1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở cát hải, xã cát hải, huyện phù cát, tỉnh bình định

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở Cát Hải, Xã Cát Hải, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định
Tác giả Mai Văn Minh
Người hướng dẫn TS. Hồ Văn Liên
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 10,18 MB

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ MAI VĂN MINH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT HẢI, XÃ

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT HẢI, XÃ CÁT HẢI,

HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC

SKC008322

Trang 2

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT HẢI,

Trang 10

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

Ngày, tháng, năm sinh: 01/05/1995 Nơi sinh: Bình Định

Hồ Chí Minh

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1 Đại học:

+ Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 2017 – 2020

Nơi học: Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh

Ngành học: Khoa hoằng pháp

2 Thạc sĩ:

Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ 2020 đến 2023

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành học: Giáo dục học

Tên luận văn: “Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Cát Hải, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”

Ngày và nơi bảo vệ: 08/09/2023

Người hướng dẫn: TS Hồ Văn Liên

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:

Trang 11

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, tôi đã hoàn thành luận văn của mình Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự

hỗ trợ nhiệt tình từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô trong Ban giám hiệu nhà trường, quý Thầy/Cô đang làm việc tại Viện Sư phạm Kỹ thuật, phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học và quý Thầy/Cô đang giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố

Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu trong thời gian qua Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Hồ Văn Liên, người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn cặn kẽ để tôi nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh tại 05 trường Trung học cơ sở huyện Phù Cát tỉnh Bình Định, đặc biệt là trường Trung học cơ sở Cát Hải đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Dù bản thân đã nỗ lực rất lớn để hoàn thành luận văn, tuy nhiên, do kinh nghiệm còn ít nên không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý Thầy/Cô để luận văn này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2023

Người nghiên cứu

Mai Văn Minh

Trang 12

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực

Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào

Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2023

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Văn Minh

Trang 13

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngược dòng lịch sử về trước, để cho đàn hậu học sau này có được sự hoà bình, một đất nước vững mạnh, thế hệ cha ông ta đã đổi lấy bằng xương máu để giành lại độc lập tự do trên mãnh đất hình chữ S

Ngày nay khi đất nước được bình yên và kinh tế thị trường hội nhập, giao thoa với các cường quốc khác, vì vậy mà đời sống ngày càng phát triển Bên cạnh sự phát triển mạnh về kinh tế thị trường thì con người ta cũng chịu ảnh hưởng nền văn minh văn hoá hội nhập vào nước ta Do đó giới trẻ bây giờ chịu ảnh hưởng nặng về thông tin truyền thông

Sự phát triển mạnh về thông tin truyền thông cũng có những mặt lợi nhưng bên cạnh đó thì cũng không ít về tệ nạn suy thoái về đạo đức đặc biệt là thế hệ trẻ

Người xưa có câu “tre già măng mọc” Nhưng lớp trẻ ngày nay nếu không được sự giáo dục về đạo đức tốt sẽ là tệ nạn của xã hội vậy Câu nói cửa miệng “tuổi trẻ hôm nay là thế giới ngày mai” dường như ai cũng biết “Tuổi trẻ là nền tảng căn bản để xây dựng một xã hội lành mạnh, giàu đẹp, an vui và hướng đến những phát triển tươi đẹp trong nhiều lĩnh vực đối với thế giới Muốn xây dựng một thế giới an vui, một đất nước lành mạnh thì vấn đề cần chú ý là bồi dưỡng hiền tài, bồi dưỡng đạo đức cho lớp trẻ hiện tại.” Nhưng đối diện với thực tế, qua các phương tiện truyền thông đại chúng thì ai cũng thấy lo lắng cho nhiều bạn trẻ của thế hệ mai sau Liệu

nó có tốt đẹp như người ta mong chờ không? Cứ như thực tế hiện nay thì tương lai nhân loại sẽ đi về đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất

mà bỏ quên những giá trị tinh thần

Giáo dục là một quá trình lâu dài, một hiện tượng xã hội đặc biệt, lấy con người làm trung tâm Vai trò của giáo dục đối với con người không chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức và kỹ năng, quan trọng hơn, giáo dục hướng tới rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách

Trang 14

Xuất phát từ các lý do trên, người nghiên cứu nhận thấy sự cấp thiết của việc nghiên cứu về đạo đức HS THCS Người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Cát Hải huyện Phù Cát tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu Kết quả của đề tài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục luận văn gồm có 3 chương sau:

+ Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức

+ Chương 2: Nghiên cứu về thực trạng và giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở Cát Hải, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

+ Chương 3: Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ

sở Cát Hải, xã Cát Hải, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định

Trang 15

ABSTRACT

Going back in history, in order for the later generations to have peace and a strong country, their forefathers exchanged their blood and blood to regain freedom

on the S-shaped land …

Today, when the country is peaceful and the market economy integrates and interferes with other powers, the life is increasingly developed Besides the strong development of the market economy, people are also influenced by the cultural integration into our country Therefore, young people today are heavily influenced by the media

The strong development of information and communication also has advantages, but besides that, there are also many evils of moral degradation, especially the young generation

There is an old saying that old bamboo shoots grow But today's youth, if they

do not receive a good moral education, will be the evils of society The old saying

"Youth today is the world tomorrow" seems to be well known “Youth is the basic foundation for building a healthy, rich, beautiful and peaceful society and towards beautiful evelopments in many fields for the world In order to build a happy world and a healthy country, it is important to pay attention to fostering talents and cultivating morality for the current youth." But facing reality, through the mass media, everyone is worried about many young people of the next generation Is it as good as one would expect? Just like the current reality, where will the future of humanity go, when young people live pragmatically only chasing after material values and forgetting about spiritual values

Education is a long process, a special social phenomenon, centered on people The role of education for people does not stop at providing knowledge and skills, more importantly, education is aimed at training, cultivating morality and perfecting personality

Trang 16

Stemming from the above reasons, the researcher realizes the necessity of studying the ethics of middle school students The researcher decided to choose the topic "Moral education for students at Cat Hai secondary school" as the research topic The results of the project contribute to improving the quality of moral education for students

In addition to the introduction, conclusion, list of references and the thesis appendices, there are 3 chapters as follows:

+ Chapter 1: Overview of the theoretical basis of moral education

+ Chapter 2: Research on the moral situation of junior high school students and the status of moral education for students at Cat Hai junior high school

+ Chapter 3: Measures to strengthen moral education for students of Cat Hai junior high school, Phu Cat district, Binh Dinh province

Trang 17

MỤC LỤC TRANG TỰA TRANG

QUYẾT ĐỊNH i

LÝ LỊCH KHOA HỌC viii

LỜI CẢM ƠN ix

LỜI CAM ĐOAN x

TÓM TẮT LUẬN VĂN xi

ABSTRACT xiii

MỤC LỤC xv

DANH MỤC VIẾT TẮT xx

DANH SÁCH CÁC BẢNG xxi

DANH SÁCH CÁC HÌNH xxii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu về giáo dục đạo đức tại nước ngoài và tại Việt Nam 6

1.1.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 7

1.2 Các khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Đạo Đức 9

Trang 18

1.2.2 Giáo Dục 10

1.2.3 Giáo dục đạo đức 11

1.3 Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở 12

1.3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở 12

1.3.1.1 Mục tiêu 12

1.3.1.2 Nhiệm vụ 13

1.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường trung học cơ sở 14

1.3.2.1 Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính 15

1.3.2.2 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với lao động 15

1.3.2.3 Giáo dục thái độ tích cực đối với cộng đồng 16

1.3.2.4 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người và bản thân 16

1.3.2.5 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh 16

1.3.3 Phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở 17

1.3.3.1 Các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở 17

1.3.3.2 Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 19

1.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh trung học cơ sở 21

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở 23

1.5.1 Yếu tố khách quan 23

1.5.1.1 Pháp luật nhà nước 23

1.5.1.2 Giáo dục nhà trường 24

1.5.1.3 Giáo dục xã hội 24

1.5.1.4 Giáo dục gia đình 24

1.5.1.5 Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 25

1.5.1.6 Hoạt động của Đoàn – Đội 26

1.5.1.7 Cơ sở vật chất, tài chính 26

1.5.2 Yếu tố chủ quan 26

Trang 19

1.5.2.1 Phát huy yếu tố tự giáo dục cho học sinh 27

1.5.2.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ CÁT HẢI, XÃ CÁT HẢI, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 29

2.1 Giới thiệu về trường trung học cơ sở Cát Hải 29

2.1.1 Cơ cấu tổ chức 29

2.1.2 Cơ sở vật chất 29

2.1.3 Kết quả giáo dục 30

2.2 Thực trạng và giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở Cát Hải, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 31

2.2.1 Mục đích và công cụ khảo sát 31

2.2.1.1 Mục đích khảo sát 31

2.2.1.2 Công cụ 31

2.2.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 31

2.2.2.1 Nội dung 32

2.2.2.2 Phương pháp 32

2.2.3 Thời gian và đối tượng khảo sát 33

2.2.4 Đánh giá kết quả khảo sát 33

2.2.4.1 Thực trạng đạo đức học sinh trung học cơ sở 33

2.2.4.2 Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở 37

2.2.5 Đánh giá chung thực trạng đạo đức học sinh trung học cơ cở và thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở Cát Hải, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 51

2.2.5.1 Điểm mạnh 51

2.2.5.2 Hạn chế 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52

Chương 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT HẢI, XÃ CÁT HẢI, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 54

Trang 20

3.1 Nguyên tắc đề xuất 54

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 54

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống và lao động 54

3.1.3 Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục của nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội 54

3.1.4 Nguyên tắc chú trọng đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trong giáo dục đạo đức 55

3.1.5 Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của học sinh 55

3.2 Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Cát Hải, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 56

3.2.1 Kết hợp nhiều hình thức giáo dục đạo đức 56

3.2.1.1 Mục tiêu 56

3.2.1.2 Nội dung 56

3.2.1.3 Cách thức thực hiện 56

3.2.1.4 Điều kiện thực hiện 59

3.2.2 Lồng ghép giáo dục đạo đức qua các môn học văn hóa 59

3.2.2.1 Mục tiêu 59

3.2.2.2 Nội dung 59

3.2.2.3 Cách thức thực hiện 59

3.2.2.4 Điều kiện thực hiện: 63

3.2.3 Tăng cường kết nối gia đình - nhà trường - xã hội 63

3.2.3.1 Mục tiêu 63

3.2.3.2 Nội dung 63

3.2.3.3 Cách thức thực hiện 64

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện: 65

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 66

3.4 Thiết kế minh họa giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở 66

3.4.1 Minh họa chủ đề 66

3.5 Thực nghiệm sư phạm 84

3.5.1 Mục đích thực nghiệm 84

Trang 21

3.5.2 Đối tượng thực nghiệm 85

3.5.3 Thời gian và địa điểm thực nghiệm 85

3.5.4 Nội dung và hình thức thực nghiệm 85

3.5.5 Kết quả thực nghiệm 85

3.5.5.1 Kết quả học tập của học sinh 85

3.5.5.2 Kết quả nhận xét của giáo viên dự giờ 87

3.5.5.3 Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

1 KẾT LUẬN 92

2 KIẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 1 98

PHỤ LỤC 2 101

PHỤ LỤC 3 102

PHỤ LỤC 4 103

PHỤ LỤC 5 104

Trang 22

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 23

Bảng 2.7 Độ quan trọng của các nội dung giáo dục đạo đức 40

Bảng 2.8 Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức 42 Bảng 2.9 Thực trạng sử dụng các hình thức trong giáo dục đạo đức 44 Bảng 2.10 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức 46 Bảng 2.11 Thực trạng đối tượng đánh giá đạo đức học sinh 48 Bảng 2.12 Khó khăn trong giáo dục đạo đức cho học sinh 49 Bảng 3.1 Phương tiện/ Thiết bị dạy học 66 Bảng 3.2 Thiết kế giáo án minh họa 69 Bảng 3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 85 Bảng 3.4 Kết quả ngữ văn 86 Bảng 3.5 Kết quả giáo dục đạo đức 87 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp phiếu đánh giá nhận xét của giáo viên dự giờ lớp đối chứng

và lớp thực nghiệm 88

Bảng 3.7 Ý kiến của các cấp quản lý về tính khả thi và tính cần thiết của các

biện pháp đề xuất 89

Trang 24

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG Hình 2.1 Ý kiến của HS về sự cần thiết của giáo dục đạo đức 34 Hình 2.2 Kết quả đánh giá đạo đức 35 Hình 2.3 Ý kiến của học sinh về các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức 36 Hình 2.4 Ý kiến của giáo viên về mục tiêu giáo dục đạo đức 38 Hình 2.5 Ý kiến giáo viên về các nhiệm vụ trong giáo dục đạo đức 39

Hình 2.6 Độ quan trọng của các nội dung giáo dục đạo đức 41

Hình 2.7 Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức 43 Hình 2.8 Thực trạng sử dụng các hình thức trong giáo dục đạo đức 45 Hình 2.9 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức 47 Hình 2.10 Thực trạng đối tượng đánh giá đạo đức học sinh 48 Hình 2.11 Khó khăn trong giáo dục đạo đức cho học sinh 50 Hình 3.1 Biểu đồ kết quả ngữ văn 86 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả giáo dục đạo đức 87

Trang 25

cơ sở phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ ở tất cả các quốc gia với mức độ khác nhau, tuỳ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị của hệ thống giáo dục quốc dân Do đó, đầu tư vào giáo dục - đào tạo luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của bất cứ quốc gia nào với hi vọng quốc gia mình sẽ sở hữu một nguồn nhân lực giàu tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo Nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế và bắt kịp xu thế chung của nhân loại, tại Việt Nam, trong những năm cuối thể kỉ XX và hơn mười năm đầu thế kỉ XXI chính sách phát triển Giáo dục và đào tạo đã có nhiều thay đổi, vấn đề này được thể hiện rõ trong việc Đảng và nhà nước ta xác định mục tiêu của nền giáo dục, tại Điều 2 Luật giáo dục được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005

đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH); hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chiến lược quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Vấn đề này đang đặt ra

Trang 26

những yêu cầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người Đó là sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ thể chất, thẩm mỹ một cách khái quát là phát triển nhân cách con người Việt Nam Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại đang tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của mỗi người, đặt biệt là thế hệ trẻ Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh - sinh viên hiện nay đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm

Từ đó cho thấy giáo dục đạo đức là một trong những điểm chủ yếu cốt lõi xuyên suốt

và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo đạo đức con người ở trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt là trong nhà trường trung học cơ sở

Đạo đức (ĐĐ) được coi là nguồn gốc trong nhân cách của mỗi con người Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) học sinh (HS) trung học cơ cở (THCS) nhằm mục đích hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, GDĐĐ cung cấp cho HS nhưng tri thức

cơ bản về các phẩm chất ĐĐ và chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện nhân cách con người Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân GDĐĐ là một phần quan

trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, như Bác Hồ đã dạy: “có tài mà không

có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xóa mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu

cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu

Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh

vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động Một số CBQL, giáo viên chưa thật

sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học,

Trang 27

xem nhẹ môn giáo dục công dân, chưa thật sự chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh

Với lý do trên người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục đạo đức

cho học sinh ở trường trung học cơ sở Cát Hải huyện Phù Cát tỉnh Bình Định” làm

luận văn tốt nghiệp thạc sĩ giáo dục học, chuyên ngành giáo dục học

Hoạt động giáo dục ở trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THCS Cát Hải, xã Cát Hải, huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định

4 Giả thuyết khoa học

Giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định đã được thực hiện khá tốt thông qua các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nhưng bên cạnh những ưu điểm còn có những hạn chế về cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức Từ kết quả nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng có thể đề xuất được các biện pháp giáo dục đạo đức cho

HS ở các trường trung học cơ sở huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định có tính cần thiết và khả thi cao

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho HS ở các trường

THCS

5.2 Đánh giá thực trạng GDĐĐ cho HS ở các trường THCS huyện Phù Cát 5.3 Đề xuất những biện pháp GDĐĐ cho HS ở các trường THCS huyện Phù Cát

6 Phạm vi nghiên cứu

Trang 28

Về thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2022 đến tháng 11/2022

Về địa bàn nghiên cứu: 5 trường THCS trên địa bàn huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định gồm:

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý luận từ các tài liệu được chọn lọc, có liên quan chặt chẽ với vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Các phương pháp bổ trợ: quan sát, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động và ý kiến chuyên gia

7.3 Nhóm phương pháp toán thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu

7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thiết khoa học: “Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Cát Hải, xã Cát Hải, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định”

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo, Phụ lục Luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

Trang 30

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

1.1 Tổng quan nghiên cứu về giáo dục đạo đức tại nước ngoài và tại Việt Nam

1.1.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, được nảy sinh do nhu cầu của đời sống

xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế xã hội quyết định Do đó, đạo đức được hình thành từ rất sớm trong lịch sử, được mọi xã hội, mọi giai cấp và mọi thời đại đặc biệt quan tâm Nó có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ xã hội nào từ trước đến nay

Qua đó, ta có thể thấy được rằng, việc giáo dục đạo đức đã được con người rất quan tâm nghiên cứu, xem nó như động lực tinh thần để hoàn thiện nhân cách con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Theo Makarenko định nghĩa: Giáo dục đạo đức có nghĩa là rèn luyện những phẩm chất tốt cho học sinh ví dụ như tính trung thực, thật thà, thái độ tận tâm, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật,…Trên cơ sở đó uốn nắn những sai sót của chúng

Ở phương Tây,Aristote nhà bác học cho rằng: Trước học đạo đức rồi sau đó học tri thức, không có đạo đức, tri thức khó thành đạt

Aristostle cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức

J.A Kômenxki đã đúc kết “Một số qui tắc trong ứng xử” đặc biệt quan tâm đến phương pháp nêu gương cho HS, đặc biệt là sự gương mẫu của các thầy giáo, cha

mẹ và những người thân Ông kêu gọi các bậc cha mẹ, các nhà giáo và tất cả những người làm nghề nuôi dạy trẻ: “Hãy mãi mãi là một tấm gương trong đời sống, trong mọi sinh hoạt để trẻ em noi theo và bắt chước mà vào đời một cách chân chính ”

Ở phương Tây thời Hy Lạp – La Mã cổ đại, nhà triết học Socrate cho rằng cái gốc đạo đức là tính thiện Bản chất con người vốn thiện, nếu tính thiện ấy được lan tỏa thì con người sẽ có hạnh phúc Muốn xác định được chuẩn mực đạo đức, theo

Trang 31

Socrate phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp nhận thức khoa học

Ở phương Đông, Khổng Tử là nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Lễ - Chính danh” Trong đó, “Nhân” (lòng thương người) là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người Đứng trên lập trường coi trọng GDĐĐ, Ông có câu nói nổi tiếng truyền lại đến ngày nay “Tiên học lễ, hậu học văn”

Thế kỷ XVII, Komenxky - nhà giáo dục học Tiệp Khắc đã đưa ra nhiều công trình nghiên cứu về GDĐĐ thông qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” Komenxky rất chú trọng phối hợp môi trường bên trong và bên ngoài để GDĐĐ cho HS Ông kêu gọi các bậc cha mẹ, các nhà giáo và tất cả những ai làm nghề nuôi dạy trẻ “Hãy mãi mãi là một tấm gương trong đời sống, trong mọi sinh hoạt để trẻ em noi theo và bắt chước mà vào đời một cách chân chính ” Theo ông, “con người sinh ra mà không được học, không được sự giáo dục của nhà trường và xã hội thì lớn lên chẳng khác nào những cây mọc hoang dại, sẽ không có khả năng hành động theo đúng mục tiêu của lẽ sống, sẽ không nhìn rõ cái thiện và dễ sa vào cái ác, cái tội lỗi ”

1.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành” Bác viết “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời, trong đó tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng Người khẳng định: “Đã là người thì ai cũng có chỗ hay chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có cái thiện, cái ác ở trong mình Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện thường xuyên trong hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong mọi mối quan hệ”

Phạm Minh Hạc (2001), nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc nhân cách và đề xuất thực hiện GDĐĐ cho HS trong quá trình giáo dục nhân cách, xem đó là mục tiêu quan trọng của việc thực hiên chất lượng giáo dục Tác giả cũng bày tỏ quan điểm về

Trang 32

các định hướng giáo dục giá trị đạo đức con người Việt Nam trong thời kỳ mới, thời

kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Trần Thu Thảo (2010) cho rằng nhiệm vụ chính của đạo đức là vạch cho những điều kiện trong đó lợi ích cá nhân là cơ sở tất yếu của hành vi con người có thể dung hợp với lợi ích xã hội

Trong xu thế toàn cầu hóa, đất nước Việt Nam của chúng ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, kinh tế và chất lượng cuộc sống mỗi ngày một nâng cao, bên cạnh đó cũng có nhiều sự tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức nan giải, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức Có thể nói, chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục của nước ta lại phải chịu nhiều sự tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa như hiện nay Do

đó, việc tăng cường và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức vừa là yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của

sự nghiệp phát triển con người và xây dựng một môi trường đạo đức trong xã hội lành mạnh và tốt đẹp hơn

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học về vấn đề đạo đức của học sinh – sinh viên ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, cụ thể như: Đề tài “Tìm hiểu về nhận thức, lối sống và hành vi đạo đức của học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh”; đề tài B2005.23.79 của tác giả Đào Thị Vân Anh về: “Đánh giá sự tác động của một số yếu tố xã hội và gia đình tới quá trình rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh trung học phổ thông”; PGS-TS Huỳnh Thị Gấm và thạc sĩ Phạm Tấn Xuân Tước có bài: “Tìm hiểu về thực trạng và giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay, thông qua khảo sát một số trường phía Bắc”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và vận dụng vào chương trình giáo dục đạo đức cho sinh viên mở - địa chất hiện nay” của tác giả Phạm Duy Chữ; tác giả Từ Thanh Nguyên cũng có luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục: “Những biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh; năm 1988 thì PGS.TS Đặng Quốc Bảo cũng có bài với tên gọi: “Những

Trang 33

có nêu: “Mục tiêu chủ yếu là giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ ở tất cả các bậc học, hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”

Với tư tưởng này, Đảng và Nhà nước ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Trong những năm vừa qua, vấn đề về đạo đức, giáo dục đạo đức và rèn luyện đạo đức của học sinh và sinh viên được quan tâm rất nhiều Các Hội thảo về giáo dục đạo đức cho học sinh và sinh viên cũng đã được tổ chức ở nhiều nơi của thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai Tuy nhiên, về lý luận và thực tiễn của vấn đề này thì chưa được nghiên cứu một cách có

Có thể nói, khái niệm đạo đức ở phương Đông có nghĩa là đạo làm người, bao gồm rất nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, làng xóm bạn bè, tu thân, dưỡng tâm, rèn luyện khí tiết…theo những định hướng giá trị nhất định

Ở phương Tây, người ta quan niệm: đạo đức là lĩnh vực của con người mà hành vi, các mối quan tâm, những tình cảm được chia sẻ giữa người này và người

Trang 34

khác theo những mục tiêu và tiêu chí nhất định có liên quan đến tự do và trật tự phức tạp của cộng đồng

Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen

đã xây dựng một học thuyết có tính cách mạng, gắn liền quan hệ đạo đức với các phương thức sản xuất Khi phương thức sản xuất thay đổi thì các quan niệm đạo đức

dù nhanh hay chậm cũng thay đổi theo Vì thế, đạo đức trước hết là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh các quan hệ lợi ích, thiện ác của xã hội Trên cơ sở đó, các nhà kinh điển sáng lập chủ nghĩa Mác đã quan niệm: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng bị quy định bởi tồn tại xã hội và chịu ảnh hưởng của các hình thái khác của ý thức xã hội, nhưng do tính độc lập tương đối của mình, đạo đức có sự tác động trở lại tồn tại xã hội và các hình thái khác thông qua hoạt động của con người

Hoàng Phê (2004), Đạo đức là phép tắc về quan hệ giữa người và người, giữa

cá nhân với tập thể, với xã hội là phẩm chất tốt đẹp của con người: sống có đạo đức, rèn luyện đạo đức

Mai Văn Bính (2014), Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội

Có nhiều cách tiếp cận về quan niệm về đạo đức, trong đề tài này người nghiên cứu cho rằng đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà học sinh tiếp nhận được thông qua quá trình học tâp, trải nghiệm nhằm mục đích điều chỉnh hành vi phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Trang 35

là sự bồi dưỡng, rèn luyện về ý thức, thế giới quan, phẩm chất đạo đức cho con nguời

Theo người nghiên cứu, giáo dục là quá trình học tập và truyền lại những kỹ năng và kiến thức từ những bật tiền bối đến hậu học, từ thế hệ này sang thế hệ khác Giáo dục tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như giảng dạy nghiên cứu và đạo tạo, cũng như các chương trình dạy chính thức của trường Giáo dục là sự trao đổi giữa người học và giáo viên, với mục đích hoàn thành bài giảng, khoá học và môn học Giáo dục còn là hướng dẫn, định hướng giúp con người phát triển năng lực tư duy Giáo dục tốt sẽ mang lại những công dân tốt cho xã hội, còn khi giáo dục không hiệu quả, giáo dục không đúng cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ về sau

Giáo dục là một quá trình học tập liên tục có thể xảy ra trong các cơ sở giáo dục như trường học, đại học, trung tâm đào tạo hoặc cộng đồng, với gia đình và những người xung quanh chúng ta

Khái niệm giáo dục được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Trong đề tài này, giáo dục là quá trình học tập có tác động đến khả năng tiếp nhận tri thức của HS

về những giá trị đạo đức diễn ra trong môi trường xã hội, gia đình và nhà trường

1.2.3 Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường Bác Hồ đã dạy rằng: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức” Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng “Đạo đức là cái gốc quan trọng của con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo, do đó công tác giáo dục đạo đức phải được xem là then chốt trong nhà trường Nếu công tác này được quan tâm đúng mức sẽ có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”

Trang 36

Trần Thị Hương (2009), Giáo dục đạo đức là quà trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách HS dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích, được tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo của giáo viên

Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1987), GDĐĐ là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”

Giáo dục đạo đức trong nhà trường THCS là một quá trình giáo dục bộ phận trong quá trình giáo dục tổng thể và có quan hệ biện chứng với các bộ phận giáo dục khác như: giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện Quá trình giáo dục đạo đức giống như các quá trình giáo dục khác là đều có sự tham gia của chủ thể giáo dục

và đối tượng giáo dục Chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh

sẽ là: Thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những lực lượng giáo dục trong xã hội Học sinh là đối tượng của quá trình giáo dục, chịu sự tác động của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác Học sinh còn là chủ thể tích cực, tự giác tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và tham gia các hoạt động giao lưu để thể hiện các giá trị đạo đức Mục đích của giáo dục đạo đức là hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), GDĐĐ cho học sinh là quá trình hình thành

và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách HS dưới sự tác động và ảnh hưởng

có mục đích của nội dung, phương pháp, hình thức và chương trình phù hợp lứa tuổi

Trong đề tài này, giáo dục đạo đức là một quá trình có thể xảy ra trong các cơ

sở giáo dục và cộng đồng nhằm xây dựng cho HS một nền tảng hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội để HS có thể tự điều chỉnh hành vi phù hợp với thực tiễn cuộc sống

1.3 Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

1.3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở 1.3.1.1 Mục tiêu

Trang 37

− Về kiến thức: Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, thiết

thực và phù hợp với lứa tuổi HS THCS trong các mối quan hệ của bản thân với mọi người xung quanh và môi trường sống Hiểu được những ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức trong sự phát triển của cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được những chuẩn mực đó

− Về thái độ tình cảm: Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự

kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa trong đời sống hằng ngày, có tình cảm trong sáng, lành mạnh với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương đất nước Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp Có trách nhiệm với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động

− Về kỹ năng: Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh,

biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa trong giao tiếp và trong hoạt động (như học tập, lao động, vui chơi, giải trí…) Biết tự tổ chức việc học tập thích hợp và rèn luyện bản thân theo các yếu tố của các chuẩn mực đã học Hình thành cho học sinh hiểu biết về những giá trị của đạo đức để tạo ra thái độ đồng tình, chấp nhận thực hiện các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ với cộng đồng Tạo ra cho học sinh có những xúc cảm, tình cảm, niềm tin tích cực khi thực hiện các yêu cầu chuẩn mực đạo đức Tổ chức cho học sinh thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt cộng đồng và tập thể nhằm hình thành thói quen và hành vi đạo đức đúng đắn Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức được thực hiện trong các mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh mà thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức một cách linh hoạt và sáng tạo

1.3.1.2 Nhiệm vụ

Trong giáo dục đạo đức HS lứa tuổi THCS, chương trình giáo dục (Chương trình Giáo dục phổ thông 2006) đề ra 3 nhiệm vụ cơ bản sau:

Trang 38

+ Hình thành cho học sinh hiểu biết về những giá trị của đạo đức để tạo ra thái

độ đồng tình, chấp nhận thực hiện các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ với cộng đồng, với lao động và môi trường

+ Tạo ra ở học sinh những xúc cảm, tình cảm, niềm tin tích cực khi thực hiện các yêu cầu chuẩn mực đạo đức

+Tổ chức cho học sinh thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt cộng đồng và tập thể nhằm hình thành hành vi và thói quen hành vi đạo đức đúng đắn Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức được thực hiện trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh mà thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức một cách linh hoạt, sáng tạo

1.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường trung học cơ sở

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS là giúp cho học sinh

có ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, bảo vệ môi trường sống Nhà trường cần phải chú trọng đến những phẩm chất đạo đức để giáo dục cho học sinh nâng cao giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh

và có nhân cách cao đẹp Trước sự tác động của khoa học, công nghệ đang làm cho đời sống kinh tế - xã hội có những biến chuyển mạnh mẽ Để thích nghi được với hoàn cảnh đó, học sinh phải có tinh thần tự chủ, tư duy nhạy bén, chấp nhận sự hy sinh, dám đương đầu với thử thách và khẳng định chính mình Vì thế, với trí tuệ cao,

ý chí mạnh mẽ chủ động trong công việc là những phẩm chất của thanh niên, học sinh, phải coi đó là những điều kiện để sau khi ra trường, họ có thể hoàn thành nhiệm

vụ do cuộc sống đặt ra Đây có thể được xem là nét đạo đức khác biệt hơn cả so với các giá trị đạo đức truyền thống

Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạt động phát triển nhân cách, giáo dục đạo đức, lối sống phải trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục – đào tạo vì sự phát triển con người và sự phát triển của xã hội

Trang 39

Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức nói trên được thể hiện qua việc giáo dục cho học sinh những nội dung sau đây:

1.3.2.1 Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính

Lòng yêu nước là một phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, là một truyền thống quý báu, một tình cảm sâu sắc và hết sức thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam Truyền thống yêu nước đã tạo nên sức mạnh phi thường của dân tộc

ta để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và bảo

vệ, xây dựng đất nước

Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trước hết là giáo dục lòng yêu quê hương, nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, “nơi chôn nhau cắt rốn của mình”; giáo dục tình cảm gắn bó với người thân và mọi người xung quanh ; hình thành ý thức, thái độ, tình cảm tích cực đối với truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc Giáo dục lòng yêu nước ngày nay gắn liền với định hướng phát triển XHCN, giáo dục tinh thần hợp tác quốc tế, tình hữu nghị giữa các dân tộc, tình đoàn kết anh em với các nước trong khu vực và thế giới; hình thành cho học sinh thái độ không đồng tình với sự thù hằn dân tộc, chủ nghĩa khủng bố và phân biệt chủng tộc

1.3.2.2 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với lao động

Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của cuộc sống con người, lao động sáng tạo ra con người Lao động không chỉ là phương tiện nuôi sống con người mà còn là một phương tiện giáo dục, một nguyên tắc đạo đức và một phẩm chất cơ bản của nhân cách XHCN Giáo dục thái độ đối với lao động là hình thành cho học sinh quan niệm đúng về lao động; hiểu rõ vị trí, vai trò của lao động và người lao động, tin vào sức sáng tạo vĩ đại của nhân dân lao động và tin vào khả năng học tập, lao động của bản thân, có thái độ kính trọng người lao động, yêu quý sản phẩm lao động, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công, xây dựng các phẩm chất của người lao động mới như tính

tự giác, cần cù, sáng tạo, trung thực, vì hạnh phúc của mọi người, lao động có tính tổ chức, kỷ luật, có kỹ thuật và đạt năng suất cao; hình thành ở học sinh thái độ khinh ghét, dũng cảm đấu tranh chống những kẻ lười biếng lao động, gian dối, bóc lột, ăn cắp của công

Trang 40

1.3.2.3 Giáo dục thái độ tích cực đối với cộng đồng

Giáo dục cho học sinh thái độ đối với cộng đồng là hình thành cách sống ”mình

vì mọi người, mọi người vì mình”, giáo dục ý thức và thói quen luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân; kết hợp hài hoà giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với tập thể, quan tâm đến sự phát triển tích cực của tập thể, có tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau trong cuộc sống cộng đồng và hình thành tính tích cực hoạt động xã hội cho học sinh

1.3.2.4 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người và bản thân

Thái độ đúng đắn đối với mọi người và bản thân là một nội dung quan trọng của đạo đức Đó là tình thương tích cực đối với mọi người, xem hạnh phúc của người khác như hạnh phúc của bản thân; quan tâm, thông cảm tích cực với mọi người xung quanh, tôn trọng phẩm giá của con người

Giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người là hình thành cho học sinh quan niệm đúng về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình cảm đối với người thân và những người xung quanh; biết tôn trọng, bao dung và chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ, người già, người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn ; có thái độ phê phán, không đồng tình với những tư tưởng, hành vi lạc hậu, lỗi thời còn rơi rớt lại làm hạ thấp giá trị con người

Cùng với việc giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người là giáo dục thái độ đúng đắn đối với bản thân Cần phải giáo dục cho học sinh ý thức hiểu rõ về mình, biết đánh giá đúng bản thân, có thái độ đúng đắn đối với những tư tưởng, danh dự, tình cảm, động cơ, hành động của mình Từ đó, luôn nghiêm túc xem xét bản thân, đánh giá đúng bản thân và tích cực phát huy những mặt tích cực, cố gắng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân; hình thành đức tính tự trọng, trung thực, khẳng định bản thân và dũng cảm đấu tranh chống các biểu hiện sai lầm của bản thân, bạn bè và mọi người xung quanh, có khát vọng vươn tới và tình cảm tích cực đối với cái thiện, cái tốt đẹp, tiến bộ

1.3.2.5 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w