Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN,
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ THÙY DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN VĂN HIỂN
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 08/2023
Trang 11LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Thị Thùy Dương, cam đoan rằng luận văn “Đánh giá hiện trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện tịnh Biên, tỉnh An Giang”
là công trình nghiên cứu do bản thân tôi tự xây dựng dưới sự hướng dẫn tận tình của
TS Trần Văn Hiển Trong suốt quá trình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết tôi tham khảo được tôi trích dẫn chi tiết trong phần tài liệu tham khảo khảo cuối luận văn này, có nguồn gốc chính thống, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công
bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả
Lê Thị Thùy Dương
Trang 12LỜI CẢM ƠN
Qua học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,
tôi hoàn thành luận văn “Đánh giá hiện trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện tịnh Biên, tỉnh An Giang”
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới TS Trần Văn Hiển đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày ……… tháng … năm 2023
Tác giả
Lê Thị Thùy Dương
Trang 13TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” được thực hiện từ ngày 15/8/2022 đến ngày 15/02/2023 Nội dung nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Phân tích, đánh giá hiện trạng
về nội dung, hình thức, loại hình, số lượng, chất lượng… đào tạo nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề tại huyện Tịnh Biên trong thời gian 2018 – 2022 Từ đó,
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên trong thời gian tới
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: Đề tài được nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích tổng hợp; thống kê mô
tả, so sánh, chuyên gia để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu Phương pháp thu thập, xử
lý số liệu: thu thập các số liệu thứ cấp từ nghị quyết, báo cáo UBND huyện, thống kê, báo cáo của Phòng TB&XH, các công trình nghiên cứu,…và các số liệu sơ cấp bằng cách phát phiếu điều tra khảo sát
Để đánh giá kết quả, đề tài sử dụng phần bảng để thống kê, tổng hợp các câu hỏi khảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo nghề như: chính sách thu hút lao động tham gia học nghề, sự hài lòng của người lao động, cách điều hành của lãnh đạo UBND huyện Tịnh Biên trong công tác đào tạo nghề và hiệu quả mang lại phát triển kinh tế - xã hội
Từ kết quả thống kê, phân tích, tác giả đánh giá các mặt tồn tại hạn chế và nguyên nhân Từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên, từ đó nâng cao tỷ
lệ lao động qua đào tạo, tăng khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động và phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội
Từ khóa: Đào tạo nghề, lao động nông thôn, huyện Tịnh Biên
Trang 14ABSTRACT
Topic: "Assessing the current status of vocational training for rural workers in
Tinh Bien district, An Giang province" was carried out from August 15, 2022 to
February 15, 2023 The research content of the project is to evaluate the current status
of vocational training for rural workers in Tinh Bien district, An Giang province
Analyze and evaluate the current status of content, form, type, quantity, quality
Vocational training and factors affecting vocational training in Tinh Bien district
during 2018 - 2022 From there, propose a number of main solutions to improve the
quality of vocational training for rural workers in Tinh Bien district Bien in the near
future
The topic uses qualitative research methods, specifically: The topic is
researched using synthesis method, general analysis method; Descriptive statistics,
comparisons, experts to clarify the problem that needs to be researched Methods
of collecting and processing data: collect secondary data from resolutions, reports to
the District People's Committee, statistics, reports of the Department of Invalids and
Social Affairs, research projects, and primary data by distributing survey
questionnaires
To evaluate the results, the topic uses a table to summarize and summarize
survey questions The survey content focused on issues related to vocational training
such as policies to attract workers to participate in vocational training, worker
satisfaction, and the management style of leaders of Tinh Bien District People's
Committee in vocational training and its effectiveness in bringing about
socio-economic development
From statistical and analytical results, the author evaluates existing limitations
and causes From there, propose solutions and recommendations to improve the
quality and effectiveness of vocational training for rural workers in Tinh Bien district,
thereby increasing the rate of trained workers and increasing the ability to find jobs
work of workers and serve socio-economic development
Keywords: Vocational training, rural labor, Tinh Bien district
Trang 15MỤC LỤC
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ ii PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ (PHẢN BIỆN) iii
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
Trang 161.1 Một số vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8
1.1.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 10 1.1.3 Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề lao động nông
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19
1.2 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
23
HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TỊNH BIÊN TỈNH AN GIANG 30 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
2.2 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang từ năm 2018 đến năm 2022 37
2.2.1 Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Tịnh Biên 37 2.2.2 Số lượng, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Tịnh
2.2.3 Đánh giá tác động của các nhân tố đến đào tạo nghề cho lao động nông
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TỊNH BIÊN TỈNH AN GIANG 56 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 56
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, xã hội huyện Tịnh
Trang 173.1.2 Cơ sở pháp lý 59 3.1.3 Mục tiêu và định hướng phát triển đào tạo nghề lao động nông thôn
63 3.2.4 Thiết lập mối liên hệ chặt chẽ cơ quan quản lý – cơ sở đào tạo nghề -
3.2.5 Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề cho lao
Trang 18DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Nội dung đầy đủ
Trang 19DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng lao động nông thôn huyện Tịnh Biên được đào tạo các năm từ
2018 – 2022 41 Bảng 2.2 Trình độ, ngành nghề đào tạo huyện Tịnh Biên các năm từ 2018 – 2022 42,43 Bảng 2.3 Kết quả đào tạo các năm từ 2018 – 2022 44 Bảng 2.4 Số lượng, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo các năm từ 2018 -2022 45
Trang 20
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính của huyện Tịnh Biên – An Giang 31
Trang 21PHẦN GIỚI THIỆU
1 Lý do chọn đề tài
Nguồn lao động là một trong các nguồn lực quan trọng và có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nguồn lao động phải đáp ứng đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng Với đặc điểm về sự biến động, nguồn lao động thường xuyên tồn tại bộ phận lao động có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lao động nhưng quá tuổi lao động và bộ phận lao động chưa có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lao động bước vào tuổi lao động Vì vậy, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động là việc làm thường xuyên và đóng vai trò hết sức quan trọng Đặc biệt là những lao động trong khu vực nông thôn
Theo Tổng cục thống kê (2021), năm 2020 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tại nông thôn là 79,7%, trong đó đã qua đào tạo đạt 16,3% Điều này cho thấy lực lượng lao động ở nông thôn khá cao nhưng chất lượng lao động vẫn còn thấp Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách động viên, khuyến khích việc học nghề cho người lao động nhất là lao động vùng nông thôn, miền núi như Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/04/2005 về hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người lao động; Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 (Đề án 1956) Người lao động tham gia học nghề không những được miễn phí mà còn được hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại trong quá trình học Sau khi học nghề, người lao động được giải quyết việc làm tại chỗ, có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phát triển nghề đã học Tuy nhiên, phần lớn người lao động đều chưa tích cực tham gia học nghề
Tịnh Biên là một trong hai huyện miền núi của tỉnh An Giang, có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra có còn tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế biên mậu Dân số toàn huyện
Trang 22là 122.134 người (Cục thống kê An Giang, 2018), trong đó 71,62% dân số ở vùng nông thôn, lực lượng lao động phần đông là sản xuất nông nghiệp và chưa qua đào tạo nghề tương đối cao Theo báo cáo của UBND huyện Tịnh Biên, từ năm 2016 –
2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt từ 22,7 -27,7%, kết quả này cho thấy chất lượng lao động đã qua đào tạo của huyện Tịnh Biên vẫn còn thấp Cùng với quá trình đổi mới đất nước, trong những năm qua nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động-việc làm đã được các cấp, các ngành quan tâm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị-xã hội Tuy nhiên, chất lượng lao động hạn chế đang ngày càng gây nên những áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Do vậy, để nâng cao chất lượng của người lao động đòi hỏi phải đánh giá được chất lượng nguồn lao động là một vấn đề cần thiết
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm đánh giá
thực trạng và tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tịnh Biên
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Indrajit Bairagya (2021) đã nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề chính thức đến thu nhập của các cá nhân kinh doanh tự do ở nông thôn Ấn Độ Kết quả cho thấy rằng mặc dù đào tạo nghề chính thức giúp các cá nhân tự kinh doanh có thu nhập cao hơn và chính phủ đã thực hiện một sáng kiến tuyệt vời để thúc đẩy phát triển kỹ năng trong thời gian gần đây, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ lao động tự do ở nông thôn đã được đào tạo nghề chính thức Do đó, cần có sự quan tâm chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự tham gia của các cá nhân lao động tự do ở nông thôn vào các chương trình đào tạo nghề chính thức ở quy mô lớn hơn Hơn nữa, có một sự không đồng nhất đáng kể về thời lượng của các chương trình đào tạo Thời gian đào tạo dài hơn (12 tháng trở lên) giúp nâng cao thu nhập trung bình đáng kể so với đào tạo thời gian ngắn hơn tương đối Xét rằng việc đào tạo thời gian ngắn hơn là hiệu quả về mặt chi phí từ phía cung cấp và kéo theo chi phí cơ hội thấp hơn cho những người tự kinh doanh khi tham gia, chính sách nên xem xét lại cấu trúc khóa học và chương trình
Trang 23giảng dạy của các chương trình đào tạo thời gian ngắn hơn để đảm bảo rằng những trở nên hiệu quả hơn về mặt kiếm thu nhập cao hơn
Bang và Park (2021) đã phân tích nhu cầu trong các chương trình giáo dục và đào tạo nghề kỹ thuật (TVET) cho sự phát triển bền vững của phụ nữ trong ngành tóc
và làm đẹp ở Campuchia Nghiên cứu này đã tìm hiểu thực trạng và nhu cầu của Chương trình Đào tạo Giáo dục Nghề nghiệp Kỹ thuật Campuchia (TVET) cho ngành tóc và làm đẹp để phát triển chương trình đào tạo cấp bằng TVET trực tuyến đầu tiên của Campuchia về bản địa hóa tóc và làm đẹp từ chương trình giảng dạy trực tuyến của Hàn Quốc (mạng hoặc kỹ thuật số) các trường đại học chuyên ngành tóc và làm đẹp Nghiên cứu đã tiến hành phân tích tình huống toàn diện bằng cách tiếp cận định tính thông qua nhóm tập trung phỏng vấn các nhân viên chính phủ, ngành công nghiệp, cơ sở TVET và sử dụng khảo sát mô tả đối với 176 sinh viên tiềm năng: 116 chủ tiệm tóc và 60 nhân viên Kết quả xác nhận rằng các bên liên quan từ chính phủ, ngành công nghiệp và các cơ sở TVET bày tỏ nhu cầu cao về việc giới thiệu một mô hình kết hợp trực tuyến sáng tạo của chương trình cấp bằng TVET cho sự phát triển của ngành tóc và làm đẹp Campuchia cũng như các sinh viên tiềm năng từ ngành này Tóm lại, các kết quả cho thấy rằng việc áp dụng phương pháp học tập kết hợp kết hợp trong TVET nên được khuyến khích trong điều kiện đại dịch Covid-19 hiện nay Nghiên cứu đề xuất các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá hiệu quả và tác động của chương trình mới được thiết kế này với nhiều góc độ khác nhau từ cấp độ cá nhân,
cấp độ thể chế và lĩnh vực dạy nghề tóc và làm đẹp ở Campuchia
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay liên quan đến đề tài về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có nhiều công trình khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Đã
có một số đề tài nghiên cứu như:
- Viện nghiên cứu khoa học đào tạo nghề (2011), “Báo cáo dạy nghề Việt Nam”
Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng thể về đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay Những
ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của hệ thống đào tạo nghề Qua đó đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề ở Việt Nam
Trang 24- Nguyễn Phương Linh (2011), “Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ngoại thành thành phố Cần Thơ”, luận văn Thạc sĩ ngành Phát triển nông thôn, Cần Thơ Luận văn đã đánh giá
được nguồn lao động ngoại thành Cần Thơ dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật tương đối cao Mặc dù công tác đào tạo nghề đang được quan tâm tuy nhiên vẫn cón gặp nhiều khó khăn và bất cập: thời gian đào tạo ngắn, lao động tay nghề yếu, thiếu thông tin về dạy nghề và việc làm, công tác tư vấn nghề và việc làm còn yếu Từ đó, đưa ra những khuyến nghị cho các bên liên quan đến công tác đào tạo nghề như các chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động
- Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề”,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề của nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
- Chu Đức Bình (2014), “Dạy nghề cho lao động nông thôn Việt Nam”, luận
văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Hà Nội Luận văn đã khái quát được một số vấn đề về
lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua đó đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta thời gian qua, phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo
- Phạm Ngọc Nhàn (2015), “Đánh giá nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và giải pháp đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang”,
báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Cần Thơ Báo cáo thể hiện lao động nông thôn có xu hướng học nghề thuộc các lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm
tỷ lệ cao nhất Mặt khác, các ngành sản xuất nông nghiệp vẫn được lựa chọn đào tạo
để nâng cao hiệu quả sản xuất Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách định hướng các giải pháp hỗ trọ đào tạo nghề trong thời gian sắp tới
- Lê Minh Điền (2016), “Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại tỉnh Bạc Liêu”, luận văn Thạc sĩ ngành Phát triển nông thôn, Cần
Trang 25Thơ Luận văn đã đánh giá công tác triển khai, tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu tương đối đồng bộ đến tận cơ sở, đáp ứng nhu cầu học nghề, thu hút được nhiều đối tượng nông dân tham gia Qua đó, đã rút ra một số kinh nghiệm trong
tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, đề ra được một số giải pháp giúp chính quyền địa phương, các cơ sở dạy nghề nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trong thời gian trên địa bàn tỉnh
- Phan Tiến Dũng (2016), “Giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh An Giang”, luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp, Cần
Thơ Luận văn đã đánh giá được thực trạng của công tác đào tạo nghề tại tỉnh An Giang Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập Từ đó, đưa ra những kiến nghị từ chính sách của Nhà nước, cơ sở đào tạo, người lao động học nghề đến doanh nghiệp; thiết lập chặt chẽ mối liên hệ giữa Nhà Nước – cơ sở đào tạo nghề - học viên học nghề - doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong tỉnh An Giang nói riêng và cả nước nói chung
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã cho thấy một cách tổng quát về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trong và ngoài nước Đây là nguồn tài liệu quan trọng, cung cấp những thông tin hữu ích để làm nền cho nghiên cứu này Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ nghiên cứu việc đào tạo nghề ở mức độ vĩ mô, chưa đi sâu vào một địa phương nào cụ thể, đặc biệt là chưa có đề tài nào nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài này sẽ góp phần đánh giá rõ thực trạng và chất lượng đào tạo nghề ở huyện Tịnh Biên và là cơ sở dữ liệu cho việc hoạch định các chính sách trong thời gian tới của địa phương, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá hiện trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Tịnh Biên
Trang 263.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo nghề cho lao động nông thôn
ở nước ta hiện nay
- Phân tích, đánh giá hiện trạng về nội dung, hình thức, loại hình, số lượng, chất lượng… đào tạo nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề tại huyện Tịnh Biên trong thời gian 2018 – 2022
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên trong thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đánh giá hiện trạng về nội dung, hình thức, loại hình, số lượng, chất lượng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang
- Địa điểm: trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
- Thời gian: từ năm 2018 – 2022
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp; điều tra, phỏng vấn; so sánh, khảo sát thực tế nhằm làm rõ vấn đề được đưa ra trong đề tài
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ nội dung của
đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết của vấn đề và là cơ sở của việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: tiến hành điều tra, phỏng vấn là phát
phiếu tham khảo trực tiếp (thiết kế bảng hỏi có cùng một nội dung cho tất cả đối tượng)
- Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu, đánh giá thực trạng chất
lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên trong từng giai đoạn cũng như trong tương quan với một số địa phương khác
Trang 27- Phương pháp khảo sát thu thập dữ liệu được sử dụng nhằm xác định những
thông tin, ý kiến của các đối tượng có liên quan đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên Phương pháp này cũng hỗ trợ cho người nghiên cứu trong việc xác định thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên và là cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tịnh Biên
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ tài liệu, sách, báo, tạp chí, các văn bản quy phạm, website để phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề mang tính chất lý luận và thực tiễn có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
- Các thông tin, số liệu sử dụng cho nghiên cứu có thể là thông tin, số liệu sơ cấp do tác giả tự thu thập hoặc các thông tin, số liệu thứ cấp do các cơ quan ở địa phương và các cơ quan khác cung cấp
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài cung cấp cơ sở lý luận và hiện trạng về nội dung, hình thức, chất lượng đào tạo nghề, chỉ ra những khó khăn, hạn chế và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Từ đó, giúp cho các nhà quản lý có những điều chỉnh cần thiết về kế hoạch, chiến lược phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý
về vấn đề dạy nghề
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chương 2: Đánh giá hiện trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang
Trang 28PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Một số vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.1 Lao động nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm lao động nông thôn
Lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Theo Liên hợp quốc “Lao động
là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và
sự tác động của con người vào cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội”.Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) “Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm” (Lê Hải Yến, 2019)
Trong từng thời kỳ và ở mỗi quốc gia trên thế giới quy định độ tuổi lao động khác nhau Theo bộ Luật lao động của nước ta, độ tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi Theo quy định mới tại Bộ Luật Lao động năm 2019 thì độ tuổi nghỉ hưu đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình Tính đến 2035, độ tuổi lao động của nước ta ước tính từ 15 tuổi đến 62 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nữ
Lao động nông thôn (LĐNT) là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất của những người lao động nông thôn Do đó, lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn…
Trang 29LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ở nông thôn Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất
1.1.1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn
Thứ nhất: Là mang tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ được tính
chất này Trong nông thôn, sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai,…) Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động
ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn
Thứ hai: Lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có thích
ứng lớn Do đó, việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lực lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp
Thứ ba: Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp Sản
xuất nông nghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau Hơn nữa mức độ áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất còn thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên lao động nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và một số ngành khác Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơ mang tính tự chế cao Lực lượng chuyên sâu, lành nghề, lao động chất xám không đáng kể, phân bố lao động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất
Trang 301.1.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.2.1 Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luật Dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006 định nghĩa: “Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” (Luật Dạy nghề, 2006)
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm đào tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như vậy, nội dung của đào tạo nghề bao gồm: trang bị các kiến thức lý thuyết cho học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làm việc cho học viên trong phạm
vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làm một nghề nhất định
Đào tạo nghề bao gồm: đào tạo công nhân kỹ thuật (công nhân cơ khí, điện
tử, xây dựng, sửa chữa…); đào tạo nhân viên nghiệp vụ (nhân viên đánh máy, nhân viên lễ tân, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị…) và phổ cập nghề cho người lao động (chủ yếu là lao động nông nghiệp)
Vậy đào tạo nghề cho LĐNT là quá trình truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người lao động ở nông thôn có được một trình
độ, kỹ năng, kỹ xảo; sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nông thôn
Phát triển đào tạo nghề cho LĐNT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Đối tượng đào tạo là lao động nông thôn, có trình độ văn hóa và sức khỏe phù hợp với nghề cần học Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, gia đình có công với cách
Trang 31mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, người thuộc diện bị thu hồi đất canh tác
1.1.2.2 Nội dung, hình thức và loại hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
* Nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm trang bị có hệ thống kiến thức, kỹ năng thực hành, tác phong làm việc trong phạm vi ngành nghề mà người lao động theo học nhằm giúp cho họ có thể làm một nghề nhất định
Về trang bị kiến thức nghề nghiệp, đối với mỗi nghề là những kiến thức
đại cương, kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành nghề,
chuyên môn được đào tạo Trong đó, Kiến thức đại cương là những kiến thức
chung nhất, bắt buộc đối với tất cả mọi người học nghề đều phải có được,
đều phải biết như nhau; Kiến thức cơ sở là những kiến thức cần có để xây dựng và phát triển kiến thức nghề nghiệp chuyên môn; Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp là kiến thức lý thuyết và thực hành để thực hiện một chuyên môn
nghiệp vụ nào đó trong xã hội Ngoài ra, còn có các kiến thức bổ trợ cho chuyên môn nghề nghiệp, đó là các kiến thức cần có để người lao động thực hiện được chuyên môn nghề nghiệp tốt hơn, phản ứng nhanh nhạy và chính xác hơn trong hoạt động nghề nghiệp Khối lượng kiến thức, thời lượng và yêu cầu đạt được tùy thuộc vào loại hình đào tạo
Về trang bị kỹ năng nghề nghiệp, để hành nghề bất cứ người lao động
nào cần có nhận thức rộng và sâu về một chuyên môn nghề nghiệp nhất định
để hình thành năng lực lao động đối với chuyên môn nghề nghiệp đó, một
kỹ năng giải quyết công việc chuyên môn trên thực tiễn
Kỹ năng phụ thuộc vào kiến thức bởi vì trước khi cần thực hiện các công việc cụ thể thì mỗi người phải biết mình cần phải làm những việc gì và làm việc đó như thế nào, thời gian bao lâu, điều kiện làm việc như thế nào
Kỹ năng là việc thực hiện các công việc ở mức độ thuần thục trên nền tảng kiến thức có được, khác hẳn với sự hiểu biết về công việc phải làm
Vì vậy, kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là năng lực cần thiết để thực
Trang 32hiện công việc, là kết quả của đào tạo và kinh nghiệm của từng cá nhân có được trong quà trình hoạt động nghề nghiệp
Về năng lực hành nghề
Trình độ đào tạo nghề được biểu hiện qua năng lực hành nghề - đó chính là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện các nhiệm
vụ của nghề nghiệp Năng lực hành nghề được hình thành và phát triển trên
cơ sở năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội
- Năng lực chuyên môn, thể hiện ở trình độ lành nghề, kinh nghiệm
trong lao động Người lao động khi có sự am hiểu sâu và rộng về nghề thì
họ có khả năng cao trong việc ngăn ngừa các sự cố xảy ra Kinh nghiệm lao động càng cao thì độ thuần thục trong thực hiện các thao tác nghề nghiệp càng cao, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế đạt được càng cao Do vậy, cần phải chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động
và kinh nghiệm lao động với những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao
- Năng lực thực hành: là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến
thức, kỹ năng đã tiếp thu luôn thích hợp với hoàn cảnh mới trong môi trường
cụ thể, có khả năng xử lý thông tin nhanh, kịp thời, đưa ra các giải pháp thích ứng để giải quyết các nhiệm vụ mới xuất hiện trong công việc chuyên môn
Có khả năng làm chủ thực tiễn để giải quyết các vấn đề nghề nghiệp và xã hội
- Năng lực xã hội: là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng phương pháp
học tập, nâng cao khả năng tự đào tạo và bồi dưỡng Đồng thời có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, biết tổ chức phối hợp để làm việc theo tổ nhóm
Bên cạnh việc đào tạo nâng cao những năng lực trên, việc nâng cao phẩm chất đạo đức, góp phần làm mới chất lượng nguồn nhân lực Trong đào tạo nghề phải trang bị cho người học có được “phẩm chất lao động mới”, phù hợp với các quá trình lao động hiện đại, như: tính kỷ luật công nghệ, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, tính thích ứng, sáng tạo, năng động,
Trang 33niềm tin đối với công việc và tổ chức…
* Hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Đào tạo nghề tại các cơ sở, trung tâm dạy nghề: là loại hình đào tạo nghề
ngắn hạn, phần lớn dưới 1 năm Đối tượng chủ yếu là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động
+ Ưu điểm: Thu hút được đông đảo người học vì các thủ tục học thường dễ dàng, thời gian hợp lý Nghề đào tạo đa dạng và thường các trung tâm đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm nên hỗ trợ được cho người lao động trong tìm việc làm Khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu người học Chi phí đầu tư đào tạo không lớn
+ Nhược điểm: Hạn chế của hình thức đào tạo này biểu hiện là quy mô nhỏ, kiến thức lý thuyết ở mức độ thấp, thiếu đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, thiếu các máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho thực hành nghề, đào tạo đa số là công nhân bán lành nghề
- Dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp (DN), công ty, tập đoàn: là hình thức đào tạo nghề dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp về chất
lượng đào tạo, cũng như số lượng người học
+ Ưu điểm: người học sẽ được đào tạo với chương trình học sát với thực tế công việc sẽ làm sau khi học Người học sẽ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
+ Nhược điểm: đòi hỏi đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, thiếu các máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho thực hành nghề Chi phí đầu
tư cho đào tạo cao
- Dạy nghề tại các DN và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: đây
là hình thức đào tạo theo chương trình gồm hai phần lý thuyết và thực hành Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn Hình thức đào tạo này chủ yếu tập trung áp
Trang 34dụng để đào tạo cho những nghề phức tạp, đòi hỏi có sự hiểu biết rộng về lý thuyết và độ thành thục cao
+ Ưu điểm: Dạy lý thuyết tương đối có hệ thống, đồng thời học viên lại được trực tiếp tham gia lao động ở các phân xưởng, tạo điều kiện cho
họ nắm vững nghề Bộ máy đào tạo gọn, chi phí đào tạo không lớn + Nhược điểm: Hình thức này chỉ áp dụng được ở những doanh nghiệp tương đối lớn và chỉ đào tạo cho các doanh nghiệp cùng ngành có tính chất giống nhau
- Dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề: còn được gọi là
truyền nghề Là truyền bá kỹ năng thực hành để người lao động nông thôn có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp Đây là phương thức đào tạo được áp dụng trong từng cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong các gia đình làm nghề thủ công truyền thống
+ Ưu điểm: được đào tạo các nghề chuyên sâu tại nơi người học sẽ
làm việc, nên nội dung đào tạo rất sát với môi trường và tính chất nghề mà người lao động hoạt động
+ Nhược điểm: quy mô nhỏ, người dạy nghề không chuyên nên thiếu
kinh nghiệm Hình thức này chỉ thích hợp với những công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao
* Loại hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề được chia thành đào tạo ngắn hạn
và đào tạo dài hạn
Đào tạo ngắn hạn là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo dưới
một năm, chủ yếu áp dụng đối với phổ cập nghề Loại hình này có ưu điểm
là có thể tập hợp được đông đảo lực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, những người không có điều kiện học tập tập trung vẫn có thể tiếp thu được tri thức ngay tại chỗ, với sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan đoàn thể, địa phương, nhà nước về mặt giáo trình, giảng viên
Đào tạo dài hạn là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo từ một
năm trở lên, chủ yếu áp dụng đối với đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên
Trang 35nghiệp vụ Đào tạo nghề dài hạn thường có chất lượng cao hơn các lớp đào
tạo ngắn hạn
- Căn cứ vào nghề đào tạo đối với người học, đào tạo nghề bao gồm đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao
Đào tạo mới là loại hình đào tạo nghề áp dụng cho những người chưa
có nghề (đào tạo mới là để đáp ứng yêu cầu tăng thêm lao động có nghề)
Đào tạo lại là quá trình đào tạo nghề áp dụng với những người đã có
nghề song vì lý do nào đó, nghề của họ không còn phù hợp nữa
Đào tạo nâng cao là quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh
nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận những công việc phức tạp hơn
1.1.2.3 Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt đối với phát triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện công bằng, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở khu vực nông thôn
Vai trò cơ bản nhất của đào tạo nghề là đào tạo lực lượng lao động có trí tuệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao:
+ Lực lượng sản xuất càng tiên tiến, hiện đại bao nhiêu thì càng nói lên sức mạnh của trí tuệ con người bấy nhiêu Nghĩa là, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa trở thành lực lượng vật chất
+ Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại Lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học Điều này được thể hiện qua hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm; sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu; các ngành nghề có trình độ công nghệ cao được tập trung phát triển; các lĩnh vực sản xuất phi vật chất ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân Cơ cấu lao động cũng thay đổi theo hướng lao động trí tuệ tăng nhanh, tầng lớp trí thức, nhân viên và công nhân
Trang 36có trí thức ngày càng đông đảo Phương thức hoạt động của con người đã chuyển từ nguồn lực tự nhiên, lao động cơ bắp sang khai thác phổ biến nguồn lao động trí tuệ
Đào tạo lực lượng lao động có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp: phẩm chất đạo đức làm cho người ta biết sống cao đẹp, lành mạnh, văn
minh sống có ý nghĩa; biết hướng tới cái đúng, cái hợp lý, chân, thiện, mỹ; biết cần cù, tiết kiệm, đoàn kết hợp tác trong lao động để nhân thêm sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam trong thời đại mới
Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế: cơ cấu lực lượng lao động hợp lý sẽ cho phép sử dụng có hiệu
quả lực lượng lao động Còn ngược lại, tất yếu sẽ gây lãng phí sức lao động, hơn nữa còn gây ra hiệu quả tiêu cực vể kinh tế - xã hội
1.1.3 Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn
1.1.3.1 Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Bùi Thanh Thủy (2013), “Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”
Chất lượng đào tạo nghề là khái niệm để chỉ chất lượng của người lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh cả kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề và hệ thống đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề được định nghĩa khác nhau tùy theo cách tiếp cận, Harvey và Knight (1999) đề cập đến 5 khía cạnh chất lượng đào tạo: Chất lượng được hiểu là chuẩn mực cao, sự vượt trội; sự hoàn hảo trong quá trình thực hiện; sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch đào tạo của nhà trường; sự
Trang 37đáng giá về đồng tiền đầu tư; một quy trình liên tục cho phép người học đánh giá sự hài lòng của họ
Như vậy, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là kết quả đem lại sự vượt trội sau quá trình đào tạo nghề, sự hoàn hảo trong quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo, xứng đáng với sự đầu tư của người học nghề, cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội, sự hài lòng của người học sau khi theo học nghề 1.1.3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề LĐNT
Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó Sẽ không thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu
và các yếu tố ảnh hưởng
Tiêu chí 1, sự vượt trội về kiến thức, kỹ năng chuyên môn của người học
Sự vượt trội về kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà người học nhận được sau quá trình đào tạo thể hiện ở kết quả học tập, sự kiểm chứng thông qua quá trình sử dụng Nhân tố đem lại sự vượt trội về kiến thức, kỹ năng chuyên môn hay “giá trị gia tăng” cho người học nghề chính là chất lượng chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường học tập
Chất lượng chương trình đào taọ thể hiện khối lượng kiến thức, kỹ năng chuyên môn được trang bị trong quá trình học nghề và được gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu mà người sử dụng dụng kỳ vọng sau khi học nghề
Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý bề cơ cấu Nếu thiếu về số lượng giáo viên sẽ dẫn đến chương trình đào tạo có thể bị cắt xén; Với đội ngũ giáo viên không đảm bảo về chất lượng
sẽ khiến cho việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học viên chưa đạt ngưỡng chuẩn đầu ra công bố với xã hội; cơ cấu giáo viên không hợp lý sẽ khiến sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng nghề không hài hòa, giảm “giá trị gia tăng” mà người học nghề nhận được sau quá trình đào tạo tại cơ sở
Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh học nghề Đây là khâu quan trọng để đảm bảo qua từng bước kiểm tra, đánh giá khối lượng kiến thức và kỹ
Trang 38năng nghề sinh tiếp nhận được qua quá trình học tập được khách quan, chính xác và đầy đủ, phản ánh đúng chất lượng dạy và học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ sử dụng trong dạy nghề phải được đầu tư đầy đủ, tương xứng với thiết bị và công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp của nền kinh tế Không được đầy đủ, phù hợp với công nghệ sử dụng trong sản xuất thì việc dạy và học khó gắn với thực tiễn, khó đạt được chuẩn đầu mà cơ sở đào tạo công bố
Môi trường học tập tốt sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Người học không những nâng lên về kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn rèn luyện được kỹ năng làm việc, giao tiếp…
Sự vượt trội về kiến thức, kỹ năng được đo lường bằng cách so sánh kiến thức,
kỹ năng trước khi học nghề với kiến thức, kỹ năng của người học nghề đã tốt nghiệp
do cơ sở đào tạo đánh giá thông qua điểm các bài kiểm tra, điểm thi tốt nghiệp và do người sử dụng đánh giá thông qua so sánh phẩm chất, kỹ năng của một người lao động được đào tạo với người lao động chưa qua đào tạo Tức được đo bằng kết quả học tập và sự hài lòng của người sử dụng lao động đã đào tạo
Tiêu chí 2, sự đáng giá của đồng tiền đầu tư cho đào tạo
Tiêu chí này cho thấy chất lượng đào tạo, hay “giá trị gia tăng” mà người học thu nhận được có xứng đáng với sự đầu tư của người học và gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội Đầu tư của người học và gia đính là đầu tư về thời gian, công sức
và tiền bạc; đầu tư của nhà trường là đầu tư về nguồn lực giáo viên, cơ sở vật chất, ngân sách và trang thiết bị cũng như các chi phí liên quan khác đến quá trình đào tạo; đầu tư của nhà nước xã hội là các chính sách, cơ chế và nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề
Để đo lường tiêu chí này, có thể sử dụng phương pháp so sánh giữa cơ sở đào tạo này với các cơ sở đào tạo khác có mức độ đầu tư tương tự thông qua một loạt các chỉ tiêu như vượt trội đạt được với chi phí tương tự của cá nhân người học, mức
độ phát triển của cơ sở đào tạo so sánh với cơ sở khác, mức độ hội nhập thị trường lao động của người học sau khi tốt nghiệp
Tiêu chí 3, tỷ lệ người học có việc làm sau đào tạo
Trang 39Tỷ lệ người học có việc làm sau đào tạo phản ánh sự hòa nhập của người học vào thị trường lao động đến mức độ nào, sự chấp nhận của thị trường, doanh nghiệp đối với người lao động được đào tạo, sự phù hợp của chương trình, kết quả đào tạo
Tỷ lệ người học có việc làm sau đào tạo được đo bằng số lượng người học có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường so với số lao động được đào tạo; Mức độ phù hợp của nghề được đào tạo với việc làm thông qua tỷ lệ người học có việc làm đúng ngành nghề; Mức tăng lên về thu nhập và đời sống của người lao động
Tiêu chí 4, sự hài lòng của người học
Tiêu chí này đo lường sự hài lòng của người học đối với chất lượng bài giảng, chất lượng chương trình đào tạo, môi trường học tập, dịch vụ do nhà trường cung cấp, kiến thức và kỹ năng mà họ thu nhập được, những chuẩn bị của nhà trường đảm bảo cho sự chuyển tiếp tốt nhất từ nhà trường sang môi trường làm việc, v.v…
Các chỉ báo này có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng chính tới chất lượng đào tạo nghề là môi trường sinh hoạt và học tập, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng chương trình đào tạo, quan hệ giữa giáo viên dạy nghề và người học, quan hệ của nhà trường, cơ sở đào tạo với cộng đồng doanh nghiệp
Để đo tiêu chí này, có thể sử dụng phương pháp khảo sát xã hội học đối với người học học nghề với nội dung khảo sát là đánh giá về các chỉ báo đo lường mức
độ hài lòng của họ
Tiêu chí 5, Đạo đức, phẩm chất của người lao động sau đào tạo
Quá trình đào tạo nghề cũng là quá trình trang bị cho người học thái độ sống tích cực, đạo đức, phẩm chất, văn hóa nghề, phong cách nghề nghiệp, tinh thần hợp tác trong, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo trong công việc, v.v… Đây là tiêu chí với những chỉ báo rất quan trọng nhưng không dễ dàng định lượng mà chỉ
có thể đo lường gián tiếp thông qua ý kiến đánh giá của chính người học và người
sử dụng họ Đào tạo có chất lượng đạt được khi mà các chỉ báo này đều được đánh giá là “tích cực”
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.4.1 Các chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
Trang 40Đào tạo nghề có chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, vì vậy muốn đào tạo nghề phát triển thì Nhà nước phải có các chính sách đầu tư; đồng thời phải ban hành hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển
Kể từ khi Luật dạy nghề ra đời năm 2006, các chính sách mới liên quan
về đào tạo nghề cho người lao động được ban hành, phù hợp với thực tế đào tạo nghề như việc ban hành các chính sách đầu tư cho dạy nghề: Dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, trong đó có hợp phần đào tạo nghề cho LĐNT; Đề án phát triển đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020; Chính sách đối với người học nghề (miễn giảm học phí, cử tuyển, giới thiệu việc làm…); Chính sách đối với trường nghề và trung tâm dạy nghề; Chính sách đối với giáo viên, giảng viên tham gia đào tạo nghề và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với DN tham gia đào tạo nghề, nhận lao động qua sau khi được đào tạo nghề
Nhà nước quản lý dạy nghề thông qua hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật như: quy định về thành lập, đăng ký hoạt động dạy nghề, quy chế hoạt động của trường dạy nghề; chương trình khung; mã nghề; quy định liên thông các trình độ tay nghề; kiểm định chất lượng đào tạo nghề Đó là những chính sách quan trọng giúp phát triển đào tạo nghề
1.1.4.2 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
Chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc trước hết vào chất lượng của những người thầy cô giáo và thành công của các cuộc cải cách giáo dục luôn phụ thuộc vào ý chí muốn thay đổi của người giáo viên Ray Roy Singh (Ấn Độ) khẳng định rằng: “Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó” Ở đâu có người thầy giỏi ở đó sẽ có những người trò giỏi Đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định, tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo: là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm cho các học viên trên cơ sở thiết bị dạy học