1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề MÔ HÌNH MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

18 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Một Cửa, Một Cửa Liên Thông Trong Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
Tác giả Phan Lê Đức Tuấn, Hoàng Anh Thái, Hồ Minh Thư, Lê Ngọc Trâm, Trần Mỹ Uyên, Vũ Ngọc Uyên, Nguyễn Phan Thảo Vy, Võ Triệu Vy, Lâm Nguyễn Ngọc Xuân, Bùi Như Ý, Phạm Nguyễn Hoàng Yến
Người hướng dẫn Thầy Trương Tư Phước
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 229,08 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH Chủ đề: MÔ HÌNH MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Bộ môn: Thủ tục hành chính Giảng viên: thầy Trương Tư Phước Lớp: HC46B2 Nhóm: 09 Thành viên: 1 Phan Lê Đức Tuấn 2153801014234 2 Hoàng Anh Thái 2153801014237 3 Hồ Minh Thư 2153801014261 4 Lê Ngọc Trâm 2153801014277 5 Trần Mỹ Uyên 2153801014289 6 Vũ Ngọc Uyên 2153801014291 7 Nguyễn Phan Thảo Vy 2153801014300 8 Võ Triệu Vy (NT) 2153801014303 9 Lâm Nguyễn Ngọc Xuân 2153801014305 10 Bùi Như Ý 2153801014306 11 Phạm Nguyễn Hoàng Yến 2153801014310 TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 202 I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 1 Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính: 1.1 Thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan quản lý nhà nước, những người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức (được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát TTHC) Ví dụ: Thủ tục đăng ký kết hôn, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục cấp giấy chứng chỉ hành nghề, Chủ thể tiến hành thủ tục hành chính là những chủ thể quản lý nhà nước Đặc điểm của thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục, là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý nhà nước Thủ tục hành chính không chỉ nhằm thực hiện quy phạm vật chất của luật hành chính mà cả quy phạm vật chất của các ngành luật khác Bên cạnh đó nó còn đa dạng và phức tạp nhưng lại có tính năng động hơn và nhu cầu thay đổi cũng nhanh hơn so với các quy phạm nội dung Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính được quy định tại Điều 7 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Thứ nhất là đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc giải quyết những yêu cầu, đề nghị của người dân vì còn có nhiều người dân không biết vấn đề của họ cần phải giải quyết ở đâu, họ cần phải làm gì Thứ hai là phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước Nguyên tắc này đảm bảo tính nghiêm chỉnh của pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan mới có quyền được tiến hành các thủ tục hành chính Thứ ba là bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Nguyên tắc này đưa ra nhằm thể hiện tính bình đẳng của pháp luật giữa chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia Thứ tư là tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước Nguyên tắc này nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp đỡ người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính Thứ năm là đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính được quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2010/NĐ- CP về Kiểm soát thủ tục hành chính như sau: Thứ nhất ta phải bảo đảm được tính rõ ràng, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện Thứ hai là phải bảo đảm tính khách quan, công bằng trong khi thực hiện thủ tục hành chính Thứ ba là phải bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong lúc thực hiện thủ tục hành chính Thứ tư là phải bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các thủ tục hành chính Thứ năm là đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức 1.2 Cải cách thủ tục hành chính: Cải cách thủ tục hành chính là một quá trình thay đổi cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa, công khai hóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân Cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính được Chính phủ chọn vì những lý do sau: Thứ nhất là nội dung phản ánh rõ mối quan hệ giữa nhà nước và công nhân, có nhiều yêu cầu cần đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế Tiếp theo là vì điều kiện nguồn lực vẫn còn nhiều khó khăn cho nên lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất Ngoài ra cải cách thủ tục hành chính còn có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội, từ đó những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống người dân sẽ được gỡ bỏ, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính Đáng chú ý nó còn là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác Cuối cùng, thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; từ đó chúng ta có thể xây dựng một bộ máy phù hợp và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP năm 2021 về Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 thì mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của nước ta là: Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau 2 Cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông”: 2.1 Quá trình hình thành cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông”: Cơ chế “Một cửa” về thực hiện thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức được đề ra đầu tiên tại Quyết định số 366/HĐBT ngày 07/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (hiện nay là Chính phủ) Từ năm 1995, có nhiều địa phương đã chủ động thí điểm thực hiện áp dụng cơ chế giải quyết công việc theo mô hình “Một cửa” hay còn được gọi là “Một cửa, một dấu” theo Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về Cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện cơ chế “Một cửa, một dấu” phát sinh nhiều vấn đề như là: có những vụ việc hành chính của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm và thẩm quyền xử lý, giải quyết của nhiều cơ quan hành chính khác nhau, các cấp chính quyền khác nhau; các cơ quan quản lý nhà nước không hợp tác và không có sự liên kết với nhau - việc này gây khó khăn cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính… Vì vậy, để có sự phối hợp giữa các bộ phận, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân cho nên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” là một cơ chế trong quản lý hành chính nhằm tối ưu hóa và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính được ban hành vào ngày 23/04/2018 Việc ra đời của cơ chế này nhằm khắc phục các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, … và nó còn có thể được coi là giải pháp đổi mới về phương pháp làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nhằm tạo bước chuyển biến mới trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí Đồng thời cơ chế này còn điều chỉnh, thay đổi một số bước về tổ chức bộ máy nhà nước nhằm cải tiến chế độ làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước Việc tổ chức thực hiện cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân Ví dụ như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, tra cứu và theo dõi tình hình giải quyết hồ sơ dễ dàng hơn thông qua phần mềm quản lý trực tuyến; việc đưa ra cơ chế “một cửa liên thông” đã giúp cho người dân đỡ bất tiện trong việc đi lại từ cơ quan này tới cơ quan khác để giải quyết, giờ đây người dân chỉ cần nộp hồ sơ và nhận kết quả từ một cơ quan… Bên cạnh đó nó còn giúp cho các cơ quan có thể dễ dàng theo dõi tình hình giải quyết thủ tục hành chính 2.2 Một số vấn đề pháp lý về cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” (Nghị định 01/VBHN-VPCP): 2.2.1 Khái niệm: Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định về định nghĩa Cơ chế một cửa, theo đó, Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân của một CQCTQ thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 61/2018/NĐ-CP Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2018/NĐ-CP như sau: Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân Không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập 2.2.2 Tổ chức Bộ phận Một cửa: Căn cứ Nghị định 61/2018/NĐ-CP và Nghị định 107/2021/NĐ-CP VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH thì cụ thể tại Điều 7 NĐ 61/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 NĐ 107/2021/NĐ-CP Tổ chức bộ phận Một cửa được quy định như sau: Tại cấp bộ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngang bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tổng cục và tương đương, cục thuộc bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của cơ quan, đơn vị mình; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các cơ quan của trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của cơ quan, đơn vị mình Tại cấp tỉnh Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, của Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp nhận thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của cơ quan mình, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, của Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao tiếp nhận tại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh Tại cấp huyện Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ tất cả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao tiếp nhận tại cấp huyện Tại cấp xã Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã và những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện được giao tiếp nhận hồ sơ tại cấp xã 2.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của CQ có thẩm quyền và quy trình giải quyết TTHC: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa được quy định tại Điều 8 Nghị định 61/2018/NĐ- CP và Khoản 4 Điều 1 Nghị định 107/2021/NĐ-CP Với nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp dịch vụ hành chính công tốt nhất cho người dân, tổ chức, Bộ phận Một cửa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính công, giảm thiểu thủ tục hành chính phức tạp và làm giảm sự phiền hà cho người dân, tổ chức Bên cạnh đó, nhà làm luật quy định các quyền hạn cho Bộ phận Một cửa nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính * Quy trình giải quyết TTHC: Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 125/QĐ-BNV năm 2022 quy trình giải quyết TTHC của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ như sau: Sau khi tiếp nhận hồ sơ TTHC từ Bộ phận Một cửa, các đơn vị chuyên môn phân công công chức xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ, trình phê duyệt kết quả giải quyết TTHC Thứ nhất, quy trình giải quyết TTHC điện tử: a) Kiểm tra thông tin trên tài liệu điện tử mà Bộ phận Một cửa chuyển đến và cập nhật thông tin, dữ liệu điện tử trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ, ký số của cơ quan, tổ chức vào bản sao y đối với thành phần hồ sơ phải số hóa thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị; Dữ liệu điện tử của giấy tờ phải có tối thiểu các trường thông tin: Mã loại giấy tờ; số định danh của tổ chức, cá nhân, trường hợp công dân không có số định danh cá nhân thì phải bổ sung họ tên, năm sinh, ngày cấp, cơ quan cấp; tên giấy tờ; trích yếu nội dung chính của giấy tờ; thời hạn có hiệu lực; phạm vi có hiệu lực (nếu có) Các thông tin, dữ liệu khác được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; b) Trường hợp phải thẩm tra, xác minh, lấy ý kiến các cơ quan liên quan trong quá trình xử lý hồ sơ, kết quả thẩm tra, xác minh và kết quả trả lời của cơ quan liên quan phải được số hóa theo dữ liệu điện tử để lưu vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Kết quả giải quyết thủ tục hành chính trình cấp có thẩm quyền ký số, phát hành theo quy định pháp luật về công tác văn thư để trả bản giấy và bản điện tử cho tổ chức, công dân, trừ trường hợp thủ tục hành chính chỉ quy định cung cấp bản kết quả giải quyết điện tử hoặc tổ chức, công dân đề nghị chỉ cung cấp bản kết quả giải quyết điện tử Khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính thành công, các hồ sơ, giấy tờ được số hóa, có giá trị pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thì được sử dụng trong thực hiện các thủ tục hành chính khác của tổ chức, công dân Thứ hai, quy trình giải quyết hồ sơ TTHC bản giấy: a) Trường hợp thủ tục hành chính không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, có liên quan, công chức được giao xử lý hồ sơ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định; cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; b) Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ - Công chức được giao xử lý hồ sơ thẩm tra, xác minh, trình cấp có thẩm quyền quyết định và cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ - Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ, lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử và lưu tại đơn vị giải quyết Trường hợp cần có mặt tổ chức, công dân để thẩm tra, xác minh hồ sơ thì phải cập nhật thông tin về thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung xác minh vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ để thông báo cho tổ chức, công dân được biết để phối hợp thực hiện - Đối với hồ sơ qua thẩm tra, thẩm định chưa đủ điều kiện giải quyết, Bộ phận Một cửa trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này để gửi cho tổ chức, công dân Thời gian thông báo trả lại hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thời gian Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu sau khi nhận đủ hồ sơ - Trường hợp hồ sơ phải lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan + Đơn vị chủ trì giải quyết hồ sơ gửi thông báo điện tử hoặc hoặc văn bản phối hợp xử lý đến các đơn vị có liên quan, trong đó nêu cụ thể nội dung lấy ý kiến, thời hạn lấy ý kiến Quá trình lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ về nội dung, thời hạn, cơ quan lấy ý kiến trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ + Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời các nội dung được lấy ý kiến theo thời hạn lấy ý kiến và cập nhật nội dung, kết quả tham gia ý kiến trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ hoặc Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Trường hợp quá thời hạn lấy ý kiến mà cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến chưa có văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trả lời thì cơ quan, đơn vị chủ trì thông báo cho người đứng đầu Bộ phận Một cửa đã chuyển hồ sơ về việc chậm trễ để phối hợp xử lý Thứ ba, trường hợp hồ sơ, thủ tục hành chính thực hiện theo quy trình giải quyết liên thông giữa Cơ quan Bộ với Ban, Cục: a) Bộ phận Một cửa của Bộ chuyển hồ sơ giấy đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban, Cục Số hóa hồ sơ thủ tục hành chính nhập thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ sau đó chuyển thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban, Cục để giải quyết thủ tục hành chính theo quy định; b) Các Ban, Cục xử lý, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này, chuyển kết quả giải quyết cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, công dân để trả kết quả theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; c) Các hồ sơ quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này để gửi cho tổ chức, công dân thông qua Bộ phận Một cửa Thông báo được nhập vào mục trả kết quả của hệ thống thông tin Một cửa điện tử Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định Thứ tư, đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, trong thời hạn chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận Một cửa và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, công dân, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn trả kết quả theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này Việc hẹn lại ngày trả kết quả được thực hiện không quá một lần Căn cứ Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết, Bộ phận Một cửa điều chỉnh lại thời gian trả kết quả xử lý trên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử, đồng thời gửi thông báo đến tổ chức, công dân qua thư điện tử, tin nhắn SMS, điện thoại II THỰC TRẠNG MÔ HÌNH “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRONG CẢI CÁCH TTHC: 1 Thành tựu: Trước khi chưa thực hiện mô hình một cửa một cửa liên thông thì các cơ quan hành chính chưa thống nhất về TTHC chung và quy trình giải quyết được cụ thể dẫn đến, ở mỗi nơi mỗi cơ quan hành chính tự đặt ra thủ tục của mình, kéo theo đó mỗi phòng, ban chuyên môn trong đó cũng tự ý đề ra những quy định thủ tục riêng, gây phiền hà trong việc thực hiện TTHC tạo điều kiện cho tình trạng tham nhũng quan liêu phát triển, làm mất lòng tin của nhân dân đối với nhà nước Đến khi mô hình một cửa, một cửa liên thông đã góp phần làm chuyển đổi quá trình thực hiện TTHC theo hướng công khai, đơn giản, dễ dàng thực hiện, lược bỏ bớt các thủ tục mang tính hình thức Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, cấp huyện được triển khai ở các địa phương với nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, các cơ quan hành chính thống nhất một bộ thủ tục hành chính chung và quy trình giải quyết được cụ thể, công khai để nhân dân được biết và thực hiện theo Ngoài ra, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến rõ nét trong giải quyết TTHC đối với người dân, doanh nghiệp Biểu hiện ở việc, các nội dung được gắn kết đồng bộ giữa cải cách TTHC và xây dựng chính phủ điện tử Hầu hết TTHC được niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết, công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC theo quy định, tạo thuận lợi cho mỗi cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng truy cập tìm hiểu cũng như theo dõi kịp thời nắm bắt được các quy định trong việc thực hiện TTHC, từ đó thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện TTHC được chính xác Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành nói chung và đến gần hơn các quy định của pháp luật về cách thức trình tự của TTHC Khắc phục tình trạng các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo Người dân không phải đi lại nhiều lần, qua nhiều khâu, mất thời gian gây phiền hà phức tạp hóa quá trình thực hiện thực hiện TTHC Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện thực hiện TTHC của người dân được dễ dàng đơn giản Việc quy định thời gian cung ứng các dịch vụ hành chính công rõ ràng, giảm chi phí thời gian và tăng cơ hội hoạt động của các tổ chức và công dân Khắc phục được tình trạng các công chức của các phòng ban chuyên môn tự ý gia hạn thời gian xử lý hồ sơ gây khó khăn ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân Việc thống nhất mức lệ phí đối với cùng một loại dịch vụ do các cơ quan hành chính ban hành ở các địa phương khác nhau Giúp tránh tình trạng tùy tiện đặt ra và thu các loại phí không chính đáng, hay ở mỗi nơi mỗi địa phương các cơ quan hành chính thu mức lệ phí khác nhau gây khó khăn trong công tác quản lý kiểm tra Góp phần hạn chế được tình trạng tham nhũng bòn rút của người dân và ngân sách của nhà nước Cán bộ lãnh đạo không còn phải mất nhiều thời gian vào các công việc sự vụ hành chính, dẫn đến việc không có thời gian dành cho những nhiệm vụ và chức năng quản lý khác, giảm dần việc các cán bộ lãnh đạo phải tham gia trực tiếp giải quyết các công việc sự vụ, khiếu kiện Góp phần tạo lập niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động phục vụ của cơ quan nhà nước Điều này được biểu hiện ở một số địa phương sau: Ở tỉnh Cà Mau- Trích từ bài viết của UBND tỉnh Cà Mau UBND huyện Năm Căn - Chị Hứa Thị Mộng Hà, Công chức Văn hoá - Xã hội xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn cho biết: “Từ khi triển khai TTHC liên thông thấy rất là tiện lợi cho người dân, ví dụ như là thủ tục thờ cúng liệt sĩ trước đây thì phải nhận hồ sơ tại UBND xã rồi làm hồ sơ và người dân tự đem đến UBND huyện nộp hồ sơ Nhưng hiện nay việc áp dụng thủ tục liên thông từ huyện đến xã thì nay bà con có thể đến UBND xã làm hồ sơ và đợi đến khi nào có kết quả qua đó thấy rất là tiện lợi cho bà con” Còn ở tỉnh Bắc Cạn 11/1/2022 thông qua kết quả công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022 đối với 06 lĩnh vực có chỉ số trung bình là: 89,07% tại Quyết định số 42/QĐ-UBND Cụ thể là ở lĩnh vực Đất đai: Đạt 88,60%, Lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp: Đạt 92,94%, Lĩnh vực Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y, thuỷ lợi: Đạt 86,29%, Lĩnh vực Xây dựng: Đạt 91,27%, Lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội: Đạt 84,41%, Lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch: Đạt 90,42% -Trích từ Chuyên trang cải cách hành chính tỉnh Bắc Cạn 2 Bất cập của mô hình “Một cửa, một cửa liên thông”: Bên cạnh những kết quả đạt được trên, việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC vẫn còn một số bất cập, khó khăn điển hình như: Thứ nhất, Thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích Một số huyện chưa thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích Đến nay, chưa có văn bản quy định về giá, đơn giá cung cấp dịch vụ đối với việc thuê doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hoá hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC nên chưa có cơ sở để xây dựng được mức giá, đơn giá phù hợp để thuê doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong phương án thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận việc hướng dẫn, tiếp nhận, số hoá hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC thay công chức, viên chức của một số sở, ban, ngành Ở các sở, ban ngành UBND cấp huyện, thành phố đã ký kết hợp tác cung ứng dịch vụ bưu chính công ích nhưng chưa việc chỉ đạo đến cán bộ công chức tại bộ phận 1 cửa chưa quyết liệt dẫn đến việc phối hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả Đồng thời, chưa có phần mềm kết nối chia sẻ của Bưu điện và Phần mềm một cửa để kiểm soát hồ sơ gửi nhận qua bưu chính; chưa có công cụ tra cứu trực tuyến tình trạng, tiến độ gửi nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích để tổ chức, người dân chủ động tra cứu Tổ chức, người dân không thể theo dõi được tình trạng hồ sơ do các quy trình giải quyết không được ghi nhận trên phần mềm của Bộ, ngành Thứ hai, Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống, hồ sơ giấy, nhất là ở các địa phương Theo thống kê, đến ngày 21/6/2023 đã có trên 213 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và có gần 16 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia Tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến còn thấp (chiếm khoảng 7,5% trên tổng số hồ sơ) Tỷ lệ hồ sơ được cập nhật, giải quyết, xử lý đúng quy trình trên hệ thống một cửa điện tử tại cấp huyện, cấp xã thấp và đa phần chưa được thực hiện nhiều ở môi trường điện tử Ví dụ: trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ở cấp tỉnh, trong 8 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 99,75%; hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến cấp tỉnh chiếm 49,73% Tại cấp huyện, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn tại Bộ phận Một cửa cấp huyện đạt 71,63%; hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến chiếm 9,6% Tại cấp xã, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn tại Bộ phận Một cửa cấp xã đạt 92,04%; hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến cấp xã chiếm 24,67% Đồng thời ở tỉnh Quảng Nam, vẫn tồn tại các hồ sơ TTHC trễ hạn có 81 hồ sơ trễ hạn thuộc Sở LĐ-TB&XH, Sở KH-ĐT, TN-MT, Xây dựng, Y tế chủ yếu ở các lĩnh vực: Đất đai (đăng ký biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký và xóa đăng ký thuế chấp…); Bảo trợ xã hội, người có công; đăng ký thành lập và hoạt động doanh nghiệp (hộ kinh doanh); Cấp giấy phép xây dựng Thứ ba, Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần đạt được các yêu cầu tối thiểu đạt được những yêu cầu nhất định Đồng thời theo điểm c, khoản 1 Điều 8 NĐ 61/2018/NĐ-CP Bộ phận Một cửa có nhiệm vụ hỗ trợ tổ chức cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 Nhưng công tác tuyên truyền, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 vẫn đang còn trên tiến trình thực hiện, chưa đạt được kết quả cao Hiện nay ở nhiều xã, thị trấn thực hiện các thủ tục hành chính người dân vẫn còn thói quen trực tiếp đến bộ phận một cửa xã liên hệ giải quyết hồ sơ, nên tỷ lệ người dân tham gia nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3,4 thông qua mạng Internet còn thấp và việc tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân, doanh nghiệp chưa có sự chuyển biến Ví dụ: Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: Theo thống kê của Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tính từ khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia đi vào hoạt động (09/12/2019) đến ngày 15/9/2022, tỉnh Quảng Trị có 65.518 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 nộp qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, đứng đầu toàn quốc Năm 2021, toàn tỉnh có 87.555 hồ sơ trực tuyến (16.523 hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 71.032 hồ sơ trực tuyến mức độ 4) trên tổng số 389.337 hồ sơ, chiếm tỉ lệ 22,5% Năm 2022, toàn tỉnh có 101.363 hồ sơ trực tuyến (15.872 hồ sơ trực tuyến mức độ 3,85.491 hồ sơ trực tuyến mức độ 4) trên tổng số 304.807 hồ sơ, chiếm tỉ lệ 33,3% Thứ tư, Công chức đầu mối kiểm soát TTHC và công chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hầu hết hoạt động kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong công tác (theo khoản 1 điều 11 Nghị định 107/2021/NĐ-CP) Đồng thời, trong khi công tác các công chức, viên chức giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị có tình trạng lạm dụng quyền có khi chưa tuân thủ các quy trình được đưa ra và thực trạng công dân còn phải đi lại nhiều lần để làm và bổ sung hồ sơ (Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 61/2018 NĐ-CP và NĐ 107/2021/ NĐ-CP quy định về các hành vi không được làm trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông) Thứ năm, Các TTHC chưa quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quy trình giải quyết TTHC theo hướng quy định Căn cứ Điều 4 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ đã quy định đây là trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc công bố danh mục nhóm TTHC liên thông và hướng dẫn thực hiện Tuy nhiên, trách nhiệm của các cơ quan trong từng quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả; trách nhiệm trong việc phối hợp thực hiện liên thông theo các quy trình liên thông dọc và liên thông ngang; chưa quy định rõ thời hạn giải quyết ở từng cấp và của từng cơ quan tham gia trong quy trình giải quyết dẫn đến rất khó cho việc triển khai tại địa phương Thứ sáu, Việc ủy quyền cho cán bộ cử đến làm việc tại Trung tâm có thẩm quyền ký phê duyệt ngay các TTHC tại Trung tâm chưa được nghiên cứu thực hiện Tồn tại các TTHC theo quy định của pháp luật còn bị phụ thuộc, ràng buộc về về trình tự, thủ tục các bước giải quyết Và TTHC này còn thuộc thẩm quyền của nhiều cấp ngành phê duyệt, phải xin ý kiến của nhiều cơ quan khác nhau nên các cán bộ được ủy quyền phát sinh tâm lý trốn tránh, e ngại, dè dặt khi được ủy quyền Ví dụ: TTHC về đất đai, nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong số TTHC có tính chất phức tạp, cần phải kiểm tra, xác minh qua nhiều bước: nên mất nhiều thời gian trong việc điều tra, xác minh, thẩm tra lại các thửa đất Các quy định về đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính có nhiều sự chồng chéo, không thống nhất Căn cứ khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 và Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ- CP quy định về việc đính chính lại thông tin trên Giấy chứng nhận đã cấp thuộc trách nhiệm của Văn Phòng đăng ký đất đai Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ khi tiến hành thủ tục đính chính Trên thực tế, khi tiến hành nộp hồ sơ đính chính lại các thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận đã cấp, đặc biệt đối với những trường hợp người sử dụng đất đã chết hoặc các trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp từ lâu thì việc đính chính lại trở nên khó khăn khi Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu phải có hồ sơ lưu tại bộ phận quản lý hồ sơ địa chính thì mới tiến hành đính chính Song trong thành phần hồ sơ xin đính chính theo quy định trên lại không có bất cứ quy định nào liên quan đến việc phải có hồ sơ lưu mới tiến hành đính chính Thứ bảy, theo kết quả trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, tỷ lệ thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các địa phương còn chậm, không đồng đều đặc biệt ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa kinh tế còn phát triển hạn chế Ví dụ: Tại tỉnh Thái Nguyên: Tính đến hết quý I/2023, tại nhiều xã, phường khác thuộc các huyện, thành phố, tỷ lệ này còn đạt thấp, điển hình như: phường Quan Triều và Hoàng Văn Thụ (TP Thái Nguyên) lần lượt là (19,4% và 20,7%); Khe Mo, Văn Hán, Nam Hòa (huyện Đồng Hỷ) chỉ đạt tỷ lệ trên 20% Ở Huyện Phú Bình, tỷ lệ hồ sơ được số hóa trên địa bàn huyện mới đạt gần 46% Trong đó, một số địa phương có tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt thấp như xã Bàn Đạt 0,06% (1/1.742 hồ sơ được số hóa); xã Úc Kỳ 0,07% (1/1.446 hồ sơ được số hóa); xã Nhã Lộng 1,5% (20/1.330 hồ sơ được số hóa) … Cá biệt, xã Đào Xá chưa có hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC được số hóa Thứ tám, về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khi các cơ quan liên kết với một số ngân hàng tổ chức thu qua thẻ ATM hoặc quét mã QR Trên thực tế, các thủ tục về chứng thực, sao y, hộ tịch lệ phí là không lớn như việc sao y 1 văn bản chỉ tốn 2.000 đồng nên người dân đa số sẽ dùng tiền mặt để thanh toán Nhưng việc áp dụng mô hình trực tuyến này không khả thi khi có 2.000 đồng cũng bắt buộc người dân thanh toán trực tuyến Đồng thời, khi dùng Momo hoặc Zalo Pay để thanh toán lệ phí sao y, chứng thực không thật sự thuận lợi cho người dân khi đa phần số lượng người sử dụng là người lớn tuổi, số lượng người trẻ không nhiều Thêm vào đó, khi thanh toán trực tuyến là bị ngân hàng thu phí Ví dụ như lệ phí hết 10.000 đồng, ngân hàng chỉ chuyển về kho bạc 9.800 đồng, mà nếu bắt người dân thanh toán tiền phí này cũng không ổn Nhưng, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức để làm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo quy định điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT, nên việc áp dụng quá máy móc phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thật sự đem lại khó khăn cho người dân 3 Nguyên nhân bất cập: 3.1 Nguyên nhân khách quan: Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ ngày càng theo hướng hiện đại giúp một số TTHC trở nên tinh gọn, nhà nước ta đã không ngừng đề ra những phương thức, cách làm mới để đảm bảo TTHC được thực hiện nhanh, quy trình gọn để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cả người dân cũng như cơ quan nhà nước Tuy nhiên, qua một quá trình nghiên cứu và học hỏi từ đó phương thức được đề ra đã không tránh khỏi những bất cập kèm theo, vì vậy cần đặt ra câu hỏi nguyên do từ đâu dẫn đến những bất cập đó để có thể giải quyết và đề ra những kiến nghị thiết thực nhất Có thể thấy rằng, Việt Nam là quốc gia đa tộc người thống nhất trong một dân tộc Việt Nam, văn hoá dân tộc Việt Nam rất giàu bản sắc, đa dạng Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau của mỗi dân tộc và của cả nước qua quá trình lịch sử khác nhau, mà ngày nay không tránh khỏi các dân tộc ở Việt Nam phát triển không đều trên lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá Nhìn chung, sự phát triển hàng năm cho thấy các vùng phát triển chưa đồng đều và thống nhất, không tránh những hạn chế nhất định Từ đó dẫn đến không phải mọi nơi đều có đầy đủ điều kiện, vẫn tồn tại những nơi vẫn còn nhiều thiếu thốn, khó khăn trên phương diện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, diện tích phòng ban chật hẹp, cơ sở lưu trữ dữ liệu còn hạn chế khi chưa có quy định về lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, TTHC dẫn đến việc lúng túng, thiếu thống nhất chậm trễ trong thực hiện số hoá Từ đó, dẫn đến người dân không được tiếp cận, biết đến cách thức cải cách TTHC nhanh gọn như trên Có thể nói một phần đến từ phạm vi triển khai dịch vụ bưu chính công ích còn hẹp nên chưa phát huy được tối đa hiệu quả đặt ra người dân vẫn còn giữ thói quen đến cơ quan giải quyết TTHC và thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả, khi chưa nắm bắt được tiện ích của dịch vụ đem lại của những lợi ích của bưu chính công ích trong cải cách TTHC Đã khiến việc tiếp nhận, giải quyết TTHC vẫn trên cơ sở hồ sơ giấy dẫn đến khó kiểm soát, đánh giá, đồng thời, khó tạo dựng, duy trì, phát triển được các cơ sở dữ liệu do thông tin, kết quả thực hiện cải cách TTHC Tiếp theo đó những khu vực sâu sa, gần ở biên giới, tuy nhà nước đang không ngừng phát triển giáo dục nơi đây nhưng không thể phủ nhận sự chênh lệch giữa trình độ dân trí tại những khu vực này chưa cao bằng trình độ dân trí tại thành thị khi được tiếp xúc với giáo dục mạnh mẽ, đã hình thành nên tâm lý ở một số người dễ dàng bị tác động bởi những thông tin tiêu cực, không đúng sự thật của các thành phần xấu vì vậy dễ gây nên tình trạng chỉ cần một tác động nhỏ của những thành phần, nhóm người vụ lợi tung tin đồn thất thiệt sẽ dẫn đến hiện trạng người dân ồ ạt nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính Số lượng hồ sơ tăng nhanh, công việc chồng chất đã phần nào gây nên áp lực cho các cơ quan chuyên môn Hiện nay nội dung công việc, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc tham gia vào quá trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC chưa được làm rõ Theo đó nhà nước thực hiện công tác tinh giản biên chế, hạn chế số lượng công chức, tăng chất lượng công chức Vì vậy số lượng công chức đang dần suy giảm tuy nhiên số lượng hồ sơ cần giải quyết luôn trong tình trạng tăng cao Đã đặt ra vấn đề năng lực công chức chưa được đảm bảo do nhiều nguyên nhân khác nhau, trình độ chuyên môn chưa được đảm bảo, sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn rối rắm khiến áp lực cao đã xảy ra tình trạng chậm trễ, quá hạn thời gian giải quyết lại phải liên tục kéo dài đã gây nên khó khăn lớn cho công tác kiểm soát thủ tục hành chính Từ đó, cần phải quan tâm đến công tác tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ bộ phận một cửa, nhân viên bưu điện về các TTHC có thể tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, trình tự, hồ sơ thực hiện, và thực hiện tiếp nhận, tổng hợp ý kiến phản hồi của người dân về dịch vụ tiếp nhận, trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích để có hướng điều chỉnh, bổ sung phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân 3.2 Nguyên nhân chủ quan: Cải cách hành chính là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Khi luôn xuất hiện ở các nghị quyết, quyết định được ban hành với mục tiêu cải cách hành chính Xác định rõ mục tiêu tiếp tục xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát triển mọi mặt, đồng bộ công cuộc đổi mới để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Có thể thấy rằng, công tác hoạch định lên kế hoạch của nhà nước ta rất tốt, rất luôn được chú trọng Tuy nhiên việc triển khai lại rất hạn chế, khi các cơ quan huyện xã nhỏ lẻ chưa nhất quán, thông suốt, đã không phát huy tính thường xuyên liên tục nên kết quả chưa đạt đến hiệu quả mong muốn Ý thức coi nhẹ công tác thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa một liên thông nói riêng và nhiệm vụ cải cách hành chính nói chung, công tác cải cách vẫn chưa được đề cao ý thức đã khiến tình trạng đùn đẩy công việc giữa những cán bộ không hề giảm và vẫn còn hiện hữu, suy nghĩ chỉ cần làm tốt công việc chuyên môn, chỉ chuyên môn được chú trọng, giải quyết hồ sơ hành chính, chứ chưa thực sự chú trọng đến công tác cải cách, tuân thủ giải quyết theo một quy trình theo mô hình cải cách thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông Vì tâm lý không chú tâm trên đã dẫn đến hệ quả việc giải quyết hồ sơ hành chính không đúng hạn, chậm trễ, đùn đẩy công việc lẫn trách nhiệm 4 Thực hiện mô hình cơ chế trong cải cách tại Hà Nội và Đà Nẵng: 4.1 Hà Nội: Trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách TTHC UBND Hà Nội tuyên truyền, thông tin việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cũng như các nội dung của Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông” trên địa bàn Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện, giải quyết TTHC Đồng thời lấy sự hài lòng, đánh giá của người dân để đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước với cơ chế mô hình cải cách này Tháng 9 năm 2022, 100% số TTHC được giải quyết qua cơ chế một cửa, một liên thông UBND thành phố cho ban hành công văn số 382/UBND-KSTTHC, ngày 11-1-2022, yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC Hiện nay, thành phố đang tập trung hoàn thiện mô hình mẫu Bộ phận Một cửa theo hướng điện tử Ngày 1/6/2022 UBND thành phố ban hành Quyết định số 1837/QĐ-UBND, về việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện liên thông các TTHC để các cơ quan, đơn vị phối hợp, giải quyết liên thông các TTHC một cách thông suốt, hiệu quả, rút ngắn thời gian Bên cạnh đó với tiêu chí lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá việc giải quyết TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố, UBND thành phố Hà Nội đặc biệt coi trọng, lắng nghe các ý kiến đóng góp của người dân trong việc đổi mới cơ chế một cửa, một liên thông Tính đến ngày 8-9-2022, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã tiếp nhận, xử lý theo quy định đối với 1061 phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính qua đường dây nóng (số điện thoại 0243.934.6034), địa chỉ hộp thư điện tử (kiemsoatthutuchanhchinh@hanoi.gov.vn) và trên Cổng dịch vụ công quốc gia 4.2 Đà Nẵng: Đà Nẵng luôn nỗ lực thực hiện cải cách TTHC, liên tục theo dõi sát sao, nâng cao, cải thiện mô hình một cửa, một liên thông Tổ chức, triển khai đẩy mạnh hiện đại hóa, số hóa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC Trong công văn số 5640/UBND-KSTT ngày 14-10-2022 UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công; không yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định Theo Sở Nội vụ, trong 9 tháng đầu năm 2023 UBND thành phố ban hành danh mục dữ liệu mở thành phố Đà Nẵng, kho kết quả TTHC số kết nối hệ thống giải quyết TTHC và kho dữ liệu số người dân, tạo điều kiện người dân, doanh nghiệp tái sử dụng các cơ sở dữ liệu số, phát triển nền tảng công dân số Từ tháng 7-2023, các địa phương áp dụng các quy trình mới về tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC, triển khai thực hiện 2 nhóm TTHC liên thông gồm, “đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi” và “đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí” III GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ HỌC HỎI KINH NGHIỆM CÁCH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TẠI INDONESIA: 1 Giải pháp, kiến nghị cho mô hình “Một cửa, một cửa liên thông”: 1.1 Hoàn thiện về mặt pháp luật: Từ những tồn tại hạn chế nêu trên nhóm mình cho rằng để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì cần nghiên cứu sửa đổi Quyết định số 09/2015 QĐ-TTg tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, làm rõ nội hàm khái niệm cơ chế một cửa, một cửa liên thông; xác định cụ thể những thủ tục hành chính thực hiện liên thông; trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong giải quyết công việc theo cơ chế một cửa liên thông; việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cần tuân thủ theo quy định tại Chương III Nghị định 63/2010/NĐ-CP; làm rõ các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nhân sự, công nghệ thông tin Bộ phận Một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại Nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền; trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân Cụ thể là hoàn thiện các quy trình phối hợp liên thông nhằm giải quyết các công việc liên quan đến trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã cũng như các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn để hướng tới việc người dân chỉ đến một địa điểm để thực hiện các thủ tục hành chính Thứ hai, cần xây dựng phần mềm điện tử dùng chung áp dụng tại Bộ phận Một cửa, một cửa liên thông các cấp theo hướng kết nối với bộ thủ tục hành chính đã được công bố trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; có tiện ích tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, định vị hồ sơ đang được xử lý ở cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết; từng bước phát triển phần mềm giải quyết TTHC trực tuyến cho cá nhân, tổ chức Thứ ba, cần đề xuất những công việc có thể ủy quyền cho cán bộ ở Bộ phận Một cửa được phép quyết định, giải quyết ngay Trước mắt có thể tổ chức thực hiện thí điểm tại một số địa phương trên cơ sở đó tổng kết để hoàn thiện thể chế quy định về vấn đề này để nhân rộng trong phạm vi toàn quốc, hạn chế dần tình trạng "văn thư" tại Bộ phận Một cửa Thứ tư, bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện thủ tử từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử nhằm phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp Đồng thời, phải hợp nhất Cổng dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử để giải quyết TTHC một cách kịp thời, nhanh chóng, thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương Thứ năm, mở rộng triển khai tiếp nhận và giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính đối với các TTHC có đủ điều kiện Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã theo tỷ lệ tăng mỗi năm tối thiểu 30% cho đến khi đạt 100%, trừ các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn ở một số tỉnh Kiên Giang, Bình Định và mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% ở một số tỉnh Cà Mau, Quảng Nam, Nam Định,…Các TTHC chưa quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quy trình giải quyết TTHC theo hướng quy định 1.2 Kiến nghị thực tiễn: Với những bất cập, khó khăn trong mô hình “Một cửa, một cửa liên thông” đã được nêu ra ở mục II-Thực trạng cùng với sự tìm hiểu của nhóm thì nhóm nhận thấy rằng để quá trình cải cách TTHC được đồng bộ, hiện đại, hiệu quả nhất trong cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” thì ngoài việc cần hoàn thiện về mặt pháp luật, các vấn đề thực tiễn cũng cần phải được giải đáp, việc thực hiện cơ chế này có tốt hay không thì không thể nào thiếu đi sự quản lý, điều phối, chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân Vì thế, điều đầu tiên cần thiết phải thực hiện đó là nâng cao hiệu quả quá trình giải quyết TTHC và trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân bằng cách tăng cường kiểm tra việc thực hiện giải quyết các TTHC của các công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, cần phải giám sát nhiều hơn nữa trong công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền, giữa những người đứng đầu trong việc giải quyết các TTHC nhằm kịp thời chấm dứt những tình trạng kéo dài, chậm trễ thời gian xử lý công việc cùng với sự phối hợp không chặt chẽ giữa các cơ quan này Tiếp theo là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 bằng nhiều hình thức khác nhau để thông tin đến với người dân được nhanh chóng và hiệu quả hơn, nâng cao hiểu biết của các cán bộ và cả người dân về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và tầm quan trọng của việc cải cách thủ tục hành chính và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc giải quyết các TTHC bởi vì mục đích của Nhà nước trong cuộc cải cách hành chính là nhằm phục vụ nhân dân giảm bớt đi các thủ tục, các bước hành chính rườm rà và không cần thiết Riêng trong công tác đối thoại với người dân và doanh nghiệp bằng hình thức đối thoại trực tiếp không hiệu quả mà thay vào đó là sẽ cấp phát phiếu thông tin đến với mọi người dân nhằm nắm thông tin của bà con, doanh nghiệp phản ánh các vấn đề liên quan đến việc giải quyết các TTHC Và đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thì nhóm nghĩ rằng không nhất thiết bất kỳ thủ tục nào cũng làm dịch vụ công mức độ 4, mà phải hợp lý, mang lại tiện lợi cho người dân, tùy vào từng trường hợp hợp lý với các mức phí nhiều thì mới phải áp dụng mức độ 4 Để cuộc cải cách này đạt được hiệu quả tốt nhất thì người dân chính là yếu tố quyết định việc cải cách này có hiệu quả hay không, vì thế nên tăng cường công tác kiểm tra và huy động sự đóng góp ý kiến từ phía nhân dân Thông tin rộng rãi kết quả hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia giám sát hoạt động cải cách TTHC Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông bằng cách như ở giai đoạn tuyển chọn công chức vào làm việc thì cần phải có sự chọn lọc tốt, đảm bảo công bằng, khách quan, ưu tiên cho những người trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt, có đạo đức tốt và phải thân thiện với người dân, có chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc đang cần tuyển Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức khi làm việc Bên cạnh đó, nhóm cũng kiến nghị nên thực hiện cải cách chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ cho các cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa như là tăng mức tiền lương hoặc là có nhiều chế độ đãi ngộ như khen thưởng khi hoàn thành tốt hoặc thưởng thêm trong các kỳ nghỉ lễ, Tết, điều này sẽ giúp một phần nào đó động viên tinh thần cho các cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao Ngoài ra, cũng cần đưa thêm ra những biện pháp, chế tài để xử lý nghiêm khắc những cá nhân, cơ quan, đơn vị và ở các địa phương, nhất là ở những vùng sâu xa Nhà nước khó quản lý và dễ buông lỏng mà tùy tiện đặt ra các quy định thủ tục hành chính trái pháp luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân khi thực hiện các TTHC Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực trong cải cách TTHC cũng là một kiến nghị mà nhóm muốn nhắc đến như là cung cấp đầy đủ, đảm bảo các phương tiện công nghệ tại bộ phận một cửa ở các xã hoặc các địa phương còn khó khăn để các cán bộ, công chức làm việc được thuận tiện hơn và cũng đảm bảo cho việc người dân đi thực hiện các giao dịch, các TTHC Chú trọng hơn nội dung tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số; tổ chức đối thoại với tổ chức, cá nhân về TTHC trên địa bàn thành phố Những kiến nghị này nhằm mục đích giải quyết bất cập về việc tiếp nhận, giải quyết TTHC ở một số địa phương vẫn còn theo hình thức truyền thống và hồ sơ giấy 2 Tham khảo kinh nghiệm từ Indonesia và học hỏi: Indonesia, để hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vào năm 1997, Chính phủ đã đưa ra một loạt các sáng kiến quan trọng và tiến hành những cải cách cần thiết để vực dậy nền kinh tế nước nhà Trong quá trình đó, Indonesia đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng đó là việc tạo ra khoảng 6000 loại thuế và phí mới chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2000 cho tới giữa năm 2005 Việc này đã tạo ra một rào cản lớn đối với nền kinh tế địa phương, dẫn đến việc tiếp cận hạn chế đối với các nguồn lực tài chính và thị trường, cũng như tiềm năng phát triển Nhận thấy điều đó, Quỹ Châu Á (The Asia Foundation) đã xây dựng một chương trình phát triển kinh tế với sự kết hợp hỗ trợ kỹ thuật cho chính quyền địa phương và vận động cải cách khu vực tư nhân Phương pháp tiếp cận có bốn chương trình liên kết chặt chẽ và hỗ trợ nhau, bao gồm: Một, cơ chế một cửa, đây là chương trình nhằm giúp chính quyền địa phương xử lý giấy phép hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng các bộ phận một cửa, kết hợp việc quản lý của nhiều bộ chuyên môn riêng biệt với nhau thành một cơ quan nơi có thể xử lý nhanh chóng việc cấp giấy phép Hai là chương trình đánh giá tác động pháp lý, chương trình này nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương thực hiện việc đánh giá tác động pháp lý như một nhiệm vụ thường xuyên khi soạn thảo các quy định mới Chương trình bổ sung và hỗ trợ cho cơ chế một cửa trong việc giúp đỡ Chính phủ rà soát lại các quy định liên quan đến giấy phép kinh doanh Ba là chương trình tăng cường các hiệp hội doanh nghiệp, đây là thành tố nhằm tạo ra các mạng lưới hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao tiếng nói trong việc cải cách Chương trình này nhằm tạo ra những áp lực cần thiết cho việc cải cách và giữ cho Chính phủ có trách nhiệm sau khi các hỗ trợ kỹ thuật kết thúc Cuối cùng là việc xếp hạng môi trường kinh doanh thông qua một cuộc điều tra mức độ cạnh tranh hàng năm nhằm xếp hạng các tỉnh và thành phố theo mức độ thân thiện trong kinh doanh theo cơ sở hạ tầng, dịch vụ công và chính sách phát triển Một yếu tố chủ chốt của cuộc điều tra này là chất lượng và chi phí cho các dịch vụ cấp phép tại địa phương Và sự kết hợp của 4 chương trình nói trên đã đem lại một số thành tựu như việc đăng ký kinh doanh và quy trình cấp phép đã được tinh giản bớt, sau khi cải cách đã làm giảm thời gian này xuống còn 22 ngày Và không thể không nói đến việc trở mình ngoạn mục của Indonesia khi đã ghi được tên mình trong nhóm G20, nhóm của 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới Sau quá trình thực hiện cơ chế và có được những thành công nhất định, Indonesia cũng để lại một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi, vì đây là quốc gia có quá trình đổi mới, cải cách hành chính và phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh gần giống với Việt Nam, cụ thể: Một, lãnh đạo chính quyền địa phương có quyết tâm cao Chính quyền địa phương và đặc biệt là nhà lãnh đạo đóng một vị trí then chốt trong thành công của cải cách cấp phép và thiết lập cơ chế một cửa Hai, nguồn nhân lực chuyên nghiệp và đạt trình độ cao cũng góp phần cho thực hiện cơ chế một cửa hiệu quả tại Indonesia Những nơi mà Bộ phận một cửa thành công là do được đầu tư đáng kể (kể cả sử dụng ngân sách địa phương) vào quá trình bồi dưỡng nhân lực Một vài địa phương cũng có những quy định về việc duy trì đội ngũ nhân viên để tránh việc ra đi của những nhân viên được đào tạo Ba, cơ chế một cửa được thực hiện ở 3 cấp độ khác nhau Cấp độ đầu tiên là hình thức đơn vị, là cấp độ thấp nhất và thường ít hiệu quả nhất vì cơ chế một cửa ở đây chỉ đơn giản là quầy giao dịch nhận đơn xin cấp phép mà không có thẩm quyền để phê duyệt Họ vẫn sẽ chuyển những đơn thư đến những cơ quan chuyên môn liên quan có thẩm quyền ban hành giấy phép Tiếp theo, cấp độ thứ hai là hình thức văn phòng, loại hình này thường nhận đơn thư và phối hợp xử lý số đơn xin cấp phép này với các chuyến công tác thực địa của các bộ phận chuyên môn Cuối cùng, cấp độ thứ ba, cấp hiệu quả nhất khi tổ chức theo trung tâm xử lý một cửa và cần có sự tham gia của những công chức hành chính có chuyên môn cần thiết Và Indonesia cho rằng áp dụng cấp độ ba là hiệu quả nhất khi người đứng đầu các trung tâm xử lý một cửa có thẩm quyền ký và ban hành giấy phép, không giống như người đứng đầu của các đơn vị hay các văn phòng chỉ có vai trò điều phối các dịch vụ cấp phép Bốn, những lệ phí được tiêu chuẩn và minh bạch Những bộ phận một cửa thành công thường công bố rộng rãi những thông tin này cho công chúng tại các văn phòng của họ, tờ rơi phân phát cho người dân và qua website Nhiều bộ phận một cửa đã áp dụng hệ thống thanh toán điện tử để khách hàng không cần phải sử dụng tiền mặt Cuối cùng là thành công của bộ phận một cửa còn được quyết định bởi nhận thức của công chúng Cơ chế một cửa có thể được quảng bá qua đài phát thanh, tài liệu, tờ rơi và biển quảng cáo ở các địa điểm công cộng hoặc các chiến dịch thông tin trực tiếp được tiến hành bởi các nhân viên của bộ phận một cửa

Ngày đăng: 20/03/2024, 21:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w