1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá công tác quản lý trong chương trình phát triển nông thôn mới tại xã bình chánh, huyện châu phú, tỉnh an giang

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Quản Lý Trong Chương Trình Phát Triển Nông Thôn Mới Tại Xã Bình Chánh, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang
Tác giả Nguyễn Thị Huỳnh Như
Người hướng dẫn TS. Phạm Thăng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 12,24 MB

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨNGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NƠNG TH

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ BÌNH CHÁNH, HUYỆN CHÂU PHÚ,

TỈNH AN GIANG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

SKC008290

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ BÌNH CHÁNH, HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110 Người hướng dẫn khoa học:

TS PHẠM THĂNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2023

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin cảm ơn người hướng dẫn luận văn của tôi – TS Phạm Thăng cảm ơn vì sự chia sẽ tận tâm của thấy mỗi khi tôi gặp phải rắc rối hoặc có câu hỏi về vấn đề nghiên cứu của mình Thầy luôn đưa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tại luận văn thạc sĩ

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập để tôi có được nền tảng kiến thức hỗ trợ rất lớn cho tôi trong quá trình làm luận văn thạc sĩ

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã luôn hỗ trợ và khuyến khích liên tục trong suốt những năm học tập và qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn này Thành tựu này sẽ không thể có được nếu không có họ

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 15

TÓM TẮT

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “ Thực hiện chương trình NTM xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh” Xây dựng NTM là vấn đề rất quan trọng, không chỉ liên quan đến nông thôn, nông nghiệp, nông dân mà còn liên quan tới phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh – nơi có cả sự phát triển của đô thị Có thể thấy rằng đẩy mạnh hiệu lực, hiệu quả quản lý phát triển kinh tế trong chương trình NTM là làm cho các hoạt động phát triển KT-XH – môi trường trong địa bàn xã Bình Chánh diễn ra có trật tự, hài hòa, cân đối và đạt được hiệu quả tổng hợp cao; đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân trên địa bàn Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này cần có những kế hoạch

và giải pháp chủ động, sáng tạo, đồng bộ gắn liền với chủ trường của Đảng và Nhà nước cùng với sự tham gia của các cấp các ngành, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp tại địa phương Các nghiên cứu trước về quản lý nhà nước về xây dựng NTM nhưng mỗi một công trình có cách tiếp cận khác nhau, ở các cấp địa phương khác nhau, có những đóng góp nhất định cho việc cung cấp lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM và quản lý nhà nước về xây dựng NTM trong phạm cả nước cũng như các địa phương Tuy nhiên, có thể nhận thấy cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về Công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Luận văn này nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý trong chương trình NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu, tài liệu, thông tin liên quan đã được công bố về công tác quản lý phát triển kinh tế trong chương trình phát triển NTM tại

xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp so sánh các kết quả về quản lý trong chương trình NTM trong 05 năm 2018 -

2022, từ đó phân tích và rút ra những đặc điểm, đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Trang 16

Về cơ sở lý luận, nghiên cứu đã đi sâu vào làm rõ những vấn đề chung về xây dựng NTM, quản lý trong chương trình NTM, nội dung quản lý trong chương trình NTM và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trong chương trình NTM (bao gồm: Thể chế, chính sách, hệ thống quản lý trong chương trình nông thôn mới; Thị trường, công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật) Luận văn cũng đã nêu được một số kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các quốc gia, đây là cơ sở để đúc rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng các chính sách và giải pháp cho nghiên cứu này

Về phân tích thực trạng quản lý trong chương trình NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng thực hiện đối với các vấn đề cụ thể như: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong chương trình NTM; Hoạch định chiến lược, quy hoạch quản lý trong chương trình NTM; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý phát triển kinh tế; Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung quản lý phát triển kinh tế Từ đó, đưa ra quan điểm đánh giá thực trạng quản lý trong chương trình NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Về điểm mạnh, hoạt động xây dựng NTM đã khẳng định sự đúng đắn, kịp thời của chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, quần chúng nhân dân, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích cực Những vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng NTM bền vững bao gồm: (1) Về chính sách phát triển NTM; (2) trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; (3) Liên kết giữa các chủ thể tham gia xây dựng nông thôn mới; (4) Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới; (5) Quyền dân chủ gắn với xây dựng ý thức pháp luật và (6) Hệ thống chính trị cơ sở

Trên cơ sở mục tiêu và phương hướng quản lý trong chương trình NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp được đưa ra bao gồm: Hoàn thiện chính sách phát triển NTM; nâng cao duy trì các tiêu chí xây dựng NTM; thúc đẩy liên kết giữa các chủ thể tham gia xây dựng NTM; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng NTM; giải pháp thực hiện tốt quyền dân chủ gắn với xây dựng ý thức pháp luật; củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở

Trang 17

Abstract

Resolution of the 10th Congress of the Party set out the task named

"Implement the program of rural development to build villages, communes, hamlets and villages with a full, civilized life and a healthy environment" New rural construction is a very important issue, not only related to rural areas, agriculture, farmers but also related to socio-economic development in the province - where the development of urban areas is located It can be seen that promoting the effectiveness and efficiency of economic development management in the new rural program is to make socio-economic - environmental development activities in Binh Chanh commune and it takes place in an orderly and harmonious manner, balance and achieve high synergistic efficiency, which brings a happy and prosperous life to the people in the area However, in order to achieve this goal, it is necessary to have proactive, creative and synchronous plans and solutions associated with the Party and State's owners, with the participation of all levels and sectors, the consensus of the Party and State with local people and businesses Previous studies on state management of rural construction, but each work has a different approach, at different local levels, has certain contributions to provide theory and practice on new rural construction and state management of new rural construction in the whole country as well as in the localities However, it can be seen that up to now, there has been no research topic on the management of the rural development program in Binh Chanh commune, Chau Phu district, An Giang province

This thesis aims to analyze and evaluate the current situation of management

in the new rural area program in Binh Chanh commune, Chau Phu district, An Giang province From there, some solutions are proposed to improve the quality of management in the new rural program in Binh Chanh commune, Chau Phu district,

An Giang province in the coming time The study was conducted to collect data, documents and related information that have been published on the management of economic development in the new rural program in Binh Chanh commune, Chau Phu district, An Giang province The study used the method of comparing the results

of management in the new rural program in the five years from 2018 to 2022, thereby analyzing and drawing out the general characteristics and assessment of the current status of management work in the new rural program in Binh Chanh commune, Chau Phu district, An Giang province

Regarding the theoretical basis, the research has delved into clarifying the general issues of building new rural areas, management in the new rural program, management content in the new rural program and analyzing the factors affecting management in the new rural area program (including Institutions, policies, management system in the new rural program; Market, technology, globalization and international integration; Natural, economic and social conditions; Technical infrastructure system) The thesis has also mentioned some experience in building new rural areas in other countries, this is the basis to draw lessons learned to apply policies and solutions for this research

Regarding the analysis of the current situation of management in the rural development program in Binh Chanh commune, Chau Phu district, An Giang

Trang 18

province, the thesis has analyzed in depth the actual implementation status for specific issues such as: The implementation of the indicators economic development goals in the new rural area program; Strategic planning, management planning in the new rural program; Organizing the state management apparatus for economic development management; Organizing and directing the implementation of economic development management contents From there, it is necessary to give a perspective to assess the current management situation in the new rural area program

in Binh Chanh commune, Chau Phu district, An Giang province In terms of strengths, the construction of new rural areas has affirmed the correctness and timeliness of

the Party and State's guidelines and policies, with the active participation

of all levels of government, the masses, the economic situation has positive social changes The issues raised for the construction of sustainable new rural areas include: (1) On the development policy of new rural area; (2) maintaining new rural construction criteria; (3) Links between entities participating in new rural construction; (4) Inspection and supervision of new rural construction activities; (5) Democratic rights associated with building legal consciousness and (6) grassroots political system

On the basis of the goals and management direction in the new rural area program in Binh Chanh commune, Chau Phu district, An Giang province to 2025, with a vision to 2030 The study has proposed the following solutions: Completing the new rural area development policy; improving and maintaining the criteria for building new rural areas; promoting linkages between entities participating in the construction of new rural areas; strengthening the inspection and supervision of new rural construction activities; giving solutions to well implement democratic rights associated with building legal consciousness; consolidating and consolidating the grassroots political system

Trang 19

MỤC LỤC

MỤC LỤC xix

DANH MỤC VIẾT TẮT xxiii

DANH MỤC BẢNG xxiv

DANH MỤC HÌNH xxv

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 8

3.1 Mục tiêu tổng quát 8

3.2 Mục tiêu cụ thể 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4.1 Đối tượng nghiên cứu 9

4.2 Phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

5.1 Thu thập số liệu 9

5.2 Phương pháp xử lý số liệu 10

6 Ý nghĩa nghiên cứu 10

6.1 Ý nghĩa khoa học 10

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 11

7 Kết cấu luận văn 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI 12

1.1 Những vấn đề chung về xây dựng nông thôn mới 12

1.1.1 Nhận thức, quan niệm về nông thôn mới 12

1.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của việc xây dựng nông thôn mới 17

1.2 Quản lý trong chương trình nông thôn mới 19

1.2.1 Khái niệm quản lý, QLNN và quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới 19

1.2.2 Mục đích của quản lý trong chương trình nông thôn mới 20

Trang 20

1.2.3 Nội dung quản lý trong chương trình nông thôn mới 21

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trong chương trình nông thôn mới 24

1.3.1 Thể chế, chính sách, hệ thống quản lý trong chương trình nông thôn mới………24

1.3.2 Thị trường, công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 25

1.3.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 25

1.3.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật 26

1.4 Kinh nghiệm phát triển nông thôn mới ở một số quốc gia 26

1.4.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 27

1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 28

1.4.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc 28

1.4.4 Kinh nghiệm của Bờ Biển Ngà 29

1.4.5 Kinh nghiệm của Tanzania 29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 TẠI XÃ BÌNH CHÁNH, HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG 31

2.1 Khái quát về xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 31

2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên 31

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 32

2.1.3 Cơ cấu tổ chức ĐẢNG UỶ, HĐND, UBND xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 34

2.1.4 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2022 34

2.2 Thực trạng quản lý trong chương trình phát triển nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 44

2.2.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 44

Trang 21

2.2.2 Hoạch định chiến lược, quy hoạch quản lý trong chương trình phát triển

nông thôn mới………51

2.2.3 Tổ chức bộ máy QLNN về quản lý trong chương trình phát triểnnông thôn mới………52

2.2.4 Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung quản lý trong chương trình phát triển nông thôn mới 52

2.2.5 Kiểm tra, giám sát về quản lý trong chương trình phát triểnnông thôn mới………55

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý trong chương trình phát triển nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 57

2.3.1 Những kết quả đạt được 57

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 58

2.3.3 Những vấn đề cần giải quyết ……….62

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ BÌNH CHÁNH, HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 64

3.1 Mục tiêu và phương hướng quản lý trong chương trình phát triển nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm 2025 64

3.1.1 Mục tiêu 64

3.1.2 Phương hướng 66

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý trong chương trình phát triển nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 68

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông thôn mới 68

3.2.2 Giải pháp nâng cao duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 70

3.2.3 Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa các chủ thể tham gia xây dựng nông thôn mới 72

3.2.4 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới 73

Trang 22

3.2.5 Giải pháp thực hiện tốt quyền dân chủ gắn với xây dựng ý thức pháp luật……….74 3.2.6 Giải pháp củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở 75 3.3 Các kiến nghị 76 3.3.1 Đối với UBND huyện Châu Phú 76 3.3.2 Đối với UBND Tỉnh An Giang 76 3.3.1 Đối với chính phủ 78 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 79 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: CÁC CHỈ TIÊU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ BÌNH CHÁNH LẦN THỨ XII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI CỦA

XÃ BÌNH CHÁNH

Trang 23

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 24

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 35Bảng 2.2 Thống kê kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2022 45 Bảng 2.3 Tình hình giảm sát về quản lý trong chương trình nông thôn mới 55Bảng 3.1 Mục tiêu quản lý trong chương trình nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 64

Trang 25

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính Huyện Châu Phú, An Giang 31 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 34

Trang 26

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Thực hiện chương trình NTM xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh” Xây dựng NTM được xác định là vấn đề rất quan trọng, không chỉ liên quan mật thiết đến nông thôn, nông nghiệp, nông dân mà còn liên quan tới phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh – nơi có cả sự phát triển của đô thị

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện Đến nay, cả nước đã có 5.177 xã (58,2%) đạt chuẩn NTM, tăng

371 xã so với cuối năm 2019 Có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân cả nước đạt 16,2 tiêu chí/xã Có 127/664 đơn vị cấp huyện thuộc 45 tỉnh, thành phố trực thuộc TW (tăng 14 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2019) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 19,1%) Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn năm 2018 tăng 2,78 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh từ 17,35% năm 2010 xuống còn khoảng 5,9% năm 2019, khoảng cách phát triển giữa nông thôn – đô thị từng bước được thu hẹp Cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn có sự chuyển dịch tích cực, công nghiệp và dịch vụ nông thôn tăng trưởng nhanh Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động toàn xã hội giảm còn khoảng 38,1% năm 2018, thu nhập bình quân từ hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng, chiếm 78% tổng thu nhập của hộ nông thôn năm 2019 (Tổng cục thống kê, 2020)

Chương trình NTM đã thu hút và huy động nguồn lực của toàn xã hội với hơn 2,4 triệu tỷ đồng trong 9 năm (bình quân khoảng 260 ngàn tỷ đồng/năm), trong đó mức huy động xã hội chiếm đến 72,3%, đặc biệt là sự đóng góp của cộng đồng, người dân (công sức, hiến đất…) Trong 10 năm triển khai, Chương trình NTM đã hình thành được hệ thống bộ máy chỉ đạo, điều hành, quản lý, triển khai đồng bộ từ TW đến địa phương và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp Đến nay, cả nước đã có 717 Văn phòng điều phối (cấp tỉnh, huyện) và 8.041 CBCC xã chuyên trách và kiêm

nhiệm về NTM; gần 100% các thôn bản đã thành lập ban phát triển thôn (Tổng cục thống kê, 2020)

Trang 27

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Chương trình NTM vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

Một số vùng tỷ lệ xã đạt NTM cao như Vùng đồng bằng sông Hồng (90,7%), Đông Nam Bộ (79,2%), trong khi đó một số vùng tỷ lệ xã đạt NTM còn thấp như

miền núi phía Bắc (31,9%), Tây Nguyên (43,5%) (Tổng cục thống kê, 2020)

Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế Chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) sau khi đạt chuẩn ở một số địa phương đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được quan tâm, duy tu bảo dưỡng thường xuyên Thực tiễn, xây dựng NTM vẫn còn tồn tại việc chưa quan tâm, chú trọng phát triển KT-XH khu vực nông thôn bền vững, chưa chú trọng đến phát triển kinh tế nông thôn, hệ thống CSHT phục vụ thương mại nông thôn, thu mua nông sản, chế biến và cơ giới hóa còn chưa đồng bộ; áp dụng khoa học và CNC vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) còn hạn chế

Bên cạnh đó, năng lực CBCC làm công tác xây dựng NTM của một số địa phương còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất triển khai thực hiện Chương trình Ngoài ra, công tác huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện Chương trình còn một số hạn chế, khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng

và cư dân thấp (Tổng cục thống kê, 2020)

Có thể thấy rằng đẩy mạnh hiệu lực, hiệu quả quản lý phát triển kinh tế trong chương trình NTM là làm cho các hoạt động phát triển KT-XH – môi trường trong địa bàn xã Bình Chánh diễn ra có trật tự, hài hòa, cân đối và đạt được hiệu quả tổng hợp cao; đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân trên địa bàn Tuy nhiên,

để thực hiện mục tiêu này cần có những kế hoạch và giải pháp chủ động, sáng tạo, đồng bộ gắn liền với chủ trường của Đảng và Nhà nước cùng với sự tham gia của các cấp các ngành, sự đồng lòng của người dân và DN tại địa phương Xuất phát từ tính

cấp thiết của vấn đề như phân tích trên, tác giả lựa chọn “Đánh giá công tác quản lý

trong chương trình phát triển nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn của mình Đề tài này tập trung nghiên cứu, đánh

giá thực trạng công tác quản lý nhà nước trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng

Trang 28

cao chất lượng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới

2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Xây dựng NTM và QLNN về NTM là một vấn đề quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nhất là đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay Việc xây dựng NTM đã đạt được những kết quả bước đầu và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều khoa học nghiên cứu, quan tâm tìm hiểu

Thứ nhất, về vấn đề xây dựng NTM

Tác giả Bùi Văn Thấm (2013), Những quy định pháp luật và công tác VH-XH

ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nghiên cứu

này đã giới thiệu các VBPL về công tác VH-XH và quy định về NTM, hoạt động xây dựng NTM

Tác giả Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2012), Xây dựng nông thôn mới những vấn

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội “Công trình là tập hợp các

bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan TW, địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM ở Việt Nam, gồm những vấn đề lý luận chung về xây dựng NTM, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM, thực tiễn và kết quả bước đầu trong xây dựng NTM ở một số địa bàn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các địa bàn thí điểm xây dựng NTM

Tác giả Phạm Đi (2016), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu vùng Duyên hải Nam Trung bộ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác

giả đã tập trung nghiên cứu việc xây dựng NTM của vùng duyên hải Nam Trung Bộ,

từ đó phân tích những khó khăn, vấn đề mới phát sinh Từ đó, nghiên cứu đã rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chủ trương xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo

Tác giả Lương Thị Thu Hằng (chủ nhiệm) (2015), "Chương trình xây dựng Nông thôn mới: nhìn từ thực tế các xã thí điểm", Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên

cứu Phát triển bền vững Vùng, là cơ quan chủ trì thực hiện, đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện xây dựng NTM tại một số xã thuộc Chương trình xây dựng NTM của Chính phủ qua các chỉ số đánh giá định tính và định lượng; phân tích các

Trang 29

thuận lợi, thách thức, cản trở và các điểm nghẽn trong việc thực hiện; phân tích các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM Đề tài đã bước đầu đưa ra những khuyến nghị chính sách và đề xuất giải pháp thực hiện mô hình xây dựng NTM theo hướng phát triển bền vững vùng

Bên cạnh đó, có rất nhiều các bài báo của các tác giả đăng trên các tạp chí khoa

học chuyên ngành như: Vũ Văn Ninh, “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Kết quả và một số bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Cộng sản, số 94/2014; Phạm Tất Thắng “Xây dựng nông thôn mới: Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 5/11/2015 16:28; Nguyễn Văn Quý với bài viết

“Xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết TW 7, khóa X của Đảng – Một số kết quả”,

tr.51 – 55, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7/2018… các bài viết của các tác giả đã nghiên cứu và dần làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM những kết quả đạt được, hạn chế trong thực hiện chương trình đề xuất giải pháp hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM nói chung

Thứ hai, về hoạt động QLNN về xây dựng nông thôn mới

Các bài báo của các tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (2018), “Huy động nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới – thực trạng và giải pháp”, Tạp chí QLNN, tr.71 -75, số 11/2018; Lê Doãn Sơn (2018), “Những vấn đề đặt ra đối với với QLNN về môi trường trong Chương trình xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, tr.28 – 32, số 5/2018; Phạm Quang Tuệ (2018), “Xây dựng chính quyền và đội ngũ CBCC cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, tr.59 – 62, số 9/2018… các tác giả đã nghiên

cứu về lý luận và thực tiễn công tác QLNN về xây dựng nông thôn mới trên một số khía cạnh cụ thể như huy động nguồn lực, QLNN về môi trường trong xây dựng NTM, nâng cao năng lực đội ngũ CBCC triển khai thực hiện chương trình, đề xuất các giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa nội dung chương trình xây dựng NTM

Nguyễn Thị Mỹ Hưng và Võ Văn Tuấn (2021), “Phân tích các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp”,Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 10 (2), 47-61 Nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất giải pháp

Trang 30

thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM hiệu quả hơn Cả số liệu thứ cấp và sơ cấp được

sử dụng cho nghiên cứu này; trong đó, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn cấu trúc đại diện của lãnh đạo 119 xã và phỏng vấn bán cấu trúc lãnh đạo cấp tỉnh, 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Các phương pháp phân tích số liệu bao gồm thống kê mô tả và kiểm định Independent Samples T-Test của 2 nhóm xã tiến nhanh và tiến chậm, và mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tốảnh hưởng tốc độđạt tiêu chí NTM Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm xã tiến chậm và tiến nhanh về kết quả tiêu chí đạt được, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và hoàn thành các nhóm tiêu chí Các yếu tố về hạ tầng KT-XH, gia tăng giá trị SXNN, đội ngũ CBCC cơ sở, tham gia của người dân có tác động tích cực và

có ý nghĩa tiến trình xây dựng NTM của nhóm xã tiến nhanh trong khi đó chỉ có yếu

tố đội ngũ CBCC cơ sởảnh hưởng nhóm xã tiến chậm Giải pháp được đề xuất là cần

ưu tiên cho giải pháp nâng cao năng lực và vai trò của đội ngũ CBCC ở cơ sở, tập trung chỉ đạo về phát triển kinh tế nông nghiệp và phát huy tinh thần tham gia của người dân, và sử dụng nội lực tại chỗ để thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM

Phan Văn Đức (2020), “Duy trì tính bên vững của các tiêu chí nông thôn mới tại các xã sau đạt chuẩn”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5, tr 3-13

Nghiên cứu cho rằng phát triển nông nghiệp Việt Nam cần phải theo hướng toàn diện, hiện đại, sàn xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu Phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập hướng của chương trình và cải thiện căn bản điêu kiện sông của cư dân nông thôn, đảm bảo các dịch vụ xã hội, bảo vệ môi trường Trong giai đoạn 2016-2020, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã định hướng mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn Trong giai đoạn 2021-2025, các xã sau đạt chuẩn nông thôn mới phải xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng cụ thể từng tiêu chí để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững theo định NTM

Nguyễn Phú Trọng (2018), “Xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”, Tạp chí Dân vận, (12), tr.3-7 Bài viết

cung cấp luận cứ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã góp phần làm thay đổi

tư duy người nông dân vốn quen với nếp sản xuất truyền thống nhỏ lẻ, manh mún

Trang 31

Chỉ ra một số đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết nông dân, đưa nông dân thực sự trở thành lực lượng cách mạng, lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội to lớn và mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong đó định hướng các cấp chính quyền cần nhận thức đầy đủ và tập trung tổ chức thực hiện CTDV

Đào Thanh Lưỡng (2018), “Các tỉnh ủy ở vùng Đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ xây dựng Đảng

và chính quyền Nhà nước, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận án đã rút

ra một số kinh nghiệm chủ yếu Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, thực hiện tốt công tác cán bộ trong XDNTM Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương XDNTM, Ba là, lãnh đạo phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phong trào XDNTM, Bốn là, chú trọng lãnh đạo phát triển các mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả, phát huy vai trò các làng nghề trong XDNTM Năm

là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện nghị quyết, chương trình MTQG XDNTM

Lê Đức Niêm, Trương Thành Long (2017), “Nghiên cứu sự hài lòng của người dân trong công tác xây dựng nông thôn mới ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk” Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, Tập 126, Số 5A, 2017, Tr 219–

227 Mục tiêu của nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng và xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng của người dân trong quá trình xây dựng NTM tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng của người dân là khá cao và được quyết định bởi 5 nhóm nhân tố bao gồm: sự tiếp cận của người dân, vai trò của chính quyền, sự am hiểu của người dân, vai trò kiểm tra của người dân và đánh giá của người dân Sự am hiểu, đánh giá và vai trò kiểm tra của người dân là các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ hài lòng Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình NTM và có chính sách khuyến khích sự tham gia của người dân trong công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chương trình NTM

Trần Tiến Khai (2015), “Tổng quan cơ sở khoa học cho phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường đại học mở TP.HCM, số10(2), 42-50 Nghiên cứu này đã hệ thống hoá lý thuyết và kinh nghiệm thế giới để

Trang 32

xây dựng khung phân tích phát triển nông thôn bền vững cho Việt Nam Kết quả khảo lược cho thấy phát triển nông thôn bền vững dựa trên bốn cột trụ kinh tế, xã hội – văn hóa, môi trường và thể chế, vừa là động lực vừa là nội dung của phát triển nông thôn bền vững Phát triển nông thôn luôn mang tính động, tính phức tạp và dài hạn Muốn phát triển nông thôn bền vững, cần tiếp cận phát triển theo vùng và tiếp cận từ dưới lên, lấy cộng đồng cư dân nông thôn làm chủ tiến trình phát triển, kết hợp với sự chỉ đạo của Nhà nước, chú trọng đa dạng hóa và hài hòa nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cư dân, duy trì bản sắc văn hóa, xã hội và môi trường nông thôn Bài báo đã đề xuất khung phân tích ứng dụng để định hướng cách tiếp cận, nội dung, phương thức và nguồn lực cho phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam

Dương Thị Bích Diệp (2014), “Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81),

61-69 Nghiên cứu cho rằng xây dựng NTM đã trở thành phong trào có ảnh hưởng sâu rộng và có tác dụng lớn trong việc nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn tồn tại một số bất cập khiến hiệu quả của chủ trương còn những hạn chế so với mục tiêu đặt ra Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng triển khai chương trình xây dựng NTM tại 11 xã điểm do TW chỉ đạo; nguyên nhân dẫn tới hạn chế, bất cập; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng NTM trên cả nước

Bên cạnh đó còn có các đề tài luận văn, luận án nghiên cứu như:

QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Lê Thị Thu Thảo (2015), Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đi sâu phân tích thực trạng QLNN đối với xây dựng NTM ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014, tác giả đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng NTM, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN đối với xây dựng NTM ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình, Nguyễn Việt Linh (2016), Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đi sâu phân tích thực trạng QLNN đối với

Trang 33

xây dựng NTM ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2016, tác giả đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng NTM, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN đối với xây dựng NTM ở huyện

Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

QLNN về xây dựng nông thôn ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi của Nguyễn Thị Ánh Hồng (2017), Luận văn Thạc sĩ - Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia Tác giả làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về xây dựng NTM

ở huyện Nghĩa hành, tỉnh Quảng Ngãi Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại, nguyên nhân của nó để đưa ra những giải pháp để hoàn thiện QLNN về xây dựng NTM ở địa phương này

Khoảng trống nghiên cứu

Các luận văn trên nghiên cứu về QLNN về xây dựng NTM nhưng mỗi một công trình có cách tiếp cận khác nhau, ở các cấp địa phương khác nhau, có những đóng góp nhất định cho việc cung cấp lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM trong phạm cả nước cũng như các địa phương Tuy nhiên,

có thể nhận thấy cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về Công tác quản lý trong chương trình NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Thứ hai, về mặt thời gian, các nghiên cứu này được hiện tại các giai đoạn trước đó, các biện pháp, kiến nghị, đề xuất tại thời điểm nghiên cứu có thể không còn phù hợp với điều kiện,

thời gian, hoàn cảnh của giai đoạn hiện nay Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Đánh

giá công tác quản lý trong chương trình phát triển nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” là cách tiếp cận cụ thể một lĩnh vực chưa

được đề cập một cách hoàn chỉnh, và không trùng lặp với các nghiên cứu khác

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới

3.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 34

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý phát triển kinh tế, chương trình NTM Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý trong chương trình NTM tại

xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các tài liệu liên quan trong giai đoạn 2018 –

2022 Đề xuất các biện pháp đến năm 2025

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang và đề xuất một

số giải pháp đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được thực hiện và sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp so sánh, thống kê, phân tích

5.1 Thu thập số liệu

Thu thập số liệu, tài liệu, thông tin liên quan đã được công bố về công tác quản

lý phát triển kinh tế trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Một số tài liệu, số liệu từ các nguồn khác như các sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu Thu thập bằng cách sưu tầm, sao chép, trích dẫn trong luận văn theo danh mục các tài liệu tham khảo Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản

Trang 35

lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới

Số liệu chủ yếu trong các năm 2018 - 2022 để phân tích so sánh biến động chỉ tiêu nghiên cứu giữa các tiêu thức, các chỉ tiêu

5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp so sánh, phân tích thống kê

So sánh các kết quả về quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong 05 năm 2018 - 2022, từ đó phân tích

và rút ra những đặc điểm, đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý trong chương trình phát triển NTM tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Phương pháp tổng hợp

Là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các thông tin đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống dữ liệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu

Lựa chọn tài liệu: các tài liệu được tác giả lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau

để tham khảo Qua đó tránh được sự nhàm chán của người đọc đồng thời đảm bảo đủ kiến thức để xây dựng luận cứ

Bổ sung tài liệu: sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch, đặc biệt sau

khi có sự góp ý của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã nghiên cứu thêm các tài liệu nhằm bổ sung các luận cứ cho bài viết

Sắp xếp tài liệu: Tài liệu ban đầu được sắp xếp theo từng mục đích nghiên

cứu Bên cạnh đó, tác giả cũng sắp xếp lại theo tính logic nhằm đưa đến một bản viết

dễ hiểu Các kết quả thu được từ việc thống kê, phân tích và so sánh sẽ được liên kết lại, tạo thành một chỉnh thể để có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu Đây cũng

là các căn cứ để tác giả đưa ra một số đề xuất có thể áp dụng trong thực tiễn

6 Ý nghĩa nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa khoa học

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần bổ sung những luận cứ khoa học trong các hoạt động nghiên cứu sau này về công tác quản lý trong chương trình NTM

Trang 36

An Giang trong thời gian tới Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được các tỉnh, thành phố khác khác nghiên cứu và xem xét ứng dụng

7 Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị, kết luận … luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về quản lý trong chương trình nông thôn mới

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý trong chương trình nông thôn mới giai đoạn 2018 – 2022 tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý trong chương trình phát triển nông thôn mới tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm

2025, tầm nhìn đến 2030

Trang 37

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH

NÔNG THÔN MỚI 1.1 Những vấn đề chung về xây dựng nông thôn mới

1.1.1 Nhận thức, quan niệm về nông thôn mới

1.1.1.1 Nông thôn

“Nông thôn” là một khái niệm thông dụng nhưng có nội hàm rộng và có thể khác nhau ở các quốc gia

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thế giới thì “Nông thôn là khu vực mà 9 ở

đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng SXNN”

Ở Việt Nam, theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2016 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu: Nông thôn là khu vực dân cư sinh sống, hoạt động SXNN dưới sự quản lý của cấp hành chính cơ sở là UBND xã

1.1.1.2 Nhận thức về phát triển nông thôn ở các nước phát triển và đang phát

triển

Nông thôn ở các quốc gia phát triển rất khác với nông thôn ở các quốc gia đang phát triển Ở các quốc gia phát triển, người dân nông thôn chiếm trung bình khoảng 20% tổng dân số, và không có sự chênh lệch lớn giữa thu nhập ở vùng nông thôn và thành thị Còn ở các quốc gia đang phát triển, vùng nông thôn thường chiếm khoảng hơn 50% tổng dân số và chiếm tỷ lệ lớn về nghèo đói Ở vùng nông thôn ở các nước phát triển, nông nghiệp có năng suất cao hơn rất nhiều và không nhất thiết

là nguồn thu nhập chủ yếu, thay vào đó, kinh tế địa phương có xu hướng hỗ trợ các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn và được đặc trưng hóa bởi các quá trình KT-XH phức tạp hơn Mặt khác, ở vùng nông thôn ở các nước đang phát triển, các hoạt động kinh tế sơ cấp lại là nguồn tạo việc làm cơ bản, công nghệ hiện đại hạn chế, thiếu CSHT, vốn con người thấp Kinh nghiệm của các nước phát triển mang đến rất nhiều bài học quý giá, mặc dù chúng không thể áp dụng hoàn toàn cho các nước đang phát

Trang 38

triển Điều này là do sự phát triển nông thôn ở các nước OECD - Tổ chức Hợp tác

và phát triển Kinh tế, diễn ra sớm hơn khi bối cảnh toàn cầu hoàn toàn khác và khi

đó đang diễn ra việc chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế OECD Hơn nữa, trái ngược với các nước OECD, mức độ vốn nhân lực và thể chế cũng như CSHT ở các nước đang phát triển hiện đang thấp hơn

Tư duy về phát triển nông thôn ở các nước OECD đã thay đổi, và người ta đã xây dựng một mô hình NTM nhằm đưa ra hướng dẫn về những gì OECD coi là một hướng đi tốt đối với các chính sách phát triển nông thôn Điều này khẳng định khu vực nông thôn có thể phát triển một các độc lập và không nhất thiết phải lạc hậu về kinh tế so với khu vực thành thị Nó nâng cao tầm quan trọng của các cách tiếp cận

từ dưới lên để đối phó với sự đa dạng về KT-XH đặc trưng cho khu vực nông thôn ở các nước OECD, và nhấn mạnh sự cần thiết đối với cách tiếp cận đa ngành tìm ra lợi thế cạnh tranh của khu vực nông thôn thông qua cơ chế điều phối đa cấp và thúc đẩy đầu tư, chứ không phải là trợ cấp Tuy nhiên, thực tế mô hình NTM vẫn chưa được thực hiện đầy đủ ở hầu hết các nước OECD, đặc biệt có rất ít chuyển biến đạt được trong việc chuyển từ chú trọng vào trợ cấp sang thúc đẩy đầu tư (OECD, 2014) Dù sao, mô hình NTM cũng có những đóng góp vào chính sách nông thôn ở các nước OECD theo nhiều cách khác nhau

Tương tự, những lý thuyết và phương pháp phát triển vùng nông thôn ở các nước đang phát triển cũng thay đổi trong những năm qua, từ những vùng nông thôn được coi là “vùng ao tù nước đọng” cần hiện đại hóa đến những phương pháp có sắc thái hơn xác định giá trị của nông thôn và thúc đầy sự tham gia của 15 địa phương vào quá trình hoạch định chính sách Hiện trạng các vùng nông thôn trên thế giới cho thấy, tuy những hành động chính sách trước đây hầu hết không đáp ứng được nhu cầu của người dân nông thôn, không đảm bảo phát triển công bằng hay không tạo ra quỹ đạo tăng trưởng bền vững, thì trong kỷ nguyên hậu Mục tiêu phát triển thiên nhiên

kỷ, việc thực hiện các chiến lược phát triển nông thôn hiệu quả là điều kiện cần thiết

để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng trưởng kinh tế toàn diện Thành công còn hạn chế của những phương pháp tiếp cận cũ, và bối cảnh phát triển toàn cầu đang thay đổi, cần một cơ chế phát triển NTM, tận dụng được sự đa dạng và vai trò

Trang 39

đổi mới của khu vực nông thôn đồng thời kết hợp những vấn đề kinh tế, xã hội và sinh thái

1.1.1.3 Nhận thức về những thách thức với khu vực nông thôn ở các nước

đang phát triển

Sự khác nhau giữa các vùng nông thôn đặt ra những thách thức và cơ hội riêng cho từng vùng Vì thế, chiến lược phát triển nông thôn cần linh hoạt và phù hợp với thực tế địa phương Đặc trưng vùng sẽ là chìa khóa để xác định sự thành công hay thất bại của chính phủ trong việc giải quyết và đối phó với những thách thức cũng như nắm bắt các cơ hội

• Vấn đề dân số

Dân số là một trong những thách thức lớn nhất mà các nước đang phát triển hiện đang phải đối mặt Các vấn đề đặt ra phụ thuộc vào vị trí của các quần thể trong quá trình biến đổi dân số Ở đầu quá trình, các quần thể thường có sự giảm mạnh về

tỷ lệ tử vong, sau đó là sự suy giảm về khả năng sinh sản, tạo ra bước chuyển bền vững hướng tới một quần thể dân số sống sót khi sinh cao hơn và số lượng người già nhiều hơn trong tháp tuổi (Lee, 2003) Khoảng cách về thời gian giữa sự giảm tỷ lệ

tử vong và sinh sản tạọ ra tốc độ tăng trưởng dân số ban đầu cao kéo dài đếntỷ lệ sinh bắt đầu giảm Một khi tỷ lệ sinh bắt đầu giảm, sẽ có nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế khi những thay đổi trong tỷ lệ tử vong và sinh sản cho phép gia tăng đáng kể dân số trong độ tuổi lao động Những người thuộc nhóm này có khả năng sản xuất, tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn mức họ tiêu thụ, tạo ra thặng dư những nguồn lực mà nền kinh tế cần khai thác hiệu quả Việc khai thác lợi tức dân số đòi hỏi phải xây dựng các chính sách linh động và hợp lý Nếu không có những chính sách đúng đắn, những giá trị này, trái lại, có thể trở thành gánh nặng hạn chế tiềm năng kinh tế của các vùng Cải thiện nguồn nhân lực, thúc đẩy tính linh hoạt của thị trường lao động, đầu tư vào phát triển công nghệ, tạo công ăn việc làm, và hội nhập phù hợp vào nền kinh tế toàn cầu, tất cả cần được đưa vào kế hoạch của các nhà hoạch định chính sách

• Vấn đề về môi trường

Tăng trưởng dân số và kinh tế nhanh, cùng với tiến trình đô thị hóa, tạo ra một

số vấn đề môi trường đe dọa đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt tình trạng

Trang 40

phá rừng, sa mạc hóa, xói mòn đất và suy thoái đất ngập nước đang khiến nhiều vùng canh tác lớn ở các khu vực nông thôn không thể sử dụng được Những vấn đề đó phá hoại sinh kế của phần lớn dân cư nông thôn phụ thuộc vào nông nghiệp, gia tăng đói nghèo và đe dọa an ninh lương thực, và cản trở hiện đại hóa nông nghiệp Việc thiếu các chính sách môi trường và hướng dẫn khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, cùng với việc sử dụng không đúng cách hoặc thiếu các công nghệ mới, đang làm giảm năng lực sản xuất của đất và có thể làm trầm trọng hơn vấn đề ô nhiễm đang tồn tại Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể can thiệp trên một phạm vi lớn, đặc biệt là trong ứng dụng công nghệ mới và tiến bộ khoa học để đối phó với những thách thức, đặc biệt

là ở châu Phi hạ Sahara và nhiều khu vực Đông Nam Á

• Vấn đề quản lý yếu kém gây khó khăn cho sự phát triển

Thách thức quản trị và phát triển KT-XH liên quan chặt chẽ tới nhau, đặc biệt

là ở các nước đang phát triển Phát triển chỉ có thể diễn ra nếu một quốc gia có các thể chế hiệu quả Nếu các cơ quan hành chính cấp địa phương, khu vực hoặc quốc gia không có khả năng phối hợp và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ 20 được giao, đây sẽ là trở ngại cho tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chống tham nhũng, cải thiện đầu ra xã hội và giải quyết tất cả các vấn đề khác mà các nước đang phát triển phải đối mặt Thách thức quản trị bao gồm việc thành lập cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền, dân chủ, kiểm soát tham nhũng, trao quyền cho địa phương và xây dựng năng lực Những cải tiến trong các lĩnh vực này vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với việc thu hẹp khoảng cách nông thôn - thành thị Khu vực nông thôn thường bị tụt hậu so với các vùng khác do sự bất lực của chính quyền trong kiểm soát và quản lý các nguồn lực địa phương một cách hiệu quả

• Vấn đề bình đẳng giới

Bình đẳng giới là một vấn đề rất cấp bách ở các nước đang phát triển, đặc biệt

là khu vực nông thôn Mặc dù các vùng tiên tiến của thế giới đã có những tiến bộ đáng kể trong bình đẳng giới hoàn toàn, thì ở các nước đang phát triển, phụ nữ, đặc biệt các phụ nữ trẻ, chính là “những người nghèo nhất trong những người nghèo" Họ chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới với ít cơ hội việc làm thường xuyên và ổn định, đói và suy dinh dưỡng, hạn chế tiếp cận với giáo dục và y tế Theo cách phân công

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w