1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tại thành phố tây ninh

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tại Thành phố Tây Ninh
Tác giả Trần Quốc Bảo
Người hướng dẫn TS. Lê Quang Thông
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 7,9 MB

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (22)
  • 2. Tổng quan một số kết qủa nghiên cứu về bảo vệ môi trường (23)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (24)
    • 3.1 Mục tiêu tổng quát (24)
    • 3.2 Mục tiêu cụ thể (24)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (24)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (25)
  • 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu (25)
  • 7. Đóng góp của đề tài (27)
  • 8. Kết cấu của luận văn (28)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG (29)
    • 1.1 Các khái niệm cơ bản (29)
      • 1.1.1 Môi trường (29)
      • 1.1.2 Ô nhiễm môi trường (29)
      • 1.1.3 Kinh phí sự nghiệp môi trường (29)
      • 1.1.4 Cơ sở lý thuyết về bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới (29)
        • 1.1.4.1 Bảo vệ môi trường tại Mỹ, Ấn độ và các nước liên minh châu Âu (EU) (29)
        • 1.1.4.2 Lý thuyết đường cong môi trường Kuznet (31)
      • 1.1.5 Đặc điểm nguồn KPSNMT tại Việt Nam (31)
        • 1.1.5.1 Quy định về sự nghiệp môi trường tại Việt nam (31)
        • 1.1.5.2 Phân cấp nhiệm vụ chi KPSNMT (32)
        • 1.1.5.3 Quyết toán NSNN (38)
      • 1.1.6 Bảo vệ môi trường (41)
    • 1.2 Nội dung quản lý nguồn KPSNMT (41)
    • 1.3 Các nhân tố tác động hiệu quả sử dụng nguồn KPSNMT (43)
      • 1.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội (43)
      • 1.3.2 Công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý (43)
      • 1.3.3 Công tác thanh kiểm tra (43)
      • 1.3.4 Công tác cán bộ (44)
      • 1.3.5 Cơ chế chính sách (44)
    • 1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng KPSNMT (44)
    • 1.5 Nghiên cứu kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm cho sử dụng KPSNMT tại thành phố Tây Ninh (45)
      • 1.5.1 Mức chi bảo vệ môi trường của các nước liên minh châu Âu (45)
      • 1.5.2 Mô hình kinh tế Phần Lan theo lý thuyết đường cong Kuznet (47)
      • 1.5.3 Kinh nghiệm BVMT của Hàn Quốc (48)
      • 1.5.4 Bài học kinh nghiệm BVMT cho Việt Nam và tỉnh Tây Ninh (49)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH (51)
    • 2.1 Hiện trạng quản lý, sử dụng nguồn KPSNMT (51)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên (51)
        • 2.1.1.1 Vị trí địa lý (51)
        • 2.1.1.2 Khí hậu- địa hình (52)
        • 2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên (53)
      • 2.1.2 Điều kiện kinh tế (55)
        • 2.1.2.1 Dân số và lao động (55)
        • 2.1.2.2 Hiện trạng kinh tế (57)
    • 2.2 Thực trạng quản lý nguồn KPSNMT (59)
    • 2.3 Đánh giá chung công tác quản lý, sử nguồn KPSNMT (67)
      • 2.3.1 Chất lượng môi trường (67)
      • 2.3.2 Nguyên nhân ô nhiễm tại thành phố Tây Ninh (74)
      • 2.3.3 Những kết quả đạt được trong công tác BVMT tại thành phố Tây Ninh (74)
      • 2.3.4 Hạn chế và nguyên nhân (75)
      • 2.3.5 Hiệu quả sử dụng KPSNMT (75)
        • 2.3.5.1 Chi ngân sách SNMT tại tỉnh Tây Ninh (75)
        • 2.3.5.2 Phân tích tình hình sử dụng KPSNMT năm 2019 của tỉnh Tây Ninh trên thực tế sử dụng và dự toán (76)
        • 2.3.5.3 Thực trạng công tác quản lý, sử dụng KPSNMT của thành phố Tây Ninh (78)
      • 2.3.6 Nguồn thu bổ sung cho nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (81)
        • 2.3.6.1 Về thu phí bảo vệ môi trường (81)
        • 2.3.6.2 Hoạt động khai thác khoáng sản (82)
        • 2.3.6.3 Thu phí thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường (82)
      • 2.3.7 Đánh giá hiệu quả sử dụng KPSNMT của thành phố Tây Ninh (82)
        • 2.3.7.1 Sự hài lòng của người dân về chất lượng môi trường (82)
        • 2.3.7.2 Ý kiến đánh giá của cơ quan trong nước và thế giới về thành phố Tây Ninh (85)
        • 2.3.7.3 Chỉ số môi trường (86)
        • 2.3.7.4 Phát triển kinh tế (86)
    • 2.4 Nhận định thành quả, hạn chế và nguyên nhân (87)
      • 2.4.1 Những kết quả đạt được (87)
      • 2.4.2 Hạn chế (88)
      • 2.4.3 Nguyên nhân (89)
  • CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NKPSNMT CỦA THÀNH PHỐ TÂY NINH (90)
    • 3.1 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Tây Ninh đến năm 2030 và nhiệm vụ bảo vệ môi trường (90)
      • 3.1.1 Mục tiêu phát triển (90)
      • 3.1.2 Mục tiêu bảo vệ môi trường (91)
    • 3.2 Định hướng phát triển môi trường (91)
    • 3.3 Các biện pháp nâng cao quản lý sử dụng KPSNMT tại thành phố Tây Ninh (92)
      • 3.3.1 Tăng tỷ lệ chi SNMT (92)
      • 3.3.2 Thu hút các nguồn lực từ xã hội, phân chia trách trách nhiệm môi trường cho tư nhân (92)
      • 3.3.3 Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể sử dụng KPSNMT tại cấp cơ sở (93)
      • 3.3.4 Phân bổ mức chi (93)
      • 3.3.5 Tập huấn chuyên đề về sử dụng KPSNMT cho cơ quan quản lý nhà nước môi trường tại địa phương (93)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (95)
  • PHỤ LỤC (97)

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨTRẦN QUỐC BẢOĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ

Tổng quan một số kết qủa nghiên cứu về bảo vệ môi trường

Nghiên cứu tại Việt nam:

Nguyễn Hải Đăng và các cộng sự (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo giả thuyết đường cong Kuznet, kiểm định mô tả thực tiễn nền kinh tế Việt Nam có sự hiện diện của đường cong Kuznet (EKC) hay không, từ đó rút ra các khuyến nghị thực tế cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam

Nghiên cứu của Trần Duy Hưng (2017) về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam, từ đó rút ra một số giải pháp để Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi cùng với giảm thiểu ô nhiễm không khí từ khí thải CO2, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Huyền (2013) về thực trạng quản lý và sử dụng KPSNMT ở tỉnh Quảng Ninh, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế trong công tác sử dụng KPSNMT từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

Nguyễn Văn Hùng (2019) đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh An giang, khái quát hóa các cơ sở lý thuyết liên quan và phân tích thực trạng việc triển khai các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh An Giang

Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hường (2014) về xác định các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả quản lý và sử dụng KPSNMT của tỉnh Quảng Ninh thông qua các chỉ số kinh tế; đánh giá việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng KPSNMT; từ đó bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng KPSNMT của tỉnh Quảng Ninh

Phạm Thị Thùy Dương (2011) nghiên cứu thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tây Ninh, từ đó đưa ra những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh

Thomas Sterner (2008) phân tích, soạn thảo chính sách cho quản lý tài nguyên và môi trường tại các nước OECD từ đó rút ra bài học kinh nghiệm từ các chính sách kinh tế và tác động môi trường của các chính sách

Gene M.Grossman và Alan B.Krueger (1994) phân tích tăng trưởng kinh tế và môi trường; liên hệ giữa môi trường và thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia

Clay Halton (2021) giới thiệu về Simon Kuznets và định nghĩa về đường cong Kuznet, nghiên cứu mối liên hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và chỉ số ô nhiễm môi trường

Tập hợp các kinh nghiệm từ Hoa kỳ, Cộng đồng châu Âu, các nước thuộc tổ chức OECD và các nước trước đây có nền kinh tế tập trung để vận dụng trong quá trình soạn thảo chính sách bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích việc sử dụng nguồn KPSNMT tại thành phố Tây Ninh từ năm 2017 đến năm 2020, từ đó có những đánh giá tổng thể tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố đưa ra phương hướng sử dụng hợp lý nguồn tiền sự nghiệp môi trường trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể

Phân tích việc quản lý sử dụng nguồn KPSNMT, tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, từ năm 2017 đến năm 2021

Xác định những thành công, thất bại của việc quản lý sử dụng KPSNMT của thành phố Tây Ninh, giai đoạn 2017-2020 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn KPSNMT tại Thành phố.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng các số liệu từ các tài liệu, luận văn, tiểu luận đã được hoàn chỉnh trước đây cùng các số liệu từ các bài báo, nghiên cứu khoa học, bài báo đăng trên các trang của Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Tài Chánh, Cổng Thông tin Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Tây Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Tổng hợp các báo cáo năm, báo cáo chuyên đề của Phòng Tài chính, Phòng Tài nguyên môi trường, Trung tâm quan trắc, các thông tin được đăng tải trên báo đài tại thành phố Tây Ninh

Tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống và cân bằng vật chất: Môi trường là một hệ thống của các thành phần tự nhiên và vật chất nhân tạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và cân bằng vật chất giúp tìm ra những nhân tố bị tác động, từ đó xác định nguyên nhân gây ra biến đổi môi trường, sự mất cân bằng của hệ sinh thái tác động trực tiếp đến đời sống và kinh tế con người.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phát triển bền vững là làm sao thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người đảm bảo tương lai cho chính thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau, đồng thời đảm bảo không gây tổn hại cho môi trường hiện tại Chính vì lý do đó môi trường là một trong các yếu tố quan trọng trong mô hình phát triển bền vững của một đất nước, một tỉnh, hay một khu vực nhất định, nhận thức được tầm quan trọng của môi trường trách nhiệm phát triển kinh tế luôn đi song song với trách nhiệm bảo vệ môi trường Trong những năm gần đây, thế giới đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường một cách ngày càng nghiêm trọng, các hiện tượng Lanina và Elnino diễn ra liên tục với mức độ ngày lớn, thời gian kéo dài gây lũ lụt, hạn hán ở châu Mỹ và châu Á và ngược lại Nạn đói vẫn còn ở một số nước tại châu Phi, và nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Mặc khác, chính phủ các nước không có sự đầu tư đúng mức cho môi trường, tái cơ cấu nền kinh tế chính từ nguồn khoáng sản được khai thác mang lại, tại các nước xuất khẩu khoáng sản, không trích phần lợi ích kinh tế tương xứng trong công nghiệp với các nước sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Liên Hiệp Quốc thông qua tổ chức Môi trường thế giới (UNEP) cùng chính phủ các nước đang phối hợp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực và trên toàn thế giới UNEP đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các công ước môi trường quốc tế, thúc đẩy khoa học và thông tin về môi trường, cũng như hướng dẫn cách thức về những vấn đề có thể triển khai cùng với chính sách, cộng tác với chính phủ các nước, các thể chế khu vực, cũng như các tổ chức phi chính phủ (NGO) bảo vệ môi trường về việc xây dựng và thực hiện chính sách UNEP còn hoạt động tích cực trong việc tài trợ và thực hiện các dự án phát triển liên quan đến môi trường

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã hoàn chỉnh các pháp lý cơ bản về việc bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tiền từ ngân sách phục vụ lại cho công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững Tại khoản 5, điều 5, Luật bảo vệ môi trường: “đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoảng chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách theo tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường” Phó Thủ tướng

Vũ Đức Đam (2018) dẫn chứng khi tiếp đoàn đại biểu Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam số liệu tính toán của một số tổ chức quốc tế để khắc phục các vấn đề về môi trường khoảng 2-3% GDP Nếu không có sự thay đổi lớn, nền kinh tế Việt Nam tăng 1% GDP thì chi phí khắc phục, bảo vệ môi trường có thể tương đương 3% GDP Trong khi đó, nghiên cứu ở nhiều nước phát triển cho thấy nếu không quan tâm đến vấn đề môi trường, đến lúc khắc phục hậu quả có thể mấy, nhiều chục phần trăm GDP và kéo dài hàng chục năm

Tỉnh Tây Ninh có các ngành kinh tế chủ đạo là nông nghiệp (5M): Mía, Mì, vừa bao gồm: khu công nghiệp Trảng Bàng – thị xã Trảng Bàng, khu công nghiệp Chà Là – huyện Dương Minh Châu, khu công nghiệp Trâm Vàng – huyện Gò Dầu… Nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường ở Tây Ninh vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung các tỉnh trong khu vực như Hồ Chí Minh, Đồng Nai Tuy nhiên với sự phát triển kinh tế như hiện nay vấn đề lúc nào Tây Ninh trở thành một thành phố

Hồ Chí Minh thứ 2 chỉ là vấn đề thời gian Đứng trước yêu cầu đổi mới, các thách thức đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày một phát triển tỉnh Tây Ninh cần chú trọng, quan tâm đến môi trường một cách nghiêm túc Thực hiện theo Thông tư 02/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý KPSNMT, từ năm 2017, tỉnh Tây Ninh đã thực hiện phân bổ nguồn KPSNMT theo hướng dẫn Tại thành phố Tây Ninh năm 2020 nguồn tiền được phân bổ cụ thể mỗi phường, xã được 70 triệu đồng/ năm để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn Với vị trí địa lý, mật độ dân số, diện tích từng phường xã khác nhau, việc phân bổ này không đảm bảo tối ưu hóa được việc sử dụng nguồn kinh phí Một số vị trí gần các khu công nghiệp, mật độ dân số cao, vị trí dễ bị tổn thương nhưng vẫn được phân bổ số tiền bằng với các vị trí với dân số ít hơn, các thông số môi trường tốt hơn Từ đó đòi hỏi mỗi phường/xã phải có cách quản lý, tổ chức thực hiện khác nhau gây sự không đồng nhất trong công tác, khó khăn cho quyết toán, không tạo được sự lan tỏa, hiệu ứng trong cộng đồng dân cư Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn là chủ đề nóng trong các kỳ tiếp xúc cử tri, trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố

Trước thực tế đó cần phân tích sự liên quan giữa các yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội với chất lượng môi trường trên địa bàn từ đó có những đánh giá, phân tích nhằm phân bổ KPSNMT theo từng vùng, từng huyện, từng xã một cách phù hợp, hiệu quả nhất.

Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cho công tác quản lý và sử dụng nguồn KPSNMT tại thành phố Tây Ninh đạt hiệu quả cao, từ đó định hướng cho thành phố Tây Ninh phát triển kinh tế bền vững, đặt nhiệm vụ BVMT làm trọng tâm trong quy hoạch phát triển

Kiến nghị, hoàn thiện các văn bản pháp luật quản lý môi trường tại địa phương và tham mưu, góp ý cho Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, bộ Tài nguyên môi trường, Bộ tài chính, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, hoàn chỉnh cơ chế sử dụng nguồn KPSNMT tại Việt Nam theo đúng đường lối chủ trương của nghị quyết Trung ương Đảng đề ra.

Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài bao gồm các phần chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng nguồn KPSNMT

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn KPSNMT tại thành phố Tây Ninh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn KPSNTMT tại địa phương.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG

Các khái niệm cơ bản

Môi trường theo định nghĩa thông thường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người là một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ giữa con người với các sinh vật khác, là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể Định nghĩa về môi trường tương tự có thể tìm thấy trong Chương trình hành động của Cộng đồng châu Âu về môi trường

Là trạng thái khi các tính chất cơ bản của môi trường: lý học, hóa học, sinh học bị thay đổi theo chiều hướng gây ảnh hưởng xấu đến con người Ô nhiễm môi trường có nhiều nguyên nhân, ngoài do tác động của các yếu tố tự nhiên khác như: sự thay đổi địa tầng (gây núi lửa), thiên tai thì nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người gây ra

1.1.3 Kinh phí sự nghiệp môi trường

“Kinh phí sự nghiệp môi trường là một nguồn lực tài chính quan trọng cho BVMT ở nước ta Cùng với các nguồn lực khác, nguồn lực tài chính này đóng góp tích cực, mang lại những thành quả, kết quả không chỉ trong công tác quản lý, BVMT mà còn giúp cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển bền vững”

1.1.4 Cơ sở lý thuyết về bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới

1.1.4.1 Bảo vệ môi trường tại Mỹ, Ấn độ và các nước liên minh châu Âu (EU)

Chính phủ Mỹ định nghĩa hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động để đảm bảo cho các thế hệ tương lai, những hoạt động này nhằm mục đích tạo điều kiện cho thế hệ tương lai sẽ thừa hưởng một môi trường tốt hơn và lành mạnh hơn Quản lý môi trường khi phát triển nền kinh tế là cần thiết đối với lối sống của người Mỹ và là chìa khóa cho thành công và cạnh tranh kinh tế

Chính phủ Ấn độ xem hoạt động bảo vệ môi trường là đặc biệt quan trọng, cùng với đó tạo thêm nhiều cây xanh cũng là mục tiêu trong các hoạt động về môi trường của chính phủ Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Prakash Javadekar nhấn mạnh rằng phân bổ ngân sách cho bộ Môi trường đã tăng từ Rs 26,83 tỷ sang Rs 29,54 tỷ trong năm 2019 “Ngân sách môi trường nhằm mục đích làm cho Trái đất xanh và bầu trời xanh Điều này sẽ đạt được thông qua việc trồng nhiều rừng hơn và làm cho các thành phố không bị ô nhiễm ”, Javadekar nói với các phóng viên vào ngày 9 tháng 7 năm 2019

Tại các nước Liên minh châu Âu (EU) kinh phí sự nghiệp môi trường (environmental protection expenditure accounts) được hiểu là các tài khoản dành cho hoạt động bảo vệ môi trường Tài khoản sử dụng đo lường các nguồn lực kinh tế dành cho các hoạt động và hành động nhằm mục đích ngăn ngừa, giảm thiểu, loại bỏ ô nhiễm và bất kỳ sự suy thoái nào khác của môi trường Chúng bao gồm chi tiêu của một quốc gia (tức là của các hộ gia đình, các tập đoàn và chính phủ) cho các dịch vụ bảo vệ môi trường (EP), ví dụ như giảm thiểu ô nhiễm (không khí, nước, đất và tiếng ồn), quản lý chất thải và nước thải, bảo vệ đa dạng sinh học cũng như nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo

Tại Na-uy: chi sự nghiệp môi trường được quy định bao gồm các chi phí cho các hoạt động có mục tiêu chính là ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm hoặc các thiệt hại khác đối với môi trường vật chất Số liệu thống kê bao gồm ba lĩnh vực:

Chi tiêu hiện tại: bao gồm tiền lương, dịch vụ, phí phát thải và các chi phí khác liên quan đến vận hành và bảo dưỡng các thiết bị bảo vệ môi trường Đầu tư vào cuối đường ống: bao gồm các khoản đầu tư vào các cơ sở giám sát, kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu hoặc làm sạch khí thải hoặc nước thải Đầu tư vào công nghệ tích hợp: bao gồm các khoản đầu tư là một phần không thể thiếu của quá trình sản xuất với mục đích là giảm tác động đến môi trường

1.1.4.2 Lý thuyết đường cong môi trường Kuznet

Mô hình đường cong Kuznets môi trường (Enviroment Kuznet Curve, EKC) giả thuyết cho rằng thu nhập quốc dân của một quốc gia và sự suy giảm về chất lượng môi trường sẽ là một mối quan hệ hình chữ U ngược Nói cách khác, trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, suy giảm chất lượng môi trường tương đối nhỏ, nhưng với sự gia tăng thu nhập quốc dân, chất lượng môi trường sẽ dần dần xấu đi Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển đến một bước ngoặc nhất định trong việc chuyển đổi dần cơ cấu công nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ hoặc các ngành công nghiệp công nghệ cao, và chất lượng môi trường sẽ được cải thiện

1.1.5 Đặc điểm nguồn KPSNMT tại Việt Nam

1.1.5.1 Quy định về sự nghiệp môi trường tại Việt nam

Theo Điều 148, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định cụ thể như sau:

“Nhà nước bố trí nguồn lực thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường sau đây:

- Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải;

- Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường;

- Xây dựng hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường;

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường;

- Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ môi trường;

- Truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức; tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;

- Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”

Từ năm 2006 trở về trước, chi NSNN cho hoạt động BVMT ở nước ta không có khoản mục riêng, mà được lấy từ khoản mục Chi sự nghiệp kinh tế “(theo Điều 21 và 24, Nghị định của Chính phủ số 60/2003/NĐ-CP) và được thực hiện theo các quy định tại Thông tư Liên tịch số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/2/2005 của Liên Bộ Tài chính - TN&MT hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ BVMT Cuối năm 2004, Nghị quyết

Số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị yêu cầu NSNN cần có mục chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng chi để bảo đảm đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi NSNN và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế” Từ thực tiễn nêu trên, năm 2006, NSNN đã dành 1% tổng chi ngân sách hàng năm cho khoản mục chi sự nghiệp môi trường Hiện nay, việc quản lý KPSNMT được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường Thông tư đã hướng dẫn cụ thể các mục chi cho hoạt động BVMT, thúc đẩy mạnh mẽ công tác BVMT (nhất là hoạt động quản lý môi trường) ở các Bộ, ngành từ TW đến ĐP trong Từ năm 2017 đến năm 2020 nhiều vấn đề, sai phạm trong BVMT đã được khắc phục, xử lý nâng cao chất lượng môi trường và tạo được lòng tin trong nhân dân

1.1.5.2 Phân cấp nhiệm vụ chi KPSNMT

Tại Thông tư 02/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:

“Nhiệm vụ bảo vệ môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan

Nhiệm vụ bảo vệ môi trường do các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện do ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường không thấp hơn 1% tổng chi cân đối của ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm Đối với các đề án, dự án về bảo vệ môi trường phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển khai thực hiện a Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, gồm:

Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của trung ương;

Xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch bảo vệ môi trường cấp vùng, toàn quốc; hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được chi từ nguồn sự nghiệp môi trường, thuộc trách nhiệm của trung ương;

Nội dung quản lý nguồn KPSNMT

KPSNMT là “nguồn lực tài chính quan trọng cho BVMT Cùng với các nguồn lực khác, nguồn tài chính này giúp cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hướng tới phát triển bền vững”

Trong phát triển kinh tế thì nhu cầu đầu tư luôn lớn hơn khả năng đầu tư của nền kinh tế Chính vì vậy, nguồn kinh phí có hạn cần phải được cân đối hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của xã hội

Như vậy, hiệu quả sử dụng KPSNMT là một phạm trù kinh tế khách quan Nguyên nhân là sự có hạn của các nguồn lực, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó cách thức sử dụng KPSNMT hiệu quả là yếu tố tối quan trọng của phát triển kinh tế-xã hội

Hiệu quả của KPSNMT đối với công tác quản lý và BVMT được thể hiện trực tiếp thông qua việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chi; tỷ lệ phân bổ kinh phí phù hợp giữa TW, ĐP, giữa các Bộ ngành, giữa các cấp trong cùng một địa phương, tỷ lệ bố trí so với yêu cầu 1% NSNN hàng năm

Mối liên hệ môi trường và kinh tế của Việt nam

Ngưỡng thu nhập GDP đầu người tối thiểu bắt đầu chứng kiến một số cải thiện đáng kể về môi trường là 3.000 – 4.000 USD/năm GDP đầu người của Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 USD/năm (theo dự báo của IMF) Riêng TP

Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất đạt 8.430 - 8.822 USD/năm Như vậy, kinh tế Việt Nam đã nằm ở vị trí điểm chuyển đổi của đường cong EKC

Tham khảo nghiên cứu của Trần Duy Hưng (2017) về tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2 tại Việt Nam mô hình và kết quả hồi quy như sau:

Mô hình 1: CO 2 = -58.982,09 + 45,598 GDP per capita (thu nhập bình quân đầu người)

Khi các điều kiện khác không đổi, GDP bình quân đầu người tăng thêm 1 USD sẽ làm tăng lượng phát thải thêm 45,598 nghìn tấn CO2 Tác động này có thể giải thích bởi nền kinh tế tăng trưởng, là hệ quả của sự gia tăng sản xuất trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, dẫn tới lượng khí thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng theo

Tăng trưởng kinh tế về mặt lượng sẽ kéo theo sự gia tăng phát thải khí CO2, nền kinh tế Việt Nam chưa đạt đến điểm chuyển đổi

Mô hình 2: CO 2 = -92.286,33 + 198.994,9 HDI + 0,000000177 Trade (giá trị xuất nhập khẩu)

Khi các điều kiện khác không thay đổi, cứ mỗi điểm tăng lên của chỉ số phát triển con người, lượng khí thải CO2 hàng năm lại tăng thêm 198.994,90 nghìn tấn Tương tự, cứ mỗi 1 USD giá trị xuất nhập khẩu tăng thêm, lượng phát thải CO2 hàng năm tại Việt Nam lại tăng thêm 0,000177 tấn

Các tác động trên được giải thích bởi khi mức sống của người dân Việt Nam được cải thiện, nhu cầu mua sắm các thiết bị điện và sử dụng năng lượng lớn hơn, họ sở hữu nhiều phương tiện cá nhân hơn, do đó làm tăng lượng phát thải khí CO2 Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng, lượng nguyên liệu nhập về hay hàng hóa xuất khẩu tăng lên đều dẫn đến gia tăng hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, do đó sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn, làm tăng lượng phát thải khí

Các nhân tố tác động hiệu quả sử dụng nguồn KPSNMT

1.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội a Về kinh tế:

Kinh tế ảnh hưởng đến các nguồn lực và các nguồn lực này cũng tác động đến tốc độ phát triển và cơ cấu kinh tế trong quá trình hiện đại hóa đất nước Kinh tế ổn định và phát triển bền vững tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, qua đó cũng tạo nguồn thu KPSNMT ngày càng ổn định và dồi dào hơn b Về xã hội:

Xã hội cân bằng nếu có một chế độ chính trị ổn định, nhiều hơn nữa sự ổn định chính trị tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế và các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên Từ thực tế nhiều nước cho thấy, chính trị - xã hội ổn định tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế Đúc kết lại thì chính trị - xã hội tạo nguồn lực tài chính cho đất nước nói chung và nguồn KPSNMT nói riêng

1.3.2 Công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý

Sử dụng KPSNMT yêu cầu sự phối hợp của nhiều ngành nhiều cấp chính quyền để đạt được mục tiêu BVMT Cần sự phối hợp của các cơ quan tài chính, các cơ quan tài nguyên môi trường ở cấp bộ trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn sử dụng đúng với mục tiêu của nhà nước đã đề ra UBND các cấp có trách nhiệm hướng dẫn cấp dưới cũng như chỉ đạo các cơ quan tham mưu sử dụng đúng nhiệm vụ phân cấp sử dụng mình quản lý để giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc tại địa phương Do đó sử dụng KPSNMT cần sự phối hợp của tất cả cơ quan và các tổ chức chính trị xã hội thì mới đạt được mục tiêu đề ra

1.3.3 Công tác thanh kiểm tra

Công tác thanh kiểm tra, kiểm soát là công cụ giúp Nhà nước quản lý nguồn KPSNMT, thông qua đó, nhận định được những mặt được, những hạn chế của sử dụng KPSNMT, từ đó ban hành những giải pháp đảm bảo sử dụng KPSNMT hiệu quả Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp mình quản lý kiểm tra theo lịch hoặc đột xuất các đơn vị sử dụng KPSNMT của cấp mình về tình hình sử dụng, quyết toán KPSNMT Nếu có sai phạm thì xử lý, khắc phục theo quy định của pháp luật

Cũng như các công tác khác con người đóng vai trò quan trọng trong kết quả thực hiện công việc Đặc biệt, BVMT là công tác đặc thù đòi hỏi cán bộ quản lý, thực hiện công tác này cần có kiến thức, kinh nghiệp trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, yêu nghề, yêu thiên nhiên có tinh thần trách nhiệm với công việc Để sử dụng hiệu quả nguồn KPSNMT cán bộ tham mưu, lãnh đạo cần có chuyên môn nghiệp vụ: tài chính-kế toán, xây dựng dự án, quản lý dự án, đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng

Các hoạt động BVMT phải theo đúng đường lối chính sách của đảng và nhà nước: đảng ta đã xác định không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế; đảm bảo sự tham gia BVMT của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình; xử lý các hành vi vi phạm về BVMT; tăng cường hợp tác quốc tế, cam kết quốc tế về BVMT;

Từ những chính sách trên cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về sử dụng KPSNMT nhằm hướng dẫn cụ thể hơn cho cán bộ thực hiện quản lý nguồn kinh phí này, trách những sai sót, tiêu cực trong sử dụng nguồn kinh phí được phân bố.

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng KPSNMT

Chỉ số phát triển kinh tế-xã hội: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (2022) tại Hội nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường đã định hướng phát triển kinh tế theo hướng “thuận thiên” bền vững; phục hồi khu vực ô nhiễm, suy thoái, những giá trị sinh thái cốt lõi Việt Nam Cùng với đó, khi chất lượng môi trường được cải thiện thì tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế dịch vụ, thu hút nhà đầu tư và người dân đến sinh sống, làm việc Từ đó, chỉ sổ phát triển kinh tế cũng phản ánh một phần hiệu quả của sử dụng nguồn KPSNMT tại địa phương

Chất lượng môi trường: bao gồm các thông số môi trường đánh giá mức độ ô thì những yếu tố này có cải thiện theo chiều hướng tích cực hay không, ít nhất thì cũng không tăng các chỉ số ô nhiễm Thông qua đó đánh giá được kết quả của cách sử dụng KPSNMT

Sự hài lòng của người dân: đánh giá thông qua phản ánh của người dân thông qua báo chí, truyền thông thông tin, tiếp xúc nhân dân về cách quản lý sử dụng KPSNMT, về các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường, các vụ việc ÔNMT mới phát sinh Đánh giá của truyền thông trong nước và thế giới: hiệu quả về công tác bảo vệ môi trường phản ánh qua đánh giá của các chuyên gia trong ngành, đánh giá cơ quan chuyên môn trong nước Nhận xét đánh giá của các cơ quan báo chí truyền thông nước ngoài về chỉ số môi trường, chỉ số hạnh phúc, chỉ số phát triển trong các báo cáo của các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc, tổ chức phi chính phủ như: WHO, WTO, UNICEF, từ đó tạo được vị thế của Việt Nam trên chính trường thế giới cũng như thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam

Chủ trương phát triển kinh tế: như chủ trương của Đảng ta đã đề ra Việt Nam phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi với chất lượng môi trường, chỉ số phát triển kinh tế của chúng ta tăng đều theo từng năm nhưng cùng với đó công tác bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, ngày càng nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập góp phần phát triển ngành kinh tế môi trường tại Việt Nam.

Nghiên cứu kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm cho sử dụng KPSNMT tại thành phố Tây Ninh

1.5.1 Mức chi bảo vệ môi trường của các nước liên minh châu Âu

Hình 1.3: Tổng mức chi chính phủ cho bảo vệ môi trường tại các nước liên minh châu Âu

Mức chi trung bình tại 27 nước liên minh châu Âu cho hoạt động BVMT trường từ 0.19% (Phần lan) đến 1,42% (Malta) Các nguồn chi chủ yếu trong công tác BVMT của các nước bao gồm quản lý chất thải (wast management) và làm giảm ô nhiễm (pollution abatement) Tiếp đến là chi cho các hoạt động: quản lý nước thải (wast water management), bảo vệ dạng sinh học và cảnh quang (protection of biodiversity and landscape), nghiên cứu và phát triển bảo vệ môi trường (R and D environment protection)

Chi quản lý chất thải chiếm 0,7% GDP ở Hy Lạp vào năm 2019, 0,6% ở Bulgaria, Ý, Malta Luxembourg, Malta, Hà Lan và Na Uy là những quốc gia dành tỉ lệ GDP cao nhất cho quản lý nước thải (tất cả là 0,4% GDP năm 2019), trong khi

Bỉ và Hy Lạp báo cáo tỷ lệ cao nhất trong EU về giảm thiểu ô nhiễm (0,6 % GDP) Đối với Bỉ và Hy Lạp, điều này phần lớn là do các chương trình trợ cấp thuế cho năng lượng tái tạo Đối với bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan, các quốc gia thành viên đã dành từ 0,3% đến 0,1% GDP hoặc thấp hơn theo thống kê năm 2019, Malta là quốc gia có mức chi tiêu lớn nhất cho hoạt động này (0,3% GDP)

Năm 2019 trong EU-27, tổng chi tiêu của Chính phủ chung cho bảo vệ môi trường là 0,8% GDP Trong số này, chi cho quản lý chất thải lên tới 0,3% GDP, trong khi 0,1% GDP được dành cho chi tiêu cho: quản lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan và các khoản chi chưa được phân vào đâu liên quan đến bảo vệ môi trường

1.5.2 Mô hình kinh tế Phần Lan theo lý thuyết đường cong Kuznet

Nền kinh tế Phần Lan là một nước công nghiệp cao, nền kinh tế hỗn hợp với bình quân đầu ra tương tự các nên kinh tế châu Âu khác như Pháp, Đức và Vương quốc Anh Thu nhập bình quân đầu người bình quân năm

2019 của Phần lan là: 49.845 đô la (theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF)

Khi thu nhập bình quân đầu người vượt ngưỡng tối thiểu 3.000 – 4.000 USD/năm thì môi trường có những sự cải thiện, với thu nhập bình quân đầu người 49.845 đô la thì Phần lan đã vượt xa mức ngưỡng tối thiểu để có sự thay đổi về môi trường, Tại thời điểm này khi thu nhập càng tăng cao thì mức độ ô nhiễm môi trường càng được cải thiện

Bảng 1.1: Thống kê chi tiêu chung của Chính phủ cho bảo vệ môi trường trên tổng giá trị sản phẩm quốc nội ở Phần lan từ 2014-2019 Đơn vị: %

Khi nền kinh tế vượt ngưỡng cho phép theo mô hình Kuznet thì tỷ lệ chi tiêu cho hoạt động BVMT giảm dần vì một số lý do:

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong hoạt động vệ sinh môi trường, ý thức của người dân về hoạt động môi trường được chú trọng, người dân sẵn sàng chi nhiều hơn để được thụ hưởng chất lượng môi trường tốt hơn từ đó giảm được gánh nặng của chính phủ;

- Khi nền kinh tế đạt đến mức độ nhất định thu nhập bình quân đầu người ở mức cao thì tỷ lệ phần trăm trên mức thu nhập đó đủ để chi trả cho các hoạt động BVMT

- Khi nền kinh tế đạt đến trình độ phát triển cộng nghệ cao thì lượng chất thải do hoạt động công nghiệp giảm lại dẫn đến lượng ô nhiễm môi trường giảm, cuối cùng dẫn đến giảm chi phí cho hoạt động BVMT

Lượng tiền chi cho hoạt động môi trường có xu hướng di chuyển từ NSNN sang khu vực doanh nghiệp, dịch vụ môi trường Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý “người gây ô nhiễm phải chi trả”

1.5.3 Kinh nghiệm BVMT của Hàn Quốc

Là đất nước có đường biên giới giáp biển dài, đa số người dân sống bằng nghề nông và đánh bắt cá thu nhập bình quân đầu người thấp dưới 200 USD/năm vào những năm 1960 tương đồng với nền kinh tế Việt Nam vào thời kỳ đó Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20 Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc công nghiệp với trên 85% dân số sống tại các đô thị lớn, năm 1998 nước này đã trở thành nền kinh tế có GDP đứng thứ 10 trên thế giới

Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng xã hội giảm khí thải carbon, cải thiện môi trường, ngăn chặn sự ấm dần lên của trái đất Năm 2006 Hàn Quốc đã thành lập quỹ đối phó với thay đổi khí hậu trị giá 31.000 tỷ won trong đó Chính phủ chi 16.000 tỷ won và cá nhân đóng góp 15.000 tỷ won Một trong những biện pháp giảm khí thải carbon là đánh thuế và thu phí với cơ sở phát thải Cùng với đó Bộ Môi trường Hàn Quốc (MOE) ban hành chính sách mua bán trao đổi định mức phát thải khí gây ô nhiễm, mỗi nhà máy sản xuất sẽ được cấp một định mức phát thải, nếu nhà máy muốn tăng lượng phát thải có thể nhận chuyển nhượng mức phát thải của các nhà máy chưa dùng hết tiêu chuẩn được cấp

Viện công nghiệp và công nghệ môi trường hàn quốc (KEITI-Korea Environmental Industry and Technology Institute) thông qua các văn phòng cơ sở tài chính cung cấp các khoản vay cho hoạt động BVMT và phát triển các công nghệ BVMT

Hình 1.4 Tóm tắt mô hình cho vay vốn của KEITI Đến thời gian năm 2009, thì tổ chức KEITI đã giải ngân khoản vay được trên 1.800 tỷ won, trong đó, 90% khoản vay được phục vụ cho hoạt động tái chế sản phẩm môi trường Từ kinh nghiệm trên cho thấy hoạt động BVMT trường tại “xứ sở kim chi” được chính phủ hết sức chú trọng Từ số liệu phân tích, tại Hàn Quốc hoạt động tái chế sản phẩm được quan tâm đầu tư, phù hợp với nguyên tắc “xử lý cuối đường ống” của các nước liên minh châu Âu

1.5.4 Bài học kinh nghiệm BVMT cho Việt Nam và tỉnh Tây Ninh

Tại các nước tiên tiến có nguồn GDP đầu người cao, nền kinh tế và chất lượng môi trường đã nằm bên phải đường cong Kuznet thì chính phủ chủ yếu tập trung cho các vấn đề môi trường “xử lý cuối đường ống”, bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học Trong khi đó tại Hàn Quốc sử dụng giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng và chính phụ tập trung chi ngân sách cho các hoạt động tái chế sản phẩm môi trường, hạn chế thấp nhất lượng chất thải phải xử lý thông qua các khoản cho vay Tác giả đề xuất một số biện pháp cho hoạt động BVMT tại Việt Nam:

Nguồn kinh phí tập trung chủ yếu cho hoạt động xử lý chất thải đặc biệt là chất thải sinh hoạt và các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm

Tăng chi cho hoạt động BVMT theo tỷ lệ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội

Chuyển dần tỷ lệ chi từ nguồn ngân sách sang cá nhân, tổ chức phát thải phải trả tiền cho hoạt động gây ÔNMT

Tỉnh Tây Ninh cần phải:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH

Hiện trạng quản lý, sử dụng nguồn KPSNMT

Thành phố Tây Ninh có vị trí cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí quan trọng của khu vực vì là cửa ngõ trung chuyển qua các cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam Thành phố Tây Ninh có diện tích 140 km 2 , bao gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó gồm

7 phường: 1, 2, 3, IV, Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh và 3 xã: Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân Tổng dân số đạt 132.592 người, mật độ dân số khoảng 947 người/km 2 , phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu, phía Tây giáp huyện Châu Thành, phía Nam giáp huyện Hòa Thành, phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu

Hình 2.1 Sơ đồ ranh giới hành chính thành phố Tây Ninh

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2021)

Thành phố Tây Ninh có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 20-40m so với mặt nước biển, hướng dốc chung từ Đông Bắc xuống Tây Nam Khu vực có địa hình cao thể hiện rõ nét ở phía Đông Bắc (khu vực giáp ranh với huyện Dương Minh Châu) với sự hợp thành của 3 đỉnh núi Phụng, núi Đất và núi Bà Đen (cao nhất 986m), tạo nên dãy núi cao nhất tỉnh Tây Ninh và miền Đông Nam Bộ Địa hình đồi núi: Có diện tích hơn 1.700 ha thuộc khu vực dãy núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, phường Ninh Sơn, phường Ninh Thạnh) Khu vực đồi núi này có độ dốc lớn (từ 20- 400) nên cần bảo vệ rừng và phát triển cây lâm nghiệp với vai trò bảo vệ môi trường, chống xói mòn giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và điều hoà tiểu khí hậu khu vực Địa hình đồng bằng: Phần lớn diện tích đất đai thành phố có địa hình đồng bằng, ít dốc trên nền phù sa cổ, thềm sông và bãi bồi, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Thành phố Tây Ninh mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Nam bộ Có khí hậu tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng

4 năm sau Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của gió bão và những yếu tố bất lợi khác Thời tiết se lạnh và khô hanh đầu mùa và giữa mùa khô thường duy trì từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau đến tháng 3 đến tháng 5 thời tiết rất nóng khô và khó chịu rất dễ xảy ra hỏa hoạn

Trên địa bàn thành phố Tây Ninh không có các sông, suối lớn, chỉ có rạch Tây Ninh và mạng lưới các suối thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, nên chế độ thuỷ văn, nguồn nước ở thành phố phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa và lưu lượng nước điều tiết từ hồ thủy lợi Dầu Tiếng Lưu lượng nước có sự phân hoá rõ theo mùa, dồi dào về mùa mưa, cạn kiệt về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân, nhất là các xã khu vực phía Bắc như: Thạnh Tân, Bình Minh, Tân

Rạch Tây Ninh là một nhánh nằm ở phía Tả ngạn của sông Vàm Cỏ Đông được bắt nguồn từ xã Trà Vong, huyện Tân Biên chảy theo hướng Bắc – Nam qua địa phận TP Tây Ninh và nhập lưu và sông Vàm Cỏ Đông tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành (gần cầu Gò Chai) Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho rạch Tây Ninh được lấy từ ba dòng suối chính gồm suối Vàng, suối Trà Phí, và suối Vườn Điều (suối Lâm Vồ) Ngoài vai trò cấp thoát nước, rạch Tây Ninh còn là tuyến đường thủy giao lưu hàng hóa từ thành phố Tây Ninh đến các cụm cảng nội tỉnh và liên tỉnh, có chiều dài 10,267km

Hệ thống kênh Tây, lấy nước từ công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng, qua Thành phố với chiều dài khoảng 10 Km, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là nguồn nước quan trọng nhất đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân toàn Thành phố

Rạch Tây Ninh Kênh Tây Hồ Dầu Tiếng

Hình 2.2 Một số hệ thống thủy văn tại thành phố Tây Ninh

Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,5 tỷ m 3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả phát triển nông nghiệp của địa phương

Hệ thống thủy văn tại Thành phố Tây Ninh khởi nguồn từ hệ thống các suối Trà Phí, Lâm Vồ, Vườn Điều, rạch Tây Ninh, trong đó hệ thống kênh Tây và một phần nhánh sông Vàm Cỏ Đông, chế độ nước phân hoá theo mùa, trong mùa mưa lưu lượng nước lơn, cạn kiệt vào mùa khô, hiện tượng ngập úng và khô hạn thường xuyên xảy ra Tuy nhiên, hệ thống kênh Tây chảy qua địa tạo thuận lợi hơn trong việc cung cấp nguồn nước, cải tạo đất, tăng vụ, tăng năng suất cho hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là đối với khu vực trồng lúa Hệ thống sông suối kênh rạch chính trong thành phố có thể kể đến như:

Rạch Tây Ninh: chảy qua phía Tây Thành phố theo hướng Bắc Nam và đổ ra Sông Vàm Cỏ Đông ở khu vực xã Thanh Điền, huyện Châu Thành Vào các tháng 6 đến tháng 10 lượng nước chảy lớn, mực nước sau cơn mưa thường mấp mé bờ và thoát nhanh sau đó

Kênh Tây: chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ ra khu vực Sông Vàm Cỏ Đông ở khu vực xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu

Sông Vàm Cỏ Đông: là con sông quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220km, có 151km chảy trong địa phận tỉnh Tây Ninh Diện tích lưu vực sông là 8.500km2, lưu lượng bình quân là 96m 3 /s, là vị trí thoát nước của toàn bộ hệ thống sông suối và kênh rạch trong khu vực Đây là nơi đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân tỉnh Tây Ninh trong sự nghiệp giải phóng đất nước

Tổng quan lại, ngoài sông Vàm Cỏ Đông thì đa số suối, kênh, rạch tại Thành phố Tây Ninh chỉ sử dụng cho hoạt động tưới tiêu, thoát nước sinh hoạt chứ không thuận tiện cho hoạt động giao thông đường thủy nội địa

Thành phần đất tại Thành phố Tây Ninh có 02 nhóm đất chính sau:

Nhóm đất xám: là nhóm đất phổ biến với diện tích 10.945,08ha, chiếm 78,17% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố

Nhóm đất đỏ vàng với diện tích khoảng 2.926,6ha, tương đương 20,9% tổng diện tích tự nhiên

Với đặc điểm thổ nhưỡng như trên, đất đai trên địa bàn thành phố chỉ phù hợp trồng cây công nghiệp Cùng với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai ở Tây Ninh có nhiều thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, có thể phù hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, cây công nghiệp ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phọng, cao su … các loại cây ăn quả và rau màu khác

2.1.1.3.3 Tài nguyên rừng- thảm thực vật

Theo Quyết định số 2817/QĐ-UBND ngày 30/10/2016 về phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Tây Ninh thì diện tích Khu rừng Văn hóa Lịch sử Núi

Thực trạng quản lý nguồn KPSNMT

Tại Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Tây Ninh năm 2016-2020 đã thể hiện những vấn đề môi trường bị ảnh hưởng tại thành phố Tây Ninh như sau: Ô nhiễm môi trường nước do nước thải công nghiệp tại các lò mì, nhà máy mủ… trên địa bàn, mất cân bằng sinh thái trong phát triển nông nghiệp làm cho môi trường nước trên trên địa bàn như: sông Vàm Cỏ Đông, rạch Tây Ninh và một phần ảnh hưởng của Hồ Dầu Tiếng đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh

Chất lượng nước mặt ở hầu hết các hệ thống sông chính trong tỉnh như hệ thống sông Vàm cỏ Đông, sông Sài Gòn và các kênh rạch trên địa bàn tại một số vị trí, vào thời gian nhất định đã có dấu hiệu ô nhiễm, biểu hiện khá rõ nét ở các chỉ số

DO, COD, BOD5, NO2-, Photphas và Coliform vượt quy chuẩn cho phép Tình trạng này gây ra những biến đổi trong cân bằng sinh thái, làm cho hệ sinh thái nước ngọt bị ảnh hưởng, một số loài thủy sản đã bị suy giảm đáng kể về số lượng Ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn như: xí nghiệp Hoàng Gia (giáp ranh huyện Châu Thành), nhà máy sản xuất bao bì tại phường 3, cùng với đó thường xuyên nhận các phản ánh mùi hôi thối tại khu vực các lò mì, nhà máy chế biến mũ cao su tại xã Thạnh Tân, xã Tân Bình và xã Bình Minh

Môi trường đất có những thay đổi do hoạt động khai thác đá tại khu vực chân núi Bà Đen, các khu vực ngoại ô của thành phố (03 xã Thạnh Tân, Tân Bình, Bình Minh) môi trường đất bị ô nhiễm do hoạt động phun thuốc trừ sâu, phân bón hóa học vượt chỉ tiêu cho phép trong nông nghiệp (trồng cao su, mảng cầu) Tình trạng sạt lỡ, xói mòn đất tại núi Bà Đen, núi Phụng do hoạt động khai thác du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại KDL núi Bà và ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân khu vực chân núi Bà đen Ô nhiễm môi trường, ngoài tác động đến nền kinh tế, còn tác động lớn đến vấn đề xã hội Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã gây ra bức xúc của người dân, tạo nên sự bất an của xã hội, cộng đồng dân cư Việc phát thải các chất thải làm ô nhiễm môi trường không tạo ra các sự cố môi trường đột ngột, mà đó là quá trình tích lũy dần dần, ngay từ đầu ít được người dân chú ý Lượng ô nhiễm tăng dần gây phản ứng trong cộng đồng Đây chính là nguyên nhân của số lượng đơn thư khiếu tố của công dân ngày càng tăng, tạo dư luận phản ứng mạnh về vấn đề ô nhiễm môi trường

Bộ máy thực hiện công tác bảo vệ môi trường

Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh khoảng 55 người, trong đó: Sở Tài nguyên và Môi trường có 50 cán bộ, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có 02 đến 03 cán bộ chuyên trách làm công tác môi trường; cấp xã có 01 đến 02 cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác địa chính – môi trường Ngoài ra, tham gia quản lý môi trường còn có 01 cán bộ Phòng Kỹ thuật An toàn môi trường thuộc Sở Công Thương, 03 cán bộ thuộc Sở Xây dựng, 07 cán bộ Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và hơn 30 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, đội cảnh sát kinh tế,

Cấp thành phố: Chịu trách nhiệm chính cho công tác quản lý môi trường là nhân dân thành phố Tây Ninh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trong công tác chuyên môn và nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố Tây Ninh, cơ cấu bộ máy bao gồm 01 Trưởng phòng, 01 phó phòng và 01 chuyên viên phụ trách môi trường

Cấp phường, xã: hiện nay cấp xã/phường chưa có công chức quản lý môi trường phụ trách, mà công việc này do công chức địa chính kiêm nhiệm Đối với phường, thị trấn là “công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường”; còn đối với xã là “công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường” Thông thường tại xã/thị trấn có 01 - 02 cán bộ phụ trách về địa chính – xây dựng – nông nghiệp và môi trường Vì vậy, trình độ chuyên môn của công chức không bao quát hết nhiệm vụ được giao từ đó gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý môi trường (đa số công chức có trình độ quản lý đất đai) và ngược lại, ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường tại địa phương (“Quy định bố trí các chức danh cán bộ, công chức và tiêu chuẩn của các chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo số: 13/2020/QĐ-UBND ngày 24/04/2020”)

Hiện toàn tỉnh có 04 khu xử lý chất thải rắn đang hoạt động, 01 khu đang vận hành thử nghiệm và 02 khu chưa hoạt động, cơ bản đảm bảo đủ công suất xử lý cho từng giai đoạn đến năm 2030 Để nâng cao năng lực quản lý môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành

“Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 về việc quy định phân cấp nhiệm vụ chi, mức chi kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” Trong đó, có nhiệm vụ chi hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện (mỗi huyện, thị xã, thành phố 01 hợp đồng)

UBND tỉnh đã triển khai công tác BVMT thông qua nhiều văn bản hướng dẫn tại Phụ lục 1 Các văn bản về BVMT từ cấp Trung ương đến địa phương ban hành đã tạo thuận lợi về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp đầu tư tại thành phố, tỉnh; tạo môi trường cho người dân thực hiện giám sát góp phần bảo vệ môi trường, từ đo giúp hoạt động BVMT được tuyên truyền rộng khắp trong quần chúng nhân dân

Bảng 2.2: các chỉ tiêu môi trường từ năm 2016-2020 so sánh với “Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020”

Stt Chỉ tiêu môi trường Đơn vị tính

Nghị quyết Ước Thực hiện 2016-

1 Tỷ lệ hộ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh năm cuối giai đoạn

2 Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh năm cuối giai đoạn

3 Tỷ lệ che phủ của rừng đến năm 2020 (bao gồm độ che phủ cây cao su trên địa bàn)

4 Tỷ lệ che phủ rừng đến năm

2020 đã loại trừ cây cao su 16.3 16.3 Đạt

5 Tỷ lệ các cơ sở y tế, khu công nghiệp, khu chế xuất xử lý chất thải rắn, nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm cuối giai đoạn

6 Tỷ lệ đô thị xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm cuối giai đoạn Đạt

7 Tỷ lệ xử lý triệt để cơ sở gây % 100 100 Đạt ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu Tư – Báo cáo 481/BC-UBND)

Nguồn tài chính dành cho BVMT

“Quyết định số 2970/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND tỉnh giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”, tổng chi SNMT năm 2018 là 99.500.000.000 đồng (chín mươi chín tỷ, năm trăm triệu đồng), trong đó cấp tỉnh là 45.340.000.000 đồng, cấp huyện là 54.160.000.000 đồng

“Quyết định số 2979/QĐ-UBND ngày 08/12/2018 của UBND tỉnh” giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, tổng chi sự nghiệp môi trường năm 2019 là 126.500.000.000 đồng (một trăm hai mươi sáu tỷ, năm trăm triệu đồng), trong đó cấp tỉnh là 50.440.000.000 đồng, cấp huyện là 76.060.000.000 đồng

“Quyết định số 2679/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”, tổng chi sự nghiệp môi trường năm 2020 là 144.490.000.000 đồng (một trăm bốn mươi bốn tỷ, bốn trăm chín mươi triệu đồng)

Ngoài ra, UBND tỉnh còn ban hành “Kế hoạch số 960/KH-UBND ngày 23/4/2018 của UBND tỉnh Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2018 – 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” Tổng kinh phí thực hiện 66.000.000.000 đồng

Đánh giá chung công tác quản lý, sử nguồn KPSNMT

Thành phố Tây Ninh có 2 trạm quan trắc tại vị trí Cầu Gió, xã Tân Bình

Bảng 2.4: Thống kê vị trí quan trắc môi trường nước

STT Trạm/điểm quan trắc

Mã số/Ký hiệu điểm

Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông

1 Cầu Gió (Tp Tây Ninh) M1 565172 1256717

2 Cầu Hiệp Hòa (Tp Tây Ninh) M24 564965 1248724 Theo quy định, chất lượng nước mặt lục địa được đo lường dựa vào chỉ số WQI Chỉ số chất lượng nước của Việt Nam (viết tắt là VN - WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước mặt ở Việt Nam, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó, được biểu diễn qua một thang điểm

Trung bình chỉ số WQI trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông dao động trong khoảng 40 – 57, kết quả cho chỉ số cao nhất tại năm 2020 và chỉ số thấp nhất tại năm 2018 Nước có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2016 – 2019 Sau khi các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp, nước sông VCĐ có những thay đổi tích cực Năm 2020 chất lượng nước sông đã có thay đổi, trung bình chỉ số WQI được nâng lên, chất lượng nước được cải thiện

Vị trí quan trắc Cầu Hiệp Hòa – M24 Đây là một trong những vị trí bị ô nhiễm nặng nhất trên lưu vực sông Vàm

Trung bình chỉ số WQI rất thấp, dao động trong khoảng từ 16 – 39, trong đó chỉ số WQI tốt nhất tại năm 2019 và xấu nhất tại năm 2018

Giai đoạn 2018, nước tại Cầu Hiệp Hòa bị ô nhiễm trầm trọng cần thay đổi trong xử lý môi trường phù hợp Tuy nhiên đến giai đoạn 2019 – 2020, chất lượng nước đã được cải thiện, nước có thể sử dụng cho tưới tiêu và một số hoạt động khác

Hình 2.5 Chỉ số WQI tại vị trí cầu Hiệp Hòa

Nguồn “báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2016-2020”

Bảng 2.5: Kết quả lấy mẫu nước tại thành phố Tây Ninh năm 2020

Ký hiệu Toạ độ (X;Y) Vị trí lấy mẫu

NM-10 0565175; 1256731 Cầu Gió – Xã Bình Minh

Nguồn “báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Tây Ninh năm 2016-2020”

Trên kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt hệ thống kênh rạch, sông suối trên địa bàn Thành phố Tây Ninh thì chỉ số còn tương đối tốt, tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu chứng tỏ nước mặt đã và đang bị ô nhiễm; một số điểm cần lưu ý như sau:

- Nước thải sinh hoạt, y tế, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp được thu gom và xử lý đúng qui định, tình trạng nước thải được thải trực tiếp ra gây mùi và gây ô nhiễm nguồn nước mặt giảm nhưng chưa đáng kể, cần tiếp tục giám sát và áp dụng các công nghệ khác nhau;

- Nguồn phát sinh từng loại nước thải không được thu gom riêng mà thu gom chung với nhau, khó khăn trong kiểm tra nguồn thải;

- Nước mặt có nguy cơ ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt và chăn nuôi từ các hộ gia đình, khu dân cư, chợ

- Tình trạng ngập úng, nước tù đọng do hệ thống thoát nước hư hỏng cũng gây ô nhiễm nguồn nước và mất mỹ quan đô thị, môi trường tại địa phương

- Nhận thức người dân còn thấp, việc xả nước thải bừa bãi ra đường

Chất lượng nước thải sinh hoạt

Hình 2.6: Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu TSS trong nước thải đô thị trên địa bàn

Nguồn “báo cáo chất lượng môi trường thành phố Tây Ninh 2016-2020”

Kết quả đo nằm trong khoảng 116 – 210 mg/l, vượt đáng kể so với QCCP Mẫu NTĐT-08 (Phường 2), NTĐT-01(Phường Ninh Thạnh) và NTĐT-09 (xã Tân Bình) có kết quả đo TSS là 210 mg/l, 202 mg/l và 193 mg/l vượt 4,2 lần; 4 lần và 3,86 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT (50mg/l) Mẫu NTĐT-07 (Phường Ninh Sơn), NTĐT-03 (Phường Hiệp Ninh) và NTĐT-10 (Phường 1) có kết quả đo TSS là

178 mg/l, 167 mg/l và 165 mg/l vượt 3,56 lần; 3,34 và 3,3 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT (50mg/l)

Hình 2.7: Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu BOD trong nước thải đô thị trên địa bàn Thành phố

Nguồn “báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2016-2020” Đối với chỉ tiêu BOD thì điểm đo nước vượt QCCP cao nhất là mẫu nước thải tại NTĐT-02 (Chợ Tây Ninh) với mức vượt QCVN 14:2008/BTNMT (50mg/l) là 3,83 lần, kế đến lần lượt các điểm NTĐT-05 (Phường 4), NTĐT-10 (Phường 1) và NTĐT-07 (Phường Ninh Sơn) cũng vượt QCCP lần lượt là 3,47 lần; 3,4 lần và 3,1 lần

Kết quả phân tích môi trường đất chủ yếu dựa trên phân tích nước dưới đất được xây dựng dựa trên số liệu quan trắc từ các chương trình quan trắc môi trường hàng năm do Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Tây Ninh thực hiện

Chương trình quan trắc hàng năm được thực hiện với tần suất 02 lần/năm (1 lần vào mùa mưa và 1 lần vào mùa khô)

Bảng 2.6 Danh mục điểm quan trắc môi trường đất

Mô tả điểm quan trắc

N1 Quan trắc tác động 565005 1250731 Phường 2, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

N2 Quan trắc tác động 564101 1254431 xã Bình Minh, TP.Tây

N3 Quan trắc tác động 567242 1261692 xã Tân Bình, TP.Tây

Nguồn “báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Tây Ninh năm 2016- 2020”

Giá trị PH dao động trong khoảng 4,15 – 6,53 Nhìn chung giá trị pH trong nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tương đối thấp, mang đặt trung về địa chất của khu vực Giai đoạn 2016 – 2019, giá trị pH tại hầu hết các điểm quan trắc đều không đạt (thấp hơn) QCVN 09-MT:2015 [5,5 – 8,5] Giai đoạn 2020, giá trị pH đã có sự thay đổi nhất định, hầu hết các điểm quan trắc đều ghi nhận giá trị đạt Quy chuẩn hiện hành

PH trong nước thấp về cơ bản không ảnh hưởng đến sức khỏe Tuy nhiên PH thấp sẽ làm tăng tính axít trong nước, làm ăn mòn kim loại trên đường ống, vật chứa, tích lũy các ion kim loại khiến con người bị hỏng men răng, ngứa khi tắm gội, nguy cơ gây ra các bệnh ngoài da

Bảng 2.7: Danh mục điểm quan trắc môi trường không khí

STT Tên điểm quan trắc Ký hiệu

Công an Thành phố cũ

KK3 Quan trắc tác động 564321 1251507

Phường 1, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

KK16 Quan trắc tác động 572675 1256548

Phường Ninh Sơn, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Nguồn “báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Tây Ninh năm 2016- 2020”

Các thông số được sử dụng để đánh giá ô nhiễm không khí: chỉ số bụi lơ lửng (TSP), PM10, SO2 , NO2 , CO, O3, bụi chì, một số chất độc hại trong không khí và tiếng ồn

Chất lượng không khí được đánh giá dựa vào số liệu quan trắc các thông số môi trường tập trung trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 và so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Thông số độ ồn được so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn

Thông số CO có dấu hiệu tăng dần trong giai đoạn 2019 – 2020 Năm 2020 ghi nhận giá trị trung bình CO cao nhất trong giai đoạn 2016 -2020

Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy nồng độ NH3, H2S, Metyl mercaptan và đều đạt QCVN 06:2009/BTNMT

Bảng 2.8: Trung bình chỉ số quan trắc chất lượng thành phần môi trường không khí giai đoạn 2016 – 2020

Bụi TSP PM10 CO SO 2 NO 2

O 3 Đơn vị dBA àg/m 3 àg/m 3 àg/m 3 àg/m 3 àg/m 3 àg/m 3 àg/m 3

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tổng hợp)

Chất lượng không khí của tỉnh Tây Ninh qua các đợt quan trắc giai đoạn

2016 – 2020 vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng Các số liệu quan trắc qua đạt Quy chuẩn cho phép trong các năm nghiên cứu

Vẫn còn tình trạng ô nhiễm cục bộ với thông số tiếng ồn tại một số vị trí Các vị trí quan trắc có mức ồn cao thường có mật độ giao thông với lưu lượng rất lớn so với các vị trí khác Tiếng ồn tại các vị trí đo đạc là đường giao thông lớn, trung tâm thành phố, thị trấn qua các đợt quan trắc đều cho giá trị cao và vuợt so với quy chuẩn hiện hành, nhưng nhìn chung độ ồn cao chỉ là tức thời và cục bộ

Giá trị bụi tổng khá cao nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT

Các thông số còn lại đều có giá trị thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT

Nồng độ H2S, NH3, Mercaptan tại các vị trí quan trắc đều đạt QCVN 06:2009/BTNMT

Nhận định thành quả, hạn chế và nguyên nhân

2.4.1 Những kết quả đạt được

Công tác BVMT của thành phố Tây Ninh những năm qua đã có một số thay đổi theo hướng tích cực, các thành quả đó là:

- Nhận thức của các cơ sở đảng, cơ quan quản lý nhà nước, các cá nhân tổ chức và nhân dân trên địa bàn có những chuyển biến rõ rệt Tất cả các cá thể đều thể hiện quyết tâm khắc phục ONMT, nâng cao chất lượng môi trường sống từ các hành động nhỏ nhất

- Hệ thống văn bản pháp luật của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được hoàn thiện ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

- Nguồn nhân vật lực của các cơ quan quản lý môi trường từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở được nâng cao, góp phần không nhỏ trong hiệu quả BVMT

- Chất lượng môi trường của thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, không có trường hợp ONMT nhứt nhối phải xử lý trong thời gian nghiên cứu

- Trình độ chuyên môn của những cán bộ, công chức phân công phụ trách lĩnh vực môi trường ngày càng được nâng cao, tạo hiệu quả trong công việc và niềm tin trong nhân dân

Từ đó những thành quả trên đã thúc đẩy được cuộc sống người dân đang sinh sống tại thành phố đồng thời thu hút đầu tư được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: tập đoàn Thành Thành Công, tập đoàn Sungroup, tập đoàn Vingroup… Góp phần phát triển kinh tế thành phố Tây Ninh theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đưa ra: Phát triển Thành phố thành một thành phố sinh thái mang nét đặc trưng riêng phát huy thế mạnh đặc thù, xanh, sạch, đẹp “ốc đảo đô thị” Đồng thời tạo sức hấp dẫn của đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Là đô thị trung tâm của tỉnh Tây Ninh, bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí, thể dục thể thao… của tỉnh Tây Ninh

Các cơ quan quản lý chưa triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về Bảo vệ môi trường, chưa đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, còn đặt nặng vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Công tác chỉ đạo chuyên môn của cơ quan quản lý tài nguyên môi trường công tác xây dựng, tổng hợp, trình UBND và HĐND cấp tương đương Kế hoạch BVMT và dự toán ngân sách hàng năm về nguồn KPSNMT còn nhiều khuyết điểm, chưa thể hiện chi tiết các nhiệm vụ cần thực hiện và chưa đảm bảo theo quy định tại

“Thông tư 02/2017/TT-BTC của Bộ tài chính”

Thiếu hụt về nhân sự ở cấp xã và cấp thành phố do quy định về số biên chế trong cơ quan, thiếu kiến thức về quản lý KPSNMT của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến vai trò mờ nhạt và yếu kém trong công tác tham mưu phối hợp của cơ quan Tài chính vào quá trình tham mưu phân bổ và sử dụng nguồn KPSNMT

Thực trạng sử dụng nguồn chi SNMT sai mục đích tại một số đơn vị, nên việc ngân sách chi cho SNMT đã chiếm tỷ lệ ít lại có xu hướng giảm Các khoản chi cho hệ thống kênh cống thoát nước, xử lý rác sinh hoạt, chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại, các khoản chi cho hoạt động thanh kiểm tra công tác BVMT, thống kê, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường chưa được chú trọng bố trí kinh phí tăng dần để đảm bảo với tình hình môi trường ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp

Việc phân bổ cho cấp xã nguồn KPSNMT bằng nhau là chưa hợp lý, do mỗi địa phương có vị trí, nguồn lực, đặc điểm môi trường khác nhau

Chưa có hướng dẫn cụ thể cho phương hướng sử dụng KPSNMT tại cấp xã, từ đó một số công tác môi trường thường xuyên tại cấp xã không thực hiện được, hoặc công chức ngại sai nên không tham mưu thực hiện

Chưa hướng dẫn sử dụng các nguồn thu từ các thủ tục môi trường, xử phạt vi phạm hành chính về môi trường Các đơn vị chưa quan tâm trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động thu phí nước thải chủ yếu dựa vào kê khai của cơ sở, chưa thực hiện được việc lấy mẫu phân tích, đánh giá đầy đủ các chỉ số để thẩm định và thu phí Các cấp chính quyền cơ sở chưa triển khai thu phí nước thải sinh hoạt đối với các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ

Tốc độ phát triển kinh tế, gia tăng dân số của thành phố Tây Ninh trong thời kỳ hội nhập tạo gánh nặng lên cơ sở hạ tầng và môi trường tự nhiên tại địa phường Ảnh hưởng của tình hình an ninh thế giới, kinh tế quốc tế dẫn đến lạm phát ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế địa phương, cần thời gian để phục hồi phát triển theo đúng định hướng đề ra

Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội của Thành phố trong thời gian dài, tạo gánh nặng cho KPSNMT trong thời gian dịch bệnh xảy ra Dẫn đến hiện nay một số nguồn chi trong thời kỳ dịch bùng phát vẫn chưa được thanh quyết toán

“Thông tư 13/2019/TT-BNV” của Bộ nội vụ chưa quy định cụ thể về công chức hoạt động lĩnh vực môi trường tại cấp xã/phường, chỉ quy định công chức địa chính kiêm nhiệm

Chưa có hướng dẫn mới thay thế “Thông tư 02/TT-BTC của Bộ Tài chính” để hướng dẫn chi theo Luật BVMT trường năm 2020 vừa có hiệu lực thi hành thay thế Luật BVMT năm 2014

Vai trò lãnh đạo, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện của cơ quan TNMT ở các cấp còn nhiều hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NKPSNMT CỦA THÀNH PHỐ TÂY NINH

Định hướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Tây Ninh đến năm 2030 và nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Quy hoạch chung thành phố Tây Ninh phê duyệt tại “Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 14/8/2013 đã định hướng phát triển thành phố Tây Ninh trở thành Thành phố văn minh, hiện đại, thông minh, sinh thái và đáng sống” Mục tiêu chính đến năm 2030 Thành phố đạt được các tiêu chuẩn của đô thị loại I, lấy thương mại, dịch vụ và du lịch làm động lực phát triển chính

Trong đó, chú trọng đến công tác xã hội hóa, tư nhân hóa trong lĩnh vực BVMT, thành phố Tây Ninh tập trung các nguồn lực vào hoạt động môi trường; kêu gọi đầu tư các dự án về thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt từ nguồn vốn tài trợ của chính phủ Ý, tại phường 3) Đồng thời, quan tâm thực hiện các công cụ hỗ trợ nguồn vốn, ưu đãi thuế, ưu đãi giá đối với các hoạt động BVMT

Xây dựng thành phố Tây Ninh trở thành Thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, phát triển du lịch tâm linh, là cầu nối giữa Campuhia và các vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn nguồn tài nguyên rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ biên giới vững mạnh, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

3.1.2 Mục tiêu bảo vệ môi trường

“Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm từ năm 2021 đến 2025 đã xác định: quản lý sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường chủ động biến đổi khí hậu”

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, quản lý chặt chẽ đúng pháp luật từng bước hiện đại hóa lĩnh vực địa chính, dịch vụ công về đất đai Tăng cường kiểm soát các dự án khai thác tài nguyên; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác khoán sản, các cơ sở xả thải gây ô nhiễm môi trường Nâng cao năng lực giám sát về tài nguyên, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai Đầu tư xây dựng hạ tầng thu và xử lý nước thải của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn

Mục tiêu thành phố Tây Ninh đề ra trong năm 2022 tất cả các phường đạt 85% tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt; tại các xã thuộc thành phố là 50%; 100% các cơ sở là bệnh viện; Trung tâm y tế; Trạm y tế; chợ siêu thị; khách sạn; trường học; bến xe đăng ký thu gom rác thải sinh hoạt với công ty thu gom Đến năm 2023 tất cả các phường đạt tỷ lệ đăng ký thu gom rác thải sinh hoạt là 100%, đối với 03 xã là 85%; khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường là 100%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 100%/năm

Từng bước áp dụng các chỉ số hạn mức ô nhiễm không khí và nguồn nước theo tiêu chuẩn các nước liên minh châu âu vào các quy định tại địa phương.

Định hướng phát triển môi trường

Đặt chỉ tiêu thực hiện thành công các mục tiêu tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, đặc biệt là các tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực sông, khu công nghiệp, làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế Quan tâm đầu tư cho lĩnh vực BVMT, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường Hoàn chỉnh luật pháp, tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm

Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, đo lường các chỉ số môi trường quan trọng như: đất, nước, không khí

Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bào đảm phát triển bền vững

Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT và quản lý tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt quan tâm đến giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

Các biện pháp nâng cao quản lý sử dụng KPSNMT tại thành phố Tây Ninh

Qua các phân tích thấy rằng cần tăng tỷ lệ chi KPSNMT tại thành phố Tây Ninh lên 2% tổng chi NSNN, đồng thời tăng theo tỷ lệ mới Chính phủ yêu cầu khi có điều chỉnh mới Nguyên nhân kiến nghị trên như sau:

- Phù hợp với cam kết của Việt Nam trong thỏa thuận Paris về môi trường: nâng cao tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực để chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu với biến đổi khí hậu

- Từ thực tế đề xuất của Bộ Tài nguyên môi trường đã đề xuất Chính phủ tăng mức chi lên 2-3% trong tổng chi NSNN phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và BVMT trong thời kỳ mới

- Phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Tây Ninh là đầu tàu kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Tây Ninh, với định hướng phát triển thành phố thành

3.3.2 Thu hút các nguồn lực từ xã hội, phân chia trách trách nhiệm môi trường cho tư nhân

Tăng cường thu nhận các nguồn tiền từ cộng đồng (nguồn huy động xã hội hoá) là việc làm vô cùng cần thiết và phù hợp với nguyên tắc kinh tế môi trường

“người gây ô nhiễm hay người sử dụng” phải trả tiền (nguyên tắc PPP), nguồn xã hội hoá cao, kết hợp với tăng nguồn chi từ NSNN để sử dụng vì mục tiêu BVMT sẽ giúp tăng nguồn tiền đầu vào cho công tác môi trường, đồng thời tạo được ý thức của người dân, doanh nghiệp trong công tác BVMT

3.3.3 Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể sử dụng KPSNMT tại cấp cơ sở Đề nghị UBND thành phố Tây Ninh căng cứ vào các văn bản hướng dẫn tình hình thực tế tại địa phương có hướng dẫn sử dụng KPSNMT cho cấp phường, xã Đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong mục chi của cấp xã tại “Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND về quy định phân cấp nhiệm vụ chi, mức chi kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh”

Phân cấp rõ nhiệm vụ của cơ quan tài chính và cơ quan sử dụng NSNN trong tham mưu, lập dự toán chi KPSNMT

Phân tích tình hình sử dụng KPSNMT tại thành phố Tây Ninh tác giả đề xuất có thay đổi trong phân bổ dự toán, mức chi cho cấp phường/xã trên địa bàn như sau:

Phân bổ KPSNMT cho từng phường, xã theo đặc điểm chất lượng môi trường, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Thông qua điều tra xã hội học của từng địa phương đưa tiêu chí phân bổ KPSNMT cho ngân sách cấp xã, và các phòng ban thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp thành phố

3.3.5 Tập huấn chuyên đề về sử dụng KPSNMT cho cơ quan quản lý nhà nước môi trường tại địa phương

Một trong những yếu tố dẫn đến hiệu quả thấp của sử dụng KPSNMT là trình độ chuyên môn của người tham mưu, người quản lý KPSNMT Do vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức phụ trách môi trường là hết sức cần thiết

Cùng với việc ban hành Luật BVMT năm 2020 thì Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn thay thế trong các văn bản hướng dẫn quản lý sử dụng KPSNMT, đồng thời có kế hoạch tập huấn cụ thể cụ thể cho những văn bản hướng dẫn đó

Nhận thức được các yếu tố môi trường đang có xu hướng suy giảm theo hướng tiêu cực, các cơ quan quản lý nhà nước đã chú trọng điều hành, chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của Đảng và Nhà nước công tác BVMT Để thực hiện tốt công tác BVMT thì nguồn KPSNMT nguồn tài chính quan trọng nhất, trong tổng chi NSNN Từ đó, để giải quyết vấn đề môi trường thì cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn KPSNMT của cơ quan quản lý

Nội dung đề tài góp phần lý giải lý luận của quản lý, sử dụng KPSNMT tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu cụ thể hơn tại thành phố Tây Ninh Từ nội dung luận văn đã đúc kết được một số kết quả về chỉ số chất lượng môi trường và phản ứng xã hội sau khi KPSNMT được phân bổ sử dụng, cùng với đó nhìn nhận một số ưu, nhược điểm của thành phố Tây Ninh trong quản lý sử dụng KPSNMT Kết quả nghiên cứu đề ra những định hướng thiết thực nhằm phục vụ cho sử dụng KPSNMT tại cấp thành phố và cấp chính quyền cơ sở địa phương Cuối cùng, nghiên cứu đã góp phần định hướng cho thành phố Tây Ninh cụ thể hóa nghị quyết 2020-2025 của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đưa Tây Ninh thành tỉnh phát triển khá vào năm 2030.

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w