1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Da tham khao 1 (1) cho dự án cuối kì môn thống kê ứng dụng

62 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

thông kê ứng dung dự án cuối kì đây là một môn học rất quan trọng và có độ khó với thử thách cao điều này sẽ gây khó khăn cho sinh viên năm 1 khi chưa chắc chắn về hướng đi cho dự án của mình vậy nên tôi xin phép cung cấp một dự án có sẵn để những bạn sinh viên dễ dàng tìm ra hướng đi cho mình...... xin chân thành cám ơn

Có đầu tư tốt, nhưng còn sai lặt vặt nhiều, pt có chỗ quá dài dòng, xem bình luận cụ thể trong bài Nếu gọt dũa tốt bài này có thể thi UEH 500 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 BẢNG BIỂU 4 BIỂU ĐỒ 5 PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI 6 I Lý do chọn đề tài 6 II Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 III Mục tiêu nghiên cứu 7 IV Ý nghĩa 7 PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7 I Một số khái niệm cơ bản 7 II Nguyên nhân dẫn đến tác động 7 III Thực trạng hiện nay 7 IV Hậu quả mà công nghệ số tác động đến sức khỏe tinh thần 8 PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 9 PHẦN E: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 51 Page | 2 I Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần, hạn chế và khắc phục những vấn đề do bệnh về tinh thần gây ra 51 II Kết luận 52 LỜI CẢM ƠN 53 PHỤ LỤC: Bảng câu hỏi khảo sát 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 Page | 3 LỜI MỞ ĐẦU “Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh” là một môn học giúp sinh viên các ngành học trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và kinh tế thu thập những dữ liệu kiến thức cũng như dữ liệu để có thể ứng dụng vào những tình huống cụ thể Hơn hết, môn học này còn giúp mỗi sinh viên có khả năng phân tích dữ liệu, và hiểu rõ hơn về các phương pháp thống kê trong việc tổ chức và trình bày các tài liệu văn bản cũng như ứng dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề Bằng cách thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích, bộ môn này giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất Để có thể thấm nhuần kiến thức, chúng tôi không chỉ vận dụng lý thuyết vào các bài tập cụ thể trong những cuốn sách Thống kê mà chúng tôi còn muốn thể ứng dụng vào thực tiễn để tìm hiểu chuyên sâu hơn về môn học Nhóm chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát với đề tài “Nghiên cứu tình trạng sức khoẻ tinh thần của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại công nghệ số.” Thời đại công nghệ thông tin phát triển với sự ra đời của nhiều thiết bị điện tử phục vụ cho việc học tập, giải trí, ngày càng gia tăng Bên cạnh những lợi ích thì việc phát triển của công nghệ cũng kéo theo nhiều hệ luỵ mà chúng ta không ngờ tới Chẳng hạn như sức khoẻ tinh thần của sinh viên trong thời đại công nghệ số bị ảnh hưởng theo những mặt tiêu cực Để mang lại kết quả một cách trực quan nhất, nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát 200 sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn có cái nhìn tổng quan về sức khoẻ tâm lý của mỗi người trong thời đại công nghệ bằng hình thức điền form online Từ đó, nhóm chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích cũng như vẽ biểu đồ, đưa ra nhận xét kết luận để hiểu rõ hơn về vấn đề sức khoẻ tinh thần của sinh viên Nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn thực trạng và những ảnh hưởng của các nền tảng công nghệ số đã và đang tác động đến tâm lý sinh viên như thế nào Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi đã đưa ra những nhận xét cũng như giải pháp để sinh viên có thể cải thiện tình trạng sức khoẻ tinh thần của bản thân Để có thể hoàn thành dự án này, nhóm chúng tôi đã có sự phân chia, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên: STT Họ và tên MSSV Phần trăm đóng góp vào dự án (%) 1 2 16,67% 3 16,67% 4 16,67% 5 16,67% 6 16,67% 16,67% Page | 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU: Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 2: Bảng tần số thể hiện nhóm ngành của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 3: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 4.1: Bảng tần số thể hiện thời gian ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 4.2: Bảng phân tích số giờ ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 5.1: Bảng tần số thể hiện chất lượng giấc ngủ của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 5.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 6: Bảng tần số thể hiện tình trạng tập thể dục của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 7: Bảng tần số thể hiện số lần tập thể dục trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 8.1: Bảng tần số thể hiện số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 8.2: Bảng phân tích số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của sinh viên Bảng 9.1: Bảng tần số thể hiện thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 9.2: Bảng phân tích thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mức độ sử dụng MXH của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 11.1: Bảng tần số thể hiện tình trạng căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 11.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa thời gian sử dụng MXH và tình trạng căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 12.1: Bảng tần số thể hiện tình trạng tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 12.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa tình trạng căng thẳng và tình trạng tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 13: Bảng tần số thể hiện những yếu tố trong công nghệ số làm tăng căng thẳng và áp lực cho sinh viên Bảng 14: Bảng tần số thể hiện ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị điện tự đến giới trẻ Bảng 15: Bảng tần số thể hiện hành vi giới trẻ sẽ làm khi mệt mỏi hay stress Bảng 16: Bảng tần số thể hiện sự đồng ý về phương pháp cải thiện sức khỏe tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát Page | 5 Bảng 17: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (1) Bảng 18: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (2) Bảng 19: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (3) Bảng 20: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (4) Bảng 21: Bảng tần số thể hiện nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên tham gia khảo sát BIỂU ĐỒ: Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát; Hình 2: Biểu đồ thể hiện nhóm ngành của sinh viên tham gia khảo sát Hình 3: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia trong khảo sát Hình 4: Biểu đồ thể hiện số giờ ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát Hình 5: Biểu đồ thể hiện chất lượng giấc ngủ của sinh viên tham gia khảo sát Hình 6: Biểu đồ thể hiện tình trạng tập thể dục của sinh viên tham gia khảo sát Hình 7: Biểu đồ điểm thể hiện số lần tập thể dục trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát Hình 8: Biểu đồ thể hiện số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của sinh viên tham gia khảo sát Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa số ứng dụng MXH và thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội của sinh viên tham gia khảo sát Hình 10: Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng MXH của sinh viên tham gia khảo sát Hình 11: Biểu đồ thể hiện tình trạng căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát Hình 12.1: Biểu đồ thể hiện tình trạng tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát Hình 12.2: Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa trung bình thời gian ngủ, số lần tập thể dục và tình trạng tinh thần của 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt và 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém của mẫu ngẫu nhiên đơn giản Hình 13: Biểu đồ thể hiện những yếu tố trong công nghệ số làm tăng căng thẳng và áp lực cho sinh viên Hình 14: Biểu đồ thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị điện tử đến sinh viên Hình 15: Biểu đồ thể hiện các hoạt động sinh viên làm khi mệt mỏi, stress Hình 16: Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng sinh viên cho rằng những biện pháp nêu trên có hoặc không có hiệu quả Hình 17: Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên với các nhận định (1), (2), (3), (4) Hình 18: Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng sinh viên tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý Page | 6 Page | 7 PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI I Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, các thiết bị công nghệ thông tin nói chung và các trang mạng xã hội nói riêng trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống Với chức năng kết nối cộng đồng, mở rộng thêm tầm hiểu biết, nâng cao hiệu quả và hiệu suất công việc,…công nghệ số đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và sinh hoạt của con người Công nghệ số đem lại mọi lợi ích mà con người tìm kiếm chỉ sau một cú nhấp chuột, mọi nhu cầu đều có khả năng được đáp ứng, mọi câu hỏi đều có thể được trả lời….Vấn đề được đặt ra ở đây là, khi con người tận dụng công nghệ số để phát triển bản thân, cộng đồng, xã hội là điều tốt nhưng lạm dụng công nghệ số 1 cách quá mức là một vấn nạn đang rất phổ biến trong thời buổi hiện nay Khi công nghệ số đã tác động tiêu cực và có thể gây hại đến sức khỏe tinh thần của mọi người ở mọi lứa tuổi đặc biệt là sinh viên - những người tiếp thu sự phát triển đấy nhanh nhất, hiện đại nhất trong xã hội ngày nay Theo WHO: “Sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng” Chúng ta có thể đã hiểu về định nghĩa của sức khỏe tinh thần nhưng chúng ta có thật sự hiểu về sức khỏe tinh thần của bản thân mình, đã thật sự có những quan tâm cần thiết để bản thân có một sức khỏe tinh thần tốt? Đó là băn khoăn chung của rất nhiều bạn trẻ trong xã hội ngày nay Theo thống kê của VNETWORK, tính đến ngày 12/12/2023 có đến 77 triệu người dân Việt Nam có tham gia sử dụng các mạng xã hội chiếm 79,1% dân số cả nước Trong đó, phần lớn nằm ở độ tuổi sinh viên từ 18-24 là dành nhiều thời gian cho công nghệ số, cho các trang mạng xã hội Báo cáo mới nhất của Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam có khoảng 935 trang mạng xã hội đã được cấp phép và con số này không ngừng tăng lên Trong đó có thể kể đến Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, Zalo là những trang mạng xã hội được sử dụng phổ biến và cũng là những nền tảng mà giới trẻ dành nhiều thời gian nhất để giải trí, học tập hay đáp ứng những nhu cầu của bản thân… Theo Báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng do Microsoft công bố nhân Ngày Quốc tế an toàn Internet, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia có mức độ văn minh thấp nhất điều này cho thấy văn hóa sử dụng Internet của chúng ta còn nhiều hạn chế và cần được quan tâm nhiều hơn bởi lẽ nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người nói chung, đặc biệt là sinh viên nói riêng khi họ sẵn sàng bỏ hàng giờ để ngồi “dạo chơi” trên các trang mạng xã hội Hiểu được điều đó, nhóm sinh viên chúng tôi tiến hành dự án để cùng nhau khảo sát về tác động của công nghệ số đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ đặc biệt là sinh viên trên địa bàn TPHCM Từ đó, có những kết luận khách quan, những đánh giá chân thực nhất về hiện trạng và mối quan hệ giữa công nghệ số và sức khỏe tinh thần của sinh viên hiện nay II Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh - Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh - Kích thước mẫu: 200 sinh viên Page | 8 III Mục tiêu nghiên cứu: - Khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên về sức khỏe tinh thần trong thời đại công nghệ số - Phân tích mức độ tác động công nghệ số hay mạng xã hội đến sinh viên hiện nay và hành vi, cách ứng xử của sinh viên khi gặp phải những tác động đó đến tinh thần mỗi người - Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên - Nâng cao, phát triển kỹ năng làm việc nhóm đồng thời bổ sung kiến thức môn học qua quá trình nghiên cứu IV Ý nghĩa Đề tài nghiên cứu “Sức khỏe tinh thần của sinh viên trong thời đại công nghệ số” mong muốn có thể vượt qua ý nghĩa đơn thuần là một bài tập cuối kỳ để trở thành một nguồn tài liệu hữu ích giúp cho mỗi cá nhân có cái nhìn tổng quan hơn về những tác động và ảnh hưởng của công nghệ số đến sức khỏe tinh thần của sinh viên hiện nay PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I Một số khái niệm cơ bản: - Sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng (Theo WHO) II Nguyên nhân dẫn đến tác động: Áp lực trên nền tảng công nghệ số của sinh viên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chẳng hạn như sự phát triển của các nền tảng của công nghệ khiến bản thân sinh viên trở nên áp lực khi tiếp cận với nhiều thông tin tiêu cực trên nền tảng công nghệ số Bên cạnh đó, áp lực học tập trên các trang mạng xã hội cũng khiến sinh viên có tình trạng căng thẳng, stress kéo dài Những thông tin chưa được kiểm chứng hay cảm giác bất an và cô đơn khi không có sự kết nối với mạng xã hội thông qua công nghệ cũng chính là một trong những nguyên nhân đáng lo ngại Ngoài ra, sự khao khát được công nhận và sống theo trào lưu mà người khác đặt ra trên các trang mạng xã hội cũng dẫn tới những lo âu, bất lực ở sinh viên Áp lực về vấn đề tài chính, khó thích nghi với môi trường mới hay mâu thuẫn trong những mối quan hệ cũng khiến sinh viên rơi vào tình trạng stress III Thực trạng hiện nay: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực như vật lý, công nghệ số, sinh học, tạo ra nhiều khả năng hoàn toàn mới và có những tác động mạnh mẽ đến với sự phát triển của xã hội và con người Đặc biệt là nền công nghệ kỹ thuật số với những làn sóng phát triển đầy mạnh mẽ Sự gia tăng của công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng như tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng nhất có thể; có cơ hội học tập trên nền tảng mạng xã hội; giải trí bằng cách chơi game online, nghe nhạc thư giãn và vô Page | 9 vàn những tác động đầy tích cực khác Bên cạnh đó, những mặt hạn chế của sự phát triển còn hiện hữu trong cuộc sống rất nhiều Như việc sức khoẻ tinh thần của sinh viên bị ảnh hưởng rất nhiều theo chiều hướng tiêu cực Theo báo “Nhân Dân”, một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mới đây về các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên cho thấy, trong tâm dịch, có 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do Hay Theo báo “Cẩm Nang Sức Khoẻ” đã đưa ra một số liệu cũng khá lo ngại, một nghiên cứu của Đại học Huế, tỷ lệ sinh viên có các dấu hiệu của căng thẳng, lo âu và trầm cảm tương ứng là 51,84%; 81,55% và 57,09% Trong đó, tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu từ nặng đến rất nặng đối với rối loạn căng thẳng là 7,96%; rối loạn lo âu là 35,92% và trầm cảm là 8,55% Trên đây chỉ là những bài báo cáo nhỏ nhưng nó cũng đang thể hiện một điều rằng: sức khỏe tâm lý của sinh viên trong thời đại công nghệ số đang gặp nhiều vấn đề tiêu cực và đây là một vấn đề đáng được quan tâm nhiều hơn IV Hậu quả mà công nghệ số tác động đến sức khỏe tinh thần Sức khỏe tinh thần của mỗi chúng ta có thể bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự phát triển của công nghệ số hay khi tiếp xúc quá nhiều với các trang mạng xã hội….Chúng ta có thể bị thay đổi hành vi, mất kết nối với thế giới bên ngoài - kết nối với chính bạn bè và những người thân trong gia đình, mất tập trung hay là có những hành động chống đối mang tính tiêu cực Bên cạnh đó, nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng nghiện mạng xã hội, chúng ta dành quá nhiều thời gian thậm chí cả tiền bạc, sức khỏe của bản thân vào các trò chơi ảo, vào các trang mạng xã hội để muốn khẳng định mình, khiến cho tài chính lung lay; bản thân suy nhược dẫn đến thiếu ngủ, cận thị, béo phì, rối loạn giờ giấc sinh hoạt Hàng năm, nước ta ghi nhận con số lên đến hàng nghìn trẻ em tự kỷ hay tăng động do mất kiểm soát về thời gian sử dụng các thiết bị hiện đại, các trang mạng xã hội… PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng Google biểu mẫu - Sử dụng phần mềm Excel, Word - Một mẫu ngẫu nhiên gồm 200 sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích các kết quả thu thập được sau đó tiến hành báo cáo trên kết quả đã được phân tích Page | 10

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:52

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w