1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Nghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Sinh Thái Vùng Trồng Rau Ở Thường Tín, Hà Nội Và Đề Xuất Một Số Nội Dung Giáo Dục Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non
Tác giả Nguyễn Hà Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Liên
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Sinh thái học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Nghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm nonNghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HÀ LINH

NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÙNG TRỒNG RAU

Ở THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON

CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC

MÃ SỐ: 9420120

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2 PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Liên

Phản biện 1: GS.TS Trần Thế Bách

Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Trung Thành

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – ĐHQG Hà Nội

Phản biện 3: GS.TS Hoàng Văn Sâm

Trường Đại học Lâm Nghiệp

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại

vào … giờ , ngày tháng… năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1 PGS.TS Mai Sỹ Tuấn

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1 Nguyen Thi Luyen and Nguyen Ha Linh (2020), “Using the ecological

environmental education for preschool children”, HNUE Journal of Science, Vol 64,

Issue 4B, 98 – 110

2 Nguyen Ha Linh and Nguyen Thi Hong Lien (2022), “Diversity of wild medicinal

plants in the vegetable cultivation areas in Thuong Tin district, Hanoi City”, HNUE

Journal of Science, Natural Sciences,Vol 67, Issue 3, 109 – 123

3 Nguyễn Hà Linh và Nguyễn Thị Luyến (2022), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm khám

phá đa dạng sinh vật trong vườn rau cho trẻ mầm non”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư

phạm, Vol 67, Issue 4A, 247 – 259

4 Linh Ha Nguyen, Hong Lien Thi Nguyen, Mai Ngoc Le et al (2024), “Exploring the

Distribution of Mecardonia procumbens (Miller) Small in Select Regions of Hanoi Region”, Asian Journal of Plants Sciences, Vol 23, Issue 1, 61 - 68

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của mỗi người Sản lượng rau trên thế giới và Việt Nam tăng dần qua các năm, đáp ứng nhu cầu khi dân số tăng lên Ở Việt Nam, riêng Hà Nội, tổng diện tích gieo trồng rau các loại đạt hơn 33,6 nghìn

ha (2022)… Nhiều nghiên cứu về vùng trồng rau ở Hà Nội đã được thực hiện ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh tập trung đánh giá ảnh hưởng của trồng rau đến chất lượng đất, nước, không khí; quản lý sâu hại…, chưa quan tâm đúng mức đến tác động của phương thức trồng rau đến các nhân tố sinh thái ở địa phương

Thường Tín là một trong những vùng trồng rau lớn ở Hà Nội, sản phẩm chủ yếu là các loại rau gia vị, rau ăn lá họ Cải, họ Bầu bí Trong những năm gần đây, sản xuất rau theo hướng hữu cơ đang trở thành xu hướng và được khuyến khích mở rộng quy mô, diện tích bởi tính an toàn về chất lượng đối với người sử dụng và đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng Vùng trồng rau Thường Tín song song thực hiện theo hai phương thức trồng rau: trồng rau truyền thống và trồng rau theo hướng hữu cơ Sự khác biệt cơ bản của hai phương thức này chính là có hay không sử dụng các loại hóa chất (phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật) trong canh tác Điêu này có thể dẫn đến những tác động khác nhau đối với môi trường tự nhiên Tuy nhiên, những nghiên cứu về sinh thái vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội còn rất hạn chế Nghiên cứu tổng hợp về các nhân tố

vô sinh, hữu sinh gần như chưa được thực hiện Do đó, nghiên cứu sinh thái vùng trồng rau Thường Tín cũng như đánh giá ảnh hưởng của việc trồng rau đến nhân tố vô sinh làm cơ sở cho việc xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững là điều cần thiết

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới Phát triển bền vững thể hiện trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và

Giáo dục môi trường là một phương thức hiệu quả nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển

bền vững Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Giáo dục môi trường cần được thực hiện ngay từ

lứa tuổi mầm non và ở Việt Nam, Giáo dục môi trường được thực hiện ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm cả bậc mầm non Việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần khai thác nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương Điều này giúp cho các hoạt động trong trường mầm non mang tính đặc trưng vùng, miền nhằm phát huy tối đa vốn sống, vốn trải nghiệm của trẻ, tạo điều kiện để trẻ củng cố và lĩnh hội tri thức Đối với Giáo dục môi trường điều này càng có ý nghĩa Bởi lẽ, sử dụng bối cảnh, môi trường nơi trẻ sinh sống, học tập làm phương tiện dạy học; khai thác nội dung giáo dục về vấn đề môi trường của địa phương sẽ giúp trẻ hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ngay xung quanh mình chứ không phải chỉ bảo vệ những cảnh đẹp, địa điểm nổi tiếng ở những nơi khác

Tuy nhiên, công tác Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non ở nước ta chưa thực sự hiệu

Trang 5

2

quả do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là thiếu không gian tổ chức hoạt động, nội dung giáo dục còn mang tính lý thuyết chung chung, chưa có tính đặc trưng vùng miền và hạn chế nguồn tài liệu tham khảo, hướng dẫn thực hiện Ở vùng trồng rau, rau là đối tượng gần gũi, quen thuộc với trẻ Khai thác và sử dụng kết quả nghiên cứu sinh thái vùng trồng rau nhằm đề xuất một

số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non góp phần nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục môi trường, cũng như góp phần hình thành ở trẻ tình yêu với quê hương, trân trọng sản phẩm lao động

Từ những lý do trên, luận án lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sinh thái vùng trồng

rau ở Thường Tín, Hà Nội và đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Đưa ra dẫn liệu về sự khác biệt của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh trong các phương thức trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội, làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, góp phần phát triển bền vững vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội

2.2 Từ kết quả nghiên cứu về một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ở vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội đề xuất một số nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

3 Nội dung nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ở vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội và đánh giá sự tác động của các phương thức trồng rau khác nhau đến các nhân tố sinh thái đó

3.2 Sử dụng kết quả nghiên cứu thực tế ở vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội, đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

4 Giả thuyết khoa học

Các phương thức trồng và sử dụng đất trồng rau khác nhau ở vùng trồng rau Thường Tín,

Hà Nội đã tạo ra sự khác biệt về các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh Có thể lựa chọn, khai thác kết quả nghiên cứu sinh thái vùng trồng rau ở Thường Tín, Hà Nội đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

5.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án đưa ra dẫn liệu khoa học, lý giải về sự khác biệt của một số nhân tố sinh thái

vô sinh và hữu sinh giữa các phương thức trồng rau ở vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững vùng trồng rau huyện Thường Tín, Hà Nội

Nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho trẻ mầm non thông qua việc đề xuất một

số nội dung giáo dục môi trường, gắn với thực tiễn địa phương

6 Luận điểm bảo vệ

6.1 Trồng rau truyền thống và trồng rau theo hướng hữu cơ ảnh hưởng khác nhau đến môi

Trang 6

3

trường địa phương, trong đó có môi trường đất, quần xã sinh vật Từ kết quả nghiên cứu thu được, có thể đề xuất các giải pháp hoạch định nhằm mở rộng quy mô của phương thức trồng rau thân thiện với môi trường, phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

6.2 Giáo dục môi trường cần bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, trong đó cần ưu tiên khai thác các nội dung mang tính đặc thù về đặc điểm nơi trẻ sinh sống, học tập nhằm phát huy tối

đa vốn sống của trẻ Ở vùng trồng rau, cây rau là đối tượng gần gũi, quen thuộc với trẻ Do vậy, sử dụng kết quả nghiên cứu sinh thái vùng trồng rau đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục môi trường trong nhà trường mầm non ở địa phương

7 Đóng góp mới của luận án

7.1 Lần đầu tiên nghiên cứu điều tra nhân tố sinh thái vô sinh kết hợp nhân tố sinh thái hữu sinh ở vùng trồng rau Cung cấp các dẫn liệu khoa học về sinh thái môi trường ở vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội: tính chất đất trồng (thành phần cơ giới, tính chất vật lý, hóa học của đất); đặc điểm của thực vật mọc hoang, động vật đất và trên mặt đất

7.2 Đánh giá ảnh hưởng của các phương thức trồng rau đến nhân tố sinh thái: đất, thực vật mọc hoang và động vật đất ở vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội

7.3 Phát hiện chi Mecardonia Ruiz & Pav., loài Mecardonia procumbens (Miller) Small, bổ

sung cho hệ thực vật Việt Nam

7.4 Lần đầu tiên sử dụng kết quả nghiên cứu sinh thái vùng trồng rau đề xuất một số nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm

3 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Vai trò của một số nhân tố sinh thái đến cơ cấu, năng suất và chất lượng rau

1.1.1 Nhân tố vô sinh

1.1.1.1 Ánh sáng

Ánh sáng là điều kiện không thể thiếu cho quá trình quang hợp ở thực vật, ảnh hưởng đến hình thái, năng suất, chất lượng rau cũng như quá trình tổng hợp các phytochemical Hàm lượng chất khô, protein, K, Ca, Mg, ascorbic acid, lutein, beta-caroten, đường trong nhiều loại rau thay đổi khi trồng dưới các điều kiện chiếu sáng khác nhau Hàm lượng lutein và beta-caroten ở rau bina, hàm lượng đường và axit ascorbic trong rau diếp, cà chua tăng lên khi cường độ ánh sáng tăng lên Cường độ ánh sáng yếu khiến chồi non yếu hoặc làm tăng tích tụ nitrat; làm chậm sự ra hoa; giảm tỉ lệ đậu, kích thước của quả; giảm chất lượng dinh

Trang 7

1.1.1.4 Đất

Trong các loại đất, đất thịt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng, rau trồng trên đất thịt sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn, chăm sóc tốn ít công, chi phí hơn nhưng vẫn đảm bảo

năng suất tốt (Nguyễn Duy Lam và cs, 2019) pH đất từ 5,5 đến 7,0 là phù hợp với hầu hết

các loại cây rau (Ronen, 2016) Đất canh tác có hàm lượng OM được tích lũy ít hơn so với đất không canh tác, càng canh tác lâu năm lượng OM suy giảm càng lớn (VandenBygaart, et

al, 2013) Cách khai thác và sử dụng đất sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng OM và N trong đất

(Mikhailova et al, 2000)

Sự sẵn có của các nguyên tố hóa học trong đất quyết định năng suất và chất lượng của cây trồng, ảnh hưởng đến sự phát triển sức chống chịu với sâu bệnh của rau Các nguyên tố hóa học cần thiết cho rau được chia thành 3 nhóm: nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng dựa theo nhu cầu sử dụng của cây Cần phải được bổ sung định kì chất dinh dưỡng cho đất để duy trì năng suất và chất lượng rau (Czeczko, 2013)

1.1.2 Nhân tố hữu sinh

1.1.2.1 Sinh vật sống trong đất

Sinh vật trong đất bao gồm vi sinh vật và các loài động vật đất Số lượng và thành phần

vi sinh vật đa dạng hơn ở tầng đất có chiều sâu từ 10 - 20 cm so với bề mặt, ở tầng đất này có

độ ẩm thích hợp, tích lũy nhiều chất dinh dưỡng, không bị tác động trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời (Naylor et al, 2022)

Động vật đất là nhóm động vật có đời sống gắn liền trên bề mặt hoặc trong lòng đất, chúng thuộc nhiều nhóm phân loại khác nhau và thường được phân chia dựa vào kích thước

cơ thể (Anderson, 1988) Chúng bao gồm 3 nhóm: microfauna, mesofauna và macrofauna

Trang 8

5

Giun đất cải thiện các đặc tính sinh học, hóa học, vật lý của đất và đóng vai trò là sinh vật chỉ thị cho mức độ thay đổi, nguồn gốc đất, tính chất đất hay mức độ ô nhiễm của đất (Ahmed et al, 2022) Hoạt động đào hang của các loài động vật đất làm thay đổi độ xốp của đất, giảm độ nén chặt (Pisa et al, 2015) Nhiều loài động vật đất ăn thịt và các nhóm côn trùng đất ký sinh rất quan trọng trong kiểm soát động vật không xương sống ăn rễ cây Côn trùng như bọ cánh cứng và ruồi đặc biệt quan trọng trong sự phân hủy của phân, xác thối và lá rụng, trả lại chất dinh dưỡng cho đất Các loài ăn mảnh vụn như tuyến trùng, bọ đuôi bật, cuốn chiếu… biến đổi chất và khoáng chất đang phân hủy thành các dạng có thể sử dụng được, khép kín chu trình vật chất và tăng độ phì nhiêu của đất (Stork

et al, 1992), (Gunstone et al, 2021) Côn trùng đất cũng ăn hạt của cỏ dại giúp giảm sự lây lan của cỏ dại (Honek et al, 2003)

1.1.2.2 Các loài cỏ dại

Quản lý cỏ dại là một thách thức lớn đối với người trồng rau, đặc biệt đối với những người sử dụng phương pháp hữu cơ Các loại rau khác nhau về mức độ nhạy cảm với sự cạnh tranh của cỏ dại (Madden et al, 2021) Trong một số trường hợp, cỏ dại lại có ích cho năng suất cây rau, chẳng hạn như làm thức ăn thay thế, vật chủ thay thế rau cho động vật chân khớp

ăn lá, các loài ký sinh (Araj et al, 2019) Cỏ dại là nơi sinh sản, cư trú của nhiều loại sâu hại rau do đó nó sự tồn tại của nó có thể là một trong những nguyên nhân khiến rau bị sâu hại nhiều hơn (Norris et al, 2005)

1.1.2.3 Động vật hại rau và thiên địch

Hơn 70 họ động vật Chân khớp được coi là loài gây hại cây trồng Chúng ăn lá làm giảm diện tích lá; một số loài hút nhựa từ lá, thân hoặc rễ; hoặc là vật truyền bệnh chính gây hại cho nhiều loại rau (Inoue-Nagata et al, 2016), (Shivalingaswamy et al, 2002) Tăng mức

độ phong phú của thiên địch có thể làm giảm mật độ của một nhóm sâu hại thực vật phổ biến giúp tăng năng suất của cây trồng (Cardinale et al, 2003)

Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về thành phần các loài sâu hại rau và thiên địch của chúng trên một số loại rau trồng phổ biến Hồ Thị Thu Giang (2002) phát hiện 29 loài sâu hại trên cây rau họ Cải và 77 loài thiên địch ở vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội Cao Hoàng Yến Nhi và cs (2014) đã báo cáo 34 loài Chân khớp trong đó có 17 loài sâu hại, 17 loài thiên địch trên sinh quần rau cải ngọt, cải xanh, mùng tơi, rau dền ở một số vườn rau canh tác an toàn tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh…

1.2 Khái quát về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau

1.2.1 Kỹ thuật làm đất trước gieo trồng

Sử dụng máy móc trong cày, xới, giúp cải thiện cấu trúc đất đã thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, mật độ quần thể giun đất cao hơn, kiểm soát cỏ dại hiệu quả và năng suất cây trồng bằng hoặc lớn hơn so với xới đất thông thường (France et al, 2017) Tuy nhiên, việc làm đất thường xuyên cũng gây bất lợi cho cho cây trồng làm tăng nguy cơ xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng Làm đất trước khi gieo trồng có nhiều cách thức khác nhau như dùng thuốc diệt cỏ để

Trang 9

6

loại bỏ mầm cỏ dại; giữ lại tàn dư thực vật từ lứa trước để tạo ra nguồn chất hữu cơ trước khi gieo trồng (Dao, 1998); sử dụng lớp phủ đất bằng màng nhựa hoặc rơm rạ, vụn cỏ, phân trộn… (Zhao et al, 2014)

1.2.2 Hạt giống và kỹ thuật gieo ươm

Trong nghiên cứu sinh thái học, người ta quan tâm đến sự phù hợp của hạt giống với môi trường và các kỹ thuật canh tác Hiện nay, các giống rau có khả năng chống chịu tốt với

sự khắc nghiệt của môi trường và sự thay đổi của các loài sâu bệnh đang rất được quan tâm

(Perez và cs., 2017) chẳng hạn như các giống rau chịu mặn, chịu hạn, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu tốt (Abdou et al, 2013), (Sarker et al, 2020) Nhiều loại rau được trồng bằng cây giống, cây con được đem ra trồng phải khoẻ, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh và dập nát

1.2.3 Thời vụ gieo trồng

Lựa chọn thời điểm gieo trồng rau phù hợp từng giống cây sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch và tốn ít nhân công, vật tư chăm sóc (ICAR, 2006) Nhiều vùng trồng rau trên thế giới đã thay đổi ngày gieo hạt để tránh những tác động có hại của nhiệt

độ cao khi ra hoa và khi thu hoạch để thích ứng với biến đổi khí hậu (Singh et al 2013), (Olesen et al, 2011) Các trang trại canh tác rau hữu cơ thường trang bị hệ thống bảo vệ như nhà lưới, nhà kính… nên có thể điều chỉnh, giảm bớt điều kiện bất lợi của môi trường đối với cây rau nên thích hợp trồng rau trái vụ hơn canh tác truyền thống (Tewari, 2007)

1.2.4 Bố trí cây trồng

1.2.4.1 Xen canh

Xen canh là hoạt động nông nghiệp trồng hai hoặc nhiều loại cây trồng trong cùng một không gian, thời điểm, giúp tăng năng suất trên một đơn vị diện tích đất, giảm nguy cơ mất mùa, kiểm soát xói mòn, cỏ dại và côn trùng gây hại (Hugar et al, 2008) Khi trồng xen canh cần lựa chọn tổ hợp cây trồng thích hợp nhằm tương thích các yếu tố như mật độ, hệ thống

rễ, bóng râm và cạnh tranh dinh dưỡng (Ijoyah et al, 2012)

1.2.4.2 Luân canh

Luân canh là sự luân phiên cây trồng, sao cho tại một vị trí không trồng cùng một loại cây trồng trong các mùa liên tiếp, giúp giảm thiểu sâu bệnh, giảm sử dụng hóa chất, hỗ trợ và góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất (Diacono et al, 2021), (Benicasa et al, 2017), (Gabriel et

al, 2012)

Canh tác hữu cơ thực hiện xen canh, luân canh để hạn chế sâu bệnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm; hạn chế rủi ro thất thoát chất dinh dưỡng trong đất Hiện nay, canh tác truyền thống cũng không duy trì hệ thống canh tác độc canh do làm giảm hàm lượng chất hữu cơ, giảm hoạt động của hệ vi sinh vật đất, ảnh hưởng đến các enzyme trong đất và rất dễ bùng phát dịch hại làm giảm thu hoạch (Reynafarje et al, 2016)

1.2.4.3 Mật độ trồng

Mật độ khoảng cách của cây rau phụ thuộc vào giống (đặc trưng hình thái, đặc tính di

Trang 10

7

truyền của giống), điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt Mật độ trồng có thể ảnh hưởng đến chiều cao cây, số lá, tỷ lệ đậu quả, kích thước của quả… qua đó ảnh hưởng đến năng suất của các loại rau (Satodiya et al, 2015), (Nguyen Minh Tuan et al, 2015) Năng suất rau đạt mức độ tối đa khi cây trồng sử dụng triệt để được chất dinh dưỡng có trong môi trường

1.2.5 Sử dụng phân bón

Phân bón giúp cải thiện sản xuất, tăng năng suất cây trồng nhưng nếu bón không cân đối sẽ dẫn đến hậu quả: năng suất thấp, chất lượng kém, dễ hư hỏng khi vận chuyển và khó bảo quản cũng như ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và môi trường Phân hữu cơ

có thể được sử dụng như một biện pháp thay thế phân vô cơ để cải thiện cấu trúc đất (Lema

et al, 2013] Ullah et al (2008) nhận định, chỉ bón phân gia cầm cho hiệu quả tốt hơn so với chỉ bón phân hóa học Sử dụng phân hữu cơ sinh học Trichoderma kết hợp với tỷ lệ phân hóa học phù hợp có thể giúp đạt hiệu quả tối đa về năng suất, chất lượng và tiết kiệm phân bón (Ye et al, 2020)

1.2.6 Chăm sóc và quản lý dịch hại

Nông dân thường sử dụng các loại hóa chất BVTV để tăng năng suất rau Tuy nhiên điều đó có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cả chính người trồng rau nếu không sử dụng các công cụ bảo hộ cần thiết Lạm dụng sử dụng hóa chất BVTV có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh, sự xuất hiện trở lại của các loài sinh vật gây hại và ngộ độc thuốc trừ sâu, tạo ra các nguy cơ đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng đến hệ sinh thái (Yadav

et al, 2015)

Ngoài việc sử dụng thuốc trừ sâu, có ba nhóm biện pháp can thiệp chính hạn chế sâu hại và ít gây ảnh hưởng đến môi trường, đó là: sử dụng các phương pháp kiểm soát sinh học (Schreinemachers et al, 2015), (Trần Đình Chiến và cs 2008), (Trần Thị Mỹ Hạnh và cs, 2023); ghép cây giống năng suất cao vào gốc ghép kháng bệnh (Davis et al, 2008) và đầu tư vào các hệ thống canh tác được bảo vệ (Schreinemachers et al 2016)

1.2.7 Sản xuất rau hữu cơ

Canh tác hữu cơ là một hệ thống loại bỏ việc sử dụng hóa chất trong trồng trọt và thay thế bằng các mạng lưới quản lý nhằm duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất lâu dài, tăng hàm lượng chất hữu cơ, NPK dễ tiêu, nước cũng như chất lượng của môi trường (Rao et al, 2007), (Bhat et al, 2013) Sự khác biệt về năng suất cây trồng trong các hệ thống sản xuất hữu cơ và sản xuất truyền thống là 20% tùy thuộc vào các loại cây trồng, khu vực (De Ponti et al, 2012) Rau trồng hữu cơ có hàm lượng đường, vitamin C, Fe,

Mg, P cao hơn; hàm lượng NO3- hay kim loại năngh thấp hơn đáng kể và năng suất cao hơn (Pradeepkumar et al, 2017), (Suja 2013)

1.3 Ảnh hưởng của trồng rau đến môi trường tự nhiên

1.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường đất

1.3.1.1 Ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất

Đất được sử dụng để canh tác dẫn đến hàm lượng chất hữu cơ được tích lũy ít hơn so

Trang 11

8

với đất không canh tác, càng canh tác lâu năm thì lượng chất hữu cơ càng suy giảm

(VandenBygaart et al, 2003) Bón thừa phân hóa học, đặc biệt là phân đạm ảnh hưởng tiêu cực

đến vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sp (Savci, 2012) Phân hữu cơ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, độ phì và cấu trúc bền vững cho đất (Dao, 1998)

1.3.1.2 Ảnh hưởng đến tính chất hóa lý của đất

Hoạt động làm đất giúp tăng khả năng tiếp cận chất hữu cơ của vi sinh vật đất, qua đó tăng giải phóng N (Dao,1998) Sử dụng phân hóa học gây tác động tiêu cực đến pH đất, làm thay đổi cấu trúc đất và hệ vi sinh vật đất Chỉ sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh giúp cải thiện khả năng giữ nước, độ xốp, hàm lượng NPK sẵn có, chất cố định N, chất hòa tan P và hoạt động của dehydrogenase trong đất (Suja, 2013)

1.3.1.3 Ảnh hưởng đến hàm lượng các nguyên tố trong đất

Sử dụng thường xuyên các loại phân bón N, P, K cùng với phân chuồng sẽ góp phần làm tăng hàm lượng chất hữu cơ và N trong đất so với vùng lân cận không trồng trọt (Thomas

et al, 1993) Sử dụng phân vô cơ trong một thời gian làm tăng hàm lượng các kim loại nặng (Nziguheba et al, 2008) Ở vùng trồng rau Hà Nội, càng xuống phía Nam, hàm lượng kim loại trong đất càng cao (Ngô Thị Lan Phương, 2010) Đất trồng rau ở Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì có hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P, K) nhiều điểm ở mức nghèo và một số vị trí hàm lượng Zn, Pb, Cu vượt giới hạn cho phép (Trần Khắc Hiệp, 2008) Đất canh tác rau ở Tiền Lệ, Hoài Đức hầu hết đều nhiễm As, Cd (Nguyễn Ngân Hà, 2016)

1.3.2 Ảnh hưởng đến môi trường nước

Canh tác nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm bởi thuốc trừ sâu và phân bón (Norse D., 2005), (Belmans et al, 2018.] mà nguyên nhân chủ yếu

do phân đạm (Khan et al, 2018) Ô nhiễm nước ngầm do hóa chất nông nghiệp cũng phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng tại vùng canh tác (Srivastav et al, 2020)

1.3.3 Ảnh hưởng đến không khí

Sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí Sản xuất phân bón và quá trình nitrat hóa các loại phân bón tạo thành các chất khí nhà kính khiến trái đất nóng lên, tổn hại tầng ozon Bón vôi hoặc bón phân amoni với urê, có thể làm bay hơi NH3, biến đổi thành thành HNO3, tạo ra mưa axit khiến thảm thực vật bị hủy hoại và làm thay đổi môi trường sống các sinh vật thủy sinh (Savci, 2012)

1.3.4 Ảnh hưởng đến các loài sinh vật

1.3.4.1 Ảnh hưởng đến các loài cỏ dại

Cỏ dại gây thiệt hại cho rau do chúng sinh sản mạnh mẽ, mức cạnh tranh dinh dưỡng cao và ổ sinh thái rộng Trồng rau hữu cơ có sinh khối cỏ dại trên mặt đất cao hơn

so với trồng rau truyền thống (Poudel et al, 2002) Sự phong phú của cỏ dại ở rìa ruộng cao hơn ở giữa ruộng và sự khác biệt này thể hiện rõ ràng hơn ở các ruộng canh tác

Trang 12

9

truyền thống Các loài cỏ dại lớp Một lá mầm thường chiếm ưu thế trong nhóm các loại cây mọc dại do có kích thước nhỏ, khả năng tái sinh cao so với các loài Hai lá mầm (Rydberg et al, 2000), (Hyvonen et al, 2003)

1.3.4.2 Ảnh hưởng đến các loài động vật trên mặt đất

Thuốc trừ sâu ảnh hưởng tiêu cực đến các quần thể động vật trên cạn: suy giảm số lượng chim ăn thịt, động vật có vú… (Mahmood et al, 2016) Các quần thể Côn trùng có ích như ong và bọ cánh cứng cũng suy giảm đáng kể bởi các chất diệt côn trùng phổ rộng trong canh tác rau Côn trùng trong các trang trại trồng rau hữu cơ nhiều hơn so với các trang trại canh tác truyền thống (Pilling et al, 2006) Sử dụng thuốc BVTV đã tác động tiêu cực, gây mất cân bằng và sự ổn định trong tự nhiên bởi thuốc BVTV tiêu diệt các loài gây hại đồng thời cũng giết chết nhiều loài có lợi (Bueno et al, 2004)

Trong số các sinh vật có ích quan trọng trong nông nghiệp, thiên địch của động vật Chân khớp là đáng chú ý nhất vì chúng góp phần làm giảm sự bùng phát dịch hại (Bueno et

al 2017) Lạm dụng thuốc trừ sâu trong canh tác gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các loài thiên địch của sâu bệnh, thường dẫn đến sự hồi sinh của dịch hại, sự xuất hiện của sâu bệnh thứ cấp và có khả năng kháng thuốc mạnh (Fernandes et al, 2010)

1.3.4.3 Ảnh hưởng đến các loài động vật đất

Quá trình canh tác gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của động vật sống trong đất: làm giảm mật độ động vật Chân khớp bé Collembola (Endlweber et al 2005) cũng như ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản của giun đất (Panda et al (1999)] (Goulson, 2013) Quần thể Giun đất thường suy giảm khi canh tác liên tục trong thời gian dài (Curry et al, 2002) Mật độ của các loài Giun đất tăng lên khi cày bừa, mật độ của các loài Bò sát hoạt động ban đêm thường cao hơn trong trường hợp đất không cày hoặc bừa (Riley et al, 2008)) Thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp, được cho là những yếu tố chính dẫn đến sự suy giảm côn trùng và là mối đe dọa ngày càng lớn với môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng

Bên cạnh những tác động tiêu cực đến các nhóm động vật đất, quá trình canh tác cũng

có những tác động tích cực đến đời sống của chúng như canh tác luân canh làm tăng mật độ, sinh khối giun đất (Riley et al, 2008) Sinh khối và mật độ giun đất trong hệ thống canh tác hữu

cơ cao hơn so với các hệ thống canh tác khác (Scullion et al, 2002)

1.4 Sơ lược vùng trồng rau Thường Tín, Hà Nội

Huyện Thường Tín có những điều kiện thuận lợi để phát triển chuyên canh cây rau: (1) Toàn huyện đều là đồng bằng, được bồi đắp bởi sông Hồng và sông Nhuệ, đất chủ yếu là đất thịt và cát pha phù hợp với nhiều loại rau (2) Hệ thống tưới tiêu thuận lợi, hệ thống nước mặt phong phú và ao hồ dự trữ nước trong mùa khô (3) Khí hậu bốn mùa thích hợp trồng nhiều loại rau khác nhau (4) Hệ thống đường giao thông thuận lợi, đa dạng (đường bộ, đường sắt, đường thủy), gần nội thành Hà Nội nên vận chuyển sản phẩm nhanh chóng, dễ dạng

Thường Tín có khoảng 545 ha vùng rau an toàn (2022), tập trung chủ yếu tại 3 xã Thư

Trang 13

10

Phú, Hà Hồi, Tân Minh Mô hình trồng rau sản xuất của huyện gồm: rau truyền thống, rau an toàn, rau theo hướng hữu cơ Các mô hình này thuộc hai kiểu canh tác cơ bản: trồng rau truyền thống (có sử dụng phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật); trồng rau theo hướng hữu cơ (hoàn toàn không sử dụng hóa chất trong canh tác)

Hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất trồng rau ở Thường Tín còn nhiều bất cập Chưa thực hiện được dồn điền đổi thửa, hình thành các cánh đồng mẫu lớn và đưa điện lưới ra đồng tại một số xã, khiến việc mở rộng quy mô sản xuất gặp nhiều khó khăn

Cơ cấu chuyển dịch từ trồng lúa sang cây hàng năm như rau, cây cảnh, dược liệu mang lại những hiệu quả kinh tế đáng kể nên định hướng phát triển nông nghiệp của Thường Tín chuyển từ sản xuất lương thực sang cây hàng năm, trong đó rau có diện tích lớn nhất (Đỗ Thị Đức Hạnh, 2012), (Phạm Thanh Sơn và cs, 2023)

Có thể nhận thấy, các nghiên cứu về sinh thái trồng rau trên thế giới tập trung theo bốn hướng: (1) Các nhân tố vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất…) và (2) nhân tố hữu sinh (cỏ dại, động vật đất, sâu hại, thiên địch) ảnh hưởng đến cơ cấu, năng suất và chất lượng rau thành phẩm; (3) Các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau; (4) Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng rau đến môi trường đất, nước, không khí và quần xã sinh vật (cỏ dại, động vật đất, sâu hại, thiên địch) Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường thực hiện theo từng hướng riêng lẻ, chưa có những kết quả mang tính tổng hợp, ở một vùng trồng rau cụ thể Các dẫn liệu về những loài thực vật mọc hoang rất ít, chủ yếu về ảnh hưởng của những loài cỏ dại đến năng suất rau Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng rau đến động vật đất và vai trò của chúng trong sinh thái trồng rau không hiếm nhưng chỉ mới tập trung vào nhóm giun đất, rất ít dẫn liệu khoa học về nhóm động vật đất khác

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sinh thái trồng rau thường tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của canh tác đến chất lượng môi trường đất, nước Ảnh hưởng của trồng rau đến các loài thực vật mọc hoang hầu như không có dẫn liệu Ảnh hưởng của trồng rau đến động vật chủ yếu nghiên cứu trên nhóm sâu hại và thiên địch, chưa quan tâm đến nhóm động vật đất Những dẫn liệu về vùng trồng rau Hà Nội thường tập trung ở các huyện trồng rau lâu đời như Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh… Hiện chưa có dẫn liệu đầy đủ về vùng trồng rau Thường Tín Ở các nghiên cứu trước đây, người ta chỉ nghiên cứu trên địa bàn một xã vì Thường Tín chỉ là một trong những điểm nghiên cứu cùng với các vùng trồng rau khác ở Hà Nội

Chính vì vậy, cần có các nghiên cứu sinh thái làm cơ sở cho các cấp quản lý và người dân nâng cao kiến thức, vận dụng khoa học vào canh tác rau có năng suất, an toàn và bảo vệ môi trường

1.5 Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

“Giáo dục môi trường là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo

dục nhằm hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết về những vấn đề môi trường, thái

1.5.1 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non

Ngày đăng: 21/03/2024, 08:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w