Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải .... Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải .... Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo Chỉ á
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Thông tin về chủ dự án
- Tên chủ cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN SONADEZI LONG BÌNH
- Địa chỉ văn phòng: Số 1, Đường 3A, KCN Biên Hòa II, Phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: (Ông) Nguyễn Bá Chuyên
- Email: chuyennguyen@szb.com.vn
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 3601867699 đăng ký lần đầu ngày 01/7/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngày 06/05/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp.
Thông tin về cơ sở
- Tên cơ sở: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Gò Dầu
- Địa điểm thực hiện: KCN Gò Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Các văn bản thẩm định thiết kế xây dựng:
+ Quyết định số 51.BXD/ĐT của Bộ xây dựng ngày 24/03/1994 về phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Gò Dầu tỉnh Đồng Nai
+ Quyết định số 13.NL-XDCB của Bộ năng lượng ngày 07/01/1995 về phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi công trình trạm biến áp 110/22Kv Gò Dầu
+ Quyết định số 348.ĐVN/TĐ của tổng công ty điện lực Việt Nam ngày 20/05/1995 về phê duyệt thiết kế kỹ thuật trạm biến áp 110/22Kv Gò Dầu
+ Văn bản số 399/SZB-KT ngày 20/11/2012, Văn bản số 463/SZB-KT ngày 25/12/2012 của Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình về việc phê duyệt hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng KCN Gò Dầu
+ Quyết định số 407/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 29/01/2013 về Duyệt điều chỉnh cục bộ (lần 01) quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Gò Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành (Điều chỉnh một phần đất dịch vụ sang đất công nghiệp và cây xanh) + Quyết định số 459/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 13/02/2015 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Gò Dầu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành
+ Quyết định số 30/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày
05/01/2017 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Gò Dầu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành (điều chỉnh một phần diện tích khoảng 1.000 m² thuộc chức năng đất cây xanh sang chức năng đất trụ sở Trung đội dân quân thường trực)
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
+ Quyết định số 256/QĐ-Mtg ngày 28/02/1997 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc thẩm định Đánh giá tác động môi trường “Dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Gò Dầu”;
+ Công văn số 1892/TCMT-TĐ ngày 28/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tiếp tục sử dụng Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM của KCN Gò Dầu
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 86/GP-UBND, ngày
04/5/2021 do UBND tỉnh Đồng Nai cấp với lưu lượng xả thải 500 m3/ngày.đêm tại Nhà máy XLNT KCN Gò Dầu
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 62/SĐK-CCBVMT ngày 04/07/2016
+ KCN đã được Bộ TNMT xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 44/GXN-TCMT ngày 07/10/2013 của dự án “Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Gò Dầu (diện tích 182,376 ha)” tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Các hồ sơ pháp lý khác của cơ sở:
+ Hợp đồng thuê đất số 14/HĐTĐ ngày 25/04/1997 giữa Sở địa chính tỉnh Đồng Nai và Công ty phát triển KCN Biên Hòa với diện tích 1.840.000 m 2
+ Hợp đồng thuê đất số 14/HĐTĐ.trn ngày 01/02/1999 giữa Sở địa chính tỉnh Đồng Nai và Công ty phát triển KCN Biên Hòa
+ Phụ lục hợp đồng thuê đất số 14/PLHĐ.TĐtn ngày 01/02/1999 giữa
Sở địa chính tỉnh Đồng Nai và Công ty phát triển KCN Biên Hòa điều chỉnh hợp đồng thuê đất số 14/HĐTĐ ngày 25/04/1997
+ Hợp đồng thuê đất số 626/HĐTĐ ngày 05/06/2003 giữa Sở địa chính-Nhà đất tỉnh Đồng Nai và Công ty phát triển KCN Biên Hòa với diện tích 9.810,5 m 2
+ Hợp đồng thuê đất số 626 HĐ/TĐ ngày 05/06/2003 giữa Sở địa chính-Nhà đất tỉnh Đồng Nai và Công ty phát triển KCN Biên Hòa với diện tích 9.810,5 m 2
+ Hợp đồng thuê đất số 655 HĐ/TĐ.Trn ngày 14/07/2003 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và Công ty phát triển KCN Biên Hòa với diện tích 70.673,0 m 2
+ Phụ lục hợp đồng thuê đất số 14/PLHĐ/Trn-PL1 ngày 14/07/2003 giữa Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai và Công ty phát triển KCN Biên Hòa điều chỉnh hợp đồng thuê đất số 14/HĐTĐ.trn ngày 01/02/1999
+ Phụ lục hợp đồng thuê đất số 14/PLHĐ/TĐ.trn-PL2 ngày 06/12/2005 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và Công ty phát triển KCN Biên Hòa thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng thuê đất số 14/PLHĐ.TĐtn ngày 01/02/1999
+ Quyết định số 2236/QĐ-UBND ngày 30/08/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt chuyển đổi chủ đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Gò Dầu, tỉnh Đồng Nai
+ Phụ lục hợp đồng thuê đất số 14/PLHĐTĐ.trn ngày 16/05/2011 (Hợp đồng thuê đất số 14/HĐTĐ ngày 25/04/1997; 626/HĐTĐ ngày 05/06/2003; 655 HĐ/TĐ.Trn ngày 14/07/2003) giữa UBND tỉnh Đồng Nai và Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình về việc điều chỉnh bên thuê đất từ Công ty phát triển KCN Biên Hòa thành Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình
+ Phụ lục hợp đồng thuê đất số 14/PLHĐTĐ-3 ngày 02/04/2018 giữa UBND tỉnh Đồng Nai và Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình điều chỉnh hợp đồng thuê đất số 14/HĐTĐ ngày 25/04/1997
+ Hợp đồng thuê đất số 93/HĐTĐ ngày 23/10/2015 giữa UBND tỉnh Đồng Nai và Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình với diện tích 150.000,0 m 2
- Quy mô của Cơ sở phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Cơ sở thuộc nhóm A (theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019)
- Cơ sở có tiêu chí về môi trường thuộc nhóm 1 theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
Khu công nghiệp Gò Dầu thành lập theo quyết định số 662/TTg ngày 18 -
10 - 1995 của Thủ tướng Chính phủ Khu công nghiệp Gò Dầu là khu công nghiệp duy nhất có hệ thống cảng nội khu hoàn chỉnh với công suất đến 30.000 DWT, KCN Gò Dầu đem lại lợi thế đặc biệt về vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và gần nguồn cung cấp khí gas tự nhiên từ Bà Rịa – Vũng Tàu Với ưu thế về kết nối giao thông thuận lợi, Gò Dầu đã đạt được hiệu quả khai thác theo đúng định hướng quy hoạch ban đầu là trở thành khu công nghiệp có khả năng phát triển công nghiệp mạnh trên trục hành lang Quốc lộ 51, tập trung thu hút các dự án
12 thuộc công nghiệp hóa chất, nhiên liệu
Theo Quyết định số 51.BXD/ĐT của Bộ xây dựng ngày 24/03/1994 về phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Gò Dầu tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 256/QĐ-Mtg ngày 28/02/1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc thẩm định Đánh giá tác động môi trường “Dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Gò Dầu” thì quy hoạch sử dung đất ban đầu của khu công nghiệp như bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất theo ĐTM và Quyết định số 51.BXD/ĐT
STT Cơ cấu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Tổng diện tích KCN Gò Dầu 186,7 100
2 Diện tích đất xây dựng nhà máy 136,8 73,27
Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Gò Dầu
UBND tỉnh Đồng Nai đã có các quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 và Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Gò Dầu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành Sau đó theo Quyết định số 30/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 05/01/2017 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Gò Dầu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành (điều chỉnh một phần diện tích khoảng 1.000 m² thuộc chức năng đất cây xanh sang chức năng đất trụ sở Trung đội dân quân thường trực) Sau khi điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất khu công nghiệp thay đổi như sau:
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất sau điều chỉnh quy hoạch
Theo quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 09/01/2013
Theo quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 13/02/2015
Theo Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 05/01/2017
1 Đất xây dựng nhà máy 1.500.876,4 82,3 1.500.876,4 82,3 1.500.876,4 82,3
2 Đất dịch vụ, điều hành 18.011,1 1,0 21.036,1 1,2 22.036,1 1,21
3 Đất công trình hạ tầng kỹ thuật 20.081,3 1,1 20.081,3 1,1 20.081,3 1,10
Nguồn: Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình
Hình 1: Sơ đồ KCN Gò Dầu
Hình 2: Vị trí Khu công nghiệp Gò Dầu trên Google Earth
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
Với đặc thù là cơ sở kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN vì vậy công nghệ sản suất của cơ sở liên quan đến các nghành nghề thu hút đầu tư
❖ Ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN theo báo cáo đánh giá tác động môi trường số 256/QĐ-MTg ngày 28/02/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
− Công nghiệp sản xuất nhựa, chất dẻo
− Công nghiệp cơ khí và sản xuất cấu kiện kim loại
− Công nghiệp sản xuất thủy tinh, gốm sứ và vật liệu xây dựng
− Công nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất
− Công nghiệp chế biến khí hóa lỏng, nhựa đường
❖ Ngành nghề xin thu hút, bổ sung vào KCN:
+ Lắp ráp, sản xuất linh liện điện tử, máy tính và chất bán dẫn;
+ Sản xuất linh kiện phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp thiết bị văn phòng, máy tính;
+ Sản xuất linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản:
+ Sản xuất vật liệu sản xuất linh kiện điện tử:
+ Sản xuất linh kiện sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính;
+ Sản xuất dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa; Màn hình các loại;
+ Sản xuất máy móc thiết bị điện, vật liệu điện;
+ Sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử gia dụng phục vụ sinh hoạt gia đình; phục vụ giao tiếp truyền thông đa phương tiện;
+ Sản xuất vật liệu thuộc công nghệ vật liệu điện - điện tử;
+ Sản xuất, gia công phần mềm; các thiết bị điện, điện tử và các linh kiện điện tử;
− Ngành sản xuất lắp ráp ô tô:
+ Các phụ kiện của ô tô, sản xuất và lắp ráp ô tô;
+ Động cơ và chi tiết động cơ;
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu;
+ Linh kiện nhựa cho ô tô;
+ Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn;
+ Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe;
− Dược phẩm, thiết bị y tế; thuốc chữa bệnh, thuốc thú y;
− Các ngành nghề gia công chế tác vàng bạc, đá quý, kim cương;
− Lắp ráp xe đạp, xe máy, các phương tiện vận tải chuyên dụng;
− Sản xuất các sản phẩm nhựa, phụ kiện, đồ gia dụng;
− Các ngành sản xuất vật liệu mới, công nghệ nanô;
− Chế biến nông sản, nông dược, thực phẩm, đồ uống (không chế biến bột mì);
− Sản xuất thức ăn gia súc gia cầm;
− Cơ khí chính xác, sản xuất máy lạnh, máy giặt;
− Chế tạo, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học;
− Ngành năng lượng tái tạo (sản xuất pin năng lượng mặt trời, điện năng lượng mặt trời, điện gió…);
− Sản xuất sản phẩm nhựa nguyên sinh;
− Sản xuất lắp ráp chế tạo xe và phụ tùng các loại xe ô tô, xe máy, xe đạp
− Sản xuất khác chưa được phân vào đâu:
+ Sản xuất chổi, bàn chải;
+ Sản xuất bàn chải giày, quần áo;
+ Sản xuất bút và bút chì các loại;
+ Sản xuất lõi bút chì;
+ Sản xuất các nút, khóa ấn;
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của cơ sở là hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN và các doanh nghiệp được thu hút đầu tư vào KCN a Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Khu công nghiệp đã xây dựng hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như sau:
- Cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho toàn bộ KCN Gò Dầu là lưới điện Quốc gia thông qua 02 trạm biến áp trung gian gồm 02 trạm 110/22kV- 40MVA
- Cung cấp nước: Nguồn nước cấp lấy từ Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Mỹ và Công ty Cổ phần cấp nước Hồ Cầu Mới dẫn vào hệ thống cấp nước của
KCN với công suất là 10.000 m 3 /ngày.đêm
- Giao thông nội bộ: Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình đã đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nội bộ Với hệ thống biển báo giao thông, gờ giảm tốc, đèn cảnh báo giao thông, vạch sơn đường, đèn chiếu sáng các tuyến đường đã hoàn chỉnh, mặt đường thảm bê tông nhựa với tải trọng (H30) đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, thuận lợi
Bảng 3: Quy mô giao thông trong khu vực KCN Gò Dầu
STT Tên đường Chiều dài (m)
1 Đường số 1: Đường vào cảng Gò Dầu 2.108 35 15 2x10 2x2,3
2 Đường số 3 1 : Đường Bắc Nam 1.066 27 9 2x9 2x2
3 Đường số 2: Đường nội bộ // QL51 580 27 9 2x9 2x2
4 Đường số 3 2 : Đường bao phía Nam 994 27 9 2x9 2x2
5 Đường số 5: Đường khu dịch vụ cảng 394 27 7 2x10 2x2
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn chỉnh đã được cấp phép
- Công trình bảo vệ môi trường:
+ Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế và xây dựng tách riêng với hệ thống thu gom nước thải Các tuyến thoát nước được bố trí dọc theo các trục đường, xả trực tiếp ra sông, suối theo địa hình tự nhiên
Hệ thống thu gom nước mưa chung của KCN bao gồm các tuyến ống bê tông cốt thép, đường kính cống từ ϕ 400 – ϕ2000 với tổng chiều dài 14.943 m
+ Hệ thống thu gom nước thải sử dụng cống bê tông cốt thép và cống PVC, đường kính cống từ Φ90 – Φ800, với tổng chiều dài đường ống 6.087,6 m, thu gom toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Gò Dầu và đấu nối về nhà máy XLNT tập trung KCN
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Gò Dầu với tổng công suất: 500m3 /ngày.đêm đi vào vận hành từ năm 2008
+ Trạm quan trắc tự động một số thông số đặc trưng tại đầu ra nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Gò Dầu (pH, TSS, DO, COD, Amoni, NO3 - )
+ Diện tích đất KCN trồng cây xanh thảm cỏ: 17,89 ha Chiếm 9,8% tổng diện tích KCN
- Thông tin liên lạc: Hệ thống viễn thông thuận tiện với tổng đài tự động 960 số mạch IDD với hệ thống VIBA 40 kênh liên lạc trực tiếp quốc tế, đường truyền Internet tốc độ cao ADSL; các đơn vị thông tin liên lạc (VNPT, Viettel …) đã lắp đạt đường truyền tín hiệu dọc theo các tuyến đường của KCN và cung cấp dịch vụ đến các doanh nghiệp
Hình 3: Một số hình ảnh hạ tầng kỹ thuật KCN Gò Dầu
20 b Về các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Gò Dầu
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp lại Giấy phép môi trường, chủ đầu tư đã thu hút được 28 doanh nghiệp đầu tư vào KCN Gò Dầu, tỷ lệ lấp đầy KCN Gò Dầu đạt 100% diện tích Các doanh nghiệp đang hoạt động theo đúng nghành nghề đã đăng ký kinh doanh Cụ thể:
Bảng 4: Các doanh nghiệp đã được thu hút đầu tư vào KCN Dò Dầu
STT Tên doanh nghiệp Nghành nghề chính
1 Công ty TNHH AK Vina
SX các loại sơn lót trên chất liệu nhựa và kim loại 12.000 tấn/năm, SX thùng phuy bằng thép 18.000 tấn/năm, SX hoá chất hoạt động bề mặt 15.500 tấn/năm
2 Công ty TNHH Sản xuất cơ khí và dịch vụ Đại Phúc
Lưu trữ và gia công chiết rót dung môi công suất 200.000 tấn/năm
3 Công ty TNHH AICA Đồng Nai
Sản xuất các loại keo và formalin sử dụng cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhựa, giấy và da quy mô 250.000 tấn sp/năm
Sản xuất sơn quy mô 8.400 tấn sp/năm
Sản xuất và phân phối các sản phẩm dầu nhờn quy mô 30.000 tấn/năm
5 Công ty CP Gốm sứ Toàn Quốc Gốm sứ gia dụng quy mô 48 triệu sản phẩm/năm
6 Chi nhánh Công ty TNHH
TotalEnergies LPG VN LPG (Gas)
7 Công ty Phân bón Việt Nhật -
Nhà máy phân bón NPK
Sản xuất phân bón NPK công suất 350.000 tấn/năm
8 Công ty TNHH Công nghiệp
RockTeam Việt Nam Hoá chất gốm sứ, men phức hợp
9 Công ty SHELL Việt Nam
TNHH - Nhà máy Shell Gò Dầu
Sản xuất, nhập khẩu, phân phối dầu nhờn, mỡ công nghiệp
10 Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất Haein
SX Formalin quy mô 50.000 tấn/năm, keo
UF Resin quy mô 18.000 tấn/năm
11 Công ty TNHH Surint Omya
(Việt Nam) Sản phẩm Calsium carbonate
12 Công ty TNHH KPX Vina
Dịch vụ lưu trữ hàng hóa chất lỏng trong các bồn chứa Sản phẩm là các dung môi như: Methanol, Vinyl Acetate Monomer, Methyl Ethyl, Ketone công suất 300.000 tấn/năm
13 Công ty TNHH U.I.C Việt Nam Các hoạt chất tẩy rửa LAS/SLS/SLES quy mô 33.000 tấn/năm
14 Công ty TopSolvent Việt Nam
Sản xuất dung môi hữu cơ hóa chất (Toluen, laws, X55, EAC, MEK, Xylen, A0, IPA) quy mô 113.000 tấn/năm
15 Công ty CPHH Công nghiệp
Gốm sứ Taicera Sản xuất gạch men, gạch thạch anh với công suất 15.000.000 m2/ năm; Sản xuất
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho cơ sở
Nguyên liệu, nhiên liệu cho cơ sở chủ yếu là hóa chất phục vụ nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Gò Dầu Cụ thể như sau: Định mức nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho nhà máy xử lý nước thải:
STT Nội dung Đơn vị tính Định mức Khối lượng/Ngày
1 Mức tiêu thụ điện Kwh/m 3 1 500,0
3 Mức tiêu thụ dầu DO Lít/ m 3 0,01 5,0
4 Mức tiêu thụ xăng Lít/ m 3 0,007 3,5
STT Nội dung Đơn vị tính Định mức Khối lượng/Ngày
Nguồn: Công ty cổ phần Sonadezi Long Bìn
1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
Cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho toàn bộ KCN Gò Dầu là lưới điện Quốc gia thông qua 02 trạm biến áp trung gian gồm 02 trạm 110/22kV-40MVA
Hình 5: Trạm biến áp khu công nghiệp Gò Dầu
Cung cấp nước: Nguồn nước cấp lấy từ Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Mỹ và Công ty Cổ phần cấp nước Hồ Cầu Mới dẫn vào hệ thống cấp nước của KCN với công suất là 10.000 m 3 /ngày.đêm.
Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
Khu công nghiệp Gò Dầu thuộc tỉnh Đồng Nai KCN Gò Dầu là khu công nghiệp duy nhất có hệ thống cảng nội khu hoàn chỉnh với công suất đến 30.000 DWT, KCN Gò Dầu đem lại lợi thế đặc biệt về vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và gần nguồn cung cấp khí gas tự nhiên từ Bà Rịa – Vũng Tàu Với ưu thế về kết nối giao thông thuận lợi, KCN Gò Dầu đã đạt được hiệu quả khai thác theo đúng định hướng quy hoạch ban đầu là trở thành khu công nghiệp có khả năng phát triển công nghiệp mạnh trên trục hành lang Quốc lộ 51 Địa điểm: Quốc lộ 51, Xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Đồng Nai Tổng diện tích quy hoạch: 182,38 ha
Ranh giới tiếp giáp KCN như sau:
- Phía Bắc giáp công ty Vedan
- Phía Đông giáp Quốc lộ 51
- Phía Tây giáp sông Thị Vải và cảng Gò Dầu
- Phía Nam giáp xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 6: Ranh giới tiếp giáp của KCN Gò Dầu
1.5.2 Liên kết vùng Đường bộ:
- Nằm ngay bên Quốc lộ 51,
- Khoảng cách đến Tp Hồ Chí Minh: 67 km
- Khoảng cách đến Tp Biên Hòa: 42 km Đường thủy:
- Khoảng cách đến cảng Gò Dầu: 0.5 km
- Khoảng cách đến cảng Phú Mỹ: 11 km
- Khoảng cách đến cảng Cái Mép: 15 km
- Khoảng cách đến cảng Cát Lái: 39 km Đường hàng không:
- Khoảng cách đến sân bay Tân Sơn Nhất: 60 km
- Khoảng cách đến sân bay Long Thành: 12 km
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
2.1.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Ngày 18/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 274/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định số 36/QĐ-HĐTĐQH ngày 24/05/2023 ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Theo Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 thì Dự thảo Báo cáo đã đưa ra các chỉ tiêu quy hoạch đối với phân vùng môi trường; các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung; thiết lập khu vực bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia, liên tỉnh và tỉnh Theo đó, khu vực cơ sở phù hợp với dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, cụ thể:
- Đối với việc thiết lập khu vực bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Khu vực cơ sở không nằm trong hoặc gần các khu vực bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Khu bảo tồn gần nhất cách cơ sở 75km là Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT) nằm ở xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu Do đó cơ sở phù hợp với tiêu chí trong dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
- Đối với tiêu chí xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung: “Khuyến khích hình thành các khu quản lý chất thải tập trung cấp liên tỉnh khi khoảng cách vận chuyển CTR từ khu vực thu gom tới các khu quản lý chất thải tập trung quá xa (Ví dụ: Vượt quá 60 km) nhằm giảm thời gian vận chuyển, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lý trên cơ sở thỏa thuận giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”: Hiện tại cơ sở đang ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại với Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi, có khu xử lý chất thải tập trung quy mô 800 tấn/ngày.đêm có địa điểm tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai Khoảng cách tới khu xử lý là 50km (phù hợp với tiêu chí:
“khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cấp liên tỉnh khi khoảng cách vận chuyển chất thải từ khu vực thu gom tới các khu xử lý vượt quá 60 km…”) Do đó cơ sở phù hợp với tiêu chí xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung trong dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
- Đối với tiêu chí thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường: Khu xử lý nước thải tập trung của cơ sở hiện tại có trạm quan trắc môi trường
26 nước thải tự động liên tục truyền thông tin về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai Do đó cơ sở phù hợp với tiêu chí này
Ngày 13/04/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Theo đó, cơ sở phù hợp với một số tiêu chí trong chiến lược như sau:
- Cơ sở phù hợp với nhiệm vụ của chiến lược: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua giấy phép môi trường dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, khả năng chịu tải môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường”:KCN Gò Dầu đã được Bộ TNMT xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 44/GXN-TCMT ngày 07/10/2013; Tất cả các Công ty trong KCN đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường riêng và đã có giấy phép môi trường do các cấp có thẩm quyền cấp
- Cơ sở phù hợp với nhiệm vụ: “Tăng cường xử lý nước thải, đẩy mạnh kiểm soát, quản lý, bảo vệ môi trường nước và các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Mã, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Đồng Nai”: Nước thải sau xử lý của KCN được thải ra sông Thị Vải thuộc lưu vực sông Đồng Nai Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40/2011:BTNMT, cột B
- Cơ sở phù hợp với tiêu chí: “Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương đến năm 2025 đạt 100%” KCN đã có trạm quan trắc môi trường nước thải tự động liên tục truyền thông tin về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai Do đó cơ sở phù hợp với nhiệm vụ này
- Cơ sở phù hợp với tiêu chí: “Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 100%” KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung 500m 3 /ngày.đêm vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
2.1.2 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch vùng
Ngày 14/04/2022 Thủ tướng chính phủ phê duyệt quyết định số 463/QĐ- Ttg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng đông nam bộ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 Theo đó, cơ sở phù hợp với quan điểm trong quyết định như sau:
- Về quan điểm: “Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ vùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu” Theo đó, KCN Gò
Dầu luôn tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo ĐTM và giấy phép bảo vệ môi trường, ngoài ra, BQL KCN Gò Dầu luôn giám sát việc thực hiện các doanh nghiệp trong KCN thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu Do đó cơ sở phù hợp với quan
27 điểm trong quyết định số 463/QĐ-Ttg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng đông nam bộ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
a Thông tin nguồn tiếp nhận
Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của trạm XLNT KCN Gò Dầu là sông Thị Vải
Tổng công suất của tranh XLNT KCN Gò Dầu là 500m 3 /ngày.đêm, tương đương 0,0058 m 3 /s Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40/2011/BTNMT, cột B,
Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu Sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành chảy theo hướng đông - nam, qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại Vịnh Gành Rái Sông có tổng chiều dài khoảng 76km đoạn chảy theo hướng nam làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai và Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu Lòng sông sâu (trung bình 30 – 50 m) và rộng (trung bình 300 – 800 m) nên rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đặc biệt là xây dựng các cảng nước sâu Vùng tả ngạn sông Thị Vải có trục quốc lộ
51 - tuyến đường huyết mạch nối liền thành phố biển Vũng Tàu với các trung tâm kinh tế lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa cùng với hệ thống cảng nước sâu thì quá trình phát triển công nghiệp và cảng dọc theo lưu vực sông là điều tất yếu Tại hạ lưu của sông có một số nhánh nối với hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai
29 như Tắc Nha Phương, sông Gò Gia Có 4 phụ lưu đổ vào sông Thị Vải là: sông Sóc, sông Quýt, sông Nước Lớn, sông Chân
Sông Thị Vải không có các mùa kiệt và mùa lũ tương ứng với hai mùa khô và mùa mưa như các sông khác trong vùng Nam bộ Ở đây chỉ có thể có các cơn lũ quét nhỏ, thời gian ngắn hay sự ngập úng do mưa lớn tại chỗ, tuyệt đối không có lũ dài ngày do nước trên thượng nguồn đổ về
Bảng 5: Các yếu tố đặc trưng của hệ thống sông Thị Vải
Tên sông Sóc Quýt Nước
Chiều rộng các phụ lưu (km) 1,4 3,5 6 3,6 14
Diện tích giữa các phụ lưu (km 2 ) 16,4 30,8 68,4 53,3 76,5
Nguồn: Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Nam Bộ
Lưu lượng nước sông Thị Vải vào mùa kiệt khoảng < 10 m 3 /s (bao gồm dòng chảy từ các Sông ven Quốc lộ 51 chảy xuống và một phần từ Sông Đồng Nai chảy sang qua rạch Bà Ký và Sông Đồng Môn) Mùa lũ, lưu lượng có thể tăng hơn từ 50 - 100 m 3 /s Tuy nhiên, dòng chảy do ảnh hưởng triều lớn hơn nhiều từ 2.000 - 3.000 m 3 /s, cả chảy xuôi và chảy ngược Lưu tốc dòng triều ứng với pha cực đại 1,0 - 1,5 m/s
Tốc độ dòng chảy trung bình của sông Thị Vải là v = 1,33m/s
Sông Thị Vải chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều dưới tác động của phần Tây Nam biển Đông, tức là hàng ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống Biên độ triều cường trong thời kỳ triều cường đạt khoảng 3m – 4m, trong thời kỳ triều kén đạt từ 1,5m – 2,0m Đỉnh triều cao nhất thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm b Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận
(Tham khảo tài liệu Báo cáo tổng hợp nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm
Chất lượng nước Lưu vực Sông Thị Vải:
Chất lượng nước Lưu vực Sông Thị Vải luôn ổn định và tương đương so với cùng kỳ năm 2019 và năm 2020 Tại Sông Thị Vải (Long Thành) trong năm
2021 chất lượng nước ở mức “Tốt” đến “Rất tốt”, hầu hết các thông số đều đạt quy chuẩn cho phép QCVN 08- 2015/BTNMT, cột B1 Ô nhiễm đặc trưng là hàm lượng dinh dưỡng (Nitrit) và COD, trong đó thường tăng cao vào thời điểm tháng
4/2021 (COD) và tháng 7/2021 (COD và Nitrit) Nhận thấy nồng độ năm 2021 tương đương so với cùng kỳ năm 2019 và năm 2020
Chất lượng nước tại Rạch nước lớn Vedan (Chung rạch xả với KCN Gò Dầu) năm 2021 ổn định ở mức “Tốt”, vào tháng 9/2021 hàm lượng dinh dưỡng (Nitrit), COD tăng cao và không đạt quy chuẩn cho phép QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1 dẫn đến chất lượng nước bị suy giảm Chất lượng nước tương đương so với cùng kỳ năm 2019 và cải thiện so với năm 2020
Tính đến tháng 9/2021 có 16/18 thông số luôn đạt QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1 gồm: pH, hữu cơ (DO, BOD5), TSS, kim loại nặng (As, Pb, Zn, Fe), các chất độc hại (Phenol, tổng dầu mỡ, CN-), các chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat, Nitrat), vi sinh (E.Coli, Coliform) Tần suất phát hiện ô nhiễm chiếm 6% (năm 2020 chiếm 8%) Có 02/18 thông số không đạt quy chuẩn cho phép (Nitrit, COD) So sánh các thông số với quy chuẩn cụ thể như sau:
Hàm lượng hữu cơ năm 2021 nhận thấy tương đương so với năm 2020 và năm 2019, cụ thể: hàm lượng DO (dao động từ 4,3-7,7 mg/l), hàm lượng BOD5 (dao động từ 5-7 mg/l) đều đạt quy chuẩn cho phép; Đối với hàm lượng COD (dao động từ 26-41 mg/l) có 06 mẫu vượt quy chuẩn từ 1,1-1,4 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 vào tháng 02,4,9/2021
Diễn biến hàm lượng dinh dưỡng: Hàm lượng Nitrat (dao động từ 0,05- 0,42 mg/l), Amoni (dao động từ 0,06-0,76 mg/l) và Photphat (dao động từ 0,01- 0,09 mg/l) luôn đạt quy chuẩn cho phép Đối với hàm lượng Nitrit (dao động từ 0,009- 0,51 mg/l) có 09 mẫu (75%) vượt quy chuẩn cho phép từ 1,7-10,2 lần vào đợt quan trắc tháng 4,7,9/2021 Nhận thấy hàm lượng Nitrit năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2019 và năm 2020
Diễn biến hàm lượng TSS năm 2021 dao động từ 7-19 mg/l, luôn đạt quy chuẩn cho phép Diễn biến hàm lượng các kim loại nặng (As, Pb, Zn, Fe), các chất độc hại (Phenol, tổng dầu mỡ, CN-) luôn đạt quy chuẩn cho phép
Diễn biến vi sinh năm 2021 tương đương so với cùng kỳ năm 2019 và giảm so với năm 2020 Cụ thể, hàm lượng E.Coli và Coliform luôn đạt quy chuẩn so với QCVN 08-MT:2015/ BTNMT, cột B1
Kết luận: Theo các kết quả quan trắc chất lượng nước sông Thị Vải tương đối tốt và có khả năng chịu tải môi trường Ngoài ra, nước thải từ KCN Gò Dầu được xử lý đạt QCVN 40/2011/BTNMT, cột B, Kq=1,1; Kf=1,1 trước khi thải ra môi trường, do đó hoàn toàn đáp ứng được khả năng chịu tải môi trường của sông Thị Vải
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom nước mưa KCN: có chức năng thu gom nước mưa của các nhà máy và nước mưa chảy tràn trên các trục đường giao thông nội bộ KCN ra nguồn tiếp nhận
Hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Gò Dầu là hệ thống cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn kết hợp với cống hộp Trên phần lớn diện tích lưu vực có độ cao tương đối cao bố trí hệ thống thoát nước bằng cống tròn Riêng khu vực ven sông – nơi có địa hình phức tạp – cao độ thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều, đồng thời ở phía cuối mạng lưới bố trí bằng cống hộp để thoát nước tốt và dễ xử lý các miệng xả của tuyến thoát nước
Mạng lưới thoát nước mưa của KCN Gò Dầu được chia làm 3 tuyến chính chạy dọc theo tuyến đường chính của KCN hướng từ Quốc lộ 51 ra sông Thị Vải, rạch Bàu Riêu Các tuyến nhánh bố trí trên các trục đường ngang Tận dụng địa hình tự nhiên, nước mưa thoát ra sông rạch theo chế độ tự chảy
Hệ thống thu gom nước mưa chung của KCN Gò Dầu bao gồm các tuyến ống bêtông cốt thép kích thước 800 – 2.000 mm và hệ thống mương hở với tổng chiều dài 15.901 m
Hệ thống thu gom nước mưa được thiết kế tự chảy theo địa hình dốc tự nhiên với các 03 điểm xả ra sông Thị Vải (02 điểm) và rạch Bàu Riêu (01 điểm)
Bảng 6: Thống kê tuyến cống thu gom nước mưa tại KCN Gò Dầu
Hạng mục Chiều dài (m) Ghi chú
Tuyến cống 2.000 958 Bêtông cốt thép
Tuyến cống 1.500 693 Bêtông cốt thép
Tuyến cống 1.200 4.329 Bêtông cốt thép
Tuyến cống 1.000 3.099 Bêtông cốt thép
Tuyến cống 800 6.722 Bêtông cốt thép
Hình 7: Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa
Dựa vào phân bố khu vực cho thấy địa hình của KCN Gò Dầu cao không bị ảnh hưởng của thủy triều, thoát nước tốt và không bị úng ngập trong mùa mưa Cho đến thời điểm này, hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Gò Dầu đáp ứng nhu cầu thoát nước rất tốt
Hệ thống đường ống thoát nước mưa trong Khu công nghiệp gồm làm 2 phần:
- Đường ống thu gom nước mưa bên trong từng nhà máy để thu gom nước mưa trong từng nhà máy Tuyến ống này sẽ nối vào tuyến ống thu gom nước mưa của khu công nghiệp Đường ống này do các nhà máy tự đầu tư và quản lý
- Hệ thống tuyến ống thu gom nước mưa chung bên ngoài các nhà máy để thu gom nước mưa của các nhà máy và nước mưa chảy tràn trên các trục đường giao thông nội bộ KCN ra sông, rạch
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
Mạng lưới thu gom nước thải của KCN Gò Dầu được thiết kế riêng biệt hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa, đảm bảo về mặt kỹ thuật và vệ sinh môi trường Cống thu gom nước thải chung của KCN Gò Dầu được xây lắp là cống bê tông ly tâm đặt ở trục chính dọc và chính ngang theo dạng xương cá, các tuyến ống nhánh từ các nhà máy ra nối vào cống chính trên trục chính rồi chảy về nhà máy xử lý nước thải của KCN
- Hệ thống thu gom nước thải KCN được thiết kế dọc theo các tuyến đường nội bộ và chảy về nhà máy xử lý nước thải (XLNT) tập trung KCN Gò Dầu có tổng chiều dài là 6.087,6 m, đường kính cống từ 90 - 800 mm
- Hệ thống thu gom nước thải được thiết kế tự chảy theo địa hình dốc tự nhiên về phía khu xử lý nước thải tập trung KCN Gò Dầu Đối với một số tuyến có địa hình dốc, nước thải của khu vực này được thu gom về các trạm bơm tăng áp có 02 tuyến được đặt trạm bơm tăng áp:
+ Trạm bơm số 1: phục vụ cho các nhà máy nằm một phần trên đường số 4 và đương vào Cảng Gò Dầu A (đoạn công ty: Khí hóa lỏng Cội Nguồn; Vĩnh Lộc, Đại Việt, Hóa chất LG VN).Công suất của trạm bơm số 1: gồm 02 bơm công suất mỗi 7,2 m 3 /h (trong đó có 01 bơm hoạt động, 01bơm dự phòng)
+ Trạm bơm số 2: để thu gom nước thải của các doanh nghiệp khi đến đoạn đường 5 về nhà máy XLNT tập trung KCN Gò Dầu
Bảng 7: Thống kê tuyến cống thu gom nước thải tại KCN Gò Dầu
Hạng mục Chiều dài (m) Ghi chú
Tuyến cống 90 558 Chất liệu PVC
Tuyến cống 114 554 Chất liệu PVC
Tuyến cống 222 375,2 Chất liệu PVC
Tuyến cống 800 410 Bêtông cốt thép
Hạng mục Chiều dài (m) Ghi chú
Tuyến cống 600 903,4 Bêtông cốt thép
Tuyến cống 400 2.985 Bêtông cốt thép
Tuyến cống 300 312 Bêtông cốt thép
Hình 8: Sơ đồ hệ thống thoát nước thải
Hệ thống đường ống thoát nước thải trong Khu công nghiệp được chia làm
- Đường ống thu gom nước thải bên trong từng nhà máy để thu gom nước thải sản xuất và sinh hoạt phát sinh trong từng nhà máy Tuyến ống này sẽ nối vào hố ga đấu nối (cũng là hố ga kiểm soát nước thải của từng nhà máy), trong đó: các nhà máy đã ký hợp đồng xử lý nước thải tại NMXLNT Gò Dầu nối vào tuyến ống thu gom nước thải chung của KCN Gò Dầu, các nhà máy tự xử lý hoặc chưa ký hợp đồng xử lý nước thải nối vào tuyến ống thoát nước mưa chung của khu công nghiệp Đường ống này do các nhà máy tự đầu tư và quản lý
- Hệ thống tuyến ống thu gom nước thải chung bên ngoài các nhà máy để thu gom nước thải của các nhà máy đã ký hợp đồng xử lý nước thải dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp
Nước thải từ NMXLNT Gò Dầu sau xử lý được xả vào tuyến thoát nước mưa chung của KCN (tại đường 3 nối dài rồi chảy vào mương xây đá hộc) dẫn ra rạch Bàu Riêu chảy ra nguồn tiếp nhận sau cùng là sông Thị Vải
3.1.3.1 Hệ thống xử lý nước thải
Công trình, Biện pháp xử lý bụi, khí thải
Tùy theo ngành nghề sản xuất, các nhà máy trong KCN khi hoạt động nếu phát sinh bụi, khí thải đều phải xây dựng các trạm cục bộ để xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả ra môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, đề án bảo vệ môi trường của các nhà máy đã được phê duyệt, xác nhận.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Theo quy định chất thải rắn phát sinh trực tiếp từ các nhà máy trong KCN sẽ được các nhà máy thu gom, lưu trữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý Một số doanh nghiệp có chức năng đang thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong KCN Gò Dầu: Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi; DNTN Tân Phát Tài (giấy phép vận chuyển), Công ty TNHH MTV Dung Hải, Công ty Vạn Thành Phát, HTX dịch vụ Môi trường Phước Tân, Trung tâm dịch vụ và quản lý đô thị Long Thành.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Chất thải rắn nguy hại phát sinh trực tiếp từ các nhà máy trong KCN sẽ được các nhà máy thu gom, phân loại, lưu trữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý Một số doanh nghiệp có chức năng đang thực hiện thu gom, xử lý chất thải trong KCN Gò Dầu: Công ty CP Dịch vụ Sonadezi, Công ty môi trường Sao Việt, Công ty môi trường Việt Úc, Công ty Holcim Việt Nam.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Đối với các nhà máy trong KCN sẽ thực hiện các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo giấy phép môi trường của họ đã được cấp Đối với KCN các hoạt động phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ máy móc trong nhà máy xử lý nước thải và xe vận chuyển Tiếng ồn, độ rung từ đây phát sinh không lớn, Công ty thường xuyên duy tu, bảo dưỡng máy móc để giảm thiểu tối đa tiếng ồn và độ rung.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Để hạn chế rủi ro, Công ty đã xây dựng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố nhằm kịp thời đề phòng, kiểm soát sự cố và hiệu suất xử lý của Trạm xử lý nước thải tập trung trong trường hợp hệ thống gặp sự cố, tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường nguồn tiếp nhận nước thải.
3.6.1 Phòng ngừa sự cố a Biện pháp phòng ngừa sự cố mạng lưới thu gom nước thải
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động phát sinh nước thải từ các doanh nghiệp, kiểm tra đấu nối và song chắn rác
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng nạo vét đường ống để phát hiện và xử lý kịp thời trường hợp sự cố tắc nghẽn và rò rỉ trong hệ thống xử lý nước thải
- Thường xuyên vệ sinh và nạo vét các trạm bơm trung chuyển gây sự cố cho bơm trung chuyển
- Dự trữ bơm dự phòng để đối phó với trường hợp sự cố cần thiết về thiết bị b Biện pháp phòng ngừa sự cố cho Trạm xử lý nước thải
- Thực hiện chế độ giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp (đặc biệt đối với các doanh nghiệp có khả năng phát sinh nước thải thường xuyên vượt ngưỡng giới hạn cho phép) trong khu công nghiệp với tần suất lấy mẫu 1 tháng/lần hoặc ngay sau khi phát hiện có sự bất thường về chất lượng nước thải sau xử lý sơ bộ của các doanh nghiệp này, yêu cầu các doanh nghiệp này phải tuân theo các quy định của KCN về việc xả nước thải
- Ngoài ra, để giảm thiểu các sự cố đối với Trạm XLNT tập trung, Công ty đưa ra các biện pháp như:
+ Sử dụng các nguyên vật liệu, thiết bị có độ bền cao và chống ăn mòn; + Trang bị các máy móc dự phòng như máy bơm, máy thổi khí nhằm đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động thường xuyên và bảo trì theo hợp
+ Nhằm dự phòng sự cố về hệ thống xử lý nước thải, bể điều hòa và bể lắng sơ bộ còn có tác dụng điều hòa lưu lượng và lưu trữ nước thải;
+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng thiết bị cho Trạm XLNT;
+ Thực hiện quan trắc lưu lượng và chất lượng nước thải cho Trạm XLNTTT;
+ Lập nhật ký vận hành để lưu trữ các thông tin về quá trình hoạt động của hệ thống làm cơ sở để theo dõi và đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống, phòng ngừa những sự cố có thể xảy ra;
+ Để kiểm soát sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải, Công ty sẽ tuân thủ các yêu cầu thiết kế, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vận hành, thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống xử lý;
+ Hàng ngày kiểm tra lưu lượng nước thải, tính chất nước thải đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý nước thải, lượng hóa chất sử dụng, pH của nước thải đầu vào;
+ Kiểm tra nước thải đầu vào bằng cảm quan 3 lần/ca;
+ Kiểm tra hoạt động của bùn hoạt tính hiếu khí bao gồm pH, DO, SV trong bể vi sinh hiếu khí định kỳ 2 lần/ca;
+ Lấy mẫu bùn từ các bể hiếu khí: xem kích cỡ bông bùn, màu bùn, khảo sát chỉ số SVI của bùn hoạt tính và tiến hành kiểm tra chỉ số MLSS các bể 2 lần/tuần để kiểm tra bùn trong các bể sục khí
+ Đảm bảo hệ thống keo tụ tạo bông luôn sẵn sàng hoạt động khi có sự cố xảy ra bao gồm: bảo trì cánh khuấy định kỳ, chuẩn hóa đầu dò thiết bị đo pH 2 lần/tuần; chạy bảo trì tần suất 1 lần/tuần; luôn đảm bảo mực hóa chất trong bồn; dự trữ hóa chất trong kho; đảm bảo hệ thống keo tụ chạy liên tục trong vòng một tuần
3.6.2 Ứng phó sự cố a Quy trình ứng phó sự cố
- Bước 1: Phát hiện sự cố: Sự cố sẽ được phát hiện thông qua quan trắc tự động và phân tích tại phòng thí nghiệm chất lượng nước thải và việc kiểm tra vận hành hàng ngày của nhà máy xử lý nước thải và các bộ phận liên quan khác
- Bước 2: Thông báo: Ngay khi phát hiện sự cố, nhân viên sẽ thông báo đến quản lý trực tiếp và ban lãnh đạo thông qua các kênh như: Báo cáo trực tiếp hoặc thông qua điện thoại… một cách nhanh nhất để đảm bảo sự cố không gây tác hại nghiêm trọng
- Bước 3: Xem xét: Khi nhận được thông báo về sự cố đối với hệ thống
XLNT, quản lý trực tiếp phải xem xét, đánh giá mức độ nghiêm trọng của
74 sự cố và triển khai các biện pháp ứng phó Tùy vào trường hợp cụ thể, nếu sự cố ngoài khả năng ứng phó của nhà máy quản lý trực tiếp phải Báo cáo cho Ban lãnh đạo để được hỗ trợ nguồn lực ứng phó sự cố Ngoài ra, nếu sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty thì Công ty phải thông báo với các cơ quan quản lý địa phương để cùng phối hợp nguồn lực xử lý
- Bước 4: Hành động ứng phó: Sau quá trình xem xét mức độ nghiêm trọng của sự cố, quản lý trực tiếp sẽ phân công nhân sự nhà máy triển khai các biện pháp tạm thời để đảm bảo khắc phục sự cố Đối với các sự cố nghiêm trọng sẽ cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ trực tiếp từ Ban lãnh đạo hoặc cơ quan quản lý địa phương để đảm bảo sự cố được xử lý hiệu quả tránh gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, Công ty hầu như không phát sinh khí thải, ngoại trừ bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển của các phương tiện giao thông Để giảm thiểu mức độ ô nhiễm tới môi trường không khí, Công ty đã tiến hành một số biện pháp sau:
- Trồng cây xanh trong khuôn viên KCN đảm bảo đủ diện tích theo quy hoạch
+ Để giảm thiểu ô nhiễm và tạo cảnh quan cho Khu công nghiệp, Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình đã thực hiện trồng cây xanh
78 dọc các tuyến đường nội bộ, dưới hành lang điện và dọc Quốc lộ
51, với tổng diện tích là 178.888,1 m 2 (chiếm tỷ lệ 9,8 % diện tích toàn KCN)
+ Ngoài ra, bên trong khuôn viên các nhà máy, xí nghiệp phải dành tổi thiểu 15% diện tích đất được thuê để trồng cây xanh Như vậy diện tích cây xanh trong KCN Gò Dầu đạt tỷ lệ khoảng 22,38 %
- Xe vận chuyển ra vào KCN phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Trong trường hợp rơi vãi vật liệu trong quá trình vận chuyển trên các tuyến đường nội bộ của KCN, cần nhanh chóng thu gom các nguyên vật liệu rơi vãi, tránh tình trạng phát tán do gió hoặc bị cuốn theo các phương tiện vận chuyển khác
- Công nhân thường xuyên quét dọn đường KCN
- Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ của KCN Gò Dầu: Công tác lập Báo cáo giám sát chất lượng môi trường được thực hiện nhằm mục đích: theo dõi diễn tiến chất lượng môi trường của KCN, đánh giá mức độ ô nhiễm từ các nguồn thải phục vụ công tác quản lý môi trường KCN, đặc biệt là môi trường nước, đề xuất các phương pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường gây nên bởi các nguồn ô nhiễm b Phương án xử lý bùn thải từ NMXLNT KCN Gò Dầu
Khi hệ thống xử lý nước thải phát sinh bùn dư, hàm lượng và các thành phần chất ô nhiễm có trong bùn sẽ được xác định khi có bùn dư thải bỏ để xác định phương pháp xử lý tuân thủ theo các quy định hiện hành
Tùy thuộc vào kết quả phân tích chất lượng bùn:
- Nếu bùn thải được xác định là chất thải không chứa các thành phần nguy hại hoặc thành phần nguy hại nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn tương ứng (hiện nay là QCVN 07:2009/BTNMT - Ngưỡng chất hải nguy hại) thì Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường để thu gom, vận chuyển và xử lý/ hoặc đề xuất phương án tái sử dụng bùn phù hợp quy định môi trường
- Nếu thành phần chất ô nhiễm trong bùn thải vượt ngưỡng chất thải nguy hại thì Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại
- Cho đến thời điểm này hệ thống XLNT vẫn chưa phát sinh bùn dư thải bỏ, lý do: lượng nước thải tiếp nhận hiện khoảng 179m3/ngày.đêm, tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào khá thấp, hệ thống sinh học phải thường xuyên bổ sung thêm mật rỉ để cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật trong bùn hoạt tính
- Ngay khi có bùn thải phát sinh từ Nhà máy XLNT tập trung của KCN Gò Dầu, Công ty sẽ thực hiện các việc kiểm soát bùn thải theo quy định
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
STT Tên công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM
Phương án điều chỉnh, thay đổi
1 Tổng diện tích của KCN
Tổng diện tích của KCN: 210 ha
Tổng diện tích của KCN hiện nay: 182,376ha
2 Cơ cấu sử dụng đất đai
Cơ cấu sử dụng đất đai trên tổng diện tích 210ha:
- Đất xây dựng nhà máy: 162 ha
- Đất công trình dịch vụ, điều hành:
- Đất công trình kỹ thuật: 10 ha
Cơ cấu sử dụng đất đai trên tổng diện tích
- Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp: 150,08764 ha
- Khu vực khu điều hành, dịch vụ: 2,20361 ha
- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 2,00813 ha
2 Nguồn nước cấp cho KCN
Nguồn nước cấp cho KCN dự kiến sẽ khai thác từ các giếng khoan (khoảng 17 giếng công suất mỗi giếng là 700 m 3 /ngày) được bố trí nằm bên trái Quốc lộ 51, theo hướng từ TP.HCM đi Vũng Tàu, các thị trấn Long Thành 15km
Nước từ giếng khoan được bơm về xử lý tại nhà máy xử lý nước
Nguồn nước cấp cho KCN: được lấy từ nguồn nước cấp do Công ty Cấp nước Phú Mỹ và Công ty Cổ phần cấp nước Hồ Cầu Mới cung cấp
3 Công trình xử lý nước thải
STT Tên công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM
Phương án điều chỉnh, thay đổi
Công suất nhà máy xử lý nước thải tập trung
+ Tổng công suất 10.000 m 3 /ngày.đêm, với diện tích là 6 ha
Tổng công suất là 1.000 m 3 /ngày.đêm, chia làm 02 (hai) giai đoạn công suất mỗi giai đoạn là 500 m 3 /ngày.đêm, với diện tích khoảng 1,61 ha
Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 17/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh hạng mục XLNT thuộc dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Gò Dầu, tỉnh Đồng Nai
Công nghệ xử lý nước thải: + Sử dụng công nghệ hồ làm thoáng cơ học
Sử dụng công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí
4 Hệ thống quan trắc tự động liên tục lưu lượng và các thông số
NH3, COD trong nước thải sau xử lý
- Không có Đã lắp đặt
5 Xử lý chất thải rắn
- Bố trí khu vực chứa và xử lý chất thải công nghiệp để thu gom và xử lý hất thải rắn (gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại) phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Gò Dầu (gọi là bãi rác tập trung)
Hiện nay, theo quy định về quản lý chất thải các nhà máy, xí nghiệp phát sinh chất thải phải thực hiện thu gom, phân loại và có thể ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý Ngoài ra, trong Tổ hợp Sonadezi đã đầu tư và xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp để thu gom và xử lý chất thải cho các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
6 Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý
Hiện nay đang áp dụng QCVN 40/2011:BTNMT, cột B
STT Tên công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM
Phương án điều chỉnh, thay đổi
7 Chương trình giám sát môi trường
- Giám sát các nhà máy
- Giám sát môi trường xung quanh KCN
Chương trình giám sát môi trường các nhà máy riêng lẻ và giám sát xung quanh KCN có một số thay đổi so với nội dung ĐTM được phê duyệt và đã được BTNMT phê duyệt điều chỉnh
(Văn bản số 3752/BTNMT-TCMT ngày 04/10/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh chương trình giám sát môi trường tại các KCN Gò Dầu và Biên Hòa
Bổ sung ngành nghề thu hút vào
Ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN Thạnh Phú theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu: may mặc, đồ gia dụng, đồ điện, đồ gỗ, nhựa…
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất cống bê tông đúc sẵn, bê tông tươi, thép xây dựng, nhựa gia dụng, phân vi sinh…
+ Công nghiệp lắp ráp điện tử, hàng tiêu dùng gia đình, công nghiệp bao bì…
Ngành nghề xin thu hút, bổ sung vào KCN:
+ Lắp ráp, sản xuất linh liện điện tử, máy tính và chất bán dẫn;
+ Sản xuất linh kiện phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp thiết bị văn phòng, máy tính;
+ Sản xuất linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản:
+ Sản xuất vật liệu sản xuất linh kiện điện tử:
+ Sản xuất linh kiện sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính; + Sản xuất Pin;
+ Sản xuất dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa; Màn hình các loại;
+ Sản xuất máy móc thiết bị điện, vật liệu điện;
+ Sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử gia dụng phục vụ sinh hoạt gia đình; phục vụ giao tiếp truyền thông đa phương tiện;
STT Tên công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM
Phương án điều chỉnh, thay đổi
+ Sản xuất vật liệu thuộc công nghệ vật liệu điện - điện tử;
+ Sản xuất, gia công phần mềm; các thiết bị điện, điện tử và các linh kiện điện tử;
- Ngành sản xuất lắp ráp ô tô:
+ Các phụ kiện của ô tô, sản xuất và lắp ráp ô tô;
+ Động cơ và chi tiết động cơ;
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu; + Linh kiện nhựa cho ô tô;
+ Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn;
+ Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe;
- Dược phẩm, thiết bị y tế; thuốc chữa bệnh, thuốc thú y;
- Các ngành nghề gia công chế tác vàng bạc, đá quý, kim cương;
- Lắp ráp xe đạp, xe máy, các phương tiện vận tải chuyên dụng;
- Sản xuất các sản phẩm nhựa, phụ kiện, đồ gia dụng;
- Các ngành sản xuất vật liệu mới, công nghệ nanô;
- Chế biến nông sản, nông dược, thực phẩm, đồ uống (không chế biến bột mì) ;
- Sản xuất thức ăn gia súc gia cầm;
- Cơ khí chính xác, sản xuất máy lạnh, máy giặt;
- Chế tạo, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học;
STT Tên công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM
Phương án điều chỉnh, thay đổi
- Sản xuất pin năng lượng mặt trời, điện năng lượng mặt trời;
- Sản xuất sản phẩm nhựa nguyên sinh;
- Sản xuất lắp ráp chế tạo xe và phụ tùng các loại xe ô tô, xe máy, xe đạp;
- Sản xuất khác chưa được phân vào đâu:
+ Sản xuất chổi, bàn chải;
+ Sản xuất bàn chải giày, quần áo; + Sản xuất bút và bút chì các loại; + Sản xuất lõi bút chì;
+ Sản xuất các nút, khóa ấn;
Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp
Cơ sở không có các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp.
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
Cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải
+ Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt từ nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Gò Dầu lưu lượng 0,15 m 3 /ngày đêm
+ Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt và sản xuất từ khu điều hành KCN và từ các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN Thạnh Phú, lưu lượng lớn nhất là 500 m 3 /ngày.đêm (trừ nước thải của Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina tự xử lý nước thải đã được cấp giấy phép xả thải)
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: 500 m 3 /ngày đêm, tương đương 20,83 m 3 /giờ
- Dòng nước thải: 01 dòng thải Nước thải từ NMXLNT Gò Dầu sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B, Kq = 1,1, Kf = 1,1 qua mương quan trắc được dẫn ra rạch Bàu Riêu chảy ra nguồn tiếp nhận sau cùng là sông Thị Vải
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: để đảm bảo nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt động ổn định, bắt buộc nước thải từ các nhà máy trong KCN Gò Dầu phải xử lý nước thải cục bộ đạt Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Gò Dầu trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN dẫn về hệ thống XLNT tập trung của KCN để tiếp tục xử lý
- Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B,
Kq = 1,1; K f = 1,1, cụ thể như sau:
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:
Bảng 20: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu vào và nước thải sau xử lý của
Trạm XLNT tập trung KCN Gò Dầu
TT Thông số Đơn vị
Giới hạn tiếp nhận của Nhà máy
TT Thông số Đơn vị
Giới hạn tiếp nhận của Nhà máy
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 300 300
28 Hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l 0,11 0,11
29 Hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 1,1 1,1
31 Coliform VK/100ml KGH KGH
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1 1
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
+ Nguồn tiếp nhận nước thải: Sông Thị Vải
+ Vị trí xả nước thải: Tại rạch Bàu Riêu sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận sau cùng là sông Thị Vải thuộc địa phận xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
+ Tọa độ vị trí xả nước thải (Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o ): X = 1177634.70; Y = 721148.41
- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 500 m 3 /ngày đêm (24 giờ), tương đương 20,83 m 3 /giờ
- Phương thức xả nước thải: Nước thải từ NMXLNT Gò Dầu sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B, Kq = 1,1, Kf = 1,1 qua mương quan trắc được dẫn ra rạch Bàu Riêu chảy ra nguồn tiếp nhận sau cùng là sông Thị Vải
- Hình thức xả: Tự chảy
- Chế độ xả nước thải: liên tục 24/24 giờ.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Cơ sở không phát sinh khí thải, mà chủ yếu phát sinh mùi hôi từ một số công đoạn của hệ thống XLNT và đã có biện pháp giảm thiểu, nên không có nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động khi KCN mất điện, hoạt động gián đoạn, tức thời trong thời điểm ngắn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO có hàm lượng
S thấp, vì vậy Công ty đề nghị không coi là nguồn xả khí thải công nghiệp.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung trong Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Gò Dầu chủ yếu từ các nguồn:
+ Nguồn số 1: Khu vực đặt máy thổi khí, máy sục
- Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung
+ Nguồn số 1: Tọa độ X = 1177881.82; Y = 721480.75 (Hệ tọa độ VN
2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )
+ Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung tại KCN Gò Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:
+ Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đáp ứng: Yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
Bảng 21: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
Giới hạn tối đa cho phép Tần suất quan trắc định kỳ
Từ 6-21 giờ (dBA) Từ 21-6 giờ (dBA)
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB
Tần suất quan trắc định kỳ
Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
Cơ sở không thuộc đối tượng đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Cơ sở không thuộc đối tượng nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
5.1.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải đầu vào NMXLNT KCN Gò Dầu
− Vị trí lấy mẫu: Nước thải trước xử lý – Bể gom
− Thời gian lấy mẫu: chi tiết được thể hiện trong phiếu kết quả phân tích đính kèm phụ lục
− Kết quả phân tích được tổng hợp như sau:
Bảng 22: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào của NMXLNT Gò Dầu từ năm 2021 đến năm 2022
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích
Kết quả Giới hạn tiếp nhận
4 Độ màu Pt - Co SMEWW 2120 C
Pb.B (2017) KPH KPH KPH