bằng 50% so với giai đoạn vận hành chính thức và thời gian tác động ngắn

c Giai đoạn hoạt động (vận hành thương mại)

- Chất thải nguy hại phát sinh khoảng 283 kg/ngày bao gồm:

+ Chất thải phát sinh trong quy trình sản xuất: 250 kg/ngày bao bì thải cứng bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn, bao bì thải khác, kim loại nhiễm các thành phần nguy hại, chất thải có các thành phần nguy hại từ xử lý khí thải (Amoni Sulfat từ quá trình xử lý khí thải), bụi từ quá trình xử lý khí,…

+ Chất thải phát sinh từ quá trình bảo dưỡng thiết bị và hoạt động văn phòng: 33 kg/ngày thành phần chủ yếu bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ắc quy chì thải,…

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khoảng 3.000 kg/ngày thành phần chủ yếu gồm HF, HCl, SiH4, NH3, (Bùn sau khi ép sẽ thuê đơn vị có chức năng để mang đi xử

lý theo đúng quy định Bùn thải phát sinh sẽ được quan trắc và so sánh với QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn từ quá trình xử lý nước để xác định ngưỡng chất thải nguy hại, nếu là chất thải nguy hại sẽ thu gom và thuê đơn vị xử lý chất thải nguy hại theo quy định Nếu là chất thải rắn thông thường sẽ thu gom và thuê đơn vị xử lý như chất thải rắn thông thường)

5.3.3 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của Tiếng ồn, độ rung

- Giai đoạn thi công xây dựng:

+ Nguồn phát sinh tiếng ồn: Từ các loại máy móc thi công (xe tải, máy đầm, máy ủi, ); từ hoạt động thi công hàn, cắt

+ Nguồn phát sinh độ rung: Do hoạt động của các phương tiện, máy móc thi công chủ yếu là ô tô vận chuyển, máy đầm, máy ủi,… một số thiết bị như máy cắt, khoan, máy hàn,…

- Giai đoạn hoạt động:

+ Nguồn phát sinh tiếng ồn: Hoạt động phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông, ; hoạt động của các loại máy móc trong quy trình sản xuất, máy thổi khí HTXLNT

+ Nguồn phát sinh độ rung: Do hoạt động của các phương tiện, máy móc chủ yếu

là ô tô vận chuyển

Trang 36

bị va đập và tiếp xúc với nhiệt độ cao gây bỏng cho người tiếp xúc gần

++ Sự cố cháy nổ do hệ thống cấp điện không đảm bảo, thiếu an toàn dẫn đến cháy nổ, chập điện

+ Sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra do sự bất cẩn của công nhân trong quá trình vận hành thiết bị, vận hành không đúng quy trình kỹ thuật

+ Sự cố trạm XLNT có thể xảy ra do vận hành hệ thống xử lý không đúng quy trình, bục đường ống dẫn nước thải, thiết bị định lượng hóa chất bị hư hỏng không phát hiện kịp thời dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải có giá trị vượt ngưỡng tiêu chuẩn đầu vào của trạm XLNT tập trung của KCN

+ Sự cố rò rỉ hóa chất như: Axit hydrochloric (HCl), Axit flohydric (HF), Natri Hidroxit (NaOH), Phosphoryl chloride (POCl3), hydrogen peroxide (H2O2) Phụ gia đánh bóng kiềm có thể xảy ra do quá trình lưu giữ, vận chuyển bị va đập mạnh dẫn đến các dụng cụ chứa hóa chất bị bục, vỡ làm tràn hóa chất gây nên sự cố cháy nổ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của công nhân tại khu vực xảy ra sự cố

+ Sự cố về trạm xử lý khí thải: Các sự cố thường xảy ra rò rỉ van khí, bục vỡ đường ống khí

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

5.4.1.1 Nước thải

a Giai đoạn thi công

- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân: Lắp đặt 5 nhà vệ sinh

di động để thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút toàn bộ chất thải tại bể chứa chất thải đem đi xử lý theo quy định (tần suất

từ 2 đến 3 lần/tuần hoặc khi bể chứa đầy)

- Nước thải phát sinh từ hoạt động xây dựng và từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết

bị thi công: Được lắng cặn bằng các hố lắng tạm trên công trường và các thùng chứa tạm thời có dung tích 3m3, nước sau lắng cặn được tái sử dụng để dập bụi

Trang 37

- Nước mưa chảy tràn tại khu vực thi công: Đào hệ thống rãnh thoát nước tạm thời bằng đất có kích thước rộng x sâu 0,5x1m, dài 2.000m dẫn ra 4 hố lắng được bố trí tại phía Đông Bắc, Đông Nam Dự án để lắng lọc trước khi thoát ra ngoài hệ thống thoát nước mặt của KCN Hải Hà

- Nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn trong giai đoạn thi công xây dựng là hệ thống thu gom và thoát nước mặt chung của KCN Hải Hà

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm

- Công suất vận hành thử nghiệm bằng 50% công suất chính và thực hiện trong

vòng 6 tháng Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình sẽ được thực hiện như giai đoạn vận hành thương mại

c Giai đoạn hoạt động (vận hành thương mại)

* Công trình xử lý nước thải sinh hoạt:

- Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh được thu gom vào hệ thống cống nước thải ngầm bằng ống nhựa PVC, có đường kính D300 để xử lý sơ bộ tại 8 bể tự hoại 3 ngăn, sau đó dẫn vào HTXLNT số 3

- Nước thải phát sinh từ bồn rửa, nước vệ sinh sàn nhà vệ sinh được thu gom bằng đường ống PVC D110 tự chảy về HTXLNT số 2

- Nước thải phát sinh từ khu vực bếp ăn được thu gom theo đường ống PVC D110 dẫn về HTXLNT số 2 (HTXLNT số 2 công suất 650 m3/ngày.đêm để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải chứa amoniac cao trong quá trình sản xuất)

- Quy chuẩn áp dụng xả thải: Theo thỏa thuận đấu nối nước thải giữa Chủ dự án

và TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam (Chủ đầu tư hạ tầng KCN)

* Công trình xử lý nước thải sản xuất:

- Đầu tư xây dựng và vận hành 02 HTXLNT (số 1, số 2) để thu gom, xử lý các loại nước thải phát sinh Nước thải sau khi xử lý từ 02 hệ thống được tập trung tại bể kiểm tra

và bể xả (để hòa trộn) trước khi đấu nối vào đường thu gom nước thải của KCN Tổng công suất của trạm xử lý nước thải là: 9.150 m3/ngày.đêm: trong đó HTXLNT số 1 công suất 8.500 m3/ngày.đêm; HTXLNT số 2 công suất 650 m3/ngày.đêm;

Các nguồn nước thải theo bảng thống kê như sau:

Tên HTXLNT Bể xả

1 Nước loại từ hệ thống tháp giải nhiệt

Dẫn ra bể xả

2 Nước loại sau hệ thống lọc RO

3 Nước thải từ công đoạn pha loãng hóa chất

sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải HTXLNT số 1 Dẫn ra bể xả

4 Nước thải chứa kiềm đậm

Trang 38

STT Loại nước thải phát sinh Phương án xử lý

Tên HTXLNT Bể xả

5 Nước thải chứa axit đậm

6 Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải có

thành phần axit và kiềm

7 Nước thải chứa kiềm loãng và axit loãng

8 Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải có

9 Nước thải sinh hoạt

- Quy trình công nghệ xử lý của HTXLNT số 1:

Thu gom nước thải chứa axit đậm, nước thải axit loãng, nước thải chứa kiềm đậm, nước thải chứa kiềm loãng (kiềm thấp), nước thải từ tháp xử lý khí thải có thành phần axit, bazơ → Bể điều hòa nước thải chứa Flo → Bể lắng khử flo sơ cấp → Bể lắng

sơ cấp → Bể phản ứng khử flo thứ cấp → Bể lắng thứ cấp → Bể xả → Cống thoát nước thải chung phía Đông Nam Dự án, sau đó đấu nối với Trạm XLNT tập trung của KCN Texhong Hải Hà

- Quy trình công nghệ xử lý HTXLNT số 2:

Thu gom nước thải chứa thành phần Amoniac cao, nước thải sinh hoạt → Bể điều hòa sinh hóa → Hệ thống sinh hóa A/O → Bể lắng thứ cấp → Bể thu gom nước thải sinh hóa → Bể xả → Cống thoát nước thải chung phía Đông Nam Dự án, sau đó đấu nối với Trạm XLNT của KCN Texhong Hải Hà

- Bể xả: Bể xả có thể tích 440m3 kích thước (dài x rộng x cao) 22m x 5m x 4m

Trang 39

chứa bùn → Máy ép bùn Lượng bùn thu được khoảng 3.000 kg/ngày được lưu trữ trong kho chứa và quan trắc và so sánh với QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn từ quá trình xử lý nước để xác định ngưỡng chất thải nguy hại, nếu là chất thải nguy hại sẽ thu gom và thuê đơn vị xử lý chất thải nguy hại theo quy định Nếu là chất thải rắn thông thường sẽ thu gom và thuê đơn vị xử

lý như chất thải rắn thông thường Nước thải từ khu vực ép bùn đưa về lại HTXLNT số

1 để xử lý

(6) Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục

Dự án lắp đặt 01 hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục để kiểm soát các thông số: Lưu lượng, nhiệt độ, pH, COD, TSS, Clorua, Fenol, amoni của nước thải sau

xử lý của hệ thống xử lý nước thải và truyền số liệu 24/24h về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh theo đúng quy định của pháp luật

- Hệ thống xử lý bùn: Bùn thải từ bể lắng cấp 1 và cấp 2 của HTXLNT số 1 và bùn thải từ bể lắng của HTXLNT số 2 được dẫn vào 02 bể chứa bùn → Máy ép bùn Lượng bùn thu được khoảng 3.000 kg/ngày được lưu trữ trong kho chứa và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định Nước thải từ khu vực ép bùn đưa

về lại HTXLNT số 1 để xử lý

- Quy chuẩn áp dụng xả thải: Theo thỏa thuận đấu nối nước thải giữa Chủ dự án

và Công ty TNHH KCN Texhong Hải Hà

5.4.1.2 Về xử lý bụi, khí thải

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Xây dựng hàng rào bảo vệ xung quanh Dự án

- Xây dựng hố rửa bánh xe tại cổng vào khu vực thi công để các phương tiện vận chuyển được rửa bánh xe trước khi ra vào nhằm giảm lượng bụi phát tán trong không khí

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm

- Công suất vận hành thử nghiệm bằng 50% công suất chính và thực hiện trong vòng 6 tháng Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình sẽ được thực hiện như giai đoạn vận hành thương mại

c Giai đoạn hoạt động (vận hành thương mại)

* Hệ thống xử lý khí thải phân xưởng tế bào quang điện

- Lắp đặt công trình xử lý khí thải hơi hóa chất tại xưởng tế bào quang điện và trạm xử lý nước thải, gồm các hệ thống xử lý như sau:

Trang 40

Nguồn phát sinh Tên hệ thống xử lý Số lượng hệ

thống xử lý

Số lượng ống thoát khí

Công đoạn tạo

nhám, gai bề mặt

Hệ thống xử lý công suất 100.000 m3/h 02 01, 02 (OK1, OK2) Công đoạn làm

sạch sau và khuếch

tán Boron

Hệ thống xử lý công suất 100.000 m3/h 01 01 (OK3) Công đoạn khắc

mặt sau

Hệ thống xử lý công suất 120.000 m3/h 01 01 (OK4) Công đoạn khuếch

- Lắp đặt công trình xử lý bụi, khí thải silen, amoniac tại xưởng tế bào quang điện, gồm các hệ thống xử lý như sau:

Nguồn phát sinh Phương án xử lý Số lượng hệ

thống xử lý

Ống thoát khí

Công đoạn tạo màng

LPCVD

Hệ thống xử lý công suất 50.000 m3/h 01 01 (OK9) Công đoạn phủ lớp chống

phản xạ mặt sau

Hệ thống xử lý công suất 60.000 m3/h 01 01 (OK10) Công đoạn CVD oxy hóa

màng nhôm

Hệ thống xử lý công suất 2.000 m3/h

01

01 (OK11) Công đoạn phủ lớp chống

phản xạ mặt chính

Hệ thống xử lý công suất 50.000 m3/h 01

Ngày đăng: 13/03/2024, 08:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w