1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá theo năng lực môn tiếng việt lớp 1 tại các trường tiểu học thành phố thủ đức

220 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Theo Năng Lực Môn Tiếng Việt Lớp 1 Tại Các Trường Tiểu Học Thành Phố Thủ Đức
Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương
Người hướng dẫn TS. Phan Long
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 12,75 MB

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: GIÁO DỤC HỌCLUẬN VĂN THẠC SĨNGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG SKC008271 Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

SKC008271

ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101

Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101

Hướng dẫn khoa học:

TS PHAN LONG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023

Trang 12

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Phương Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 14/10/1983 Nơi sinh: TP HCM

Địa chỉ liên lạc:15/35 đường 1 tổ 12, KP4, phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0962 88 2737 E-mail: phuongminh090983@gmail.com

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1 Đại học:

+ Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học Thời gian đào tạo: 2006 – 2010

Nơi học: Trường Đại học XH&NV TPHCM Ngành học: Ngữ Văn Anh

+ Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học Thời gian đào tạo: 2013 – 2017

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm TPHCM Ngành học: Giáo dục Tiểu học

2 Thạc sĩ:

Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ 2020 đến 2023

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành học: Giáo dục học

Tên luận văn: Đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các trường Tiểu học Thành phố Thủ Đức

Ngày và nơi bảo vệ: 08/09/2023

Người hướng dẫn: TS Phan Long

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:

9/2011 – 1/2019 Trường tiểu học Thái Văn Lung Giáo viên

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, tôi đã hoàn thành luận văn của mình Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự

hỗ trợ nhiệt tình từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô trong Ban giám hiệu nhà trường, quý Thầy/Cô đang làm việc tại Viện Sư phạm Kỹ thuật, phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học và quý Thầy/Cô đang giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố

Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu trong thời gian qua Đặc

biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Phan Long, người đã tận tâm chỉ

bảo, hướng dẫn cặn kẽ để tôi nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh tại 06 trường tiểu học trong thành phố Thủ Đức đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Dù bản thân đã nỗ lực rất lớn để hoàn thành luận văn, tuy nhiên, do kinh nghiệm còn ít nên không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý Thầy/Cô để luận văn này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2023

Người nghiên cứu

Nguyễn Thị Minh Phương

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các trường Tiểu học Thành phố Thủ Đức” là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2023

Người cam đoan

Nguyễn Thị Minh Phương

Trang 15

TÓM TẮT

Theo dòng chảy của thời gian, mọi vật đều có sự thay đổi nhất định Giáo dục cũng không nằm ngoài dòng chảy đó Cuộc sống thay đổi từng ngày, công nghệ

kỹ thuật phát triển đưa cuộc sống nhân loại bước sang một kỷ nguyên mới Thay đổi

để thích nghi điều kiện thực tiễn, bắt kịp xu hướng thế giới là điều tất yếu Trong giáo dục Việt Nam, việc nghiên cứu tỉ mĩ, công phu và sự chuẩn bị kĩ càng nhằm công cuộc thay đổi toàn diện trên cả nước được chú trọng quan tâm, đầu tư từ khâu biên soạn đến khâu chuẩn bị, tập huấn, thử nghiệm, … Chương trình GDPT 2018 được ban hành và thực hiện từ năm học 2020-2021 theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh

Hòa chung công cuộc thay đổi toàn diện sách giáo khoa trên cả nước, phòng giáo dục thành phố Thủ Đức tích cực chỉ đạo các trường tập huấn thay đổi nhận thức, phương pháp, đánh giá về dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh Trong

đó, đánh giá theo năng lực được đặc biệt chú trọng vì đánh giá phản ánh chất lượng dạy học Tuy nhiên, giáo dục Việt nam một thời gian dài chú trọng đánh giá nội dung, chú trọng điểm số nên sự thay đổi cách đánh giá theo năng lực học sinh có những hạn chế nhất định Sau 3 năm thực hiện công cuộc đổi sách, giáo dục thành phố Thủ Đức đã

có những thành tích nổi bật, đặc biệt trong năm học 2021-2022, dù dịch Covid làm cho hàng triệu học sinh chuyển sang hình thức học tập mới - Học trực tuyến Tuy nhiên, qua trao đổi với ban giám hiệu một số trường tiểu học thành phố Thủ Đức cho rằng vẫn chưa đáp ứng hết tiềm năng và nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường

Xuất phát từ các lí do trên, người nghiên cứu nhận thấy sự cấp thiết của việc nghiên cứu về cơ sở lí luận đánh giá theo năng lực, từ đó khảo sát thực trạng năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức để đề xuất các biện pháp đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 Tính đến thời điểm tác giả nghiên cứu, có rất nhiều đề tài, luận án, luận văn viết về đánh giá kết quả học tập của người học nhưng đề tài “Đánh

Trang 16

giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức” khá mới và ít người nghiên cứu Người nghiên cứu quyết định chọn đề tài này là công trình nghiên cứu Kết quả của đề tài góp phần nâng cao chất lượng đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương sau:

+ Chương 1: Cơ sở lí luận về đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 + Chương 2: Thực trạng năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng đánh

giá theo năng lực Tiếng Việt lớp 1 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức

+ Chương 3: Đề xuất biện pháp đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1

tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức

Trang 17

ABSTRACT

According to the flow of time, everything has a certain change Education is

no exception to that flow Life changes day by day, technological developments bring human life into a new era Changing to adapt to practical conditions, catching up with world trends is inevitable In Vietnamese education, meticulous and meticulous research and careful preparation for comprehensive change across the country have been paid attention and invested in from compilation to preparation, training, pilot,

… The 2018 GDPT program is promulgated and implemented from the 2020-2021 school year in the direction of approaching student capacity

Joining the process of comprehensively changing textbooks across the country, Thu Duc City Education Department actively directs training schools to change awareness, methods, and assessment of teaching in the direction of developing students' ability In particular, capacity-based assessment is particularly focused because assessment reflects the quality of teaching However, for a long time, Vietnamese education has focused on content assessment and scores, so the change

in assessment according to student ability has certain limitations After 3 years of implementing the book exchange, education in Thu Duc City has made outstanding achievements, especially in the school year 2021-2022, despite the Covid epidemic causing millions of students to switch to a new form of learning-Learning online However, through discussions with the administrators of a number of primary schools in Thu Duc City, they said that the potential and efforts of the school's pedagogical team have not yet been fully met

Stemming from the above reasons, the researcher realizes the urgency of studying the theoretical basis of capacity-based assessment, thereby surveying the current situation of Vietnamese language competence in grade 1 and the current situation of assessment by capacity Vietnamese language ability in grade 1 at primary schools in Thu Duc city to propose measures to assess Vietnamese

Trang 18

language ability in grade 1 Up to the time of the author's research, there were many thesis and dissertation topics The article is written about assessing the learning outcomes of learners, but the topic "Evaluating according to ability of literature for grade 1 at primary schools in Thu Duc City" is quite new and few people have researched it The researcher decided to choose this topic as a research project The results of the project contribute to improving the quality of assessment according

to ability of literature for grade 1

In addition to the introduction, conclusion, list of references and appendices, the thesis consists of the following three chapters:

+ Chapter 1: Theoretical basis of Evaluating according to ability of

literature

+ Chapter 2: The current situation of ability of literature for grade 1 and the

status of assessment according to evaluate according to ability of literature for grade 1 at primary schools in Thu Duc city

+ Chapter 3: Proposing measures to evaluate according to ability of

literature for grade 1 at primary schools in Thu Duc City

Trang 19

MỤC LỤC TRANG TỰA TRANG

QUYẾT ĐỊNH i

LÝ LỊCH KHOA HỌC ix

LỜI CẢM ƠN x

LỜI CAM ĐOAN xi

TÓM TẮT xii

ABSTRACT xiv

MỤC LỤC xvi

DANH MỤC VIẾT TẮT xxi

DANH SÁCH CÁC BẢNG xxii

DANH SÁCH CÁC HÌNH xxiv

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4.1 Khách thể nghiên cứu: 4

4.2 Đối tượng nghiên cứu: 4

5 Phạm vi của nghiên cứu 4

6 Giả thuyết ngiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: 4

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 4

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học: 5

8 Đóng góp của luận văn: 5

9 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC 7

Trang 20

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm tra đánh giá 7

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 10

1.2 Các khái niệm cơ bản 13

1.2.1 Khái niệm về đánh giá theo năng lực 13

1.2.2 Khái niệm đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt 17

1.3 Những lí luận về đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt 19

1.3.1 Vị trí, vai trò, ý nghĩa của kiểm tra đánh giá 19

1.3.1.1 Vị trí 19

1.3.1.2 Vai trò 19

1.3.1.3 Ý nghĩa: 19

1.3.2 Khái quát môn Tiếng Việt 20

1.3.2.1 Mục tiêu của môn Tiếng Việt 20

1.3.2.2 Thời lượng thực hiện chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 20

1.3.2.3 Yêu cầu cần đạt về năng lực môn Tiếng Việt 1 21

1.3.3 Nguyên tắc kiểm tra đánh giá 25

1.4 Năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 26

1.5 Đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 26

1.5.1 Mục đích 26

1.5.2 Nội dung 26

1.5.3 Phương pháp 27

1.5.4 Hình thức 29

1.5.5 Công cụ 30

1.5.6 Quy trình 34

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt 37

1.6.1 Yếu tố khách quan 37

1.6.2 Yếu tố chủ quan 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

Trang 21

Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 VÀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 42

2.1 Vài nét về giáo dục thành phố Thủ Đức 42

2.1.1 Phòng giáo dục 42

2.1.2 Về trường lớp 42

2.1.3 Về kết quả giáo dục: 44

2.2 Thực trạng năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức 45

2.2.1 Mục đích và công cụ khảo sát 45

2.2.1.1 Mục đích khảo sát 45

2.2.1.2 Công cụ khảo sát 45

2.2.2 Nội dung khảo sát 45

2.2.3 Thời gian và đối tượng khảo sát 45

2.2.4 Phương pháp khảo sát 45

2.2.4.1 Phương pháp điều tra 46

2.2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 46

2.2.5 Công cụ khảo sát 47

2.2.6 Đánh giá kết quả khảo sát 47

2.2.6.1 Thực trạng năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 của các trường tiểu học TP Thủ Đức 47

2.2.6.2 Thực trạng thực hiện đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 của các trường tiểu học TP Thủ Đức 51

2.2.7 Đánh giá chung thực trạng năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 các trường tiểu học Thành phố Thủ Đức 71

2.2.7.1 Điểm mạnh 71

2.2.7.2 Hạn chế 71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72

Trang 22

Chương 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 74 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp: 74

3.2 Đề xuất biện pháp đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học TP Thủ Đức 76

3.2.1.1 Mục tiêu 77 3.2.1.2 Nội dung 77 3.2.1.3 Cách thức thực hiện 77 3.2.1.4 Điều kiện thực hiện 82

3.2.2.1 Mục tiêu 82 3.2.2.2 Nội dung 82 3.2.2.3 Cách thức thực hiện 83 3.2.2.4 Điều kiện thực hiện 88

3.2.3.1 Mục tiêu 89 3.2.3.2 Nội dung 89 3.2.3.3 Cách thức thực hiện 89 3.2.3.4 Điều kiện thực hiện 92

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 92 3.4 Thiết kế minh họa đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 92

3.5 Thực nghiệm sư phạm 96

Trang 23

3.5.5.1 Thái độ của học sinh trong các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 98 3.5.5.2 Khích lệ học sinh hứng thú học tập 99 3.5.5.3 Kết quả học tập môn Tiếng Việt 100 3.5.5.4 Kết quả nhận xét của giáo viên dự giờ 104 3.5.5.5 Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 105

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

1 Kết luận 108

2 Kiến nghị 108 2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 108 2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 109 2.3 Đối với BGH và GV các trường 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC 113 PHỤ LỤC 1 114 PHỤ LỤC 2 119 PHỤ LỤC 3 120 PHỤ LỤC 4 121 PHỤ LỤC 5 122 PHỤ LỤC 6 125 PHỤ LỤC 7 166 PHỤ LỤC 8 183

Trang 25

Bảng 2.3 Mức độ quan trọng của năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 47

Bảng 2.4 Ý kiến giáo viên về phân phối thời lượng năng lực và đánh giá môn Tiếng

Việt lớp 1 49

Bảng 2.5 Kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 của học sinh 50

Bảng 2.6 Nhận thức của giáo viên về vai trò của đánh giá 52

Bảng 2.7 Nhận thức của giáo viên về mục đích đánh giá kết quả học tập 54

Bảng 2.8 Nhận thức của giáo viên về xu hướng đánh giá kết quả học tập 56 Bảng 2.9 Nhận thức của giáo viên về quy trình đánh giá kết quả học tập 57 Bảng 2.10 Mức độ quan trọng các nội dung đánh giá môn Tiếng Việt 59 Bảng 2.11 Tần suất đánh giá năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 61

Bảng 2.12 Công cụ sử dụng trong đánh giá năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 62

Bảng 2.13 Mức độ quan trọng của các yếu tố trong đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1

63

Bảng 2.14 Nhận xét bài làm của học sinh 66 Bảng 2.15 Những khó khăn trong đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 67 Bảng 2.16 Thái độ học tập môn Tiếng Việt lớp 1 69 Bảng 2.17 Nguồn biên soạn đề thi/ bài kiểm 70

Bảng 3.1 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 theo từng giai đoạn 84 Bảng 3.2 Phương tiện/ Thiết bị dạy học 93

Trang 26

Bảng 3.3 Kĩ năng, hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá 94 Bảng 3.4 Kĩ năng, hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá 95 Bảng 3.5 Kĩ năng, hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá 95 Bảng 3.6 Kĩ năng, hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá 96 Bảng 3.7 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 97 Bảng 3.8 Thái độ của học sinh 98 Bảng 3.9 Hình thức khích lệ học sinh hăng say học tập 99 Bảng 3.10 Kết quả kĩ năng đọc 100 Bảng 3.11 Kết quả kĩ năng viết 101

Bảng 3.12 Kết quả kĩ năng nói và nghe 103

Bảng 3.13 Bảng tổng hợp phiếu đánh giá nhận xét của giáo viên dự giờ lớp đối

chứng và lớp thực nghiệm 104

Bảng 3.14 Ý kiến của các cấp quản ký về tính khả thi và tính cần thiết của các biện

pháp đề xuất 105

Trang 27

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG Hình 1.1 Thang đo Bloom (Bloom Benjamin) 8 Hình 2.1 Mức độ quan trọng của năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 48 Hình 2.2 Ý kiến giáo viên về phân phối thời lượng năng lực và đánh giá môn Tiếng

Việt lớp 1 49

Hình 2.3 Biểu đồ kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 của học sinh 51 Hình 2.4 Biểu đồ vai trò của đánh giá 53 Hình 2.5 Biểu đồ mục đích của đánh giá 55 Hình 2.6 Biểu đồ xu hướng đánh giá kết quả học tập 56 Hình 2.7 Biểu đồ quy trình đánh giá kết quả học tập 58 Hình 2.8 Biểu đồ mức độ quan trọng các nội dung đánh giá môn Tiếng Việt 60 Hình 2.9 Biểu đồ tần suất đánh giá năng lực môn Tiếng Việt lớp 61 Hình 2.10 Biểu đồ công cụ đánh giá 62 Hình 2.11 Biểu đồ mức độ quan trọng của các yếu tố trong đánh giá môn Tiếng Việt

lớp 1 65

Hình 2.12 Biểu đồ nhận xét bài làm của học sinh 66 Hình 2.13 Biểu đồ những khó khăn trong đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 67 Hình 2.14 Thái độ học tập môn Tiếng Việt lớp 1 69 Hình 2.15 Nguồn biên soạn đề thi/ bài kiểm tra 70 Hình 3.1 Biểu đồ thái độ của học sinh 98 Hình 3.2 Hình thức khích lệ học sinh hăng say học tập 100 Hình 3.3 Biểu đồ kết quả kĩ năng đọc 101 Hình 3.4 Biểu đồ kĩ năng viết 102 Hình 3.5 Biểu đồ kĩ năng nói và nghe 103

Trang 28

là nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến một hoạt động nào

đó Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, đầu tư, phát triển năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là chính sách được đặc biệt quan tâm, chú trọng Nhận thức sâu sắc điều này, ngành giáo dục nước ta luôn sâu sát, chỉ đạo thay đổi chương trình phù hợp với xu hướng thế giới

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt, một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật, đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” Để thực hiện tốt mục tiêu trên cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực người học

Thế kỷ XXI được xem là thời kỳ bùng nổ và phát triển như vũ bão của nhiều thành tựu khoa học và công nghệ như sự ra đời của máy vi tính, mạng internet, dịch

vụ mạng xã hội, đã làm cuộc sống con người bước vào một kỷ nguyên mới Ngày nay, người học tiếp nhận kiến thức, thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn khác nhau mọi lúc mọi nơi Dạy học theo hướng tiếp cận nội dung, “rót kiến thức” một chiều, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn không còn phù hợp Đổi mới hệ thống

Trang 29

giáo dục là yêu cầu tất yếu Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng nền giáo dục đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời kỳ cách mạng trong dạy học, đòi hỏi sự chuyển biến sâu rộng về cả lý luận và thực tiễn Dạy học theo hướng phát triển năng lực trở thành xu hướng giáo dục được thế giới quan tâm Vấn đề năng lực được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu như Howard Garder, Nguyễn Công Khanh, Phó Đức Hòa, Nguyễn Phương Nga Đặc biệt chương trình GDPT 2018 được ấp ủ, nghiên cứu kĩ càng trong thời gian dài nhằm chuẩn bị cho công cuộc thay sách toàn diện trên cả nước

Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành những tri thức khoa học và bồi dưỡng những nhân cách tốt đẹp cho những mầm non của đất nước Cùng khẳng định với nhận định này, chương trình GDPT 2018 nêu rõ: “Tiếng Việt là môn học mang tính công cụ và tính thẫm mĩ – nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất

cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công

cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha”

Chương trình GDPT 2018 là kết quả của một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị

tỉ mĩ cho công cuộc thay sách toàn diện trên cả nước nhằm “Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống

và tự học suốt đời ” Thay sách kéo theo thay đổi chương trình, phương pháp dạy học Giáo dục hiện nay đã và đang dịch chuyển dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học Đổi mới phương pháp dạy học kéo theo việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá Không đổi mới đánh giá thì đổi mới phương pháp dạy học chỉ

là hình thức

Sau 3 năm thực hiện đổi mới giáo dục theo chương trình GDPT 2018, các trường tiểu học trong TP Thủ Đức đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong đổi mới đánh giá theo năng lực, đặc biệt là đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 theo định hướng tiếp cận năng lực HS

Trang 30

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng đều trên nhiều phương diện từ nhận thức, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn trong việc đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm tiếp tục chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018 ở các lớp học sau là vô cùng cần thiết và phù hợp với điều kiện của

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề

tài “Đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các trường Tiểu học Thành

phố Thủ Đức” làm đề tài nghiên cứu của mình Kết quả của đề tài là vận dụng các

biện pháp đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 theo định hướng tiếp cận năng lực HS tại các trường tiểu học TP Thủ Đức sẽ góp phần nâng cao kết quả đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 và là tiền đề cho đánh giá môn Tiếng Việt ở các lớp học nối tiếp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nguyên cứu lí luận và thực tiễn năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 và đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt 1 các trường tiểu học TP Thủ Đức, đề tài đề xuất các biện pháp đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh tiểu học TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 1: Cơ sở lí luận về đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt

Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng về năng lực Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 các trường tiểu học TP Thủ Đức

Trang 31

Quá trình đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1

4.2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức

5 Phạm vi của nghiên cứu

− Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2023 đến tháng 4/2023

− Về địa bàn nghiên cứu: 06 trường tiểu học tại thành phố Thủ Đức: Đặng Văn

Bất, Thái Văn Lung, Linh Tây, Đặng Thị Rành, Nguyễn Minh Quang, Phạm Văn Chính

− Về đối tượng khảo sát: 12 cán bộ quản lí, 40 GV lớp 1, 96 HS ở các trường

trên địa bàn khảo sát

6 Giả thuyết ngiên cứu

Việc đánh giá môn Tiếng Việt của giáo viên và học sinh ở các trường tiểu học tại TP Thủ Đức chưa đồng đều, còn nhiều bất cập Vì vậy, việc vận dụng tốt các biện pháp đánh giá đề xuất mang lại hiệu quả tốt cho việc đánh giá được năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, các tài liệu, sách, báo, tạp chí giáo dục, các công trình nghiên cứu khoa học, các quan điểm, tâm

lí học, chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, phương pháp đánh giá tiếp cận năng lực, chương trình giáo dục phổ thông 2018 Bên cạnh đó, tìm hiểu văn bản hướng dẫn kiểm tra đánh giá HS theo hướng tiếp cận năng lực; các thông tư, chỉ thị, đề thi, sự

chỉ đạo của các ban ngành, các cấp lãnh đạo, làm cơ sở lí luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Trang 32

+ Phương pháp quan sát: Nhằm quan sát quá trình đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 cho

HS lớp 1 tại các trường tiểu học TP Thủ Đức

+ Phương pháp điều tra: Bảng hỏi được sử dụng để tìm hiểu và đánh giá thực trạng môn Tiếng Việt lớp 1; thực trạng đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1; khảo sát HS sau khi tham gia thực nghiệm; cũng như tìm hiểu kết quả vận dụng các biện pháp đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các trường tiểu học TP Thủ Đức

+ Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý, và học sinh

để thu thập các thông tin về những vấn đề liên quan đến đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi

và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học:

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng nhằm phân tích kết quả thực trạng môn Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp

1 ở 06 trường tiểu học TP Thủ Đức

8 Đóng góp của luận văn:

Qua nghiên cứu, luận văn đã hệ thống được một phần lí luận về đánh giá theo năng lực Theo đó, xác định được thực trạng năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 ở 06 trường tiểu học TP Thủ Đức

Từ đó, đề xuất vận dụng các biện pháp đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 Kết quả của luận văn sẽ tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về biện pháp đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về đánh giá theo năng lực

Chương 2: Thực trạng năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng đánh giá theo

năng lực Tiếng Việt lớp 1 tại các trường tiểu học Thành phố Thủ Đức

Chương 3: Đề xuất biện pháp đánh giá theo năng lực môn Tiếng Việt lớp 1 tại các

Trang 33

trường tiểu học TP Thủ Đức

Trang 34

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là một thành tố trong quá trình DH Đồng thời, nó cũng là khâu cuối cùng trong hoạt động dạy học Tuy là khâu cuối cùng trong hoạt động DH nhưng kiểm tra đánh giá có vai trò hết sức quan trọng, nó là đầu tàu, là “bộ não” điều khiển cả đoàn tàu học tập Thế giới thay đổi từng ngày, đặc biệt trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay, việc đổi mới chương trình là tất yếu Thật sai lầm và thiếu sót nếu chỉ đổi mới chương trình mà không chú trọng đổi mới kiểm tra, đánh giá Nhận thức sâu sắc vai trò của việc đổi mới kiểm tra đánh giá HS phù hợp với xu thế, nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước đã nghiên cứu vấn đề này nhằm tạo ra một bước đột phá mới trong hoạt động dạy học

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Giáo dục là quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Chỉ có giáo dục mới tạo ra những thiên tài, những phát minh tiên tiến đưa cuộc sống con người ngày càng phồn vinh Kế thừa và phát huy những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật; đồng thời cập nhật, nghiên cứu hệ thống giáo dục hiện đại của các nước phát triển nhằm mang lại hiệu qủa tốt nhất trong giáo dục Đổi mới đánh giá trong giáo dục luôn là vấn đề nóng bỏng mang tính cấp thiết được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu

Theo Tyler, đánh giá là tâm điểm của quá trình giáo dục và có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục Chỉ có hoạt động đánh giá mới cung cấp thông tin phản ánh khả năng tiếp nhận tri thức của người học

Cùng quan điểm với Tyler, J.A Comesnky- nhà giáo dục học Tiệp Khắc đã đặt nền móng cho lí luận dạy học trong cuốn “Lí luận dạy học vĩ đại” Trong đó, ông khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của đánh giá trong giáo dục

Bloom (1956) đưa ra thang đo Bloom về các mức độ đánh giá và được xem là một công cụ nền tảng để phân loại các mục tiêu và kỹ năng khác nhau mà người kiểm

Trang 35

HS, ) Thang đo Bloom được sử dụng trong hơn tám thập kỷ qua và đã khẳng định

ưu điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của người được kiểm tra đánh giá ở các mức độ khác nhau

Hình 1.1 Thang đo Bloom (Bloom Benjamin)

Cùng xây xác định các mức độ nhận thức của người học dưới nhiều góc độ khác nhau, Razymovxki và Bloom đều phản ánh đầy đủ, trọn vẹn bản chất, nội dung của các môn học được đánh giá

Shirley Fletcher (1995) đã nêu rõ những lợi ích của các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận NL người học Qua đó, ông cũng xác định một số nguyên tắc, phương pháp kiểm tra ĐG theo năng lực người học

Từ những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều cuộc cách mạng làm thay đổi căn bản về tư tưởng, quan niệm, phương pháp, chương trình, hình thức, trong giáo dục Sự chuyển đổi từ GV là trung tâm sang người học là trung tâm là một đột phá trong quá trình DH Sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân trên thế giới; đưa ngành giáo dục đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới Đổi mới chương trình giáo dục là điều tất yếu Đổi mới chương trình kéo theo đổi mới kiểm tra đánh giá

Ngoài đánh giá trên lớp học, nhiều quốc gia đánh giá kết quả học tập thông

Trang 36

qua các kỳ thi như thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học,

Howard Gardner (1956) cho ra đời cuốn sách “Cơ cấu trí khôn” và được sử dụng rộng rài trong nhiều ngành, đặc biệt trong giáo dục Ông cho rằng bên trong mỗi con người đều tồn tại các dạng thông minh khác nhau Một HS có thể giỏi âm nhạc nhưng chưa chắc chắn giỏi toán Một HS giỏi thể thao chưa chắc giỏi mĩ thuật, Điều này hết sức bình thường Theo ông, đánh giá theo NL nghĩa là chấp nhận HS có NL này, nhưng có thể không có NL khác Theo Gardner, con người có 8 loại trí thông minh: trí thông minh logic-toán học, trí thông minh nội tâm, trí thông minh tương tác

xã hội, trí thông minh không gian thị giác, trí thông minh từ vựng ngôn ngữ, trí thông minh thiên nhiên, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh vận động

Tâm thư của một hiệu trưởng ở Singapore gửi đến phụ huynh và học sinh trước

kỳ thi cử khiến cho nhiều bậc phụ huynh đáng phải suy ngẫm Qua đó khẳng định NL bên trong của mỗi HS Đã đến lúc phải có cái nhìn chân thật, sâu rộng về cách đánh giá HS phù hợp xu thế thế giới (Hình minh họa 1, Phụ lục 8)

Về kinh nghiệm thực tiễn, một số nước phát triển như Anh, Úc, Mỹ, đã triển khai thành công đào tạo theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong hệ thống đào tạo nghề và phát triển kỹ năng Thời gian gần đây, một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Malaysia, Việt Nam, cũng tiếp cận đào tạo và đánh giá theo năng lực, nổi bật nhất là đánh giá năng lực Tiếng Anh của người học theo tham chiếu Châu Âu Liên đoàn lao động ASEAN ở một số ngành nghề, lĩnh vực có định hướng phát triển chương trình đào tạo và đánh giá và công nhân văn bằng/ trình độ của người lao động theo năng lực chung của khu vực

Trong đánh giá các ngôn ngữ Châu Âu hiện đại, hội đồng Châu Âu xây dựng khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu nhằm thiết các tiêu chuẩn quốc

tế trong việc học, giảng dạy và đánh giá tất cả các ngôn ngữ Châu Âu Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận để mô tả thông thạo ngôn ngữ Châu Âu hiện đại Qua đó, đánh giá học viên có thể làm và đạt được

gì bằng ngôn ngữ đó

Tuy đứng dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng các nhà giáo dục đều đề cập

Trang 37

đến xu hướng dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm Xu thế đánh giá theo năng lực người học ngày càng chứng minh được ưu điểm và được nhiều quốc gia áp dụng và thu được nhiều thành công nhất định Đánh giá người học không phải ghi nhớ, liệt kê kiến thức mà còn tái tạo, vận dụng sáng tạo kiến thức theo NL người học

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, vấn đề đánh giá và đổi mới đánh giá được Nhà nước chú trọng

và nghiên cứu từ rất sớm Xuyên suốt nhiều kì Đại hội Đảng cũng như Hội nghị Trung ương, quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” vẫn không thay đổi theo thời gian Nghị Quyết Trung ương 8 khóa XI nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt, một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học câp nhật, đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.” Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có những bước chuyển sâu rộng, bức phá làm tiền đề cho sự trở mình mạnh mẽ của giáo dục Việt Nam nhằm bắt kịp xu hướng của thế giới Nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học

Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1995) nêu rõ một số khái niệm, thuật ngữ, yêu cầu, kĩ thuật về kiểm tra ĐG

Dương Triệu Tống (1995) nghiên cứu ứng dụng về các kỹ thuật, công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong cuốn “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập” mô tả hệ thống khái niệm về đo lường thành quả học tập, các nguyên lý đo lường và các nguyên tắc viết câu trắc nghiệm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) chỉ rõ những đổi mới về nội dung dạy học môn Tiếng Việt dẫn đến đổi mới PPDH; làm rõ mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) nhấn mạnh vai trò của dạy học tích cực và chỉ

rõ quy trình, các nguyên tắc, bộ công cụ đánh giá theo NL người học

Phó Đức Hòa (2018) nhận định về thực trạng vấn đề đánh giá thi thức HS tiểu

Trang 38

học là việc đánh giá kết quả giáo dục đôi khi còn tùy tiện, mang tính chủ quan, không theo một quy trình chặt chẽ; đôi khi điểm số chưa phản ánh được trình độ tri thức một các khách quan theo yêu cầu đặt ra Các nghiên cứu cũng nhận định 3 nguyên tắc chính trong đánh giá tri thức HS: (1) Đảm bảo tính khách quan; (2) Đảm bảo tính phân hóa; (3) đảm bảo tính rõ ràng Ông khẳng định bốn mức độ trong đánh giá kết quả học tập :(1) Thông hiểu, (2) Nhận biết, (3) Ứng dụng tri thức theo mẫu, (4) Ứng dụng tri thức theo điều kiện mới

Trần Thị Hương, Võ Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Vũ Thị Sai, Võ Thị Hồng Trước (2009) chỉ rõ những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS Qua đó, khẳng định kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của

HS có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, vì vậy cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra đánh giá GV cần nắm vững các căn cứ, tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp và kĩ thuật đánh giá, không ngừng cải tiến và đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao kết quả giáo dục cho HS

Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Tuyết Oanh (2015) giới thiệu một số loại hình đánh giá, trong đó có thiết kế một số mẫu Rubric đánh giá với các mục đích khác nhau

Nguyễn Văn Tuấn (2009) khẳng định vai trò của kiểm tra đánh giá và đưa ra các tiêu chuẩn của một bài kiểm tra; các nguyên tắc và phương pháp kiểm tra đánh giá

Trong hơn một thập kỷ qua, giáo dục Việt Nam đã có những chuyển biến sâu rộng, tích cực Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng đến kiểm tra ĐG; khẳng định kiểm tra ĐG là khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học Hàng loạt thông tư, chỉ thị, công văn được ban hành chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá ở nhiều cấp học Ở cấp tiểu học, thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học; thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Sửa đổi bổ sung một

số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học; và trong năm học 2020-2021, cùng với việc thay đổi sách giáo khoa đối với HS lớp 1 theo chương trình GDPT 2018,

Trang 39

thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ

GD-ĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học được chỉ đạo thực hiện

Những năm gần đây, một số trường đại học ở Việt Nam tiếp cận thi đánh giá năng lực Đây là kì thi do các trường đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực

tế đó để xét tuyển Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá NL của thí sinh một cách toàn diện hơn Nội dung bài thi ĐG NL tích hợp những kiến thức

và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu Qua đó, ĐG được NL về khả năng suy luận cũng như một số trình độ cơ bản như việc sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic hay giải quyết các vấn đề của HS Nội dung đề được tổng hợp đầy đủ về cả kiến thức với tư duy giúp việc ĐG HS chính xác hơn Kỳ thi ĐG NL được tổ chức nhằm

đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh tại các trường đại học làm tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào trường đại học

Nắm bắt xu hướng của thế giới, chương trình GDPT 2018 đã mạnh dạn đề cập đến định hướng, quan điểm, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục, theo hướng tiếp cận NL HS Chương trình tập huấn đại trà dành cho các cấp lãnh đạo, GV được chuẩn bị chu đáo từ nội dung đến hình thức trong một thời gian dài Tập huấn các chuyên đề, báo cáo, module, với hình thức đa dạng như trực tiếp, trực tuyến góp phần nâng cao năng lực chuyên môn GV, từng bước chuẩn bị nhằm

“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, ”

Các công trình nghiên cứu đổi mới kiểm tra đánh giá của các nhà giáo dục trong và ngoài nước đều mang đến một làn gió mới và nhận được nhiều kết quả hết sức khả quan; được nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng phổ biến trong

đó có Việt Nam Trong gần hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, hòa cùng sự đổi mới giáo dục của các nước trên thế giới, giáo dục Việt Nam đã có những cải tiến nổi bật trong đánh giá như bỏ thi tốt nghiệp tiểu học vào năm 2004; bỏ thi tốt nghiệp trung học cơ

sở vào năm 2006; cải tiến hình thức thi vào lớp 10 trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học, thi năng lực ngoại ngữ,

Năm học 2020-2021, giáo dục nước ta thực hiện chương trình GDPT 2018 ở lớp 1 với sự chuẩn bị chu đáo từ khâu sách giáo khoa; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

Trang 40

vụ cho GV; cung cấp các thiết bị dạy học hiện đại; bước đầu đã thu được một số thành công nhất định nhờ vào sự chắt lọc những ưu điểm từ các công trình nghiên cứu về đánh giá theo năng lực HS Kiểm tra đánh giá là thành tố quan trọng và then chốt quyết định sự thành bại của cả quá trình DH Nhiều công trình đã được các nhà giáo dục nghiên cứu, khảo sát, vận dụng, loại bỏ, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm góp phần thay đổi tích cực quá trình dạy học Sau ba năm thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo năng lực HS đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế nhất định

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về đánh giá theo năng lực

1.2.1.1 Đánh giá, kiểm tra

Đánh giá còn được gọi bằng tiếng Anh là Assessment được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:

Maisiomnerrve (1981), Đánh giá là biểu thị của một thái độ, đòi hỏi một sự phù hợp, theo một tiêu chuẩn nhất định Nhờ đó, người đánh giá cho một thông tin tổng hợp, đôi khi là một con số đối với người được đánh giá

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đánh giá là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống các thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng

và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo

Peter W Aisasian (2011), Đánh giá là quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định

Jean-Marie De Ketele (1989), ĐG là thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này

và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm đưa ra một quyết định

Trần Thị Hương (2009), Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa trên cơ sở các thông tin thu được và so sánh, đối chiếu với các mục tiệu đưa ra từ trước Từ đó đề xuất những quyết định thích hợp

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w