1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn giáo dục công dân 7 tại các trường thcs khu vực 1, thành phố thủ đức

242 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường THCS khu vực 1, thành phố Thủ Đức
Tác giả Nguyễn Thị Doan Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Thị Kim Oanh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 17,23 MB

Nội dung

Chính vì thế, nghiên cứu về “Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức” góp phần nâng cao năng lực vận dụng

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 TẠI CÁC TRƯỜNG THCS

KHU VỰC 1, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC

SKC008300

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 TẠI CÁC TRƯỜNG THCS

Trang 11

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 1 đường D31, phường Phước Long B, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: 0925212368

Email: doantrang238@gmail.com

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1 Đại học

Hệ đào tạo: Chuyên tu Thời gian đào tạo từ: 09/2003 đến 04/2005

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư Phạm Huế

Ngành học: Giáo dục chính trị

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:

Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

Người hướng dẫn:

2 Thạc sĩ:

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM Ngành học: Giáo dục học

Tên luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 08/09/2023 tại Viện Sư Phạm Kỹ Thuật

Người hướng dẫn: PGS TS Dương Thị Kim Oanh

3 Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Anh - B1

Trang 12

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm

Từ 09/2002 đến 08/2012 Trường THCS Giồng Ông Tố,

khu vực 1 - thành phố Thủ Đức Giáo viên

Từ 09/2012 đến 08/2017 Trường THCS Lương Định Của,

khu vực 1 - thành phố Thủ Đức Giáo viên

Từ 09/2017 đến 08/2019 Trường THCS Cát Lái

khu vực 1 - thành phố Thủ Đức Giáo viên

Từ 09/2019 đến nay Trường THCS Lương Định Của,

khu vực 1 - thành phố Thủ Đức Giáo viên

Trang 13

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thị Đoan Trang, học viên cao học khóa 20, chuyên ngành Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Tôi cam đoan đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân

7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức” của tôi là đề tài hoàn toàn mới

Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là của tôi và được sự hướng dẫn của PGS TS Dương Thị Kim Oanh

Các dữ liệu được sử dụng trong luận văn là kết quả điều tra thực tế của tôi tại các trường trung học cơ sở khu vực 1, thành phố Thủ Đức và chưa được công bố trên bất kì công trình nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023

Người thực hiện

Nguyễn Thị Đoan Trang

Trang 14

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Kim Oanh - người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để định hướng, hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Sau đại học và đặc biệt là các giảng viên trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập chuyên ngành Giáo dục học khóa

20 giúp tôi có nền tảng kiến thức để hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp và các học sinh trường tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến về đề tài nghiên cứu

Những lời cảm ơn sau cùng, tôi trân trọng gửi đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong suốt thời gian qua

Trang 15

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1 Mở đầu

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ khơi gợi được sự hứng thú, nhu cầu tìm tòi

và phát hiện tri thức mới của học sinh, đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn Một số trường trung học cơ

sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức cũng tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhưng hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động chưa phong phú dẫn đến việc học sinh

ít có cơ hội tham gia khám phá, sáng tạo và vận dụng những kiến thức môn học

Chính vì thế, nghiên cứu về “Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân

7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức” góp phần nâng

cao năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao

Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân

7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, đa số học sinh nhận thức được vai

trò của môn Giáo dục công dân đối với việc hình thành kiến thức và phát triển năng lực Học sinh yêu thích, hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 Bên cạnh đó, giáo viên ở các trường trung học cơ sở đã có nhận thức đúng về mục tiêu dạy học, bản chất và vai trò của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm

Trang 16

nhưng cho rằng việc vận dụng vào giảng dạy là chưa cần thiết Giáo viên chưa nắm

rõ được quy trình tổ chức, khá lúng túng khi xây dựng công cụ đánh giá nên thường lựa chọn tổ chức hoạt động hoạt tập theo định hướng nội dung, đánh giá thiên về kiến thức hơn Điều này dẫn đến thực trạng năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn

đề trong thực tiễn của học sinh đạt mức Trung bình

Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân

7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Đề tài đã đề xuất quy trình và đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 nhằm rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng kiến thức

để giải quyết vấn đề trong thực tiễn cho học sinh Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: Khi tham gia học tập với hình thức trải nghiệm, thái độ học tập của học sinh có

sự thay đổi theo chiều hướng tích cực Mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức Giáo dục công dân vào giải quyết các vấn đề trong tình huống thực tiễn của học sinh được nâng cao Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 được học sinh và giáo viên đánh giá cao, có tính khả thi khi vận dụng vào thực tiễn

3 Kết luận

Căn cứ vào cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7; kết quả phân tích thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức, đề tài đã đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức Kết quả nghiên cứu cho thấy: biện pháp được đề tài đề xuất có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh được hình thành và phát triển thông qua hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học sơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Trang 17

opportunities for students to explore, create, and apply the knowledge As a result, Implementing experiential activities in Civic Education Grade 7 at regional 1 middle schools, Thu Duc city, which can assist students to gain a high level of competence

in applying knowledge to solve real problems, is essential as well as practical

Content

Chapter 1: The theory of implementing experiential in Civic Education Grade 7

The topic generally presents the research into experiential and implementation

of experiential; expresses the notions; proposes the features, methods, and types of experiential activities; builds structural process and shows concrete examples Besides, the research indicates criteria for students’ improvement based on experiential learning There are evaluation forms according to criteria that assess the level of competence in applying knowledge of Civic Education Grade 7 in order to solve problems in real life

Chapter 2: The current situation of implementing experiential activities in Civic Education Grade 7 at regional 1 middle schools, Thu Duc city

The result of the research into current situation shows many students are aware that Civic Education plays an important role in producing knowledge and enhancing competence Students are interested in experiential activities of Civic Education Additionally, teachers are well aware of objectives, nature and role of implementing experiential learning activities However, teachers assume that applying the theory in teaching is unnecessary Because teachers have not correctly understood the

Trang 18

organizing process yet and found it quite difficult when designing assessment tools, they often select organizing activities that emphasize theory, resulting in the current situation in which students’ level of applying knowledge into solving practical problems is average

Chapter 3: Solutions to implementing experiential activities in Civic Education Grade 7 at regional 1 middle schools, Thu Duc city

The research proposes the process including and methods of implementing experiential activities in Civic Education Grade 7 so that students can practice and enhance the competence of applying knowledge to solve the practical problems The result of the experiment is that students enjoyed experiential learning methods The attitude and behavior of students positively changed The level of applying knowledge in Civic Education to solve practical problems of students improved dramatically Moreover, in the research, there was a survey which examine teachers and students’ opinions after they attended the Civic Education classes The data of survey showed that both teachers and learners appreciate the feasibility of the application of experiential activities in Civic Education Grade 7

Conclusion

Based on the theoretical basis of implementing experiential in Civic Education Grade 7 as well as the findings when analyzing the circumstances of organizing experiential activities at regional 1 middle schools, Thu Duc city, the research proposes the methods of implementing experiential activities in Civic Education Grade 7 at regional 1 middle schools, Thu Duc city The result proves that the methods are effective and meet the practical requirements according to the General Education Curriculum 2018 Moreover, the methods develop the competence of applying knowledge to solve practical problems when students take part in experiential activities in Civic Education Grade 7 at regional 1 middle schools, Thu Duc city

Trang 19

MỤC LỤC

LÝ LỊCH KHOA HỌC i

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CÁM ƠN iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN v

MỤC LỤC ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xv

DANH MỤC CÁC BẢNG xvi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xviii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH xix

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Giả thuyết nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm 9

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm 11

1.2 Các khái niệm cơ bản 16

1.2.1 Hoạt động trải nghiệm 16

1.2.2 Hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 17

Trang 20

1.2.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 18

1.3 Đặc điểm hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 19

1.3.1 Hoạt động tổ chức trên nền tảng kinh nghiệm có sẵn của học sinh 20

1.3.2 Hoạt động có sự kết nối đa dạng và chuyển hóa giữa kiến thức xã hội với kiến thức cá nhân 21

1.3.3 Hoạt động gắn liền với thực tiễn 22

1.3.4 Chú trọng đến quá trình và tính tích cực tham gia hoạt động học tập hơn là kết quả 23

1.4 Các dạng hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 24

1.4.1 Hoạt động mang tính thể nghiệm tương tác 24

1.4.2 Hoạt động mang tính khám phá 27

1.4.3 Hoạt động mang tính cống hiến 28

1.4.4 Hoạt động mang tính nghiên cứu, phân hóa 29

1.5 Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 29

1.5.1 Phương pháp dạy học hợp tác 30

1.5.2 Phương pháp dạy học khám phá 31

1.5.2 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 32

1.5.3 Phương pháp dạy học theo dự án 33

1.6 Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 34

1.7 Đánh giá kết quả học tập của học sinh khi tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, CỦA KHU VỰC 1, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 45

2.1 Khái quát về trường trung học cơ sở, khu vực 1, Thành phố Thủ Đức 45

2.1.1 Quy mô trường lớp 45

2.1.2 Chất lượng giáo dục 45

Trang 21

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động học tập môn Giáo dục công dân 7 tại các

trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 47

2.2.1 Đối tượng khảo sát 47

2.2.2 Phương pháp khảo sát 47

2.2.3 Phương pháp xử lí số liệu 48

2.3 Thực trạng hoạt động học tập môn Giáo dục công dân 7 tại các trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 50

2.3.1 Nhận thức về vai trò môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 50

2.3.2 Thái độ học tập môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 52

2.3.3 Hành động học tập môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 54

2.3.4 Năng lực vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh lớp 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 58

2.3.5 Mong muốn của học sinh về các hoạt động trải nghiệm trong giờ học môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 61

2.3.6 Các dạng hoạt động trải nghiệm được học sinh quan tâm trong giờ học môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 64

2.4 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 67

2.4.1 Hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 67

2.4.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 77

Trang 22

2.4.3 Thực trạng năng lực vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân 7 để giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh lớp 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực

1, thành phố Thủ Đức 84 2.4.4 Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân

7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 92

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, CỦA KHU VỰC 1, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 93

3.1 Nguyên tắc đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở, khu vực 1, thành phố Thủ Đức 93 3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu dạy học môn Giáo dục công dân 7 93 3.1.2 Đảm bảo tính khoa học, hệ thống 94 3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi 94 3.1.4 Đảm bảo tính trải nghiệm khám phá phù hợp với đặc thù môn Giáo dục công dân 7 95 3.1.5 Đảm bảo vai trò tự giác, tích cực của học sinh và vai trò định hướng của giáo viên 96 3.2 Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 97 3.3 Đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 100 3.3.1 Hoạt động 1: “Trao yêu thương nhận hạnh phúc” 101 3.3.2 Hoạt động 2: “Thông điệp môi trường” 112 3.3.3 Hoạt động 3: “Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung” 124 3.4 Thực nghiệm sư phạm 133 3.4.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 133 3.4.2 Đối tượng, thời gian thực nghiệm sư phạm 133 3.4.3 Nội dung, phương pháp thực nghiệm sư phạm 134 3.4.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 134 3.4.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 135

Trang 23

3.4.6 Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm sư phạm 160 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 161

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 169

Trang 25

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi 5

Sơ đồ 1.2 Quy trình thực hiện phương pháp phỏng vấn 6

Sơ đồ 1.3 Quy trình HĐTN chủ đề “trao yêu thương, nhận hạnh phúc” 22

Sơ đồ 1.4 Các bước tổ chức HĐTN theo phương pháp dạy học GQVĐ 32

Sơ đồ 1.5 Các bước tổ chức HĐTN qua dự án 33

Sơ đồ 1.6 Quy trình tổ chức HĐTN môn Giáo dục công dân 7 34

Sơ đồ 1.7 Quan điểm đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh 39

Trang 26

vấn đề thực tiễn của HS lớp 7 tại các trường các trường THCS của khu vực 1, Thành phố Thủ Đức 59

Bảng 2.9 Các hoạt động học tập học sinh mong muốn trong giờ môn Giáo dục công dân 7 61

Bảng 2.10 Các dạng HĐTN môn Giáo dục công dân 7 được HS quan tâm 64 Bảng 3.1 Đề xuất tiến trình tổ chức HĐTN môn Giáo dục công dân 7 96 Bảng 3.2 Thái độ học tập môn Giáo dục công dân 7 của HS trường THCS Lương

Định Của 133

Bảng 3.3 Hành động học tập môn Giáo dục công dân 7 của HS trường THCS Lương

Định Của 136

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá năng lực VDKT về yêu thương con người để giải quyết

vấn đề thực tiễn 1 của HS lớp 7 trường THCS Lương Định Của 142

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức về bảo vệ môi trường để

giải quyết vấn đề của HS lớp 7 trường THCS Lương Định Của 146

Trang 27

Bảng 3.6 Kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức về đoàn kết, tương trợ để

giải quyết vấn đề của HS lớp 7 trường THCS Lương Định Của 150

Bảng 3.7 Mức độ hài lòng của HS lớp thực nghiệm sau khi tham gia HĐTN môn

Giáo dục công dân 7 153

Bảng 3.8 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của GV qua phiếu dự giờ HĐTN môn

Giáo dục công dân 7 155

Trang 28

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Mức độ phát triển năng lực VDKT để giải quyết vấn đề 63 Biểu đồ 2.2 Thực trạng GV sử dụng phương pháp dạy học môn GDCD 7 70 Biểu đồ 2.3 Thực trạng GV sử dụng hình thức dạy học môn GDCD 7 73 Biểu đồ 2.4 Thực trạng sử dụng công cụ đánh giá kết quả học tập trong dạy học môn

GDCD 7 75

Biểu đồ 2.5 Nhận thức của GV về HĐTN môn GDCD 7 77 Biểu đồ 2.6 Nhận thức của GV về các dạng HĐTN môn GDCD 7 79 Biểu đồ 2.7 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 80 Biểu đồ 2.8 Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức HĐTN môn GDCD 7 81 Biểu đồ 2.9 Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học trải nghiệm

môn GDCD 7 83

Biểu đồ 2.10 Nguyên nhân dẫn đến tổ chức HĐTN môn GDCD 7 tại trường chưa

đạt hiệu quả cao 89

Trang 29

“Thông điệp môi trường” của HS lớp thực nghiệm 148

Hình 3.5 Sáng kiến “Hạn chế rác thải góp phần bảo vệ môi trường” của HS lớp thực

nghiệm 149

Hình 3.6 Bài tập vận dụng kiến thức về hợp tác, đoàn kết, tương trợ để giải quyết

vấn đề thực tiễn của HS lớp thực nghiệm và HS lớp đối chứng 152

Trang 30

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Trong Nghị quyết

số 29-NQ/TW ngày 4/1/2013 Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Ban Chấp hành

Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn… Tiếp tục đổi mới mạnh

mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học”

Tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) sẽ phát hiện và phát triển tiềm năng, khơi gợi được sự hứng thú, nhu cầu khám phá và mong muốn chiếm lĩnh được tri thức của học sinh (HS), giúp HS tiếp thu và vận dụng kiến thức (VDKT), kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong học tập và đời sống thực tiễn góp phần bồi dưỡng cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực đặc thù của môn học

Bên cạnh đó, học tập bằng cách suy nghẫm, suy xét, chiêm nghiệm là một trong những phương pháp học tập đạt hiệu quả cao, đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay Trong trải nghiệm, với vai trò chủ thể, HS được phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, tự giác kiến tạo kiến thức, khả năng sáng tạo của bản thân và biến quá trình được đào tạo thành quá trình tự đào tạo HS chủ động thực hiện các bước của qua trình trải nghiệm như: thiết kế các hoạt động phù hợp với năng lực của bản thân, chuẩn bị, thực hiện các nhiệm vụ học tập và tự đánh giá kết quả học tập của mình và bạn bè Từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân, đề xuất các biện pháp phù hợp giúp HS

dễ dàng tiếp thu tri thức, cải thiện năng lực bản thân

Chương trình (CT) môn Giáo dục công dân (GDCD) chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, xử lí tình huống thực tiễn, coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống, đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập kết hợp với đánh

Trang 31

giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi, cách ứng xủa của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 có vai trò quan trọng nhằm giúp

HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành và phát triển các năng lực xã hội như: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học, tự chủ, năng lực phát hiện và GQVĐ, năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, đặc biệt là năng lực VDKT để GQVĐ trong thực tiễn v.v trên cơ sơ đó tự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn khu vực 1 (KV1) thành phố Thủ Đức (TP.TĐ) vẫn đang dạy theo cách truyền thụ một chiều, giáo viên (GV) chưa đổi mới phương pháp dạy học “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn” cũng như chưa chú trọng đến mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh Việc đánh giá kết quả học tập của HS còn chú trọng đánh giá về kiến thức hơn sự thay đổi tích cực về năng lực Theo đó, hứng khởi học tập và tính tích cực, chủ động của HS trong việc học tập, tìm tòi, nghiên cứu để GQVĐ một cách sáng tạo chưa được phát huy

Một số trường trung học cơ sở (THCS) của khu vực 1, thành phố Thủ Đức cũng tổ chức các hoạt động trải nghiệm mỗi năm một lần cho toàn trường hoặc toàn khối tại Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nông trại Happy Farm ở Bình Chánh, Bảo tàng áo dài Việt Nam ở khu vực 2 thành phố Thủ Đức, xưởng sản xuất kẹo dừa ở Bến Trev.v nhưng mức tổ chức các HĐTN còn chưa nhiều và hiệu quả dạy

và học chưa cao do số lượng HS tham gia đông HS chủ yếu đi tham quan, nghe hướng dẫn nên việc học tập kiến thức chưa hiệu quả, HS ít có cơ hội tham gia khám phá, sáng tạo và vận dụng những kiến thức môn học

Để tìm ra cách thức tổ chức các dạng hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 nhằm hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn GDCD 7 để giải

quyết vấn đề thực tiễn của học sinh, tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 32

2 Mục tiêu nghiên cứu

Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn GDCD 7 tại các trường THCS, của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7

- Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

- Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn GDCD 7 tại các trường THCS

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

5 Giả thuyết nghiên cứu

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn GDCD ở các trường THCS vẫn còn theo định hướng chú trọng về kiến thức, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức chưa phong phú, đa dạng và hiệu quả chưa cao nên năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh còn hạn chế

Năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh sẽ phát triển khi tham gia hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Trang 33

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm trong luận văn được xác định là các dạng hoạt động học tập giúp HS trải nghiệm trực tiếp thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm như thể nghiệm, tương tác, nghiên cứu trong các nội dung theo chương trình môn GDCD 7 như sau:

- Bài “Yêu thương con người” tổ chức hoạt động “Trao yêu thương, nhận hạnh phúc”

- Bài “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” tổ chức hoạt động “Thông điệp môi trường”

- Bài “Đoàn kết, tương trợ” tổ chức hoạt động “Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung”

6.2 Khách thể khảo sát

Đề tài khảo sát 280 học sinh, phỏng vấn 12 giáo viên và 26 học sinh lớp 7 tại

09 trường THCS công lập của khu vực 1, Thành phố Thủ Đức, gồm các trường: THCS

An Phú, THCS Bình An, THCS Cát Lái, THCS Giồng Ông Tố, THCS Lương Định Của, THCS Nguyễn Thị Định, THCS Nguyễn Văn Trỗi, THCS Thạnh Mỹ Lợi, THCS Trần Quốc Toản

Đề tài thực nghiệm sư phạm tổ chức các hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại trường THCS Lương Định Của của khu vực 1, thành phố Thủ Đức trong năm học

2021 – 2022

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học từ những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình trải nghiệm, hình thức, đặc điểm, hình thức, phương pháp, cách thức tổ chức và đánh giá các hoạt động trải nghiệm, các tài liệu liên quan đến phát triển chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD 7 v.v Kết quả của việc phân tích tài liệu là cơ sở khoa học để xác lập khung cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Trang 34

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu về thực trạng thái độ, hành động, mức độ hài lòng của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm môn GDCD tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức và tìm hiểu thực trạng năng lực vận dụng kiến thức GDCD 7 để GQVĐ ở thực tiễn của HS

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện theo các bước sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp khảo sát để nghiên cứu mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn GDCD 7 để giải quyết vấn đề thực tiễn của HS qua tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại trường THCS Lương Định Của, khu vực 1, thành phố Thủ Đức

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin định tính theo các câu hỏi được thiết kế sẵn liên quan đến đề tài để để làm sáng tỏ thêm thực trạng tổ

Trang 35

chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7; thực trạng VDKT để GQVĐ thực tiễn; tìm hiểu thông tin phản hồi, ý kiến riêng của GV dạy môn GDCD 7 và HS khối 7 về những thuận lợi, hạn chế, mong muốn trong quá trình tổ chức HĐTN để đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS, khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn còn được tác giả sử dụng để tìm hiểu mức

độ phát triển năng lực VDKT môn GDCD 7 để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của học sinh sau khi kết thúc thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Lương Định

Của, khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Quy trình tiến hành phương pháp phỏng vấn gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.2 Quy trình thực hiện phương pháp phỏng vấn 7.2.3 Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về thực trạng dạy

và học môn GDCD 7; quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Bên cạnh đó, phương pháp quan sát còn được đề tài sử dụng trong giờ dạy thực nghiệm môn GDCD 7 để tìm hiểu về sự thay đổi năng lực VDKT môn GDCD

Trang 36

để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của HS lớp 7 tại trường THCS Lương Định Của, khu vực 1, thành phố Thủ Đức để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm được sử dụng để tìm hiểu mức độ thay đổi

và phát triển năng lực VDKT môn GDCD để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của HS sẽ được cải thiện khi tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức Sản phẩm giáo dục gồm có:

Sản phẩm của GV: Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hồ sơ dự án, bảng

yêu cầu sản phẩm, kịch bản sắm vai, bảng phân chia công việc, hồ sơ dạy học, kết quả học tập của HS v.v

Sản phẩm của HS: Các sản phẩm của HS qua các hoạt động học tập như dự án

với chủ đề “Thông điệp môi trường”; các thẻ ghi lời cám ơn gửi đến những HS quan tâm, kết quả hoạt động của nhóm tham gia giải quyết các bài tập tình huống; vật dụng sáng tạo, tái chế từ rác thải; bài thuyết trình về bảo vệ môi trường; tranh vẽ khẩu hiệu tuyên truyền về chủ đề “Thông điệp môi trường” v.v

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu: Năng lực VDKT môn GDCD 7 để GQVĐ trong thực tiễn của HS sẽ được cải thiện khi giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

7.3 Phương pháp xử lí dữ liệu

Xử lý số liệu theo phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 và Microsoft Excel, để xử lý số liệu thu thập được về thực trạng dạy học môn GDCD 7 tại các trường THCS của khu vực 1, thành phố Thủ Đức; đồng thời đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm sư phạm

Xử lý dữ liệu theo phương pháp nghiên cứu định tính: Thông qua các kết quả thu được từ các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn bằng bảng hỏi, bảng quan sát tác giả phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ hơn các kết quả thống kê từ phương pháp định lượng

Trang 37

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7

Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân 7 tại các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Giáo dục công dân

7 tại trường các trường trung học cơ sở của khu vực 1, thành phố Thủ Đức

Trang 38

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm

Nửa đầu thế kỉ XX, một triết lý giáo dục mới đã được nhà giáo dục người Mỹ,

John Dewey (2012) đề xướng nhằm cải cách giáo dục nhân loại Ông cho rằng “Nếu bạn nói, tôi sẽ quên Nếu bạn chỉ dẫn, tôi sẽ nhớ một nửa Và nếu bạn để tôi làm, tôi

sẽ không thể quên” Theo ông, quá trình sống và quá trình giáo dục không phải là

hai quá trình mà là một quá trình Việc giáo dục được thực hiện tốt nhất khi tổ chức

nó trong cuộc sống Thu lượm kinh nghiệm và cải tổ kinh nghiệm là điều diễn ra không ngừng trong cuộc sống của con người

Qua nghiên cứu Zadek Kurt Lewin cho thấy, khi xuất hiện một cuộc xung đột biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc giải quyết nhiệm vụ học tập thì kết quả học tập sẽ đạt được tối đa Theo Lewin, cuộc xung đột này có vai trò rất quan trọng làm thay đổi và giúp con người tiến bộ hơn (Collete và Macblain, 2014)

Jean Piaget mô tả rằng tri thức là sản phẩm của hoạt động tạo ra bởi chủ thể thông qua trải nghiệm cá nhân, tri thức mới bao giờ cũng được hình thành từ tri thức cũ, được định hình bởi kinh nghiệm của chính người đó Nghiên cứu của Piaget

đã có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến chính sách phát triển giáo dục và thực hành giảng dạy Cách học tốt nhất của trẻ em là “học bằng cách làm” (learning by doing) và chủ động thăm dò GV không nên đánh giá sự tiến bộ của trẻ qua điểm số, mà chú trọng đến việc đánh giá quá trình khám phá tri thức mới, cái cách hình thành những khái niệm cơ bản của trẻ em (Collete và Macblain, 2014)

Edgar Dale đã giới thiệu khái niệm tháp kinh nghiệm (còn gọi là tháp trải nghiệm) Cái nổi bật được nêu lên từ lên từ tháp trải nghiệm này chính là sự chênh lệch giữa các phương pháp học tập Tháp trải nghiệm Dale cho thấy, muốn dạy học

Trang 39

có hiệu quả và giúp người học đạt được tới cấp độ cao hơn của trí năng thì GV cần đưa người học vào các tình huống giàu tính trải nghiệm tạo điều kiện cho người học trực tiếp thực hành, phân tích, tạo lập, đánh giá chính sản phẩm tri thức của mình (Collete và Macblain, 2014)

David Kolb (2015) với lí thuyết “Học tập thông qua trải nghiệm” đã giúp cho

GV có góc nhìn mới về dạy học trải nghiệm Học sinh có thể học ở bất kì giai đoạn nào của chu trình trải nghiệm, có thể học tử lí thuyết đến chiêm nghiệm, thực hành

và hình thành kinh nghiệm mới hoặc có thể bắt đầu học từ thực hành và rút ra tri thức mới HS có thể nhận biết được phong cách học tập riêng của mình từ đó có lựa chọn phương pháp học tập, cách thức học tập phù hợp, phát huy thế mạnh để đạt hiệu quả học tập tốt nhất

Ngoài ra, HS cũng nhận biết phong cách học tập còn hạn chế của mình từ đó chủ động tham gia vào giai đoạn trải nghiệm tương ứng nhằm tăng cường khả năng vận dụng phong cách đó vào thực tiễn nhằm tạo cơ hội phát triển toàn diện cho bản thân

Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của PPDH, hình thức tổ chức các dạng học tập theo hướng trải nghiệm Berd và Wilson (2006) đã đề ra phương thức, phương tiện, phương pháp tổ chức HĐTN đạt hiệu quả tốt nhất dưới sự dẫn dắt của GV

Một số nghiên cứu của phát triển HĐTN vào giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp như: L.Ukens và M.Silnerman (2007) với tác phẩm “trò chơi học tập”, Lei Li, Fan Cheung, Ning Ưang, Lixing Lao, Yibin Feng (2016) với tác phẩm “Chuyến đi thực địa” và D Efstratia với tác phẩm “Học tập trên dự án” Mặc dù các nghiên cứu

đã làm rõ vai trò của các PPDH, cách tổ chức HĐTN để đạt hiệu quả tối ưu nhưng vẫn chưa đề cập đến nội dung, tiến trình và cách thức đánh giá kết quả sau khi tham gia HĐTN

Bước sang thế kỉ XXI, mỗi quốc gia và khu vực có những hình thức giáo dục khác nhau nhưng hoạt động học tập thông qua trải nghiệm được hầu hết các nước đang phát triển quan tâm

Trang 40

Giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức được đánh giá tiên tiến và ổn định đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng cá nhân, tư duy phản biện và học tập từ kinh nghiệm của chính mình Điều này cho thấy giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức xem trọng việc học tập thông qua trải nghiệm của học sinh

Tại Nhật Bản: Giáo dục của Nhật Bản là hình mẫu giáo dục của thế giới, phương pháp giáo dục và phương pháp học tập của Nhật Bản đã được nhiều nước nghiên cứu và vận dụng trong giáo dục Giáo dục của Nhật Bản tạo điều kiện cho trẻ

có năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ thông qua việc tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ học tập khám phá từ thực tiễn

Bộ khoa học – kĩ thuật và giáo dục Hàn Quốc (2009) đã đề cập trong cuốn

“HĐTN sáng tạo”: HĐTN mang tính thực tiễn cao, tổng hợp nhiều lĩnh vữ giáo dục, gắn bó với đồi sống cộng đồng Do đó, kết hợp HĐTN với hệ thống các môn học để phát triển phẩm chất, tư tưởng, kỹ năng sống và năng lực cần có trong xã hội hiện đại

Như vậy, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến HĐTN trên thế giới đã cho thấy tạo dựng môi trường trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc hình thành

và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học Tuy nhiên, đến nay vấn chưa có nghiên cứu nào trên thế giới chú trọng đến HĐTN ở một môn học cụ thể ở bậc phổ thông đặc biệt là chương trình môn GDCD bậc THCS Chính vì thế, tiềm năng tổ chức các HĐTN trong môn học có thể phát triển và mở rộng

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm

Người Việt Nam từ xưa vẫn quan niệm rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”,

“Học đi đôi với hành”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nhấn mạnh yếu tố thực hành và vận dụng thực tế

Học thông qua thực hành đã được chủ tịch Hồ Chí Minh (2012) nhắc đến và

nhấn mạnh: “Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy” Nếu coi “học” là việc tiếp thụ tri thức, kinh

nghiệm thực tiễn, thì “hành” là sự vận dụng những tri thức lý luận, kinh nghiệm thực

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w